ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VIỆT HÙNG
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT HUY
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ
AN NINH, TRẬT TỰ HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VIỆT HÙNG
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT HUY
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ
AN NINH, TRẬT TỰ HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LẠI QUỐC KHÁNH
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số
liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực, chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Việt Hùng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 4
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................ 6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 10
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu............................................ 11
6. Đóng góp mới và giá trị của luận văn .................................................... 11
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 12
CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 13
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ...... 13
1.1. Quan niệm Hồ Chí Minh về nhân dân, an ninh trật tự, bảo vệ an
ninh trật tự, sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự ..................................................... 13
1.1.1. Nhân dân ......................................................................................... 13
1.1.2. An ninh, trật tự ................................................................................ 15
1.1.3. Bảo vệ an ninh, trật tự..................................................................... 16
1.1.4 Sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự ..................................................... 17
1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp
bảo vệ an ninh, trật tự ............................................................................................. 18
1.2.1 Bảo vệ an ninh, trật tự là quyền và trách nhiệm của nhân dân....... 18
1.2.2. Nhân dân là cội nguồn của mọi sức mạnh, lực lượng quyết định
thành công của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự ................................................ 24
1.2.3. Các lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự phải dựa vào
nhân dân................................................................................................................ 29
1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu phát huy vai trò của nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự ................................................................. 33
1
1.4. Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung phát huy vai trò của nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự ................................................................. 36
1.5. Quan điểm Hồ Chí Minh về phƣơng pháp phát huy vai trò của nhân
dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự ......................................................... 39
1.5.1. Giáo dục .......................................................................................... 39
1.5.2. Dân vận ........................................................................................... 42
1.5.3. Xây dựng, củng cố các tổ chức của nhân dân ................................ 46
1.5.4. Khen thưởng - động viên ................................................................. 49
CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 53
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG BẢO VỆ AN
NINH, TRẬT TỰ THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY ........................................................................................ 53
2.1. Tình hình quốc tế và trong nƣớc tác động đến phát huy vai trò của
nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự ............................................... 53
2.1.1. Tình hình quốc tế ............................................................................. 53
2.1.2. Tình hình trong nước....................................................................... 58
2.2. Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong việc
phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự ............ 63
2.2.1. Những thành tựu.............................................................................. 63
2.2.2. Những hạn chế ................................................................................ 67
2.2.3. Nguyên nhân của các thành tựu và hạn chế ................................... 68
2.2.4. Những vấn đề đặt ra ........................................................................ 74
2.3. Một số giải pháp phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh, trật tự theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh hiện nay .................................... 74
2.3.1.Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc
phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự ............................... 75
2
2.3.2. Nhóm giải pháp đổi mới phương thức phát huy vai trò của nhân
dân trong bảo vệ an ninh, trật tự .......................................................................... 81
2.3.3. Nhóm giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên
quan đến phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự ............... 91
KẾT LUẬN .......................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................... 99
PHỤ LỤC ........................................................................................... 103
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân
ta và thế hệ mai sau một kho tàng lý luận có giá trị quý báu, vô giá trên nhiều
lĩnh vực. Trong đó có tư tưởng về phát huy vai trò của nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của
nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự là tài sản tinh thần quý báu
của cả dân tộc, cội nguồn của mọi sức mạnh làm nên những thắng lợi to tớn,
vẻ vang trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ cách mạng, lực
lượng Công an nhân dân luôn có sự nhận thức sâu sắc và những hành động thiết
thực, hiệu quả, phối hợp với các lực lượng khác trong hệ thống chính trịphát huy
vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Do đó, việc phát
huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự đạt kết quả to lớn, hình
thức phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự
ngày càng phong phú, đa dạng. Từ các phong trào “Ba không”, “Ngũ liên gia
bảo”... trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; phong trào “Bảo mật
phòng gian”, “Bảo vệ trị an”, “Phòng gian, phòng hỏa, phòng tai nạn”... trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; sau ngày giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước là “Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đến
naylà “Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Công tác lãnh đạo, chỉ
đạo và nội dung, hình thức phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh
trật tự không ngừng được đổi mới.Nhiều mô hình điển hình tiên tiến trong
phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự được nhân rộng.
