Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thiên nhiên và con người trong tập truyện con tàu trắng của CHZ aitmatow nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.65 KB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜI TRONG TẬP TRUYỆN
CON TÀU TRẮNG CỦA CHZ. AITMATOV
NHÌN TỪ LÍ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Lý luận Văn học

Sơn La, tháng 5 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜI TRONG TẬP TRUYỆN
CON TÀU TRẮNG CỦA CHZ. AITMATOV
NHÌN TỪ LÍ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Lý luận Văn học

Sinh viên thực hiện: Trần Hồng Nhung
Nam, nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp: K55 ĐHSP Ngữ văn


Khoa: Ngữ văn
Năm thứ: 3/ Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Sư phạm Ngữ văn
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Trần Hồng Nhung
Người hướng dẫn: ThS. Vũ Minh Đức

Sơn La, tháng 5 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm của các
thầy giáo, cô giáo, bạn bè và những người thân trong gia đình. Đặc biệt tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất nhất đến thầy giáo Vũ Minh Đức. Người đã định
hướng, quan tâm, chỉ bảo hết sức tận tình, giúp tôi nhận ra những sai lầm, những
khiếm khuyết của mình còn mắc phải trong quá trình làm đề tài và nhờ sự chỉ dẫn của
thầy tôi đã có được một định hướng và sự lựa chọn đúng đắn trong quá trình chọn vấn
đề nghiên cứu. Khiến tôi càng đi sâu vào nghiên cứu,càng cảm thấy thú vị và bổ ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo trường Đại học Tây Bắc, quý thầy cô
trong khoa Ngữ Văn, Trung tâm thông tin Thư viện trường Đại học Tây Bắc, tập thể
lớp K55 ĐHSP Ngữ Văn đã tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan tới đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản
thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô trong khoa để
đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trần Hồng Nhung



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 6
4.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 6
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 6
6. Đóng góp đề tài ............................................................................................................ 7
7. Cấu trúc đề tài........................................................................................................................7

Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI .......................................... 8
1.1. Một vài khái niệm về Sinh thái.............................................................................. 8
1.1.1. Sinh thái và Sinh thái học ............................................................................. 8
1.1.2. Tự nhiên ......................................................................................................... 9
1.1.3. Môi trường và môi trường sinh thái ........................................................... 11
1.1.4. Vấn đề sinh thái và môi trường trong xã hội hiện nay.............................. 13
1.2. Phê bình sinh thái ................................................................................................. 17
1.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 17
1.2.2. Lịch sử phát triển ......................................................................................... 19
1.2.2.1. Giai đoạn đầu (từ năm 1972 đến 1990)............................................ 19
1.2.2.2. Giai đoạn hai (từ năm 1991 đến 2007) ............................................ 20
1.2.2.3. Giai đoạn chuyển hướng (từ năm 2008 đến nay) ............................. 21
1.2.3. Khuynh hướng ............................................................................................. 22
Chƣơng 2. THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜITRONG TRUYỆN CỦA CHZ.
AITMATOV ................................................................................................................. 24
2.1. Thiên nhiên ............................................................................................................ 24
2.1.1. Tươi đẹp và hiền hòa ................................................................................... 25

2.1.1. Dữ dằn và khắc nghiệt ................................................................................. 34
2.1.2. Thiên nhiên bị hủy hoại .............................................................................. 37
2.2. Con ngƣời............................................................................................................... 40
2.2.1. Trong vòng tay yêu thương ......................................................................... 41


2.2.2. Tính người suy kiệt ...................................................................................... 43
2.3. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con ngƣời ...................................................... 46
2.3.1. Những đứa con ngoan trong vòng tay bà mẹ nhiên giới.............................. 47
2.3.2. Con người với tư cách chủ thể ...................................................................... 52
2.3.3. Những tiếng vọng của tự nhiên và cái chết của chủ thể .............................. 55
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 63


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường hiện nay ngày càng bị xâm hại trầm trọng, con người đang dần lấn
chiếm khai thác, bóc lột, cưỡng đoạt tự nhiên, phá hủy môi trường sinh thái. Khiến
động thực vật mất nơi cư trú. Biến thế giới tự nhiên từ phong phú trở nên nghèo nàn,
xanh tươi trở nên cằn cỗi, sinh sôi nảy nở trở nên khô cằn và tuyệt chủng. Hơn nữa,
các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người khiến môi trường ô nhiễm, thiên tai
như hạn hán, bão lũ sảy ra thường xuyên đã đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã
hội bền vững, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, sự tồn tại,
phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Vì thế trong những năm gần đây, vấn đề
sinh thái được đặc biệt quan tâm trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Tuy nhiên
không thể giải quyết được mối quan hệ căng thẳng giữa con người và tự nhiên hoặc
thay đổi thái độ của con người, mà cần phải dựa vào khoa học nhân văn. Phê bình sinh
thái trong văn học ra đời và trở thành một khuynh hướng mới được nhiều người quan
tâm và mang tính liên ngành, đa văn hóa, và quốc tế. Phê bình sinh thái đã phần nào

làm thay đổi thái độ của nhân loại với tự nhiên thông qua hệ thống lí thuyết của mình.
Vậy ta có thể hiểu phê bình sinh thái là xem xét mối quan hệ giữa con người và những
yếu tố tự nhiên từ đó cảnh tỉnh về nguy cơ của khủng hoảng sinh thái, phân tích số
phận con người trong cuộc khủng hoảng sinh thái chỉ ra những căn nguyên của những
thảm họa môi trường. Mặt khác vấn đề tự nhiên bao giờ cũng có mối liên hệ với xã
hội, kết nối tính sinh thái với các vấn đề xã hội. Thực trạng suy thoái môi trường c ần
thức tỉnh ý thức sinh thái và ta ̣o ra những góc nhìn khác về sự số ng mà có thể cung cấ p
nề n tảng đa ̣o đức và kiế n thức cho cách hiể u đúng đắ n về tương quan giữa các tồ n ta ̣i
trên trái đấ t.
Có rất nhiều nhà văn quan tâm đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
nhưng mỗi người có một cách viết, cách cảm khác nhau. Một trong những nhà văn ấy
ta phải kể đến người con của nước cộng hòa Kirghizia nhà văn Chinghiz Aitmatov.
Người đặc biệt dành tình cảm của mình cho thiên nhiên cho đất nước con người Nga.
Mỗi tác phẩm của ông là một bức thông điệp, mang đến tay bạn đọc không chỉ là hình
ảnh những con người Nga với đủ dáng vẻ, tính cách mà còn đưa ta đến thiên đường
đầy màu sắc, vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, đến với những truyền thuyết những huyền
thoại lung linh huyền ảo. Bên cạnh vẻ đẹp ấy, tác phẩm của ông mang đậm lý tưởng

1


nhân văn, hướng thiện, tràn ngập tình cảm sâu kín mà rất nhân bản trong cuộc sống
con người và đặc biệt là các tác phẩm của Aitmatov đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết mang
triết lí sinh thái sâu sắc về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
Nhà văn Aitmatov đã tạo cho tôi một rung cảm sâu lắng bởi những vẻ đẹp từ
những điều bình dị, quen thuộc về thiên nhiên con người trong các sáng tác của ông.
Đó là một bức tranh sinh động mà tôi chưa bao giờ được đặt chân, vậy mà nó khiến tôi
mê mẩn văn của ông, giống như tôi được yêu vậy. Không cần bất cứ chuyến tàu nào
hay chuyến bay nào, tâm chí tôi được những dòng văn của Aitmatov chở đến những
vùng thảo nguyên xanh mơn mởn, đến với những vùng hoang mạc khô cằn. Bởi vậy

