ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TRẦN ANH VŨ
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO
CHẤT LƢỢNG BÊN TRONG Ở MỘT SỐ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM
DỰA THEO TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƢỢNG CỦA AUN-QA
***
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
HÀ NỘI, NĂM 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TRẦN ANH VŨ
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO
CHẤT LƢỢNG BÊN TRONG Ở MỘT SỐ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM
DỰA THEO TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƢỢNG CỦA AUN-QA
***
Chuyên ngành: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 62140120
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Hoàng Thị Xuân Hoa
2. TS. Nguyễn Thị Thu Hƣơng
HÀ NỘI, NĂM 2017
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Đảm bảo chất lượng
giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Giám hiệu Trường Đại học Hà Tĩnh
đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong q trình học tập và hồn thành luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Thị Xuân Hoa và
TS. Nguyễn Thị Thu Hương - những người hướng dẫn khoa học, đã hướng
dẫn tác giả tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Lê Đức
Ngọc và các thầy giáo, cô giáo đã hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn, cung cấp tài liệu
học tập và nghiên cứu mang lại cho tác giả tri thức quý báu, thiết thực phục
vụ hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các
tác giả nghiên cứu về lĩnh vực chun mơn có liên quan đến đề tài luận án đã
hỗ trợ, cung cấp cho tác giả kiến thức làm nền tảng cho quá trình thực hiện
luận án.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ quản lý các đơn vị,
giảng viên, nhân viên và sinh viên ở các trường đại học đã hỗ trợ tác giả thu
thập thông tin, dữ liệu phục vụ luận án.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp về
sự khích lệ, ủng hộ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong việc
hoàn thành luận án.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các thông tin, số liệu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu
của luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Anh Vũ
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ....................................................................................................
i
Lời cam đoan .................................................................................................
ii
Mục lục ..........................................................................................................
1
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................
5
Danh mục các bảng .......................................................................................
6
Danh mục các hình vẽ ...................................................................................
7
Danh mục các hộp .........................................................................................
9
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................. 17
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 17
1.1.1. Các nghiên cứu về đảm bảo chất lượng.............................................. 17
1.1.2. Các nghiên cứu về hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong ............ 24
1.2. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................... 39
1.2.1. Tiếp cận lý thuyết hệ thống ................................................................. 39
1.2.2. Tiếp cận lý thuyết tổ chức ................................................................... 41
1.2.3. Chất lượng........................................................................................... 42
1.2.4. Chất lượng giáo dục............................................................................ 43
1.2.5. Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ................................................ 44
1.2.6. Đảm bảo chất lượng theo AUN-QA .................................................... 45
1.2.7. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học ................... 60
1.2.8. Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học ...................................... 61
1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................... 63
1.4. Tiểu kết Chương 1.................................................................................. 65
Chƣơng 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .......................... 67
2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 67
2.2. Thao tác hóa khái niệm .......................................................................... 67
2.3. Xây dựng công cụ khảo sát .................................................................... 68
1
2.3.1. Xây dựng bộ công cụ ........................................................................... 68
2.3.2. Thử nghiệm bộ cơng cụ ....................................................................... 69
2.3.3. Hồn chỉnh bộ cơng cụ ....................................................................... 70
2.3.4. Thuận lợi và khó khăn trong q trình triển khai xây dựng bộ công cụ
khảo sát ......................................................................................................... 71
2.4. Địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 71
2.5. Chọn mẫu nghiên cứu ............................................................................ 72
2.5.1. Chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng ................................................ 72
2.5.2. Chọn mẫu cho nghiên cứu định tính ................................................... 73
2.5.3. Giới thiệu về các trường trong mẫu chọn ........................................... 73
2.6. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 80
2.7. Phương pháp phân tích, xử lý thơng tin ................................................. 81
2.8. Tiểu kết Chương 2.................................................................................. 82
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA HOẠT
ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG BÊN TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC
DỰA THEO TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CỦA AUN-QA 84
3.1. Thông tin chung về các hoạt động đảm bảo chất lượng đang triển khai 84
3.2. Thực trạng chất lượng các hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong nhà
trường dựa theo tiêu chí đánh giá chất lượng của AUN-QA ........................ 88
3.2.1. Hoạt động xây dựng, triển khai chính sách đảm bảo chất lượng; tầm
nhìn, sứ mạng và văn hóa; các mạng lưới và quan hệ đối ngoại; hệ thống đảm
bảo chất lượng bên trong .............................................................................. 88
3.2.2. Hoạt động xây dựng, triển khai hệ thống giám sát; quản trị; lãnh đạo
và quản lý ...................................................................................................... 90
3.2.3. Hoạt động rà soát định kỳ các hoạt động cốt lõi ................................ ..93
3.2.4. Hoạt động triển khai quy trình đảm bảo chất lượng việc đánh giá người
