PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Lao động việc làm luôn là một trong những vấn đề bức xúc có tính toàn
cầu, là mối quan tâm lớn của nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói
riêng. Đối với Việt Nam, trong khi nền kinh tế đất nước đang phát triển, thu
nhập quốc dân hàng năm tăng đáng kể, đời sống nhân dân không ngừng được
cải thiện, an ninh chính trị tương đối ổn định thì tình trạng thất nghiệp, thiếu
việc làm lại diễn ra trong phạm vi rộng và có xu hướng ngày càng gia tăng. Ở
khu vực nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh
mẽ. Tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đóng góp
nhiều vào cải thiện và đa dạng hóa thu nhập của người dân. Sự gia tăng tốc độ
sản xuất hàng hóa công, nông nghiệp và sự thay thế vị trí, vai trò của sức lao
động bằng công nghệ qua các nguồn đầu tư kinh tế lớn đã trở thành nhân tố
cơ bản trong quá trình giải phóng một bộ phận lao động dư thừa ở nông thôn
và khuyến khích họ đi làm ăn xa nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm và thu nhập
tốt hơn. Đi liền với thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn là sự biến đổi
về cơ cấu của lực lượng lao động trong đó tập trung vào vấn đề di cư lao động
từ các vùng nông thôn ra thành thị. Di cư lao động có ý nghĩa rất quan trọng
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng CNH, HĐH, nhất
là khu vực nông thôn, tham gia vào phân công lao động trong nước và thị
trường lao động thế giới. Do vậy di cư trở thành một vấn đề có tính quy luật
giống như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia khác.
Diễn Phong là một xã thuộc vùng đồng bằng của huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An, với hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Nơi đây,
hiện tượng di cư lao động đã diễn ra hết sức mạnh mẽ trong những năm gần
đây. Hiện nay, có trên 75% tổng số hộ trong xã có con em di cư đến các thành
phố lớn và các nước làm việc. Tuy nhiên, lực lượng di cư ở đây chủ yếu là lao
động trẻ (16-25 tuổi), phần lớn chưa qua đào tạo nghề, trình độ văn hóa còn
hạn chế, và trên thực tế cho thấy lực lượng lao động di cư chỉ có trình độ
trung học cơ sở. Di cư là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải
quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, là một bộ phận của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội bền vững. Tuy nhiên, chính việc di cư từ nông thôn ra thành
1
thị lại gây nên áp lực dân số ở thành thị, dẫn đến các vấn đề xã hội như thiếu
việc làm, ảnh hưởng đến trật tự trị an, Bên cạnh đó, di cư quá mức gây hiện
tương thiếu lao động ở nông thôn (nơi đi), lao động di cư cũng là nhóm người
dễ bị tổn thương và bị lạm dụng như điều kiện sống không đảm bảo, bị bóc
lột sức lao động, buôn lán, lừa đảo, bị ảnh hưởng của tệ nạn xã hội như ma
tuý, mại dâm, lây nhiễm HIV/AIDS
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành đề tài : “Thực trạng và
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình di cư lao động của thanh niên xã Diễn Phong
– huyện Diễn Châu – Tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng của di cư lao động thanh niên tại điểm nghiên cứu.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề di cư lao động ở địa bàn nghiên cứu.
- Tác động của lao động di cư đến cộng đồng nơi đi.
- Xác định các giải pháp để di cư lao động có hiệu quả hơn.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng di cư lao động thanh niên ở Diễn Phong đang diễn ra như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng quá trình thanh niên di cư của xã Diễn Phong?
- Hiệu quả của lao động di cư như thế nào?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả đối với lao động thanh niên di cư?
1.4 Giả thuyết nghiên cứu
Di cư mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động và người dân xã
Diễn Phong, nhưng nó cũng tạo ra những tác động về kinh tế và xã hội cho
bản thân người lao động di cư cũng như gia đình và cộng đồng nơi đi.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lao động của xã Diễn Phong di cư rất nhiều và
đa dạng về đối tượng như trẻ em, phụ nữ, người trong độ tuổi lao động và
người ngoài độ tuổi lao động. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung vào
đối tượng là những thanh niên di cư lao động trong độ tuổi 16-25 và hộ có lao
động di cư tại xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập để phục vụ cho
nghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời gian 3 năm: 2008, 2009, 2010. Số liệu
sơ cấp được thu thập trong năm 2011.
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm liên quan đến lao động di cư
2.1.1 Khái niệm về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất
và tinh thần cho xã hội. Trong quá trình lao động con người tiếp xúc với tự nhiên,
với các công cụ sản xuất và các kĩ năng lao động đã tác động vào các đối tượng lao
động để tạo ra các sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của bản thân và xã hội.
2.1.2 Khái niệm về nguồn lao động
Nguồn lao động là toàn bộ số người trong độ tuổi lao động, có khả năng
tham gia lao động. Nước ta quy định tuổi lao động là từ đủ 15 tuổi đến đủ 60
tuổi đối với nam và đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ.
Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang
tham gia lao động và những người chưa tham gia lao động nhưng có nhu cầu
tham gia lao đông.
Như vậy nguồn lao động bao gồm lực lượng lao động và nguồn lao động
dự trữ là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng
không có nhu cầu tham gia lao động vì nhiều lý do khác nhau như đi học, bộ
đội, nội trợ…[9]
2.1.3 Khái niệm về số lượng lao động và chất lượng lao động
Khái niệm về số lượng lao động
Là toàn bộ những người nằm trong độ tuổi quy định (Nam từ 15 đến 60
tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi), có khả năng tham gia lao động. Ngoài ra do quá
trình sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, những người không nằm trong
độ tuổi quy định nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động thì vẫn được coi là
bộ phận của nguồn lao động, tuy nhiên do khả năng lao động của họ hạn chế
nên họ được coi là lao động phụ.
Khái niệm về chất lượng lao động
Chất lượng lao động chính là sức lao động của bản thân người lao động.
Chất lượng lao động được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí: Sức khoẻ và trình độ
người lao động. Lao động có chất lượng cao là lao động có sức khoẻ tốt và có
trình độ cao.
3
Lao động có trình độ là người lao động có trình độ văn hoá, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao với công việc. Trình độ có thể chia thành 2 loại :
Trình độ khoa học: Là những kiến thức thu được từ học hỏi giáo dục và đào
tạo chính quy và tri thức truyền thống: Là những kiến thức thu được từ kinh
nghiệm thay vì được học hỏi qua giáo dục chính quy.[9]
2.1.4 Các khái niệm về di cư
Có nhiều định nghĩa về di cư được đưa ra, song mỗi định nghĩa đều xuất phát
từ những phương diện khác nhau, do đó khó có thể lựa chọn được định nghĩa thống
nhất, bao quát cho mọi tình huống bởi tính đa dạng phức tạp của hiện tượng di cư.