tôi yêu “hai cây phong” trong tác phẩm “cây phong non trùm khăn đỏ” ngay từ lúc
mới được học. Tôi ấn tượng với giọng văn mượt mà, những trang viết đẹp như thơ,
lồng ghép những người nông dân chân chất giữa núi đồi và thảo nguyên trong truyện
Giamilia - truyện núi đồi thảo nguyên. Hơn thế trong số những kiệt tác của Aitmatov
thì tập truyện “con tầu trắng” đã khơi dậy lại trong tôi tình yêu thiên nhiên, cái nhìn
về mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Trong tác phẩm ấy tôi thấy chứa đựng về
tư tưởng sinh thái, môi trường, đến khí hậu, quan tâm đến mối tương quan giữa con
người với tự nhiên từ góc nhìn của văn học. Tôi mong muốn để dành một góc nhỏ tâm
hồn cho những câu chuyện văn học yêu dấu ấy từ một cái nhìn sâu hơn, hiểu kĩ hơn từ
lí thuyết phê bình sinh thái qua tập truyện Con tầu trắng của ông.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Chz. Aitmatov, nhà văn được giới nghiên cứu, phê bình đánh giá là “hiện
tượng” trong văn học thời bấy giờ. Các tác phẩm của ông dân dã, mộc mạc trong cảnh
sắc và đáng yêu, đáng quý trong tình người. Với Chz. Aitmatov, viết là “khơi lên ở
con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ
những cái tốt đẹp” [20]. Và những điều mới lạ trong văn chương đầy bí ẩn ấy của ông
đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, và trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều đề tài, luận văn trong các trường chuyên nghiệp.
Do không đủ điều kiện tìm và tổng hợp tất cả các tài liệu nghiên cứu về tác
phẩm và tác giả, cũng như giới hạn của đề tài nên tôi chỉ điểm qua những đánh giá,
nhận định của các nhà nghiên cứu trong nước có liên quan đến lí thuyết phê bình sinh
thái trong các sáng tác của Chz. Aimatov.

2


Trong lời tựa tập truyện Con tầu trắng, Phạm Mạnh Hùng nhận xét: “Nhà văn
không hề tự lặp lại mình, ông luôn tìm kiếm những phương tiện, thủ pháp nghệ thuật
mới nhằm nâng cao dung lượng của tác phẩm, phản ánh sâu sắc, toàn diện hơn nữa
những mâu thuẫn phức tạp của cuộc sống, đạt mức suy tưởng và khái quát cao hơn

nữa” [1;6]. Các tác phẩm của Aitmatov luôn đổi mới, hấp dẫn thu hút bạn đọc, tiếp
nhận tác phẩm luôn phải tự đổi mới tư duy chạy theo sự “suy tưởng” và “khái quát”.
Tác phẩm của ông luôn chứa đầy triết lí, những thông điệp phản ánh được những mâu
thuẫn phức tạp của cuộc sống. Qua tác phẩm của mình ông luôn đưa ra trách nhiệm
của mỗi cá nhân, phê phán những mặt trái, nguy cơ và hậu quả để từ đó truyền tải điều
mình muốn nói đến bạn đọc. Một trong những điều mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc
đó, tôi nhận ra vấn đề cấp thiết của xã hội mà tác giả đã đã đề cập trong tác phẩm đó
là “vấn đề môi trường sinh thái” một vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Từ các
hình ảnh về thế giới động - thực - vật mà trong trong đó tiêu biểu là hình ảnh tự nhiên
được lấy làm hình ảnh trung tâm để khảo sát và nói lên mối quan hệ gắn bó giữa con
người và tự nhiên, đưa ra nguy cơ và ý thức trách nhiệm sinh thái những hiểm họa môi
trường, phản ánh nguy cơ sinh thái.
Bài viết của Hà Văn Lưỡng về Các kiểu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Một ngày dài hơn thế kỷ của Chinghiz Aitmatov trên Tạp chí Sông Hương năm 2008
đã khẳng định giá trị, tài năng của Aitmatov và đồng thời đưa ra ý nghĩa qua sự gắn bó
giữa thiên nhiên và con người trong tác phẩm của ông: “Những sáng tác của
Ch.Aitmatov nổi bật ở tình yêu đối với con người, thiên nhiên và cả loài vật, vì vậy nó
mang ý nghĩa triết lý nhân sinh và giá trị nhân đạo sâu sắc. Hiện thực cuộc sống được
tái hiện một cách sống động bằng một tư duy nghệ thuật đặc sắc của ông đã tạo nên
một sự lôi cuốn, hấp dẫn và hứng thú đối với độc giả” [8].
Truyện Aitmatov mang đậm màu sắc huyền thoại là đặc trưng nổi bật được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Năm 2010, trong Bàn về huyền thoại, truyền thuyết
trong văn xuôi Aitmatốp, Hà Văn Lưỡng viết rất rõ về yếu tố “huyền thoại” mà trong
đó có đề cập đến một khía cạnh của vấn đề sinh thái, trong tập truyện Con tầu trắng
của Aitmatov: Vĩnh biệt Gunxarư là “bài ca của người thợ săn trong Vĩnh biệt
Gunxarư kể về số phận bi kịch của cha con người thợ săn dẫn đến cái chết của người
con và nỗi đau xót đến cực độ của người cha phải tự tay giết con mình. Khi đặt huyền
thoại trên bên cạnh cái chết của Trôsô và thái độ ăn năn hối lỗi trong cách cư xử của

3



Tarabai, nhà văn không chỉ nhằm bộc lộ điều sâu kín trong tính cách nhân vật, mà còn
là bài học, là tấm gương cho con người hiện đại nếu có thái độ hủy diệt đối với thiên
nhiên sẽ chuốc lấy hậu quả không lường hết được” [9]. Ý kiến trên đã đề cập đến một
đặc trưng của văn học sinh thái đó là “lấy chủ nghĩa sinh thái làm lợi ích cao nhất, kêu
gọi tinh thần chủ nghĩa sinh thái nhân văn” (ecological humanism) đặc trưng này kêu
gọi con người thừa nhận và tôn trọng giá trị nội tại của tự nhiên. Còn qua truyện Con
tầu trắng và Con chó khoang chạy ven bờ biển hình ảnh con người tàn sát thiên nhiên
và hậu quả của những hành động ấy cũng được đề cập đến. Đồng thời Hà Văn Lưỡng
đưa ra ý thức trách nhiệm cũng chính ý thức sinh thái rằng con người hãy bảo vệ thiên
nhiên và “con người đừng tàn ác với thiên nhiên”.
Tiếp theo Phùng Hoài Ngọc trong Giáo trình Văn học Nga (2011) cũng đưa ra ý
kiến đánh giá về hai truyện trong tập Con tầu trắng. Qua truyện Vĩnh biệt Gunxarư
Phùng Hoài Ngọc đã đánh giá về cách viết xông xáo của nhà văn Aitmatov, về những
vấn đề như “tập thể hóa nông nghiệp” những sai lầm sâu sắc,có tính thời đại. Đồng
thời Phùng Hoài Ngọc cũng chỉ ra những bất công từ truyện Con tàu trắng. Hình ảnh
cậu bé mồ côi với ước mơ trở thành cá để đi tìm bố nhưng: “Ước mơ vô vọng của cậu
bé rơi vào cảnh sống vô nhân đạo, mông muội giữa con người với con người, con
người với thiên nhiên” [12] khiến ta hiểu được ý thức trách nhiệm của con người về
việc tôn trọng tự nhiên, bảo vệ tự nhiên.
Năm 2011, trong khóa luận tốt nghiệp Hình tượng người phụ nữ trong tập
truyện Giamilla - truyện núi đồi và thảo nguyên của Ts.Aitmatov, bên cạnh vấn đề
chính về hình tượng người phụ nữ, Trần Thị Hà cũng đề cập đến quang cảnh thiên
nhiên trong sáng tác của Aitmatov, và đặc biệt là hình ảnh cơn giông [4;65-66]. Cơn
giông ở đây đại diện cho hình ảnh của thiên nhiên với vẻ bùng nổ, dữ dội tác động đến
tâm hồn đang yêu của người phụ nữ.
Trong luận văn thạc sĩ Các kiểu người kể chuyện trong sáng tác của Ts. Aimatốp
(2014), Phạm Thị Ngọc đã khái quát hai dạng cơ bản là người kể truyện vô hình và
người kể chuyện hữu hình. Ở phần người kể truyện vô hình tác giả nhắc đến hình ảnh

của thiên nhiên: “Đan xem, hòa lẫn với lời kể chân thực là những lời tả chi tiết của
người kể chuyện về phong cảnh thiên nhiên và con người. Phong cảnh thiên nhiên
trong Vĩnh biệt Gunxarư được miêu tả gắn liền với khung cảnh quê hương Kirghizia
thân thuộc, yêu thương của tác giả. Đó là hình ảnh “chân dốc Alếchxanđrốpka, là

