Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Trường (field) và không khí (tenor) của hội thoại hàng ngày trong giao tiếp tiếng việt (trên tư liệu phim người hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 181 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
-----------------------

ĐỖ THỊ THU HIỀN

TRƢỜNG (FIELD) VÀ KHÔNG KHÍ (TENOR) CỦA HỘI THOẠI
HÀNG NGÀY TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT
(TRÊN TƢ LIỆU PHIM NGƯỜI HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
-----------------------

ĐỖ THỊ THU HIỀN

TRƢỜNG (FIELD) VÀ KHÔNG KHÍ (TENOR) CỦA HỘI THOẠI
HÀNG NGÀY TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT
(TRÊN TƢ LIỆU PHIM NGƯỜI HÀ NỘI)

Chuyên ngành

: Ngôn ngữ học

Mã số


: 60220240

Người hướng dẫn : PGS.TS. Trịnh Cẩm Lan

Chủ tịch hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn

GS.TS. Lê Quang Thiêm

PGS.TS. Trịnh Cẩm Lan

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong khóa luận là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên

Đỗ Thị Thu Hiền


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS.
Trịnh Cẩm Lan, người đã trực tiếp giao đề tài, hướng dẫn và tận tình giúp đỡ
em về kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu để em có thể hoàn thành
luận văn này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy (cô) giáo trong Khoa Ngôn ngữ

học, trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn, những người đã tận tình
truyền đạt các kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, em xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã
luôn động viên và dõi bước theo em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót.
Em rất mong sẽ nhận được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy (cô)!
Em xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Đỗ Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................. 6
1.1. Tổng quan............................................................................................... 6
1.1.1. Ngoài nƣớc .................................................................................................... 6
1.1.2. Trong nƣớc .................................................................................................... 8
1.2. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................... 13
1.2.1. Ngữ vực .......................................................................................................13
1.2.1.1. Khái niệm ngữ vực .............................................................................13
1.2.1.2. Phân biệt ngữ vực và những khái niệm có liên quan ......................14
1.2.1.3. Cấu trúc và phƣơng pháp phân tích ngữ vực ....................................17
1.2.2. Lý thuyết hội thoại......................................................................................19
1.2.2.1. Khái niệm hội thoại ............................................................................19
1.2.2.2. Vận động hội thoại .............................................................................20
1.2.2.3. Cấu trúc hội thoại ................................................................................21
1.2.3. Cú đƣợc giải thích theo quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống........23
1.3. Tiểu kết................................................................................................. 23

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ TRƢỜNG CỦA GIAO TIẾP HỘI THOẠI
HÀNG NGÀY TRONG PHIM “NGƢỜI HÀ NỘI” .................................. 25
2.0. Dẫn nhập .............................................................................................. 25
2.1. Bối cảnh giao tiếp hội thoại trong phim............................................... 26
2.1.1. Bối cảnh chung ...........................................................................................26
2.1.2. Bối cảnh riêng .............................................................................................26
2.2. Đặc điểm chủ đề giao tiếp .................................................................... 28
2.2.1. Các chủ đề đƣợc đề cập .............................................................................28
2.2.2. Các phƣơng tiện ngôn ngữ giúp hiện thực hóa các chủ đề giao tiếp .....29
2.2.2.1. Các phƣơng tiện ngôn ngữ hiện thực hóa chủ đề gia đình ..............29
2.2.2.2. Các phƣơng tiện ngôn ngữ hiện thực hóa chủ đề nhân vật Thảo ........32
2.2.2.3. Các phƣơng tiện ngôn ngữ hiện thực hóa chủ đề chào hỏi ............34


2.2.2.4. Các phƣơng tiện ngôn ngữ hiện thực hóa chủ đề tình yêu và
hôn nhân ................................................................................................. 37
2.2.2.5. Các phƣơng tiện ngôn ngữ hiện thực hóa chủ đề công việc..........37
2.2.2.6. Các phƣơng tiện ngôn ngữ hiện thực hóa chủ đề thế sự trong và
ngoài nƣớc ..........................................................................................................38
2.3. Đặc điểm mục đích giao tiếp................................................................ 39
2.4. Thế giới kinh nghiệm ........................................................................... 41
2.4.1. Phân tích mẫu..............................................................................................41
2.4.2. Kết quả khảo sát..........................................................................................45
2.4.3. Mô hình kinh nghiệm .................................................................................46
2.5. Tiểu kết................................................................................................. 47
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ KHÔNG KHÍ CỦA GIAO TIẾP HỘI
THOẠI HÀNG NGÀY TRONG PHIM “NGƢỜI HÀ NỘI” ................... 49
3.0. Dẫn nhập .............................................................................................. 49
3.1. Sự thể hiện cá nhân của ngƣời nói ....................................................... 49
3.1.1. Thái độ .........................................................................................................49

3.1.1.1. Nhóm thái độ tích cực .........................................................................50
3.1.1.2. Nhóm thái độ tiêu cực .........................................................................53
3.1.2. Chiến lƣợc dấn thân....................................................................................56
3.1.2.1. Chiến lƣợc dấn thân của hai nhân vật Thảo – Loan ................ 56
3.1.2.2. Chiến lƣợc dấn thân của hai nhân vật Thảo – Nam ................ 57
3.1.2.3. Chiến lƣợc dấn thân của hai nhân vật ông Mạnh – Nam ..............58
3.1.2.4. Chiến lƣợc dấn thân của hai nhân vật bà Mạnh – Thảo .................58
3.1.2.5. Chiến lƣợc dấn thân của hai nhân vật Nam – Bình ..........................59
3.1.3. Chiến lƣợc tăng giảm .................................................................................59
3.2. Khoảng cách xã hội .............................................................................. 60
3.2.1. Kết quả khảo sát vai giao tiếp....................................................................60
3.2.2. Sự thay đổi về từ ngữ xƣng hô ..................................................................62
3.2.2.1. Sự thay đổi từ ngữ xƣng hô giữa vợ chồng .......................................62


