Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***---***

NGUYỄN THỊ NGÂN

CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI
DÀNH CHO ĐỒNG BÀO THÁI Ở TÂY BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***---***

NGUYỄN THỊ NGÂN

CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI
DÀNH CHO ĐỒNG BÀO THÁI Ở TÂY BẮC

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Thị Thu Hƣơng

Hà Nội – 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung
thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Nguyễn Thị Ngân


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng - là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất
nhiều để có được kết quả nghiên cứu ngày hôm nay.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị Biên tập viên, Phóng
viên gắn bó với chương trình truyền hình tiếng Thái đang công tác tại kênh VTV5
đài THVN, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La đã nhiệt tình cung cấp tư liệu
và chia sẻ thông tin để giúp tôi thực hiện tốt việc nghiên cứu, khảo sát dữ liệu,
thông tin từ thực tiễn phục vụ cho luận văn.
Do còn hạn chế trong khi tiếp cận các thông tin mới và gặp nhiều trở ngại về
ngôn ngữ nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
sự góp ý chân thành, xây dựng của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận
văn này thực sự là một công trình nghiên cứu có giá trị.
Hà Nội, tháng 03 năm 2017

Nguyễn Thị Ngân



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................................... 6
3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 10
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................................... 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................................................. 11
7. Bố cục của luận văn. .............................................................................................................. 12
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN HÌNH, CHƢƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH VÀ CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI................. 13
1.1 Một số khái niệm về truyền hình ........................................................................................ 13
1.1.1 Truyền hình và chương trình truyền hình .................................................................... 13
1.1.2 Chương trình truyền hình chuyên biệt.......................................................................... 15
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền hình tiếng Thái .................... 18
1.2 Vài nét về dân tộc thiểu số và cộng đồng ngƣời Thái ở Tây Bắc ..................................... 21
1.2.1 Vài nét chung về dân tộc, dân tộc thiểu số .................................................................... 21
1.2.2 Vài nét về dân tộc Thái .................................................................................................. 22
1.2.3 Người Thái ở Tây Bắc.................................................................................................... 24
1.3 Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ... 27
1.4. Vai trò của chƣơng trình truyền hình tiếng Thái đối với ngƣời Thái ở Tây Bắc .......... 32
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................................... 37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI DÀNH
CHO ĐỒNG BÀO THÁI Ở TÂY BẮC ........................................................................................ 39
2.1 Vài nét về kênh VTV5 đài THVN, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La.............. 39
2.1.1 Giới thiệu về kênh VTV5, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La ........................... 39
2.1.2 Các chương trình truyền hình tiếng Thái của kênh VTV5, Đài PT-TH Điện Biên, Đài
PT-TH Sơn La ......................................................................................................................... 42

2.2 Phân tích những nội dung chính trong các chƣơng trình truyền hình tiếng Thái ......... 47
2.2.1 Nhóm nội dung thông tin về đời sống xã hội chiếm ưu thế ......................................... 47
2.2.2 Nhóm thông tin chính trị tập trung phản ánh hoạt động sinh hoạt chính trị ở địa
phương ..................................................................................................................................... 52
2.2.3 Thông tin văn hóa nổi bật với việc tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống ..... 55

1


2.2.4 Thông tin kinh tế có nhiều yếu tố chỉ dẫn kiến thức mới ............................................. 60
2.3. Hình thức thể hiện các chƣơng trình truyền hình tiếng Thái ......................................... 65
2.3.1. Thể loại .......................................................................................................................... 65
2.3.2 Ngôn ngữ, lời bình ......................................................................................................... 69
2.3.3 Hình ảnh......................................................................................................................... 73
2.3.4 Âm thanh ........................................................................................................................ 74
2.4 Thành công và hạn chế của các chƣơng trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào
dân tộc Thái ở Tây Bắc .............................................................................................................. 76
2.4.1 Thành công.................................................................................................................... 76
2.4.2 Hạn chế........................................................................................................................... 81
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................................... 85
Chƣơng 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI DÀNH CHO ĐỒNG BÀO THÁI Ở TÂY
BẮC ................................................................................................................................................. 88
3.1 Nguyên nhân thành công và hạn chế .................................................................................. 88
3.1.1 Nguyên nhân thành công .............................................................................................. 88
3.1.2 Nguyên nhân hạn chế .................................................................................................... 89
3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào
dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay. ............................................................................................. 93
3.2.1 Giải pháp chung ............................................................................................................. 93
3.2.2 Khuyến nghị cụ thể cho các đài................................................................................... 100

Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................................... 103
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 109
PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 113

2


DANH MỤC KÝ HIỆU TƢ̀ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu, viế t tắ t

