THỰC TRẠNG VÀ VƯỚNG MẮC VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGUYỆT HUỆ
Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM
I. TÌNH HÌNH CHUNG
1. Về kết hôn
Từ năm 1993 đến 2004, thành phố Hồ Chí Minh đă đăng ký 46. 914 trường hợp kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thuộc trên 55 quốc gia khác nhau. Phần lớn là các trường hợp kết hôn giữa công
dân ở trong nước với người nước ngoài và kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
Việt Nam định cư ở nước ngoài (99,61%), cụ thể là:
Kết hôn giữa công dân Việt Nam trong nước với người nước ngoài chiếm 40,82%
Kết hôn giữa công dân Việt Nam trong nước với người Việt Nam định cư ở nước
ngoài là 58,79%
Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người không quốc tịch đang sinh sông,
thường trú tại thành phố và là công dân của nước có chung biên giới với Việt Nam
có 49 trường hợp (chiếm 0.39%).
Đặc biệt, trong những năm qua chỉ có 03 trường hợp đăng ký kết hôn giữa người nước
ngoài với nhau đang sinh sống, làm việc tại thành phố.
Đối tượng đa số là phụ nữ Việt Nam ở trong nước lấy chồng nước ngoài hoặc chồng là
người Việt Nam định cư tại nước ngoài chiếm 92%, trong đó có 13 318 trường hợp kết
hôn với Việt Nam ở trong nước lấy chồng Trung Quốc (Đài Loan) giảm dần, nhưng
ngược lại phụ nữ Việt Nam lấy chồng là người Hàn Quốc có xu hướng tăng lên rõ rệt.
Về quốc tịch của người nước ngoài, quốc gia mà công dân Việt Nam định cư ở nước
ngoài đang cư trú có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có công dân là chủ thể tham gia
vào quan hệ hôn nhân với công dân Việt Nam, phân bố theo 3 khu vực chính :
Khu vực các nước có nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm: Hoa Kỳ,
Pháp, Úc, Canada chiếm 51,57%
Kết hôn với nam công dân Trung Quốc (Đài Loan) chiếm 35,63%
Các quốc gia khác chiếm 8,8%.
Về nhân thân: Độ tuổi kết hôn của phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài không có sự
khác biệt lớn. Tuy nhiên, ở các cặp vợ chồng Đài – Việt tuổi kết hông của phụ nữ Việt
Nam còn rất trẻ, có độ tuổi chênh lệch với chồng từ 10 tuổi đến 20 tuổi chiếm
54,69%. Thành phần dân tộc: Kinh chiếm 61,20%, dân tộc Hoa chiếm 38,58%.
2. Về ly hôn:
Theo thống kê của Tòa án nhân dân thành phố từ 1998 đến 2001, đã thụ lý 3487 vụ
án ly hôn có yếu tố nước ngoài, năm sau đều cao hơn năm trước. Đa số các việc ly
hôn do công dân Việt Nam trong nước đứng nguyên đơn và việc xét xử thường là vắng
mặt bên phía nước ngoài. Nội dung giải quyết hầu hết giải quyết quan hệ hôn nhân,
không yêu cầu giải quyết vấn đề con chung hoặc tài sản, có lẽ do các bên nhận thấy
nếu giải quyết thì cũng khó thi hành nên không yêu cầu.
Khó khăn khi giải quyết ly hôn là xác định tình trạng hôn nhân có hậu quả mâu thuẫn
trầm trọng để làm căn cứ cho ly hôn vì việc điều tra phía nước ngoài có nhiều hạn chế,
ủy thác tư pháp không có kết quả.
Nguyên nhân ly hôn thường do cá tính không phù hợp, phong tục, tập quán, ngôn
ngữ, lối sống có sự khác biệt. Đặc biệt với hôn nhân Đài – Việt nguyên nhân xuất phát
từ những cuộc kết hôn vội vã; không tìm hiểu, có mục đích kinh tế, không có con….