Qua việc phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự góp phần
4
giải quyết kịp thời nhiều vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, tình hình ổn định
xã hội được giữ vững, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng, phát
triển đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phát huy vai trò
của nhân dân trong bảo vệ an ninh trật tự vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót
cần phải nhanh chóng khắc phục.Có lúc, có nơi việc nhận thức tầm quan trọng
của việc phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự còn chưa
thậtđúng đắn, đầy đủ, có hiện tượng coi trọng việc sử dụng các lực lượng
chuyên trách, các biện pháp kỹ thuật hơn là phát huy vai trò của nhân dân;
hoạt động phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự vẫn
mang tính hình thức, lúng túng trong việc xác định nội dung, phương pháp,
hình thức phát huy vai trò to lớn của nhân dân… Từ đó, dẫn đến hiệu quả phát
huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự còn chưa cao.
Hơn nữa, hiện nay tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động, diễn
biến phức tạp, khó lường, có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc hát huy
vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự vừa mang tính tích cực vừa mang
tính tiêu cực. Đó là “âm mưu diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, âm mưu phi
chính trị hóa lực lượng vũ trang; sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ; tình hình phức tạp về kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới, tệ nạn
tội phạm, tham ô, tham nhũng, lãng phí, suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống của
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên…
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân
dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự là hoạt động quan trọng, có tính cấp
thiết của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó lực lượng Công an nhân dân
giữ vai trò nòng cốt, tiên phong.
5
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc nghiên cứu, quán triệt, vận
dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh,Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, biện
pháp đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong của Hồ Chí
Minh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991) Đảng khẳng định:
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, “kim chỉ nam” cho hành động. Sự kiện này đánh dấu bước nhận thức
quan trọng trong nhận thức của Đảng về tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí
Minh, là cơ sở, định hướng cho toàn Đảng, toàn xã hội nghiên cứu, học tập,
vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.Ngày 27/3/2003 Ban Bí thư Trung
ương ra Chỉ thị số 23 - CT/TW về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo
dục Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”. Tiếp tục khẳng định ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc nghiên cứu, học tập, phổ biến, vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh năm 2006, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ
chức cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
trong toàn Đảng, toàn dân, nhằm đưa phong trào nghiên cứu, học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển khai sâu, rộng trong toàn
đảng, toàn dân.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng tiếp tục nhấn
mạnh: “Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành
một nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng”[16,
tr.57]. Trong thời gian vừa qua, Bộ Chính trị khóa XII đã raChỉ thị 05CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Vì những lý do nêu trên, tôi chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh, trật tự hiện nay”làm đề tài luận văn thạc sỹ ngành Hồ Chí
Minh học - Chuyên ngành Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu
6
Hoạt động nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh có liên quan phát huy của
nhân dân trong sự nghiệp cách mạng nói chung và vai trò và phát huy vai trò
của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh đã được triển khai từ rất
sớm, dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, có thể khái quát, như sau:
2.1. Những công trình nghiên cứu về phát huy vai trò của nhân dân
- Nguyễn Quang Dự: Xây dựng thế trận lòng dân - điểm tựa của Bộ đội
Biên phòng, Nxb. Quân đội nhân dân, H, 2007. Cuốn sách là tập hợp của
nhiều bài viết. Nội dung cuốn sách tập trung khái quát về tình hình và thực
trạng công tác vận động quần chúng bảo vệ vùng biên giới theo chức năng,
nhiệm vụ của lực lượng Bộ đội Biên phòng trong thời kỳ đổi mới của đất
nước.
- Dương Quốc Dũng (chủ nhiệm): “Xây dựng thế trận lòng dân trong
công cuộc giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX - một số
bài học kinh nghiệm. Đề tài khoa học, Viện Khoa học xã hội nhân văn quân
sự, 2001. Đề tài nghiên cứu, hệ thống hóa quá trình xây dựng thế trận lòng
dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam từ
thế kỷ X- XIX, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và đưa ra những
kiến nghị để xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc trong giai đoạn hiện nay.
- Trần Đại Quang: Nhân dân cội nguồn sức mạnh bảo vệ an ninh của Tổ
quốc, Nxb. Công an nhân dân, 2015. Cuốn sách gồm 44 bài viết, bài phát biểu
của tác giả, tập trung xoay quanh chủ đề xây dựng phong trào Toàn dân bảo
vệ an ninh tổ quốc và một số nội dung có liên quan; khẳng định quan điểm
của Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh, vai trò to lớn của quần
chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong công cuộc xây
dựng, giữ vững hòa bình, an ninh và ổn định đất nước hiện nay; đồng thời đề
cập một số vấn đề lý luận - thực tiễn trong đường lối, chủ trương, chính sách,
7
nguyên tắc, phương châm, biện pháp xây dựng và tổ chức phong trào, đưa
phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lên một tầm cao mới, xây dựng
thế trận an ninh nhân dân, nền an ninh nhân dân vững chắc, góp phần vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nguyễn Quốc Sửu: Phát huy sự tham gia của nhân dân để đại hội
Phát huy sự tham gia của nhân dân để đại hội đảng bộ các cấp thành công,
tạpchí Cộng sản, số tháng 7/2015. Bài báo đã đưa ra 2 lý do lớn nhằm luận để
đại hội đảng bộ các cấp cho đến Đại hội XII của Đảng thực sự “thành công tốt
đẹp” thì vai trò của nhân dân rất quan trọng, cần thiết, nếu thiếu vắng sự tham
gia của nhân dân, hoặc sự tham gia đó chỉ là hình thức,“làm lấy lệ”, không
thực chất thì công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, đại hội đảng nói
riêng không thể “thành công tốt đẹp”.
