Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 181 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

LƢƠNG THỊ TRANG

DI CƢ LAO ĐỘNG XUYÊN BIÊN GIỚI
CỦA NGƢỜI NGÁI Ở LỤC NGẠN, BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Nhân học

Hà Nội – 2017
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

LƢƠNG THỊ TRANG

DI CƢ LAO ĐỘNG XUYÊN BIÊN GIỚI
CỦA NGƢỜI NGÁI Ở LỤC NGẠN, BẮC GIANG

LUậN VĂN THạC SĨ CHUYÊN NGÀNH NHÂN HọC
Mã số: 60 31 03 02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính

Hà Nội - 2017




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã may mắn nhận được nhiều sự giúp đỡ của
các cá nhân, tập thể, tổ chức... Nhân đây tôi xin được gửi lời tri ân của mình.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới chính quyền UBND
huyện Lục Ngạn, UBND xã Tân Hoa và cộng đồng người Ngái ở thôn Vặt Ngoài,
Thanh Văn 2 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập dữ liệu. Đặc biệt, tôi xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình bác Vi Văn Mừng đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất về ăn, ở, đi lại cho tôi trong suốt quá trình điền dã trên địa bàn nghiên cứu.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn của mình – PGS.TS Nguyễn
Văn Chính. Người đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình điền dã
cũng như đưa ra các ý kiến đóng góp, phê phán, phản biện cho đề tài nghiên cứu
của tôi.
Nhân đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ HSU Fu-mei, giảng viên
Khoa Ngôn ngữ và Văn học Trung Hoa, Đại học Yuan Ze, Taiwan và chị Shù Nhì
Múi đã giúp tôi dịch các bản gia phả dòng họ người Ngái. Tôi cũng xin được gửi
lời cảm ơn Giáo sư ITO Masako, Trường Nghiên cứu Á-Phi, Đại học Kyoto.
GS.ITO đã nghiên cứu thực địa về dân tộc Ngái và lưu lại trong gia đình tôi nhiều
ngày, không chỉ đem đến niềm cảm hứng mà cả những kinh nghiệm thực địa quý
báu mà tôi học hỏi được. Ngoài ra, đề tài “Nghiên cứu bản sắc tộc người của dân
tộc Ngái Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Văn Chính chủ trì cũng đã ủng hộ cả vật
chất và tinh thần, giúp tôi có thêm niềm tin để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, thầy cô đã
hết lòng ủng hộ, động viên giúp tôi có thêm động lực phấn đấu để hoàn thành tốt
luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2017
Lương Thị Trang



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình này do tôi thực hiện, những tư liệu trong luận
văn được khai thác, thu thập từ thực địa và các tài liệu tham khảo được trích dẫn
nguồn đầy đủ. Nếu có gì sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên

Lƣơng Thị Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................7
3.2. Địa bàn nghiên cứu .........................................................................................8
3.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................9
4. Nguồn tƣ liệu của luận văn ...................................................................................9
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................................10
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................10
CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 11
1.1. Tổng quan về nghiên cứu ................................................................................11
1.1.1. Ngƣời Ngái ở Bắc Giang............................................................................11
1.1.2. Di cƣ trong nƣớc .......................................................................................13
1.1.3. Di cƣ quốc tế ...............................................................................................15
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................22
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ...........................................................................22
1.2.1.1. Di cư ......................................................................................................22
1.2.1.2. Di cư lao động xuyên biên giới ............................................................23

1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu .................................................................................26
1.2.2.1. Lý thuyết lực hút và lực đẩy (Push and pull factors)..........................26
1.2.2.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội (social network) ......................................29
1.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................31
Tiểu kết chương 1.....................................................................................................38
CHƢƠNG 2. NGƢỜI NGÁI Ở TÂN HOA, ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ MẠNG
LƢỚI XÃ HỘI CỦA NGƢỜI DI CƢ ....................................................................39
2.1. Lịch sử di cƣ, định cƣ và mạng lƣới xã hội ngƣời Ngái ở Lục Ngạn, Bắc
Giang ........................................................................................................................39
2.1.1. Nguồn gốc lịch sử .......................................................................................39
1


2.1.2. Quê hƣơng bản quán và sự trở về ............................................................42
2.1.3. Mạng lƣới xã hội xuyên quốc gia..............................................................44
2.2. Hoạt động kinh tế của ngƣời Ngái ở Tân Hoa ...............................................48
2.2.1. Kinh tế nông nghiệp...................................................................................48
2.2.2. Kinh tế phi nông nghiệp ............................................................................51
2.2.3. Sự phân tầng xã hội ở Tân Hoa ...............................................................53
2.3. Những ngƣời môi giới lao động.......................................................................55
2.3.1. Môi giới lao động họ là ai? ........................................................................55
2.3.2. Vai trò của môi giới trong tuyển dụng lao động .....................................59
2.3.3. Thu nhập và rủi ro của nghề môi giới lao động ......................................62
2.4. Hành trình vƣợt biên tìm việc làm .................................................................65
2.4.1. Những ngƣời lao động vƣợt biên ..............................................................65
2.4.2. Hành trình vƣợt biên .................................................................................70
Tiểu kết chương 2.....................................................................................................82
CHƢƠNG 3. VIỆC LÀM, THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DI CƢ.... 84
3.1. Trồng và thu hoạch mía ...................................................................................84
3.1.1. Công việc .....................................................................................................84

3.1.2. Quản lý lao động ........................................................................................88
3.1.3. Thu nhập .....................................................................................................91
3.2. Công nhân trong các công xƣởng tƣ nhân .....................................................94
3.2.1. Công việc .....................................................................................................94
3.2.2. Quan hệ giữa chủ và lao động di cƣ .........................................................96
3.2.3. Thu nhập của ngƣời lao động ...................................................................98
3.3. Lâm nghiệp và dịch vụ ...................................................................................100
3.3.1. Công việc ...................................................................................................100
3.3.2. Tổ chức lao động và quan hệ lao động ...................................................103
3.3.3. Thu nhập của ngƣời lao động .................................................................104
3.4. Cuộc sống của ngƣời lao động di cƣ tại nơi làm việc ..................................105
3.4.1. Điều kiện ăn ở và các mối quan hệ nơi làm việc ...................................105
3.4.2. Giải khuây nơi đất khách ........................................................................112
Tiểu kết chương 3...................................................................................................114
2