Đối với trường hợp bên nguyên đơn ở nước ngoài yêu cầu ly hôn với bị đơn ở trong
nước, có bị đơn không đồng ý ly hôn mà yêu cầu bên nguyên đơn phải có mặt mới
đồng ý giải quyết quan hệ hôn nhân, họ đồng thời có yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn vì
lý do khó khăn về đời sống, yêu cầu này rất khó giải quyết vì không có điều kiện xác
định tình trạng tài chính, mức thu nhập của bên ở nước ngoài. Cũng có không ít
trường hợp ly hôn là do mục đích kết hôn nhằm bảo lãnh xuất cảnh ra nước ngoài,
nhưng sau đó việc bảo lãnh không thực hiện được, họ phải chấm dứt quan hệ hôn
nhân để ổn định cuộc sống.
3. Về ghi chú ly hôn:
Liên quan đến hồ sơ thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo Nghị định
184/CP và sau đó được thay thế bởi Nghị định 68/2002/NĐ-CP có một thực tế gây
nhiều phức tạp là việc công nhân bản án ly hôn của công dân Việt Nam với nhau hoặc
công dân Việt Nam với người nước ngoài do Tòa án nước ngoài xét xử.
Pháp lệnh công nhận và cho thi hành án ở Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa
án nước ngoài chỉ cho phép công nhận đối với nước đã ký kết với Việt Nam hiệp định
tương trợ tư pháp, về nguyên tắc không được xem xét công nhận tại Việt Nam. Vấn đề
này đã gây cản trở việc kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài, kể cả
với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nếu ràng buộc thủ tục đăng ký kết hôn
mới với việc buộc phải ghi chú bản án ly hôn của nước ngoài là không cần thiết, làm
thời hạn giải quyết hồ sơ kết hôn kéo dài, gây khó khăn cho đương sự.
4. Về hoạt động “môi giới” hôn nhân có yếu tố nước ngoài:
4.1. Trước khi Nghị định 68/2002/NĐ-CP được thi hành (ngày 02/01/2003); trên địa
bàn thành phố có 52 doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép hoạt động
môi giới hôn nhân; môi giới, giới thiệu kết hôn, tư vấn hỗ trợ kêt hôn và dịch vụ tổ
chức lễ cưới. Nhưng chỉ có 5 doanh nghiệp hoạt động được. Khi nghị định
68/2002/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, cơ quan cấp phép đã không kịp thời thông báo
các doanh nghiệp chấm dứt việc hoạt động ở lĩnh vực nêu trên. Do đó, một số doanh
nghiệp vẫn tiếp tục giới thiệu, môi giới các cô gái Việt Nam và người nước ngoài có
nhu cầu tìm hiểu, kết hôn với nhau. Hoạt động này có lúc diễn ra này có lúc diễn ra
công khai trên mạng Internet (như công ty TNHH Tân Việt, Công ty TNHH Việt Phước,
Công ty TNHH Minh Huy Hoa Sen…).
Tháng 8/2003, sau đợt kiểm tra các doanh nghiệp về hoạt động môi giới hôn nhân,
các doanh nghiệp đã giảm ngành nghề kinh doanh, một số chuyển sang hoạt động
lĩnh vực khác hoặc giải thể, chỉ còn lại 24 doanh nghiệp đăng ký tổ chức nghi lễ tiệc
cưới, tư vấn hôn nhân.
Tháng 10/2003 Trung tâm hỗ trợ kết hôn thành phố được thành lập. Bước đầu, được
giới phụ nữ thành phố quan tâm tìm đến tư vấn, đăng ký tìm bạn, thực hiện dịch vụ
hướng dẫn thủ tục hồ sơ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến chưa đồng tình về hoạt động giới
thiệu hôn nhân, nhất là đối với cán bộ Hội phụ nữ lớn tuổi.