Theo tác giả Petersen (trong phân tích thực trạng di dân tự do đến Đắc Lắk
và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội, 2002), di cư là sự di chuyển
vĩnh viễn tương đối của một người trong một khoảng cách đáng kể. Định nghĩa
này về di cư còn thiếu cụ thể vì nghĩa “vĩnh viễn tương đối” là bao nhiêu? khoảng
cách đáng kể là bao xa? chưa được xác định rõ. [12]
Còn theo Smith (trong Di dân tự do đến đô thị Hà Nội và ảnh hưởng
kinh tế - xã hội của nó, 2000) ông cho rằng thuật ngữ di cư thường được sử
dụng để đề cập đến mọi di chuyển lý học trong không gian với ngụ ý ít nhiều
rõ rệt là sự thay đổi nơi cư trú hay nơi ở. [17]
Thomlinson (trong Di dân tự do nông thôn – thành thị ở thành phố Hồ Chí
Minh, 1998) nêu rõ: Không phải tất cả những sự thay đổi vị trí địa lý của mình
đều là những người di cư, họ cần thực hiện một cuộc di chuyển kéo theo những
hậu quả nhất định. Do vậy, các nhà dân số học xác định người di cư là người
thay đổi nơi sinh sống của mình trong khoảng thời gian đáng kể và đồng thời
trong quá trình thay đổi đáng kể đó phải vượt qua một ranh giới chính trị. [15]
Năm 1958 Liên Hiệp Quốc đã đưa ra định nghĩa về di cư như sau: “Di
cư là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vị
lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc sự di chuyển với khoảng cách
tối thiểu quy định. Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di cư xác
định và đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên”. Sự thay đổi nơi
cư trú được thể hiện ở hai đặc điểm sau:
4
Nơi xuất cư hay gọi là nơi đưa dân đi (đầu đi): là địa phương có dân đưa
đến các vùng thuộc các tỉnh khác, hoặc trong phạm vi của tỉnh, người dân đi
từ địa phương này gọi là xuất cư.
Nơi nhập cư hay gọi là nơi đón dân (đầu đến): là địa phương có dân đến
định cư theo chương trình. Người dân định cư ở vùng mới gọi là dân nhập cư.
Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc đã loại ra những người đang sống lang
thang, dân du mục và di dân theo kiểu con lắc (đi về hàng ngày).
Theo nhà kinh tế học lao động Harvey B.King: “Di cư thường được hiểu
là chuyển đến một chỗ ở khác cách chỗ ở cũ một khoảng đủ lớn buộc người di
cư phải thay đổi “hộ khẩu thường trú” chuyển đến một thành phố khác, một
tỉnh khác hay một nước khác”.
2.1.5 Khái niệm về di cư lao động
Thực tế, hiện đang tồn tại nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về di cư
lao động đã có những khái niệm tương đối rõ và dễ dàng được chấp thuận,
nhưng cũng còn những khái niệm còn đang gây nhiều tranh cãi. Trong đó di
cư thường được hiểu là: chuyển đến một chỗ ở khác cách chỗ ở cũ một
khoảng cách đủ lớn, buộc người di cư phải thay đổi hộ khẩu thường trú,
chuyển đến một thành phố khác, một tỉnh khác hay một nước khác [10]. Như
vậy theo khái niệm trên, hoạt động thay đổi chỗ ở của con người chỉ được gọi
là di cư khi nó đảm bảo đuợc hai điều kiện sau: Thứ nhất, chỗ ở cũ và chỗ ở
mới phải có một khoảng cách nhất định và đủ lớn. Nó khác với tái định cư, tái
định cư cũng là sự thay đổi chỗ ở nhưng chỗ ở cũ và mới đôi lúc chỉ cách
nhau vài chục mét, một quả đồi hay là một thôn. Thứ hai, người thay đổi chỗ
ở phải kèm theo sự thay đổi về hộ khẩu thường trú, tức là phải đăng ký để địa
phương mới quản lý.
Đề tài này không đi sâu phân tích nhằm đưa ra một khái niệm mới liên
quan đến di cư lao động nông thôn mà chỉ đề cập đến khái niệm đã và đang
được sử dụng hiện nay để có một cách hiểu thống nhất trong toàn bộ báo cáo.
Các hoạt động tại một địa phương có thể được chia thành 2 loại: (a) tại nhà và
(b) không ở tại nhà nhưng vẫn tại địa phương. Các hoạt động xa nhà cũng
được chia thành 2 loại (a) làm tại các thành phố khác, nước khác và (b) các
vùng nông thôn khác. Trong nghiên cứu này lao động di cư được hiểu là
5
người có thời gian đi ra khỏi địa phương (tỉnh) từ 6 tháng trở lên. Lao động di
cư có thể là di cư nông thôn ra thành thị, nông thôn-nông thôn. Một thực tế
không rõ ràng trong cách phân loại hiện nay là lao động di cư ra các khu công
nghiệp lớn ở ngoại ô (ví dụ lao động di cư từ nông thôn ở Thái Bình ra làm
việc tại các khu công nghiệp ở Gia lâm Hà Nội) mặc dù là ngoại ô nhưng lại
có đặc thù như những vùng đô thị nếu xem xét trên góc độ điều kiện sinh
họat, chi tiêu, dịch vụ đời sống…Trong nghiên cứu này những lao động di cư
như thế đuợc xếp vào di cư nông thôn thành thị. Như vậy lao động địa
phương sẽ là những người còn lại, không di chuyển ra khỏi địa phương hoặc
có thời gian di chuyển ít hơn 6 tháng hoặc di chuyển nhưng trong nội tỉnh.
2.1.6 Khái niệm về việc làm và thất nghiệp
Khái niệm về việc làm:
Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và
nhân khẩu, nó thuộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống Xã Hội. Tuỳ
theo cách tiếp cận mà người ta có những quan niệm khác nhau về việc làm.
Trong từ điển kinh tế Khoa học Xã Hội xuất bản tại Paris năm 1996 khái
niệm về việc làm được nêu ra như sau: “ Việc làm là công việc mà người lao
động tiến hành nhằm có thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật”.
Ở Việt Nam, trong bộ luật lao động được Quốc hội khoá IX thông qua
ngày 23/6/1994 đã khẳng định “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Khái niệm về thất nghiệp:
Không có việc làm (thất nghiệp) đang trở thành vấn đề nóng bỏng gây
sức ép về kinh tế xã hội cho mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam.
Theo quan điểm của ILO định nghĩa thất nghiệp là người không có việc
làm có khả năng làm việc và nhu cầu tìm việc làm. Vậy những người thất
nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có sức lao động chưa có việc
làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Theo quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội: “Người thất
nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu tìm
kiếm việc làm nhưng không có việc làm”.