học ................................................................................................................. ..95
3.2.5. Hoạt động triển khai quy trình đảm bảo chất lượng cán bộ, viên chức
....................................................................................................................... ..97
2
3.2.6. Hoạt động triển khai quy trình đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập ..................................................... 99
3.2.7. Hoạt động triển khai quy trình đảm bảo chất lượng dịch vụ hỗ trợ
người học ....................................................................................................... 101
3.2.8. Hoạt động tự đánh giá ........................................................................ 103
3.2.9. Hoạt động thẩm định nội bộ ............................................................... 104
3.2.10. Hoạt động thu thập, phân tích hệ thống thơng tin ............................ 106
3.2.11. Hoạt động công bố thông tin............................................................. 107
3.2.12. Hoạt động xây dựng, ban hành sổ tay đảm bảo chất lượng ............. 109
3.3. Mức độ đáp ứng của hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong trường đại
học dựa theo tiêu chí đánh giá chất lượng của AUN-QA ............................. 110
3.3.1. Hoạt động xây dựng, triển khai chính sách đảm bảo chất lượng; tầm
nhìn, sứ mạng và văn hóa; các mạng lưới và quan hệ đối ngoại; hệ thống đảm
bảo chất lượng bên trong theo AUN-QA ...................................................... 110
3.3.2. Hoạt động xây dựng, triển khai hệ thống giám sát; quản trị; lãnh đạo
và quản lý theo AUN-QA............................................................................... 123
3.3.3. Hoạt động rà soát định kỳ các hoạt động cốt lõi theo AUN-QA ........ 130
3.3.4. Hoạt động triển khai quy trình đảm bảo chất lượng việc đánh giá người
học theo AUN-QA.......................................................................................... 132
3.3.5. Hoạt động triển khai quy trình đảm bảo chất lượng cán bộ, viên chức
theo AUN-QA ................................................................................................ 133
3.3.6. Hoạt động triển khai quy trình đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo AUN-QA .............................. 134
3.3.7. Hoạt động triển khai quy trình đảm bảo chất lượng dịch vụ hỗ trợ
người học theo AUN-QA ............................................................................... 135
3.3.8. Hoạt động tự đánh giá theo AUN-QA ................................................. 136
3.3.9. Hoạt động thẩm định nội bộ theo AUN-QA ........................................ 136
3.3.10. Hoạt động thu thập, phân tích hệ thống thơng tin theo AUN-QA .... 138
3.3.11. Hoạt động công bố thông tin theo AUN-QA ..................................... 139
3
3.3.12. Hoạt động xây dựng, ban hành sổ tay đảm bảo chất lượng theo AUNQA.................................................................................................................. 140
3.4. Tổng hợp mức độ đáp ứng của hoạt động ĐBCL bên trong theo tiêu chí
đánh giá chất lượng của AUN-QA ................................................................ 142
3.5. Nhận định về kết quả nghiên cứu của luận án ....................................... 143
3.6. Đề xuất giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động ĐBCL bên trong ......... 145
3.7. Tiểu kết Chương 3.................................................................................. 149
KẾT LUẬN ................................................................................................... 151
Kiến nghị về những hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................... 154
Danh mục cơng trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án ................ 155
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 156
Phụ lục 1. Phiếu thăm dò ý kiến.................................................................... 168
Phụ lục 2. Bộ câu hỏi phỏng vấn .................................................................. 179
Phụ lục 3. Trích biên bản phỏng vấn các nhóm đối tượng được khảo sát .... 208
Phụ lục 4. Thống kê mô tả phiếu giảng viên................................................. 211
Phụ lục 5. Thống kê mô tả phiếu sinh viên ................................................... 225
Phụ lục 6. Thống kê mô tả phiếu cán bộ quản lý .......................................... 236
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ABET
APQN
AQAN
AUN
AUN-QA
CBQL
ĐBCL
ĐH
ĐTB
EUA
GDĐH
GV
INQAAHE
ISO
KĐCLGD
NV
Nxb
SEAMEO
SV
tr
UNESCO
Nội dung
Accreditation Board on Engineering and Technology: Hội
đồng kiểm định về kỹ thuật và công nghệ
Asia-Pacific Quality Network: Mạng lưới chất lượng Châu ÁThái Bình Dương
ASEAN Quality Assurance Network: Mạng lưới đảm bảo
chất lượng Đông Nam Á
ASEAN University Network: Mạng lưới các trường đại học
ASEAN
ASEAN University Network Quality Assurance: Hệ thống
đảm bảo chất lượng của Mạng lưới các trường đại học
ASEAN
Cán bộ quản lý
Đảm bảo chất lượng
Đại học
Điểm trung bình
European University Association: Hiệp hội các trường đại học
châu Âu
Giáo dục đại học
Giảng viên
International Network for Quality Assurance Agencies in
Higher Education: Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo
chất lượng giáo dục đại học
International Organization of Standardization: Tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế
Kiểm định chất lượng giáo dục
Nhân viên
Nhà xuất bản
South East Asian Ministers of Education Organization: Tổ
chức bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á
Sinh viên
Trang
United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của
Liên hợp quốc
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng CBQL, GV, NV và SV được khảo sát .......................... 84
Bảng 3.2. Thống kê các nguồn thông tin CBQL, GV và SV biết về hoạt động
ĐBCL bên trong nhà trường ......................................................................... 86
Bảng 3.3. Thống kê kết quả CBQL đánh giá việc xây dựng, triển khai chính
sách ĐBCL .................................................................................................... 89
Bảng 3.4. Thống kê kết quả CBQL, GV và SV đánh giá việc xây dựng, triển
khai hệ thống giám sát................................................................................... 91
Bảng 3.5. Thống kê SV đánh giá chất lượng của hoạt động triển khai quy
trình ĐBCL dịch vụ hỗ trợ người học ........................................................... 101
Bảng 3.6. Thống kê CBQL và GV đánh giá chất lượng của hoạt động thẩm
định nội bộ..................................................................................................... 105
Bảng 3.7. Thống kê CBQL và GV đánh giá chất lượng của hoạt động thu
thập, phân tích hệ thống thơng tin ................................................................ 106
Bảng 3.8. Thống kê CBQL, GV và SV đánh giá chất lượng của hoạt động
công bố thông tin ........................................................................................... 107
