Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Quản lý cơ sở vật chất thiết bị giáo dục tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.22 KB, 97 trang )

ĐạI HọC BáCH KHOA Hà NộI
----------YZ----------

luận văn thạc sỹ khoa học

QUN Lí C S VT CHT THIT B GIO DC

TI TRNG CAO NG KINH T K THUT HI DNG
Ngành: S phạm kỹ thuật

đoàn văn hải

ngời hớng dẫn khoa học
PGS, TS. Nguyễn Đức Trí

Hải Nội - 2009


MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Phục lục
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Trang
MỞ ĐẦU

01


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT – THIẾT BỊ GIÁO

4

DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

4

1.1.1. Quá trình đào tạo

4

1.1.2. Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục

4

1.1.3. Quản lý

6

1.1.4. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục

10

1.2. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO
DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG
1.3. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ
GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG

1.4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ
GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG
1.5. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT

11
14
18
19


BỊ GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG
Kết luận chương 1

22

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO

23

DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ
THUẬT HẢI DƯƠNG

23

2.1.1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển

23


2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

24

2.2. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO
ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG

26

2.2.1. Đất đai nhà trường quản lý và diện tích xây dựng

26

2.2.2. Tài sản và trang thiết bị chủ yếu của nhà trường

34

2.2.3. Bàn ghế học sinh, bảng chống loá, hệ thống quạt, hệ thống chiếu
sáng, bàn ghế giáo viên
2.2.4. Bàn ghế làm việc, tủ tài liệu, các trang thiết bị âm thanh nghe
nhìn, thông tin liên lạc, máy tăng âm

36
36

2.2.5. Hệ thống điện - nước: máy bơm nước, máy lọc nước sạch...

37

2.2.6. Sân thể dục thể thao


37

2.2.7. Mạng LAN và mạng Internet

37

2.2.8. Tài sản đang được triển khai

37

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO
DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG

41

2.3.1. Tình hình đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục

42

2.3.2. Tình trạng sử dụng TBDH

45

2.3.3. Bảo quản CSVC - TBGD

51


2.3.4. Nâng cấp và hoàn thiện CSVC - TBGD


53

2.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và tổ chức các phòng học chức năng

53

2.4. NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CSVC VÀ TBGD
TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG
Kết luận chương 2

53
59

Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ
GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI

61

DƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO
3.1. NGUYÊN TÁC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CSVC-TBGD

61

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

61

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn


61

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

62

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

62

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ
GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI

63

DƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO
3.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục
3.2.2. Lập và triển khai kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất – thiết bị giáo
dục theo nhu cầu sử dụng

63
65

3.2.3. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục

68

3.2.4. Tổ chức duy tu và bảo quản cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục theo quy trình


71

3.3. KHẢO NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT
VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ

72

THUẬT HẢI DƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO
3.3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

72


3.3.2. Kết quả khảo sát

72

Kết luận chương 3

74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

78

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSVC

Cơ sở vật chất

TBGD

Thiết bị giáo dục

CSVC-TBGD

Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục

UBND

Ủy ban nhân dân

GD&DT

Giáo dục và đào tạo

DT

Đào tạo

TB

Thiết bị


TBDH

Thiết bị dạy học

PTKTDH

Phương tiện kỹ thuật dạy học

QL

Quản lý

GV

Giảng viên

HS

Học sinh

SV

Sinh viên

HS-SV

Học sinh - sinh viên

TH


Thực hành

TN

Thí nghiệm

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TSCĐ

Tài sản cố định

XD

Xây dựng

XDCB

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1: Thống kê chi tiết CSVC – TBGD phòng làm việc Ban giám hiệu,
27
các phòng, khoa
Bảng 2: Thống kê chi tiết Các phòng học lý thuyết và thực hành

