Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Ứng dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học môn kỹ thuật xung số tại trường trung cấp nghề giao thông công chính hà nộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

PHẠM DUY KHÁNH

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG
TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT XUNG SỐ
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GIAO THÔNG
CÔNG CHÍNH HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
Chuyên sâu:

Sư phạm Kỹ thuật Điện tử

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

PHẠM DUY KHÁNH

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRONG
DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT XUNG SỐ TẠI TRƯỜNG
TRUNG CẤP NGHỀ GIAO THÔNG
CÔNG CHÍNH HÀ NỘI

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Chuyên sâu: Sư phạm Kỹ thuật Điện tử

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS-TS. NGUYỄN KHANG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì được viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu và
nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả
khác, nếu có đều được trích dẫn từ nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một Hội đồng bảo vệ
luận văn Thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin
nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan trên đây.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2016
Tác giả luận văn

PHẠM DUY KHÁNH

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, khẩn trương với sự giúp đỡ
hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Khang cùng với sự chỉ bảo của các thầy,
cô trong Viện Sư Phạm Kỹ Thuật - Đại học Bách Khoa Hà Nội. Luận văn “Ứng
dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học môn Kỹ thuật xung số tại trường

Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội” đã hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Khangđã trực tiếp hướng dẫn
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể thầy, cô giáo trong Viện
Sư phạm Kỹ thuật, Viện đào tạo sau đại học- Đại học Bách Khoa Hà Nội, các thầy,
cô trong ban Giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa và tập thể giáo viên khoa Công nghệ
thông tin Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội, đã tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi nghiên cứu, thực hiện, để hoàn thành luận văn đúng tiến độ,
cùng tập thể bạn bè đồng nghiệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tham gia đóng góp
nhiều ý kiến quý báu cho tác giả từ những công việc đầu tiên và trong suốt thời gian
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tuy đã rất nỗ lực phấn đấu, nhưng do thời gian có hạn vì vậy luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp,
bổ sung của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp và bạn đọc để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2016

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ ÁP

DỤNGPHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRONG DẠY HỌC THỰC HÀNH ......4
1.1. Tổng quan về phương pháp mô phỏng.............................................................4
1.1.1. Mô phỏng và phương pháp dạy học mô phỏng.........................................4
1.1.2. Mô hình trong dạy học mô phỏng .............................................................9
1.1.3. Phương pháp mô phỏng số ......................................................................13
1.2. Cơ sở lý luận của vận dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành
...............................................................................................................................17
1.2.1. Dạy học thực hành ..................................................................................17
1.2.2. Cơ sở lý luận của vận dụng phương pháp mô phỏng số trong dạy học
thực hành ...........................................................................................................22
1.2.3. Mục đích vận dụng PPMP trong dạy học thực hành...............................24
1.3.1. Một số yêu cầu trong việc vận dụng .......................................................28
1.3.2. Quy trình vận dụng..................................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................33
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRONGDẠY HỌC
THỰC HÀNH MÔN KỸ THUẬT XUNG SỐCỦA NGHỀ KỸ THUẬT LẮP
RÁP, SỬA CHỮA MÁY TÍNH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GIAO
THÔNG CÔNG CHÍNH HÀ NỘI .........................................................................34
2.1. Trường Trung cấp Nghề Giao thông Công chính Hà Nội .............................34
2.2.1. Chương trình và nội dung đào tạo nghề ..................................................35
2.2.2. Chương trình môn học kỹ thuật xung số .................................................35
2.2.3. Đội ngũ giáo viên ....................................................................................37
2.2.4. Trình độ học sinh ....................................................................................38
iii


2.2.5. Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học ...................................................38
2.2.6. Thực trạng giảng dạy ..............................................................................38
2.3. Xây dựng mô phỏng trong dạy học thực hành môn học Kỹ thuật xung số ...40
2.3.1. Yêu cầu với nội dung mô phỏng .............................................................40