4


những thảo nguyên bao la, mênh mang vô tận. Nó tạo nên ấn tượng không dễ gì phai
nhạt đối với độc giả khi chứng kiến những vẻ đẹp huyền ảo, yên bình mà không phải
nơi đâu cũng có được” [1;32]. Trong trong phần người kể truyện hữu hình tác giả viết
về sự đồng cảm của nhân vật, nhưng nó cũng có liên quan đến phê bình sinh thái về
việc bảo vệ thiên nhiên mà trong đề tài của tôi cũng sẽ đề cập đến: “Tấm lòng đồng
cảm với số phận của nhân vật thể hiện qua giọng trầm buồn của người kể chuyện còn
là khi Tanabai oan ức trong cảnh đàn cừu chết. Những khó khăn về thời tiết, sự thiếu
thốn về vật chất đã không được thấu hiểu, sự cố gắng của con người không thể chống
chọi được với sự khắc nghiệt của hoàn cảnh” [1;45]. Qua luận văn của Phạm Thì Ngọc
chúng ta hiểu được các kiểu loại người kể chuyện trong sáng tác của Chz. Aimatov,
đồng thời hiểu được các đặc điểm của từng kiểu loại người kể chuyện đó. Cụ thể các
đặc điểm đó là lời người kể chuyện, giọng điệu người kể chuyện và điểm nhìn của
người kể chuyện. Thấy được sự khác biệt giữa các kiểu người kể chuyện trong sáng
tác của Chz. Aimatov.
Nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái, luận án tiến sĩ của Trần Thị Ánh Nguyệt
viết về Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê
bình sinh thái (2015) nhắc đến một khía cạnh nhỏ lí thuyết phê bình sinh thái qua
truyện Vĩnh biệt Gunxarư của Aitmatov đó là: “Nhớ lại Vĩnh biệt Gunxarư (Aitmatov),
gia đình ông Tanabai cuống cuồng, đau đớn như thế nào khi không chăm sóc được
những con cừu mới đẻ. Cái tình thế đầy đau đớn, tiếng kêu của vật, sự biểu hiện khát
sữa thèm ăn… của con vật nhắc nhở con người về một trách nhiệm nặng nề mà anh ta
không làm tròn” [14;60].

Đỗ Văn Hiểu trong Văn học sinh thái và lí luận phê bình sinh thái đã viết: “tác
phẩm văn học sinh thái theo nghĩa hẹp là chỉ tác phẩm trong đó nhà văn có lập trường
văn hóa sinh thái rõ ràng, tiên phong phản tư quan hệ giữa con người và tự nhiên, trực
diện trực diện nguy cơ sinh thái hiện đại và phát đi thông điệp phê phán của mình như
trong tác phẩm “Con tàu trắng” của nhà văn Xô viết Aitmatov” [6].
Qua khảo sát, tổng thuật các công trình nghiên cứu về tác phẩm của Aimatov,
trong đó tôi chú ý đến những vấn đề có liên quan tới phê bình sinh thái như thiên
nhiên, hoặc nói về con người mà có đôi chút liên quan tới sinh thái chúng tôi nhận
thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu về lí thuyết phê bình sinh thái trong các
sáng tác của ông và qua ba truyện Vĩnh biệt Gunxarư, Con tàu trắng, Con chó hoang

5


chạy ven bờ biển.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, chúng tôi chỉ
tập trung nghiên cứu hình tượng thiên nhiên, con người và mối quan hệ giữa thiên
nhiên và con người trong truyện Chz. Aitmatov.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 3 truyện vừa: Vĩnh biệt Gunxarư, Con tầu
trắng, Con chó khoang chạy ven bờ biển trong tập truyện Con tầu trắng của Chz.
Aitmatov, xuất bản năm 1982, nhà xuất bản Văn học.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Khám phá những đặc sắc của truyện Aitmatov từ một cách tiếp cận mới mẻ phê bình sinh thái.
- Chỉ ra những đóng góp của Aitmatov trong dòng văn học sinh thái.
- Hi vọng thức tỉnh mọi người về ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giải quyết và làm sáng rõ một số vấn đề liên quan tới lí thuyết phê bình sinh
thái (sinh thái, tự nhiên…) và tái hiện các khuynh hướng, các gian đoạn phát triển của

phê bình sinh thái trên thế giới, nhiệm vụ của phê bình sinh thái.
- Làm sáng tỏ hình tượng thiên nhiên, con người và mối quan hệ giữa thiên
nhiên và con người trong truyện Aitmatov để thấy được âm hưởng sinh thái.
- Giải mã các kí hiệu sinh thái trong truyện Aitmatov từ góc nhìn huyền thoại,
tôn giáo để lí giải nguồn gốc, nguyên nhân của tư tưởng sinh thái trong truyện
Aitmatov.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ mà đề tài đã đề ra, trong quá tình thực hiện, bên
cạnh một số thao tác nghiên cứu cơ bản như thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, tôi
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp liên ngành: Chúng tôi dùng phương pháp này để liên kết văn
học với lí thuyết phê bình sinh thái nghĩa là sinh thái học nhân văn, từ đó đáp ứng nhu
cầu giải quyết vấn đề của thực tiễn, vấn đề sinh thái hiện nay.
Phƣơng pháp loại hình học: Nghiên cứu truyện ngắn của Aitmatov chúng tôi
căn cứ những đặc trưng cơ bản của lí thuyết phê bình sinh thái để chỉ ra những đặc

6


điểm chung của tập Con tầu trắng với lí thuyết phê bình sinh thái, đồng thời chỉ ra
những nét riêng, độc đáo từ lí thuyết phê bình sinh thái trong tác phẩm này.
Phƣơng pháp thi pháp học: Nội dung ý nghĩa tác phẩm được thể hiện thông
qua tư tưởng sinh thái mang nghĩa. Chúng tôi tiếp nhận tập truyện Con tầu trắng dựa
trên các dấu hiệu hình thức độc đáo của phê bình sinh thái, từ đó khám phá ý nghĩa
bên trong, tư tưởng phê bình sinh thái ẩn bên trong mỗi hình thức (quan niệm về con
người - tự nhiên, tự nhiên - văn học). Nhận diện khuynh hướng văn xuôi sinh thái qua
điểm nhìn, motif cốt truyện, nhân vật, giọng điệu.
Phƣơng pháp văn hóa học: Đặt các truyện ngắn trong tập Con tầu trắng
nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái liên hệ với văn hóa, tôn giáo góp phần hiểu sâu
sắc hơn ý nghĩa của tác phẩm và lí giải nguồn gốc hình thành của lí thuyết phê bình

sinh thái, phân tích biểu hiện và thông điệp toát lên từ lí thuyết phê bình sinh thái qua
tập truyện của Aitmatov.
6. Đóng góp đề tài
Đề tài sau khi được thông qua và bảo vệ thành công sẽ là công trình đầu tiên ở
khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tây Bắc vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để
nghiên cứu các sáng tác văn học, góp phần bổ sung tài liệu học tập nghiên cứu cho
sinh viên trong Khoa khi học tập học các học phần Lí luận văn học và Văn học Nga.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng phần nào góp thêm tiếng nói nhỏ bé về
hướng nghiên cứu, tiếp nhận phê bình sinh thái ở Việt Nam trong tình hình lí thuyết
này vẫn còn mới mẻ và chưa thực sự ổn định.
Không chỉ dừng lại việc nghiên cứu truyện Chz. Aitmatov từ lí thuyết phê bình
sinh thái, mà qua quá trình thực hiện, đề tài phần nào xác lập phương pháp nghiên cứu
các tác phẩm văn học từ cái nhìn sinh thái để có thể vận dụng nghiên cứu những
trường hợp khác. Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của con người về trách nhiệm
bảo vệ môi trường sinh thái.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm hai chương:
Chương 1: Một số vấn đề phê bình sinh thái.
Chương 2: Thiên nhiên và con người trong truyện của chz. Aitmatov.
Cuối cùng là Tài liệu tham khảo.