2.2. Những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
huy vai trò của nhân dân
- Bộ Công an: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự. Đề tài
khoa học cấp Bộ, 1995. Đề tài đã tập trung làm rõ những nội dung tư tưởng Hồ
Chí Minh về vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật
tự;mối quan hệ giữa lực lượng Công an nhân dân với nhân dân.
- Nguyễn Việt Hùng: Đại đoàn kết dân tộc - Nhân tố quyết định mọi
thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tạp chí Quốc Phòng Toàn Dân, số
2/2015. Tác giả tập trung phân tích, chứng minh quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta
là nhân tố quan trọng hàng đầu làm nên những thắng lợi to lớn của sự nghiệp
cách mạng từ khi Đảng ta ra đời cho đến nay.
Viện Khoa học Công an: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật
tự, Nxb. Công an nhân dân, H, 2005. Nội dung cuốn sách hệ thống hóa những
quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh trật tự, trong đó khẳng
8
định vai trò to lớn của nhân dân như cái lưới “thiên la địa võng”, bọn tội phạm
và các thế lực thù địch không thể vượt qua cái lưới ấy. Cho nên, bảo vệ an ninh
trật tự phải dựa vào dân, gần dân, phát huy vai trò của nhân dân.
2.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự
- Tô Lâm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân - Giá trị lý luận
và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2015. Qua 10 chuyên đề của
cuốn sách, tác giả tập trung làm rõ tính cấp thiết của việc nghiên cứu, vận dụng
và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong lực lượng Công an nhân
dân; những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an
nhân dân.
- Nguyễn Việt Hùng: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của
quần chúng nhân dân trong bảo vệ chủ quyền Biển Đông, Tạp chí Mặt trận,
số 134/2014. Tác giả đã nêu một số quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của
nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, chứng minh giá trị thực tiễn của tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ chủ
quyền biển đảo của Tổ quốc; đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của
quần chúng nhân dân để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
- Nguyễn Việt Hùng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và phát huy vai
trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Sách tham khảo Vận
dụng một số nội dung khoa học chính trị trong công tác công an. Nxb. Chính
trị quốc gia, H, 2016. Tác giả đã tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và phương pháp, cách thức phát huy vai trò của
nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Nguyễn Cao Sơn: Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh trật tự - Tư tưởng nhân văn hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa
học & Giáo dục an ninh, số 7/2015. Tác giả tập trung chứng minh những giá trị
9
nhân văn Hồ Chí Minh trong việc phát huy vai trò của nhân dân trong sự
nghiệp giữ gìn an ninh, trật tự như: Giữ an ninh cho nhân dân mục tiêu cao nhất
của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là chủ thể
của sự nghiệp giữ gìn an ninh, trật tự; giá trị nhân văn Hồ Chí Minh qua hoạt
động tuyên truyền, giáo dục lực lượng Công an nhân dân phát huy vai trò của
nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã đạt được nhiều kết quả ở trình
độ nông, sâu khác nhau, song cho đến nay chưa có một công trình nào trực tiếp
nghiên cứu đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của
nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự một cách có tính hệ thống.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khoa học, đồng bộ vận dụng Hồ Chí
Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chứng minh sự cấp thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai
trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích, luận giải, hệ thống hóa những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
- Nghiên cứu, đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của việc
phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự; đưa ra những giải pháp
khoa học, đồng bộ nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của
nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
10
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ năm 2011 - đến nay.
- Về không gian: Toàn quốc.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgích;
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp;
+ Phương pháp điều tra xã hội học v.v…
6. Đóng góp mới và giá trị của luận văn
6.1. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ một cách hệ thống nhữngnội dung và giá trị cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
- Đưa ra được những kiến nghị, giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục phát
huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự hiện nay theo
tư tưởng Hồ Chí Minh.