Tên đầ y đủ

1

PT-TH

Phát thanh – Truyề n hin
̀ h

2

ĐBQH

Đại biểu Quốc hội

3


HTX

Hợp tác xã

4

HĐND

Hội đồng Nhân dân

5

THVN

Truyền hình Việt Nam

6

Nxb

Nhà xuất bản

7

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

8


UBND

Ủy ban Nhân dân

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam với 1.530.578 người (theo kết quả
điều tra thực trạng kinh tế xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015), đồng bào dân tộc
Thái có vai trò và vị trí quan trọng trong thành phần dân số của các tỉnh vùng Tây
Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Từ xưa đến nay, trong thời kỳ dựng nước, cũng
như trong giai đoạn đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đồng
bào dân tộc Thái luôn đóng góp công lao to lớn đối với sự nghiệp giữ gìn và phát
triển tổ quốc. Ngày nay, một bộ phận không nhỏ trí thức của đồng bào dân tộc Thái
đang giữ những vị trí lãnh đạo quan trọng của Đảng và Chính phủ, cũng như bộ
phận nhân dân đang đóng góp vào sự phát triển chung của tất cả các mặt đời sống
xã hội khu vực mà đồng bào dân tộc Thái đang sinh sống. Người Thái cư trú ở
nhiều vị trí chiến lược quan trọng trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây
Bắc như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu.v.v. Với lịch sử phát triển lâu năm, cộng
đồng người Thái đã xây dựng được cho mình một nền văn hóa riêng đặc trưng, góp
phần làm đa dạng sắc màu văn hóa chung của dân tộc. Đặc biệt, người Thái còn có
tiếng nói và chữ viết riêng, trong những năm gần đây, chữ Thái được công nhận là
một trong 8 chữ viết dân tộc thiểu số được phép tổ chức dạy và học ở nước ta. Như
vậy có thể thấy, người Thái là cộng đồng dân tộc lâu đời có nhiều vai trò quan trọng
trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa của nước ta.
Do là cộng đồng dân tộc lớn, có nhiều đóng góp trong sự phát triển của đồng bào
dân tộc thiểu số nói riêng và nước ta nói chung, nên việc truyền thông tương tác

giữa Đảng và Nhà nước đến với người Thái rất quan trọng. Từ trước đến nay, các
cơ quan phát thanh truyền hình từ trung ương tới địa phương đã có nhiều chương
trình, dự án đầu tư cho công tác tuyên truyền thông tin nhằm đưa được những chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước một cách chính xác và đúng đắn tới
đồng bào dân tộc Thái. Hoạt động thông tin này nhằm giúp đồng bào dân tộc Thái
ổn định về tư tưởng, thấm nhuần đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước để yên
tâm chăm lo phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
4


Đồng thời nhờ những thông tin mà các cơ quan báo chí tuyên truyền trên truyền
hình bà con dân tộc Thái tiếp cận được với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, học hỏi
kinh nghiệm làm giàu lẫn nhau, có thêm kiến thức về phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với vai trò và vị trí của mình, người Thái là đối tượng cần được Đảng và Nhà
nước quan tâm trên mọi phương diện đời sống, tuy nhiên người Thái ở Tây Bắc lại
càng cần được quan tâm hơn cả. Bởi, người Thái sinh sống trải dài trên khắp cả
nước nhưng tập trung gần 2/3 tổng số người Thái toàn quốc tại Tây Bắc và là dân
tộc chiếm tới 1/3 dân số của toàn vùng. Tây Bắc lại là vùng có vị trí chiến lược
quan trọng, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nhưng hiện nay vẫn là
vùng có đời sống khó khăn, mặt bằng trình độ dân trí còn thấp, việc tiếp nhận thông
tin của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Thái nói riêng vẫn còn
nhiều bất cập. Chính vì thế việc đầu tư nâng cao chất lượng đời sống cho người
Thái ở Tây Bắc là cần thiết, đặc biệt trên phương diện truyền thông. Hiện nay, đã có
nhiều phương tiện truyền thông được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ phục
vụ cho bà con như báo in phát miễn phí, các chương trình phát thanh, truyền hình
tiếng dân tộc. Trong đó truyền hình với ưu thế đặc trưng của mình đang được coi là
một trong những phương tiện hiệu quả nhất đối với đồng bào Thái. Truyền hình với
vai trò là một kênh thông tin quan trọng đáp ứng yêu cầu thúc đẩy sự nghiệp phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của các tỉnh vùng Tây Bắc. Các

chương trình truyền hình nói chung và truyền hình tiếng Thái nói riêng đã và đang
có nhiều đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước đến với đông đảo người Thái, góp phần nâng cao đời
sống của đồng bào về mọi mặt, chống lại những luận điệu sai trái của các thế lực
thù địch, phản cách mạng đang lợi dụng để chống phá Đảng, gây ảnh hưởng xấu,
cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng cũng
phải thừa nhận các chương trình truyền hình tiếng Thái vẫn còn một số hạn chế như
nội dung chưa phong phú đa dạng, tính thời sự chưa cao, hình ảnh đôi khi chưa đẹp
mắt làm giảm chất lượng chương trình, chưa phát huy hết hiệu quả truyền thông đối
5


với đồng bào dân tộc Thái. Chính những hạn chế đó là vấn đề cần được nghiên cứu
và đưa ra được giải pháp để khắc phục kịp thời nhằm mang đến những chương trình
truyền hình chất lượng và hấp dẫn cho khán giả người Thái.
Việc đổi mới phương thức sản xuất chương trình truyền hình tiếng Thái cho đồng
bào Thái là hoạt động cấp thiết cần quan tâm thực hiện. Các đơn vị cần tổ chức sản
xuất những chương trình có nội dung thiết thực, cách truyền tải phù hợp, phục vụ
tốt hơn cho bộ phận công chúng người Thái. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại,
chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu về chương trình truyền
hình tiếng Thái dành cho đồng bào Thái ở Tây Bắc. Chính vì thế tôi chọn đề tài
“Chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào Thái ở Tây Bắc” để
nghiên cứu, với mong muốn đưa ra được những đánh giá đúng thực trạng, tìm ra
nguyên nhân của những hạn chế, đề xuất được những giải pháp nhằm phát huy được
hiệu quả của chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào Thái ở Tây
Bắc nói riêng và đồng bào dân tộc Thái ở Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát tài liệu tôi nhận thấy từ trước tới nay đã có
nhiều công trình khoa học chứa nội dung liên quan đến vấn đề mà tôi thực hiện
nghiên cứu ở đề tài luận văn này. Cụ thể:

