Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch học tập tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.41 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KIM KHÁNH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM DU LỊCH HỌC TẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KIM KHÁNH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM DU LỊCH HỌC TẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH
Chuyên ngành: Du lịch học
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN LƢU

Hà Nội - 2017



MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... 6
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ CÁC BIỂU ĐỐ ........................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 8
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 8
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................ 13
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 16
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 17
5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 17
6. Đóng góp chính của luận văn.................................................................. 19
7. Bố cục của luận văn ................................................................................ 20
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH
HỌC TẬP ....................................................................................................................21
1.1. Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch .................................................. 21
1.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch ........................................................... 21
1.1.2. Phân loại sản phẩm du lịch ............................................................ 23
1.1.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch ...................................................... 24
1.1.4. Những nguyên tắc phát triển của sản phẩm du lịch ....................... 25
1.2. Cơ sở lý luận về học tập ...................................................................... 30
1.2.1. Các khái niệm và quan điểm về học tập ......................................... 30
1.2.2. Các hình thức học tập ..................................................................... 34
1.2.3. Hệ thống giáo dục quốc dân ........................................................... 37
1.2.4. Mục đích và mục tiêu của học tập .................................................. 38
1.2.5. Hệ thống những nguyên tắc trong giáo dục tại Việt Nam .............. 39
1.3. Du lịch học tập và sản phẩm du lịch học tập.................................... 41
1



1.3.2. Các quan điểm về du lịch học tập ................................................... 41
1.3.3. Sản phẩm du lịch học tập và phân loại sản phẩm du lịch học tập . 43
1.3.4. Đặc điểm của sản phẩm du lịch học tập ......................................... 46
1.4. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch học tập và bài học vận
dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 55
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch học tập tại một số quốc gia . 55
1.4.2. Bài học vận dụng cho Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh ........ 59
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH HỌC TẬP TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................... 64
2.1. Điều kiêṇ phát tri
ển sản phẩ m duịch
l học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh
............................................................................................................ 64
2.1.1. Điều kiện chung .............................................................................. 64
2.1.2. Điều kiện đặc trưng cho phát triển sản phẩm du lịch học tập ....... 73
2.1.3 Đánh giá điề u kiê ̣n phát triển sản phẩm du lịch học tập................ 80
2.2. Nhu cầu và mức độ quan tâm đến du lịch học tập tại TPHCM ..... 82
2.2.1. Nhu cầu du lịch học tập tại thành phố Hồ Chí Minh ..................... 82
2.2.2. Mức độ quan tâm về sản phẩm du lịch học tập của người dân
TPHCM ..................................................................................................... 87
2.3. Thực trạng sản phẩm du lịch học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh ..
............................................................................................................ 88
2.3.1. Các chương trình du lịch học tập ................................................... 88
2.3.2. Điểm đến của du lịch học tập ......................................................... 90
2.3.3. Cách thức điều hành và tổ chức ..................................................... 91
2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh sản phẩm du lịch học tập......... 93
2.4.1. Các công ty du lịch kinh doanh sản phẩm du lịch học tập ............. 93
2.4.2. Hiệu quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh du lịch học tập ... 95
2.4.3. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ trong du lịch học tập .......... 100


2


2.5. Thực trạng nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch học tập ..
.......................................................................................................... 107
2.5.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo................ 107
2.5.2. Các cơ sở giáo dục và đào tạo...................................................... 108
2.5.3. Các công ty du lịch ....................................................................... 110
2.5.4. Các nhà cung ứng dịch vụ du lịch ................................................ 111
2.5.5. Các điểm tham quan học tập ........................................................ 111
2.6. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh
.......................................................................................................... 112
2.6.1. Những ưu điểm và nguyên nhân ................................................... 112
2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................... 114
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH HỌC TẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................... 117
3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển du lịch học tập ....................... 117
3.1.1. Mục tiêu phát triển thành phố Hồ Chí Minh ................................ 117
3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục thành phố Hồ Chí Minh ............ 118
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh ............... 120
3.1.4. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch học tập ......................... 122
3.2. Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch học tập tại TPHCM ..
.......................................................................................................... 127
3.2.1. Nâng cao nhận thức về sản phẩm du lịch học tập và tầm quan trọng
của du lịch học tập .................................................................................. 127
3.2.2. Xây dựng hệ thống chương trình du lịch học tập ......................... 130
3.2.3. Xây dựng nguồn nhân lực phục vụ chuyên nghiệp ....................... 131
3.2.4. Chuyên biệt quy trình tổ chức, điều hành các chương trình du lịch học tập
....................................................................................................... 132
3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.......... 133


3


3.3. Một số Kiến nghị ............................................................................... 134
3.3.1. Kiến nghị với UBND thành phố HCM .......................................... 134
3.3.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo 135
3.3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ..................... 137
3.3.4. Kiến nghị với các cơ sở giáo dục và đào tạo ................................ 137
3.3.5. Kiến nghị với các doanh nghiệp du lịch kinh doanh sản phẩm du lịch học
tập

....................................................................................................... 137

3.3.6.Kiến nghị với các điểm du lịch, các đơn vị cung ứng dịch vụ:...... 138
KẾT LUẬN .................................................................................................. 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 143

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên

Ý nghĩa

DLHT

Du lịch học tập


GDĐT

Giáo duc đào tạo

HSSV

Học sinh, sinh viên

GV

Giáo viên, giảng viên
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp

UNESCO

quốc, viết tắt UNESCO (tiếng Anh: United Nations
Educational Scientific and Cultural Organization)