7


Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI
1.1. Một vài khái niệm về Sinh thái
1.1.1. Sinh thái và Sinh thái học
Qua quá trình học hỏi và phát triển con người đã từng bước cải thiện cuộc sống,
từ việc tìm ra ngọn lửa cho đến tạo ra những công cụ tinh vi. Quá trình đó đã góp phần
thay đổi cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn nhưng bên cạnh đó chính những tác động của

con người làm ảnh hưởng đến môi trường sống, làm biến đổi hệ sinh thái, đe dọa đến
chất lượng cuộc sống và chính sự tồn tại của chính con người. Trước tình hình ấy con
người không thể vô cảm, dửng dưng được nữa. Mà yêu cầu đặt ra ngay lúc này là tìm
một biện pháp, phương pháp để khắc phục vấn nạn trên. Phải biết song hành giữa đổi
mới phát triển và giữ vững sự tồn tại phát triển của hệ sinh thái. Để đáp ứng được nhu
cầu của thời đại sinh thái học đã ra đời mở ra một chương mới trong cuốn sách diệu kì,
mang đến cho con người những kiến thức mới mẻ, tầm hiểu biết sâu hơn về môi
trường, về việc bảo vệ môi trường.
Sinh thái theo tiếng Hy Lạp là “oikos” có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, nơi sinh
sống. Cũng đưa ra khái niệm này Nguyễn Thị Tịnh Thy trong cuốn “Rừng khô, suối
cạn, biển độc và văn chương” viết: Ecological (sinh thái) bắt nguồn từ oikos (nơi ở)
trong tiếng Hi Lạp. “Ban đầu người ta hiểu “sinh thái” chỉ trạng thái sinh tồn của tất cả
sinh vật cho đến mối quan hệ mật thiết của chúng giữa chúng với môi trường” [14;20].
Còn sinh thái học là “oikoslogos” ở đây “logos” có nghĩa là khoa học, học
thuyết. Như vậy, sinh thái học theo nguồn gốc tiếng Hy Lạp chính là học thuyết về nơi
cư trú, về chỗ ở hay “điều kiện sinh sống” của sinh vật. Ngày nay tuy đã có hàng trăm
định nghĩa khác nhau về sinh thái học, song nguồn gốc thuật ngữ của nó vẫn còn giá
trị theo cách hiểu chung nhất được nêu ra trong các tài liệu khoa học và phổ biến kiến
thức thì định nghĩa sinh thái học (ecologi) các mối quan hệ qua lại và tác động lẫn
nhau giữa các cơ thể sống và môi trường xung quanh chúng. Cơ thể sống là toàn bộ
thế giới sinh vật. Đặc trưng chung của tất cả các cơ thể sống là sự sống, được biểu hiện
qua các quá trình trao đổi chất, năng lượng, thông tin; quá trình di truyền; biến dị; quá
trình thích nghi, biến đối; quá trình sinh, lão, bệnh, tử. Còn môi trường sung quanh hay
môi trường sống là toàn bộ các điều kiện vô cơ và hữu cơ có liên quan đến sự sinh tồn
của cơ thể sống” [3;9-10] đi vào làm sáng tỏ khái niệm sinh thái mà giáo sư Trần Lê
Bảo đưa ra thì sinh thái là khái niệm đã có từ lâu và bắt nguồn theo tiếng Hy Lạp nơi

8



duy trì sự sống và cư ngụ của tất cả các loài sinh vật, thực vật và con người sống
chung, cùng phát triển.
Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm “sinh thái học” nhưng hiểu một cách
đơn giản nhất, sinh thái học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về vấn đề sinh
thái nghĩa là đi nghiên cứu về nơi sinh sống của sinh vật, mối tương tác giữa cơ thể sinh
vật sống và môi trường xung quanh.
Ngày nay, thực trạng môi trường sinh thái học đang là một vấn đề nóng bỏng. Dư
luận xã hội hiện nay đang bức xúc trước nạn ô nhiễm môi trường sinh thái biến đổi khí
hậu toàn cầu; động đất, núi lửa, bão cát, sa mạc hóa, lũ lụt. Khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên sống, làm cho các loài trở nên tuyệt chủng. Phá hủy nơi cư trú khiến
động thực vật tuyệt chủng… Vì thế ngày nay, sinh thái học được quan tâm hàng đầu và
sinh thái học không chỉ tồn tại trong sinh học mà nó còn là khoa học của nhiều ngành
khác, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn. Văn hóa sinh thái ra đời vận dụng tư
tưởng sinh thái để xem xét quan hệ giữa văn học và môi trường văn hóa, tinh thần xã
hội như một vấn đề sinh thái, không tập trung vào quan hệ con người và tự nhiên, mà
xem xét môi trường tinh thần xã hội như là môi trường sống của văn nghệ, sự tương
tác giữa môi trường văn hóa tinh thần với sáng tạo văn nghệ. Trong các công trình
nghiên cứu văn học trước đây chúng ta tập trung nghiên cứu mối quan hệ văn học với
hiện thực, với các chức năng xã hội của văn học như nhận thức, giáo dục, tuyên
truyền, thẩm mĩ trong ý thức văn học phục vụ chính trị chủ yếu là xét theo nguyên tắc
ý chí, nhân tạo, chưa xét theo sinh thái của sản xuất tinh thần. Mối quan hệ sinh thái tự
nhiên giữa văn hóa tinh thần với văn nghệ ở đây chưa được đặt ra. Vì thế còn nhiều
vấn đề trong quan hệ văn học với môi trường sinh thái chưa được xem xét.
1.1.2. Tự nhiên
Theo nghĩa rộng chúng ta có thể hiểu tự nhiên là tất cả những gì đang tồn tại
khách quan trên toàn thế giới với các hình thức muôn màu muôn vẻ của nó. Qua một
quá trình dài hàng nghìn năm từ đơn giản đến phức tạp từ thấp đến cao, giới tự nhiên
đã trải qua hàng loạt sự biến đổi: Thiên nhiên vô cơ, thiên nhiên hữu cơ (sinh quyển)
xã hội loài người. Và bước đột biến thay đổi lớn nhất của thiên nhiên là khi xã hội loài
người xuất hiện.