Bảng 3.9. Đánh giá về xây dựng, triển khai hệ thống giám sát .................... 126
Bảng 3.10. Đánh giá về rà soát định kỳ các hoạt động cốt lõi ...................... 132
Bảng 3.11. Đánh giá về triển khai quy trình ĐBCL việc đánh giá người học
....................................................................................................................... 133
Bảng 3.12. Đánh giá về triển khai quy trình ĐBCL cán bộ, viên chức ........ 134
Bảng 3.13. Đánh giá về triển khai quy trình ĐBCL cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ giảng dạy, học tập........................................................................ 135
Bảng 3.14. Đánh giá về hoạt động thẩm định nội bộ.................................... 136
Bảng 3.15. Đánh giá về hoạt động thu thập, phân tích hệ thống thông tin
....................................................................................................................... 138
Bảng 3.16. Đánh giá về hoạt động công bố thông tin ................................... 139
Bảng 3.17. Tổng hợp mức độ đáp ứng của hoạt động ĐBCL bên trong theo
tiêu chí đánh giá chất lượng của AUN-QA tại 6 trường ............................... 142
6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học Việt Nam ................... 19
Hình 1.2. Mơ hình ĐBCL giáo dục đại học của Việt Nam........................... 24
Hình 1.3. Các mơ hình của AUN-QA (2005) ............................................... 47
Hình 1.4. Khung ĐBCL của AUN-QA cho cấp trường (2016) .................... 48
Hình 1.5. Mơ hình chất lượng cho hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của
AUN-QA ....................................................................................................... 49
Hình 1.6. Khung đảm bảo chất lượng cấp cơ sở giáo dục của AUN-QA (phiên
bản 2, 2016) ................................................................................................... 53
Hình 1.7. Khung lý thuyết nghiên cứu hoạt động ĐBCL bên trong dựa theo
AUN-QA ....................................................................................................... 65
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................... 67
Hình 2.2. Các bước xây dựng và hồn thiện cơng cụ khảo sát ..................... 69
Hình 3.1. Tỷ lệ CBQL và GV biết về đối tượng tham gia vào hoạt động
ĐBCL bên trong nhà trường ........................................................................ 86
Hình 3.2. Tỷ lệ CBQL và GV biết về kiến thức/kinh nghiệm của các hoạt
động ĐBCL bên trong nhà trường có được .................................................. 88
Hình 3.3. Tỷ lệ CBQL và GV đánh giá chất lượng của hoạt động rà soát định
kỳ các hoạt động cốt lõi ................................................................................ 94
Hình 3.4. Tỷ lệ GV và SV đánh giá chất lượng của hoạt động triển khai quy
trình ĐBCL việc đánh giá người học ............................................................ 95
Hình 3.5. Tỷ lệ CBQL và GV đánh giá chất lượng của hoạt động triển khai
quy trình ĐBCL cán bộ, viên chức ............................................................... 98
Hình 3.6. Tỷ lệ GV và SV đánh giá chất lượng của hoạt động triển khai quy
trình ĐBCL cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập.......... 100
Hình 3.7. Tỷ lệ SV đánh giá chất lượng của hoạt động triển khai quy trình
ĐBCL dịch vụ hỗ trợ người học ................................................................... 103
Hình 3.8. Tỷ lệ CBQL và GV đánh giá chất lượng của hoạt động tự đánh giá
....................................................................................................................... 104
Hình 3.9. Tỷ lệ CBQL, GV và SV đánh giá chất lượng của hoạt động xây
7
dựng, ban hành sổ tay ĐBCL ........................................................................ 109
Hình 3.10. Đánh giá mức độ đáp ứng của hoạt động xây dựng, triển khai
chính sách ĐBCL theo AUN-QA ................................................................. 110
Hình 3.11. Điểm trung bình về mức độ đáp ứng của hoạt động xây dựng, triển
khai hệ thống giám sát theo AUN-QA .......................................................... 124
Hình 3.12. Đánh giá của các bên liên quan về mức độ đáp ứng của hoạt động
xây dựng, triển khai hệ thống giám sát theo AUN-QA ................................ 124
Hình 3.13. Trọng số của các bên liên quan đánh giá về hoạt động xây dựng,
triển khai hệ thống giám sát theo AUN-QA ................................................. 124
Hình 3.14. Điểm trung bình về mức độ đáp ứng của hoạt động rà soát định kỳ
các hoạt động cốt lõi theo AUN-QA ............................................................. 131
Hình 3.15. Đánh giá của các bên liên quan về mức độ đáp ứng của hoạt động
xây dựng, ban hành sổ tay ĐBCL theo AUN-QA ........................................ 140
Hình 3.16. Đánh giá của các bên liên quan về mức độ đáp ứng của hoạt động
đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học theo AUN-QA ..................... 141
8
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 3.1. Ý kiến của CBQL về xây dựng, triển khai chính sách ĐBCL ....... 90
Hộp 3.2. Ý kiến của CBQL về xây dựng, triển khai hệ thống giám sát ....... 92
Hộp 3.3. Ý kiến của SV về xây dựng, triển khai hệ thống giám sát ............. 93
Hộp 3.4. Ý kiến của CBQL về rà soát định kỳ các hoạt động cốt lõi ........... 94
Hộp 3.5. Ý kiến của SV về triển khai quy trình ĐBCL việc đánh giá người
học ................................................................................................................. 96
Hộp 3.6. Ý kiến của CBQL về triển khai quy trình ĐBCL cán bộ, viên chức
....................................................................................................................... 97
Hộp 3.7. Ý kiến của GV về triển khai quy trình ĐBCL cán bộ, viên chức
....................................................................................................................... 98
Hộp 3.8. Ý kiến của CBQL về thẩm định nội bộ.......................................... 105
Hộp 3.9. Ý kiến của CBQL về thu thập, phân tích hệ thống thông tin ......... 107
Hộp 3.10. Ý kiến của GV về thu thập, phân tích hệ thống thơng tin ............ 107
Hộp 3.11. Ý kiến của SV về thu thập, phân tích hệ thống thông tin ............ 107
Hộp 3.12. Ý kiến của GV về công bố thông tin ............................................ 108
Hộp 3.13. Ý kiến của SV về công bố thông tin ............................................ 108
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại chứng kiến sự phát triển với tốc độ như vũ
bão về khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Điều này dẫn đến nhu cầu phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trở nên cấp thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam đang tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu
rộng, vấn đề đào tạo một đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đó trở
nên cấp bách hơn bao giờ hết. Đảng, Nhà nước ta nhận thức rõ GDĐH là nhân tố
quan trọng hàng đầu đối với việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; thể hiện
rõ quan điểm, chủ trương, chính sách thơng qua các văn bản mang tính pháp quy.