6
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề di cư lao động từ nông thôn ra
thành thị, tuy nhiên các yếu tố này có thể được phân thành 2 nhóm là yếu tố
tích cực và yếu tố tiêu cực. Theo Muhammad (2004) trong nghiên cứu về
“Rural-urban migration” đã chỉ ra rằng, các nhóm yếu tố tích cực ảnh hưởng
đến di cư lao động từ nông thôn ra thành thị bao gồm: cơ hội nghề nghiệp tốt
hơn, tiền lương cao hơn, có cơ hội thăng tiến, môi trường xã hội, chất lượng
sống cao hơn, tương lai hơn cho con cái của những lao động di cư và được
đào tạo nghề tại những nơi làm việc. Liên quan đến nhân tố tiêu cực bao gồm:
số nhân khẩu trong gia đình, mức thu nhập bình quân của hộ, không tiếp cận
được các dịch vụ cơ bản, thiếu cơ hội phát triển kinh tế của gia đình[14]. Tuy
nhiên cũng phải thấy rằng, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến di cư lao
động cần xem xét cụ thể bối cảnh của từng quốc gia và khu vực. Xuất phát từ
lí do đó, việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động nông thôn làm
cơ sở nghiên cứu cho đề tài này xuất phát từ thực tế của vùng nông thôn Việt
Nam. Như đã đề cập, trọng tâm của nghiên cứu này là việc xem xét yếu tố tác
động đến quá trình di cư lao động từ nông thôn ra thành thị. Mối liên kết hai
khu vực ở trên, về mặt bản chất có thể cho phép đưa ra các yếu tố tác động
đến dòng chuyển dịch lao động này. Ví dụ, sự phát triển của khu vực phi nông
nghiệp sẽ làm gia tăng nhu cầu lao động cho khu vực này. Năng suất lao động
tăng cao trong khu vực phi nông nghiệp sẽ tăng mức hấp dẫn về mặt thu nhập
đối với lao động nông nghiệp chuyển sang nhưng cũng có thể làm hạn chế lao
động di chuyển do nhu cầu lao động phi nông nghiệp ít đi (giả sử rằng nhu
cầu sử dụng sản phẩm phi nông nghiệp là không đổi họăc thay đổi chậm hơn
với tốc độ thay đổi của năng suất). Các hạn chế trong khu vực sản xuất nông
nghiệp (đất đai, năng suất cây trồng vật nuôi…) sẽ làm cho lao động nông
nghiệp dư thừa và có nhu cầu chuyển dịch sang khu vực khác.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới một mô hình
khác về các yếu tố tác động tới quyết định sự chuyển dịch cơ cấu lao động.
Mô hình này cho rằng hộ gia đình quyết định tham gia vào họat động phi
nông nghiệp là do hai nhóm yếu tố khác nhau “kéo” và “đẩy” lao động vào
họat động phi nông nghiệp. Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” là: (1)
7
tăng trưởng dân số, (2) tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, (3) giảm
khả năng tiếp cận với đất phì nhiêu, (4) giảm độ màu mỡ và năng suất của đất,
(5) giảm các nguồn lực tự nhiên cơ bản, (6) giảm doanh thu đối với nông
nghiệp, (7) tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống, (8) các sự kiện và các cú sốc
xảy ra, (9) thiếu khả năng tiếp cận đối với các thị trường đầu vào cho sản xuất
nông nghiệp, (10) thiếu vắng các thị trường tài chính nông thôn. Hơn nữa,
ông cũng gợi ý các nhân tố “kéo” là: (1) doanh thu cao hơn của lao động phi
nông nghiệp, (2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp,
(3) rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với khu vực nông nghiệp,
(4) tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình và (5) nhiều
cơ hội đầu tư. Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn của khu vực
phi nông nghiệp đối với người nông dân. Nhân tố đẩy liên quan đến áp lực
hoặc các hạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhập
khác nếu họ muốn cải thiện các điều kiện sống của mình.
Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khuôn khổ tương đối toàn diện cho
việc xác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp.
Tuy nhiên công cụ này chỉ phân tích cùng lao động của hộ. Về mặt thực tiễn, hai
hộ có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau có thể có các
phản ứng khác nhau. Nói cách khác, các đặc điểm của vùng cũng ảnh hưởng đến
sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông dân. Thêm vào đó còn có
những yếu tố của chính bản thân người lao động. Điều này giải thích tạo sao hai
người có cùng điều kiện như nhau nhưng lại chọn cách phản ứng khác nhau khi
tham gia vào họat động phi nông nghiệp.
Cũng như mô hình về mối liên kết giữa hai khu vực, một điểm khá quan
trọng trong quan hệ “kéo” và “đẩy” là sự giao thoa giữa hai nhóm yếu tố.
Thực tế, có những yếu tố khó có thể ghép vào quan hệ “kéo” hay “đẩy”. Bởi
vì, ở một quy mô nhất định nó là yếu tố "kéo", nhưng ở một quy mô khác nó
lại là yếu tố “đẩy”.
2.3 Vấn đề di cư lao động
2.3.1 Tình hình về số lượng lao động và việc làm ở nông thôn
Cho đến năm 2009, dân số của Việt Nam đã đạt tới mức hơn 86 triệu dân
trong đó dân số nông thôn là 60,554 triệu người. Vì vậy về cơ bản xã hội Việt
8
Nam vẫn là một xã hội nông thôn với dân số nông thôn chiếm 70,4%. Cơ cấu
dân số nông thôn của Việt Nam khá trẻ nên lực lượng lao động nông thôn tiếp
tục tăng với quy mô khá lớn khoảng 0,5-0,6 triệu người/năm trong giai đoạn
2004-2009 và hậu quả dẫn đến là áp lực việc làm trong nông thôn ngày càng
lớn[21]. Số liệu cơ bản về dân số và số lượng lao động nông thôn được trình
bày ở đồ thị 1.
Đồ thị 1: Tình hình dân số và lao động nông thôn cả nước qua các năm
Nguồn: Niên giám thống kê 2009; Số liệu thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam
Đồ thị 1 cho thấy, về giá trị tuyệt đối, dân số nông thôn thay đổi rất ít sau
hơn 5 năm, tăng nhẹ từ 59,831 triệu (2004) lên 60,544 triệu năm 2009. Tỷ
trọng dân số nông thôn trong tổng dân số cả nước có xu hướng giảm dần, tuy
nhiên mức độ giảm cũng không lớn. Năm 2004 dân số nông thôn chiếm
73,47% dân số cả nước nhưng đã giảm xuống còn 72,34% vào năm 2007 và
tiếp tục giảm vào năm 2009 còn 70,4%. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm
tỷ lệ dân nông thôn là do quá trình đô thị hóa làm cho các vùng nông thôn thu
hẹp lại ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, quá trình di cư nông thôn – thành
thị cũng góp phần làm giảm tỷ lệ dân số nông thôn trong tổng dân số mặc dù
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn thành thị. Tuy vậy, tỷ lệ dân số
nông thôn từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế trong tổng dân số nông thôn lại
có xu hướng tăng lên trong những năm trở lại đây. Tỷ lệ này đã tăng từ
53,11% năm 2004 lên 56,32% năm 2007 và ở mức 58% năm 2009.
