Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tình yêu trẻ em trong thơ targo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.69 KB, 4 trang )

ĐỀ TÀI: TÌNH YÊU TRẺ EM TRONG THƠ CỦA TARGO
*Nội dung
1.

Thế giới tâm hồn ngây thơ, trong sáng của trẻ em.

Tình yêu trẻ em trong thơ của Targo được thể hiện qua thế giới tâm hồn ngây thơ, trong sáng của trẻ em,
liên tưởng phong phú trong thế giới thơ và tình yêu thương của cha mẹ dành cho trẻ em. Thế giới của trẻ
thơ là thế giới hồn nhiên, trong sáng, thuần khiết, thánh thiện, vô tư biết bao. Trẻ em luôn ngây thơ,
trong sáng, đúng với lứa tuổi thật của mình. Thế giới đó là thế giới của riêng các em, người lớn sẽ không
bao giờ hiểu được các em nếu không đặt mình vào thế giới đó, không đặt mình vào lăng kính cái nhìn trẻ
thơ. Nụ cười vô tư cùng với ánh mắt thanh thản, trong veo, nhìn mọi thứ đều giản đơn, đều trở nên tươi
đẹp và đủ màu sắc. Targo là một nhà thơ dành tấm lòng yêu thương trẻ em sâu sắc. Tác giả phải rất yêu
thương trẻ em thì ông mới có thể am hiểu tâm lý trẻ em sâu sắc, mới hòa nhịp cùng sống với thế giới trẻ
thơ, cảm nhận được hết sự trong sáng, hồn nhiên của trẻ em. Targo nhìn thấy mỗi một đứa trẻ là một
thiên thần nhỏ, đáng yêu, ngộ nghĩnh và rất ngây thơ. Có lẽ xuất phát từ cuộc đời đầy đau thương khi
ông phải lần lượt chứng kiến cái chết của con mình đó là người con gái thứ hai chết và con trai đầu chết
nên đó là cội nguồn làm nảy sinh tình yêu thương sâu sắc dành cho trẻ em.Targo đã đi sâu vào khám phá
bản chất hồn nhiên, ngây thơ của các em. Sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ em giúp các em nhìn thế giới
khác hẳn với thế giới người lớn. Chỉ có đôi tai ấy, đôi mắt ấy mới có thể nhìn và cảm nhận được những
thứ mà thế giới người lớn không thể thấy được. Những câu thơ của Targo đã làm nổi bật tâm hồn hồn
nhiên, ngây thơ của trẻ em:
“Một cậu bé ngồi chơi với dăm vỏ ốc
Cậu ngẩn đầu lên, và dường như cậu nhận ra tôi
rồi nói: “Tôi thuê anh với hai bàn tay trắng”.
(Bảng hợp đồng cuối cùng – Đào Xuân Quý dịch)
Trẻ em luôn ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Các em đến với thế giới này bằng “hai bàn tay trắng”. Tay
các em không “nắm” sự mưu tính, lo toan, lòng ích kỷ, sự tham lam của người lớn. Để rồi các em trở
thành những “người ăn xin” với một tâm hồn trong sáng vô cùng :
“Ôi người ăn xin, con xin gì thế khi con bám vào cổ tay mẹ bằng cả hai bàn tay
Ôi trái tim tham lam, cha sẽ ngắt thế giới như một trái quả từ bầu trời để đặt nó vào lòng bàn tay hồng


hào bé nhỏ của con nhé”.
(Cảnh tượng ít người biết – Vũ Hoàng Linh dịch)
1


Tấm lòng của “người ăn xin” chưa bị sự tham lam, dối lừa của con người làm nên bàn tay em trong
sáng, hồng hào, không bị dơ bẩn. Linh hồn của các em thật trong sáng, hồn nhiên biết mấy. Targo chính
vì rất am hiểu sâu sắc thế giới trẻ thơ nên mới sự ngộ nghĩnh, ngây thơ, thuần khiết của các em.
2.

Sự liên tưởng phong phú của trẻ em.