Đi vào tìm hiểu khái niệm “tự nhiên” để từ đó chúng ta có được cái nhìn bao
quát về phê bình sinh thái, quan niệm của phê bình sinh thái giữa con người - tự nhiên,

9


tự nhiên - văn hóa.
Hiểu theo nghĩa hẹp tự nhiên là tập hợp các điều kiện khách quan sẵn có tồn tại
ngoài tác động của con người và những điều kiện vật chất cần cho sự tồn tại của xã hội
loài người do chính con người tạo ra. Để phân biệt với thế giới được bàn tay con người
tạo ra chúng ta có thể hiểu theo khái niệm về tự nhiên (nature) mà gốc Latin của nó là
natura, nghĩa là “đặc điểm thuộc về tự nhiên, vũ trụ” hay natus (sự sinh ra, được sinh
ra) khác những vật chất tồn tại do có bàn tay con người tác động. Khẳng định ý thức
sinh thái, thấy rằng nhân loại không phải là chủ nhân của tự nhiên, tự nhiên cũng
không phải đối tượng tiêu dùng của nhân loại, tự nhiên tồn tại độc lập.
Theo nguồn Wikipedia định nghĩa:““Tự nhiên” hay còn được gọi thiên nhiên,
là thế giới vật chất, vũ trụ và thế giới tự nhiên (tiếng Anh: nature) là tất cả vật
chất và năng lượng chủ yếu ở dạng bản chất. “Tự nhiên” nói đến các hiện tượng xảy
ra trong thế giới vật chất, và cũng nhắc đến sự sống nói chung. Phạm vi bao quát của
nó từ cấp hạ nguyên tử cho tới những khoảng cách lớn trong vũ trụ”[21]. Nghiên cứu
về tự nhiên là một mảnh ghép lớn trong thế giới khoa học. Trong đó có nghiên cứu về
tự nhiên đặt trong văn học qua đó ta có thể thấy được quan hệ giữa con người và tự
nhiên là quan hệ phát triển hài hòa, cộng sinh, cùng có lợi. Vì vậy phải đặt ý thức bảo
vệ tự nhiên lên hàng đầu. Con người phải biết nhận thức đầy đủ hơn khi những ảnh
hưởng về hoạt động của nhân loại với tự nhiên là quá lớn. Dù cho con người hiểu thiên
nhiên là một phần của tự nhiên, những hoạt động của con người thường được phân biệt
rạch ròi khỏi những hiện tượng tự nhiên. Nhưng tự nhiên cũng là cái bị con người sở
hữu và chiếm hữu theo nhiều cách. “Tự nhiên” do đó đã không còn là nó một cách
nguyên thủy, mà các yếu tố cấu thành nó ít nhiều đều bị quy định bởi con người.
Một cách hiểu khác từ nature có nguồn gốc trong tiếng Latin natura, có nghĩa là

“phẩm chất thuần nở”[21]. Natura là từ dịch trong tiếng Latin của từ Hy Lạp physis,
mà nguồn gốc của từ này liên quan đến đặc tính nội tại của thực vật, động vật và
những đặc trưng khác trong thế giới do chính người cổ đại nghĩ ra hoặc ghi chép lại.
Khái niệm tự nhiên theo nghĩa tổng thể, hay vũ trụ vật chất, là một trong vài khái niệm
mở rộng của khái niệm ban đầu; nó bắt đầu bằng những cách thông hiểu trọng tâm của
từ φύσις bởi các triết gia trước Sokrates, và đã thu được sự chú ý dần dần theo thời
gian kể từ đó. Cách sử dụng này dần được chấp nhận trong giai đoạn phát triển
của phương pháp khoa học hiện đại trong vài thế kỷ qua.

10


Dữ liệu này cho ta biết được nguồn gốc ban đầu của “Tự nhiên” nó không phải
khái niệm mới được đưa ra mà nó đã có từ lâu bắt nguồn từ tiếng Latin natura như
khái niệm trên và dần được mở rộng nhờ tầm hiểu biết của con người và sự tiến bộ của
khoa học kĩ thuật.
Xã hội phát triển, tầm hiểu biết của con người được nâng cao, trí tò mò khiến
nhu cầu tìm hiểu của con người ngày càng nhiều: “Với nhiều cách sử dụng và ý hiểu
ngày nay, “tự nhiên” cũng nhắc đến địa chất và thế giới hoang dã. Tự nhiên cũng bao
gồm nhiều loại động thực vật sống khác nhau, và trong một số trường hợp liên quan
tới tiến trình của những vật vô tri vô giác – cách mà những kiểu riêng biệt của sự vật
tồn tại và làm biến đổi môi trường quanh nó, tỉ như thời tiết và hoạt động địa chất của
Trái Đất, cũng như vật chất và năng lượng của tất cả mọi thứ mà chúng cấu thành lên”
[21]. Qua đó ta thấy tự nhiên là một tổ hợp chung do nhiều cá thể nhỏ tạo thành hệ
thống, các cá thể dựa vào nhau để tồn tại, liên hệ mật thiết với nhau. Còn “Khi hiểu
theo nghĩa là “môi trường tự nhiên” hoặc vùng hoang dã - động vật hoang dã, đá, rừng,
bờ biển, và nói chung những thứ không bị tác động của con người thay đổi hoặc phản
kháng trước những tác động của con người. Ví dụ, các sản phẩm được sản xuất hoặc
có tác động bởi con người nói chung sẽ không được coi là thuộc về tự nhiên, trừ khi
được định nghĩa thành những lớp lan phù hợp, ví dụ, “bản chất con người” (nhân tính)

hay “toàn thể tự nhiên”. Khái niệm truyền thống này về các vật tự nhiên mà đôi khi
ngày nay vẫn sử dụng hàm ý sự phân biệt giữa thế giới tự nhiên và nhân tạo, với
những thứ nhân tạo được ngầm hiểu từ tâm thức hoặc tư duy của con người. Phụ thuộc
vào từng ngữ cảnh, thuật ngữ “tự nhiên” cũng có thể khác hẳn với từ “không tự nhiên”
hay “siêu nhiên””[21].
Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa Thiên nhiên là: “Tổng thể nói
chung những gì tồn tại chung quanh con người mà không phải do con người tạo
ra”[16;924]. Ví dụ: Thảm thực vật, vi sinh vật, đất đá, không khí, và các hiện tượng tự
nhiên…
Qua các khái niệm trên ta hiểu được tự nhiên hay còn gọi là thiên nhiên là những
gì tồn tại trên trái đất, xung quanh con người, không phải do con người tạo ra, gắn liền
với cuộc sống của con người. Có sự ảnh hưởng tác động qua lại đến cuộc sống
của con người.

11


1.1.3. Môi trường và môi trường sinh thái
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Môi
trường rất quan trọng đối với cuộc sống của con người, môi trường là nguồn sống của
con người, cung cấp điều kiện cho con người sống và tồn tại, nếu không có những yếu
tố về môi trường tác động thì con người không thể tồn tại và phát triển được. Môi
trường có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển của con
người. Như môi trường thiên nhiên thì nó vốn cung cấp những thứ chúng ta cần một
cách vô điều kiện, cung cấp thức ăn, lương thực, ánh sáng, cảnh quan, nguồn tài
nguyên giúp thúc đẩy kinh tế tạo ra của cải vật chất… Còn môi trường xã hội lại là nơi
đưa chúng ta theo một khuôn phép chuẩn mực quy định để chúng ta dần hoàn thiện,
hình thành nhân cách con người hoàn chỉnh. Như vậy, ta thấy môi trường là tất cả
những điều kiện mà trong đó con người tồn tại và phát triển. Để hiểu sâu hơn về khái
niệm môi trường chúng ta đi vào tìm hiểu những khái niệm có liên quan qua các tài

liệu cụ thể.
Tủ sách khoa học viết về khái niệm môi trường theo điều một về luật bảo vệ
môi trường của Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”[21]. Về chức năng của
môi trường người ta phân thành hai loại chính là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Về môi trƣờng tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của
con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất,
nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng
cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để
giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Còn môi trƣờng xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên
Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia
đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Nói tóm lại môi trường xã hội
là thành phần quy định hoạt động của con người theo một khuôn khổ đã được đặt ra
với một múc đích tạo ra một khối đoàn kết, một sức mạnh chung tập thể thuận lợi cho