CHƢƠNG 4. TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DI CƢ LAO ĐỘNG
XUYÊN BIÊN GIỚI .............................................................................................116
4.1. Động cơ di cƣ ..................................................................................................116
4.2. Đa dạng hóa hoạt động sản xuất và thay đổi mức sống..............................121
4.2.1. Đầu tƣ vào nhà ở ......................................................................................121
4.2.2. Đầu tƣ vào sản xuất .................................................................................124
4.2.3. Cải thiện kinh tế hộ gia đình ...................................................................126
4.3. Hậu quả di cƣ .................................................................................................128
4.3.1. Phân tầng xã hội.......................................................................................128
4.3.2. Rủi ro và nguy hiểm nơi đất khách quê ngƣời. .....................................129
4.3.3. Bệnh tật, ốm đau và sức khỏe của ngƣời lao động ...............................132
4.4. Vấn đề bóc lột sức lao động ...........................................................................134
4.5. Những ngƣời nông dân “biến chất” .............................................................136

4.6. Hậu quả khác ..................................................................................................138
Tiểu kết chương 4...................................................................................................140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................146
PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ ..........................................................................................155
PHỤ LỤC 2 : BẢNG HỎI ....................................................................................157

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XCTP: Xuất cảnh trái phép
VND:

Việt Nam đồng

NDT:

Nhân dân tệ

ĐVT:

Đơn vị tính

PVS:

Phỏng vấn sâu

PL:

Phụ lục


m:

Meter

km:

Kilometer

kg:

Kilogam

Tr.:

Trang

UBND:

Ủy ban nhân dân

4


DANH MỤC BẢNH BIỂU TRONG LUẬN VĂN

Bảng 2.2.3.1: Kinh tế các hộ gia đình khá giả. .........................................................54
Bảng 2.2.3.2: Thu nhập kinh tế hộ gia đình thuộc diện nghèo năm 2015. ...............55
Bảng 2.4.1: Tỷ lệ về độ tuổi của người lao động. .....................................................68
Bảng 3.4.1: Các con đường tiểu ngạch được người lao động lựa chọn. ...................71

Bảng 4.1: Lý do di cư tìm việc làm bên Trung Quốc của người Ngái....................116
Bảng 4.2.1: Cách chi tiêu tiền lương đem về từ Trung Quốc. ................................122

5


MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, di cư quốc tế đã trở thành
một trong những vấn đề của thời đại. Di cư từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của
tất cả các quốc gia trên thế giới. Di cư không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà
là sản phẩm của đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị, văn hoá trong từng thời
đại. Chính vì thế quá trình di cư tạo ra nhiều vấn đề kéo theo nó, trong đó có cả
những ảnh hưởng tốt và cả những hệ lụy do di cư gây ra. Di cư quốc tế trong xu thế
toàn cầu hóa với những động thái, biểu hiện mới đòi hỏi các khoa học chuyên ngành
và liên ngành phải có bước phát triển tương ứng để nhận diện chính xác, luận chứng
có căn cứ cho các can thiệp chính sách cũng như xác lập khung khổ lý thuyết cho
nghiên cứu cơ bản.
Các hình thái di cư lao động của Việt Nam ngày càng đa dạng phức tạp với
quy mô và hình thức khác nhau, với nhiều đối tượng và thành phần khác nhau đã
tạo ra một bức tranh về di cư nhiều màu sắc trong đó di cư lao động xuyên biên giới
là hiện tượng ngày càng diễn ra phổ biến. Với đường biên giới dài và tiếp giáp với
nhiều quốc gia đã tạo điều kiện để các lao động có điều kiện di chuyển tìm kiếm
việc làm. Không chỉ các tộc người sống gần biên giới mà rất nhiều các nhóm tộc
người sinh sống trên đất nước Việt Nam hiện nay tham gia di cư lao động xuyên
biên giới với số lượng ngày càng lớn. Vấn đề di cư lao động xuyên biên giới có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các tộc người.

Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là nơi có vị trí thuận lợi, tiếp giáp với Lạng
Sơn cũng như có nhiều tuyến đường liên tỉnh, nội tỉnh dễ dàng thuận tiện cho việc
di chuyển từ địa bàn đến khu vực biên giới. Từ lâu, Lục Ngạn đã được coi là điểm
nóng có nhiều lao động di cư tự do xuyên biên giới tìm việc làm với nhiều thành
phần dân tộc khác nhau. Trong đó nhóm người Ngái là một trong những dân tộc có
tỷ lệ di cư lao động xuyên biên giới cao so với các nhóm dân tộc còn lại.
Nghiên cứu về vấn đề di cư lao động xuyên biên giới của người Ngái ở xã Tân
Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang một mặt giúp có thêm những hiểu biết rõ hơn
về dân tộc Ngái vốn lâu nay vẫn còn mờ nhạt trong nghiên cứu dân tộc học. Mặt
6


khác, góp phần tìm hiểu hiện tượng di cư lao động xuyên biên giới tại vùng biên
giới Việt Nam - Trung Quốc nói chung cũng như làm rõ về vấn đề di cư lao động
xuyên biên giới của một tộc người cụ thể nói riêng. Nghiên cứu cũng góp phần cung
cấp thông tin và cứ liệu cho các cơ quan hoạch định chính sách di cư của nhà nước
để đưa ra những chính sách hợp lý liên quan đến di cư lao động xuyên biên giới.
Từ những vấn đề nêu trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Di cƣ lao động
xuyên biên giới của ngƣời Ngái ở Lục Ngạn, Bắc Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu của luận văn tập trung vào bốn mục tiêu chính:
1. Khám phá quá trình di cư của người Ngái trong lịch sử và mối liên hệ với
trào lưu di cư lao động tự do gần đây. Trọng tâm của nội dung này là để trả lời câu
hỏi về ý nghĩa của mạng lưới xã hội đối với quá trình di cư tạo ra và vai trò của nó
đối với làn sóng di cư lao động gần đây.
2. Phân tích và làm rõ những động cơ kinh tế-xã hội dẫn đến di cư lao động tự
do xuyên biên giới của các hộ gia đình tộc người Ngái ở huyện Lục Ngạn, Bắc
Giang. Câu hỏi đặt ra cho nội dung nghiên cứu vấn đề này là tình trạng đói nghèo,
thiếu việc làm và phân tầng xã hội ở nơi xuất cư tác động thế nào đến quyết định di
cư và những người môi giới lao động có vai trò thế nào trong quá trình này?.