UNWTO
ASEAN
EU
FDI

Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc viết tắt là
UNWTO (World Tourism Organization)
Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á
The European – Liên minh Châu Âu
Foreign Direct Investment – Vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc
ngoài


HDV

Hƣớng dẫn viên

LVTS

Luận văn thạc sĩ

ODA
UBND
LĐTBXH
TCDL
TP
TPHCM
WTO

Official Development Assistance – Viện trợ phát triển chính
thức
Ủy ban nhân dân
Lao động - Thƣơng Binh và Xã hội
Tổng cục Du lịch
Thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh
World Trade Organization – Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Cơ sở, buồng lƣu trú của Việt Nam và TPHCM giai đoạn 20082011 ................................................................................................................. 69
Bảng 2.2. Số liệu thống kê số lƣợng trƣờng, HSSV và GV của TPHCM năm 2015
......................................................................................................................... 74
Bảng 2.3. Liên kết đào tạo quốc tế tại một số trƣờng Đại học ....................... 76
Bảng 2.4 : Một số Trƣờng Đại học có chƣơng trình học cho Sinh viên quốc tế.
......................................................................................................................... 77
Bảng 2.5 . Tổng hợp các chƣơng trình du lịch học tập hiện có tại TP. Hồ Chí Minh
....................................................................................................................... 162
Bảng 2.6. Tổng hợp giá tour của một tour du lịch học tập tại TPHCM HCM 96
Bảng 2.7. Tổng hợp lao động trực tiếp trong ngành Du lịch tại TP. Hồ Chí
Minh trong giai đoạn 2010-2015 .................................................................. 101
Bảng 2.8. Lao động trực tiếp trong ngành Du lịch TP.HCM theo trình độ . 101
Bảng 2.9. Số lƣợng HDVDL quốc tế theo ngoại ngữ ................................... 102
Bảng 2.10. Số lƣợng HDVDL nội địa tại TPHCM ....................................... 103
Bảng 3.1. Định hƣớng Thiết kế xây dựng hệ thống chƣơng trình du lịch giáo dục
....................................................................................................................... 123
Bảng 3.2. Định hƣớng thiết kế chƣơng trình du lịch học tập trọn đời .......... 126

6


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ CÁC BIỂU ĐỐ
Sơ đồ 1.1. Ba cấp độ sản phẩm ....................................................................... 26
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam ............................. 37
Sơ đồ 1.3. Học tập/ du lịch liên tục ................................................................. 44
Sơ đồ 1.4. Các mối quan hệ giữa giáo dục, du lịch và môi trƣờng bên ngoài 45
Sơ đồ 2.1. Hệ thống giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh ............................. 73
Hình 1.1. Logo của chƣơng trình Edutourism in Malaysia ............................ 57
Biểu đố 1.1. Chu kì sống (vòng đời) sản phẩm............................................... 27
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ khảo sát lý do khách nƣớc ngoài đến TPHCM ............. 68

Biểu đồ 2.2. Mục đích tham gia du lịch học tập ............................................. 83
Biểu đồ 2.3. Cách thức tổ chức du lịch học tập .............................................. 84
Biểu đồ 2.4. Mức chi tiêu cho du lịch học tập ................................................ 84
Biểu đồ 2.5. Các yếu tố đƣợc quan tâm nhất trong chƣơng trình du lịch học
tập .................................................................................................................... 88

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhu cầu học tập thực tế bên ngoài lớp học với hình thức tổ chức là những
chuyến đi ngày càng đƣợc quan tâm ở mọi cấp độ giáo dục và các chƣơng
trình đào tạo. Những tiết học chính khoá hoặc ngoại khóa bên ngoài lớp học
sẽ giúp ngƣời học không chỉ tiếp cận với kiến thức một cách thực tế mà còn
rèn luyện kỹ năng, thái độ trong cuộc sống, phát triển đạo đức, tinh thần đoàn
kết, góp phần giáo dục truyền thống văn hoá. Bên cạnh đó, với hầu hết các
chƣơng trình đạo tạo nghề nhƣ du lịch, nông lâm ngƣ nghiệp, công nghiệp,
xây dựng, thiết kế, hóa chất, môi trƣờng, sinh học… đều cần những chuyến đi
để tiếp cận với thực tế nghề, hoặc có liên quan đến nghề giúp học viên nắm
bắt, tạo cảm hứng và hiểu rõ hơn về những công việc của học viên trong
tƣơng lai. Hiện nay công tác dạy và học chú trọng nhiều đến học tập trải
nghiệm, học kiến thức thông qua thực tế. Vì vậy, việc tổ chức những chuyến
đi thực tế, thực hành đến những điểm đến phù hợp theo nội dung của kiến
thức và chƣơng trình học đã đƣợc các trƣờng, các cơ sở đào tạo quan tâm thực
hiện. Hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một nhu cầu lớn,
thƣờng xuyên đòi hỏi khả năng tổ chức chuyên nghiệp và chất lƣợng cao, đảm
bảo tính ổn định và an toàn cho các chuyến đi. Nhu cầu này đòi hỏi tất yếu sự
phát triển của các sản phẩm, dịch vụ đặc thù để cung ứng. Sản phẩm và dịch
vụ cho những chuyến đi học tập dần có thị trƣờng riêng, có nội dung chƣơng