2.3.2. Công cụ, phương tiện trong xây dựng mô phỏng ...................................41
2.3.3. Ứng dụng phần mềm mô phỏng Proteus xây dựng bài giảng trong môn
học Kỹ thuật xung số.........................................................................................43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................73
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .........................................................74
3.1. Mục đích, đối tượng thực nghiệm ..................................................................74
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................74
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm ...........................................................................74
3.2. Nội dung và tiến trình thực nghiệm ...............................................................75
3.2.1. Nội dung thực nghiệm .................................................................................75
3.2.2. Chuẩn bị thực nghiệm .............................................................................75
3.2.3. Tiến trình thực nghiệm ............................................................................76
3.3. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................76
3.3.1. Kết quả kiểm tra của học sinh sau bài học ..............................................76
3.3.2. Kết quả thu được từ phiếu điều tra GV, HS tham dự tiết học.................77
3.4. Kết quả nhận được qua phương pháp chuyên gia ..........................................79
3.4.1. Đối tượng khảo sát lấy ý kiến .................................................................79
3.4.2. Nội dung khảo sát....................................................................................79
3.4.3. Kết quả khảo sát ......................................................................................80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................88
PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................92

iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TT


Cụm từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

MH

Mô hình

2

PP

Phương pháp

3

PPDH

4

MP

Mô phỏng

5

PT


Phương tiện

6

PTDH

Phương tiện dạy học.

7

CNTT

Công nghệ thông tin

8

CNMP

Công nghệ mô phỏng

9

HS

Học sinh

10

GV


Giáo viên

11

KTCN

12

DH

Dạy học

13

ĐC

Đối chứng

14

TN

Thực nghiệm

15

TH

Thực hành


16

CNH - HĐH

17

ĐT

Đào tạo

18

ND

Nội dung

19

THPT

Trung học phổ thông

20

THCS

Trung học cơ sở

21


SPKT

Sư phạm kỹ thuật

22

ĐH

Đại học

23

HN

Hà Nội

Phương pháp dạy học

Kỹ thuật công nghiệp

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả thăm dò GV và HS về mức độ sử dụng các PP dạy TH .............39
Bảng 2.2. Kết quả tác động của phương pháp dạy học đến mức độ hứng thú.........39

Bảng 2.3. Kết quả thăm dò GV và HS về mức độ sử dụng PT giảng dạy TH.........40
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra bài 1 của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ........78
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra bài 2 của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ........78
Bảng 3.3. Ý kiến của giáo viên tham dự tiết học ......................................................79
Bảng 3.4. Ý kiến của học sinh tham dự tiết học .......................................................79
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về hiệu quả của việc vận dụng
phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành môn kỹ thuật xung số .................80
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của việc vận dụng
phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành môn kỹ thuật xung số .................82
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính cần thiết của việc vận dụng
phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành môn kỹ thuật xung số .................82

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Quá trình mô phỏng ....................................................................................6
Hình 1.2. Phân loại mô hình......................................................................................10
Hình 1.3. Quá trình mô phỏng số ..............................................................................14
Hình 1.4. Cấu trúc bài dạy thực hành kỹ thuật..........................................................21
Hình 1.5. Cấu trúc của phương pháp mô phỏng .......................................................30
Hình 2.4. Khởi động phần mềm ................................................................................47
Hình 2.5. Giao diện phần mềm .................................................................................48
Hình 2.6. Chọn linh kiện ...........................................................................................48
Hình 2.7. Lấy IC 74LS164 từ thư viện linh kiện ......................................................49
Hình 2.8. Lấy đèn Led từ thư viện linh kiện .............................................................49
Hình 2.9. Bố trí linh kiện ..........................................................................................50
Hình 2.10 - Component Mode ..................................................................................51
Hình 2.12 - Chạy mô phỏng ......................................................................................52
Hình 2.13 - Lấy Transistor từ thư viện linh kiện ......................................................53

Hình 2.14 - Bố trí linh kiện .......................................................................................54
Hình 2.15 - Sửa giá trị linh kiện ................................................................................55
Hình 2.17 - Chạy mô phỏng ......................................................................................56
Hình 2.20. Chọn linh kiện .........................................................................................64
Hình 2.21. Lấy que đếm LOGICPROBE từ thư viện ...............................................65
Hình 2.22. Lấy IC 74LS90 từ thư viện linh kiện ......................................................65
Hình 2.23. Bố trí linh kiện ........................................................................................66
Hình 2.25 - Chạy mô phỏng ......................................................................................67
Hình 2.26 - Mạch đếm 0-5 ........................................................................................67
Hình 2.27 - Chạy mô phỏng ......................................................................................68