9
Theo địa bàn lãnh thổ, tỷ lệ dân số nông thôn trên 15 tuổi tăng hầu hết ở
các vùng trừ miền núi phía Bắc và Đông Nam Bộ. Tỷ lệ tăng nhanh nhất là vùng
Đồng bằng Sông Hồng và Tây nguyên. Điều này được thể hiện rõ ở biểu đồ 1:
Biểu đồ 1: Tỷ lệ (%) dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế ở nông thôn
Nguồn : Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 2004-2009 (Bộ LĐTB-XH)
Biểu đồ 1 cho thấy, năm 2004 thì 7 vùng kinh tế trong cả nước đều có số
dân trên 15 tuổi trở lên tham gia các hoạt động kinh tế cao hơn các năm khác
đặc biệt là vùng ĐBSH là 57,1%. Sự chênh lệch tỷ lệ dân số tham gia hoạt
động kinh tế có độ tuổi 15 tuổi trở lên giữa các vùng không nhiều như năm
2009 có thể thấy: tỷ lệ này ở MNPB là 53,2%, ĐBSH là 52,1%, Tây Nguyên:
52,2%, ĐBSCL là 50,5% riêng chỉ có Bắc Trung Bộ là 46,8%, Nam Trung Bộ
là 48,7% và ĐNB: 46,3%. Đối với miền núi phía Bắc việc giảm tỷ lệ dân số
nông thôn có thể do di cư nông thôn thành thị; ngược lại, ở vùng Đông Nam
bộ, hiện tượng này có thể giải thích là do sự phát triển của các đô thị và khu
công nghiệp. Di cư của dân số nông thôn đến Tây nguyên làm cho dân số
nông thôn ở Tây nguyên tăng khá nhanh từ năm 2004 đến 2009[2].
Lực lượng lao động cả nước ta trong những năm 2004-2009 có nhiều
biến chuyển cả về số lượng chung của cả nước và giữa khu vực nông thôn và
thành thị. Những biến chuyển này được thể hiện ở bảng 1 và biểu đồ 2:
10
Bảng 1: Lực lượng lao động Việt Nam thời kỳ 2004-2009
ĐVT: 1000
người
Năm Lực lượng
lao động cả
nước
Lực lượng lao
động khu vực
nông thôn
Lực lượng lao
động khu vực
thành thị
2004 41578,8 31766,1 9812,7
2005 42774,9 32085,8 10689,1
2006 43980,3 3280,5 11170,8
2007 45208,0 34059,3 11148,7
2008 46460,8 34453,2 12007,6
2009 47743,6 35119,1 12624,1
Tốc độ tăng bình quân
thời kỳ 2004-2007 (%)
2,62 1,05 1,06
Tốc độ tăng bình quân
thời kỳ 2007-2009 (%)
1,82 1,78 1,98
Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 2004-2009,Bộ LĐTB-XH
Lực lượng lao động của Việt Nam năm 2009 ở mức 47,7436 triệu người
trong đó lực lượng lao động nông thôn là 35,1191 triệu người, chiếm 73,56%.
Trong khi dân số nông thôn giảm khoảng 5%, tỷ lệ lao động nông thôn trong
tổng lực lượng lao động cả nước chỉ giảm từ 76,39% năm 2004 xuống
73.56% năm 2009 (giảm 2,83%)[20]. Số liệu trên cho thấy, chủ trương đô thị
hóa của Việt Nam là khá rõ nhưng không tiến triển được nhiều nếu nhìn trên
góc độ lao động.
Biểu đồ 2: Lực lượng lao động cả nước trong giai đoạn 2004-2009
Nguồn: Số liệu điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, TCTK
11
Biểu đồ 2 và bảng 1 cho thấy, lực lượng lao động cả nước tăng lên một
cách rõ rệt, không những thế lực lượng lao động cả khu vực nông thôn và
thành thị đều tăng lên. Trong những năm 2004 đến năm 2007 thì lực lượng
lao động cả nước tăng lên với số lượng lớn từ 41,5788 triệu người (2004) tăng
lên 45,208 triệu người (2007) như vậy tăng lên với tốc độ trung bình là
2,62%. Trong đó tốc độ tăng bình quân ở khu vực nông thôn là 1,05% còn
khu vực thành thị là 1,06%. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, lực lượng
lao động của cả nước cũng tiếp tục tăng lên: năm 2007 là 45,208 triệu lao
động thì năm 2009 sơ bộ là 47,7436 triệu lao động. Nhưng tốc độ tăng bình
quân trong giai đoạn này là 1,82% và có thấp hơn giai đoạn 2004-2007 là
0,8%. Trong khi đó, tốc độ tăng bình quân lực lượng lao động của khu vực
nông thôn và thành thị lại tăng lên mạnh mẽ lần lượt là 1,78% và 1,98%.
Số liệu thống kê Lao động việc làm cũng cho thấy lực lượng lao động có
việc làm ở nông thôn đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên với tốc độ khá
thấp 1,42% năm 2004, 1,43% năm 2007 và 1,52% năm 2009. Năm 2003, tỷ lệ
này thậm chí còn ở mức âm, tức là lực lượng lao động nông thôn có việc làm
ở thời điểm đó còn giảm so với cùng kỳ năm trước[20].
2.3.2. Chất lượng lao động nông thôn
Nếu xét trên góc độ trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và
thể lực của người lao động, có thể nói rằng vẫn còn khoảng cách khá xa về
mặt chất lượng lao động giữa nông thôn và thành thị. Khoảng cách này lớn
hơn khi xem xét ở các loại lao động có trình độ cao[7]. Đặc biệt chất lượng
này thay đổi không đáng kể tính từ năm 2004 trở lại đây và nó thể hiện rõ ở
biểu đồ 3:
Biểu đồ 3: Tỷ trọng lao động có trình độ ở nông thôn
Nguồn : Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 2004-2009 Bộ LĐTB-XH,2009
12
Biểu đồ 3 cho thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật, theo số liệu thống kê
lao động và việc làm của Bộ LĐTB-XH, số lao động không có trình độ
chuyên môn kỹ thuật ở khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn với
89,01% năm 2004, mặc dù giảm đi 4% so với năm 2009 (với 85%). Tuy tỷ
trọng lao động có trình độ ở nông thôn có chiều hướng tăng lên so với trước
đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chất lượng lao động hiện nay. Ở
nông thôn, lao động có trình độ tăng lên chỉ ở với mức độ nhẹ: năm 2004 chỉ
có 10,99% lao động có trình độ chuyên môn, năm 2007 tăng lên 12,75% và
năm 2009 thì có 15% lao động có trình độ. Như vậy, số lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật ở nông thôn đang còn rất thấp chỉ đạt 15% trên tổng số
lao động cả nước. Điều này gây khó khăn cho người lao động ề vấn đề việc
làm, thu nhập và cạnh tranh với lao động các nước khi xuất khẩu lao
động.Theo số liệu Điều tra Nông nghiệp, Nông thôn của Tổng cục Thống kê
năm 2009, số lao động được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và tương
đương ở nông thôn chỉ chiếm 1,7%. Số lao động được đào tạo nghề gồm sơ
cấp và công nhân kỹ thuật là 2,6%, trung cấp kỹ thuật là 2,7%. So sánh với
mặt bằng chung của cả nước số lao động được đào tạo chiếm 13,4% trong đó
2,6% đã tốt nghiệp sơ cấp, 4,7% trung cấp,1.65 là cao đẳng và 4,2 % là tốt
nghiệp đại học và trên đại học[19]. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này có
thể là do trong thời gian qua chưa có chuyển biến đáng kể trong đào tạo ở
nông thôn hoặc nhiều lao động đào tạo đã di cư ra khỏi nông thôn hoặc cả hai.