trình đặc biệt, cách tổ chức chuyên biệt, đảm bảo tính an toàn, tính học tập
cao, các dịch vụ cung ứng và chi phí phù hợp để đáp ứng đƣợc khả năng chi
phí của học viên.
Trong lao động, con ngƣời luôn luôn mong muốn nâng cao trình độ
chuyên môn, hoàn thiện kỹ năng nghề, lên tục cập nhật, sáng tạo và đổi mới
những phƣơng pháp làm việc để đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, dù đã là ngƣời
8


lao động nhƣng nhu cầu học vẫn đƣợc chú trọng và liên tục diễn ra. Ngƣời lao
động thƣờng sẽ đƣợc cơ quan nơi mình làm việc tổ chức các chƣơng trình
huấn luyện nâng cao trình độ, hoặc đƣợc tham gia học tập tại một quốc gia
phát triển nào đó. Mặt khác, ngƣời lao động vẫn tự học tập rèn luyện cho
chính mình thông qua hoạt động tìm hiểu, trao đổi thông tin, đi đến trải
nghiệm … những nơi có trình độ cao hơn. Những chƣơng trình huấn luyện
hoặc đi học tập thƣờng có liên quan đến những chuyến đi. Nếu nhƣ trƣớc kia
các đơn vị, ngƣời lao động tự tổ chức thì nay họ thƣờng kết hợp với các công
ty du lịch để cùng tổ chức. Vì thế, hiện nay đã xuất hiện những chuyến du lịch
học tập thực tế theo chuyên đề trong cuộc sống và trong lao động sản xuất,
mỗi một ngành một lĩnh vực nghề khác nhau sẽ có cách tổ chức khác nhau,
điểm đến, dịch vụ cung ứng …phù hợp. Nhu cầu này đòi hỏi các công ty du
lịch cần nghiên cứu thiết kế và xây dựng các sản phẩm du lịch mà mục đích
chính là học tập theo chuyên đề liên quan đến các lĩnh vực trong cuộc sống
lao động sản xuất và nâng cao trình độ. Trong nền kinh tế quốc dân hiện nay
có khoảng 642 ngành ( cấp 5)1 với hàng chục triệu ngƣời lao động, việc phát
triển các sản phẩm du lịch học tập đáp ứng cho nhu cầu này là điều cần thiết.
Mặt khác, việc trải nghiệm cuộc sống thực đang trở thành vấn đề đáng
quan tâm của thế giới hiện đại. Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp cho
việc học và cuộc sống của con ngƣời trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, tồn tại
thực tế đáng báo động về một thế giới ảo nơi mà con ngƣời chỉ học tập trên lý

thuyết, sống và dành thời gian với “màn hình” trong bốn bức tƣờng, mà lãng
quên đi cuộc sống thực sự. Ngƣời ta đang lo ngại về những tiêu cực mà khoa
học công nghệ mang lại, đáng sợ nhất là con ngƣời trở nên thụ động, sống ảo
ngày càng xa rời thế giới thực xung quanh. Trƣớc những lo ngại đó, con
1

Hệ thống ngành kinh tế quốc dân (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23
tháng 01 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ)

9


ngƣời khuyến khích và cổ võ cho những hình thức hoạt động thực tế ngoài
đời nhất là du lịch. Nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam quan
niệm học tập là một quá trình trọn đời, và họ đã lấy du lịch là hình thức học
tập và trải nghiệm cho mục tiêu cuộc sống. Họ lên kế hoạch cho cả cuộc đời,
theo từng lứa tuổi, tầm hiểu biết và khả năng tài chính mà họ sẽ đi các quốc
gia phù hợp. Học học nữa học mãi là câu nói nổi tiếng của Lê-Nin để thể hiện
rõ quan điểm khuyến khích con ngƣời nên học tập không ngừng, học mọi lúc,
mọi nơi mọi lứa tuổi.
Hơn nữa, Xây dựng xã hội học tập là một xu hƣớng đổi mới phát triển của
giáo dục thế kỉ XXI. Sự bùng nổ thông tin và việc sản xuất ra những tri thức
mới, những công nghệ mới cho thấy, những kiến thức đƣợc tiếp thu trong hệ
giáo dục ban đầu không thể sử dụng suốt đời, học vấn phổ thông không còn
giúp cho con ngƣời đi thẳng vào lao động sản xuất. Vấn đề đặt ra là, con
ngƣời cần biết cách học xử lí thông tin thành tri thức và phải học suốt đời để
có thể đối mặt với sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ trong một
thế giới thay đổi vô cùng nhanh chóng. Ở Việt Nam, trƣớc xu thế phát triển
giáo dục nói trên, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 927/QĐTTG ngày 22/6/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia xã hội học tập
giai đoạn 2011 - 2020 chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình xã hội

học tập. Mô hình xã hội học tập chú trọng đến việc học tập chính quy và cả
việc học không chính quy, hay nói cách khác là cần thay đổi quan niệm và tƣ
duy về việc học và công nhận kết quả học tập theo chiều hƣớng học để chung
sống , học để biết, học để làm, và học để tồn tại2. Và vì vậy, con ngƣời có thể
học mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi, với các hình thức học tập đa dạng, phong
phú khác nhau. Điều này làm nảy sinh ý tƣởng về chƣơng trình du lịch học
tập trọn đời, theo đó các sản phẩm sẽ giúp con ngƣời lên kế hoạch cho các
2