12


sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài hai nhân tố được nêu trên ta còn có một khái niệm về môi trường được nhắc
đến là khái niệm môi trƣờng nhân tạo, khái niệm này được phân biệt khác hẳn vì nó
bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên với mục đích phục vụ cho lợi ích con
người như các thiết bị máy móc ôtô, máy bay… hay những công trình nhà ở, công sở,
các khu vực đô thị, công viên nhân tạo... Khác hẳn với môi trƣờng vốn có chúng ta có
thể chia theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh

sống, sản xuất của con người như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh
sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... và theo nghĩa hẹp “không xét tới tài nguyên thiên
nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng
cuộc sống con người, do con người đưa ra và tuân thủ theo” [22].
Ta có thể gọi môi trường tự nhiên bằng nhiều tên khác như sinh quyển vùng
tồn tại sự sống trên trái đất hay môi trường sinh địa hóa học, môi trường sống… và
bao quát nhất gọi là môi trường sinh thái.
Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát
triển và nó cũng chính là một trong những đứa con nhỏ của môi trường sinh thái một
người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng. Nói một cách cụ thể hơn ta có thể hiểu “môi
trƣờng sinh thái là môi trường sống hay cái nhà ở của sinh vật, bao gồm tất cả các
điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể” ta có thể hiểu nó bao gồm
tất cả mọi yếu tố đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu và
các yếu tố này luôn có sự gắn bó chặt chẽ, tác động đến nhau, là điều kiện thường
xuyên và tất yếu với sự tồn tại và phát triển của xã hội, qua từng bước phát triển qua
các giai đoạn khác nhau trong lịch sử phát triển của loài người thì nó lại thể hiện một
vai trò rất riêng cuả mình.
1.1.4. Vấn đề sinh thái và môi trường trong xã hội hiện nay
Chúng ta hiểu mâu thuẫn không đơn thuần là đối lập hay đối kháng, mà chỉ như
hai mặt của tờ giấy không có mặt nào tốt hay xấu hơn, nhưng chúng luôn tồn tại song
hành và luôn có nhau, tác động sâu sắc đến nhau, quy định lẫn nhau. Mâu thuẫn là
thuộc tính của tự nhiên: có lực hấp dẫn thì có ly tâm, có vật chất thì có phản vật chất,
có trái có phải, trên và dưới, nếu không thế thì không có điều kiện cân bằng để tồn tại.
Nhưng sự tác động nào cũng có mặt hạn chế của nó và một trong những hạn chế đáng
quan tâm nhất hiện nay là mâu thuẫn của vấn đề môi trường sinh thái, dưới góc độ triết

13


học- xã hội vấn đề môi trường sinh thái là một điều mới mẻ. Trong vài thập kỷ gần

đây, vấn đề môi trường sinh thái nổi lên như một vấn đề mang tính toàn cầu, cấp bách
của thời đại. Chúng ta có thể hiểu vấn đề môi trường sinh thái thuộc mối quan hệ qua
lại và tác động lẫn nhau giữa con người và xã hội tự nhiên, quá trình tác động đó đã
làm nảy sinh mâu thuẫn cần phải được can thiệp và giải quyết. Vấn đề môi trường sinh
thái hiện nay đang đụng chạm đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và
liên quan đến nhiều ngành khoa học. Những khía cạnh khác nhau của vấn đề môi
trường như sinh học, kinh tế, địa lý, y học, tư tưởng, chính trị, đạo đức. Từ thực tiễn
nghiên cứu và giải quyết vấn đề sinh thái của thời đại và trong điều kiện cụ thể của
nước ta đã nảy sinh nhu cầu cần thiết phải có một cơ sở lý luận - phương pháp luận
chung nền tảng cho việc xem xét mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, đặc biệt là
vai trò ngày càng to lớn của con người và xã hội trong việc biến đổi tự nhiên, và ngày
nay là việc khắc phục những mặt tiêu cực của quá trình phát triển xã hội, để làm thế
nào loài người có thể trở lại sống hài hoà thực sự với tự nhiên trong thế giới hiện đại.
Đối với Việt Nam chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề này từ điều kiện của một
nước chậm phát triển đi lên nhờ sự giúp đỡ của khoa học, kĩ thuật, công nghệ tiến bộ
của các nước phát triển trên thế giới, điều này tác động tích cực đến việc phát triển
kinh tế và cũng có phần làm ảnh hưởng nhiều đến truyền thống văn hóa dân tộc như
quan niệm của con người và tự nhiên cụ thể là trong mâu thuẫn giữa con người với tự
nhiên, trong quá trình con người khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Và vấn
đề con người sử dụng thiết bị khoa học, thường gặp những vấn đề trục trặc trong hệ
thống máy móc, vì trang thiết bị chưa được đầu tư kĩ lưỡng hoặc chưa hoàn toàn hiện
đại làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người
và xã hội xuất thân từ thiên nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Thông qua quá trình
lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó
con người xã hội dần dần có sự đối lập với thiên nhiên. Gây ra những hậu quả làm
thiên nhiên suy thoái giống hầu hết các nước khác như vấn đề khan hiếm và cạn kiệt
các nguồn tài nguyên thiên nhiên ô nhiễm môi trường sống… Và ngoài ra Việt Nam
chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả
nước, và trong thực tế tai hoạ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều
vùng, mất rừng là một thảm hoạ quốc gia. Đất đai ngày nay bị suy thoái chất lượng đất

và diện tích đất canh tác theo đầu người, con người luôn sử dụng lãng phí tài nguyên

14


đất mà không nhận ra, biển và tài nguyên biển đang dần cạn kiệt và suy giảm hơn hết
là hậu quả của con người gây nên làm ô nhiễm do dầu mỏ, do chất độc từ các chất hóa
học... Chúng ta chưa biết cách sử dụng tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật, các
hệ sinh thái… một cách khoa học và hợp lý làm nghèo tài nguyên của chính nước ta
một nước ban đầu được đánh giá là giàu tài nguyên thiên nhiên. Không chỉ những
nguyên nhân hiện nay mà còn từ xưa, nước ta phải đối mặt với nhiều cuộc chiến tranh
đã khiến các chất độc hại đã và đang gây ra những hậu quả cực kì nghiêm trọng đối
với môi trường thiên nhiên Việt Nam.
Chúng ta cũng đã bắt đầu có những công trình nghiên cứu để tìm ra những
nguyên nhân và phương án giải quyết tối ưu nhất về sự nguy cấp trầm trọng của môi
trường sinh thái, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của con người hiện nay. Đi vào
nghiên cứu vấn đề này thực chất cũng chính là đi vào nghiên cứu mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên và xã hội. Con người phải làm rõ được các mối liên hệ giữa tự
nhiên - con người và nguyên nhân của sự biến đổi tự nhiên khiến con người cũng phải
thích nghi theo.
Môi trường là yếu tố quyết định sự tồn tại của con người và con người hiện nay
đang tác động mạnh vào môi trường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, mất cân
bằng, mà con người lại phải gánh chịu ngược lại những hậu quả ấy. Chúng ta biết môi
trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên và xã hội.Trong môi trường
đó con người chúng ta sinh tồn và phát triển. Nếu một trong hai yếu tố tựu nhiên hoặc
xã hội bị ảnh hưởng thì sẽ gây ra hiệu quả mất cần làm biến đổi trật tự, mất cân bằng
xảy ra thiên tai, vậy mà hiện nay con người đang trực tiếp làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải hiểu được thực trạng môi trường
hiện nay từ đó mới ý thức được việc bảo vệ môi trường sao cho hiệu quả, do tôi không
thể đưa ra được số liệu cụ thể bài viết sẽ đưa ra tình trạng chung của môi trường hiện nay:

Thực trạng của môi trường hiện nay đang đi vào tình trạng cảnh báo vì với tình
hình thế giới đang phát triển càng ngày càng cao, các nhà máy, công trình, xưởng sản
xuất, trang thiết bị ngày càng hiện đại và thải ra môi trường rất nhiều chất độc hại
khiến môi trường đang bị đe dọa ô nhiễm. Môi trường toàn cầu đang cùng phải gánh
chịu nhiều thảm họa như hạn hán, đói kém, thiên tai,lũ lụt. Con người đang phải gánh
chịu và chống chọi lại.