Thực tế của quá trình di cư ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu. Trong
những thập kỷ trước, số lượng người di cư lớn nhất là trong những đợt di cư
có tổ chức của nhà nước đi làm “kinh tế mới”. Thời gian gần đây, đặc biệt là
10 năm trở lại đây, số người di cư tự do tăng lên do tác động của các quan hệ
kinh tế hơn là theo các kế hoạch của nhà nước. Các vùng có tốc độ công
nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh là các vùng thu hút số lượng người nhập cư
lớn, ngoài ra cũng có một số lượng người di cư từ các vùng nông thôn tới các
vùng nông thôn khác, chẳng hạn người di cư từ các tỉnh phía Bắc vào Tây
nguyên. Số lượng lao động di cư đi và đến của các vùng trong nước được thể
hiện trong bảng 2:
13
Bảng 2: Số lao động di cư đi và đến theo vùng trong cả nước
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động-việc làm 1/4/2009, TCTK
Ghi chú: tính theo số người đủ 15 tuổi trở lên
Số liệu ở bảng 2 cho thấy, tỷ lệ lao động di cư khỏi vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ trên tổng số người đang làm việc của vùng là 3,21% lớn nhất so với
các vùng khác trong cả nước, trong khi tỷ lệ này ở Đồng Bằng Sông Hồng,
Bắc trung bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long là tương đương nhau với khoảng
trên dưới 1%. Số lượng lao động di cư khỏi vùng Duyên hải miền Trung tới
hơn 118 ngàn người do đây vẫn còn là vùng có các điều kiện tự nhiên khó
khăn, phát triển kinh tế còn thấp và do vậy không thu hút được nhiều lao động
của địa phương. Xét về địa phương tiếp nhận lao động di cư, tỷ lệ lao động di
cư đến vùng Đông Nam Bộ là lớn nhất chiếm tới 3,76% lực lượng lao động
hoạt động kinh tế của cả vùng, tiếp đó là Tây nguyên (1,10%) và vùng Đông
Bắc (0,86%). Trước đây, nhà nước có các chương trình di chuyển dân cư và
lao động tới Tây nguyên theo kế hoạch. Hiện nay, các chương trình này
không còn thực sự tiếp tục nhưng nông dân vẫn di chuyển vào vùng Tây
nguyên làm ăn do đây vẫn còn là vùng có thể khai phá, phát triển sản xuất
nhiều hơn so với một số vùng đã canh tác lâu đời ở các tỉnh phía Bắc hoặc các
tỉnh đồng bằng[20],[19].
14
Nơi cư trú vào
1/4/2009
Tổng số
lao động
đang làm
việc
Số người
làm việc
tại vùng
cư trú
Số
người
di cư đi
Số người
di cư đến
Tỷ lệ
di cư
đi
(%)
Tỷ lệ
di cư
đến
(%)
Tổng số 42329025 41941784 395641 395641
ĐBSH 9562557 9475979 88378 31815 0,81 0,32
Đông Bắc 5050527 5027385 23042 43923 0,56 0,86
Tây Bắc 1363750 1363472 378 6917 0,02 0,50
Bắc Trung bộ 5139119 5083529 56190 3725 1,08 0,07
NamTrung bộ 3493282 3375155 118427 6856 3,21 0,19
Tây Nguyên 2376336 2373232 4204 29230 0,13 1,10
Đông Nam bộ 6280582 6271785 8397 263522 0,14 3,76
ĐBSCL 9062872 8971247 96625 9653 1,00 0,08
Theo điều tra lao động và việc làm của Tổng Cục Thống kê năm 2009
thì tỷ lệ lao động di cư đi và đến giữa các vùng có sự khác biệt và thể hiện rõ
ở biểu đồ 4:
Biểu đồ 4: Tỷ lệ (%) cơ cấu lao động di cư đi và đến phân theo vùng, 2009
Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 2009, TCTK
Đồ thị 4 cho thấy, cơ cấu lao động di cư đi có tỷ lệ lớn nhất là ở Nam
Trung bộ chiếm 30,60% tổng số lao động di cư cả nước. Như vậy, ở Nam
Trung Bộ có số lao động di cư đi lớn nhất trong cả nước, tiếp đến là vùng
ĐBCSL chiếm 23,66%. Số lượng lao động di cư ở khu vực ĐBSH cũng khá
cao so với các vùng khác và chiếm 22,36% tổng số lao động di cư cuả cả
nước trong năm 2009. Ở miền Trung không chỉ có Nam Trung Bộ có cơ cấu
lao động di cư cao mà Bắc Trung Bộ cũng khá cao so với các vùng khác và
chiếm 15,36% tổng số lao động di cư cả nước. Riêng có các vùng như : Tây
nguyên, ĐNB, Tây Bắc thì có số lao động di cư đi là rất thấp do các vùng này
đang thu hút nguồn lao động từ nơi khác đến. Chính vì thế mà Tây nguyên chỉ
chiếm có 0,8% lao động di cư so với cả nước, còn ĐNB chiếm 2,27% và
Đông Bắc là 5,98%.
Theo cơ cấu lao động di cư đến, Đông Nam Bộ nổi rõ là vùng thu hút nhân
lực nhiều nhất và chiếm phần áp đảo số lao động di cư với 67,48% tổng số lao
động di cư đến của cả nước. Vùng Đông Bắc và Đồng Bằng Sông Hồng là
những vùng tiếp theo tiếp nhận nhiều lao động từ các vùng khác đến với 11% và
8% tương ứng của tổng số lao động di cư đến của cả nước. Tây nguyên cũng là
15
vùng đất đang thu hút nhiều lao động trong những năm gần đây. Riêng vùng Tây
Bắc không có lalo động di cư đi nhưng cũng thu hút được lượng lao động đến là
1,76%. Nếu tính theo vùng thì khu vực miền Trung là vùng có số lượng lao động
di cư đến thấp nhất cả nước: Bắc Trung Bộ chỉ thu hút được 0,96% và Nam
Trung Bộ là 1,74% tổng số lao động di cư của cả nước. Như vậy, trình độ, lực
lượng lao động và cơ cấu lao động di cư đến và đi giữa các vùng qua các năm có
những thay đổi và tăng lên qua từng giai đoạn.
Cũng như đã trình bày, nghiên cứu này chỉ tập trung vào tìm hiểu và phân
tích di cư lao động từ nông thôn ra thành thị. Vậy để rõ hơn thì tôi đã tìm hiểu tình
hình lao động ở nông thôn ra thành thị nước ta trong những năm gần đây.