Bốn trụ cột giáo dục của UNESCO

10


chuyến đi du lịch của mình và kết nối, liên kết những điểm đến theo từng mục
tiêu học tập đặt ra, và ngƣời tham gia sẽ có đƣợc sự công nhận về kết quả của
những chuyến đi. Sự công nhận ấy nhƣ là một chứng minh cho quá trình học
tập của con ngƣời đó. Và nếu sản phẩm du lịch học tập trọn đời phát triển
điều này càng góp phần xây dựng một quốc gia học tập, một xã hội học tập.
Sản phẩm du lịch học tập trọn đời cần đƣợc nghiên cứu và thiết kế phù hợp
với từng quốc gia dân tộc và phải nổ lực trong việc tạo ra sự liên kết và công
nhận tại quốc gia đó nói riêng và hƣớng đến trên toàn thế giới về giá trị học
tập và hiệu quả của chuyến đi mà sản phẩm du lịch học tập trọn đời mang lại.
Bên cạnh đó xu hƣớng giao lƣu học tập lẫn nhau giữa các quốc gia trên
thế giới càng trở nên phổ biến khi giao thông thuận lợi, quan hệ hợp tác giữa
các quốc gia trở nên thân thiết, thế giới ngày càng “phẳng” và hòa bình. Đó
là nhu cầu của sinh viên, học viên, giảng viên, những nhà nghiên cứu, nhà văn
hóa, nhà nghệ thuật, nhà kinh tế, chuyên gia, nhà quản trị... thực hiện những
chuyến đi du lịch với mục đích là học tập ở những đất nƣớc khác để tìm hiểu
sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán, lối sống, học hỏi trao đổi kinh

nghiệm công việc, khoa học công nghệ,… áp dụng cho công việc và phát triển
đất nƣớc của họ . Những chuyến đi ấy cũng mang đầy đủ tính chất của một
chuyến tham quan du lịch nhƣng đặc thù bởi mục đích chính vẫn là học tập.
Du lịch và học tập là hai lĩnh vực dịch vụ phục vụ hai nhu cầu khác
nhau của con ngƣời. Tuy nhiên, khi ngành Du lịch và ngành Giáo dục trở
thành các ngành chiếm vị trí quan trọng, thì hai ngành này là tiến gần và có
mối liên hệ với nhau. Du lịch trở thành một cách thức chính thức hoặc hỗ trợ
để thực hiện việc học tập và học tập là một nhu cầu mà ngành Du lịch cần đáp
ứng. Mối quan hệ giữa hai ngành cũng đã đƣợc khái quát từ xa xƣa trong tục
ngữ tiếng Việt: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, đi để học.

11


Trên thế giới việc nghiên cứu xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch
phục vụ cho mục đích học tập đã đƣợc quan tâm và thực hiện tại nhiều nơi
trên thế giới và hiện đang phát triển và hoàn thiện. Sản phẩm này đã hình
thành một hình thái du lịch còn mới mẽ và chƣa thống nhất với tên gọi
“Educational Tourism” dịch ra là “du lịch có tính chất giáo dục” hay nói ngắn
gọn là “Du lịch giáo dục” có hƣớng kết hợp thành thuật ngữ “Edutourism”.
Các sản phẩm của hình thái du lịch học tập này đã đƣợc nghiên cứu và nhìn
nhận là những sản phẩm chuyên biệt đặc thù cao và tiềm năng phát triển lớn.
Tại Việt Nam, việc tổ chức các chƣơng trình du lịch tham quan có mục
đích học tập đã đƣợc tổ chức từ nhiều năm nay. Thƣờng các cở sở đào tạo có
hai cách tổ chức một là tự tổ chức hoặc hai là thuê các công ty du lịch tổ chức.
Khi các đơn vị tự tổ chức đã phát sinh nhiều khó khăn và rủi ro do số lƣợng
lớn, và không chuyên trong công tác nên cơ sở giáo dục, đào tạo không lƣờng
trƣớc cũng nhƣ không thể kiểm soát đƣợc dẫn đến chất lƣợng của các chuyến
đi không tốt, hiệu quả học tập không cao, thiếu an toàn. Có rất nhiều công ty
du lịch khai thác thị trƣờng khách du lịch có mục đích học tập là Học viên,

sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu… nhƣng trên thực tế các công ty du lịch
vẫn xem đây là dạng khách hàng du lịch có nhu cầu riêng biệt thôi và chƣa
thật sự xem đây là một thị trƣờng đặc thù cần có những sản phẩm chuyên
nghiệp và cách tổ chức chuyên biệt.
Hiện nay, có rất nhiều những khái niệm về sản phẩm du lịch mà hình
thức tham quan du lịch có mục đích học tập nhƣ du lịch dã ngoại, du lịch thực
tế, du lịch nghiên cứu, du lịch học tập, du lịch học tập môi trƣờng, du lịch
tham quan hƣớng nghiệp… Tại Việt Nam chƣa có một nghiên cứu chính thức
nào về sản phẩm du lịch có mục đích học tập. Đây hoàn toàn là một đối tƣợng
nghiên cứu mới và đề tài này hoàn toàn chƣa có ai nghiên cứu tại Việt Nam.
Trƣớc những nhu cầu có thực và thị trƣờng lớn, việc tiến hành nghiên cứu
12