3.2.2.2. Sự thay đổi từ ngữ xƣng hô giữa chị em ...........................................63
3.2.3. Sự thay đổi về không khí gia đình ............................................................64
3.3. Vị thế xã hội tƣơng đối ........................................................................ 65
3.4. Tiểu kết................................................................................................. 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 70


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hội thoại .......................................................................................22
BẢNG:
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát các quá trình ...................................................................45
Bảng 3.1. Các vai giao tiếp trong hội thoại hàng ngày của gia đình ngƣời Hà Nội ....61
BIỂU:

Biểu đồ 2.1. Mô hình kinh nghiệm của hội thoại trong phim “Ngƣời Hà Nội” ....46


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Một trong những xu hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ giao tiếp gần đây là
chú ý đến bình diện chức năng theo hƣớng tiếp cận của ngữ pháp chức năng.
Ngữ pháp chức năng đƣợc xây dựng dựa trên quan niệm triết học coi ngôn
ngữ là một hệ thống giao tiếp của con ngƣời. John Rupert Firth (1890-1960)
là ngƣời đặt nền móng cho lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống và M.A.K.
Halliday là ngƣời phát triển lý thuyết này. Lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ
thống (systemic functional theory) đã và đang thu hút sự quan tâm đáng kể
của rất nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới, trong đó có các nhà ngôn ngữ
học của Việt Nam.
1.2. Nghiên cứu tìm hiểu chức năng của diễn ngôn trong hành chức là một
phạm vi nghiên cứu đƣợc ngôn ngữ hiện đại cả trên thế giới và Việt Nam
hiện nay quan tâm, chú ý. Để phân tích một diễn ngôn theo hƣớng tiếp cận
của ngữ pháp chức năng hệ thống, ngƣời ta chú ý đến ba biến kiểm soát là
trƣờng (field), không khí (tenor) và phƣơng thức (mode). Theo đó, trƣờng
hiện thực hóa siêu chức năng kinh nghiệm (ideational metafunction). Không
khí hiện thực hóa siêu chức năng liên nhân (interpersonal metafunction).
Phƣơng thức hiện thực hóa siêu chức năng văn bản (textual metafunction).
1.3. Những năm gần đây, trong nghiên cứu tiếng Hà Nội với tƣ cách một
phƣơng ngữ địa - xã hội, một số nghiên cứu có xu hƣớng hƣớng sự quan tâm
vào ngôn ngữ giao tiếp của ngƣời Hà Nội. Đối với ngôn ngữ giao tiếp, một
trong những xu hƣớng gần đây là chú ý đến bình diện chức năng theo hƣớng
tiếp cận của ngôn ngữ học chức năng. Ở nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành
tìm hiểu ngôn ngữ giao tiếp của ngƣời Hà Nội trong các hội thoại hàng ngày
trên tƣ liệu phim “Ngƣời Hà Nội”. Trong số những bộ phim nổi tiếng về Hà
Nội, không thể không nhắc đến “Ngƣời Hà Nội” bởi lẽ sự thành công mà bộ

phim mang lại trong việc tái hiện cuộc sống đời thƣờng và rất đỗi bình dị của
1


những con ngƣời sinh sống trên mảnh đất thủ đô. Việc nghiên cứu đặc điểm
ngôn ngữ hội thoại trong phim “Ngƣời Hà Nội” (dữ liệu chƣa từng đƣợc
nghiên cứu trƣớc đó) theo hƣớng nghiên cứu ngữ pháp chức năng hệ thống
nhằm hiện thực hóa đặc điểm về trƣờng cũng nhƣ đặc điểm về không khí của
loại diễn ngôn này.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là trƣờng (field) và không khí (tenor)
trong giao tiếp hội thoại trên tƣ liệu phim Ngƣời Hà Nội. Thông qua các cuộc
hội thoại trong phim, chúng tôi muốn làm rõ hai phạm vi trƣờng diễn ngôn và
không khí diễn ngôn đƣợc thể hiện trong ngôn ngữ giao tiếp của ngƣời Hà Nội.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nhƣ chúng ta biết, ngôn ngữ trong phim là ngôn ngữ điện ảnh. Luận văn
của chúng tôi nghiên cứu đặc điểm về trƣờng và không khí trong các diễn
ngôn hội thoại của ngƣời Hà Nội mà đƣợc hiện thực hóa bằng các chất liệu
ngôn ngữ.
Trong bộ phim “Ngƣời Hà Nội”, chúng ta thấy xuất hiện nhiều nhân vật
với các câu chuyện khác nhau. Nhiều ngƣời trong số họ không phải là ngƣời
Hà Nội vì họ là dân ở vùng khác vừa mới di cƣ đến hoặc là khách du lịch. Vì
vậy, chúng tôi chọn ra một gia đình tiêu biểu ở Hà Nội (gia đình Thảo –
Nam). Các nhân vật trong gia đình ngƣời Hà Nội này xuất hiện xuyên suốt cả
bộ phim từ phần mở đầu cho đến khi kết phúc. Bộ phim cũng tập trung phản
ánh những diễn biến trong cuộc sống gia đình của họ. Trên cơ sở lựa chọn
một gia đình Hà Nội điển hình nhƣ vậy, chúng tôi tiến hành văn bản hóa các
tập phim và lựa chọn phân tích 65 hội thoại của 7 nhân vật (ông Mạnh, bà
Mạnh, Thảo, Nam, Niên Thảo, Loan và Bình) với 613 lƣợt lời và 443 cú