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chân IC74164.................................................................................44
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động IC74164 .......................................................45
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ lắp ráp ............................................................................................46
Sơ đồ 2.11 - Sơ đồ nguyên lý ....................................................................................51
Sơ đồ 2.16 - Sơ đồ thiết kế hoàn thiện ......................................................................55
Sơ đồ 2.18. Sơ đồ chân IC 7490................................................................................62
Sơ đồ 2.19. Sơ đồ nguyên lý mạch đếm sử dụng IC 7490 ........................................63
Sơ đồ 2.24 - Sơ đồ nguyên lý ....................................................................................66

viii


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thực trạng về chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung ở nước ta chưa cao,
trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học của học sinh
còn yếu, chưa thích ứng kịp với những biến đổi nhanh chóng trong các ngành kỹ
thuật - công nghệ.Trước tình hình đó, các phương pháp dạy học mới dựa trên quan
điểm phát huy tính tích cực của người học, đề cao vai trò tự học của học trò, kết hợp
với sự hướng dẫn của thầy đang dần được ứng dụng rộng rãi.
Trong cuộc sống hiện đại, khi công nghệ đang phát triển với tốc độ cao thì
việc ứng dụng vào giảng dạy và học tập trong nhà trường càng trở nên cần thiết.
Công nghệ thông tin và truyền thông mới là một cuộc cách mạng giáo dục thật sự
đối với nhân loại. Ứng dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thông qua máy
tính là một hướng đi mới, sẽ giảm được đáng kể về kinh phí và thời gian đào tạo,
khắc phục được tình trạng thiếu đồ dùng, thiết bị học tập.
Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội cũng đang tích cực
đổi mới trong dạy học. Tuy nhiên việc áp dụng MP trong dạy học còn nhiều khó
khăn. Vì thế, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp mô phỏng trong
dạy học môn Kỹ thuật xung số tại trường Trung cấp nghề Giao thông công chính
Hà Nội” làm đề tài luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng phương pháp mô phỏng vào quá trình dạy họctrên máy tính nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học môn Kỹ thuật xung sốtại trường Trung cấp nghề
Giao thông công chính Hà Nội.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Quá trình dạy học thực hành môn Kỹ thuật xung số của nghề Kỹ thuật lắp
ráp, sửa chữa máy tính tại trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội.
Vận dụng lý thuyết mô phỏng vào việc tổ chức, xây dựng, dạy học thực hành
2 bài cho môn kỹ thuật xung số.
1


4. Giả thuyết khoa học

Việc tổ chức hoạt động dạy và học theo hướng tích cực giúp sinh viên tự tìm
hiểu kiến thức và giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tế trong dạy học môn
“Kỹ thuật số” sẽ góp phần hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu và liên hệ
thực tế của sinh viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của PPMP.
- Đánh giá thực trạng dạy học thực hành môn kỹ thuật xung số của nghề Kỹ
thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính tại trường Trung cấp nghề Giao thông công chính
Hà Nội.
- Ứng dụng PPMP xây dựng 2 bài giảng trong chương trình môn học Kỹ
thuật xung số của nghề Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính tại trường Trung cấp
nghề Giao thông công chính Hà Nội.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết
khoa học đề ra.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành luận văn, một số phương pháp nghiên cứu sau đây được
tác giả sử dụng:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và tham khảo sách báo, tạp chí về lý
thuyết mô phỏng, các công trình nghiên cứu có liên quan để xác định mục đích,
nhiệm vụ của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, tổng hợp và thống kê
xử lý số liệu để đánh giá thực trạng dạy học tại trường Trung cấp nghề Giao thông
công chính Hà Nội.
- Phương pháp chuyên gia: trưng cầu ý kiến của các chuyên gia phương pháp,
trao đổi trực tiếp với GV và HScủa Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội
để kiểm tra tính đúng đắn giả thuyết đề tài.

2



7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương với nội
dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng và áp dụng phương pháp mô
phỏng trong dạy học thực hành
Chương 2: Vận dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành môn
Kỹ thuật xung số của nghề Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính tại trường Trung cấp
nghề Giao thông công chính Hà Nội
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG
PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRONG DẠY HỌC THỰC HÀNH