Bởi vậy, việc ĐBCL trong quá trình đào tạo của các cơ sở GDĐH là yếu tố quyết
định đến sự phát triển nhanh và bền vững nguồn nhân lực của đất nước.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; thực hiện đổi
mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội,
trong đó kiểm định chất lượng được sử dụng như một công cụ quan trọng để khuyến
khích/yêu cầu tất cả các cơ sở GDĐH nâng cao chất lượng thông qua phấn đấu đạt
các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) trong Báo cáo sự phát triển của hệ thống
giáo dục đại học, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo đã chỉ ra
những hạn chế chủ yếu của GDĐH: (i) việc quản lí nhà nước về GDĐH cịn nhiều
bất cập, trì trệ, là ngun nhân cơ bản của việc chất lượng GDĐH khơng có cải
thiện đáng kể trên diện rộng. Nếu khơng có giải pháp kiên quyết, có tính đột phá,
chất lượng GDĐH sẽ ngày càng tụt hậu trước đòi hỏi của phát triển đất nước; (ii)
chất lượng GDĐH nói chung cịn nhiều hạn chế, đang và sẽ còn gây hậu quả cho
nền kinh tế trong thời gian tương đối dài. Đồng thời, nêu rõ nguyên nhân các hạn
chế, yếu kém, đó là: (i) hệ thống giáo dục bị chi phối cùng lúc bởi nhiều loại quy
luật: quy luật sư phạm, quy luật quản lý hệ thống, quy luật kinh tế và quy luật xã
hội. Các cán bộ quản lý GDĐH, nhất là ở cấp quốc gia khơng được quy hoạch và
đào tạo có hệ thống, để có thể nắm vững các loại quy luật trên, vận dụng sáng tạo
trong cơng tác, do đó yếu kém kéo dài mà không khắc phục được; (ii) hệ thống quản
10
lý GDĐH còn nặng chiều chỉ đạo từ trên xuống, xin từ dưới lên, chưa có cơ chế
buộc lãnh đạo cấp trên phải nghe cơ sở, cấp dưới ở mức cần thiết, chưa có cơ chế
sàng lọc cán bộ, cơng chức khơng hồn thành nhiệm vụ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011) cho rằng việc phát triển hệ thống GDĐH
quốc gia là điều kiện tiên quyết để đưa đất nước hòa nhập với cộng đồng giáo dục
quốc tế trên nhiều phương diện khác nhau. Trong đó, hệ thống ĐBCL giáo dục quốc
gia có vai trị rất quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển, duy trì, cải
tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Xây dựng một hệ thống ĐBCL GDĐH ở cấp
quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc duy trì các chuẩn mực và không
ngừng nâng cao chất lượng GDĐH của Việt Nam. Đối với các trường ĐH, đảm bảo
sẽ tổ chức đào tạo có chất lượng và có hiệu quả tương xứng với các điều kiện hiện
có của nhà trường, đảm bảo SV tốt nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao
động. Vấn đề này bao gồm phát triển hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
ĐBCL GDĐH, xây dựng mơ hình phát triển và triển khai thực hiện, tranh thủ sự hỗ
trợ, hợp tác của quốc tế để có những bước đi căn bản và vững chắc. Trong những
năm qua, các văn bản pháp quy về công tác ĐBCL và KĐCLGD đã từng bước được
bổ sung và hoàn thiện, mơ hình phát triển cũng đã được định hình rõ nét, bên cạnh
đó hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ĐBCL và KĐCLGD được mở rộng, tạo điều kiện
cho các công tác này ngày càng phát triển. Trên cơ sở đó, các trường ĐH xây dựng
cho mình hệ thống ĐBCL bên trong. Từ đó, triển khai các hoạt động ĐBCL nhằm
duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo.
Hiện nay, một hệ thống ĐBCL GDĐH tương đối hồn chỉnh đang được hình
thành tại Việt Nam, với cơ quan quản lý nhà nước về công tác ĐBCL giáo dục cấp
quốc gia là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo, các Trung tâm/Phòng/Bộ phận ĐBCL bên trong đã và đang được thiết lập
tại các trường ĐH. Các hoạt động ĐBCL thời gian qua, trên bình diện quốc gia, thể
hiện sự lớn mạnh của công tác ĐBCL GDĐH Việt Nam, điều này cũng nằm trong
lộ trình tăng cường năng lực ĐBCL và nhận thức văn hóa chất lượng cho các trường
ĐH Việt Nam. Hệ thống ĐBCL bên trong các trường ĐH đã hoạt động khá tích cực
và đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Các trường ĐH ở Việt Nam
đang phải đối mặt với các thách thức: đã và đang có sự gia tăng số lượng các trường
ĐH; áp lực gia tăng về nhân sự, chi phí giáo dục; có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa
các trường (cả trong và ngoài nước) nhất là về tuyển sinh đầu vào… Những yếu tố
11
đó buộc các trường ĐH phải nỗ lực để có thể đứng vững trong thời đại chất lượng.
Vì vậy, ĐBCL là nhiệm vụ không thể thiếu trong một trường ĐH để tồn tại và cạnh
tranh.
Tuy nhiên, những thành tựu nói trên của GDĐH chưa vững chắc, chưa mang
tính hệ thống và cơ bản, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và hội nhập quốc tế .