chuyển tác (một đơn vị cơ sở của diễn ngôn, là khái niệm của ngữ pháp chức
2


năng hệ thống, xin xem thêm trong Chƣơng 1, phần “Cơ sở lý thuyết” của
luận văn).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Thông qua hội thoại trong bộ phim “Ngƣời Hà Nội”, luận văn muốn làm
rõ đặc điểm trƣờng diễn ngôn đƣợc thể hiện thông qua ngôn ngữ giao tiếp
hàng ngày của những con ngƣời sống trên mảnh đất thủ đô. Đồng thời cũng
thông qua phạm vi ấy, với những biểu hiện của ngôn ngữ hội thoại, luận văn
muốn làm rõ đặc điểm không khí diễn ngôn hội thoại của những nhân vật
giao tiếp đƣợc thể hiện qua phim.
3.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu khái quát tình hình nghiên cứu đặc điểm về trƣờng và
không khí diễn ngôn nói riêng, đặc điểm ngữ vực nói chung của ngôn ngữ
hội thoại dƣới ánh sáng của ngữ pháp chức năng hệ thống trên thế giới và
ở Việt Nam.
- Lựa chọn và tổng hợp những khái niệm, những nội dung lý thuyết liên
quan đến trƣờng và không khí diễn ngôn theo quan điểm ngữ pháp chức năng
hệ thống của Halliday để làm cơ sở cho việc khảo sát, phân tích và khái quát
những đặc trƣng bản chất của trƣờng và không khí diễn ngôn của giao tiếp
hội thoại trong phim “Ngƣời Hà Nội”.
- Phân tích và mô tả đặc điểm của trƣờng hiện thực (bối cảnh đời
sống) và trƣờng ngôn ngữ (biểu hiện qua chất liệu ngôn ngữ).
- Phân tích và mô tả đặc điểm của không khí diễn ngôn trong giao tiếp
hội thoại của các nhân vật đƣợc thể hiện qua các phƣơng tiện ngôn ngữ trong
phim “Ngƣời Hà Nội”.


3


4. Ngữ liệu nghiên cứu
Nguồn ngữ liệu phân tích trong luận văn là rút ra từ ngôn ngữ hội thoại
trong phim. Để thu thập nguồn ngữ liệu nghiên cứu, luận văn đã ghi lại 65
hội thoại của bảy nhân vật trong gia đình ngƣời Hà Nội rút ra từ 8 tập phim.
Ngôn ngữ hội thoại trong 8 tập phim rất phong phú nhƣng chúng tôi chỉ tiến
hành nghiên cứu đặc điểm trƣờng diễn ngôn và không khí diễn ngôn đƣợc
hiện thực hóa qua các phƣơng tiện ngôn ngữ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, để nghiên cứu một cách có kết quả, chúng tôi
chọn một số phƣơng pháp và thủ pháp sau đây:
- Phƣơng pháp phân tích ngữ vực: Là một trong những phƣơng pháp cơ
bản của ngữ pháp chức năng hệ thống đƣợc áp dụng để phân tích diễn ngôn
hội thoại nhằm tìm ra những đặc điểm ngữ vực, cụ thể là đặc điểm trƣờng và
không khí diễn ngôn (hai trong ba biến kiểm soát của một ngữ vực) đƣợc
hiện thực hóa bằng những phƣơng tiện ngôn ngữ cụ thể (các từ ngữ, các hành
động ngôn ngữ…).
- Phƣơng pháp miêu tả: Đƣợc sử dụng để miêu tả các phƣơng tiện
ngôn ngữ giúp làm rõ đặc điểm về trƣờng diễn ngôn và không khí diễn
ngôn trong phim.
- Phƣơng pháp định tính: Đƣợc sử dụng để phân tích, khái quát nhằm
xác định các quá trình trong mô hình kinh nghiệm, qua đó thấy đƣợc đặc
điểm của trƣờng diễn ngôn.
- Thủ pháp thống kê: Đƣợc sử dụng để thống kê số lƣợng hội thoại, lƣợt
lời, cú chuyển tác cũng nhƣ các quá trình; từ đó có cơ sở xây dựng bảng biểu
và mô hình kinh nghiệm.

4



6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần chứng minh rằng khung lý thuyết
của ngữ pháp chức năng hệ thống, lý thuyết và phƣơng pháp phân tích ngữ
vực theo đƣờng hƣớng tiếp cận này hoàn toàn có thể ứng dụng vào việc phân
tích các đặc điểm của diễn ngôn trên ngữ liệu tiếng Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Kết quả nghiên cứu đóng góp tƣ liệu cho một hƣớng tiếp cận ngữ pháp

chức năng mới mà cụ thể là nghiên cứu đặc điểm ngữ vực nói chung, đặc
điểm của trƣờng và không khí diễn ngôn nói riêng trong ngôn ngữ điện ảnh.
-

Luận văn phần nào cung cấp nguồn tƣ liệu cho các công trình nghiên

cứu ngữ pháp chức năng theo lý thuyết của Halliday.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan và cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2. Đặc điểm về trƣờng của giao tiếp hội thoại trong phim “Ngƣời Hà Nội”
Chƣơng 3. Đặc điểm về không khí của giao tiếp hội thoại trong phim “Ngƣời
Hà Nội”

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Tổng quan
Cho đến nay, trong ngôn ngữ học thế giới cũng nhƣ trong Việt ngữ
học, các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu nhiều về chức năng ngôn ngữ.
M.A.K.Halliday là ngƣời đề ra quan điểm ba siêu chức năng trong lý
thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống: siêu chức năng tƣ tƣởng (ideational
metafunction), siêu chức năng liên nhân (interpersonal metafunction) và
siêu chức năng văn bản (textual metafunction). Trong những năm gần
đây, có một số công trình trong và ngoài nƣớc đã vận dụng lý thuyết ngữ
pháp chức năng hệ thống (systemic functional grammar/SFG) của
Halliday để giải quyết các hiện tƣợng ngôn ngữ trong cả văn bản lẫn cuộc
sống hàng ngày.
1.1.1. Ngoài nước
Robyn Ewing (2001) đã lý giải ba thuật ngữ đƣợc sử dụng trong mô
hình ngữ pháp chức năng, bao gồm: trường, không khí và thức. Đây là ba
thông số ảnh hƣởng đến cách sử dụng ngôn ngữ. Sau đó, tác giả chỉ ra ý
nghĩa của hƣớng tiếp cận chức năng của ngôn ngữ vào việc dạy tiếng Anh
trong trƣờng tiểu học (trường). Theo tác giả, các giáo viên cần tạo nhiều cơ
hội cho các học sinh đƣợc khám phá các dạng văn bản để hiểu hơn về quá
trình vận hành tạo nghĩa theo nhiều cách và nhiều mức độ khác nhau của hệ
thống ngôn ngữ. Văn bản đó đƣợc viết theo phong cách diễn ngôn (thức)
của một giáo viên tiểu học và các học sinh (không khí, quan hệ liên nhân).
Mặc dù việc áp dụng hƣớng tiếp cận chức năng trong việc dạy ngôn ngữ
nói chung và dạy chữ nói riêng còn gặp thử thách nhƣng chắc chắn sẽ giúp
các học sinh hiểu hơn về việc sử dụng ngôn ngữ một cách có ý nghĩa.
Michal Boleslav Měchura (2005) đã phân tích các đặc điểm của văn bản
tiếng Anh theo hƣớng tiếp cận chức năng của Halliday, cụ thể là dựa trên ba
6