1.1. Tổng quan về phương pháp mô phỏng
1.1.1. Mô phỏng và phương pháp dạy học mô phỏng
1.1.1.1. Mô phỏng (Simulation)
Mô phỏng từ lâu đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kỹ
thuật, kinh tế, xã hội... Ngày nay nhờ có sự trợ giúp của máy tính có tốc độ tính toán
nhanh, dung lượng bộ nhớ lớn mà phương pháp mô phỏng phát triển mạnh mẽ và
đem lại hiệu quả cao.
Mô phỏng bắt đầu từ việc chú ý nhấn mạnh các quy tắc, quan hệ và quá trình
phát triển của đối tượng nghiên cứu cùng với sự thay đổi của chúng. Các quan hệ
này của đối tượng có thể tạo ra các tình huống mới, thậm chí các quy luật mới, được
phát hiện trong quá trình mô phỏng. Trong khoa học và công nghệ, mô phỏng là con
đường nghiên cứu thứ ba, song song với việc nghiên cứu lý thuyết thuần tuý và
nghiên cứu thực nghiệm trên đối tượng thực. Nó được sử dụng khi không thể,

không cần hay không nên thực nghiệm trên đối tượng thực.
Theo Robert. E. Stephenson [20], mô phỏng là nghiên cứu trạng thái của mô
hình để qua đó hiểu được hệ thống thực. Việc mô phỏng bắt đầu việc tạo ra một mô
hình nhờ trí tưởng tượng (có suy nghĩ) của con người về những yếu tố có liên quan
đến hệ thống thực. Đôi khi người ta nhận thấy rằng, giữa mô hình nhận được và
thực tế có mâu thuẫn, song việc khảo sát được bổ sung và tiếp tục cho đến khi thỏa
mãn yêu cầu mà giả thuyết đề ra.
Một cách tổng quát, mô phỏng là quá trình thực nghiệm quan sát được và
điều khiển được trên mô hình của đối tượng khảo sát.
Mô phỏng thuận lợi cho người sử dụng về các mặt:
- Nhận thức: trực quan hoá, dễ tiếp cận và đo lường, lặp lại được nhiều lần
theo ý muốn, gợi mở tiên đoán, sáng tạo và thử nghiệm......
4


- Công nghệ (về thiết bị, phương tiện cũng như kỹ năng): khả thi, an toàn,
hiệu quả kinh tế, tiết kiệm thời gian, luyện kỹ năng trước khi tiếp xúc vật thực tế...
1.1.1.2. Phương pháp dạy học mô phỏng
* Khái niệm:
- Phương phápcó thể hiểu là con đường, cách thức để giải quyết những
nhiệm vụ nhất định và đạt mục đích đề ra.
Phương pháp bao gồm hai mặt chủ quan và khách quan. Về mặt khách quan,
đó là tác động của những quy luật chi phối sự tồn tại và phát triển của đối tượng
(khách thể) và được con người (chủ thể) nhận thức. Con người là chủ thể của
phương pháp, trước khi tác động vào đối tượng phải có những hiểu biết cần thiết về
đối tượng, hay nói cách khác là phải nhận thức được quy luật khách quan chi phối
đối tượng mà chủ thể định tác động. Về mặt chủ quan, là những cách thức của con
người vận dụng những quy luật khách quan để nghiên cứu và điều khiển đối tượng.
Sau khi đã hiểu biết về đối tượng, chủ thể tìm kiếm, lựa chọn những thao tác thích
hợp để tương tác với đối tượng.

Phương pháp bao giờ cũng được chủ thể xây dựng trên cơ sở của những đối
tượng nhất định, để đạt mục đích nhất định, hay nói cách khác, đối tượng nào
phương pháp ấy. Mặc dầu có những phương pháp có thể áp dụng cho nhiều đối
tượng (được gọi là phương pháp chung) nhưng không có phương pháp vạn năng
cho mọi đối tượng. Đúng như Sprinnzađã nói: "Phương pháp hữu hiệu là phương
pháp vạch ra cho người ta thấy phải định hướng trí tuệ như thế nào cho phù hợp với
chuẩn mực của một tư tưởng chân thực cho trước".
- Phương pháp dạy học:
Có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học:
Theo quan điểm của Iu.K.Babanski thì phương pháp dạy học là cách thức
tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển quá trình dạy học.