30

Bảng 3: Thống kê hệ thống CSVC-TBGD phòng học

36

Bảng 4: Số liệu CSVC-TBGD nhà trường theo các năm học

38

Bảng 5: Số lượng CSVC-TBGD tại các khoa trong nhà trường

43

Bảng 6: Tình hình chất lượng CSVC-TBGD trong nhà trường

44

Bảng 7: Mức độ sử dụng CSVC-TBGD tại các khoa trong nhà trường

46

Bảng 8: Đánh giá mức độ sử dụng CSVC-TBGD trong nhà trường qua một
46
số học phần

Bảng 9: Mức độ sử dụng CSVC – TBGD trong nhà trường

47

Bảng 10: Hiệu quả sử dụng CSVC-TBGD theo nhận định của giảng viên

48

Bảng 11: Kết quả khảo sát học sinh – sinh viên

49

Bảng 12: Thống kê HS–SV mong muốn được sử dụng CSVC-TBGD

49

Bảng 13: Số liệu điều tra tình hình bảo quản CSVC–TBGD nhà trường

52

Bảng 14: Kết quả nâng cấp và hoàn thiện CSVC-TBGD qua phỏng vấn
53
CBQL nhà trường
Bảng 15: Ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi đối với các

72


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang

Sơ đồ 1: Quá trình quản lý

8

Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

10


PHỤC LỤC
Trang
PHỤC LỤC 1
Thống kê diện tích sử dụng cụ thể của từng phòng

81

PHỤC LỤC 2
Phiếu điều tra thực trạng và công tác quản lý CSVC-TBGD (CBQL, giảng

83

viên) phục vụ công tác giảng dạy
PHỤC LỤC 3
Phiếu điều tra thực trạng và công tác quản lý CSVC-TBGD (học sinh, sinh

86

viên) phục vụ công tác giảng dạy
PHỤC LỤC 4
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

CSVC-TBGD tại Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương

88


-1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển
nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của
đất nước trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự
nghiệp giáo dục của Việt Nam phải có sự đổi mới, đi trước đón đầu, chương
trình đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo phải được nâng cấp
đổi mới để đào tạo ra đội ngũ cán bộ có hiểu biết sâu về chuyên môn, có kỹ năng
thực hành nghề nghiệp tốt.
Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 và Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ 10 đã chỉ ra những yêu cầu của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục
của nước nhà, yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trường Cao đẳng kinh tế Kỹ thuật Hải Dương được nâng cấp lên cao đẳng
từ tháng 01 năm 2001 trên cơ sở Trường Trung cấp Kinh tế Hải Dương. Khi mới
lên Cao dẳng nhà trường đào tạo các chuyên ngành về lĩnh vực kinh tế đến năm
học 2004 - 2005 các ngành thuộc khối ngành kỹ thuật như: Tin học, Công nghệ
kỹ thuật điện, Công nghệ kỹ thuật điện tử mới được triển khai thực hiện. Trong
những năm tháng xây dựng và phát triển nhà trường với những thuận lợi cơ bản,
nhưng nhà trường cũng đã và đang phải vượt qua không ít những khó khăn.
Trong năm năm vừa qua được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải
Dương, Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương, các sở ban ngành trong tỉnh, đặc biệt
với sự cố gắng, quyết tâm của Lãnh đạo cùng tập thể sư phạm nhà trường đã
không ngừng cố gắng phấn đấu học hỏi đã từng bước đưa nhà trường phát triển
đi lên, các ngành nghề mới được mở rộng, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục



-2ngày dần được cải thiện, số lượng học sinh - sinh viên có nguyện vọng vào học
trong nhà trường hàng năm tăng, uy tín của nhà trường được nâng cao.
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương đào tạo bậc cao đẳng từ
năm 2001, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo của một trung tâm
đào tạo về kinh tế, khoa học công nghệ của Tỉnh, trong khi đó việc quản lý cơ sở
vật chất và thiết bị giáo dục còn nhiều hạn chế. Mặt khác, đội ngũ cán bộ lãnh
đạo hiểu biết về khoa học công nghệ còn ít nên biện pháp .
Qua học tập thực tế tại các trường Đại học và tiếp xúc với đồng nghiệp tại
các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, qua
thực tế công tác tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hải Dương, tôi lựa chọn
đề tài "Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục tại Trường Cao đẳng Kinh tế
- kỹ thuật Hải Dương" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn nói trên.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục
phục vụ tốt cho công tác đào tạo của Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải
Dương hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1. Khách thể nghiên cứu của đề tài
Quá trình đào tạo ở Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương.
3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Công tác quản lý cơ sở vật chất- thiết bị giáo dục ở Trường cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Hải Dương
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý cơ sở vật chất
và thiết bị giáo dục trong trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.



-3- Đánh giá thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục ở
Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý cơ sở vật chất và thiết bị
giáo dục ở Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đánh giá thực trạng trong 3 năm từ 2006 đên 2009 và đề xuất một số biện
pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục ở Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Hải Dương trong khoảng 5 năm tới.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, so sánh đối chiếu... qua
việc hồi cứu tư liệu hiện có.
- Phương pháp điều tra khảo sát, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên
gia vê công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo.
- Phương pháp xử lý số liệu thống kê.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương.


-4Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Quá trình đào tạo
- Quá trình đào tạo bao gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo
nghĩa hẹp), là bộ phận cấu thành chủ yếu nhất trong toàn bộ hoạt động của một
nhà trường.
- Quá trình đào tạo là do nhà trường tổ chức, quản lý và chỉ đạo nhưng nó
có quan hệ phối hợp, liên kết với các tổ chức đào tạo khác hoặc các tổ chức cơ

quan khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, đặc
biệt là với các doanh nghiệp… mà HS, SV cần phải có điều kiện tiếp cận. Trong
bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường, cách mạng khoa học kỹ thuật và
công nghệ ngày nay thì các mối quan hệ đó là một trong những điều kiện rất
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
1.1.2. Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục
- Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục (CSVC-TBGD) là tất cả các phương
tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang
tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.
Hệ thống cơ sở vật chất nhà trường bao gồm từ các công trình xây dựng,
sân chơi bãi tập, vườn thí nghiệm, trang thiết bị chuyên dùng, ... Đây là hệ thống
đa dạng về chủng loại và có một số bộ phận tương đối phức tạp về mặt kỹ thuật.
Tính đa dạng và phong phú của hệ thống tạo ra không ít trở ngại trong quản lý và
sử dụng.


-5Cơ sở vật chất trong trường cao đẳng gồm các loại như sau:
+ Diện tích đất cho xây dựng và thực hành thực tập;
+ Nhà cửa: phòng học, phòng làm việc; nhà ở cho giáo viên và học sinh;
nhà ăn; nhà giáo dục thể chất ...
+ Phương tiện đi lại;
+ Trang thiết bị văn phòng;
+ Các công trình xây dựng khác: Giao thông, cấp thoát nước, thông tin liên
lạc, thư viện ...
Thiết bị giáo dục bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan
thực nghiệm, các thiết bị về kỹ thuật, máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mô hình,
mẫu vật, hóa chất, tranh ảnh, đồ dùng dụng cụ giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ
thuật, thiết bị nghe nhìn và các thiết bị kỹ thuật (TB nghe - nhìn). Thiết bị giáo
dục bộ môn được sử dụng thường xuyên, chúng trực tiếp tham gia vào quá trình
giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp trong từng tiết học

được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới về nội dung và phương pháp
dạy học. Các thiết bị giáo dục (TBGD) được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng
bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước.
- Hệ thống cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục có chức năng sử dụng cho
mục đích giáo dục và đào tạo, nó được xem như một trong những điều kiện quan
trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: "Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa
nhà trường". Theo nghị quyết của Đảng nhà nước đã và sẽ tăng cường đầu tư cho
các cơ sở trường học đó là do yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục - đào tạo
không cho phép kéo dài tình trạng thiếu những thiết bị giáo dục tối thiểu mà phải
bằng mọi cách phải xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất trường học trở thành
một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu để đổi mới phương pháp giảng dạy -