Thứ nhất, trong nhóm sách và giáo trình nghiên cứu về chương trình truyền hình
có một số tài liệu như: Sản xuất chương trình truyền hình của tác giả Trần Bảo
Khánh, Nxb Văn hóa - Thông tin - 2003; Giáo trình báo chí truyền hình của
PGS.TS Dương Xuân Sơn, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2009; Sách Truyền
thông đại chúng của tác giả Tạ Ngọc Tấn, Nxb Chính Trị Quốc Gia - 2001... Những
cuốn sách giáo trình này là kiến thức nền tảng, cơ bản về truyền hình, cách thức tổ
chức sản xuất chương trình truyền hình, việc vận dụng các thể loại vào trong sáng
tạo các tác phẩm truyền hình nhằm mang lại chất lượng tốt nhất cho người xem.
Thứ hai, nhóm tài liệu liên quan đến các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc có
thể kể đến như: Các dân tộc thiểu số Việt Nam (nhiều tác giả, Nxb Văn hóa, 1959);
Tìm hiểu tính cách dân tộc, tác giả Nguyễn Hồng Phong (Nxb Khoa học, 1963);
6


Miền núi và con người, tác giả Lê Bá Thảo (Nxb Khoa học và kỹ thuật, 1971);
Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam của nhóm tác giả
Nguyễn Chí Huyên - Hoàng Hoa Toàn - Lương Văn Bảo (Nxb Văn hóa dân tộc
xuất bản năm 2000); Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam của tác giả Cầm
Trọng (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005); Người Thái ở Tây Bắc Việt
Nam của tác giả Cầm Trọng (Nxb Khoa học xã hội, năm 1978); Bài viết Sự nghiệp
phát triển truyền hình ở vùng dân tộc thiểu số của tác giả Hồ Anh Dũng trong cuốn
Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
2001). Trong các tài liệu trên, các tác giả đã chỉ ra nguồn gốc, vai trò quan trọng
của đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta, trong đó có cả người Thái.
Thứ ba, bên cạnh các công trình đã kể trên, còn có nhiều đề tài nghiên cứu về vai
trò, chức năng của báo chí, việc tổ chức sản xuất tác phẩm báo chí cho đồng bào
dân tộc thiểu số, trong đó có cả người Thái đã được bảo vệ thành công trước các hội
đồng khoa học như:
Trong lĩnh vực truyền hình có thể nhắc đến đến một số đề tài tiêu biểu sau: Luận
văn Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình tiếng Thái trên sóng đài phát thanh

và truyền hình Nghệ An của tác giả Quang Thái Điệp năm 2015. Đề tài đã làm sáng
tỏ các luận điểm về công chúng truyền hình là người Thái, vai trò của truyền hình
đối với đồng bào Thái, quy trình sản xuất chương trình và một số giải pháp nâng
cao chương trình tiếng Thái. Tuy nhiên, trong đề tài tác giả chỉ giới hạn phạm vị
nghiên cứu ở vấn đề tổ chức sản xuất chương trình truyền hình tiếng Thái và phạm
vi khảo sát ở Đài PT-TH Nghệ An; Luận văn Nâng cao chất lượng chương trình
truyền hình tiếng dân tộc của các đài tỉnh miền núi Đông Bắc (Khảo sát các tỉnh
Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2009) của tác giả
An Thị Thanh Thu; Luận văn Chương trình dân tộc và miền núi trên sóng VTV1
của Đài Truyền hình Việt Nam của tác giả Cao Thị Thanh Hà. Hai luận văn trên đã
đề cập được tới nhiều khía cạnh thông tin quan trọng về các chương trình truyền
hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
chương trình truyền hình dành cho đồng bào thiểu số. Tuy nhiên, các đề tài mới chỉ
7


đề cập tới đối tượng là đồng bào dân tộc chung chung chứ không đi sâu cụ thể vào
dân tộc Thái. Ngoài ra còn có một số đề tài như: Luận văn Truyền hình tiếng dân
tộc thiểu số trên đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa hiện nay của Nguyễn
Đăng Hùng (2013); Luận văn Chương trình dân tộc và miền núi trên sóng VTV1
Đài Truyền hình Việt Nam của Phạm Ngọc Bách (2005).
Trong lĩnh vực phát thanh có các đề tài như: Luận văn Chất lượng chương trình
phát thanh dân tộc thiểu số trên sóng đài Phát thanh - Truyền hình Yên Bái (Khảo
sát từ thánh 1 đến tháng 5 năm 2013) của tác giả Đỗ Thị Giang (2013); Luận văn
Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tiếng dân tộc tại các tỉnh miền núi
phía Bắc của Nguyễn Thị Lệ Thủy (2013).
Trong lĩnh vực báo in có thể đề cập đến các công trình nghiên cứu sau: Luận văn
Nâng cao chất lượng báo in phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số (Khảo sát trường
hợp người Thái ở Tương Dương, Nghệ An) của tác giả Lữ Thị Ngọc năm 2010.
Trong luận văn này, tác giả đã có những nghiên cứu khá đầy đủ về người Thái và

chất lượng thông tin báo chí phục vụ cho đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có cả
người Thái. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn đối tượng là đồng bào Thái ở
Tương Dương Nghệ An và lĩnh vực thông tin khảo sát chỉ trên báo in. Ngoài ra còn
có các đề tài: Luận văn Một số vấn đề về các ấn phẩm váo chí cấp phát cho đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay của Trần Thị Thanh Phương (2011);
Luận văn Báo in Thanh Hóa với vấn đề phát triển văn hóa đồng vào dân tộc thiểu
số của Trịnh Trọng Nam (2014).
Thứ tư, các đề tài nghiên cứu về hoạt động của báo chí ở phạm vi địa lý thuộc
khu vực Tây Bắc, Đài PT-TH Sơn La, Đài PT-TH Điện Biên, kênh VTV5 gồm có:
Luận văn Báo chí vùng Tây Bắc với vấn đề chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
cho đồng bào dân tộc ở địa phương (Khảo sát báo điện tử Sơn La, Đài Phát thanh Truyền hình Sơn La, Báo điện tử Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình Yên Bái
tháng 6/2013-tháng 12/2013) của tác giả Trần Thị Anh (2014) đã đề cập khá chi tiết
thông tin về vùng Tây Bắc, thông tin về Đài PT-TH Sơn La và vai trò của báo chí
đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có cả người Thái. Tuy nhiên luận văn
8