nghiên cứu về sản phẩm du lịch có mục đích học tập là điều cần thiết và có ý
nghĩa lớn đối với ngành Giáo dục, ngành Du lịch và các lĩnh vực khác trong
xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất miền
Nam nói riêng và cả nƣớc nói chung, nơi có số lƣợng các cơ sở đào tạo nhiều,
đa dạng ngành nghề, và tiếp cận nhanh các phƣơng pháp giáo dục mới. Bên
cạnh đó, đây cũng là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp du lịch nhất đa dạng về quy
mô và tính chất.
Với những lý do nêu trên và việc tiến hành nghiên cứu tại Thành phố
Hồ Chí Minh sẽ có các kết quả mang tính phổ quát và có thể đƣợc áp dụng
rộng rãi tại Việt Nam. Vì vậy, Học viên chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng
và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch học tập tại thành phố Hồ Chí Minh”
làm luận văn tốt nghiệp khóa Thạc sĩ chuyên ngành Du lịch học.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới, các nghiên cứu về đề tài du lịch học tập hoặc các hình thái
tƣơng tự có liên quan đến du lịch giáo dục, học tập bắt đầu hình thành khoảng

giữa thế kỉ 20, khi thế giới đã trải qua giai đoạn chiến tranh, mối quan hệ
chính trị, kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trở nên tốt đẹp trong hòa bình, đã
tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy xu hƣớng đi sang các quốc gia khác nhau
để giao lƣu học tập. Từ đó hình thành một nhóm đối tƣợng du khách đi du
lịch với mục đích chính là học tập, trải nghiệm thực tế…dẫn đến việc hình
thành các chuỗi dịch vụ cung ứng riêng biệt cho nhu cầu này. Các nghiên cứu
có liên quan đến đối tƣợng này bắt đầu xuất hiện, và ngày càng trở nên
chuyên sâu, rõ nét về một hình thái du lịch giáo dục, học tập với các sản phẩm
có đặc trƣng riêng, cách tổ chức khác biệt, và những chuỗi giá trị mang lại
cho ngành du lịch nói riêng và xã hội nói chung.

13


Năm 1989 , trong nghiên cứu với tên đề tài là “Science -focused shool
trips” của hai tác giả Cooper và Latham đã chú trọng vào đối tƣợng Học viên
và các chuyến tham quan đƣợc tổ chức cho các trƣờng học. Nghiên cứu này
phân tích và chỉ ra rằng các chuyến đi học tập khoa học thực tế cho Học viên
trong các trƣờng học là một nhu cầu tất yếu và cần đƣợc phát triển.
Trong nghiên cứu “Educational tourism types” của Smiths & Jenner năm
1997 và Cooper & Carther năm 2009, nhìn nhận nhu cầu đi để học và các sản
phẩm phục vụ nhu cầu ấy nhƣ một loại hình du lịch. Nghiên cứu này đã đƣa
ra khái niệm và phân tích thị trƣờng cho loại hình này, theo đó các chuyến đi
của con ngƣời đều có ít nhiều liên quan đến việc học tập.
Trong bài Historical overviews of educational tourism of different ages
(A. Machini, 2009; M.Sokolova , 2002; K.Efremov, 2006) nghiên cứu về các
chƣơng trình học tập dành cho các đối tƣợng có độ tuổi khác nhau. Theo đó,
con ngƣời học tập là trọn đời, các chuyến đi đƣợc thiết kế theo từng giai đoạn
khác nhau trong cuộc đời. Mỗi một lứa tuổi sẽ có những chuyến đi có nội
dung học tập phù hợp.

Trong quyển sách Managing Educational Tourism, Brent Ritchie, 2003 đã
cung cấp hệ thống các khái niệm, cách phân chia và cách quản lý tiếp thị,
điểm đến chi tiết để phát triển sản phẩm du lịch học tập theo hƣớng chuyên
nghiệp.
Trong các nghiên cứu của Alan Machin giảng viên trƣờng Đại Học Leeds
Beckett University tại nƣớc Anh, Ông đƣa ra rất nhiều nội dung nghiên cứu
về mối quan hệ giữa du lịch và giáo dục, Trong bài “Back to Basis: tourism,
entertainment and education trình bày tại Hội nghị “ The Cuba Edutourism”
tại Cuba năm 2010, Ông nói rằng nhu cầu học tập chính là nguồn gốc của
hoạt động du lịch, Ông chỉ ra rằng nguồn gốc của các chuyến đi đầu tiên trong
lịch sử là vì mục đích học tập, con ngƣời muốn khám phá những điều mới,
14


muốn tìm hiểu con ngƣời, văn hóa, những vùng đất mới. Ngày nay dù mục
đích chuyến đi có thể khác nhau song thực tế yếu tố học tập trong tất cả các
chuyến du lịch đều tồn tại. Con ngƣời ngày càng quan trọng đến nhu cầu học
tập trong các chuyến đi. Ông đang hoàn thiện quyển sách “ Tourism as
education” đƣa ra quan điểm rằng du lịch là giáo dục, là một phƣơng pháp
học tập của con ngƣời.
Ngoài ra từ những năm 2000 rất nhiều quốc gia nhƣ Anh, Pháp, Mỹ,
Canada, Öc, Ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc, Bulgaria, Philippine,
Malaysia… đã bắt đầu tiếp cận và nghiên cứu về các sản phẩm phục vụ nhu
cầu du lịch giáo dục, học tập. Các nghiên cứu tập trung vào đối tƣợng là các
chuyến đi có mục đích học tập, và sản phẩm dịch vụ cung ứng có liên quan
nhƣng cách tiếp cận, và phạm vi nghiên cứu là khác nhau nên mỗi nghiên cứu
có giới hạn nhất định. Thực tế hiện nay, khái niệm Educational Tourism hay
Edutourism vẫn còn mới và chƣa có trong từ điển thuật ngữ ngành Du lịch
trên thế giới.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây có những nghiên cứu về các