Ánh mắt hồn nhiên của các em quan sát thế giới xung quanh tràn ngập những điều bí ẩn, muôn màu, bao
nhiêu điều lý thú, mới lạ. Targo đi sâu vào khám phá những vách ngăn trong tâm hồn các em. Thế giới
trẻ thơ có cách tư duy đặc thù riêng, các em nhìn mọi vật xung quanh một cách cụ thể, cảm tính và nên
thơ. Sự nhận thức, lý giải mọi thứ xung quanh trong thế giới của các em đều rất đơn giản, ngộ nghĩnh,
khác xa với thế giới phức tạp của người lớn. Chính vì vậy các em nhìn thấy sự tuyệt đối của mọi thứ còn
người lớn thì không, người lớn luôn nhìn thế giới bằng hai mặt, không có cái gì là tuyệt đối. Chính vì
cách nhìn ngây thơ, ngộ nghĩnh như vậy nên các em đã tạo ra một thế giới cho riêng mình bằng sự liên
tưởng, tưởng tượng vô cùng phong phú:
“Ở đó trong ánh ban mai, ngọc trai rung rẩy trên hoa đồng, ngọc trai rụng rời trên cỏ nội, và ngọc trai
trải xòe trên bờ cát do sóng biển dạt dào.
Em con sẽ có một cặp ngựa có cánh để bay trên mây.
Con sẽ mang về cho cha một cây bút thần, không cần người vẫn viết được.
Còn mẹ, con sẽ kiếm biếu mẹ một rương châu báu quý bằng đất nước của bảy ông vua”.
(Thương nhân – Phạm Hồng Dung, Phạm Bích Thủy dịch)
Đứa bé trong những câu thơ trên bằng sự ngộ nghĩnh, đáng yêu và tình yêu thương vô vàn dành cho cha
mẹ đã tưởng tượng ra biết bao nhiêu điều kì diệu trên đời. Em tưởng tượng một con thuyền nhỏ bé
nhưng chứa đựng biết bao nhiêu tấm lòng yêu quý em dành cho cha mẹ được gửi gắm vào con thuyền
ấy. Những điều tốt đẹp nhất em gửi gắm vào con thuyền đó là gửi tặng cha cây bút thần kì, những châu

báu đẹp nhất dành gửi tặng mẹ,… Qua trí tưởng tượng phong phú của các em ta thấy được các em đã
gửi gắm những niềm mơ ước bé bỏng, tươi đẹp của các em vào cuộc đời này.
“Khi chúng con chơi ăn sỏi ăn cuội, nó tưởng đó là đồ ăn thực, và tính bỏ vào miệng”.
(Lớn hơn – Phạm Hồng Dung, Phạm Bích Thủy dịch)
Trí tưởng tượng ngây ngô, ngốc nghếch nhưng lại rất ngộ nghĩnh, hồn nhiên của các em khi nghĩ những
“sỏi”, cuội lại “biến hóa” thành những thức ăn thật. Cách cảm, cách nghĩ của các em thật trong trắng.

2


3.

Tình yêu thương của cha mẹ dành cho trẻ em.

Người lớn muốn thấu hiểu được các em thì phải đặt mình vào thế giới ấy của các em bởi thế giới của trẻ
thơ là thế giới thuần khiết, hồn nhiên:
“Bé biết trăm nghìn cách nói ra những lời khôn khéo,
Nhưng trên mặt đất này
Mấy ai hiểu được ý nghĩa của những lời nói ấy đâu”.
(Cung cách của bé – Đào Xuân Qúy dịch)
Tình yêu thương cha mẹ dành cho con cái được thể hiện ở sự thấu hiểu các em:
“Mẹ ước mẹ có thể đi trên những con đường đến với tâm trí bé của mẹ, và vượt qua tất cả mọi giới hạn;
Nơi những người đưa tin chạy đi chạy lại chẳng có lý do giữa các vương quốc của những vị vua không
có trong lịch sử”
Nơi lý trí gấp các luật lệ thành diều và thả chúng lên trời, và chân lý thả Hiện thực ra khỏi các gông
cùm của nó”.
(Thế giới của bé – Vũ Hoàng Linh dịch)
Người mẹ trong những câu thơ trên đã bước từ thế giới của người lớn đến thế giới thu nhỏ của trẻ em để
thấu hiểu, cảm nhận được thế giới tâm hồn trong sáng của con mình. Bước vào thế giới riêng của con,
mẹ nhận ra được thế giới của con không có luật lệ khắc nghiệt, không có “xiềng xích” áp đặt con người,