chỉ nghiên cứu về vấn đề chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho đồng bào chứ
không nghiên cứu rộng tất cả các lĩnh vực thông tin và báo chí vùng Tây Bắc dành
cho đồng bào dân tộc thiểu số; Luận văn Đổi mới tổ chức sản xuất chương trình
truyền hình cho đồng bào dân tộc thiểu số trên kênh VTV5 - Đài Truyền hình Việt
Nam của Lê Thị Hồng Thu (2015) đã giới thiệu khá chi tiết về kênh VTV5, mang
đến một bức trang toàn cảnh về các tổ chức sản xuất chương trình cho đồng bào dân
tộc thiểu số tuy nhiên vấn đề nghiên cứu là chung cho tất cả các chương trình dành
cho đồng bào dân tộc thiểu số chứ không đi sâu cụ thể vào dân tộc nào trong một
phạm vi địa lý cụ thể; Luận văn Đài Phát thanh Truyền hình Điện Biên với vấn đề
giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số địa phương của Hồ Thị Thanh Hà
(2014) đã khái quát về đài Điện Biên tuy nhiên vấn đề nghiên cứu chỉ đi sâu vào
vấn đề gìn giữ bản sắc băn hóa, chương trình truyền hình tiếng Thái có được nhắc
đến nhưng không đáng kể.

Các đề tài trên cho thấy các tác giả đã góp phần làm sáng tỏ các luận điểm, tầm
quan trọng của báo chí truyền hình trong giai đoạn hiện nay đối với công tác thông
tin, tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có cả đồng bào Thái. Tuy
nhiên, chưa có công trình nào dành riêng nghiên cứu các chương trình truyền hình
tiếng Thái dành cho dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc - nơi tập trung phần lớn dân tộc
Thái trên cả nước. Vì vậy đề tài "Chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho
đồng bào Thái ở Tây Bắc" sẽ kế thừa những vấn đề mang tính lý luận có trước đó,
đồng thời có những khảo sát, nghiên cứu mới về các chương trình truyền hình tiếng
Thái từ Trung ương (cụ thể là kênh VTV5) đến địa phương (cụ thể là 2 Đài PT-TH
Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La) từ đó đánh giá được hoạt động thực tiễn của các
chương trình truyền hình tiếng Thái cho đồng bào dân tộc Thái tại Tây Bắc, trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình để trong
tương lai. Vì vậy có thể nói, cho đến nay đề tài "Chương trình truyền hình tiếng
Thái dành cho đồng bào Thái ở Tây Bắc” (Khảo sát chương trình truyền hình của
Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La và chương trình tiếng Thái của kênh

9


VTV5 – đài THVN trong thời gian 6 tháng) là đề tài mới và không trùng lặp với đề
tài nào đã được công bố trước đây.
3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về truyền hình, luận văn khảo sát thực trạng
chương trình truyền hình tiếng Thái của Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La
và của kênh VTV5 trong thời gian 6 tháng từ ngày 01/10/2015 đến 31/03/2016,
nhằm chỉ ra thành công và hạn chế của các chương trình trong việc đáp ứng nhu cầu
thông tin của đồng bào dân tộc Thái, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nâng cao
chất lượng các chương trình.
Nội dung nghiên cứu

- Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu báo chí có liên quan để làm cơ sở cho
việc nghiên cứu đề tài.
- Tìm hiểu chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về việc đầu tư cho việc
phát triển báo chí truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng cho đồng bào dân
tộc Thái.
- Khảo sát nội dung, hình thức chương trình truyền hình tiếng Thái trên Đài PTTH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La và chương trình tiếng Thái của kênh VTV5 trong
thời gian 6 tháng, từ 01/10/2015 – 31/03/2016.
- Từ việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng trên đề xuất một số giải pháp nhằm đổi
mới nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng Thái cho đồng bào dân tộc
Thái ở Tây Bắc.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nội dung và hình thức các chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng
bào Thái ở Tây Bắc.
Phạm vi nghiên cứu
Chương trình truyền hình tiếng Thái của Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn
La và kênh VTV5 trong thời gian từ tháng 01/10/2015 – 31/03/2016.
10


5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu: Hệ thống hóa các giáo trình, tài liệu có liên quan đến lý
luận và thực tiễn cho đề tài nghiên cứu đồng thời kế thừa và phát huy các tài liệu
trước nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của đề tài. Sử dụng tất cả những văn bản
báo chí, kế thừa kế t quả nghiên c ứu của các côn g trình trước đây để rút ra những
thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp quan sát, nghiên cứu cứ liệu: Khảo sát nội dung và hình thức các
chương trình truyền hình tiếng Thái trên kênh VTV5, Đài PT-TH Điện Biên, Đài
PT-TH Sơn La từ 01/10/2015 – 31/03/2016.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn PGĐ Đài PT-TH Sơn La;

nhà báo làm chương trình truyền hình tiếng thái tại Đài PT-TH Sơn La; nhà báo làm
chương trình truyền hình tiếng thái tại kênh VTV5; tổ trưởng tổ PT-TH tiếng Thái
Đài PT-TH Điện Biên; người dân ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La để tìm hiểu thông
tin sâu về đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để phân tích, đánh giá và tổng
hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm và khái quát
về những nội dung trong đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu đề cập một cách cụ thể đến chương trình
truyền hình truyền hình tiếng Thái dành cho dân tộc Thái tại Tây Bắc. Hy vọng
những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ làm phong phú thêm hệ thống lý luận báo
chí nước ta về các chương trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc nói chung
và dân tộc Thái nói riêng.
Luận văn cũng sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích, tin cậy cho những ai quan
tâm, nghiên cứu những vẫn đề có liên quan đến đề tài.
Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu này là góp phần làm rõ thực trạng hoạt
động, hiệu quả của các chương trình truyền hình tiếng Thái trong công tác thông tin,
tuyên truyền đến đồng bào dân tộc Thái. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh

11


nghiệm về việc tổ chức thực hiện các chương trình truyền hình tiếng Thái để đề
xuất những giải pháp cần thiết nâng cao sự hấp dẫn, hiệu quả của các chương trình.
Kết quả nghiên cứu từ thực tế hoạt động cũng giúp các cấp ngành chức năng hiểu
rõ hơn vai trò và chức năng của báo chí trong công tác lãnh đạo, điều hành theo chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Đồng thời, kết quả nghiên cứu giúp ban
lãnh đạo các cơ quan báo chí nhìn nhận đúng thực trạng các chương trình truyền
hình tiếng Thái của đài mình, từ đó có giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng để
các chương trình truyền hình tiếng Thái được hấp dẫn và hiệu quả hơn để phục vụ

thiết thực cho đời sống của đồng bào.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chương với các nội dung chính như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về truyền hình, chương trình truyền
hình và chương trình truyền hình tiếng Thái
Chương 2: Nội dung và hình thức các chương trình truyền hình tiếng Thái dành
cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc
Chương 3: Thành công, hạn chế và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình
truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào Thái ở Tây Bắc.

12


Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN
HÌNH, CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VÀ CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH TIẾNG THÁI
1.1 Một số khái niệm về truyền hình
1.1.1 Truyền hình và chương trình truyền hình
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và cho đến nay truyền hình là
phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình. Truyền hình có đặc điểm ưu việt hơn hẳn
các loại hình báo chí khác bởi nó được thừa hưởng và là sự kết hợp nhiều thế mạnh
của phát thanh và báo in. Truyền hình trở thành vũ khí, công cụ sắc bén trên mặt
trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực kinh tế xã hội.
Trong Giáo trình Báo chí truyền hình, PGS.TS Dương Xuân Sơn đưa ra khái
niệm về truyền hình như sau: “Truyền hình là một loại truyền thông đại chúng
chuyển tải thông tin bằng hình ảnh, âm thanh về một vật thể hoặc cảnh đi xa bằng
sóng vô tuyến điện” [31, tr. 5].
Còn trong cuốn Truyền thông đại chúng, GS Tạ Ngọc Tấn cho rằng: "Truyền
hình là một loại phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình

ảnh và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật ngữ Vô tuyến truyền hình bắt đầu bằng
hai từ Tele có nghĩa "ở xa" và vision nghĩa là "thấy được", tức là thấy được từ xa”
[36, tr. 127].
Còn trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững thì
"Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với
nhiều màu sắc vốn có từ cuộc sống với lời nói, âm nhạc, tiếng động" [8, tr. 13].
Qua các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản và chung nhất
rằng truyền hình là một phương tiện truyền thông đại chúng, truyền tải thông tin
sinh động bằng cách kết hợp hình ảnh, âm thanh, tiếng động, âm nhạc, mang cuộc
sống chân thực nhất tới khán giả thông qua sóng vô tuyến điện. Như vậy có thể thấy
rõ, truyền hình đã kế thừa những điểm ưu việt nhất của phát thanh và báo in để đem
làm thỏa mãn được cả phần nghe và phần nhìn của khán giả.

13


Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về chương trình truyền hình, trong cuốn:
Sản xuất chương trình truyền hình, TS Trần Bảo Khánh viết: “Chương trình là kết
quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng”. Với khái niệm này ta có thể
hiểu đó là đơn vị phát sóng nội dung truyền hình và là hình thức giao tiếp cơ bản
của khán giả với truyền hình.
Trong cuốn Truyền thông đại chúng của PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, chương trình
truyền hình được hiểu như sau:
Thuật ngữ chương trình truyền hình thường được sử dụng trong hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chi toàn bộ nội
dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền
hình hay của cả đài truyền hình. Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình
dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin
tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất
quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định kỳ [36, tr 142].

Trong Giáo trình báo chí truyền hình, PGS.TS Dương Xuân Sơn đưa ra khái
niệm về chương trình truyền hình như sau: “Chương trình truyền hình là sự liên kết,
sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh
được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp
ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả
cao nhất cho khán giả” [31, tr. 113].
Như vậy ta có thể hiểu chương trình truyền hình là cách sắp xếp các nội dung
thông tin truyền hình một cách hợp lý trong một khoảng thời gian nhất định,
chương trình thường được tạo dấu hiệu nhận biết khác biệt so với các chương trình
khác bằng lời chào, nhạc hiệu… Nội dung thông tin trong một chương trình có thể
bám xuyên suốt quanh một chủ đề chính, hoặc có điểm tương đồng trong các lần
phát sóng khác nhau nhằm phục vụ đối tượng công chúng nhất định. Thời lượng các
chương trình có thể dài, ngắn khác nhau nhưng nội dung thông tin đều được lựa
chọn, sắp xếp bố trí hợp lý để giúp khán giả tiếp cận chương trình một cách đầy đủ,
hệ thống và có chiều sâu. Và chương trình truyền hình là một sản phẩm của quá
14


trình sáng tạo của rất nhiều người: lãnh đạo quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ
thuật viên… nhằm mang đến tác phẩm báo chí chất lượng cho đối tượng khán giả
của riêng mình.
1.1.2 Chương trình truyền hình chuyên biệt
Ngày nay nhu cầu thông tin của công chúng truyền hình đã và đang tách thành
các cụm, nhóm công chúng khác nhau. Theo đó, mỗi nhóm công chúng có nhu cầu,
sở thích xem các chương trình truyền hình theo hướng chuyên biệt phù hợp với nhu
cầu thông tin của mình. Vì thế các đài truyền hình hiện nay, ngoài sản xuất các
chương trình có tính quảng bá chung chung đã theo kịp sự thay đổi nhu cầu trên của
công chúng bằng cách sản xuất các chương trình truyền hình có nội dung chuyên
biệt. Các cơ quan truyền thông đại chúng đang hướng đến nhiều chương trình
truyền hình với nội dung chuyên sâu, hướng đến nhóm công chúng riêng theo lứa