chƣơng trình hoạt động ngoại khóa hoặc các hoạt động hỗ trợ cho cách dạy và
học chủ yếu tiếp cận từ góc độ của giáo dục và đào tạo và cũng là những bƣớc
tiếp cận ban đầu.
Đề tài “Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của
học viên Trung học phổ thông (nghiên cứu trƣờng hợp tại trƣờng Trung học
phổ thông Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ) của tác giả Nguyễn Thị
Thảo, luận văn tốt nghiệp tại Viện Đảm bảo chất lƣợng giáo dục thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Trong Kỷ yếu Hội Thảo khoa học về “Hiệu quả hoạt động ngoại khóa đối
với việc nâng cao chất lƣợng dạy – học trong nhà trƣờng Phổ thông” do
Trƣờng Đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tháng 10 năm 2007
15


có rất nhiều tác giả đã có bài nghiên cứu cho nội dung này của Hội thảo. Tập
trung vào việc phân tích các hoạt động ngoại khóa, và hiệu quả mang lại cho
hoạt động giáo dục.
Hiện nay, tại Việt Nam chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về đối
tƣợng là sản phẩm du lịch học tập. Vì vậy, đề tài “Thực trạng và giải pháp
phát triển sản phẩm du lịch học tập tại thành phố Hồ Chí Minh” hoàn toàn
mới và có tính cấp thiết. Các công trình đƣợc tổng quan ở trên là những gợi ý
về khái niệm và vấn đề lý luận, khẳng định rõ hơn về nhu cầu học tập bên
ngoài lớp học, giúp luận văn có cơ sở ban đầu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn là nêu lên thực trạng và đƣa ra
những giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch học tập theo hƣớng
chuyên nghiệp nhất là ứng dụng vào việc thiết kế sản phẩm du lịch học tập.
Mặt khác, giúp các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo tại Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng và cả nƣớc nói chung có những định hƣớng tốt hơn
cho các chƣơng trình học tập thực tế.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch học
tập, thu thập và tổng quan tài liệu về các vấn đề liên quan nhƣ tài liệu, bài viết
khoa học, công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo các chƣơng trình du lịch
có mục đích nghiên cứu, học tập, giao lƣu học hỏi kinh nghiệm… trong nƣớc
và quốc tế. Trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.
- Thu thập các dữ liệu sơ cấp phục vụ quá trình nghiên cứu thông qua
khảo sát thực địa, phỏng vấn chuyên gia, điều tra xã hội học để bổ sung thông
tin có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Nghiên cứu tiềm năng và thực
trạng phát triển du lịch học tập, đánh giá nhận xét chỉ ra đƣợc ƣu điểm và
16


nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân của sản phẩm du lịch học tập hiện nay
tại TPHCM. Đây là nhiệm vụ hình thành cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu đề tài
luận văn.
- Đánh giá đƣợc thực trạng phát triển của sản phẩm du lịch học tập tại
TPHCM.
- Đề xuất định hƣớng phát triển và giải pháp nhằm xây dựng các sản
phẩm du lịch học tập và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả hơn, chuyên nghiệp
hơn cho các cơ quản quản lý giáo dục, doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo,...
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là các sản phẩm du lịch học
tập tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Thành phố Hồ Chí Minh;
Về thời gian: Thực trạng sản phẩm du lịch học tập của Thành phố Hồ
Chí Minh trong 5 năm gần đây; đề xuất giải pháp thực hiện trong năm 2017
và các năm tiếp theo;

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu ở phạm vi tìm hiểu thực trạng phát triển
của các sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện có phục vụ cho nhu cầu học tập của
con ngƣời.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin

- Thu thập thông tin sơ cấp: Học viên cao học thu thập 100 chƣơng
trình du lịch của 20 doanh nghiệp lữ hành có sản phẩm du lịch học tập và 10
chƣơng trình tham quan học tập tại điểm của 05 địa điểm tham quan. Bên
cạnh đó, thu thập các chƣơng trình, kế hoạch đi du lịch kết hợp tham quan học
tập của 10 trƣờng tiểu học, 10 trƣờng THCS và 10 trƣờng THPT, 3 trƣờng
17


cao đẳng, 5 trƣờng đại học, 2 cơ sở đào tạo tƣ nhân, và 5 công ty trên địa bàn
Tp. HCM. Việc thu thập này giúp có những thông tin thực tế về các chƣơng
trình tham quan học tập hiện đang có trên thị trƣờng (cung) và kế hoạch tổ
chức của các cơ sở đào tạo (cầu).
- Thu thập thông tin thứ cấp: Bao gồm các thông tin về thống kê số
lƣợng khách, số lƣợng cơ sở đào tạo, thống kê chất lƣợng giáo dục và đào tạo,
thông tin về kinh doanh sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp có sản phẩm
du lịch học tập, thông tin về quy trình tổ chức chƣơng trình du lịch học tập,
nguồn nhân lực phục vụ tổ chức du lịch học tập… việc thu thập thông tin này
giúp có đƣợc những số liệu cụ thể làm định lƣợng cho quá trình nghiên cứu.
- Tổng hợp thông tin và tài liệu tham khảo cần thiết của các tác giả
trong và ngoài nƣớc về các vấn đề liên quan đến đề tài, để rút ra những cơ sở
lý luận cho đề tài.
5.2. Phương pháp điều tra xã hội học