5


Theo I.Ia.Lecne thì phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động
có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành của
học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội học vấn.
Các định nghĩa này có thể tóm tắt ở ba dạng cơ bản sau đây:
+ Theo quan điểm điều khiển học, phương pháp dạy học là cách thức tổ chức
của người dạy để hướng dẫn, điều khiển hoạt động của học sinh trong quá trình tìm
hiểu, khám phá và lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng.
+ Theo quan điểm logic, phương pháp dạy học là những thủ thuật logic được
sử dụng để giúp học sinh nắm kiến thức, kỹ năng một cách chính xác.
+ Theo bản chất của nội dung, phương pháp là sự vận động của nội dung dạy
học.
- Phương pháp mô phỏng trong dạy học: Là phương pháp nhận thức thế
giới thực thông qua nghiên cứu mô hình của đối tượng mà ta quan tâm, đây là
phương pháp dạy học có hiệu quả cao về nhiều mặt, như trực quan, sinh động, gây

hứng thú học tập và nghiên cứu, phát huy tư duy sáng tạo... .
Mô phỏng trong dạy học là quá trình dạy học có thực nghiệm quan sát được
và điều khiển được trên mô hình, vì thế phương pháp mô phỏng cũng có tên gọi
tương ứng theo mô hình được sử dụng như: Mô phỏng hình học, mô phỏng tương
tự, mô phỏng số… . Cùng một đối tượng, tùy thuộc vào mục đích và điều kiện khảo
sát, có thể mô hình hóa dưới những dạng khác nhau, vì thế có thể có nhiều cách mô
phỏng khác nhau tương ứng.
1.1.1.3.Cấu trúc của phương pháp mô phỏng
Đối tượng

(1)

Mô hình

(2)

nghiên cứu
(3)

Hình 1.1. Quá trình mô phỏng

6

Kết quả


Phương pháp mô phỏng được tiến hành theo ba bước:
(1) Mô hình hoá: Từ mục đích nghiên cứu, cần xác định lựa chọn một số tính
chất và mối quan hệ chính của đối tượng nghiên cứu đồng thời loại bỏ những tính
chất và mối quan hệ thứ yếu để xây dựng mô hình.

Bằng quan sát thực nghiệm người ta xác định được một tập hợp những tính
chất của đối tượng nghiên cứu. Thông thường, do kết quả của sự tương tự người ta
đi đến hình dung sơ bộ về sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu, tức là đi đến một mô
hình sơ bộ, chưa đầy đủ. Trong giai đoạn này trí tưởng tưởng và trực giác giữ vai
trò rất quan trọng, nhờ đó người ta mới loại bỏ được những tính chất và mối quan
hệ thứ yếu của đối tượng nghiên cứu, thay nó bằng mô hình chỉ mang tính chất và
những mối quan hệ chính mà ta phải quan tâm. Mô hình ban đầu mới có trong óc
của người nghiên cứu. Nó trở thành mẫu, dựa vào đó người nghiên cứu xây dựng
được những mô hình thật (nếu nhà nghiên cứu dùng phương pháp mô hình vật
chất). Trong trường hợp mô hình lý tưởng thì người ta đem đối chiếu mô hình trí
tưởng tưởng trong óc với những vật thật, những hiện tượng mà người ta đã quen
biết.
(2) Nghiên cứu mô hình (tính toán, thực nghiệm...) để rút ra những hệ quả lý
thuyết, kết luận về đối tượng nghiên cứu.
Sau khi mô hình được xây dựng, người ta áp dụng những phương pháp lý
thuyết hoặc thực nghiệm khác nhau từ tư duy trên mô hình và thu được kết quả,
những thông tin mới. Đối với các mô hình vật chất thì người ta làm thí nghiệm thực
trên mô hình. Còn đối với những mô hình lý tưởng thì tiến hành thao tác trên mô
hình trong óc, tức là áp dụng những phép tính hay những phép phân tích logic trên
các ký hiệu. Người ta coi công việc này như làm một thí nghiệm đặc biệt gọi là thí
nghiệm tưởng tưởng. Thí nghiệm tưởng tưởng tuy không có thật nhưng có thể thực
hiện được và có vai trò rất lớn trong khoa học. Những thí nghiệm đó được sáng tạo
ra để giải thích những vấn đề đặc biệt quan trọng, bất kể là thực tế ta có thể thực
hiện được thí nghiệm đó hay không. Dĩ nhiên, diều quan trọng là thí nghiệm đó có
7


thể thực hiện được về nguyên tắc, mặc dù kỹ thuật thực nghiệm của nó có thể rất
phức tạp.
Trong phương pháp mô hình khái niệm người ta biết trước hành vi của mô

