Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

tài liệu bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, phần bán trục và hệ thống treo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.39 KB, 16 trang )

KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA
CHỮA
BÁN TRỤC VÀ HỆ THỐNG TREO


I. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BÁN
TRỤC VÀ HỆ THỐNG TREO TRƯỚC
1.1. Kiểm tra sửa chữa
Trước khi tháo bán trục và hệ thống treo trước cần kiểm tra
lệch lái khi chạy xe, độ nặng đánh lái, tiếng ồn…tương ứng với
những vấn đề đó cần kiểm tra cả các góc đặt bánh xe để sau
khi tháo có thể đánh giá để sửa chữa hay thay thế các chi tiết
hư hỏng.
1.1.1 Kiểm tra hệ thống treo phụ thuộc
- Kiểm tra xem bán trục có bị cong, xoắn ra trước sau, hay cong
lên xuống hay không, nếu có thì cần sửa chữa hoặc thay thế.
- Đo độ mòn của trụ quay đứng: đo đường kính ngoài trụ quay và
lỗ bạc bằng thước cặp.
- Kiểm tra rạn nứt quanh lỗ bu lông bắt trụ quay đứng: phương
pháp thấm màu.
 Nếu khe hở lớn hơn giá trị cho phép hoặc có rạn nứt ở trụ quay
đứng thì phải thay trụ quay đứng và bạc.
- Thay bạc trụ quay đứng:???


I. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BÁN
TRỤC VÀ HỆ THỐNG TREO TRƯỚC
1.1. Kiểm tra sửa chữa
1.1.1 Kiểm tra hệ thống treo phụ thuộc
- Thay bạc trụ quay đứng: đóng hoặc ép thủy lực.
- Sau khi ép bạc mới vào cần dùng doa để doa lại lỗ bạc mới.




I. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BÁN
TRỤC VÀ HỆ THỐNG TREO TRƯỚC
1.1. Kiểm tra sửa chữa
1.1.1 Kiểm tra hệ thống treo phụ thuộc
- Với moay ơ bánh trước và bánh sau có ổ bi côn cần phải
điều chỉnh những công việc sau:
• Lắp vòng bi và moay ơ vào trục, xiết ốc với lực xiết quy
định.
• Quay moay ơ hai ba vòng theo hai chiều để ổn định vòng
bi.
• Nới lỏng ốc để có thể vặn được bằng tay.
• Điều chỉnh xiết ốc để moay ơ có độ rơ quy định.
• Sau khi điều chỉnh, bắt ốc hãm hoặc chốt chẻ và đậy nắp
đầu trục.


I. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BÁN
TRỤC VÀ HỆ THỐNG TREO TRƯỚC
1.1. Kiểm tra sửa chữa
1.1.2 Kiểm tra hệ thống treo độc lập
Kiểu Mcpherson:
- Kiểm tra mòn, hư hỏng, cong vênh, kém đàn hồi của các chi
tiết như trụ giảm chấn, lò xo, ụ cao su, càng, đòn dưới…
- Cách kiểm tra:
• Ụ cao su bắt phần đầu trụ giảm chấn có biến dạng không
bình thường, có rách nứt hay không, nếu có  thay thế.
• Kiểm tra phần dưới trụ bắt với giá moay ơ.
• Kiểm tra tình trạng bắt giá moay ơ và càng dưới thông

qua rôtuyn, nếu rôtuyn bị rơ  thay thế.
• Kiểm tra tình trạng lắp ráp giữa càng dưới và khung vỏ xe.
Kiểm tra vết nứt, biến dạng.
• Kiểm tra tình trạng lắp ráp trụ giảm chấn và thanh cân
bằng, kiểm tra hư hỏng, cong vênh.


I. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BÁN
TRỤC VÀ HỆ THỐNG TREO TRƯỚC
1.1. Kiểm tra sửa chữa
1.1.2 Kiểm tra hệ thống treo độc lập
Kiểu càng chữ A:
- Kiểm tra mòn, hư hỏng, cong vênh, kém đàn hồi của các chi tiết như
giảm chấn, lò xo trụ,càng trên, càng dưới…
- Cách kiểm tra các càng và rôtuyn:
• Kiểm tra rạn nứt, biến dạng của các càng,
nếu có phải thay thế. Với các chốt bắt càng,
kiểm tra độ mòn các bạc, hư hỏng phần bắt
ren, kém đàn hồi của các cao su, nếu có 
sửa chữa hay thay thế.
• Rôtuyn càng trên sau khi tháo khỏi giá moay
ơ, cầm đầu rôtuyn vừa quay vừa lắc trái phải
hay lên xuống để kiểm tra độ rơ, nếu có rơ rão
 thay thế.
• Kiểm tra rôtuyn càng dưới:
Chú ý: nếu bi moay ơ cũng bị rơ???


I. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BÁN
TRỤC VÀ HỆ THỐNG TREO TRƯỚC

1.2. Chú ý khi tháo lắp
Để đảm bảo an toàn cho công việc tháo lắp bán trục và hệ
thống treo, cần phải đảm bảo xe sau khi được nâng lên
bằng cầu nâng đã được khóa lại bằng thiết bị an toàn hoặc
sau khi được kích lên đã nằm chắc chắn trên các chân đế.
1.2.1 Chú ý khi tháo
- Nâng đầu xe bằng kích, tháo hệ thống phanh.
- Tháo đầu trên của trụ chống, tháo đầu
dưới khỏi giá moay ơ.
- Dùng bộ vam nén lò xo lại, tháo ụ cao
khỏi trụ chống, tháo lò xo.
- Dựng trụ chống và kiểm tra giảm chấn
bên trong.


I. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BÁN
TRỤC VÀ HỆ THỐNG TREO TRƯỚC
1.2. Chú ý khi tháo lắp
1.2.1 Chú ý khi lắp
- Làm theo trình tự ngược lại với khi tháo.
- Chú ý hướng trên dưới của lò xo.
- Chú ý bát đỡ lò xo phía trên và bát đỡ lò xo phía dưới có dấu
lắp ráp.


II. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BÁN
TRỤC VÀ HỆ THỐNG TREO SAU
2.1. Kiểm tra sửa chữa
Trục và hệ thống treo sau được kiểm tra tương tự như với
hệ thống treo trước, sau đây là những điểm khác biệt:

- Sau khi tháo bán trục sau cần kiểm tra độ cong vênh, nếu
vượt quá giá trị cho phép  thay thế.
- Đặc biệt kiểm tra mòn và hư hỏng
của phần bắt moay ơ và phần then
hoa lắp với bánh răng bán trục.


II. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BÁN
TRỤC VÀ HỆ THỐNG TREO SAU
2.2. Chú ý khi tháo lắp
Với hệ thống treo sau độc lập: tương tự hệ thống treo trước
độc lập.
Bán trục sau của xe con, xe tải nhỏ có hệ thống treo phụ
thuộc thường dùng chặn ca bi để cố định vòng bi nên chú ý
khi tháo lắp loại xe này sẽ được nêu ra ở đây.
2.2.1 Chú ý khi tháo
- Cách tháo chặn ca bi: ?
chú ý ?
- Sau khi tháo chặn ca bi, tháo vòng bi, vòng đệm, giá đỡ ổ
bi.


II. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BÁN
TRỤC VÀ HỆ THỐNG TREO SAU
2.2. Chú ý khi tháo lắp
2.2.1 Chú ý khi lắp
- Chú ý hướng của chặn ca bi:?
- Ép chặn ca bi vào bán trục bằng thủy lực.



III. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA LÒ XO
3.1. Kiểm tra, sửa chữa
3.1.1 Lò xo lá
- Kiểm tra rạn nứt, hư hỏng của các lá lò xo, nếu có  thay
thế. Vị trí cần đặc biệt kiểm tra:?
Các lá lò xo mòn nhiều  thay thế.
- Kiểm tra rạn nứt, cong vênh, xoắn, hư hỏng của bu lông
trung tâm, nếu phát hiện  thay thế.
- Kiểm tra rạn nứt, hư
hỏng, độ mòn chốt nhíp và
bạc quang treo.


III. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA LÒ XO
3.1. Kiểm tra, sửa chữa
3.1.1 Lò xo lá
- Khi thay bạc đầu lá nhíp: dùng máy ép thủy lực. Doa lại lỗ
sau khi ép bạc mới.


III. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA LÒ XO
3.1. Kiểm tra, sửa chữa
3.1.1 Lò xo trụ
- Kiểm tra bằng mắt thường rạn nứt, hư hỏng của lò xo trụ,
nếu phát hiện  thay thế.
- Đo chiều cao tự do và độ vuông góc của lò xo. Vượt quá giá
trị cho phép  thay thế.


III. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA LÒ XO

3.2. Chú ý khi tháo lắp
3.2.1 Chú ý khi tháo
- Với bó nhíp, nên đánh dấu trước khi tháo.
- Ép bó nhíp trước khi tháo.
- Sau khi tháo các kẹp nhíp, bu lông chính
giữa  từ từ nới lỏng trục ép để tháo các lá
nhíp.
3.2.1 Chú ý khi lắp
- Hầu hết theo trình tự ngược lại khi tháo.
- Chú ý một số loại có gắn các tấm chống
ồn.


IV. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA GIẢM
CHẤN
4.1. Kiểm tra, sửa chữa
- Nói chung, giảm chấn là chi tiết không tháo nên khi kiểm
tra nếu thấy bên ngoài có dầu chảy hay hư hỏng thì thay
thế.
- Kiểm tra chức năng của giảm chấn bằng cách dùng tay kéo
cần giảm chấn lên xuống.
- Cách đánh giá:?
- Ngoài ra còn đánh giá khi chạy trên đường thông qua độ
rung và tiếng kêu.



×