6.2. Giá trị của luận văn
- Luận văn góp phần khẳng định tính thời sự của tư tưởng Hồ Chí Minh
về vai trò và phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an
ninh trong thực tiễn hiện nay.
11
- Luận văn đóng góp vào sự nghiệp nghiên cứu, tuyên truyền, vận động và học
tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, đặc
biệt là cán bộ, chiến sĩ trong ngành Công an để hiểu rõ những nội dung cơ bản
của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp
bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài được kết cấu làm 2 chương, 8 tiết.
12
CHƢƠNG 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN
DÂN TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ
1.1. Quan niệm Hồ Chí Minh về nhân dân, an ninh trật tự, bảo vệ
an ninh trật tự, sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự
1.1.1. Nhân dân
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh có sự quan
tâm lớn đến nhân dân. Trong nhiều bài nói, bài viết, bài phát biểu, thư động
viên, khen thưởng,… Hồ Chí Minh đã giành một dung lượng không nhỏ để
nhắc đến nhân dân. Khi nhắc đến nhân dân, Hồ Chí Minh tiếp cận bằng
những ngôn ngữ rất phong phú, đa dạng. Để chỉ nhân dân, Hồ Chí Minh
thường sử dụng các cụm từ như: Dân, nhân dân, quần chúng nhân dân, đồng
bào, con Lạc, cháu Hồng… Tuy có nhiều cách gọi, cách tiếp cận khác nhau
như vậy, song đều có một điểm chung là các từ ngữ ấy là để Hồ Chí Minh chỉ
“nhân dân”. Nhân dân theo Hồ Chí Minh, trước hết là một tập hợp người
đông đảo, không phân biệt già trẻ, trai gái, giàu nghèo, quý tiện. Đồng thời,
nhân dân còn được hiểu làmột con người cụ thể trong cộng đồng, trong dân
tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh dùng cụm từ “nhân dân” chỉ nguồn gốc,
tính chất của các cơ quan, đơn vịNhà nước. Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Nhà
nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân”. Với lực lượng Công an, Người xác
định: “Công an của ta là công an nhân dân, từ nhân dân mà ra, dựa vào nhân
dân mà làm việc”[32, tr.498]. Nhân dân còn đượcHồ Chí Minhsử dụng để chỉ
mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng. Người từng nói: “Tôi chỉ có một
sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
13
được học hành” [31, tr.187]. Trong một buổi nói chuyện với đồng bào trước
khi sang thăm Pháp (30-5-1946), Bác Hồ đã nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục
đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những
khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm
nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính
quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục
cố gắng - cũng vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ đeo
đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân” [31, tr.272].
Như vậy, nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm rất
rộng vừa là chỉ mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, vừa chỉ nguồn gốc, bản
chất của các cơ quan, đơn vị của nhà nước, song cao hơn cảđược dùng để chỉ
lực lượng to lớn của cách mạng. Nội hàm nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí
Minh theo nghĩa rộng là để chỉ mọi người con dân nước Việt, không phân biệt
già, trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện, dân tộc thiểu số hay dân tộc đa số, có
tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng. Đồng thời, theo nghĩa hẹp là dùng chỉ
mỗi cá nhân, con người cụ thể có những mối liên hệ khác nhau về giống nòi,
về dân tộc, tôn giáo, nhưng họ đều có một điểm tương đồng đó là yêu nước.
Trong thực tế, Hồ Chí Minh luôn xác định nhân dân là một khái niệm
động và Người luôn muốn mở rộng tối đa phạm vi nội hàm nhân dân. Người
từng nhiều lần căn dặn chúng ta ngay cả đối với những người “dinh tê” cũng
không được coi thường họ; đối với những người mắc lầm lỗi họ đã có tấm
lòng thật tâm sửa chữa, hối cải thì phải bao dung, tha thứ và phát huy vai trò
của họ. Nhân dân mặc dù được hiểu là một khái niệm động, có nội hàm rất
rộng lớn song theo Hồ Chí Minh nội hàm nhân dân vẫn có giới hạn. Hồ Chí
Minh cho rằng tất cả người con, người dân đất Việt hễ ai có lòng yêu nước,
thương nòi đều là dâncòn đối với bọn tay sai, bọn Việt gian bán nước, mất hết
14
nhân tính thì không phải là nhân dân. Đó là đối tượng đấu tranh của cách
mạng, là lực lượng phá hoại cách mạng.