hình trong những điều kiện xác định. Điều người ta muốn biết thêm là hệ quả của
những hành vi đó như thế nào.
(3) Đối chiếu kết quả thu được trên mô hình với kết quả thực tiễn đồng thời
xét tính hợp thức của mô hình. Trong trường hợp kết quả không phù hợp với thực
tiễn phải chọn lại mô hình.
Nếu bản thân mô hình là một phần tử cấu tạo của nhận thức thì cần phải
kiểm tra sự đúng đắn của nó bằng cách đối chiếu kết quả thu được từ mô hình với
những kết quả thu được trực tiếp từ đối tượng gốc. Nếu sai lệch thì phải điều chỉnh
ngay chính mô hình, có trường hợp phải bỏ hẳn mô hình đó và thay bằng một mô
hình khác.
Nếu bản thân của mô hình không phải là đối tượng của nhận thức mà chỉ là
phương tiện để nghiên cứu thì việc xử lý kết quả, hợp thức mô hình là phải phân
tích những kết quả thu được trên mô hình thành những thông tin thực về đối tượng
nghiên cứu (ví dụ như mô hình kỹ thuật, mô hình toán học,...) nếu những thông tin
ấy không phù hợp thì cũng phải chỉnh lý lại mô hình.
Trong nhiều trường hợp mô hình chỉ phản ánh được một hay một số mặt của
đối tượng nghiên cứu, còn nhiều mặt khác thì không phản ánh được, thậm chí phản
ảnh sai lệch.
Những mô hình đã được kiểm nghiệm trong thực tế là những mô hình hợp
thức và dùng để phản ánh một số mặt của thực tế khách quan. Nó có thể thay đổi,
hoàn chỉnh thêm hoặc bị bác bỏ khi người ta có thêm những thông tin chính xác hơn
về đối tượng gốc (nguyên hình).
Để việc mô hình hoá đạt hiệu quả, ngoài yêu cầu về tính đơn giản và trực
quan của mô hình, cần chú ý đến tính hợp thức của mô hình so với nguyên hình; có
thể chuyển kết quả nhận được khi nghiên cứu mô hình sang đối tượng nghiên cứu.

8


1.1.2. Mô hình trong dạy học mô phỏng

1.1.2.1. Khái niệm
Mô hình là công cụ đặc biệt để nghiên cứu thực nghiệm, cơ sở là lý thuyết
mô phỏng.
Khái niệm về mô hình được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ thông thường
hàng ngày với những ý nghĩa rất khác nhau. Trong các giờ khoa học tự nhiên học
sinh thường gặp mô hình tế bào, mô hình lò cao, mô hình động cơ đốt trong tức là
vật có cấu tạo không gian giống như vật thật mà ta cần nghiên cứu. Mô hình phân
tử, mô hình nguyên tử lại mô tả những vật thể mà ta chỉ biết được những tính chất
của chúng chứ không quan sát trực tiếp được. Mô hình quá trình dạy học lại không
phản ảnh một vật thể nào cả mà phản ảnh một sự kiện trừu tượng, mô hình con
người mới lại là mẫu mực mà ta phải vươn tới chứ không phải là phỏng theo một
thực thể đang tồn tại.
Trong vật lý học, V.A Stopho đã định nghĩa “Mô hình là một hệ thống được
hình dung trong óc hay được thực hiện một cách vật chất, hệ thống đó phản ánh
những thuộc tính bản chất của đối tượng nghiên cứu hoặc tái tạo nó, bởi vậy việc
nghiên cứu mô hình sẽ cung cấp cho ta những thông tin mới về đối tượng”. Định
nghĩa này chưa nêu bật được tính chủ quan của mô hình. Cùng một đối tượng
nghiên cứu chúng ta có thể xây dựng được nhiều mô hình khác nhau tuỳ thuộc vào
mục đích nghiên cứu và khả năng thể hiện của mỗi người. Việc chọn thuộc tính nào
và quan hệ nào của đối tượng là đặc trưng tuỳ thuộc vào người nghiên cứu.
Theo nghĩa chung nhất, mô hình được hiểu là một thể hiện bằng thực thể hay
bằng khái niệm một số thuộc tính và quan hệ đặc trưng của một đối tượng nào đó
(gọi là nguyên hình) nhằm mục đích nhận thức sau [15]:
- Làm đối tượng quan sát thay cho nguyên hình.
- Làm đối tượng nghiên cứu (thực nghiệm hay suy diễn) về nguyên hình.
1.1.2.2. Phân loại
Mô hình được chia làm hai loại [07]: mô hình thực thể và mô hình khái niệm