thông số trường, thức, không khí và hiệu quả giao tiếp. Tác giả tiến hành làm

rõ ba khái niệm trường, không khí và thức của một văn bản tiếng Anh từ quan
điểm siêu chức năng kinh nghiệm, siêu chức năng liên nhân và siêu chức năng
văn bản. Theo tác giả, phân tích trường thực chất chỉ là trả lời câu hỏi: “Văn
bản đó nói về cái gì?” (What is the text about?). Phân tích thức tức là làm rõ
cách thức mà văn bản đó đƣợc tạo ra và phát hành nhƣ thế nào. Cũng theo
tác giả, phân tích không khí là phần dài nhất bởi vì không khí là yếu tố
phức tạp nhất. Để làm rõ không khí, chúng ta phải đọc kỹ và hiểu chính xác
nội dung của văn bản. Ngoài việc làm rõ ba khái niệm trên, phần cuối của
bài nghiên cứu bàn về hiệu quả giao tiếp mà cũng lại đƣợc tạo ra từ chính
ba thông số trên.
Marcin Lewandowski (2010) đã tiến hành tìm hiểu rõ hai bình diễn của
ngôn ngữ: phƣơng ngữ học và ngữ vực. Trong bài viết, tác giả đã dẫn chứng
nhiều luận điểm của các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng trên thế giới về hai bình
diện ngôn ngữ này. Về phƣơng ngữ xã hội, tác giải đƣa ra quan điểm của các
nhà các nhà ngôn ngữ học nhƣ Trudgill, Wilkon, Grabias, Kolodziejek. Về
ngữ vực, tác giả trích dẫn quan điểm của các nhà ngôn ngữ học nhƣ J.R.Firth,
Halliday, Hassan, Gregory, Zwicky, Ferguson, Biber và Conrad,… Trong đó,
ngữ vực đƣợc các nhà ngôn ngữ học chức năng đặt trong sự đối lập với
phƣơng ngữ. Trong đối lập này, ngữ vực là một loại biến thể ngôn ngữ xét
theo cách sử dụng còn phƣơng ngữ là biến thể xét theo ngƣời sử dụng. Có thể
nói, bài viết của Marcin Lewandowski đã đóng góp về mặt lý thuyết thông
qua việc làm rõ các cuộc tranh luận còn tồn tại xung quanh hai phạm vi (ngữ
vực và phƣơng ngữ) và đề xuất giải pháp khắc phục.
Elizabeth Armstrong và Alison Ferguson (2010) đã thảo luận về vai trò
của ngôn ngữ trong cuộc sống xã hội mà ở đó ngƣời nói không chỉ truyền
tải thông tin đến ngƣời khác mà còn duy trì mối quan hệ xã hội qua giao
tiếp. Trong khi lập luận, ngoài việc trích dẫn một số quan niệm trong lý
7



thuyết ngữ pháp chức năng của Halliday, họ còn đồng tình với hƣớng tiếp
cận chức năng trong giao tiếp của Audrey Holland cho rằng nghiên cứu và
chữa trị lâm sàng cho những những bệnh nhân bị chứng mất ngôn ngữ có
liên quan mật thiết đến nhu cầu giao tiếp hàng ngày của họ. Tác giả cho
rằng việc phân tích diễn ngôn cũng nhƣ phân tích hội thoại ngày càng đƣợc
áp dụng nhiều trong việc đánh giá bệnh mất chứng ngôn ngữ và đƣa ra
những chiến lƣợc điều trị.
1.1.2. Trong nước
Huỳnh Hữu Hiền (2003) đã chỉ ra một số đặc điểm ngữ vực trong diễn
ngôn tiếng Anh quảng cáo. Theo bài viết, ngôn ngữ tiếng Anh quảng cáo có
những đặc điểm riêng biệt của mình và đƣợc thể hiện rõ nhất trong ngữ vực
của nó. Ngữ vực của tiếng Anh quảng cáo đƣợc xem xét dƣới ba bình diện: từ
vựng, cấu trúc và phân tích diễn ngôn. Cụ thể, bình diện từ vựng đƣợc thể
hiện qua việc sử dụng các tính từ có nghĩa tích cực và có tính nhấn mạnh, các
động từ phổ biến thƣờng gặp ở nhóm định hƣớng theo đối tƣợng ngƣời
nghe/nhìn hoặc nhóm định hƣớng theo sản phẩm và một số từ đƣợc dùng theo
nghĩa giảm nhẹ hoặc né tránh,… Ở bình diện cấu trúc, các cấu trúc thƣờng
đƣợc sử dụng với tần suất cao là cấu trúc nhấn mạnh, cấu trúc so sánh, các
mệnh đề phụ,… Còn ở bình diện phân tích diễn ngôn, một số yếu tố ngôn ngữ
tiêu biểu cho diễn ngôn quảng cáo thƣờng đƣợc khai thác và sử dụng là phép
lặp, phép tỉnh lƣợc, phân tách cấu trúc đề-thuyết, phép đảo,… Việc nắm vững
các đặc điểm ngữ vực đó giúp ngƣời học tiếng Anh hiểu tốt hơn ngôn ngữ
quảng cáo về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng để sử dụng tốt hơn ngôn ngữ này
trong môi trƣờng kinh doanh.
Diệp Quang Ban (2008) đã dựa vào lý thuyết chức năng hệ thống của
Halliday để làm rõ ba khái niệm “mạng mạch”, “mạch lạc” và “liên kết”.
Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra mối quan hệ giữa “mạng mạch”, “mạch lạc” và
“liên kết” trong việc phân tích văn bản/ diễn ngôn. Việc phân biệt ba yếu tố
8