15


Nguồn nước đang bị khan hiếm, khí hậu biến đổi thì nguồn nước cung cấp từ
thiên nhiên là vô cùng khan hiếm, dẫn đến khan hiếm nước cho sinh hoạt. Tuy nhiên
có nơi lại lũ lụt thiên tai, lũ quét làm phá hủy hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo trong
khu vực. Ngoài ra, một trong những mối quan tâm lớn là thiếu nước khiến nhu cầu về
vệ sinh y tế không được đảm bảo, liên quan trực tiếp với vấn đề này là việc tiếp cận
với nước sạch. Rất ít người trên toàn thế giới có đủ nguồn nước uống. Điều này gây ra
một vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng cho những người dân sống ở khu
vực đó.
Nạn chặt phá rừng ngày càng nhiều khiến: ngày nay thiên tai lũ lụt, hạn hán
ngày càng nặng nề, đáng cảnh báo, nguyên nhân sâu xa là do phần rừng bị khai thác
một cách vô tội vạ. Nạn phá rừng hầu như xảy ra trên toàn thế giới, các tổ chức cây
xanh trên thế giới đã cảnh báo rất nhiều về việc tàn phá hệ sinh thái cây xanh sẽ ảnh
hưởng đến khí hậu toàn cầu. Cuộc sống phát triển, nhu cầu tiêu thụ nhu yếu phẩm,
thực phẩm tăng lên, dẫn đến con người phải phá bỏ nhiều diện tích rừng cho việc trồng
trọt. Xã hội phát triển, các đô thị, thành phố lớn mọc ra khiến các cánh rừng bị thay thế
bởi các tòa cao ốc. Khai thác khoáng sản, dầu và các tài nguyên khác cũng dẫn đến
nạn phá rừng. Với nạn phá rừng làm cho nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Xói lở đất, biến đổi khí hậu đáng kể và trong một số trường hợp thiên tai như sạt lở đất
và lũ quét có thể là do, trực tiếp hoặc gián tiếp phá rừng.
Biến đổi khí hậu toàn cầu: Trái đất hiện nay ngày càng tăng nhiệt độ một cách

đáng kể trong những năm vừa qua đang làm cho thế giới không an tâm. Biến đổi khí
hậu trên thế giới dẫn đến thiên tai, động đất, sóng thần, lũ lụt ngày càng xuất hiện với
mật độ nhiều và nặng hơn.Những báo cáo về sự tăng nhiệt độ trong mùa hè, mùa đông
không đủ lạnh và khối lượng đất đóng băng cũng giảm. Ảnh hưởng của nó không chỉ
gây tử vong cho con người mà còn cho các loài khác sống ở hành tinh.
Con người trực tiếp quản lí các chất thải nguy hại: dân số ngày càng tăng, vì
vậy mà lượng tiêu thụ ngày càng lớn và lượng chất thải, thải ra môi trường ngày càng
nhiều, việc quản lí nó cũng được đặt ra như một vấn đề cấp thiết. Con người đã đưa ra
nhiều hình thức xử lý như phân loại ra, một loại có thể phân hủy sinh học và một loại
không thể phân hủy. Nhưng không phải hầu hết được xử lí triệt để, do một phần là vấn
đề mất gốc trong lối sống của con người chúng ta, đó là chuyển động nhanh và nhẫn
tâm trong suy nghĩ và hành động. Vấn đề này thể hiện rõ ràng hơn xung quanh các

16


vùng đô thị của thế giới. Các giải pháp sửa chữa nhanh chóng của các bãi chôn lấp và
các trung tâm tái chế không được chứng minh. Trong thực tế, tràn đầy các bãi chôn
lấp, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đang gây ra sức khỏe nghiêm
trọng hơn và các vấn đề môi trường trong khu vực.
Chúng ta không thể không đồng ý với việc bước theo đà phát triển của xã hội,
hay nghiên cứu về thiết bị khoa học xã hội để đáp ứng sự thay đổi cuộc sống của
chúng ta nhưng việc bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến
con người chúng ta. Vấn đề thách thức khó khăn nhất đặt ra là làm thế nào để tuyên
truyền nâng cao nhận thức và giáo dục người dân về sự thoái hóa các nguồn lực màu
xanh. Nhiều vấn đề mà nguyên nhân là bởi chúng ta làm theo lối sống, mà không có
một ý thức về hậu quả.. Bạn hãy hiểu chúng ta chỉ có một hành tinh, chỉ có một nhà,
chúng ta không thể mất nó để thõa mãn sự tham lam của chúng ta!
1.2. Phê bình sinh thái
Như ở trên chúng ta đã biết môi trường là yếu tố vô cùng cần thiết cho cuộc

sống tồn tại của con người. Môi trường cho chúng ta không khí để hít thở hàng ngày,
cho chúng ta nước uống và là tất cả mọi thứ cần thiết cho cuộc sống của chúng ta.
Nhưng hiện nay môi trường đang bị chính chúng ta phá hủy, đang dần xấu đi vì thế
yêu cầu đặt ra cho con người là mỗi ngày phải phát minh ra và tìm cách nhiều hơn và
nhiều hơn nữa để bảo vệ môi trường trong hoàn cảnh đó phê bình sinh thái đã ra đời
với sứ mệnh cao cả là phân tích và chỉ ra những căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến
nguy cơ sinh thái, nghiên cứu quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên. Không
thể phủ nhận, phê bình sinh thái ra đời đã mang đến cho nghiên cứu văn học, mĩ học
một góc nhìn mới, khai mở một không gian mới, mang đến một động lực phát triển
mới, bổ sung cho những khoảng trống trong nghiên cứu văn học từ trước đến nay. Hơn
hết lí luận phê bình văn học đã trải qua nhiều lần chuyển trung tâm nghiên cứu, nhưng
quan hệ giữa văn học và tự nhiên vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, điều này
ít nhiều tạo nên sự mất cân bằng trong hệ thống tri thức nghiên cứu. Vì vậy ngày nay
phê bình sinh thái đang dành được nhiều sự quan tâm hơn trong lĩnh vực văn học. Tôi
cũng xin đi vào tìm hiểu vấn đề này thông qua sáng tác văn học.
1.2.1. Khái niệm
Để hiểu về phê bình sinh thái (eco - criticism) trước hết chúng ta đi vào hiểu
sâu hơn về khái niệm của nó. Trong nhiều tư liệu đã nghiên cứu và dịch thuật về lí

17


thuyết phê bình nhưng do vấn đề ngoại ngữ, và nguồn cung cấp tư liệu tôi sẽ chủ yếu
đưa ra khái niệm về phê bình sinh thái trong cuốn rừng khô, suối cạn, biển độc và văn
chương của Nguyễn Thị Tịnh Thi. Đã chỉ ra một số khái niệm cụ thể sau:
Joseph Meeker với định nghĩa “sinh thái học văn học”: “sinh thái học văn học
là nghiên cứu về chủ đề và mối quan hệ của sinh vật học xuất hiện trong tác phẩm văn
học” [18;139].
William Rueckert: sinh thái học văn học là “kết hợp giữa văn học và sinh thái
học”, “cung cấp khái niệm sinh thái và sinh thái văn học cho văn học” “cung cấp khái

niệm sinh thái học cho việc đọc ,giảng dạy và sáng tác văn học để từ đó phát triển
thành môn văn hóa sinh thái” [18;139].
Năm 1990 trong công trình (Những) giá trị văn học, James S.Hans đưa ra định
nghĩa: “Phê bình sinh thái là nghiên cứu văn học (và các ngành nghệ thuật khác) từ
bối cảnh xã hội và địa cầu. Văn học không phải là một lĩnh vực tồn tại riêng và khác
và khác biệt với thế giới bên ngoài. Vì vậy, nếu chúng ta nghiên cứu văn học giới hạn
trong bản thân nó thì sẽ làm cản trở mối liên hệ rất quan trọng của văn học với các hệ
thống khác, mà chính những mối liên hệ đó đã kết hợp biểu đạt mối quan hệ của chúng
ta” [18;139-140].
Để thẩm định lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán – nghiên cứu tư tưởng,
văn hóa, mô hình Phê bình sinh thái với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn
hóa và văn học được hình thành rất sớm theo tài liệu dịch phê bình sinh thái cội nguồn
của sự phát triển trong tuyển tập văn luận văn học sinh thái Trung Quốc và thế giới có
cho biết phê bình sinh thái với tư cách là phê bình văn hóa và văn học đã được hình
thành ở Mỹ vào giữa những năm 90 của thế kỉ 20, và xuất hiện ở nhiều nơi trên thế
giới. Và người đưa ra được khái niệm phê bình sinh thái và cũng là người khởi sướng,
phát triển sinh thái là người Mỹ tên là Cheryll Glotfelty, trong những thuật ngữ đưa ra
về phê bình sinh thái thì định nghĩa của ông được nhiều người tiếp nhận nhất:“Phê
bình sinh thái là phê bình bàn về mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên”[18;145].
Chính học giả văn học người Mỹ Karl Kroeber là giáo sư tiếng Anh và văn học
so sánh tại Đại học Columbia người đã viết rộng rãi trên phê bình văn học và mối quan
hệ của nó đến môi trường sinh thái, văn học truyền thống và lịch sử nghệ thuật ông
cho rằng: “Phê bình sinh thái không phải đem phương pháp nghiên cứu sinh thái
học, sinh vật hóa học, toán học hoặc phương pháp nghiên cứu của bất kì khoa học