Theo nhận định của các tổ chức quốc tế, hiện nay phong trào ĐBCL GDĐH
của Việt Nam đang vướng mắc ở một số vấn đề khiến sự phát triển có thể bị chững
lại, đó là: Việc thực hiện ĐBCL bên trong của phần lớn các trường ĐH cịn mang
tính đối phó với u cầu của bên ngoài chứ chưa phải là một nhu cầu từ bên trong
với mục đích tự cải thiện; Các tiêu chuẩn chất lượng chưa thể hiện được quan điểm
phân tầng đối với hệ thống GDĐH Việt Nam; Nhân sự hoạt động trong toàn hệ
thống ĐBCL GDĐH chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng; Hệ thống thông tin
phục vụ quá trình đánh giá cịn yếu và thiếu, tính minh bạch của thơng tin cịn thấp.
Những vấn đề nêu trên cần phải được tập trung giải quyết trong thời gian sắp tới.
Ngân hàng thế giới (WB) (2015) đề xuất các khuyến nghị cho kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 như sau: (i) buộc các cơ sở đào
tạo phải chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp thông qua hệ thống cơ chế
điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với thị trường lao động, gắn công tác
nghiên cứu với giảng dạy, ưu tiên tại địa phương và phù hợp với quy chuẩn quốc tế.
(ii) xóa bỏ các rào cản thể chế: thực hiện Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục
nghề nghiệp để các cơ sở đào tạo được tự chủ hơn, tăng cường minh bạch và đánh
giá dựa trên kết quả, khuyến khích hợp tác giữa các cán bộ, các cấp chính quyền và
các cơ sở đào tạo nhằm thực hiện tốt các chiến lược phát triển kỹ năng mới.
Việc nắm bắt thực trạng hoạt động ĐBCL bên trong các trường ĐH Việt
Nam, nhất là đối với các trường công lập, để có cái nhìn tổng thể và chi tiết về công
tác này, đồng thời, đánh giá mức độ đáp ứng của hoạt động ĐBCL bên trong các
trường ĐH so với chuẩn của Mạng lưới ĐBCL các trường đại học ASEAN (AUNQA), từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động ĐBCL bên trong định hướng
tiếp cận với chuẩn của khu vực và quốc tế, đặc biệt chuẩn của AUN-QA, là một
việc làm rất cần thiết và cấp bách trong bối cảnh GDĐH Việt Nam đang và sẽ đổi
mới mạnh mẽ, tích cực hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn
nữa, Việt Nam là quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),
12
trong đó có cộng đồng về giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng, vấn đề trên lại
càng có ý nghĩa thiết thực và cấp bách.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu của luận án: “Đánh giá hoạt
động đảm bảo chất lượng bên trong ở một số trường đại học cơng lập Việt Nam
dựa theo tiêu chí đánh giá chất lượng của AUN-QA”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về hoạt động ĐBCL
bên trong trường ĐH. Đánh giá thực trạng hoạt động ĐBCL bên trong một số
trường ĐH công lập Việt Nam thời gian qua và mức độ đáp ứng dựa theo tiêu chí
đánh giá chất lượng của AUN-QA, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp cho việc áp
dụng tiêu chí chất lượng của AUN-QA nhằm thúc đẩy hoạt động ĐBCL bên trong
các trường ĐH Việt Nam, hướng đến mục đích cuối cùng là đảm bảo và nâng cao
chất lượng đào tạo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với các mục đích như trên, nghiên cứu này triển khai các nhiệm vụ nghiên
cứu sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động ĐBCL bên trong các
trường ĐH;
- Xác định các thành tố của hoạt động ĐBCL bên trong trường ĐH dựa theo
mơ hình của AUN-QA;
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động ĐBCL bên trong của một số trường ĐH
công lập Việt Nam;
- Đánh giá mức độ đáp ứng của hoạt động ĐBCL bên trong ở một số trường
ĐH cơng lập Việt Nam dựa theo tiêu chí đánh giá chất lượng của AUN-QA;
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hiệu quả
hoạt động ĐBCL bên trong của các trường ĐH Việt Nam.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc đánh giá hoạt động ĐBCL bên trong của một số trường ĐH công lập
Việt Nam dựa theo tiêu chí chất lượng của AUN-QA.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động ĐBCL bên trong của một số trường ĐH công lập Việt Nam.
13
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1) Có những hoạt động ĐBCL bên trong nào đang được thực hiện ở các
trường ĐH Việt Nam?
2) Các hoạt động ĐBCL bên trong ở một số trường ĐH công lập Việt Nam
được đánh giá như thế nào từ phía CBQL, GV, NV và SV trong trường?
3) Mức độ đáp ứng của hoạt động ĐBCL bên trong ở một số trường ĐH
cơng lập Việt Nam dựa theo tiêu chí đánh giá chất lượng của AUN-QA như thế
nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
1) Hoạt động ĐBCL bên trong ở các trường ĐH Việt Nam đang được triển
khai theo các mặt thực hiện chức năng của nhà trường, phù hợp với mô hình của
AUN-QA.
2) Các bên liên quan trong trường đánh giá các hoạt động ĐBCL bên trong ở
một số trường ĐH cơng lập Việt Nam có hiệu quả tích cực thể hiện rõ qua những
thay đổi trong tổ chức và các mặt hoạt động của nhà trường.
3) Hoạt động ĐBCL bên trong ở một số trường ĐH công lập Việt Nam chưa
đáp ứng hồn tồn dựa theo tiêu chí đánh giá chất lượng của AUN-QA.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu đã nêu, luận án sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Trong luận án, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm:
- Khảo cứu các cơng tình nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động
ĐBCL bên trong trường ĐH, tham vấn ý kiến của người học và các bên liên quan
đối với các hoạt động ĐBCL bên trong cụ thể, ... có liên quan mật thiết đến đề tài
nghiên cứu của luận án.