3. Mô tả và phân tích thực trạng đời sống và công việc của người lao động di
cư tự do ở nơi tiếp cư. Lao động di cư thường được thuê mướn để làm những loại
công việc gì, quan hệ lao động tay ba giữa chủ thuê nhân công, môi giới lao động và
người làm công diễn ra như thế nào và những rủi ro, hệ lụy trong quá trình lao động
ở nước ngoài đối với người lao động là gì?.
4. Phân tích hệ quả kinh tế-xã hội của trào lưu di cư lao động tự do xuyên biên
giới đối với các hộ gia đình nơi xuất cư và những ngụ ý khoa học cho công tác thực
tiễn quản lý vùng biên và đảm bảo an ninh cho người lao động di cư.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhóm người Ngái ở xã Tân Hoa, huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, không gian hoạt động và mạng lưới xã hội
của người Ngái không chỉ bó hẹp trong phạm vi một làng, một xã mà lan tỏa và
7


tương tác với các nhóm tộc người khác trong địa bàn cư trú vùng Lục Ngạn, Sơn
Động sang đến các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông và Quảng Tây bên Trung Quốc
nên trong những trường hợp cần thiết, đối tượng nghiên cứu được mở rộng hơn ra
địa bàn huyện Lục Ngạn và vùng biên giới. Về mặt thời gian, luận văn chủ yếu quan
tâm đến trào lưu di cư lao động tự do của người Ngái sang Trung Quốc kiếm việc
làm từ sau bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc năm 1991. Tuy nhiên,
người Ngái có lịch sử di cư vào Việt Nam và một bộ phận di cư trở lại Trung Quốc
do tác động của chiến tranh biên giới những năm 1978-1979 và do đó tạo ra mạng
lưới xã hội cho trào lưu di cư hiện nay nên thông tin về lịch sử di cư cũng được thu
thập và phân tích phục vụ cho hiểu biết sâu hơn về quá trình di cư gần đây.
3.2. Địa bàn nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn một xã (Tân Hoa) làm địa bàn nghiên
cứu sâu và mở rộng các quan sát ra cả nhóm dân tộc Ngái sinh sống ở huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Theo số liệu của UBND huyện Lục Ngạn, tính đến tháng 6 năm 2016 số người
Ngái được kê khai là người Hoa trên địa bàn huyện Lục Ngạn là 13.897 người.
Người Ngái sống rải rác tại nhiều xã khác nhau trên địa bàn huyện như: Tân Lập,
Tân Quang, Thanh Hải, Đồng Cốc, Tân Hoa,… Trong các xã này, Tân Hoa được
cho là một trong những địa phương có số lượng người dân di cư vượt biên tìm việc
làm với số lượng lớn trong địa bàn huyện Lục Ngạn. Ngoài ra, theo những hiểu biết
trước đó của tôi thì xã Tân Hoa là một trong những xã người dân có nhiều mối quan
hệ thân tộc xuyên quốc gia với cộng đồng người Ngái ở bên Trung Quốc.
Trong địa bàn xã Tân Hoa có hai thôn tập trung người Ngái sinh sống là thôn
Vặt Ngoài và thôn Thanh Văn 2. Thực ra, thôn Thanh Văn 2 và Vặt Ngoài vốn là
một, được chính quyền tách ra thành hai thôn gần đây. Tuy nhiên, số lượng người
Ngái vẫn còn sống tập trung đông hơn tại thôn Vặt Ngoài trong khi ở Thanh Văn 2
chỉ có một số lượng rất nhỏ các hộ gia đình Ngái sinh sống. Trong khi chọn điểm
nghiên cứu sâu là thôn Vặt Ngoài cho các cuộc phỏng vấn sâu và nghiên cứu thực
địa dài ngày, tại đây tôi cũng tổ chức các chuyến khảo sát tại thôn Thanh Văn 2
nhằm thu thập các số liệu liên quan về dân cư và tình hình di cư nói chung.
8


3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này tập trung vào nghiên cứu hình thức di cư lao động tự do qua
biên giới Việt – Trung của người Ngái kể từ năm 1991 trở lại đây, bao gồm các
chuyến di cư lao động tạm thời trong ít ngày và di cư lao động theo mùa vụ, chủ
yếu là mùa trồng mía và mùa thu hoạch mía của các nông trường mía bên Trung
Quốc. Ngoài ra, các hình thức di cư làm công nhân trong các công ty và tổ chức
dịch vụ ở nước sở tại cũng được quan tâm. Không gian nghiên cứu không chỉ là địa
bàn huyện Lục Ngạn mà cũng hướng đến một cái nhìn bao quát cả vùng biên giới
phía bắc, nơi có các cửa khẩu và các con đường tiểu ngạch mà lao động tự do
thường vượt qua để tìm việc làm.
4.


Nguồn tƣ liệu của luận văn

Luận văn này khai thác và sử dụng 3 nguồn tài liệu chính làm cơ sở cho các
phân tích. Đó là:
1)

Nguồn tư liệu điền dã thực địa: Nguồn tư liệu được thu thập trong hơn

hai tháng tại địa bàn, bao gồm các cuộc phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc theo
bảng hỏi, các câu chuyện về lịch sử di cư, về gia đình và đời sống của các hộ gia
đình và cá nhân tham gia di cư. Đây là nguồn thông tin quan trọng nhất cho phép
hình dung lại toàn bộ quá trình di cư và những vấn đề mà người di cư phải đối diện.
2)

Nguồn tư liệu thành văn: Trong đó có tài liệu lưu trữ ở các quan quản

lý hành chính địa phương như các văn bản, báo cáo, số liệu thống kê. Những nguồn
tư liệu này giúp tôi có được thông tin tổng quát về địa bàn nghiên cứu cũng như
giúp trả lời các vấn đề nghiên cứu ở tầm rộng hơn của huyện Lục Ngạn và vùng
biên giới. Ngoài ra, những ghi chép của các gia đình, thư từ trao đổi thăm viếng và
công việc, các câu đối và văn tự trình bày trên bàn thờ của các gia đình người Ngái
và gia phả của các dòng họ (Hà, Hoàng, Vi). Nguồn tư liệu này giúp tôi tôi lý giải
về lịch sử di cư, tụ cư, phát triển, văn hóa, lối sống của cộng đồng tộc người Ngái ở
đây cũng như tìm thấy các mối quan hệ thân tộc xuyên biên giới của một số dòng họ
người Ngái.
3)

Nguồn tài liệu thứ cấp: Chủ yếu là các công trình nghiên cứu đã xuất


bản trên các tạp chí, sách, báo, internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đây là
9


những tư liệu giúp tôi có được nhiều thông tin liên quan đến vấn đề người Ngái và
tình hình di cư lao động trái phép ở nhiều địa phương trong đó có huyện Lục Ngạn,
Bắc Giang.
5.