18


tự nhiên nào khác vào phân tích văn học. Nó chỉ dẫn nhập quan niệm cơ bản nhất
của triết học sinh thái vào phê bình văn học mà thôi”[18;145] quan điểm này đã

chứng minh được bản chất của phê bình sinh thái là ở quan niệm cơ bản nhất của triết
học sinh thái được đưa vào văn học.
1.2.2. Lịch sử phát triển
Phê bình sinh thái đang dần lan truyền khắp mọi nơi, và đã có nhiều thuật ngữ
liên quan đến nó ra đời như chủ nghĩa sinh thái, văn học sinh thái, phê bình xanh, sinh
thái học lãng mạn… nhưng không phải ngày nay thuật ngữ này mới được biết đến mà
trong tài liệu về sinh thái học cho biết từ những năm 70 của thế kỉ XX thì các tác phẩm
văn chương thế giới đã có nhiều tác phẩm đề cập đến sinh thái. Để hiểu rõ hơn về
thuật ngữ “phê bình sinh thái” chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu lịch sử phát triển qua ba giai
đoạn chính, được nhìn từ tiến trình nghiên cứu và hoạt động khoa học của các học giả
và các tổ chức trên thế giới. Đồng thời căn cứ theo những tài liệu tôi đã đọc được về
nguồn gốc phát sinh và sự phát triển của phê bình sinh thái qua các bài viết. Thì tôi
đồng ý theo cách của Nguyễn Thị Tịnh Thi chia phê bình sinh thái thành ba giai đoạn
sau: giai đoạn hình thành từ 1972 đến 1990, giai phát triển từ 1991 đến năm 2007,
giai đoạn phát chuyển hướng từ 2008 đến nay [18;179].
1.2.2.1.Giai đoạn đầu (từ năm 1972 đến 1990)
Ngay từ đầu thế kỉ XX năm1902 học giả người Mỹ Fr lancis W. Halsey (18511919) là người đầu tiên đưa ra khái niệm “văn học tự nhiên” (Natural literture) nhưng
phải đến năm 1972 thì khái niệm phê bình sinh thái mới được cho là manh nha, đánh
dấu sự ra đời của phê bình sinh thái của học giả người Mỹ Joseph W. Meeket xuất bản
chuyên luận sinh thái học với nhan đề Hài kịch của sinh tồn và ông trở thành người
khởi xướng, đề xuất nghiên cứu “quan hệ giữa nhân loại và các chủng tộc khác”,
“phải nhìn nhận và khám phá một cách tỉ mỉ, chân thành ảnh hưởng của văn học
đối với hành vi nhân loại và môi trường tự nhiên”. Tác giả còn thử phê bình kịch Hi
La cổ đại, Date, Shakespeare và một số tác phẩm văn học đương đại. Cũng năm đó,
một học giả người Mĩ khác Karl Kroeber đã viết một bài trên tạp chí có ảnh hưởng rất
lớn trong giới phê bình phương Tây - Tạp chí của hội nghiên cứu ngôn ngữ học hiện
đại, dẫn nhập khái niệm “sinh thái học” (ecology) và “tính sinh thái” (ecological) vào
phê bình văn học… Năm 1973 Raymond William xuất bản cuốn Nông thôn và thành
thị, ông đứng trên lập trường của chủ nghĩa chủ thể sinh thái từ đó phân tích nội hàm


19


và diễn biến văn học. Năm 1978 thuật ngữ phê bình sinh thái chính thức được đề xuất
do William Rueckert người đầu tiên sử dụng khái niệm “phê bình sinh thái”
(ecocriticism), đề xướng một cách rõ ràng “kết hợp hợp văn học và sinh thái học”,
nhấn mạnh rằng nhà phê bình “phải có cái nhìn sinh thái học”, cho rằng nhà lí luận
văn nghệ nên “xây dựng đƣợc một hệ thống thi học sinh thái”[18;181] trong bài viết
có tiên đề “văn học và sinh thái” sau đó sinh thái học phát triển với nhiều bài viết mới.
Nhưng tóm lại ở giai đoạn này phê bình sinh thái mới bắt đầu manh nha, việc
nghiên cứu phê bình sinh thái nhằm mục đích phê phán thuyết con người là trung tâm
(Anthropocentrism) tồn tại trong tư tưởng nhân loại. Những bài viết chưa có những đặc
trưng nổi bật của phê bình sinh thái mới chỉ có những bài viết về “văn học môi trường”
(environmental literature) hoặc “lối viết tự nhiên” (Nature writing). Nhưng đó cũng là
tiền đề để phê bình sinh thái ngày càng phát triển ở giai đoạn sau.
1.2.2.2. Giai đoạn hai (từ năm 1991 đến 2007)
Nếu ở giai đoạn đầu sinh thái học mới bắt đầu manh nha thì đến giai đoạn này
phê bình sinh thái bước vào thời kì phát triển nhất với nhiều hội nghị hội thảo khoa
học bàn về phê bình sinh thái: năm 1991 có hội thảo khoa học bàn về “Phê bình sinh
thái: xanh hóa mối nghiên cứu văn học” do Harold Fromm tổ chức, Cùng Năm 1991
giáo sư Jonathan Bate Đại học Liverpool nước Anh cho xuất bản chuyên luận Sinh
thái học của chủ nghĩa lãng mạn: Wordsworth và truyền thống môi trường, nghiên cứu
văn học lãng mạn từ góc độ sinh thái học. Trong cuốn sách này, Bate cũng sử dụng
thuật ngữ phê bình sinh thái, ông gọi nó là “phê bình sinh thái của văn học” (literary
ecocriticism). Có học giả cho rằng, sự xuất hiện của chuyên luận này đánh dấu bước
mở đầu của phê bình sinh thái Anh. Cuốn sách có tính nền tảng cho phê bình văn sinh
thái ở Anh này đã “trở thành kinh điển”. Cũng năm đó, Hội Ngôn ngữ học hiện đại
tiến hành hội thảo khoa học với chủ đề “Phê bình sinh thái: xanh hóa nghiên cứu văn
học” [5] đến 1992 phê bình sinh thái trở thành thuật ngữ văn học được công nhận rộng
rãi qua việc thành lập tổ chức chuyên nghiệp mang tính quốc tế tại đại học Nevara Mỹ

mang tên “Hội nghiên cứu văn học và môi trường”Mùa xuân năm 1993, Tạp chí phê
bình sinh thái của ASLE đầu tiên được xuất bản phát hành mang tên Nghiên cứu liên
ngành văn học và môi trường. Sau đó nhiều công trình nghiên cứu liên ngành ra đời,
nhiều cuốn sách được viết và xuất bản. Đến năm 2007 bắt đầu xuất hiện các tác giả có
tác phẩm viết về phê bình sinh thái rõ nét, điển hình ta phải kể đến cuốn “giới thiệu

20


×