trên trong văn bản/diễn ngôn nhƣ vừa nêu có nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn
mà theo tác giả là giúp ích rất nhiều cho học sinh thuộc các cấp học khác
nhau, giúp cho ngƣời học khắc phục đƣợc những thiếu sót thƣờng gặp trong
việc giải thuyết văn bản/diễn ngôn.
Phan Văn Hòa và Phan Thị Thủy Tiên (2010) đã vận dụng mô hình
kinh nghiệm của Halliday để tiến hành phân tích kinh nghiệm trong các
bản tin và xã luận tiếng Việt. Từ góc nhìn ngữ pháp chức năng, hai tác giả
đã chỉ ra thế giới kinh nghiệm trong bản tin và xã luận là thế giới hƣớng ra
bên ngoài – thế giới của vật chất và các mối quan hệ trừu tƣợng đƣợc tạo
dựng nên bởi các chu cảnh định vị. Thế giới đó không phải thiên về ý thức
hay nội tâm của con ngƣời. Kết quả khảo sát còn cho thấy cách tổ chức và
hoạt động của ngôn ngữ để trình bày kinh nghiệm của báo chí lại chuyển
biến rất linh động và phức tạp. Trong từng thể loại văn bản, cách thể hiện
kinh nghiệm cũng khác nhau ở tỉ lệ các yếu tố thành phần đƣợc lựa chọn.
Bài viết cũng bƣớc đầu mở rộng nghiên cứu kinh nghiệm từ cấp độ cụm từ,
cú hay câu sang văn bản.
Lê Văn Canh (2011) đã miêu tả những nội dung cơ bản nhất của lý
thuyết ngữ pháp chức năng – hệ thống của Halliday mà có thể vận dụng
vào lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ. Theo tác giả, ƣu điểm lớn nhất của ngữ
pháp chức năng so với ngữ pháp tạo sinh là ở chỗ nó phản ánh đƣợc khía
cạnh xã hội và tính chất động của ngôn ngữ. Sau đó, bài viết đƣa ra 7 gợi ý
về khả năng ứng dụng lý thuyết ngữ pháp chức năng vào lĩnh vực dạy
ngoại ngữ: 1. Kết hợp dạy ngữ pháp với từ vựng nhƣ một nhất thể trong
ngôn cảnh cụ thể; 2. Dạy ngữ pháp theo chức năng thay vì dạy các quy tắc
trừu tƣợng; 3. Áp dụng phƣơng pháp phân tích ngôn bản trong dạy đọc
hiểu; 4. Vận dụng quan điểm mạch thông tin (flow of information) vào dạy
viết; 5.Vận dụng phƣơng pháp phân tích thể loại (genre analysis) để dạy
ngoại ngữ cho các mục đích chuyên biệt (language for specific purposes),
9



đặc biệt là dạy viết thể loại khoa học/ học thuật (academic writing); 6. Phân
tích diễn ngôn phê phán (critical discourse analysis); 7. Sử dụng lý thuyết
của ngữ pháp chức năng để phân tích ngôn ngữ tƣơng tác trong lớp học
phục vụ mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả cũng lƣu ý rằng đây chỉ là
những gợi ý mang tính lý thuyết và ý kiến chủ quan của tác giả. Chúng chỉ
có tính thuyết phục khi đƣợc giáo viên thử nghiệm.
Nguyễn Văn Hiệp (2015) đã tóm tắt một số điểm chính trong lý thuyết
ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday và áp dụng lý thuyết này vào việc
đánh giá ngôn ngữ “phi chuẩn” của giới trẻ hiện nay theo các đặc trƣng ngữ
vực. Cụ thể, tác giả đã chỉ ra các đặc trƣng về trường, không khí và thức của
ngôn ngữ “phi chuẩn” hay ngôn ngữ thế hệ @. Sau đó, tác giả đƣa ra những
nhận định riêng của mình về vấn đề này. Theo những phân tích của tác giả,
cách nói “phi chuẩn” của lớp trẻ hiện nay có cả những mặt tích cực lẫn những
mặt tiêu cực. Vì đối với ngữ pháp chức năng thì ngôn ngữ “phi chuẩn” cũng
là một phần của hệ thống các chọn lựa và có tính sản sinh trong nhiều tình
huống giao tiếp. Chính vì vậy, những hiện tƣợng “phi chuẩn” tiêu cực có thể
dần dần làm tha hóa và biến đổi hệ thống ngôn ngữ theo chiều hƣớng xấu. Từ
cách tiếp cận của ngữ pháp chức năng hệ thống, Nguyễn Văn Hiệp cho rằng
thực trạng ngôn ngữ “phi chuẩn” tiêu cực của lớp trẻ hiện nay thật sự đáng
báo động và cần có những biện pháp để giáo dục giới trẻ sử dụng ngôn ngữ
một cách chuẩn mực.
Trịnh Sâm (2015) đã dựa vào lý thuyết ngữ vực để chỉ ra một số đặc
điểm chi phối cũng nhƣ đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn viết. Các đặc điểm
chi phối bao gồm ngữ cảnh nhân tạo, giao tiếp gián tiếp, trung tính, trau chuốt
trong biểu đạt và độ bền vững của câu chữ. Về đặc điểm, diễn ngôn viết là
phát ngôn với cấu trúc trƣờng cú không chỉ xuất hiện trong giao tiếp chính trị
cả trong văn xuôi nghệ thuật. Diễn ngôn viết còn thƣờng xuyên xuất hiện các
hình thức ẩn dụ ngữ pháp, tức là sử dụng danh ngữ cho việc định danh có tính