-6học tập đến một tầm chất lượng mới đáp ứng được đòi hỏi trước mắt và lâu dài
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Trong điều kiện đất nước đang phát triển nền kinh tế tăng trưởng chậm, cơ
sở vật chất đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, các thiết bị hiện đại còn hiếm.
Trong những năm tới đất nước đi vào hội nhập vào thị trường chung thế giới đòi
hỏi sự nghiệp giáo dục phải có những chuyển biến nhất định đòi hỏi các trường,
các cơ sở đào tạo phải có định hướng đầu tư cơ sở vật chất và hiện đại hóa các
thiết bị giáo dục.
- Sự phát triển nhanh chóng của CSVC-TBGD đã và đang tạo ra tiềm năng
sư phạm to lớn cho quá trình dạy học và việc ứng dụng có hiệu quả các phương
tiện kỹ thuật dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp
dạy học.
1.1.3. Quản lý
Trong lịch sử phát triển của loài người, từ khi có sự phân công lao động đã
xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù, đó là tổ chức, điều khiển các
hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định. Dạng lao động mang tính đặc

thù đó được gọi là hoạt động quản lý.
Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý. Quản lý vừa là khoa học, vừa
là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
Đó là những hoạt động cần thiết phải thực hiện khi những con người kết hợp với
nhau trong các nhóm, các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung.
Khái niệm Quản lý được định nghĩa khác nhau dựa trên cơ sở những cách
tiếp cận khác nhau.
FW Taylor là nhà thực hành quản lý lao động và nghiên cứu quá trình lao
động trong từng bộ phận của nó, xuất phát từ nhu cầu khai thác tối đa thời gian
lao động, sử dụng hợp lý nhất các công cụ và phương tiện lao động nhằm tăng


-7năng suất lao động, ông cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác
cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”.
Theo nhà lý luận quản lý kinh tế Pháp A. Fayon thì: “Quản lý là đưa xí
nghiệp tới đích, cố gắng sử dụng tốt nhất các nguồn lực (nhân, tài, vật lực) của
nó”.
Ở Việt Nam, bên cạnh các tác giả trong lĩnh vực khoa học quản lý cũng có
một số tác giả trong lĩnh vực khoa học giáo dục đưa ra các định nghĩa khác nhau
về quản lý như:
"Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập
thể người lao động nói chung (khách thể quản lý), nhằm thực hiện những mục
tiêu dự kiến" (Phạm Minh Hạc)
"Quản lý là tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản
lý (người quản lý) tới khách thể quản lý (người bị quản lý), trong một tổ chức về
mặt chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội, ... bằng một hệ thống các luật lệ, chính
sách, nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể, ... nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt mục tiêu của tổ chức, ... ” (nhiều tác giả khác nhau)
Như vậy, có thể nói, quản lý là một quá trình tác động có định hướng (có
chủ đích), có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các

thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành
của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định.


-8-

Giải quyết vấn đề/Ra quyết định

Các nguồn lực
- Con người
- Nguyên vật liệu
- Máy móc, công cụ
- Tiền
- Thời gian
- Phương pháp

Lập kế hoạch

Giám sát
Mục
tiêu

Tổ chức

Thúc đẩy

Giao tiếp/Động cơ

Sơ đồ 1: Quá trình quản lý
Bản chất của quản lý là hoạt động của chủ thể quản lý tác động vào khách

thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định theo một quá trình quản lý,
quá trình phân công và hợp tác của đối tượng quản lý và sự phân công của lao
động quản lý theo hướng chuyên môn hoá. Quản lý gắn liền với hoạt động thu
thập, xử lý nguồn thông tin về đối tượng quản lý; với cơ sở nguồn lực; hiệu quả
tác động, quản lý… khả năng giải quyết và thực hiện các nhiệm vụ quản lý trong
những tác động ngoại vi, các yếu tố của hệ thống một cách nhanh chóng, đúng
đắn, sát thực và đảm bảo hiệu quả trong phạm vi quản lý.
Quản lý có bốn chức năng cơ bản có liên quan mật thiết với nhau bao gồm:
- Lập kế hoạch
- Tổ chức
- Lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển
- Kiểm tra