tuổi, theo vùng miền, theo trình độ dân trí, theo tộc người.v.v.
Hiện nay ở Việt Nam, từ đài trung ương đến địa phương đã có nhiều chương
trình truyền hình, kênh truyền hình chuyên biệt theo nhóm nội dung về văn hóa,
giáo dục, kinh tế hay những chương trình theo nhóm đối tượng khác nhau như
người cao tuổi, dân tộc thiểu số.v.v. Cụ thể, ở Đài truyền hình Việt Nam hiện nay
có kênh VTV2 chuyên về Khoa học Giáo dục, kênh VTV6 là kênh truyền hình về
Thanh thiếu niên, kênh InfoTV chuyên về Kinh tế, kênh VTV5 là kênh Truyền hình
tiếng dân tộc thiểu số, hay những bản tin hàng ngày như Bản tin tài chính, Thể thao
24/7. Đối với các Đài PT-TH ở địa phương, các tỉnh cũng có những chương trình
truyền hình dành riêng cho các đối tượng khác nhau, như các chương trình truyền
hình bằng các thứ tiếng dân tộc phục vụ cho chính đồng bào dân tộc thiểu số đó ở
địa phương. Ví dụ Đài PT-TH Điện biên có chương trình truyền hình tiếng Thái,
tiếng H'Mông; Đài PT-TH Sơn La cũng có chương trình truyền hình tiếng Thái và
chương trình truyền hình tiếng H'Mông; Đài PT-TH Yên Bái có chương trình
truyền hình tiếng Thái, tiếng H'Mông và tiếng Dao; Đài Truyền hình Cần Thơ có
chương trình truyền hình tiếng Khmer và nhiều chương trình ca nhạc phục vụ nhiều

15


đối tượng khác nhau (ca nhạc thiếu nhi, ca nhạc quốc tế, ca nhạc cải lương, nhạc
giao hưởng.v.v.).
Từ điển tiếng việt định nghĩa “chuyên biệt” có nghĩa là "chỉ riêng cho một loại,
một thứ hoặc một yêu cầu nhất định". Từ đó, truyền thông chuyên biệt được hiểu là
một kênh truyền thông được dành riêng cho một nhóm đối tượng công chúng nào
đó hoặc chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. Vậy ta có thể hiểu, truyền hình chuyên
biệt là một loại hình của truyền thông chuyên biệt; là một hình thức truyền hình
dịch vụ được xây dựng chuyên nghiệp phát sóng hàng ngày có nội dung chuyên sâu
về một lĩnh vực nhất định (âm nhạc, thể thao, tài chính...) hoặc có nội dung chỉ
dành cho một nhóm đối tượng khán giả mục tiêu (có những đặc điểm chung về lứa

tuổi, giới tính, địa lý...) nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của công chúng
xem truyền hình. Những chương trình truyền hình chuyên biệt ra đời cho thấy được
sự nhạy bén, kịp thời đổi mới của các cơ quan truyền thông đại chúng nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng truyền hình. Điều đó cũng thể hiện,
báo chí nói chung và truyền hình nói riêng đã và đang làm tốt vai trò, chức năng của
mình trong việc thông tin phục vụ công chúng.
Kết hợp trên nền tảng lý thuyết truyền thông dân tộc, tức hoạt động truyền thông
dành cho một nhóm tộc người có cùng đặc điểm căn tính, bản sắc và thường được
thực hiện trên nhóm ngôn ngữ riêng cho nhóm người đó, theo cá nhân tác giả,
Chương trình truyền hình tiếng Thái có thể hiểu là một loại chương trình truyền
hình chuyên biệt, sử dụng ngôn ngữ là tiếng dân tộc Thái để truyền tải thông tin
phục vụ cho chính đồng bào dân tộc Thái. Ở Việt Nam hiện nay, chương trình
truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào đã khá phổ biến tại nơi có nhiều dân tộc
Thái sinh sống như: Chương trình truyền hình tiếng Thái của kênh VTV5 đài
THVN, chương trình truyền hình tiếng Thái tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai
Châu, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An.v.v.
Chương trình truyền hình tiếng Thái trên cả nước nói chung và ở Tây Bắc nói
riêng sẽ phát huy được vai trò tích cực trong hoạt động truyền thông của mình nếu
được nghiên cứu, ứng dụng mô hình truyền thông phát triển (hoặc truyền thông vì
16


sự phát triển - viết tắt trong tiếng Anh là C4D) nhằm tăng cường đối thoại, thúc đẩy
sự tham gia có ý nghĩa và đẩy mạnh thay đổi xã hội. Hội nghị Truyền thông vị Phát
triển Thế giới năm 2006 định nghĩa C4D là “một tiến trình xã hội dựa trên sự đối
thoại, thông qua nhiều phương tiện và phương pháp khác nhau. Nó nhằm tạo ra thay
đổi ở nhiều mặt, trong đó có lắng nghe, xây dựng niềm tin, chia sẻ hiểu biết và kỹ
năng, hoạch định chính sách, tranh luận và học hỏi để tạo ra thay đổi bền vững và
có ý nghĩa”. Trong thực tế, C4D liên quan tới một loạt những hoạt động và chức
năng và hoạt động có trọng tâm là đối thoại, tham gia, chia sẻ hiểu biết và thông tin.