10


khái quát và trừu tƣợng. Hơn nữa, tác giả còn nhận xét về chức năng của một
số ngữ đoạn liên kết, đúc kết đƣợc một số đặc điểm của tiêu đề và một số
khung bố cục thƣờng gặp trong tiếng Việt.
Trịnh Cẩm Lan (2016), dựa theo cách tiếp cận ngữ pháp chức năng hệ
thống và trên cơ sở lý thuyết cấu trúc và phƣơng pháp phân tích ngữ vực,
đã phân tích rõ những đặc điểm ngữ vực của tầng lớp tiểu thƣơng Hà Nội.
Các phƣơng tiện ngôn ngữ đặc trƣng cho ngữ vực của tầng lớp này là
những từ ngữ, hành động ngôn ngữ thể hiện rõ mục đích và chủ đề mua bán
(thuộc trƣờng diễn ngôn mua bán). Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra những
chiến lƣợc ứng xử ngôn ngữ thể hiện cá nhân của ngƣời bán, khoảng cách
và vị thế xã hội tƣơng đối giữa ngƣời bán và ngƣời mua (thuộc không khí
diễn ngôn mua bán). Đó còn là những phƣơng tiện và cách thức giao tiếp
đặc trƣng bởi kênh giao tiếp khẩu ngữ và phƣơng thức giao tiếp trực diện
(thuộc phƣơng thức diễn ngôn mua bán). Nhƣ vậy, trong nghiên cứu này,
đặc trƣng ngữ vực của tầng lớp tiểu thƣơng Hà Nội đã đƣợc xác định thông
qua ba biến kiểm soát: trường (field), phương thức (mode) và không khí
(tenor) của diễn ngôn.
Cũng trong một nghiên cứu gần đây, Trịnh Cẩm Lan (2017), theo cách
tiếp cận ngữ pháp chức năng hệ thống, trên tƣ liệu một số buổi phát thanh
trực tiếp chƣơng trình “Giờ cao điểm” trên kênh VOV giao thông quốc
gia, trên cơ sở lý thuyết về cấu trúc và phƣơng pháp phân tích ngữ vực, đã
phân tích những đặc điểm ngữ vực của các phát thanh viên trên kênh
VOV giao thông quốc gia. Các phƣơng tiện ngôn ngữ nổi bật, đặc trƣng
cho ngữ vực của họ là những từ ngữ, hành động ngôn ngữ đƣợc lựa chọn
thể hiện rõ mục đích và chủ đề của chƣơng trình Giờ cao điểm (thuộc
trƣờng diễn ngôn). Đó còn là những phƣơng tiện, những chiến lƣợc ứng
xử ngôn ngữ giúp hiện thực hóa sự thể hiện cá nhân của các phát thanh

viên, khoảng cách xã hội và vị thế xã hội tƣơng đối giữa phát thanh viên
11


và thính giả (thuộc không khí diễn ngôn). Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra
những phƣơng tiện và cách thức giao tiếp đặc trƣng của kênh giao tiếp
khẩu ngữ và phƣơng thức giao tiếp qua sóng phát thanh (thuộc phƣơng thức
diễn ngôn).
Tóm lại, tiếp thu những tri thức từ các nghiên cứu đi trƣớc, nghiên
cứu của chúng tôi có sự học hỏi, tham khảo nhƣng cũng có những điểm
khác biệt nhất định do tùy vào bối cảnh của mỗi quốc gia cũng nhƣ mục
đích khác nhau của nhà nghiên cứu. Thứ nhất, các nghiên cứu tiêu biểu ở
trên đã vận dụng hƣớng tiếp cận ngữ pháp chức năng để phân tích cũng
nhƣ lý giải một số hiện tƣợng ngôn ngữ trong văn bản hoặc trong cuộc
sống hàng ngày. Còn nghiên cứu của chúng tôi, trên cơ sở lý thuyết ngữ
pháp chức năng, làm rõ đặc điểm của trường và không khí của diễn ngôn
hội thoại trong phim – dữ liệu chƣa từng đƣợc khai thác trƣớc đó. Thứ
hai, do mong muốn của tác giả là có thể khai thác triệt để đối tƣợng
nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung miêu tả và làm rõ hai thông số chính
của ngữ vực: trường (field) và không khí (tenor) thay vì ba thông số nhƣ
các nghiên cứu trƣớc. Thứ ba, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi khác với
nghiên cứu trƣớc đó nên dẫn đến các kết quả nghiên cứu khác là điều tất
yếu. Dựa trên những kiến thức có đƣợc từ việc đọc các tƣ liệu trong và
ngoài nƣớc, chúng tôi tiến hành thống kê các cuộc giao tiếp giữa các
thành viên của một gia đình Hà Nội tiêu biểu trong phim “Ngƣời Hà Nội”
và phân tích đặc điểm về trường cũng nhƣ đặc điểm về không khí có trong
các cuộc hội thoại đó. Có thể nói, đây là thử thách cho ngƣời nghiên cứu,
tuy nhiên cũng là bƣớc khởi đầu quan trọng cho chúng tôi để tiếp tục thực
hiện những nghiên cứu về sau.