- Sử dụng phỏng vấn sâu bán cấu trúc để thu thập ý kiến đánh giá của lãnh
đạo trường, CBQL, GV, NV và SV về chất lượng các hoạt động ĐBCL bên trong.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh
vực đo lường và đánh giá trong giáo dục, quản lý giáo dục về những vấn đề của mơ
hình, hệ thống ĐBCL bên trong, hoạt động ĐBCL bên trong ở các nước và Việt
Nam,...
14
- Phương pháp quan sát.
5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Trong luận án, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng gồm:
- Phương pháp trưng cầu ý kiến: Khảo sát thực nghiệm bằng bảng hỏi (phiếu
thăm dò ý kiến) đối với CBQL, GV, SV.
- Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các số liệu liên quan để làm rõ thực
trạng về hoạt động ĐBCL bên trong một số trường ĐH công lập Việt Nam.
- Phương pháp thống kê suy luận: làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu và kiểm
định giả thuyết nghiên cứu.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu ở các trường trong giai đoạn 2010 2015, có bổ sung đến tháng 11 năm 2016.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu đối với 6 trường ĐH công lập ở cả ba
miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt
động ĐBCL bên trong và mức độ đáp ứng dựa theo tiêu chí chất lượng của AUNQA ở một số trường ĐH cơng lập Việt Nam (theo mẫu).
7. Những đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn như sau:
7.1. Về mặt lý luận
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến ĐBCL, hoạt
động ĐBCL bên trong trường ĐH;
- Cơ sở lý luận của luận án làm nền tảng cho các nghiên cứu sau;
- Đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu đánh giá hoạt động ĐBCL bên trong ở
một số trường ĐH công lập Việt Nam dựa theo tiêu chí chất lượng của AUN-QA.
7.2. Về mặt thực tiễn
- Xây dựng bộ công cụ khảo sát các hoạt động ĐBCL bên trong trường ĐH
(phiếu thăm dò ý kiến và phỏng vấn bán cấu trúc) hỗ trợ các trường thu thập thông
tin, dữ liệu làm cơ sở đánh giá xác định mức độ đạt được của hoạt động ĐBCL bên
trong nhà trường;
- Làm rõ các hoạt động ĐBCL bên trong trường ĐH và tầm quan trọng của
nó đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
15
- Kết quả nghiên cứu góp phần tăng cường nhận thức về chất lượng trong
giáo dục đối với các khách thể tham gia khảo sát.
- Đề xuất được các giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động ĐBCL bên trong góp phần phát triển hệ thống ĐBCL bên
trong cũng như duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐH.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị về những hướng nghiên cứu tiếp
theo, danh mục cơng trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan và cơ sở lý thuyết
Chương 2. Thiết kế và tổ chức nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng và mức độ đáp ứng của hoạt động đảm bảo chất lượng
bên trong trường đại học dựa theo tiêu chí đánh giá chất lượng của AUN-QA.
16
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng bên trong trường ĐH đã và đang được phát triển mạnh
mẽ ở hầu hết các cơ sở GDĐH trên thế giới. Ngay từ thế kỷ thứ XIII, đại học Paris
đã tổ chức triển khai công tác ĐBCL bên trong nhà trường. Tại Mỹ, kiểm định được
đưa vào giáo dục y khoa từ cuối thế kỷ thứ XIX và các tổ chức KĐCL cũng ra đời ở
Mỹ nhưng chưa đi sâu vào ĐBCL giáo dục. Kể từ năm 1950 đến năm 1989, Mỹ đưa
ra một hệ thống tổng thể về KĐCL, trong khi châu Âu đưa đánh giá chất lượng bên
ngoài cấp quốc gia vào giữa thập niên 1980. Từ năm 1990 đến nay, ĐBCL trở nên
phát triển mạnh mẽ và trở thành vấn đề quan trọng trong GDĐH (Lewis và những
người khác, 2009), (AUN, 2009). Đến năm 2000, ĐBCL bắt đầu khẳng định tầm
quan trọng của mình ở mỗi quốc gia trong thị trường cạnh tranh về giáo dục khi
xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở GDĐH tư nhân.
Đảm bảo chất lượng bên trong
Trong ba thập kỷ vừa qua, có nhiều lý thuyết về ĐBCL trong GDĐH xuất
hiện ở châu Âu và một vài lý thuyết trong số đó đã trở nên nổi tiếng trên thế giới.
Chẳng hạn, lý thuyết của Barnett (1987), Church (1988) cho rằng ĐBCL bao gồm
đầu vào, quá trình và đầu ra. Lawrence và Dangerfield (2001) cho rằng “giới học
thuật có một lịch sử lâu đời về đo lường chất lượng dựa vào đầu vào nhiều hơn là
đầu ra”.
Trước đây, mơ hình kiểm sốt chất lượng thường được sử dụng để kiểm tra
chất lượng và mơ hình này có nguồn gốc từ sản xuất hàng hóa. Lý thuyết chủ đạo
của hệ thống ĐBCL xuất phát từ lĩnh vực kinh doanh sau đó được đưa vào giáo dục.
Hiện nay, các lý thuyết có liên quan đến ĐBCL như Tiêu chuẩn hóa quốc tế dành
cho các cơ quan, tổ chức (ISO) xuất phát từ kinh doanh và công nghiệp đã được đưa
vào giáo dục, đặc biệt là GDĐH. ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng
được hình thành từ năm 1955 và được soát xét nhiều lần. Đến nay, Bộ tiêu chuẩn
ISO 9001:2008 đã được chính thức ban hành, bao gồm 4 tiêu chuẩn cốt lõi với mục
đích là đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ không những
đáp ứng được những nhu cầu đã đề ra mà còn cao hơn nữa là thỏa mãn nhu cầu và
mong đợi của khách hàng trong tương lai.