-9* Lập kế hoạch: là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống, các hoạt
động và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó. Kế hoạch là nền
tảng của quản lý, vì kế hoạch là dự kiến của các ước mơ:
- Xác định chức năng, nhiệm vụ và các công việc của đơn vị.
- Dự báo, đánh giá triển vọng.
- Đề ra mục tiêu, chương trình.
- Lập kế hoạch chương trình.
- Nghiên cứu xác định tiến độ.
- Xác định ngân sách.
- Xác định các nguyên tắc tiêu chuẩn.
- Xây dựng các thể thức thực hiện.
* Tổ chức: là quá trình sắp xếp và bố trí công việc, quyền hành và nguồn
lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục
tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả:
- Xây dựng các cơ cấu, nhóm (cơ bản, cấu trúc).
- Tạo sự hợp tác (xây dựng mô hình).

- Xây dựng các yêu cầu.
- Lựa chọn, sắp xếp.
- Bồi dưỡng cho phù hợp, thích ứng.
- Phân công nhóm và cá nhân.
* Lãnh đạo, chỉ đạo: là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức
làm cho họ nhiệt tình, chủ động, tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu của tổ
chức:
- Kích thích, động viên, khen thưởng.
- Thông tin hai chiều và nhiều chiều.
- Bảo đảm sự hợp tác thực tế.


-10* Kiểm tra: là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm đánh giá, kiểm
định và xử lý những kết quả của quá trình vận hành tổ chức:
- Xây dựng định mức và tiêu chuẩn.
- Các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá.
- Rút kinh nghiệm và điều chỉnh.
Bốn chức năng trên của quản lý liên hệ qua lại mật thiết với nhau, điều đó
thể hiện ở sơ đồ 2 dưới đây.
Lập kế hoạch

Tổ chức

Kiểm tra

Lãnh đạo, chỉ đạo

Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý
1.1.4. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục
Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục là một bộ phận quan trọng trong

quản lý nhà trường, bao gồm: Quản lý các khối công trình, phòng làm việc,
phòng học, trang thiết bị văn phòng, trung tâm thực hành, thực tập, phòng thí
nghiệm, phương tiện đi lại, khuôn viên nhà trường; quản lý thiết bị giáo dục như
các mô hình, giáo cụ trực quan, tranh, ảnh, phim, thư viện, trang thiết bị máy
móc phục vụ cho thực hành, thực tập .....
Công tác quản lý CSVC-TBGD trong trường cao đẳng thể hiện như:
+ Đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục
+ Quản lý đưa vào sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục
+ Khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục
+ Duy trì, bảo quản cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục


-111.2. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO
DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG
Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục là nội dung, phương tiện truyền tải thông
tin giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học viên, giúp
học viên hứng thú học tập, rèn luyện tác phong, kỷ luật lao động, kỹ năng thực
hành, hình thành phương pháp học tập chủ động, tích cực.
Quá trình dạy và học là một quá trình trong đó hoạt động dạy và hoạt động
học phải là những hoạt động khăng khít giữa các đối tượng xác định và có mục
đích nhất định. Để quá trình dạy học đạt chất lượng và hiệu quả cao, cần phải sử
dụng nhiều phương pháp dạy học phối hợp khác nhau nhưng phù hợp với mục
tiêu, nội dung cần truyền đạt, với đặc điểm nhận thức của đối tượng nhận thức,…
Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì CSVC-TBGD đóng vai
trò hỗ trợ tích cực. Vì có CSVC-TBGD tốt thì giáo viên mới có thể tổ chức được
quá trình dạy học khoa học, đưa người học tham gia thực sự vào quá trình tìm
tòi, khám phá ra những điều cần nhận thức dưới sự hướng dẫn của người dạy,
thiết bị giáo dục phải phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học có
hiệu quả. Trong quá trình dạy học thì thiết bị giáo dục là một bộ phận của nội
dung và phương pháp dạy học, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức,