12


1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Ngữ vực
1.2.1.1. Khái niệm ngữ vực
Khái niệm ngữ vực lần đầu tiên đƣợc Thomas B. Reid đề cập đến vào
năm 1956 trong bài báo “Linguistics, structuralism and philology” [30, 403].
Sau đó, vào những năm 60, lý thuyết về ngữ vực ngày càng đƣợc nghiên cứu
nhiều theo hƣớng tiếp cân ngôn ngữ học chức năng hệ thống nhƣ công trình
của Halliday (1964), Gregory (1967), Ure (1968), David (1969),… Hƣớng
nghiên cứu ngữ vực của các nhà ngôn ngữ ở giai đoạn này cho rằng ngữ vực
đƣợc đặc trƣng bởi ba thông số: trƣờng (field), không khí (tenor) và phƣơng
thức (mode).
Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đƣa ra quan điểm của mình về khái
niệm ngữ vực. Trong cuốn “The five clocks” (1967), Joos định nghĩa ngữ vực
nhƣ là “phong cách và coi ngữ cảnh là một thông số chính”. [30, 403]
Theo quan điểm của Ferguson (1994), ngữ vực đƣợc xem nhƣ là “một
tình huống giao tiếp xảy ra thƣờng xuyên trong xã hội” [21, 43]
Crystal cho rằng ngữ vực có thể đƣợc xem nhƣ “loại biến thể ngôn ngữ
đƣợc xác định theo cách thức sử dụng trong những tình huống giao tiếp hay
bối cảnh xã hội nhất định, chẳng hạn nhƣ ngữ vực khoa học, ngữ vực tôn giáo
hay ngữ vực tiếng Anh chính thức (formal English)” [21, 41]
Nói mô ̣t cách khái quát nhấ t , ngữ vực đƣợc xem nhƣ là tổng thể của
những đặc trƣng liên quan đến trường (field) gắn với chức năng kinh nghiệm;
không khí (tenor) gắn với chức năng liên nhân và thức (mode) gắn với chức
năng văn bản. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này, chúng tôi nhất trí
với cách định nghĩa ngữ vực của M.A.K. Halliday. Thuật ngữ này lần đầu tiên
đƣợc Halliday sử dụng trong bài viết “The users and uses of language” (1964)
[19,190]. Halliday cho rằng ngữ vực là một loại biến thể ngôn ngữ đƣợc xác

13


định bởi việc quy chiếu đến bối cảnh xã hội. Chức năng của nó là cho biết
chúng ta đang làm gì ở thời điểm đó. Hơn nữa, ngữ vực còn đƣợc xem nhƣ là
một cấu hình ngữ nghĩa và bao gồm các nét nghĩa gắn liền với tình huống.
1.2.1.2. Phân biệt ngữ vực và những khái niệm có liên quan
a. Ngữ vực và Phương ngữ
Theo Halliday, khái niệm ngữ vực sẽ đƣợc diễn giải rõ hơn khi ta đặt nó
trong sự đối lập với phương ngữ. Trong đối lập này, ngữ vực là một loại biến
thể ngôn ngữ đƣợc xét theo cách sử dụng, trong ngữ cảnh giao tiếp còn
phƣơng ngữ là biến thể đƣợc xét theo ngƣời sử dụng. Nếu ngữ vực là một
biến thể ngôn ngữ đƣợc xác định bởi việc quy chiếu đến bối cảnh – nó cho
biết chúng ta đang làm gì ở thời điểm đó thì phƣơng ngữ là một biến thể ngôn
ngữ đƣợc xác định bởi việc quy chiếu trực tiếp đến ngƣời nói – nó cho chúng
ta biết mình là ai (Halliday 1978). Do sự khác biệt là đƣợc xác định theo cách
sử dụng hay ngƣời sử dụng mà ngữ vực và phƣơng ngữ có một số điểm phân
biệt rất cơ bản. Sự phân biệt phƣơng ngữ và ngữ vực theo quan điểm của
Halliday đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:
Phƣơng ngữ

Ngữ vực

Biến thể đƣợc xác định theo ngƣời Biến thể đƣợc xác định theo cách sử
sử dụng.

dụng.

* Phƣơng ngữ cho biết:


* Ngữ vực cho biết:

- Những gì chúng ta thƣờng nói

- Chúng ta đang nói về vấn đề gì ở
thời điểm đó.

- Đƣợc xác định bởi việc bạn là ai - Đƣợc xác định bởi việc bạn đang
(nguồn gốc, nhóm xã hội và sự chọn làm gì (bản chất của hoạt động xã
lựa nghề nghiệp)

hội)

- Thể hiện sự đa dạng cấu trúc xã hội
(các mô hình về tôn ti xã hội)

- Thể hiện sự đa dạng của tiến trình
14


Phƣơng ngữ

Ngữ vực

 Nguyên tắc trong các phƣơng xã hội (phân công lao động xã hội)
ngữ: cùng một sự tình nhƣng có các  Nguyên tắc trong các ngữ vực: nói
cách nói khác nhau, các cách thể về những đối tƣợng khác nhau và có
hiện khác nhau về ngữ âm, âm vị, xu hƣớng khác nhau về ngữ nghĩa (và
ngữ pháp, từ vựng (nhƣng không có thể cả trong ngữ pháp, từ vựng)
khác về nghĩa).

* Các trƣờng hợp khác: biệt ngữ xã * Các trƣờng hợp khác: ngôn ngữ thu
hội, ngôn ngữ kiêng kị.

hẹp, ngôn ngữ cho mục đích đặc biệt.

* Các trƣờng hợp điển hình: các biến * Các trƣờng hợp điển hình: biến thể
thể tiểu văn hóa (chuẩn/ phi chuẩn)

nghề nghiệp (chuyên môn, bán
chuyên môn)

* Các biến kiểm soát chính: tầng lớp * Các biến kiểm soát chính: Trƣờng
xã hội, tầng lớp, nguồn gốc (nông (loại hành động xã hội); không khí
thôn/thành thị), thế hệ, lứa tuổi, giới (mối quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời
tính.

nghe), phƣơng thức (cách thể hiện
bằng ngôn ngữ)

* Đặc trƣng bởi: Sự hƣớng tới các * Đặc trƣng bởi: Sự phân biệt giữa
phƣơng ngữ xã hội khác nhƣ là một ngôn ngữ nói và viết, ngôn ngữ hành
biểu tƣợng về sự đa dạng xã hội.

động, ngôn ngữ phục hồi.