2.3.3. Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị
Quá trình di cư nông thôn – thành thị diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10
năm trở lại đây. Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa
ngày càng cao một mặt biến một số vùng nông thôn trở thành thành thị, mặt
khác khu vực đô thị ngày càng mở rộng cũng tạo ra khả năng số người di chuyển
đến các đô thị ngày càng lớn hơn và với tốc độ nhanh hơn[2]. Tỷ lệ di cư từ
nông thôn tới các đô thị (theo nơi đến) được trình bày trong biểu đồ 5:
Biểu đồ 5: Tỷ lệ (%) số lao động di cư phân theo địa bàn của nơi đi
và nơi đến, 2009
Nguồn: Điều tra di cư năm 2009, Tổng Cục Thống Kê
16
Biểu đồ 5 cho thấy, nông thôn là nơi xuất phát của đại đa số người lao
động di cư. Tính trên bình diện cả nước, số lao động di cư xuất phát từ nông
thôn chiếm tới 72,91%. Ở hai thành phố lớn và các vùng, tỷ lệ dân nông thôn
di cư đến là khá cao. Tỷ lệ dân nông thôn di cư đến vùng Đông Bắc khoảng
81.69%, tương đương với TPHCM là 80,10% và Tây nguyên : 80%. Xét theo
địa bàn nơi đi thì ở khu vực nông thôn là nơi có lao động di cư nhiều nhất và tiếp
theo là các thành phố loại 2. Tỷ lệ này cao nhất ở Hà Nội: khi số lao động di cư
từ các thành phố loại 2 chiếm 19,58% tổng số lao động di cư tới Hà Nội. Tỷ lệ
này cũng tương đối cao ở khu vực Đông Nam Bộ khi chiếm 18,92% số lao động
di cư đến đây. Trong khi tính trung bình lao động nông thôn di cư chiếm tới
72,91%, di cư từ thành phố loại 2 là 12,36% và từ thành phố loại 1 là: 9,82% thì
số dân di cư từ thị trấn chỉ chiếm ở mức 4,91% tổng số lao động di cư.
Như vậy, quá trình di cư ở Việt Nam đã diễn ra rất nhiều trong những
năm trước đây. Đặc biệt là đối với người lao động ở khu vực nông thôn thì di
cư ra các thành phố lớn và các khu vực có tiềm năng phát triển là một xu
hướng. Chính vì vậy mà tỉnh Nghệ an cũng là một trong các tỉnh có số lượng
lao động nông thôn lớn và di cư nhiều.
2.4 Di cư lao động ở tỉnh Nghệ An
2.4.1 Tình hình lao động việc làm ở Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ 4 trong cả nước với hơn 3
triệu người, trong đó có gần 1,8 triệu lao động [18] chiếm tới 60% dân số của
toàn tỉnh. Bình quân hàng năm số lao động đến tuổi bổ sung vào lực lượng lao
động của tỉnh xấp xỉ 3 vạn người.
Bảng 3: Cơ cấu lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An
ĐVT: người
Tuổi
Giới tính
Từ 15 - 24
Từ 25- 34 Từ 35- 44 Trên 45
Nam 37.215 22.320 20.450 15.210
Nữ 30.135 20.160 18.550 10.920
Tổng 67.350 42.480 39.000 26.130
Nguồn: Thống kê của sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An, 2009
17
Số liệu ở bảng 3 cho thấy, lực lượng lao động phần lớn là trẻ và sung
sức, độ tuổi từ 15-24 có 67.350 người chiếm 22,45%, từ 25-34 có 42.480
người chiếm 14,16%; từ 35-44 có 39.000 người chiếm 13% và từ 45 trở lên
có 26.130 người chiếm 8,71%. Lao động trong độ tuổi từ 15-24 tuổi chiếm số
lượng cao nhất trong tổng số lao động của toàn tỉnh Nghệ an. Cơ cấu lực
lượng phân theo giới thì số lượng lao động trong các độ tuổi thì lao động là
nam giới luôn cao hơn lao động nữ. Trong độ tuổi từ 15-24 số lao động nam
hơn số lao động nữ là 7.080 người. Lao động từ 25-44 tuổi thì số nam lớn hơn
số lao động nữ trong khoảng 1.900-2.160 người. nhưng khoảng cách này có
sự tăng lên ở lao động có độ tuổi trên 45 là 4.290 người. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo chiếm 35,7%. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tập trung
vào một số nghề như sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, điện dân dụng,
điện tử, một số nghề lại quá ít lao động đã qua đào tạo như chế biến nông,
lâm sản, nuôi trồng thủy sản, vật liệu xây dựng. Vì vậy, có thể nói trình độ
chuyên môn và nghề nghiệp của lực lượng lao động Nghệ An đang còn bất
cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi đặt ra của thị trường lao động.
Xác định rõ giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề bức xúc, Nghệ An đã
triển khai nhiều chính sách, giải pháp để tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, hỗ
trợ và khuyến khích người lao động học nghề, tự tạo việc làm, xuất khẩu lao
động (XKLĐ) như: Trích lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm địa phương từ
ngân sách tỉnh với mức 2,5-3 tỷ đồng/năm; thành lập mới và đầu tư nâng cấp
hệ thống trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp tại các vùng
và các huyện, thành thị, nâng cao năng lực các cơ sở giới thiệu việc làm; ban
hành chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, hỗ trợ học nghề, chính
sách khuyến khích thu hút và đào tạo nghề cho lao động trong các khu công
nghiệp của tỉnh; liên kết các chương trình đầu tư phát triển kinh tế với giải
quyết việc làm, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Ngoài ra,
tỉnh cũng chú trọng đến các biện pháp, chính sách nhằm duy trì và mở rộng
các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các tổng đội thanh niên xung phong xây
dựng kinh tế và các trang trại nông- lâm- ngư trên địa bàn để tạo nhiều việc
làm tại chỗ cho người lao động Với những nỗ lực đó, từ năm 2006 – 2008,
toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho hơn 97 nghìn lao động, giảm tỷ lệ lao động
18
thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 3,55%, nâng tỷ lệ sử dụng thời
gian lao động ở khu vực nông thôn lên 82%. Tuy nhiên, đứng trước tác động
của suy thoái kinh tế toàn cầu, công tác giải quyết việc làm ở Nghệ An vẫn
còn nhiều khó khăn: Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn diễn ra khá
căng thẳng. Tính đến cuối tháng 4/2009, Nghệ An có khoảng 10 nghìn lao
động mất việc làm. Khả năng đầu tư phát triển tạo việc làm tại chỗ mất cân
đối so với tốc độ gia tăng lực lượng lao động hàng năm. Chuyển dịch cơ cấu
lao động theo vùng và ngành diễn ra chậm, hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho
người lao động để tạo việc làm mới hoặc tự tạo việc làm còn hạn chế, nhất là
hệ thống thông tin thị trường lao động. Do còn gặp khó khăn và nhiều mặt
tỉnh còn chưa có các chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển thị
trường lao động, chưa đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho công
tác chỉ đạo, điều hành, hoạch định các chính sách và giải pháp liên quan đến
lao động-việc làm trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên
là do xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh còn thấp, khả năng đầu tư và thu hút
đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện và cơ hội cho người
lao động có việc làm còn hạn chế.