Vừa qua, tháng 6/2004 các cơ quan chức năng thành phố (Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch
Đầu tư, Công an thành phố, Hội liên hiệp Phụ nữ …) đã phối hợp kiểm tra trong hoạt
động của 24 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành dịch vụ tổ chức lễ cưới, tư vấn
hôn nhân…. cho công dân Việt Nam trong nước, thì có 17 doanh nghiệp có mặt, 7
doanh nghiệp không có trụ sở tại địa điểm đăng ký hoạt động, còn các doanh nghiệp
khác thì chỉ “đăng ký để có” chứ không có hoạt động
4.2. Ngoài một số ít trường hợp phụ nữ Việt Nam đi hợp tác lao động ở Đài Loan, làm
nghề hướng dẫn du lịch, có dịp du lịch sang Đài Loan…. trực tiếp gặp gỡ, tìm hiểu và
tự nguyện tiến đến hôn nhân, thì có đến 85% các trường kết hôn của phụ nữ Việt
Nam trong nước lấy chồng Đài Loan là xuất phát từ sự giới thiệu của người thân (anh,
chị, em ruột, họ hàng, bạn bè, láng giềng hàng xóm…) đã lấy chồng Đài Loan và xuất
cảnh theo chồng dẫn nam giới Đài Loan có nhu cầu lấy vợ Việt Nam về nước để giới
thiệu, môi giới. Có nhiều trường hợp không chỉ giới thiệu, môi giới mà còn làm dịch vụ
hồ sơ thủ tục đăng ký kết hôn sau khi hai bên đã “xem mặt” và đồng ý kết hôn. Sở Tư
pháp tổ chức phỏng vấn để tìm hiểu và từ năm 2003 đến nay, đã đề xuất Ủy ban nhân
dân Thành phố từ chối 39 trường hợp đăng ký kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với nam
giới Đài Loan, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số hồ sơ thụ lý (0,90%). Qua thực
tiễn cho thấy việc xác định các dấu hiệu, hiện tượng của kết hôn giả, kết hôn với mục
đích vụ lợi, …. để làm cơ sở cho việc từ chối đăng ký kết hôn là rất khó và không đảm
bảo về yếu tố pháp lý. Công tác phỏng vấn đến nay vẫn chưa rút ra được bài học kinh
nghiệm để áp dụng.
4.3. Ngoài ra, có một vài tụ điểm hoạt động môi giới hôn nhân trên địa bàn quận 10,
quận 11 diễn ra khá sôi động và công khai mà báo chí đi sâu tìm hiểu điều tra cho
thấy phương pháp hoạt động của các tổ chức này gây nhiều khó khăn cho các cơ
quan chức năng (Công an chính quyền các cấp…) trong việc ngăn chặn, xử lý. Họ đưa
khách (Đài Loan) đến các nơi công cộng như quán nước, công viên, khu vui chơi du
lịch Đầm Sen… và sắp xếp cho các cô gái đến để tiếp xúc, có thế xem mặt. Nhìn hiện
tượng bên ngoài, không có dấu hiệu nào để cơ quan Công an truy bắt được.
Sở Tư pháp Thành phố đã phát hiện 04 cá nhân có hiện tượng môi giới hôn nhân bất
hợp pháp bằng hình thức tổ chức đường dây môi giới từ Đài Loan về Việt Nam và
không những thực hiện việc môi giới còn “lo” luôn cả việc làm hồ sơ đăng ký kết hôn
và xuất cảnh. Sở đã chuyển ¾ hồ sơ sang cơ quan điều tra Công an Thành phố để tiếp
tục điều tra xử lý.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC:
Ngày 10/7/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ ngày 02/01/2003. Nghị định 68 đã giải
quyết được phần lớn một số khó khăn, vướng mắc trong giải quyết hồ sơ kết hôn với
người nước ngoài so với khi áp dụng Nghị định 184.