Từ những phân tích, luận văn đưa ra một khái niệm tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhân dân, như sau:
Nhân dân là toàn bộ các quan điểm của Hồ Chí Minh để chỉ một con
người Việt Nam cụ thể hay một tập hợp người đông đảo có phạm vi rộng lớn
toàn bộ con người Việt Nam là đồng bào, có chung dòng giống, có lòng yêu
nước, hướng tới một mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng đó là xây dựng
một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.1.2. An ninh, trật tự
An ninh trật tự là cụm từ được Hồ Chí Minh nhiều lần sử dụng. Trước
khi cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh thường sử dụng cụm từ
này để phê phán, lên án chế độ thực dân phong kiến, đàn áp, đe dọa nghiêm
trọng nền an ninh, trật tự của nhân dân các dân tộc thuộc địa trên thế giới.
Trong bài Các quan cai trị, Người đã viết: “Một viên công sứ ở Lào buộc 25
người An Nam vào tội hội họp làm biểu tình…Lấy cớ là phải giữ gìn trật tự
an ninh trong địa hạt, ông ta đã hạlệnh bắt tất cả những người An Nam không
phải là người cư trú trong vùng mà hay lai vãng tới đó, và cứ việc bắn những
kẻ toan chạy trốn. Trong một tuần, hai người An Nam bị giết, và một người bị
trọng thương, đều do bị bắn gần. Tất cả những người An Nam bị bắt đều bị
coi như phiến loạn cả”[28,tr.391 - 392].
Theo Hồ Chí Minh an ninh là một nhu cầu tất yêu của con người.An
ninh được Hồ Chí Minh so sánh như là một vị thần che chở, đem lại sự bình
yên cho con người. Người viết: “An ninh, người đem lại an ninh; thần an ninh
mà người An Nam thường cúng lễ ở nhà gọi là Thần - Ninh”[28, tr.519].
Trong tư duy Hồ Chí Minh an ninh, trật tự là trạng thái xã hội ổn định
tuyệt đối, mà ở đó mọi nguy cơ đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân
15
đều bị triệt tiêu.Theo Người đó là trạng thái xã hội:“Dạ bất bế hộ, lộ bất thập
di”( Ban đêm không cần đóng cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi) [36,
tr.77]. Theo Hồ Chí Minh đây trạng thái xã hội mà sự nghiệp bảo vệ an ninh,
trật tự của chúng ta hướng tới.
Như vậy, cụm từ an ninh, trật tự trong tư tưởng Hồ Chí Minh được
dùng để chỉtình hình hay trạng thái của một xã hội có tổ chức, kỉ luật, yên ổn,
không có sự rối loạn, mọi nguy cơ đe dọa sự mất ổn định, đe dọa tính mạng,
tài sản của người dân đều bị triệt tiêu.
1.1.3. Bảo vệ an ninh, trật tự
Sinh thời, Hồ Chí Minh đã giành nhiều thời gian bàn luận về bảo vệ an
ninh trật tự. Người sớm nhận ra rằng bảo vệ an ninh trật tự là một hoạt động
tất yếu của xã hội loài người. Trải qua quá trình hoạt động thực tiễn khảo cứu
nhiều quốc gia trên thế giới, Hồ Chí Minh thấu hiểu chế độ thực dân, phong
kiến cũng phải tiến hành bảo vệ an ninh, trật tự. Tuy nhiên, hoạt động bảo vệ
an ninh, trật tự của chế độ thực dân, phong kiến là hoạt động bảo vệ lợi ích
của số ít, đem lại lợi ích cho giai cấp thống trị là chủ yếu chứ không nhằm
mục tiêu vệ an ninh, trật tự cho đại đa số nhân dân.Để vạch trần bộ mặt thật
của hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự của chế độ thực dân, phong kiến, Người
khẳng định: “Công an đế quốc là nanh vuốt của đế quốc để hà hiếp áp bức đa
số nhân dân. Chắc các cô các chú cũng nhớ chúng nó là bọn đầu trâu mặt
ngựa”[34, tr.269].Người đãcó ý tưởng sau này sau khi cách mạng giải phóng
dân tộc thành công, chế độ nhà nước mới của ta sẽ tiến hành hoạt động bảo vệ
an ninh, trật tựcó bản chất khác biệt hoàn toàn so với hoạt động bảo vệ an
ninh, trật tự của chế độ cũ. Hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự của chế độ ta
phải mang bản chất cách mạng, mang tính nhân dân và vì nhân dân,bảo vệ an
ninh, trật tự vừa trên cơ sở phương pháp trấn áp, vừa giáo dục, thuyết phục,
16
cảm hóa, yêu thương, tôn trọng con người, tạo điều kiện cho người mắc lầm
lỗi có cơ hội sửa chữa.