Với ưu thế cao trong việc hướng đến công chúng đông đảo trong xã hội, nhất là
những người nghèo, mô hình này sẽ giúp các chương trình truyền hình tiếng Thái
tạo được sự cộng hưởng của các lực lượng trong xã hội góp phần đem lại những giá
trị thay đổi bền vững và có ý nghĩa thiết thực cho đời sống của bà con đồng bào
Thái. Nếu áp dụng các mô hình truyền thông phát triển (C4D) trong các chương
trình truyền hình tiếng Thái hiệu quả sẽ thể hiện ở một số khía cạnh chính như:
nâng cao hiệu quả quản lý của hệ thống chính quyền nhà nước; tác động tích cực tới
nền kinh tế; tạo ra sự ảnh hưởng sâu rộng tới người dân. Đặc biệt, khi xem xét hoạt
động truyền thông trong khu vực Tây Bắc - nơi có hệ thống truyền thông ở các tỉnh
còn yếu về số lượng, chưa thật tốt về chất lượng; vai trò của truyền thông cộng
đồng chưa được quan tâm; tính chất kết nối và thúc đẩy sự tham gia của các thành
phần xã hội trong hoạt động truyền thông phát triển còn nhiều hạn chế - thì việc vận
dụng thành công mô hình truyền thông phát triển này trong chương trình truyền
hình tiếng Thái sẽ giúp mang lại nhiều giá trị thực tiễn. Với những giá trị tác động
lâu dài bền vững, hoạt động truyền thông của chương trình truyền hình tiếng Thái sẽ
góp phần giúp người dân Tây Bắc nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; dần xóa
bỏ hình thức sản xuất tự cung tự cấp, nâng cao công tác truyền thông khoa học công
nghệ để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả; khắc phục những
vấn đề bất cập như du canh, du cư, hút thuốc phiện và trồng cây thuốc phiện... của
người dân tộc thiểu số nói chung và người Thái nói riêng; nâng cao sự hiểu biết,
17


gắn kết, chia sẻ thông tin lẫn nhau và sự hợp tác giữa các dân tộc trong mọi lĩnh vực
đời sống.
Khi đặt vấn đề chương trình truyền hình cho người Thái Tây Bắc bên cạnh bức
tranh truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số khác, đồng thời nhìn nhận ở một
góc nhìn toàn cảnh hơn trong hoạt động truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi hiện nay ta thấy có chương trình truyền hình tiếng Thái có điểm khác

biệt, nổi trội và mang ý nghĩa xã hội nhất định. Chương trình truyền hình tiếng Thái
có ưu thế là đối tượng công chúng đông đảo với dân số trên 1 triệu người, quy mô
này khá lớn trong thị trường truyền thông chuyên biệt cho các sắc tộc, các cộng
đồng hiện nay. Mặc dù, quy mô dân số này là đáng kể nhưng do điều kiện địa lý, tự
nhiên vùng Tây Bắc khắc nghiệt nên trình độ kinh tế - xã hội của bà con vẫn còn
không đồng đều, nhiều nơi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, có mức sống thấp và tỷ
lệ đói nghèo cao, chậm phát triển. Vì thế chương trình truyền hình tiếng Thái càng
có cơ hội để thể hiện rõ vai trò và ý nghĩa của mình trong công tác truyền thông nói
chung và của truyền hình nói riêng nhằm góp phần nâng cao nhận thức chính trị tư
tưởng giúp bà con đồng bào Thái hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước tự mình vươn lên xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời
sống, bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc.
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền hình tiếng Thái
Để có một tác phẩm truyền hình thành công, các yếu tố về nội dung hình thức
phải được kết hợp tối đa, hài hòa và phù hợp với đối tượng công chúng để đạt được
hiệu quả thông tin cao nhất. Đặc biệt với đối tượng công chúng đặc thù là đồng bào
dân tộc Thái, người làm chương trình càng phải làm sao các tác phẩm đều có thông
điệp nội dung ý nghĩa, dễ hiểu, dễ nhớ đối với trình độ nhận thức chung của bà con.
Có như vậy tác phẩm truyền hình đó mới đáp ứng được nhiệm vụ, chức năng của
mình và nhu cầu thông tin của công chúng. Cụ thể:
Về nội dung
Thứ nhất, thông tin có định hướng chính trị rõ ràng, nội dung chương trình phản
ánh được những vấn đề chinh của đất nước, của địa phương, đảm bảo được tính
18


thống nhất về nhận thức, tư tưởng và hành động của đại gia đình các dân tộc Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, nội dung tin bài của các chương trình
phải chắt lọc, né tránh các vấn đề không nên đề cập đến như phân biệt tôn giáo,
chủng tộc...

Thứ hai, kết cấu chương trình cụ thể, không phức tạp rườm rà, dễ theo dõi nhưng
vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, tinh gọn để phù hợp với tâm lý, khả năng tiếp nhận
thông tin của bà con.
Thứ ba, thông tin trong tác phẩm phải đảm bảo được tính thời sự, nội dung thông
tin phải mang tính mới mẻ, nóng hổi. Thông tin có thể vừa xảy ra hoặc đã xảy ra
nhưng được bổ sung, phát triển thành cái mới. Sự kiện, vấn đề phải có khả năng tác
động số đông công chúng xem truyền hình bởi sự đa dạng, hiếm, lạ và phải mang ý
nghĩa tích cực cho sự phát triển xã hội. Như vậy nội dung thông tin trong các
chương trình truyền hình tiếng Thái phải mới mẻ, phong phú, hấp dẫn với mục đích
phát triển bền vững xã hội.
Thứ tư, nội dung thông tin cần mang tính xác thực, gần gũi, mang ý nghĩa thời
sự và có nội dung liên quan đến khán giả người Thái. Nội dung thông tin trong các
chương trình truyền hình tiếng Thái không đơn thuần chỉ là những tin tức chính trị
mà bao gồm tất cả các vấn đề ở nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, đời sống xã
hội. Những thông tin này cần được chọn lọc từ những vấn đề phát sinh trong chính
đời sống của bà con người Thái hoặc là những thông tin mà công chúng người Thái
cần, không nên thông tin một cách dàn trải chung chung. Đó là những nội dung liên
quan đến đời sống hàng ngày của bà con; cơ chế chính sách liên quan đến dân tộc
và miền núi; mối quan tâm của cộng đồng về những vấn đề nổi cộm liên quan đến
đồng bào như các hủ tục lạc hậu, những thói quen sinh hoạt phản khoa học cần sớm
thay đổi... Sự lựa chọn nội dung phù hợp sẽ giúp thông tin của chương trình đến với
bất cứ người dân, đối tượng, tầng lớp nào cũng thấy dễ hiểu, dễ nghe và có lợi ích
thiết thực với đời sống hàng ngày của bà con.
Thứ năm, những nội dung thông tin trong các chương trình truyền hình tiếng
Thái phải có tác dụng phản ánh rõ thực trạng vấn đề mà tác phẩm đang đề cập đến.
19