Đóng góp của luận văn

Di cư lao động tự do xuyên biên giới là một hình thức quan trọng trong di dân
nói chung. Nó phản ánh không chỉ các khuôn mẫu của đời sống mà cả chiến lược
sinh tồn của các hộ gia đình trong môi trường sinh sống của họ. Nghiên cứu này lần
đầu tiên cung cấp một mô tả dân tộc học về người Ngái, cuộc sống hàng ngày của
họ, những mối liên hệ xuyên quốc gia, và quyết định lựa chọn di cư vượt biên như
một chiến lược sinh tồn để cải thiện cuộc sống. Nghiên cứu đã chỉ ra ba lợi thế quan
trọng trong vốn xã hội được người Ngái tận dụng vào trong chiến lược di cư của
mình, đó là các yếu tố ngôn ngữ, tính tộc người và quan hệ thân tộc. Ngoài ra, đây
là lần đầu tiên một nghiên cứu di cư xuyên biên giới đặt vấn đề tìm hiểu và làm rõ
vai trò của người môi giới lao động, góp phần cung cấp thông tin cho các quyết
sách về quản lý vùng biên và di chuyển tự do qua biên giới không tuân theo các quy
định pháp luật.
6.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 4 chương chính, các
chương như sau:
Chương 1: Tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.

Chương 2: Người Ngái ở xã Tân Hoa, đời sống kinh tế và mạng lưới xã hội
của người di cư.
Chương 3: Việc làm, thu nhập và đời sống của người di cư.
Chương 4: Tác động kinh tế - xã hội của di cư lao động xuyên biên giới.

10


CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về nghiên cứu
1.1.1. Ngƣời Ngái ở Bắc Giang
Trong các cuộc điều tra dân số chính thức, người Ngái ở Bắc Giang được
hướng dẫn khai báo là người Hoa. Thực ra, khái niệm người Hoa tương đối mơ hồ
vì nó không hoàn toàn là một thuật ngữ chỉ tộc danh. Người Ngái ở Bắc Giang chấp
nhận tên gọi Hoa bởi vì họ có nguồn gốc di cư từ Trung Quốc, nhưng không chấp
nhận mình thuộc về tộc Hoa-Hán. Nhiều người dân khi được hỏi đều cho rằng họ có
tên tự gọi là người Ngái, nói tiếng Ngái và tiếng Khách, khác với các phương ngữ
Hán và không giống với tiếng Hán Quảng Đông.
Trước năm 1979, người Ngái và các nhóm nói tiếng Ngái như Khách, Khách
gia, Hắc Cá, Sín và Đản đều được xem là một bộ phận của dân tộc Hoa [12&13].
Năm 1979, người Ngái lần đầu tiên được tách ra khỏi dân tộc Hoa để trở thành một
tộc người riêng, khác Hoa [44]. Có ý kiến cho rằng việc tách nhóm Ngái khỏi người
Hán là chính sách phân hóa của Việt Nam để làm giảm cố kết của họ với các nhóm
gốc Hán [68]. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng việc tách người
Ngái khỏi dân tộc Hoa là có cơ sở khoa học và là một cách để chống lại chủ nghĩa
bá quyền Trung Quốc [14].
Kể từ khi người Ngái được công nhận là một tộc người riêng biệt đến nay vẫn
chưa được giới dân tộc học và nhân học quan tâm đúng mức. Chính vì vậy các công

trình nghiên cứu về người Ngái ở Việt Nam còn rất hạn chế. Ngoài một vài nghiên
cứu ít ỏi và sơ lược có nhắc đến các nhóm nói tiếng Ngái và Hắc cá/Khách gia [12]
không thấy có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về người Ngái. Các công trình
chuyên khảo mang tính học thuật vô cùng ít ỏi và mờ nhạt. Vài năm trở lại đây mới
bắt đầu có một số nghiên cứu cũng như các bài báo viết về người Ngái đăng tải trên
một số phương tiện truyền thông [7; 10; 11; 23] v.v. Tuy nhiên, các bài báo này chỉ
nói tới bộ phận người Ngái ít ỏi ở tỉnh Thái Nguyên. Hầu như chưa có nghiên cứu

11


nào về người Ngái ở Bắc Giang. Gần đây, một vài sinh viên Khoa Nhân học Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tiến hành khảo sát về người Ngái ở Thái
Nguyên và Bắc Giang làm luận văn tốt nghiệp đại học [28;29]. Công trình nghiên
cứu công phu đầu tiên trình bày những phát hiện mới, có tính hệ thống về người
Ngái Việt Nam là của [15]. Báo cáo khoa học này trình bày tại Hội nghị Thông báo
dân tộc học dựa trên khảo sát thực địa tại Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên,
Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa đến kết luận rằng nhóm cư dân vẫn
được kê khai là người Hoa ở Bắc Giang và Đồng Nai thực ra là người Ngái. Họ
thuộc về hai phân nhóm nói tiếng Ngái và tiếng Khách.
Trong quá trình nghiên cứu thực địa tại Bắc Giang, chúng tôi đã được nghe
người Ngái nói về lịch sử của các dòng họ, quá trình di cư của họ vào Việt Nam, và
những vấn đề mà họ quan tâm trong cuộc sống hiện thời. Những người dân địa
phương cho biết tổ tiên của họ đều có gố gác từ khu vực Đông Nam Trung Quốc,
các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông và Quảng Tây. Do những biến động lịch sử và sức
ép kinh tế - xã hội nơi quê nhà, đã di cư đến khu vực Phòng Thành (Quảng Tây,
Trung Quốc) rồi từ đây di cư vào khu vực Móng Cái, Đầm Hà, Hà Cối thuộc tỉnh
Hải Ninh (cũ), nay thuộc tỉnh Quảng Ninh. Thời điểm các dòng họ di cư đến khu
vực này tính đến nay đã 7-8 đời, tức khoảng hơn 100 năm. Từ đây, các gia đình dần
dần di cư vào sâu hơn trong đất liền, lên các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái

Nguyên. Một bộ phận lớn người Ngái đã di cư vào Nam năm 1954 [15].
Ở hầu hết các làng người Ngái ở huyện Lục Ngạn mà tôi đã đến thăm, đều
thấy có hiện tượng trong một làng thường có các dòng họ thuộc hai nhóm ngôn ngữ
Ngái và Khách cùng chung sống. Theo người dân ở đây, hai thứ tiếng này chỉ khác
nhau chút ít trong phát âm và một số từ vựng, nhưng họ đều hiểu nhau. Cả hai nhóm
này đều có chung một ký ức về lịch sử tụ cư ở Bắc Giang (4-7 đời) mặc dù có
nghiên cứu nói rằng người nói tiếng Ngái dường như đã có lịch sử cư trú ở Việt
Nam sớm hơn người nói tiếng Khách [15]. Ngoài những đặc điểm chung về ngôn
ngữ, nguồn gốc lịch sử, các nhóm Ngái đã có quá trình chung sống lâu dài ở Việt
Nam và họ mong muốn được xác định là người Ngái thay vì kê khai học là người
Hoa. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng tộc danh Ngái để chỉ nhóm cư dân đang
được nghiên cứu.
12