Nguồn: Halliday 1978, tr. 35 (Dẫn theo Lewandowski 2010)
Cụ thể hơn, một số nhà ngôn ngữ học khác còn bàn đến sự phân biệt giữa
ngữ vực với phương ngữ xã hội. Theo Grabias (1994), cả hai loại biến thể
này đều là những tập hợp con của ngôn ngữ nhƣng chúng lại đƣợc sử
dụng để làm rõ những khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ. Phương ngữ xã

hội là loại biến thể ngôn ngữ do các nhóm xã hội tạo ra để giúp định hình
nhóm, liên kết các cá nhân đồng nhóm, trao uy tín cho nhóm và đƣợc xem
là một dấu hiệu nhận dạng quan trọng để phân biệt nhóm này với nhóm
15


khác. Còn ngữ vực, ngƣợc lại, đƣợc xem nhƣ một biến thể liên quan đến
tình huống sử dụng và vì vậy, ngƣời ta thƣờng liên kết nó với một tình
huống cụ thể (Dẫn theo Trịnh Cẩm Lan 2017). Chẳng hạn, ngôn ngữ của
ngƣời dẫn chƣơng trình trên truyền hình, ngôn ngữ của các giáo viên tại
lớp học, ngôn ngữ của những ngƣời ở chợ,… Ở đây, sự lựa chọn ngôn
ngữ đƣợc xác định phần lớn là nhờ các ngữ cảnh tình huống hơn là nhờ sự
xác định nhóm nghề nghiệp của họ.
b. Ngữ vực và phong cách
Để làm rõ hơn khái niệm ngữ vực, các nhà ngôn ngữ học còn đặt nó trong
sự đối lập với phong cách.
Trong mối quan hệ với phong cách, “Từ điển ngôn ngữ học ứng dụng”
định nghĩa ngữ vực là: (1) Phong cách (style) và (2) Một biến thể ngôn ngữ
đƣợc sử dụng bởi một nhóm ngƣời có cùng nghề nghiệp (ví dụ: bác sĩ, luật
gia). Từ điển giải thích: một ngữ vực cụ thể thƣờng đƣợc phân biệt với các
ngữ vực khác nhờ hệ thống các thuật ngữ chuyên ngành và các cấu trúc ngữ
pháp (ví dụ nhƣ ngôn ngữ luật). Từ điển cũng nói rõ, phong cách là: (1) Biến
thể ngôn ngữ trong hoạt động nói hoặc viết của một ngƣời nào đấy. Phong
cách thƣờng biến đổi từ suồng sã sang trang trọng tùy theo loại ngữ cảnh, loại
ngƣời hay cử tọa đƣợc tiếp xúc, địa điểm, chủ đề đƣợc thảo luận, v.v... Một
phong cách nhất định nào đó, ví dụ phong cách trang trọng hay phong cách
khẩu ngữ, đôi khi còn đƣợc gọi là biến thể phong cách (stylistic variety); (2)
Cách thức sử dụng ngôn từ của một ngƣời cụ thể nào đấy ở mọi nơi mọi lúc
hay cách thức nói năng dƣới dạng khẩu ngữ hay bút ngữ tại một thời điểm
hay giai đoạn nào đấy, ví dụ phong cách của Dickens, phong cách của

Shakespeare, phong cách viết thế kỷ XVIII. Từ điển cũng nói rõ một số nhà
ngôn ngữ dùng thuật ngữ ngữ vực để chỉ biến thể phong cách trong khi một số
nhà ngôn ngữ học khác phân biệt rất rạch ròi giữa phong cách và ngữ vực.
(Dẫn theo Nguyễn Xuân Thơm 2008)
16


Trong cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ” (Fromkin & Rodman 1998), phong
cách và ngữ vực đƣợc phân biệt nhƣ sau: “Trong khi phong cách (style) là
các biến thể ngôn ngữ bị quy định chủ yếu bởi cách xử lý ngôn ngữ của
ngƣời nói đối với ngƣời nghe/ngƣời đọc, đối với chủ đề hoặc đối với mục
đích của giao tiếp, ngữ vực (register) là thuật ngữ đƣợc dùng cho một biến
thể ngôn ngữ bị quy định bởi chủ đề. Thông thƣờng, việc chuyển sang
một ngữ vực nào đó bao giờ cũng liên quan đến việc chuyển sang một hệ
thống các thuật ngữ liên quan đến chủ đề đang bàn, và có thể, cả các cấu
trúc cú pháp, nhƣ trong ngôn ngữ luật”.
Nhƣ vậy, một ngữ vực có thể đƣợc phân biệt với một ngữ vực khác bằng
hệ thống thuật ngữ chuyên ngành và một số kiểu cấu trúc ngữ pháp. Còn
phong cách thì có xu hƣớng liên quan nhiều đến: (1) Biến thể ngôn ngữ nói
hoặc viết của một cá nhân và nó thƣờng biến đổi từ trang trọng tới suồng sã
tuỳ theo các yếu tố ngữ cảnh nhƣ ngƣời nói/viết, ngƣời nghe/đọc, không gian
và chủ đề giao tiếp; và (2) Cách sử dụng ngôn ngữ của một cá nhân trong mọi
hoàn cảnh giao tiếp và mọi hình thức giao tiếp (nói hay viết). Về bản chất thì
hai thuật ngữ này cũng không thể coi “là một”.
1.2.1.3. Cấu trúc và phương pháp phân tích ngữ vực
a. Cấu trúc ngữ vực
Halliday là ngƣời đầu tiên phát triển mô hình về những yếu tố thuộc ngữ
cảnh tình huống (situational context) từ nghiên cứu năm 1978. Theo ông, mỗi
ngữ vực đƣợc đặc trƣng bởi ba biến kiểm soát: trƣờng, không khí và phƣơng
thức của diễn ngôn. Nói cách khác, ngữ vực đƣợc quyết định bởi những gì

đang xảy ra (field), ai tham gia vào quá trình ấy (tenor) và hình thức ngôn ngữ
tham gia thế nào (mode). Chính vì vậy, ba biến kiểm soát trƣờng, không khí
và phƣơng thức càng đƣợc phân tích rõ bao nhiêu thì ngữ vực càng đƣợc hình
dung cụ thể bấy nhiêu.

17


×