Hồ Chí Minh cho rằng bảo vệ an ninh, trật tự là một công việc thường
xuyên của cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, sau khi cách
mạng Tháng Tám thành công, chính quyền non trẻ thuộc về tay nhân nhân,
Người đã nhiều lần kêu gọi phải nhanh chóng có những biện pháp bảo vệ an
ninh, trật tự.Hồ Chí Minhyêu cầu: “Phải ra sức giữ gìn an ninh trật tự” [38,
tr.369]; “Duy trì trật tự an ninh xã hội, nhất là ở các thành phố, phải làm thật
tốt”[42, tr.169].Người hiểu rằng: “Giữ gìn trật tự, trị an tốt thì dân mới an cư
lạc nghiệp”[38, tr.522]. Vì lẽ đó, Hồ Chí Minh yêu cầu: “mọi người phải tham
gia giữ gìn an ninh trật tự, bỏ dần các hủ tục, xây dựng mỹ tục thuần phong”
[39, tr.48]. Để bảo vệ an ninh, trật tự theo Hồ Chí Minh bên cạnh biện pháp
kỹ thuật, biện pháp “trấn áp” cần phải đặt biệt coi trọng biện pháp vận động
quần chúng.
Trong tư duy Hồ Chí Minh, bảo vệ an ninh, trật tự là mọi hoạt động
chính nghĩa, có mục đích, mang tính nhân văn, đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảngnhằm chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm của các loại tội phạm để
giữ cho được nguyên vẹn trạng thái của một xã hội có tổ chức, kỉ luật, yên ổn,
không có sự rối loạn.
1.1.4 Sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự
Không chỉ đề ra mục tiêu, phương pháp, cách thức bảo vệ an ninh, trật
tự, Hồ Chí Minh còn cho rằng bảo vệ an ninh, trật tự là sự nghiệp cao cả, có
ích lợi lâu dài, cần tiến hành thường xuyên, liên tục. Theo Hồ Chí Minh bảo
vệ an ninh, trật tự là một lĩnh vực giữ vai trò trọng yếu trong toàn bộ sự
nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư
tưởng Hồ Chí Minh là giành chính quyền gắn liền với giữ chính quyền, xây
dựng xã hội gắn liền với bảo vệ chế độ xã hội.Hồ Chí Minh hiểu rõbảo vệ an
17
ninh, trật tự là cơ sở, tiền đề để phát triển kinh tế, xã hội.Người cho rằng:“Hòa
bình trở lại, quân đội ta giữ gìn trật tự, an ninh, bảo vệ tài sản công cộng và
tính mệnh, tài sản của nhân dân, làm cột trụ giữ gìn hòa bình, bảo vệ Tổ
quốc” [36, tr.127]. Theo Hồ Chí Minh bảo vệ an ninh, trật tự là hoạt động
quan trọng nhất sau khi chính quyền đã thuộc về tay nhân dân: “Quân đội
Pháp đã rút khỏi Hà Nội. Chính phủ ta đã về Thủ đô. Hiện nay, việc quan
trọng nhất của Thủ đô là giữ vững trật tự, an ninh” [36, tr.77].Hơn ai hết, Hồ
Chí Minh thấu hiểu các thế lực thù địch và bọn tội phạm không bao giờ từ bỏ
sử dụngmọiâm mưu và thủ đoạn thâm độc nhằm phá hoại chúng ta cho nên
bảo vệ an ninh, trật tựlà một công việc lâu dài, cần được tiến hành thường
xuyên, liên tục song song với tiến trình xây dựng, phát triển đất nước. Sự
nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự có ý nghĩa lớn lao, đem lại cuộc sống, hạnh
phúc cho nhân dân, ổn định cho xã hội, tạo điều kiện để phát triển đất nước.
Để đảm bảo thắng lợi, Hồ Chí Minh cho rằng sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự
cần huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân. Người viết: “Giữ gìn trật tự,
an ninh trước hết là việc của công an, bộ đội, cảnh sát. Nhưng chính quyền ta
là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng
của nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân”[36, tr.77].
Với việc khẳng định bảo vệ an ninh, trật tự là một“sự nghiệp”, Hồ Chí
Minh đã chỉ cho chúng ta thấy rõ đây là công việc to lớn, có ích lợi lâu dài
chung cho toàn xã hội và mỗi người dân, là một trong những cơ sở đảm bảo
cho thành quả cách mạng được giữ vững.