1.1.2. Di cƣ trong nƣớc
Di cư lao động từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các công trình
về di cư nông thôn - đô thị hay di cư lao động chủ yếu tập trung vào nghiên cứu di
cư trong nước. Cũng đã có một số nghiên cứu về vấn đề di cư ra nước ngoài của lao
động Việt Nam. Tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về di cư quốc tế chưa nhiều.
Trong phần tổng quan này, tôi tập trung vào một số nguồn tài liệu mang tính tổng
quan về di cư trong nước cũng như di cư quốc tế đã công bố dưới dạng khảo luận
khoa học, các bài đăng trên các tạp chí nghiên cứu. Một số bài biết đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng cũng được lưu ý để hiểu rõ hơn quan điểm của
công luận nhìn nhận tình hình di cư lao động như thế nào.
Trong số các nghiên cứu về di cư trong nước, một báo cáo tổng quát do
Veronique Marx và Katherine Fleischer thực hiện đã nêu lên một bức tranh chung
về tình hình di cư trong nước. Theo báo cáo này, hiện có khoảng 7,7% dân số cả
nước đang tham gia vào các dòng di cư khác nhau và xu hướng chung là đang tăng
lên nhanh chóng, trong đó tỷ lệ lao động nữ tăng lên đáng kể. Báo cáo đã chỉ ra bốn

vấn đề đáng quan tâm khi nghiên cứu di cư nội địa: 1) Phần lớn di cư trong nước là
di cư tự do theo ba hình thức ngắn hạn, mùa vụ và di cư lâu dài; 2) Người di cư luôn
cảm thấy yếu thế hơn so với người sở tại. Họ cũng không được hưởng các trợ cấp
xã hội dành cho người lao động nếu di cư tự do, và gặp nhiều khó khăn trong tiếp
cận các dịch vụ xã hội; 3) Động cơ chính của di cư là vì mục đích kinh tế, trong đó
bao gồm những người tìm việc làm tăng thêm thu nhập và nâng cao điều kiện sống
và những người di cư theo gia đình; 4) Hầu hết số tiền kiếm được từ lao động di cư
được chi dùng cho giáo dục và các chi phí chăm sóc sức khỏe. Điều này có nghĩa là
di cư lao động, trong chừng mực nào đó có ý nghĩa tích cực vì nhờ đó giảm đi sự
khác biệt giữa các khu vực thành thị và nông thôn và góp phần tạo việc làm và thu
nhập cho hộ gia đình nghèo. Báo cáo này chủ yếu phân tích di cư từ một viễn cảnh
vĩ mô tình hình di cư trong nước hiện nay như dòng di cư, giới, công việc, thu nhập
và tác động xã hội của di cư lao động. Tuy nhiên, báo cáo không đi sâu phân tích
các sức ép dẫn đến di cư và mạng lưới xã hội của người di cư tự do. Một nhận định
có tính phổ quát của hầu hết các nghiên cứu về dòng di cư nội địa đều có chung một

13


nhận định về mối liên hệ giữa di cư và tình trạng đói nghèo, xem di cư như một
chiến lược giảm nghèo của các hộ gia đình nông dân [75].
Nghiên cứu của Lê Quốc Hội và Nguyễn Thị Hoài Thu đã chỉ ra mối quan hệ
giữa di dân và quá trình giảm nghèo. Theo các tác giả này thì di cư trong nước đã có
tác động tích cực đến giảm nghèo mặc dù kết quả không phải tức thì nhưng ở các
tỉnh có tỷ lệ kinh tế nông nghiệp cao thì tác động giảm nghèo của di cư rõ rệt hơn.
Nghiên cứu không chỉ ra tác động của từng loại hình di cư cụ thể nhưng nói chung
cho rằng di cư có tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung và đến các hộ gia
đình có người di cư nói riêng [30].
Năm 2004, nhà nghiên cứu Đặng Nguyên Anh, một chuyên gia hàng đầu về di
cư nội địa ở Việt Nam đã cho xuất bản công trình “Di dân trong nước: Vận hội và

thách thức đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam”. Trong công trình
này, ông đã phân tích các xu hướng và đặc điểm di dân, những vấn đề nổi bật của di
dân trong nước và từ đó nêu ra các khuyến nghị về chính sách. Tác giả đã làm rõ
các khái niệm di dân và chỉ ra rằng các thành phố lớn trở thành tâm điểm của các
cuộc di dân, người lao động di cư đến thành phố với mong muốn có một cuộc sống
tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, cũng giống như các phát hiện của các nhà nghiên cứu khác,
Đặng Nguyên Anh cũng cho rằng hệ quả của các cuộc di dân nông thôn đô thị là
các đối tượng ít được bảo vệ, khó tiếp xúc với các dịch vụ xã hội và đặc biệt phụ nữ
là đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi, dễ bị xâm hại tình dục và bạo lực trong quá
trình di cư [3].
Nghiên cứu của Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc “Lao động nữ di cư
tự do nông thôn đô thị” cũng chỉ ra bối cảnh, tình hình, lý do di cư vào các thành
phố lớn thu nhập, sức khỏe, chăm sóc y tế, điều kiện sống, quan hệ xã hội của người
di cư được đề cập khá toàn diện. Các tác giả này cũng cho rằng di cư tự do của lao
động nữ dễ gặp rủi ro và nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ dễ bị dụ dỗ, lôi kéo
vào những công việc vi phạm pháp luật [58].
Nói chung, di dân tự do được cho là có tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu
cực. Nguyễn Nữ Đoàn Vy cho rằng ở mặt tích cực, di dân tự do đã giải quyết vấn đề
việc làm cho lao động dư thừa và góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, góp
14


phần chuyển dich cơ cấu lao động nông thôn trong khi lao động thành thị được bổ
sung và trẻ hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế các thành phố, làm phong phú đời
sống. Tuy nhiên, di cư tự do cũng có mặt tiêu cực. Nó gây ra tình trạng thiếu lao
động ở nông thôn vào các mùa vụ và làm gia tăng một số vấn đề xã hội phức tạp,
tạo ra sức ép đối với việc cung cấp các dịch vụ ở thành phố, đồng thời gia tăng sức
ép về quản lý trật tự xã hội cho các cấp chính quyền [78].
1.1.3. Di cƣ quốc tế
Di cư quốc tế đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, gần đây mới có một số nghiên