vừa là đối tượng chứa đựng trình độ khoa học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật của
sự phát triển khoa học kỹ thuật xã hội, đất nước. Không ít nội dung học tập phức
tạp cần đến sự hỗ trợ tích cực của phương tiện trực quan mới giải quyết được
như chứng minh các hiện tượng khoa học trong tự nhiên, toán học, tin học, cấu
tạo, nguyên lý làm việc của trang thiết bị, .... Học viên rất cần trực tiếp tận mắt
nhìn thấy, tai nghe thấy, tay được cầm nắm, được trực tiếp làm thực nghiệm,
được lắp ráp thao tác, quan sát nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ, phương
tiện cụ thể. Nhận thức bằng tất cả các giác quan của cơ thể con người. Để


-12CSVC-TBGD góp phần đảm bảo chất lượng kiến thức khoa học yêu cầu phải
chính xác, khoa học, tổng quát và bền vững. Như vậy CSVC-TBGD là công cụ
nhận thức của con người.
Các phương tiện kỹ thuật dạy học (PTKTDH) là bộ phận của CSVC-TBGD
có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tạo khả năng hình thành, củng cố, hệ
thống hóa, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. PTKTDH gồm các máy chiếu
quang học, máy tạo hoặc khuyếch đại âm thanh, hình ảnh, máy lưu giữ và tái
hiện thông tin, máy tính về công nghệ thông tin,… vốn chứa đựng những tiềm
năng sư phạm to lớn trong việc hỗ trợ tích cực giảng dạy và học tập. Bằng những
phương tiện hiện đại con người đã tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, các lớp
học theo phương thức giáo dục từ xa, các lớp học qua vệ tinh, học tập tại gia
đình cho người lớn tuổi đã được một số nước áp dụng và sẽ được mở rộng trong
những năm tới. thiết bị giáo dục và PTKT tạo những điều kiện đi sâu vào các đề
tài nghiên cứu, đồng thời cho phép trình bày các vấn đề trìu tượng một cách sinh
động. Đó là khả năng tăng tốc độ truyền tải thông tin, thực hiện các phương pháp
trực quan, thực nghiệm, tạo những “vùng hợp tác” giữa thầy và trò, tạo ra khả
năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo
léo tay chân, bồi dưỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, tạo ra hứng thú
học tập, cải tiến các hình thức lao động sư phạm, tạo khả năng tổ chức một cách
khoa học và điều khiển hoạt động giáo dục. Để có hiệu quả trong sử dụng dạy

học, yêu cầu cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục phải phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý đối tượng, với khả năng tư duy của học sinh, nó phải mang tính khoa học
tính sư phạm và phải đảm bảo tính kinh tế.
Như vậy CSVC-TBGD góp phần nâng cao hiệu quả của các phương pháp
dạy học. Nếu không có CSVC-TBGD thì mọi ý tưởng dạy học của giáo viên về
kết quả dạy học có thể bị hạn chế, vì những kiến thức khoa học trìu tượng rất khó