Tuy nhiên, một số vấn đề lớn còn vướng mắc liên quan đến việc xây dựng hoàn chỉnh
hệ thống pháp luật điều chỉnh hôn nhân có yếu tố nước ngoài, cụ thể:
1. Giải quyết xung đột pháp lý:
Điều kiện kết hôn và năng lực kết hôn:
Tuổi kết hôn: quy định về độ tuổi kết hôn của một số nứoc thấp hơn so với Việt Nam
(như Anh, Mỹ, Úc, Đài Loan; Nhật Bản, Hàn Quốc là trên 16 tuổi đối với nữ, đối với
Pháp là từ 15 tuổi) trong khi đó quy định của ta chỉ thừa nhận tuổi kết hôn là từ 18
tuổi. Trong trường hợp này ta sẽ gặp khó khăn khi thụ lý các hồ sơ xin công nhận việc
kết hôn ở nước ngoài, vì ngoài việc xem xét cuộc hôn nhân đó có phù hợp với pháp
luật Việt Nam không còn phải tính đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, chưa kể phải
xem xét đến yếu tố vi phạm pháp luật Hình sự (giao cấu với người vị thành niên).
Năng lực, nhận thức kết hôn: thực tiễn hiện nay cho thấy có nhiều cuộc hôn nhân nằm
ngoài mục đích đích thực của hôn nhân, chủ yếu vì lý do kinh tế hoặc để được xuất
cảnh. Mặc dù một số trường hợp đã được Nhà nước Việt Nam cấp giấy đăng ký kết hôn
hợp lệ nhưng nếu không chứng minh được quan hệ trước hôn nhân thì không được cấp
thị thực nhập cảnh để đoàn tụ với gia đình ở nước ngoài. Do đó tạo nhiều hậu quả rất
thiệt thòi cho phía công dân Việt Nam (khác với các trường hợp kết hôn với người Đài
Loan chỉ cần có giấy đăng ký kết hôn hợp lệ là được cấp thị thực nhập cảnh Đài Loan).
2. Về xác định việc kết hôn không vi phạm các điều cấm:
Hiện nay, chưa có các quy định cụ thể nào, nhằm bảo đảm việc đăng ký kết hôn,
không vi phạm các điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
Thời gian qua, cơ quan công an chịu trách nhiệm xác minh về an ninh không chịu
trách nhiệm xác minh về vi phạm các điều cấm, Nghị định 68 quy định việc phỏng vấn
để xác định phỏng vấn để xác định các dấu hiệu, hiện tượng của việc kết hôn giả, kết
hôn vì mục đích vụ lợi …làm cơ sở cho việc từ chối đăng ký kết hôn. Phương pháp này
hiện chỉ mới áp dụng đối với một số trường hợp phụ nữ Việt Nam với người Đài Loan,
chưa thể rút ra được điều gì làm bài học kinh nghiệm thực tế, qua các cuộc phỏng vấn
đều cho thấy các bên quyết định đăng ký kết hôn rất vội vã, chỉ sau 1 lần gặp gỡ.
Nhưng các bên đưa ra một số lý do vì muốn xây dựng mái ấm gia đình hoặc thậm chí
họ đã tổ chức lễ cưới và chung sống với nhau, nay chỉ việc hợp thức hóa việc kết hôn.
Do đó, kết luận về một vụ việc vi phạm các điều cấm của Luật Hôn nhân và Gia đình
làm cơ sở cho việc từ chối đăng ký kết hôn là rất khó và không thuyết phục.
3. Về việc từ chối đăng ký kết hôn theo điểm b Khoản 1 Điều 16 Nghị định
68/2002/NĐ-CP chưa có văn bản hướng dẫn xác định các căn cứ kết luận hôn nhân vi
phạm các điều cấm, vi phạm nguyên tắc tự nguyện.
4. Về việc hủy kết hôn trái phép
Theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000, dẫn chiếu
tại Điều 15, khoản 1 Điều 9 và Điều 10 thì không đề cập đến việc hủy kết hôn trái
pháp luật khi việc kết hôn thực chất được xác định không nhằm mục đích xây dựng gia
đình hạnh phúc, mà được coi là việc kết hôn giả tạo nhằm mục đích trục lợi. Ví dụ như
hai bên đăng ký kết hôn để đi xuất cảnh và trả tiền.