cứu mang tính tổng quát nhưng còn ít những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
Một báo cáo của Cục lãnh sự - Bộ ngoại giao “Báo cáo tổng quan về tình hình di cư
của công dân Việt Nam ra nước ngoài” đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về
thực trạng di cư ra nước ngoài hiện nay. Báo cáo đã chỉ ra số lượng người Việt Nam
di cư ra nước ngoài ngày càng tăng về số lượng, lý do di cư trở nên phức tạp hơn,
phụ nữ và trẻ em có số lượng di cư tăng nhanh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
quy luật cung cầu về sức lao động, dịch vụ, và chênh lệch về mức sống và thu nhập
giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đã thúc đẩy các luồng di cư. Lý do kinh
tế, hôn nhân, chảy máu chất xám, được coi là những nhân tố thúc đẩy di cư nước
ngoài nhiều nhất. Di cư ra nước ngoài hiện nay chủ yếu dưới dạng di cư lao động, di
cư du học, di cư hôn nhân gia đình, và di cư trái phép. Báo cáo này chủ yếu tập
trung về vấn đề việc làm, lao động cũng như tình hình nhập cư vào một số nước
châu Âu [19]. Vấn đề di cư trái phép, buôn bán phụ nữ và trẻ em đã được nhắc đến.
Tuy nhiên, chỉ có cái nhìn tổng quan chưa có những ví dụ cụ thể hay làm nổi bật lên
vấn đề này. Đặc biệt, tình trạng di cư lao động trái phép qua biên giới chưa thấy đề
cập trong báo cáo.
Mối quan tâm nổi bật của hiện tượng di cư ra nước ngoài là “Vấn đề đăng kí
hộ tịch của người di cư Việt Nam ở nước ngoài” [17]. Báo cáo này cho thấy hiện
nay có khoảng 3,4 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cư trú ở gần 90 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có khoảng 80% người Việt sống ở các
nước công nghiệp phát triển và khoảng 70-80% số đó được nhập quốc tịch nước sở
tại. Những người di cư tại nước ngoài họ mong muốn được nhập quốc tịch nước
15


ngoài vì những vấn đề liên quan trực tiếp tới lợi ích của bản thân họ như để được
hưởng quy chế cư trú dài hạn, có hộ chiếu nước ngoài, được hưởng các quyền lợi
như công dân nước sở tại về việc làm, bảo hiểm, trợ cấp xã hội, việc học hành của
con cái… Nhưng đồng thời họ cũng không muốn từ bỏ quốc tịch Việt Nam vì họ
muốn giữ mối liên hệ chặt chẽ với đất nước Việt Nam. Bài viết cho thấy một cái

nhìn tổng quan chung nhất với những số liệu cụ thể về vấn đề đăng kí hộ tịch của
người di cư Việt Nam ở nước ngoài. Vấn đề di cư của người Việt ra các nước láng
giềng như Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc gần đây đã bắt đầu thu hút sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Trong số các nghiên cứu về khu vực này, Nguyễn Duy Thiệu đã cho công bố
kết quả nghiên cứu của một đề tài khoa học về Cộng đồng người Việt tại Lào. Tài
liệu này cho biết người Việt di cư sang Lào từ rất sớm, nhưng có thể chia thành 4
giai đoạn chính từ thời Nguyễn, thời kỳ chống Pháp, thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ
sau giải phóng. Nguyên nhân của các đợt di cư chủ yếu là do đời sống khó khăn,
thiên tai, hạn hán, sự chuyển cư của Pháp, Mỹ cũng như chiến tranh và bệnh dịch.
Thời kỳ sau giải phóng miền Nam 1975, người Việt di cư sang Lào nhiều hơn và
chủ yếu tập trung ở các thành phố. Người Việt đã có nhiều chuyển đổi trong
phương thức mưu sinh để phù hợp với cuộc sống ở Lào cũng như duy trì nhiều nét
văn hóa của cộng đồng Việt kết hợp tiếp thu một số nét văn hóa Lào đặc sắc [48].
Nghiên cứu cho thấy một bức tranh về đời sống người Việt ở Lào, nghiên cứu thiên
về hòa nhập cuộc sống của người Việt với sự mưu sinh cũng như dung hòa giữa hai
nền văn hóa Việt – Lào hơn là đi sâu vào vấn đề di cư lao động tại bên kia biên giới.
Tác giả cũng không đề cập di cư sang Lào như một hình thức di cư trái phép mà nó
là hình thức di dân tự do.
Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Nhàn, Trần Giang Linh đã quan tâm đến hiện
tượng di cư hôn nhân. Phát hiện của họ cho thấy phụ nữ Việt Nam di cư lấy chồng
nước ngoài phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do phải tự mình hòa nhập vào một
xã hội xa lạ. Họ phải đối mặt với thực tế rằng mình vừa là nạn nhân vừa là kẻ cơ
hội, đồng thời bị phủ nhận quyền tự chủ và đóng góp của họ với cả cộng đồng nơi
đi và nơi đến. Nghiên cứu thiên về cuộc sống cũng như những ảnh hưởng tâm lý
của phụ nữ Việt Nam khi kết hôn với người nước ngoài [37].
16


Tác giả Nghiêm Tuấn Hùng trong bài “Nguyên nhân cơ bản và điều kiện chủ

yếu thúc đẩy di cư quốc tế” đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hiện
tượng này, trong đó nguyên nhân về kinh tế là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, một
nguyên nhân khác là xung đột và chiến tranh. Những biến động theo chiều hướng đi
xuống của môi trường, các nguyên nhân liên quan đến yếu tố sắc tộc và văn hóa
cùng mong muốn chủ quan của con người cũng góp phần thúc đẩy di cư quốc tế.
Hiện tượng di cư quốc tế còn có thêm động lực thúc đẩy là những điều kiện nảy
sinh trong môi trường của hệ thống quốc tế như toàn cầu hóa, sự phát triển của
truyền thông liên lạc, thuận tiện của giao thông vận tải. Thêm nữa, một điều kiện
thuận lợi cho con người có thể yên tâm hơn với những hành trình di cư là sự phát
triển của lý luận về chủ nghĩa toàn cầu và các chương trình trợ giúp nhân đạo.
Ngoài ra, tội phạm quốc tế đã và đang cung cấp những con đường di cư bất hợp
pháp. Bài viết cố gắng chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến các cuộc di cư quốc tế,
trong đó có cả yếu tố sức ép và sức hút của các quyết định di cư [34].
Có thể thấy vấn đề di cư ra nước ngoài đã được nhiều nhà khoa học chú ý đến,
bao gồm cả di cư trong nước và di cư quốc tế. Tuy nhiên vấn đề di cư lao động
xuyên biên giới theo các dạng thức tạm thời, mùa vụ và lâu dài thì vẫn chưa có các
nghiên cứu chuyên sâu. Các báo cáo tổng quan về vấn đề di cư quốc tế có nhắc đến
những hình thức vượt biên tìm việc làm nhưng chưa có những nghiên cứu các
trường hợp cụ thể. Di cư lao động xuyên biên giới Việt Trung đã được một số tác
giả nghiên cứu nhưng chủ yếu được xem xét dưới dạng quan hệ tộc người. Nghiên
cứu của Lý Hành Sơn về “Quan hệ dân tộc xuyên biên giới trong hoạt động kinh tế
ở một số tộc người ở vùng miền núi phía Bắc” cho thấy các dân tộc ở khu vực biên
giới phía Bắc như Nùng, Hmông, Thái, Hà Nhì, đều có quan hệ đồng tộc, họ hàng,
láng giềng với bên kia biên giới trong đó mối quan hệ kinh tế nổi lên ở nhiều
phương diện như trao đổi giống vật nuôi cây trồng, hỗ trợ nhân lực, quan hệ mua
bán qua biên giới và quan hệ lao động làm thuê. Tác giả cho biết, các dân tộc như
Nùng, Hmông, Giáy, La Chí,.. vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê ngày
càng đông và gia tăng nhanh. Không chỉ có các dân tộc ở biên giới mà hiện nay
nhiều dân tộc tại các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên
Quang, v.v… cũng có số lượng di cư lao động sang Trung Quốc ngày một đông