-13có thể giải thích cho học sinh hiểu và nắm vững vấn đề nếu thiếu sự hỗ trợ của
CSVC-TBGD. Có CSVC-TBGD, nhưng CSVC-TBGD đó phải phù hợp với yêu
cầu về nội dung và phương pháp giáo dục; phải đảm bảo tính khoa học, tính sư
phạm, an toàn cho người sử dụng; phù hợp với sự phát triển tâm lý và sinh lý lứa
tuổi học sinh. Tính khoa học là mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực.
Tính sư phạm là sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ rõ, kích
thước, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp tâm sinh lý học sinh. Tính kinh tế là giá
thành theo một số tiêu chuẩn trên.
CSVC-TBGD có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng nó phải có
kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan, sư phạm, an toàn và giá cả
hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết là phải đắt
tiền. Khi thực hành đòi hỏi CSVC-TBGD phải đủ, có CSVC-TBGD dành cho
giáo viên sử dụng và cho học sinh được trực tiếp thực hành. Có đủ CSVC-TBGD
sẽ cho phép tổ chức các hình thức hoạt động dạy học đa dạng, linh hoạt như dạy
trong lớp, dạy ngoài lớp, dạy chia nhóm, mỗi học viên sẽ được thao tác trực tiếp
trên CSVC-TBGD để tự khám phá tri thức mới. Khi đó mỗi học viên, nhóm học
viên đóng vai trò là người tiến hành tư duy tích cực để tìm kiếm cái mới cho
chính mình, là người “tự phát minh”. CSVC-TBGD đủ, cho phép tổ chức nhiều
hình thức hoạt động dạy học phong phú, đa dạng và có hiệu quả. CSVC-TBGD
phải đảm bảo chất lượng. Theo VAT Project thì khả năng của các giác quan
trong việc duy trì học tập: Nghe 11%, nhìn 80%, các giác quan khác 9%. Thiết bị
giáo dục hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo khả năng xây

dựng, hình thành, củng cố có hệ thống hóa kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.
CSVC-TBGD còn chứa đựng tiềm năng sư phạm to lớn trong việc hỗ trợ tích
cực trong giảng dạy, học tập như:
- Tăng tốc độ truyền tải thông tin


-14- Thực hiện các phương pháp dạy học trực quan, thực nghiệm
- Tạo những vùng hợp tác sinh động giữa thầy và trò
- Tạo khả năng hình thành, củng cố tri thức
- Rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo léo của đôi tay, đôi chân
- Bồi dưỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức
- Tạo ra hứng thú lôi cuốn người học
- Tiết kiệm thời gian trên lớp
- Cải tiến các hình thức lao động sư phạm
- Tạo khả năng tổ chức một cách khoa học, điều khiển hoạt động giáo dục.
Tóm lại, CSVC-TBGD vừa là một thành tố của quá trình dạy học, vừa là
một bộ phận của nội dung và PPDH. Sử dụng tốt CSVC-TBGD sẽ thúc đẩy chất
lượng dạy và học trong trường, đảm bảo thông tin về các sự vật hiện tượng gây
hứng thú nhận thức và là một trong những động cơ thúc đẩy niềm say mê học tập
của HSSV. Đồng thời trong quá trình sử dụng CSVC-TBGD sẽ rèn luyện cho
HSSV tính cẩn thận, tỷ mỷ chính xác, giáo dục ý thức giữ gìn đồ vật, vệ sinh và
ý thức bảo vệ môi trường góp phần hình thành nhân cách của người học. Việc
xây dựng và tổ chức sử dụng CSVC-TBGD lại phụ thuộc nhiều vào công tác
quản lý của người lãnh đạo trường, do đó công tác quản lý CSVC-TBGD là vô
cùng quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong
các trường học.
1.3. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO
DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG
Công tác quản lý cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục là một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường. Các hoạt động về quản lý CSVC-TBGD

được thực hiện thường xuyên và có các nội dung cơ bản sau:


-15- Đầu tư, mua sắm:
Hàng năm nhà trường tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng CSVC-TBGD
theo kế hoạch của các dự án đầu tư XDCB, dự án đầu tư TBGD hoặc theo các
báo cáo kinh tế - kỹ thuật sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ được các cơ quan quản lý
phê duyệt và phải thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) và mua sắm trang thiết bị. Nếu nhà trường có
nhiều dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, đơn vị quản lý cấp trên sẽ
quyết định thành lập ban quản lý đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị để tổ
chức thực hiện nhiệm vụ này. Nếu hoạt động đầu tư, mua sắm từ nguồn chi
thường xuyên hàng năm của ngân sách nhà trường, thì nhiệm vụ này giao cho
các phòng: Đào tạo, Kế toán – Tài chính, Quản trị tổ chức thực hiện.
- Quản lý đưa vào sử dụng:
Đầu năm kế hoạch, nhà trường tổ chức kiểm kê, đánh giá lại tài sản vào đầu
năm học hàng năm, trên cơ sở đó sẽ tổ chức quản lý, đưa vào sử dụng CSVCTBGD đang sử dụng và CSVC-TBGD mua sắm mới trong năm trước, xem xét,
điều động, giao lại tài sản cho các đơn vị. Nhiệm vụ này thường do phòng Tài
chính – Kế toán chủ trì cùng với các phòng nghiệp vụ, khoa chuyên môn tổ chức
thực hiện sau khi có kết quả kiểm kê do Ban kiểm kê tài sản của nhà trường.
Việc đánh giá phân loại, tổ chức theo dõi, giao nhận tài sản được thực hiện theo
quy định về quản lý tài sản cố định hiện hành của nhà nước.
- Khai thác, sử dụng:
Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục là một trong những điều kiện quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng dạy học, là nội dung và nguồn thông tin giúp cho
giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học viên. Để đáp ứng
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học việc sử dụng thiết bị giáo dục không chỉ
nhằm minh họa bài giảng mà còn phải có tác dụng thúc đẩy quá trình nhận thức,



-16phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học viên.
Nếu sử dụng thiết bị giáo dục một cách tùy tiện, chưa có sự chuẩn bị chu đáo
sẽ dẫn đến hiệu quả học tập không cao mà có trường hợp còn dẫn đến tình trạng
giáo viên mất nhiều thời gian trên lớp, học sinh học tập căng thẳng mệt mỏi.
Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường trong quá
trình dạy học cần đảm bảo thực hiện những nguyên tắc cơ bản sau:
+ Sử dụng thiết bị giáo dục đúng mục đích
Mục đích qui định hoạt động dạy học của giáo viên bằng các thiết bị giáo dục
cụ thể. Hoạt động của GV và thiết bị giáo dục quy định mục đích của học sinh,
xác định hoạt động của học sinh bằng các thiết bị hiện có. Các hoạt động và thiết
bị giáo dục của học sinh giúp các em lĩnh hội được nội dung kiến thức và thay đổi
nhân cách. Mặt khác, mỗi thiết bị giáo dục đều có một chức năng riêng, chúng
phải được sử dụng phù hợp với mục đích nghiên cứu của quá trình dạy học.
+ Sử dụng thiết bị giáo dục đúng lúc
Sử dụng thiết bị giáo dục đúng lúc có nghĩa là phải trình bày thiết bị giáo
dục vào lúc cần thiết của bài học, lúc học sinh cần nhất, mong muốn nhất được
quan sát, phù hợp với trạng thái tâm lý nhất (trước đó GV đã dẫn dắt, gợi mở,
nêu vấn đề chuẩn bị). Một thiết bị giáo dục sẽ được sử dụng có hiệu quả cao nếu
nó xuất hiện vào đúng lúc nội dung và PPDH cần đến, tránh hiện tượng thiết bị
giáo dục được đưa ra hàng loạt làm phân tán sự chú ý của học sinh.
+ Sử dụng thiết bị giáo dục đúng chỗ
Sử dụng thiết bị giáo dục đúng chỗ là tìm vị trí để trình bày thiết bị giáo dục
trên lớp học hợp lý nhất, giúp học sinh ngồi ở mọi vị trí trong lớp học đều có thể
tiếp nhận thông tin từ các thiết bị giáo dục bằng nhiều giác quan khác nhau.
+ Sử dụng thiết bị giáo dục đúng mức độ và cường độ


×