Đồng thời, chính kiến của tác giả cũng phải được thể hiện rõ ràng, nhằm nêu bật
được tính vấn đề trong tác phẩm, từ đó mang lại những thông tin tư vấn, định hướng

hiệu quả và thiết thực với đời sống của bà con.
Về hình thức
Một là, nội dung của tác phẩm phải đơn giản, dễ hiểu đối với bà con, cần ngắn
gọn, hàm súc, nêu bật nội dung và chủ đề tác phẩm.
Hai là, lời dẫn của biên tập viên phải có tính khái quát nội dung tác phẩm hoặc
nêu được nội dung trọng tâm của vấn đề. Ví dụ, khi dẫn đầu biên tập viên cần giới
thiệu khái quát nội dung ban đầu cho người xem dễ theo dõi, còn dẫn kết thì cần kết
luận những nội dung đã được phát trong chương trình. Kết cấu của chương trình,
tác phẩm phải hấp dẫn dễ theo dõi, lời bình sử dụng dễ hiểu, đơn giản và phù hợp
với đồng bào người Thái.
Thứ ba, ngôn ngữ trong chương trình phải sử dụng vốn ngôn ngữ cổ của đồng
bào dân tộc Thái, đảm bảo sử dụng đúng vốn từ, diễn đạt gần gũi, dễ hiểu, dễ nghe,
chuẩn về ngữ âm và ngữ nghĩa. Tin, bài tránh sử dụng những ngôn từ khoa học
phức tạp mà không có giải thích cắt nghĩa hoặc có hàm ý phân biệt vùng miền, dân
tộc, có ý nghĩa miệt thị, ví dụ như từ: mông muội, ngu dốt... Do đặc thù vốn ngôn
ngữ cổ của người dân tộc Thái không phong phú, đa dạng và nhiều từ chuyên ngành
khoa học như tiếng phổ thông, vì thế tác phẩm phải được vận dụng linh hoạt vốn từ
để diễn giải những từ mới đó một cách đơn giản, dễ hiểu giúp đồng bào dễ tiếp thu.
Bốn là, hình ảnh, âm thanh sử dụng trong chương trình phải phù hợp với lời bình
và nội dung vấn đề để bổ trợ một cách sinh động trong quá trình truyền đạt thông
tin giúp bà con dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Với đồng bào dân tộc Thái hình ảnh của tác
phẩm cần phải rõ ràng, sắp xếp logic, minh họa sinh động cho lời bình sẽ giúp bà
con dễ hình dung vấn đề và hiểu được nội dung thông tin mà tác phẩm phản ánh.
Các thể loại tác phẩm như tin, phóng sự, bình luận, phim tài liệu… cần được sử
dụng linh hoạt, phù hợp với từng loại thông tin sự kiện, vấn đề để tăng cao hiệu quả
truyền đạt thông điệp tới bà con. Đồng thời, việc vận dụng khéo léo các thể loại sẽ

20



giúp chương trình tránh được sự nhàm chán nhằm mang lại nhiều yếu tố hấp dẫn
cho đồng bào Thái.
Thứ năm, các chương trình phải chú ý đến đặc điểm thói quen xem truyền hình
của bà con để chọn được thời điểm phát sóng hợp lý. Thời điểm tốt nhất là vào buổi
tối, khi bà con đi làm về, tuy nhiên cũng không nên phát sóng quá muộn bởi bà con
thường đi ngủ sớm.
1.2 Vài nét về dân tộc thiểu số và cộng đồng ngƣời Thái ở Tây Bắc
1.2.1 Vài nét chung về dân tộc, dân tộc thiểu số
Thuật ngữ dân tộc bắt nguồn từ tiếng Latinh là cộng đồng người có chung một
thể chế chính trị, được thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, được điều khiển bởi
một nhà nước. Cũng có thể hiểu đó là một cộng đồng nhân dân ổn định được phát
triển trong lịch sử, với một lãnh thổ riêng, một nền kinh tế thống nhất, với các đặc
trưng văn hóa thống nhất với các đặc trưng văn hóa thống nhất, cùng có tiếng mẹ đẻ
thống nhất và được chỉ đạo bởi một nhà nước.
Khái niệm dân tộc được dùng để chỉ dân tộc quốc gia như dân tộc Việt Nam hay
các cộng đồng tộc người cụ thể như dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Kinh… Như
vậy trong thực tiễn Việt Nam dân tộc có hai ý nghĩa, một là chỉ dân tộc ở cấp độ
quốc gia, hai là chỉ cộng đồng tộc người cụ thể.
Theo ThS. Lô Quốc Toản: “Dân tộc thiểu số là một khái niệm khoa học được sử
dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây
là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học dùng để chỉ những dân tộc có ít dân số”.
Diện mạo chung cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia gồm 54 dân tộc anh em, trong đó ngoài dân tộc Kinh chiếm
đa số còn lại 53 dân tộc thiểu số. Quy mô dân số của các dân tộc thiểu số cũng có sự
chênh lệch đáng kể, có những dân tộc thiểu số có trên một triệu người như dân tộc
Tày, dân tộc Thái, dân tộc Hoa, dân tộc Mường, dân tộc Khmer thì cũng có những
dân tộc có dân số rất ít như Si La, Pu Péo, Rơ Măm…
Các dân tộc thường cư trú trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái. Mặc dù dân
21



×