17


[42]. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở liệt kê, cũng như đánh giá các hình thức
quan hệ dân tộc xuyên quốc gia nhưng thiếu các số liệu cụ thể và đặc biệt là nghiên
cứu sâu trên thực địa tại một địa bàn cụ thể để làm rõ những động cơ di cư, tác động
kinh tế xã hội và những vấn đề đặt ra cho người di cư và quản lý di cư xuyên biên
giới.
Trong số các báo cáo về tình hình di cư lao động xuyên biên giới, đáng lưu ý
là bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hiền. Bài viết này đăng trên Bản tin số 23, năm
2010 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã tổng kết lại nghiên cứu “Đánh giá
nhanh tình hình di cư lao động tự do và buôn bán người tại biên giới Việt Trung”
của Viện Khoa học Lao động và Xã Hội kết hợp với Trung tâm nghiên cứu lao động
nữ và giới cùng với tổ chức Lao động quốc tế ILO thực hiện vào năm 2009, bài viết
tập trung phân tích nguyên nhân lao động ở nông thôn hiện nay di cư tự do ra nước
ngoài tìm kiếm việc làm trong đó di cư sang các nước láng giềng như Lào,
Campucchia và Trung Quốc. Hình thức di cư này, theo tác giả, đã tạo ra những tích
cực về mặt kinh tế khi thu nhập tăng lên đáng kể so với làm việc tại quê nhà. Tuy
nhiên là hình thức di cư tự do xuyên biên giới tồn động nhiều vấn đề rủi ro, nguy
hiểm, nhất là đối mặt với nạn buôn bán người, bị bóc lột và lạm dụng sức lao động.
Di cư vượt biên giới Việt – Trung đã xuất hiện từ lâu đời và mang tính lịch sử.
Người dân sinh sống hai bên đường biên của Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ
rất gần gũi, họ cùng chung tiếng nói, cùng chung đặc điểm văn hoá, thậm chí có
quan hệ họ hàng thân tộc hoặc thường xuyên qua lại giao lưu, trao đổi hàng hoá,
văn hoá với nhau. Người dân hai nước qua lại đường biên giới hàng ngày để làm ăn,
sinh hoạt, thăm hỏi lẫn nhau. Lợi ích kinh tế là nguyên nhân quan trọng thu hút
người di cư. Người di cư lao động chủ yếu là người nghèo, không tìm được việc
làm ổn định ở địa phương. Họ đến từ khắp các miền trong cả nước, các tỉnh Bắc,
Trung, Nam đều có người di cư xuyên biên giới tìm việc làm. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Hiền đã chỉ ra một số giải pháp để khắc phục tình hình di cư lao động

trái phép ngày càng gia tăng hiện nay [26].
Trong nghiên cứu của Vương Xuân Tình và cộng sự về “Làng người Tày
trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập”, nhóm tác giả đã nói đến
cách tổ chức bộ máy hành chính, các hoạt động kinh tế và văn hóa của làng người
18


Tày theo các giai đoạn. Trong đó nghiên cứu đã chỉ ra hiện nay số lượng người Tày
di cư lao động xuyên biên giới tìm việc làm rất đông, thậm chí ảnh hưởng đến việc
cơ cấu bộ máy địa phương khi không ai chịu làm việc, muốn bỏ quê đi làm thuê để
có thể có thu nhập cao hơn so với việc trồng cấy và thu hoạch tại các trang trại. Vào
những thời điểm nông nhàn, ở Pò Cại có hàng vài chục người đi làm thuê tại Trung
Quốc. Nghiên cứu chỉ đánh giá chung về tình hình sinh kế, chưa đi sâu vào nghiên
cứu các vấn đề liên quan đến di cư lao động xuyên biên giới như việc làm, thu nhập,
các mối quan hệ, mạng lưới xã hội của người di cư [66].
Ngoài ra, Bùi Xuân Đính, Nguyễn Ngọc Thanh đã có nghiên cứu về “Một số
vấn đề về quan hệ dân tộc liên biên giới ở vùng núi Đông Bắc hiện nay”. Nghiên
cứu đã chỉ ra tình hình phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc sống ở khu vực
vùng gần biên giới Đông Bắc nước ta hiện nay. Kinh tế các dân tộc ở khu vực gần
biên giới vẫn còn nghèo và có sự chênh lệch lớn. Ngoài ra, các dân tộc vùng biên
giới còn có nhiều mối quan hệ thân tộc xuyên biên giới, họ có sự qua lại với nhau từ
lâu đời. Chính vì thế vấn đề di cư vượt biên tìm việc làm là hình thức lao động khá
phổ biến của những tộc người vùng biên. Tuy nhiên, vấn đề này tiềm ẩn nhiều rủi ro
về an ninh, xã hội. Kinh tế vùng biên tạo ra cho các tộc người những cơ hội những
cũng là một vấn đề nhiều thách thức [21].
Năm 2015, tác giả Đặng Thị Hoa, Đậu Tuấn Nam với công trình nghiên cứu
“Quan hệ thân tộc vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc” đã chỉ ra các tác động
tích cực tới sự phát triển ở vùng biên giới thông qua các hoạt động thăm thân, tìm
việc làm, kết hôn xuyên biên giới của các tộc người như các mối quan hệ làm ăn,
buôn bán, các cơ hội việc làm cho những cư dân vùng biên. Ngoài ra, mối quan hệ

thân tộc vùng biên cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội phức tạp về các vấn đề an ninh
trật tự xã hội vùng biên. Chính vì thế nhà nước cần tăng cường hơn nữa vai trò quản
lý mối quan hệ thân tộc xuyên biên giới để phát triển xã hội và đảm bảo an ninh
vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc [27].
Bên cạnh các phân tích khoa học, giới truyền thông gần đây cũng bắt đầu lên
tiếng về hiện tượng di cư xuyên biên giới tìm việc làm của nông dân các tỉnh miền
núi trung du phía bắc. Tác giả Đông Xuyên có bài viết “Long đong phận người lao
19