- Phƣơng pháp bảng hỏi: Thiết kế bảng hỏi dành cho đối tƣợng khảo sát
một là ngƣời dân đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh và công tác trong
ngành Du lịch và Giáo dục. Bảng hỏi đƣợc gửi đến 800 đối tƣợng.
- Phƣơng pháp phỏng vấn trực diện: Phỏng vấn có ghi hình 5 đối tƣợng
chọn lọc bao gồm 01 giám đốc công ty du lịch đang phát triển mạnh sản phẩm
du lịch học tập, 01 giám đốc công ty du lịch lớn nhất Việt Nam, 01 công ty du
lịch do ngƣời nƣớc ngoài điều hành, 5 HDV du lịch chuyên tour học tập, 01
ngƣời đang làm công tác quản lý giáo dục, và 05 giảng viên – hiệu trƣởng các
cấp, 10 phụ huynh Học viên và 5 học viên các cấp.
- Phƣơng pháp phỏng vấn qua điện thoại: Thực hiện 20 cuộc phỏng vấn
qua điện thoại đến các đối tƣợng là doanh nghiệp du lịch, hiệu trƣởng các
trƣờng, HDV du lịch, PHHS, học viên, …

18


5.2.

Phương pháp khảo sát thực địa

Học viên cao học trực tiếp tham gia vào 5 tour của 2 công ty tổ chức
chƣơng trình du lịch học tập tại Tp. HCM. Học viên cao học khảo sát Khu du
lịch Đại Nam, Suối Tiên, Đầm sen, Kids City, Vietopia….
5.3.

Phương pháp Delphi (Phương pháp chuyên gia):

Trao đổi và lấy ý kiến của chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau là
du lịch, kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị học, tâm lý học, giáo dục học, quản
lý nhà nƣớc về giáo dục, … về những nhìn nhận của họ về sản phẩm du lịch

học tập.
6. Đóng góp chính của luận văn
Về mặt lí luận:
Tổng hợp có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch học tập và
sản phẩm du lịch học tập trên thế giới và tại Việt Nam. Đề tài đề cập đến một
số khái niệm liên quan đến học tập nhƣ các quan điểm về học tập, các hình
thức của học tập, hệ thống giáo dục, mục tiêu của giáo dục,học tập trọn đời.
Bƣớc đầu đƣa ra khái niệm về sản phẩm du lịch học tập, tiêu chí phân
loại, các đặc trƣng, điều kiện hình thành và phát triển của sản phẩm du lịch
học tập. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch học tập;
xu thế phát triển du lịch học tập trên thế giới, trong đó có các xu thế nổi bật
nhƣ học tập trọn đời.
Đề cập đến xu thế và kinh nghiệm của một số quốc gia về việc xây
dựng và phát triển sản phẩm du lịch học tập.
Về mặt thực tiễn:
Cung cấp thông tin tổng quát về tiềm năng và thực trạng phát triển sản
phẩm du lịch học tại TPHCM từ 2010 – 2015.
Xây dựng các tiêu chí thiết kế sản phẩm du lịch học tập có thể ứng
dụng vào trong hoạt động giáo dục và kinh doanh du lịch.
19


Đề tài đề xuất 5 giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch học tập
- Xây dựng hệ thống lý thuyết về du lịch học tập và sản phẩm du lịch
học tập. Khuyến khích ngành du lịch và giáo dục tiếp tục nghiên cứu về các
vấn đề có liên quan đến du lịch học tập ở nhiều khía cạnh.
- Nâng cao nhận thức về du lịch học tập từ Trung ƣơng đến địa phƣơng,
từ nhà nghiên cứu đến nhà quản lý, từ doanh nghiệp đến ngƣời tiêu dùng.
- Xây dựng bộ chƣơng trình du lịch giáo dục, du lịch học tập chuyên
đề, và du lịch học tập trọn đời.

- Kêu gọi các quỹ đầu tƣ cho mô hình tổ chức du lịch giáo dục phi lợi
nhuận nhằm phát triển một Quốc gia học tập, xã hội học tập.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung chính của luận văn bao gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch học tập;
Chƣơng 2. Thực trạng sản phẩm du lịch học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Chƣơng 3. Đề xuất những giải pháp để xây dựng và phát triển sản phẩm
du lịch học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh.