17
SEAMEO (2002) nhìn nhận ĐBCL từ sự kết hợp các quan niệm từ năm 1985
đến 1998, ĐBCL các mặt hoạt động trong cơ sở giáo dục được duy trì và khơng
ngừng nâng cao (thể hiện tính chất của TQM). UNESCO (2003) xác định ĐBCL
trong GDĐH là các thủ tục đánh giá và quản lý có hệ thống để giám sát hoạt động
của các cơ sở GDĐH. INQAAHE (2004) cho rằng ĐBCL là các thái độ, đối tượng,
hoạt động và thủ tục cùng các hoạt động kiểm soát chất lượng, đảm bảo chuẩn học
thuật phù hợp đang được duy trì và nâng cao. Vlăsceanu và những người khác
(2007) cho rằng ĐBCL là một vấn đề của nhận thức và cam kết mà người ta gọi là
văn hóa chất lượng.
Arsovski (2007) cho rằng ĐBCL bên trong GDĐH châu Âu gồm 7 nội dung
nhấn mạnh cải tiến chất lượng. Gvaramadze (2008) thì cho rằng ĐBCL bên trong
gồm 7 nội dung nhấn mạnh trách nhiệm, văn hóa chất lượng và cam kết chất lượng.
Theo quan điểm của Reisberg (2010), ĐBCL phải là một quá trình tự điều
chỉnh, phản ánh và cải cách liên tục. Mỗi quá trình bắt đầu ở mỗi thời điểm khác
nhau dựa trên trải nghiệm riêng của từng cơ sở giáo dục. UNESCO (2011) thừa
nhận ĐBCL là một quá trình xây dựng niềm tin giữa các bên liên quan đến các điều
khoản (đầu vào, quá trình và đầu ra) đáp ứng sự mong đợi hoặc đạt ngưỡng yêu cầu
tối thiểu. ĐBCL liên quan đến sự phát triển liên tục, quy trình đánh giá liên tục gồm
đánh giá, giám sát, đảm bảo, duy trì và nâng cao chất lượng. Nó mang đặc trưng của
TQM với hai mục đích quan trọng cần tập trung là trách nhiệm giải trình và cải tiến
liên tục. Trong hệ thống ĐBCL, UNESCO (2011) nhấn mạnh ba yếu tố: kiểm sốt
chất lượng, trách nhiệm giải trình và cải tiến (dựa trên ba nguyên tắc chính trong
ĐBCL của Harvey (1999)).
Hệ thống ĐBCL bên trong các trường ĐH Việt Nam
Phạm Xuân Thanh (2011) đưa ra hệ thống ĐBCL bên trong trường ĐH Việt
Nam cơ bản dựa trên sự kết hợp hệ thống của châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương,
AUN và phù hợp với Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường ĐH Việt
Nam (ban hành theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 và
Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo) được mơ tả như Hình 1.1.
18
Hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học Việt Nam
-Các chủ trương
của nhà trường,
-Kế hoạch cải tiến
chất lượng đào tạo,
-Một đơn vị chuyên
trách về ĐBCL,
-Các hoạt động và
sự phối hợp giữa
các đơn vị bên
trong nhà trường.
-Cơ chế phê
duyệt,
-Giám sát và
định kỳ rà sốt
đánh giá các
chương
trình
đào tạo.
-Chiến
lược
liên tục cải
tiến, nâng cao
chất lượng đào
tạo,
-ĐBCL
đội
ngũ giảng dạy.
-Cơng
khai
các thơng tin
về
giảng
dạy, chương
trình và kết
quả đào tạo.
Hình 1.1. Hệ thống ĐBCL bên trong trƣờng đại học Việt Nam
Hệ thống ĐBCL bên trong của các trường ĐH Việt Nam cơ bản phù hợp với
hệ thống ĐBCL của AUN-QA. Dựa trên bộ tiêu chuẩn/tiêu chí đã ban hành, các
trường ĐH có thể bổ sung một số hoạt động ĐBCL phù hợp với bối cảnh của
trường nhằm tăng cường hoạt động ĐBCL bên trong.
Tuy nhiên, thang đánh giá chất lượng của AUN-QA có 7 mức (từ khơng có
gì đến xuất sắc) hướng đến ĐBCL quốc tế, trong khi Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng trường ĐH của Việt Nam lại có 2 mức (đạt và chưa đạt), chưa thể hiện rõ
ràng mức độ chất lượng trường ĐH đạt được.
Tác giả Trần Khánh Đức (2009) cho rằng nguyên tắc Chiba (2008) của
APQN gồm 7 nội dung nhấn mạnh xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng. Dựa
trên hệ thống ĐBCL của AUN-QA, Nguyễn Kim Dung và Lê Văn Hảo (2012) đưa
ra các nhu cầu phát triển hệ thống ĐBCL bên trong của các trường ĐH Việt Nam,
những việc làm được, chưa làm được và đề xuất các ý kiến liên quan đến sự phát
triển của hệ thống ĐBCL bên trong trường ĐH.
Tác giả Nguyễn Hữu Châu trong Báo cáo tổng kết đề tài B2004-CTĐT (Hà
Nội, 2006) “Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục và đánh giá chất
lượng giáo dục” đã phân tích một số thành tố chất lượng giáo dục, xác lập bộ tiêu
chí và những chỉ số cơ bản đánh giá chất lượng giáo dục của hệ thống giáo dục và
cơ sở giáo dục cũng như sự phù hợp, cần thiết và khả năng đo lường của hai bộ tiêu
chí và chỉ số cơ bản đánh giá chất lượng giáo dục.
19
Trong báo cáo tổng kết đề tài B2004-CTĐT (Hà Nội, 2006), “Các mơ hình
đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trên thế giới”, tác giả Bùi Mạnh Nhị và các
cộng sự đã đề cập đến các mơ hình ĐBCL của các quốc gia phát triển trên thế giới,
kết quả khảo sát về đánh giá thực trạng chất lượng GDĐH ở Việt Nam hiện nay,
đồng thời đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng GDĐH Việt
Nam.