động “chui” qua biên giới” đăng trên báo Lao động & Đời sống số 33 đã cho biết
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là một trong những điểm nóng về tình trạng xuất
cảnh trái phép sang Trung Quốc. Trong thời gian từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 6
năm 2015 Lục Ngạn có trên 10.000 lao động trái phép qua biên giới, chiếm 56% số
người di cư vượt biên ở tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, bài viết đã nêu cụ thể ví dụ điển
hình về xã Tân Hoa (là địa bàn khảo sát thực địa trong nghiên cứu này của tôi) là
nơi có số lượng lao động di cư trái phép sang biên giới với số lượng lớn và ngày
càng phức tạp. Họ chủ yếu đi làm cho các nông trường nông- lâm nghiệp cũng như
công nhân cho các xưởng sản xuất nhỏ. Nguyên nhân kinh tế được coi là nguyên
nhân chủ đạo ngoài ra còn có các mối quan hệ tộc người tạo điều kiện thuận lợi cho
những người di cư [67]. Cũng bàn về vấn đề này, tác giả Ngọc Anh đã có bài viết
“Xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động: Rước họa vào thân” đăng trên
Báo Bắc Giang, đã nêu ra tình trạng xuất cảnh lao động trái phép sang Trung Quốc
của người dân ngày càng đông trong đó Lục Ngạn là dơn vị có xuất cảnh trái phép
nhiều nhất tỉnh, tập trung ở các xã Tân Hoa, Biển Động, Đồng Cốc, Đèo Gia. Họ
sang đó làm việc bởi nhiều “cò mồi” có mối quan hệ với dân sở tại bên kia biên
giới. Xuất cảnh lao động tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người lao động thậm chí liên
quan đến cả tính mạng. Hai bài viết đánh giá chung về tình hình di cư xuyên biên
giới trên địa bàn huyện Lục Ngạn – Bắc Giang [5].
Tác giả Vĩnh Thụy đăng tải bài viết với tiêu đề “Hàng chục ngàn người Việt

Nam lao động chui ở Trung Quốc” đã dẫn thông tin từ phóng sự của hãng Hãng tin
Anh Reuters nêu tình trạng người Việt Nam lao động chui ở Trung Quốc ngày càng
tăng, với hàng chục ngàn người đang làm việc trong các xí nghiệp không được bảo
vệ bởi dễ bị mất việc và lương thấp bị kiểm soát bởi các cò mồi và tổ chức xã hội
đen. Sang đó họ được cấp giấy chứng minh nhân dân giả chủ yếu bị nhốt trong các
xưởng, ít cho ra ngoài. Chính quyền Trung Quốc cũng có khi làm ngơ mặc dù phát
hiện hàng nghìn lao động Việt Nam lao động trái phép nhưng có lúc họ lại bắt bớ.
Những nguy cơ tiềm ẩn, nguy hiểm to lớn cho lao động Việt Nam [53].
Hầu hết trên các trang báo lớn của Việt Nam đều đã đưa tin về tình trạng di cư
lao động của người Việt sang Trung Quốc hiện nay gây ra nhiều hệ lụy cho người
lao động như bị bóc lột sức lao động, không được chủ lao động trả tiền, bị cò mồi
20


rút bớt lương hay thậm chí bỏ mạng trên đất khách quê người không ai chịu trách
nhiệm hay đền bù. Có thể thấy rằng vấn đề di cư lao động trái phép sang Trung
Quốc của người Việt Nam đang nổi lên như một vấn đề kinh tế xã hội lớn đang
được nhiều người chú ý và quan tâm cũng như đang là vấn đề gây nhiều khó khăn
cho công tác quản lý của nhà nước.
Nói chung, các nhà nghiên cứu, cũng như các nhà báo có những nhận định khá
giống nhau về di cư xuyên biên giới Việt – Trung. Họ đã chỉ ra ba vấn đề lớn của
di cư lao động xuyên biên giới Viêt-Trung: (1) Đói nghèo và nhu cầu việc làm là
nguyên nhân chính thúc đẩy hàng ngàn người nông dân rời làng quê tìm việc ở bên
kia biên giới, và xu hướng chung là ngày càng gia tăng; (2) “Nạn cò mồi” hay người
môi giới lao động di cư có vai trò dẫn dắt và tổ chức di cư vượt biên tìm việc làm;
(3) Những rủi ro, nguy hiểm mà người lao động vượt biên phải đối diện nhưng chưa
có những giải pháp hữu hiệu quản lý biên giới và đảm bảo an ninh cho người lao
động. Các nghiên cứu đã công bố chủ yếu được trình bầy dưới dạng thông tin
chung, có tính phổ quát và nêu lên những cảnh báo đối với các nhà làm chính sách
trong khi còn thiếu những nghiên cứu sâu và tài liệu từ thực địa. Thêm nữa, một số

vấn đề như thực trạng thuê mướn nhân công, loại hình công việc, thu nhập, đời sống
nơi làm việc, di cư lao động của nữ công nhân, thu nhập và tác động của loại hình di
cư này lên đời sống các hộ gia đình nơi quê nhà chưa thực sự được nghiên cứu sâu.
Loại hình di cư hôn nhân, dù là một hình thức di cư xuyên biên giới phổ biến ở khu
vực, được các nhà nghiên cứu nước ngoài rất quan tâm, nhưng chưa thấy các nghiên
cứu trong nước nói về hiện tượng này.
Từ việc phân tích các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, tôi nhận thấy các
nghiên cứu đã có và nhất là các vấn đề được nêu lên, là một nguồn tham khảo quý
giá để đi sâu hơn trong nghiên cứu của mình. Trên cơ sở xem xét toàn diện các tài
liệu đã có, tôi tập trung nghiên cứu của mình vào huyện Lục Ngạn, đặc biệt là vào
xã Tân Hoa, nơi được cho là hiện tượng di cư xuyên biên giới đang nóng nhất, để
thu thập thông tin và tìm hiểu sâu hơn những vấn đề còn mới được xới lên trong các
công trình đi trước. Tôi sẽ tập trung vào các nguyên nhân dẫn đến động cơ di cư, vai
trò của mạng lưới xã hội và môi giới lao động trong di cư tự do, và tác động của
hoạt động di cư lao động lên đời sống kinh tế và xã hội của địa phương. Nghiên cứu
21


×