1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh, trật tự
1.2.1 Bảo vệ an ninh, trật tự là quyền và trách nhiệm của nhân dân
Tư tưởng này có cội nguồn từ quan điểm dân chủ của Hồ Chí Minh. Đây là tư
tưởng hoàn toàn mới mẻ, chưa từng có trong lịch sử tư tưởng chính trị của dân tộc ta.
18
Thực tế cho thấy, Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định “nước ta là
nước dân chủ”, “chế độ ta là chế độ dân chủ”. Dân chủ theo Hồ Chí Minh là
“dân là chủ”, “nhân dân là người chủ”. Trong một lần khác người tiếp tục
khẳng định: “nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”,
“chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ”. Khái quát vai trò
chủ thể của nhân dân Hồ Chí Minh viết:
“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [33, tr.232].
Hồ Chí Minh trở thành người Việt Nam đầu tiên có nhận thức tiến bộ
cho rằng:Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước và nhân dân là chủ thể
của sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Vai trò chủ thể của nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu bảo vệ
an ninh, trật tự là sự nghiệp của nhiều lực lượng từ công an, quân đội, tự vệ
đến toàn hệ thống chính trị, trong đó nhân dân là một lực lượng quan trọng
không thể thiếu. Nhân dân có quyền làm chủ và được làm chủ, giữ địa vị làm
chủ của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Nhân dân sử dụng sức mạnh, tài
năng, trí tuệ của mình trực tiếp tham gia vào hoạt động phòng ngừa, phát
hiện, đấu tranh, xử lý, giáo dục tội phạm, trực tiếp bảo vệ tính mạng, tài sản
của mình. Hồ Chí Minh từng nói,bảo vệ an ninh, trật tự: “Chỉ bộ đội hay công
an, cán bộ không cũng không đủ làm xiết. Nghĩa là trách nhiệm của các chú
cán bộ công an, quân đội phải chịu trách nhiệm chính, nhưng đồng thời cũng
phải giáo dục nhân dân để họ giúp đỡ ta. Nhân dân có hàng chục vạn lỗ tai,
19
hàng chục vạn con mắt, nếu ta không thấy được thì nhân dân thấy, nếu ta
không nghe được thì nhân dân nghe” [36, tr.445]. Lý giải vấn đề này, Hồ Chí
Minh cho rằng, nhân dân là chủ thể của lịch sử, chủ nhân của đất nước, chủ
nhân của nhà nước.Cho nên, trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, nhân dân
cũng giữ vai trò là chủ thể. Nhân dân có quyền tham gia vào sự nghiệp giữ
gìn trật tự, an ninh. Bằng sức mạnh to lớn của mình và quyền lực trong tay,
nhân dân trực tiếp quyết định sự bình yên, hạnh phúc, vận mệnh, tính mạng,
tài sản của mình. Nhân dân tham gia vào sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự với
tư cách là một chủ thể có vai trò quan trọng, lực lượng quyết định sự thành
công hoặc thất bại của sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh.
Đây là một quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh, đối nghịch hoàn toàn
với tư tưởng của bọn thực dân, phong kiến. Với bọn thực dân, phong kiến,
nền an ninh là để phục vụ thiểu số, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị, còn
về phía nhân dân là lực lượng không có chút vai trò, quyền hành gì để tham
gia bảo vệ trật tự, an ninh. Đối với chúng, an ninh của nhân dân là sự ban
phát, cho tặng, cho hưởng an ninh đến đâu thì được hướng đến đó. Thậm chí,
chúng còn sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các công cụ bảo vệ lợi ích
của mình để đàn áp, khủng bố, giết chóc, đe dọa nghiêm trọng nền an, ninh
trật tự không những của nhân dân ở các nước chính quốc, nhân dân ở các dân
tộc thuộc địa trên thế giới mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sự hòa bình, ổn
định củanền an ninh của nhân loại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,nhân dân
không những thoát khỏi kiếp đời nô lệ mà còn giữ vị thế là chủ nhân của đất
nước, chủ nhân của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Nền an ninh cho nhân
dân không phải là nền an ninh ban phát, cho tặng, mà nền an ninh ở đây là
nền an ninh của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân có toàn quyền
quyết định cuộc sống, sự bình yên, hạnh phúc của mình qua việc trực tiếp
tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Bởi lẽ, nhân dân đã thật sự trở thành một chủ
20
thể quan trọng, không thể thiếu trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Cho
nên, Hồ Chí Minh cũng thường xuyên yêu cầu, nhắc nhở nhân dân phải có
hành động cụ thể, thiết thực, góp công, góp sức bảo vệ an ninh, trật tự. Có
như vậy, nhân dân mới xứng đáng là một chủ thể quan trọng, không thể thiếu
của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Điểm độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh khi khẳng định, nhân dân là
chủ thể quan trọng không thể thiếu của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự ở
chỗ: Người thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, lực lượng
chuyên trách có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tựphải giúp đỡ, giáo
dục nhân dân để nhân dân có điều kiện thuận lợi nhất để phát huy vai trò chủ
thể của mình một cách thuận lợi nhất. TheoHồ Chí Minh không có việc khẳng
định nhân dân là chủ thể của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự là đưa ngay
nhân dân tham gia đấu tranh với bọn tội phạm mà phải có sự hướng dẫn, tổ
chức, giáo dục nhân dân để nhân dân có phương pháp, cách thức phát huy vai
trò chủ thể của mình. Vì vậy, Hồ Chí Minh cũng thường xuyên nhắc nhở lực
lượng Công an nhân dân cần phải gần dân, thân dân, giúp đỡ, giáo dục nhân
dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; công an, quân đội phải tăng cường
đoàn kết, thống nhất với nhân dân. Có như vậy sự nghiệp giữ gìn trật tự, an
ninh mới luôn được đảm bảo giữ vững. Nhân dân mới luôn phát huy vai trò to
lớn của mình.