20


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN VỀ SẢN PHẨM
DU LỊCH HỌC TẬP
1.1. Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch
1.1.1. Khái niệm
Có nhiều khái niệm về sản phẩm đƣợc đƣa ra theo các quan điểm nhìn
nhận khác nhau. Theo Karl Heinrich Marx (tên phiên âm tiếng Việt là Các
Mác) Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụ cho việc
làm thỏa mãn nhu cầu của con người, trong nền kinh tế thị trường, người ta
quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì đó có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và
đem lại lợi nhuận. Trong Luật chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa số
05/2007/QH12 của Việt Nam quy định Sản phẩm là kết quả của quá trình sản
xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. Xét
dƣới góc độ của Marketing sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị
trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một
nhu cầu hay ước muốn…(AMA – American Marketing Association,1960;
Kotler,2001; Aaker & Joachimsthaler,2001).
Có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch. Khái niệm về du lịch đƣợc

quy định trong Luật du lịch Việt Nam năm 2005 nhƣ sau: “Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Khái niệm về sản phẩm du lịch vì thế cũng có thể đƣợc hiểu theo nhiều
cách khác nhau tùy từng góc độ nhìn nhận.
“Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách,
được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với
việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở,

21


một vùng hay một quốc gia nào đó"3. Nhƣ vậy, hiểu theo nghĩa rộng Sản
phẩm du lịch có thể đƣợc hiểu là tất cả các hàng hoá và dịch vụ mà khách du
lịch tiêu dùng cho chuyến đi du lịch của họ. Theo nghĩa hẹp thì Sản phẩm du
lịch là các hàng hoá và dịch vụ mà khách mua lẻ hoặc trọn gói, do các doanh
nghiệp du lịch tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Theo quan
điểm Marketing sản phẩm du lịch là những hàng hoá và dịch vụ có thể thoả
mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đƣa ra chào bán
trên thị trƣờng, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của
khách du lịch. Theo Điều 4 chƣơng I - Luật du lịch Việt Nam năm 2005 giải
thích từ ngữ “Sản phẩm du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Nhƣ vậy, Sản phẩm du lịch đƣợc hiểu đơn giản là sản phẩm nhằm thoả
mãn các nhu cầu du lịch của con ngƣời. Nhu cầu du lịch của con ngƣời là
mong muốn của con ngƣời đi đến một nơi khác nơi cƣ trú để nghỉ ngơi, phục
hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái dễ chịu về tinh thần, thể xác và có đƣợc những
trải nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội. Mặt
khác đó là những nhu cầu cụ thể nhƣ ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, vận động,

tham quan… Nhu cầu du lịch của con ngƣời cũng tuân theo thuyết nhu cầu
của Maslow, về căn bản, nhu cầu của con ngƣời đƣợc chia làm hai nhóm
chính là nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản liên quan đến các
yếu tố thể lý của con ngƣời nhƣ mong muốn có đủ thức ăn, nƣớc uống, đƣợc
ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên đƣợc gọi là nhu cầu bậc cao. Những
nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần nhƣ sự đòi hỏi công bằng, an
tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, tự thể hiện bản thân.

3

(Dẫn theo giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao động – xã hội, 2001, tr.31)

22


Trong luận văn này, khái niệm sản phẩm du lịch đƣợc hiểu là những
hàng hóa và dịch vụ du lịch do các công ty kinh doanh du lịch cung cấp nhằm
thỏa mãn nhu cầu của du khách.
1.1.2. Phân loại sản phẩm du lịch
Nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp và đa dạng, mỗi nhu cầu cần một
chuỗi các dịch vụ và hàng hóa phù hợp. Vì vậy, để dễ dàng phân định, ngƣời
ta đã phân chia du lịch thành các loại hình khác nhau. Mỗi loại hình du lịch sẽ
có các sản phẩm du lịch phù hợp. Tùy theo tiêu chí đƣa ra mà có những cách
phân loại khác nhau, sau đây là những cách phân loại phổ biến nhƣ phân loại
theo mục đích chuyến đi có Du lịch tham quan, Du lịch giải trí, Du lịch nghỉ
dƣỡng, Du lịch khám phá, Du lịch thể thao, Du lịch lễ hội, Du lịch tôn giáo,
Du lịch nghiên cứu, Du lịch MICE, Du lịch chữa bệnh, Du lịch thăm thân.
Phân loại theo lãnh thổ hoạt động có Du lịch quốc tế, Du lịch nội địa. Phân
loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch có Du lịch miền biển, Du lịch núi,

Du lịch đô thị, Du lịch làng quê. Phân chia theo môi trƣờng tài nguyên có Du
lịch thiên nhiên, và Du lịch văn hoá. Phân loại theo phƣơng tiện giao thông có
Du lịch xe đạp, Du lịch ô tô, Du lịch bằng tàu hoả, Du lịch bằng tàu thuỷ du
thuyền (Du lịch đƣờng sông) , Du lịch đƣờng hàng không (máy bay, trực
thăng,...). Phân loại theo loại hình lƣu trú có Khách sạn, motel, Resort, Lều
trại, homestay. Phân loại theo lứa tuổi du lịch có Du lịch thanh thiếu niên, du
lịch dành cho ngƣời lớn, Du lịch ngƣời cao tuổi. Phân loại theo độ dài chuyến
đi có Du lịch ngắn ngày, Du lịch dài ngày. Phân loại theo hình thức tổ chức có
Du lịch tập thể, Du lịch cá thể, Du lịch gia đình. Phân loại theo phƣơng thức
hợp đồng có Du lịch trọn gói, Du lịch từng phần.
Vậy, mỗi một loại hình du lịch có thể có nhiều sản phẩm du lịch để
phục vụ nhu cầu của du khách. Song về cơ bản sản phẩm du lịch nào cũng
bao gồm hai yếu tố hữu hình và vô hình. Những yếu tố hữu hình chính là
hàng hóa, yếu tố vô hình là dịch vụ. SPDL thƣờng bao gồm các nhóm dịch vụ
23


×