Số lượng lao động của tỉnh Nghệ An có sự tăng lên qua các năm gần đây
và tỷ lệ thất nghiệt của lao dộng cũng có nhiều thay đổi. Sự thay đổi đó được
thể hiện qua bảng 4:
Bảng 4: Số lượng lao động và tỷ lệ (%) thất nghiệp của tỉnh Nghệ An
qua các năm
ĐVT:
người
Năm
Lao động
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng 1.632.00
0
1.668.000 1.707.00
0
1.749.600 1.779.000
Nam 1.430 1.448 1.460 1.472.000 1.480.000
Nữ 1.202 1.220 1.247 1.277.600 1.299.000
Thất ghiệp(%) 6,3 5,9 5,7 5,4 5
Nguồn: Thống kê của sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An, 2009
19
Số liệu ở bảng 4 cho thấy, số lao động của tỉnh Nghệ an từ năm 2006 đến
năm 2010 tăng lên một cách đều đặn trong khoảng 30.000-39.400 người/năm.
Điều thấy rõ ở đây, tỷ lệ lao động thất nghiệp trong toàn tỉnh có sự giảm dần
qua các năm. Năm 2006 cả tỉnh có 6,3% lao động trong độ tuổi làm việc
nhưng lại thất nghiệp và đã giảm xuống 5,9% vào năm 2007. Đặc biệt năm
2010 tính sơ bộ cả tỉnh tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 5%. Quy mô
dân số và nguồn lao động lớn cũng là áp lực đối với vấn đề giải quyết việc
làm. Thêm vào đó, địa bàn rộng lớn, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật ở vùng
nông thôn, miền núi còn thấp kém, việc lãnh đạo, chỉ đạo chương trình việc
làm chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức,…nguồn lực đầu tư
cho chương trình việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu. Khi so sánh số liệu
của Nghệ An với số liệu chung của cả nước thì tỷ lệ tăng lao động và thất
nghiệp lớn hơn. Điều này dẫn đến một điều tất yếu họ sẽ di cư đến nơi khác
để tìm việc làm. Trong thời gian tới, dân số và lao động Nghệ An tiếp tục tăng
ổn định, hằng năm có hơn 30 nghìn người được bổ sung vào lực lượng lao
động. Dự báo mỗi năm số lao động cần giải quyết việc làm lên tới 3,4 vạn
người và một bộ phận lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, lao động thất
nghiệp ở khu vực thành thị có nhu cầu về việc làm đã tạo sức ép lớn cho công
tác giải quyết việc làm. Trước tình hình đó, trong kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội nói chung, tỉnh đã đưa ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm đẩy mạnh
công tác giải quyết việc làm, đó là phấn đấu bình quân mỗi năm giải quyết
việc làm cho 32-35 nghìn người, trong đó xuất khẩu lao động 8 -9 nghìn
người, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 0,3%, nâng tỷ lệ sử
dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85%, nâng tỷ lệ lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật lên 40%, trong đó qua đào tạo nghề là 27%,
giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 61%, nâng tỷ lệ lao động trong
ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ lên 39% vào năm 2011[18].
Lực lượng lao động toàn tỉnh tăng lên nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại giảm đi
qua các năm như vậy là do tỉnh có những chính sách phù hợp để tạo việc việc
làm cho người lao động. Việc đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao
động của tỉnh được thể hiện ở bảng 5:
20
Bảng 5: Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Nghệ An
ĐVT:
người
Chỉ
tiêu
Năm
Đào tạo nghề Giải quyết việc làm
Tổng CĐ
nghề
TC
nghề
Dạy
nghề
Tổng VL mới XKLĐ Tạo VL
2006 30.000 1.180 5.720 23.110 22.000 5.340 8.780 7.880
2007 36.000 1.430 6.890 27.680 27.000 5.730 13.450 7.820
2008 53.000 2.030 8.520 42.450 30.000 8.600 11.280 10.120
2009 66.000 2.310 8.730 54.960 32.000 10.000 8.500 17.500
Nguồn: Thống kê của sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An, 2009
Số liệu ở bảng 5 cho thấy, các chính sách và vấn đề lao động đang được
tỉnh quan tâm và đầu tư đúng mức nên số lượng lao động qua đào tạo và giải
quyết việc làm cho lao động đều tăng lên. Trong năm 2006, tỉnh đã đào tạo
nghề cho 30.000 người lao động trong đó cao đẳng nghề được đào tạo là
1.180 người, trung cấp nghề là 5.720 người và số người qua dạy nghề là
23.110 lao động. Tỉnh tập trung giải quyết việc làm cho 22.000 người trong
đó tạo việc làm cho 7.880 người, tạo việc việc làm mới cho 5.340 người và
xuất khẩu lao động là 8.780 người. Đến cuối năm 2009, toàn tỉnh tạo việc làm
cho 3,2 vạn lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 10.000 người, xuất khẩu
lao động 8.500 người, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp lao động khu vực thị
thành xuống 2,8%, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn
lên 85%. Đến cuối năm 2009, toàn tỉnh đào tạo nghề cho 6,6 vạn người, trong
đó, đào tạo cao đẳng nghề 2.310 người, trung cấp nghề 8.730 người, nâng tỷ
lệ lao động qua đào tạo nghề lên 26,8% so với tổng nguồn lao động xã hội của
tỉnh. Tập trung các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sản
xuất kinh doanh,… vốn vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, khuyến
21
khích lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước và chương
trình 135/CP hỗ trợ xây dựng cơ ở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn. Sáu
tháng đầu năm 2009, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 16.400 người, trong đó tạo
việc làm mới tập trung 4500 người. Tỷ lệ thất nghiệp lao động khu vực thành
thị đến tháng 6/2009 là 3,18%. Cơ cấu lao động trong công nghiệp, xây dựng
15,3%; nông lâm, ngư nghiệp 64%; dịch vụ 20,7%. [18]
2.4.2 Di cư lao động ra ngoại tỉnh của Nghệ An trong những năm qua
Nằm ở dãy đất miền Trung, nơi có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt
nhất cả nước. Vì vậy rất khó để có thể thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào
đây nên ít có các khu công nghiệp lớn. Sản xuất nông nghiệp cũng không
được thiên nhiên ưu đãi, cho nên giải pháp của người lao động trong vùng nói
chung và của người lao động Nghệ An nói riêng là di cư đến những tỉnh
thành có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp như thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai để tìm kiếm việc làm.
Tuy không có số liệu chính thức thống kê về số lượng lao động Nghệ an
di cư ra ngoại tỉnh để làm việc. Nhưng theo một số cán bộ của Sở LĐTB-XH
của tỉnh thì hiện tại có khoảng 280.000-30.000 lao động đang làm việc ngoại
tỉnh, con số này chiếm 17% lao động của tỉnh. Cũng như thực trạng chung
của cả nước lao động di cư của Nghệ An chủ yếu vẫn là lao động giản đơn.