tất cả những thứ hiển hiện trong thế giới của con chỉ là những điều hết sức bình dị, đơn giản như con
diều, những đám mây, bầu trời,… Những thứ to lớn, vĩ đại của vũ trụ lại trở thành người bạn của con,
trò chuyện cùng với con. Qua đó ta thấy được tình yêu thương sâu sắc của người mẹ dành cho con,
người mẹ hiểu sâu sắc về cách cảm, cách nghĩ của con, sống cùng với con trong thế giới hồn nhiên ấy.
Cha mẹ còn dành sự quan tâm, lo lắng cho các em:
“Con ơi chớ ra ngoài
Đường ra chợ vắng hoe, lối ra sông trơn trượt. Gió gào thét trong bụi tre như con thú rừng sa lưới”.
(Ngày mưa – Phạm Hồng Dung, Phạm Bích Thủy dịch)
Những câu thơ trên thể hiện sự quan tâm, lo lắng, bồn chồn của người mẹ dành cho đứa con bé bỏng của
mình. Tâm trạng lo âu, khắc khoải của người mẹ trong bài thơ vào những ngày trời mưa lo sợ con sẽ bị
trượt ngã, lo sợ con sẽ bị hoảng sợ trước tiếng gió gào thét dữ dội khi ra khỏi nhà. Tình yêu thương, sự
quan tâm và biết bao nhiêu nỗi lo lắng của người me dành cho con mình được Targo thể hiện rất rõ nét
qua những câu thơ trên. Qua đó, giúp ta thấy được các em được sống trong sự che chở, bao dung, bao
bọc của người mẹ, người mẹ luôn dõi theo từng bước đi của con trong cuộc đời này. Targo muốn các em
3


– những thiên thần bé bỏng giữa cuộc đời này luôn được sống trong vòng tay che chở và tình yêu
thương vô bờ bến của cha mẹ. Chỉ có sống trong tình yêu thương của cha mẹ, các em mới có được một
tuổi thơ tươi đẹp. Qua đó tác giả cũng muốn gửi gắm về một đất nước hòa bình, không xảy ra những
cuộc chiến tranh phi nhân tính để tuổi thơ các em “không bị đánh cắp”, để các em luôn sống trong một
gia đình có cha và mẹ đủ đầy, luôn hưởng được tình yêu thương của cha mẹ. Đây là triết lý sâu sắc mà
Targo muốn gửi gắm đằng sau những trang thơ của mình. Bởi các em chính là tuổi trẻ, là tương lai của
đất nước nên để cho các em phát triển tốt đẹp thì ngay từ lúc còn nhỏ phải cho các em cảm nhận được
tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc cho các em là điều quan trọng.
*Nghệ thuật xây dựng tình yêu trẻ em trong thơ Targo:
1. Hình ảnh thơ
Trong thơ Targo, sử dụng những hình ảnh thiên nhiên giản dị làm nổi bật lên tâm hồn ngây thơ, trong
sáng, hồn nhiên của trẻ em. Các hình ảnh thiên nhiên giản dị được Targo đưa vào trong thơ như hình ảnh
vầng trăng, đám mây, bầu trời, vì sao,.. tuy là những hình ảnh vũ trụ, to lớn nhưng trong mắt các em

những hình ảnh ấy lại trở nên giản dị, gần gũi, các em xem chúng là những người bạn của mình. Bức
tranh thiên nhiên giản dị, gần gũi đã góp phần tạo nên chất lãng mạn, trữ tình trong thơ của ông.
2. Ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ thơ giản di, tự nhiên rất phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ cũng hồn nhiên, giản dị. Ngôn ngữ thơ
đã góp phần làm nên thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh, sự liên tưởng tưởng tượng phong phú trong thế giới
trẻ thơ.

4



×