Trong tư duy Hồ Chí Minh, nhân dân không chỉ có quyền mà nhân dân
còn có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia đóng góp tài năng, trí tuệ, lực lượng
vào sự bảo vệ an ninh, trật tự. Vận dụngquanđiểm cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ những năm 20 của thế kỷ XIX, Hồ
Chí Minh đãđưa ra khẳng định: Cách mệnh là sự nghiệp của quần chúng chứ
không phải việc của một vài người. Trên cơ sở đó, khi đề cập đến vai trò của
21
nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, Hồ Chí Minh cho rằng, bảo
vệ trật tự, an ninh trước hết là nhiệm vụcủa nhân dân.
Thực tiễn cho thấy, Hồ Chí Minh không ít lần khẳng định: Bảo vệ an
ninh, trật tự là nhiệm vụ của nhân dân. Trong bài Giữ gìn trật tự, an ninh Hồ
Chí Minh chỉ rõ: “Mọi người công dân, bất kỳ già trẻ gái trai, bất kỳ làm việc
gì, đều có nhiệm vụ giúp chính quyền giữ gìn trật tự an ninh” [36, tr.78].
Trong lời chúc Tết năm 1955, Hồ Chủ tịch đã nêu rõ “nhiệm vụ của nhân dân
ta và đặc biệt nhấn mạnh mấy điểm: Đại đoàn kết, thi đua tăng gia sản xuất và
tiết kiệm, thi hành triệt để hiệp định đình chiến, tỉnh táo đề phòng đế quốc Mỹ
và bè lũ phá hoại hòa bình”[36, tr.281]. Người nhiều lần yêu cầu: “Ai nấy hãy
làm tròn nghĩa vụ của người công dân, người chủ nước nhà; giúp chính quyền
giữ gìn trật tự, an ninh”[37, tr.242].Trong một lần khác Hồ Chí Minh kêu gọi:
“Các tầng lớp nhân dân ta - công nhân, nông dân, lao động trí óc, các nhà
công thương, đồng bào thiểu số - ai nấy hãy làm tròn nghĩa vụ của người công
dân, người chủ nước nhà; giúp chính quyền giữ gìn trật tự, an ninh, tăng
cường đoàn kết”[37, tr.424].
Hồ Chí Minh có sự lý giải một cách rõ ràng, đầy đủ, thấu đạt lòng người
vì sao bảo vệ an ninh, trật tự là nhiệm vụ của nhân dân. Theo Hồ Chí
Minh,bảo vệ an ninh, trật tự liên quan trực tiếp đến lợi ích của mỗi người dân,
an ninh, trật tự được ổn định thì nhân dân mới an cư, lạc nghiệp. Giữ gìn an
ninh, trật tự là cơ sở để khôi phục lại đời sống bình thường, ổn định của đất
nước sau khi cách mạng đã giành thắng lợi. Cho nên, Hồ Chí Minh đã yêu
cầu: “Ngay từ bây giờ, chúng ta phải khôi phục lại đời sống bình thường của
chúng ta, cho nên: Trong thành phố và vùng mới giải phóng, đồng bào phải
giúp bộ đội và công an giữ gìn trật tự, an ninh, bảo vệ tính mệnh, tài sản của
nhân dân và bảo vệ của công”[36, tr.427]. Nhân dân phải nhận thức rõ trách
nhiệm, giúp đỡ các lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự hoàn thành
22