Họ đến các thành phố lớn để làm công nhân cho các nhà máy may mặc, giày
da, công ty xây dựng Khác biệt với nhiều địa phương khác đó là lao động di
cư của Nghệ An đa phần là lao động trẻ (16- 25tuổi), những người lớn chỉ di
cư khi họ có nghề nghiệp nhất định.
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một giải pháp quan trọng trong quá trình
triển khai thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo
bền vững. Thời gian qua, công tác XKLĐ đã được sự quan tâm chỉ đạo sát
sao của các cấp uỷ, chính quyền đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh sửa
đổi và ban hành các chính sách khuyến khích XKLĐ trên địa bàn. Theo thống
kê của Sở LĐTB-XH đến 30/11/2009, trong gần 4 năm (2006-2009) toàn tỉnh
đã đưa được hơn 42.000 lượt lao động. Trong đó: năm 2006 là 8.780 người,
năm 2007 là 13.450 người, năm 2008 là 11.280 và 11 tháng đầu năm 2009 có
gần 8.500 người; thị trường lao động đi làm việc ở Đài Loan chiếm 19%,
22
Malaysia 35%, Hàn Quốc 5,7%, Nhật Bản 0,9%, các nước Trung Đông
10,4% và các nước khác còn lại 29%. Thu nhập bình quân hàng năm từ nguồn
ngoại tệ gửi về nước gần 70 triệu USD qua các Ngân hàng thương mại, chưa
kể chuyển tiền theo các hình thức khác[18].
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác XKLĐ ở tỉnh Nghệ An
đang còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế: sự quan tâm chỉ đạo của một số
huyện, xã chưa được quan tâm lớn, chưa có liên kết chặt chẽ trong tạo nguồn
lao động, số lao động xuất khẩu có trình độ nghề chiếm tỷ lệ thấp. Vẫn còn
tình trạng chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XKLĐ được giới thiệu về
địa bàn, vẫn còn sự nhũng nhiễu, gây khó khăn cho khẩu tuyển dụng. Trong
công tác quản lý hoạt động giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động còn chưa
chặt chẽ, công tác thanh tra kiểm tra chưa được thường xuyên, tình trạng
doanh nghiệp chưa có pháp nhân giới thiệu việc làm vẫn tuỳ tiện hoạt động
tuyển lao động, vẫn còn tình trạng lừa đảo trong XKLĐ.
Qua phân tích trên cho thấy, số lượng lao động của tỉnh Nghệ An khá
lớn chiếm 60% dân số của tỉnh. Tỉnh Nghệ An đã chú ý tới chất lượng và việc
làm cho người lao động nhưng tỷ lệ thất nghiệp tuy đã giảm nhưng vẫn cao so
với các vùng khác trong cả nước. Điều này đã dẫn tới nhiều lao động của tỉnh
di cư đến các vùng khác để kiếm việc làm và thu nhập.
23
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Tình hình kinh tế xã hội của xã Diễn Phong
+ Điều kiện tự nhiên của xã Diễn Phong
+ Điều kiện kinh tế xã hội của xã Diễn Phong
- Thực trạng về di cư lao động tại xã Diễn Phong
+ Tình hình di cư lao động trên địa bàn nghiên cứu qua các năm
+ Các địa bàn di cư đến của lao động địa phương
+ Nghề nghiệp của lao động
+ Đặc điểm của lao động di cư trên địa bàn nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động xã Diễn Phong
+ Các yếu tố tích cực dẫn đến di cư lao động
+ Các yếu tố tiêu cực dẫn đến di cư lao
- Tác động của di cư lao động tới cộng đồng nơi đi
+ Tác động đến bản thân và gia đình của lao động
+Tác động đến cộng đồng làng xã
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả của lao động thanh niên di cư
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm được chọn là xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Diễn Phong là 1 xã thuộc vùng đồng bằng và thuần nông. Hiện tượng di cư trong
những năm gần đây diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là các thanh niên di cư đi làm ăn xa.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Cấp huyện: Các báo cáo gồm: các chính sách quy định, các báo cáo về
dân số, lao động và cơ cấu lao động, di cư lao động của toàn huyện và các xã
trong các năm gần đây.
Cấp xã: Các báo cáo liên quan đến số lượng di cư lao động qua các năm,
các báo cáo liên quan đến các yếu tố như: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, chăn nuôi, các hoạt động ngành nghề dịch vụ trên địa bàn làm cơ sở
cho việc phân tích. Các báo cáo, thống kê về dân số, lao động cơ cấu lao động.
24
3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp
a, Phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Đối tượng phỏng vấn (dung lượng mẫu): 105 hộ trong đó 70 hộ có lao
động di cư và 35 hộ không có lao động di cư.
Mẫu nghiên cứu: Để có thể đánh giá chính xác những yếu tố ảnh hưởng
đến di cư lao động thì các hộ được chọn nghiên cứu bao gồm cả: Nhóm hộ có
thanh niên di cư lao động và hộ không có thanh niên di cư lao động trên địa
bàn xã Diễn Phong.
Cách chọn: Lấy danh sách hộ có lao động di cư là thanh niên của 7 thôn.
Sau đó chọn ngẫu nhiên 10 hộ/thôn và tương tự chọn ngẫu nhiên 5 hộ không
có lao động di cư/thôn.
Công cụ: Sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc đã chuẩn bị trước với các
nội dung chính như: thông tin chung về hộ, tình hình lao động di cư, việc làm
và thu nhập của lao động trước và sau di cư…(xem chi tiết ở phần phụ lục 2
trang 68-73)
b, Thảo luận nhóm: Hai cuộc thảo luận nhóm được tiến hành là thảo luận
nhóm cán bộ và nhóm có hộ lao động di cư. Thảo luận nhóm cán bộ có 7
người, thảo luận nhóm nông dân có 11 người.
Mục đích thảo luận nhóm là để: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến di cư
lao động của hộ và kiểm tra đối chứng với thông tin từ phỏng vấn hộ.
Nội dung thảo luận nhóm: Xác định các yếu tố tác động tích cực và tiêu
cực đến quá trình di cư lao động của thanh niên. Những thuận lợi và khó khăn
của lao động di cư và gia đình. Đồng thời đề xuất các giải pháp để nâng cao
hiệu quả của di cư lao động.
Công cụ sử dụng: động não tích cực, liệt kê, biểu quyết.
c, Phỏng vấn sâu (phỏng vấn người am hiểu):
Đối tượng phỏng vấn là: một số lao động di cư, trưởng thôn, đoàn thanh
niên, công an xã, hội nông dân, hội phụ nữ xã và một số thân nhân của lao
động di cư. Mục đích: trao đổi và thu thập một số thông tin liên quan tới di cư lao
động. Công cụ: Sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc kết hợp với nói chuyện.
Nội dung phỏng vấn: tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới thanh niên di cư
lao động, khó khăn và thuận lợi của lao động di cư. Trình độ, việc làm thu
25