Dựa trên quan điểm của SEAMEO (2002), Lê Đức Ngọc (2008) đưa ra quan
điểm ĐBCL là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong
hệ thống chất lượng, và được chứng minh là đủ mức cần thiết để khách hàng thỏa
mãn các yêu cầu chất lượng. Phạm Xuân Thanh (2009) cũng dựa vào quan điểm của
SEAMEO (2002) để đưa ra định nghĩa ĐBCL.
Ngơ Dỗn Đãi (2012) xác định những việc cần làm của các trường ĐH Việt
Nam hiện nay là: i) Có chính sách rõ ràng và những quy trình phù hợp để ĐBCL
các chương trình đào tạo và bằng cấp; ii) Chú ý sự tham gia của GV, NV và SV.
Nguyễn Văn Hiệu (2012) nhận định ĐBCL GDĐH ở Việt Nam cần kết hợp bộ tiêu
chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và bộ tiêu chuẩn của AUN-QA để thực hiện tốt
việc quản lý đào tạo và phát triển theo hướng ĐBCL.
Quan điểm về ĐBCL còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng cơ bản vẫn là các
hoạt động ĐBCL bên trong , ĐBCL bên ngoài hoặc ĐBCL bên trong và bên ngoài
cơ sở giáo dục. Hơn nữa, một số quan điểm cho rằng ĐBCL bao gồm cả văn hóa
chất lượng, kiểm định chất lượng, số khác thì cho rằng nó độc lập với các phương
thức, thủ tục khác nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống.
Như vậy, thông qua nhận định của các tác giả, cho thấy nội hàm của ĐBCL
hướng theo hai quan điểm chính: (i) ĐBCL nhấn mạnh duy trì và đảm bảo chất
lượng; (ii) ĐBCL nhấn mạnh nâng cao và cải tiến chất lượng. Do đó, các định
nghĩa, khái niệm hoặc quan niệm về ĐBCL cịn tùy vào lĩnh vực đặc trưng của từng
loại hình cơ sở giáo dục, bối cảnh phát triển, quy trình hoạt động và chính sách giáo
dục của mỗi quốc gia. Tựu chung lại, có thể nói rằng, ĐBCL bên trong là các hoạt
động tự thân chăm lo chất lượng của nhà trường, là toàn bộ mọi hoạt động của các
bộ phận trong nhà trường để hướng đến chất lượng như mong muốn.
Đảm bảo chất lượng bên ngồi
Mục đích của ĐBCL bên ngồi là đạt được trách nhiệm giải trình và chứng
minh mục tiêu đạt được của cơ sở giáo dục trước xã hội (Parri, 2006). Theo Dill
20
(2007), mục tiêu của ĐBCL bên ngoài là thúc đẩy nâng cao chất lượng GDĐH.
EUA (2010) cho rằng mục tiêu của ĐBCL bên ngoài là một cách để cân bằng lợi
ích học thuật và chính sách trong GDĐH.
Vroeijenstijn (2003) nhấn mạnh ĐBCL bên ngồi tạo áp lực trách nhiệm giải
trình và cải tiến ĐBCL bên trong. Karkoszka (2009) nhận định rằng hệ thống
ĐBCL bên ngoài chỉ hoạt động hiệu quả khi nó có liên quan chặt chẽ với hệ thống
ĐBCL bên trong, trong đó cần đảm bảo tính thống nhất, linh hoạt, sáng tạo và cải
tiến. Hơn nữa, tự đánh giá là cầu nối giữa ĐBCL bên trong và ĐBCL bên ngoài
(Wantannatorn, 2004).
Theo AUN (2009), ĐBCL bên trong bao gồm các hoạt động giám sát, đánh
giá và cải tiến chất lượng tự thân của cơ sở giáo dục, ĐBCL bên ngoài bao gồm các
hoạt động đối sánh, thẩm định và đánh giá chất lượng từ bên ngoài cơ sở giáo dục
thể hiện hai nhóm hoạt động tách biệt và độc lập.
EUA (2010) nhấn mạnh tính minh bạch của cơng tác ĐBCL khi chỉ ra rằng
các thủ tục đánh giá ngoài trong nước dẫn đến một số cơ sở giáo dục ít quan tâm
đến trách nhiệm bên trong, do đó dễ dẫn đến văn hóa bằng lịng hoặc tn thủ. Vì
vậy, những cơ sở giáo dục được đánh giá ngoài bởi cơ quan kiểm định nước ngoài
cho kết quả khách quan, minh bạch hơn, thực sự tạo động lực cho cơ sở giáo dục cải
tiến và nâng cao chất lượng để đạt được chất lượng như mong muốn hướng đến chất
lượng khu vực và thế giới.
Trong Đề án xây dựng và phát triển hệ thống KĐCLGD đối với GDĐH và
trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011–2020 nêu rõ khuyến khích các
cơ sở giáo dục đăng ký đánh giá, kiểm định bởi các tổ chức KĐCLGD quốc tế và
trong khu vực Châu Á–Thái Bình Dương.
Lewis (2012) khuyến cáo cần chú trọng ĐBCL để nâng cao chất lượng
(thay vì trách nhiệm giải trình), tăng cường hợp tác với các cơ quan ĐBCL bên
ngoài.
Như vậy, ĐBCL bên trong và ĐBCL bên ngoài phải tồn tại song song nhằm
hỗ trợ, tác động lẫn nhau theo hướng tích cực, đảm bảo cho các cơ sở giáo dục và
các tổ chức ĐBCL bên ngoài luôn được cải tiến và nâng cao chất lượng liên tục.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, chất lượng GDĐH không đơn thuần là
vấn đề của riêng một quốc gia mà có tính khu vực và quốc tế. Ngày 19/6/1999, các
Bộ trưởng Bộ Giáo dục của 29 quốc gia châu Âu đã họp tại Bologna (Ý) để ký
21