Tại khoản 2 Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 có quy định: “…
cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn”.
Tại khoản 2 Điều 103 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 cũng có quy
định: “nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để buôn bán phụ nữ,
xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác. Như vậy, việc kết
hôn giả tạo vì mục đích trục lợi đều bị cấm, nếu ai thực hiện là trái với quy định của
pháp luật, có bị hủy không? Hay chỉ cho ly hôn như hiện nay, do quy định về việc hủy
kết hôn trái pháp luật không có quy định nội dung này.
5. Các nước quản lý tình trạng hôn nhân của cá nhân theo cách riêng: Nhật Bản,
Anh, Trung Quốc (Đài Loan) đều ghi chú vào hộ khẩu; Hàn Quốc không cấp bản án ly
hôn, sau khi ly hôn, việc ly hôn được ghi vào sổ hộ tịch và căn cứ ghi chú đó xác định
tình trạng hôn nhân.
6. Việc ủy thác tư pháp quốc tế:
Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp thì việc ủy thác tư pháp, tùy theo đối tượng là người
nước ngoài, hoặc công dân Việt Nam ở nước ngoài mà việc ủy thác tư pháp được thực
hiện thông qua Đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc là do cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài, thông thường là tòa án nước ngoài thực hiện. Hồ sơ ủy
thác được gửi ủy thác 2 lần, bao gồm các tài liệu chứng từ cả bản dịch ra tiếng nước
ngoài sở tại, tốn kém chi phí khá nhiều của các đương sự ở trong nước. Nhưng thực tế
cho thấy kết quả ủy thác tư pháp trong mấy năm qua thật là khiêm tốn, không có kết
quả trả lời cho các nơi thực hiện ủy thác tư pháp theo yêu cầu của Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh, trong khi Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm
đều có thực hiện và gửi trả hồ sơ cho các yêu cầu ủy thác của tòa án nước ngoài. Đối
với những nước, lãnh thổ chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam về các
công việc nói trên cũng cần được quy định, hướng dẫn và yêu cầu theo nguyên tắc có
đi, có lại.
7. Luật pháp Đài Loan công nhận việc ly hôn bằng hai hình thức văn bản: Bản thỏa
thuận ly hôn giữa vợ chồng được đăng ký tại Phòng Hộ tịch hoặc bản án của Tòa án.
Tuy nhiên, các tòa án địa phương rất lúng túng khi giải quyết loại án này do chưa có
văn bản hướng dẫn nào của Tòa án nhân dân tối cao về thủ tục giải quyết việc ly hôn
với một bên là người Trung Quốc (Đài Loan)
III. KIẾN NGHỊ
1. Các cơ quan chức năng của nhà nước ở trong nước cần tăng cường vai trò quản lý,
ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, bóc lột của những người môi giới kết hôn, thành lập
các Trung tâm hỗ trợ kết hôn do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam quản lý và hoạt động
theo nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận. Nội dung hoạt động nhằm xác định phương
thức tiếp cận, tư vấn giới thiệu hôn nhân, hỗ trợ thủ tục đăng ký kết hôn, mở các lớp
học về ngoại ngữ, phong tục,tập quán nước ngoài…
Ngoài ra, cần đẩy mạnh các biện pháp hành chính, hình sự, nhằm đấu tranh với các
mặt tiêu cực của các mặt xã hội phát sinh trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình tại các
địa bàn dân cư. Công tác tuyên truyền cần có sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở, các
tổ chức đoàn thể và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ hôn
nhân, khảo sát nắm tình hình gia đình có phụ nữ lấy chồng nước ngoài, tuyên truyền
pháp luật về bảo vệ quyền lợi, danh dự và nhân phẩm của phụ nữ.
2. Có văn bản hướng dẫn về cơ sở pháp lý căn cứ từ chối đăng ký kết hông theo
điểm b Khoản 1 Điều 16 Nghị định 68/2002/NĐ-CP.
3. Cải tiến thủ tục đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn ở nước ngoài, giải quyết