9



Mô hình

MH thực thể

MH khái niệm

MH

MH

MH

MH

MH

trích

đồng

tương

hệ

cấu

mẫu

dạng


tự

thức

trúc

MH

MH

MH

hình

động

động

học

lực

hình

Hình 1.2. Phân loại mô hình
Mô hình thực thể là những mô hình vật chất hoặc vật chất hóa được. Ví dụ
như mô hình động cơ đốt trong, mô hình dao động... Nói chung, các mô hình này
hay được dùng trong quá trình thực nghiệm.
Dựa trên tiêu chuẩn cùng chất, giống về chất, khác về chất giữa nguyên hình

và mô hình, mô hình thực thể được chia làm ba loại: mô hình trích mẫu, mô hình
đồng dạng và mô hình tương tự.
- Mô hình trích mẫu:
Từ tổng thể cần nghiên cứu (nguyên hình) người ta chọn ra một số phần tử
(gọi là tập mẫu hay mô hình trích mẫu), qua phân tích tập mẫu người ta suy ra các
kết luận về tổng thể cần nghiên cứu. Lý thuyết xác suất giải quyết hai yêu cầu của
việc mô hình hóa: tập mẫu phải có dung lượng đủ lớn thỏa mãn độ chính xác và độ
tin cậy cho trước và từ kết quả trên kết quả tập mẫu ta sẽ được các đánh giá hay ước
lượng khác nhau về tổng thể. Mô hình trích mẫu cùngchất với nguyên hình. Ví dụ,
để đánh giá chất lượng của một lô sản phẩm, người ta rút ra một số mẫu một cách
ngẫu nhiên, phân tích rồi rút ra kết luận.
10


- Mô hình đồng dạng:
Hai thực thể được gọi là đồng dạng khi các đại lượng vật lý cùng tên của
chúng tỷ lệ với nhau:
+ Nếu kích thước tương ứng của chúng tỷ lệ nhau, ta có đồng dạng hình học.
+ Nếu các vận tốc tương ứng của chúng tỷ lệ nhau, ta có đồng dạng động
hình học hoạc động lực học.
- Mô hình tương tự:
Hai thực thể khác nhau về bản chất vật lý được gọi là tương tự khi trạng thái
của chúng được mô tả cùng một hệ phương trình vi phân với cùng một điều kiện
đơn trị.
Mô hình tương tự là một thực thể có những thông số vật lý khác tên với
nguyên hình (tức là khác chất với nguyên hình) và được xác định theo lý thuyết
tương tự.
Mô hình tương tự thường được gọi tên theo chất liệu của mô hình và nguyên
hình: mô hình tương tự điện cơ, mô hình tương tự điện nhiệt, tương tự điện thủy
lực, tương tự khí thủy lực. Kết quả nhận được từ quá trình dao động của dòng điện

trong mạch điện, theo lý thuyết tương tự có thể dễ dàng suy ra trạng thái dao dộng
tương ứng.
- Mô hình khái niệm:
Mô hình khái niệm khác mô hình thực thể ở chỗ đây là các mô hình có tính
chất hình thức, trừu tượng. Trong các ngành khoa học kỹ thuật, mô hình toán học là
điển hình của loại mô hình này. Mô hình toán học dùng ngôn ngữ toán học để mô tả
đối tượng. Việc nghiên cứu các mô hình toán học thường dựa trên cơ sở vận dụng
các lý thuyết toán học hiện đại kết hợp công nghệ thông tin.
Phân loại mô hình toán học:
- Mô hình hệ thức:
Mô hình hệ thức dùng hệ thức để mô tả trạng thái của đối tượng nghiên cứu.
- Mô hình cấu trúc:

11


Mô hình cấu trúc dùng cấu trúc toán học để mô tả cấu trúc và trạng thái bên
trong của nguyên hình. Một tập hợp nào đó được trang bị một cấu trúc toán học là
một tập hợp trên đó đã cho một hoặc nhiều quan hệ, một hoặc nhiều luật hợp thành
trong hay ngoài, một hoặc nhiều cấu trúc với những tính chất cơ bản cho trước phát
biểu trong những mệnh đề gọi là tiêu đề của cấu trúc. Có ba loại cấu trúc cơ bản:
+ Cấu trúc thứ tự:là cấu trúc trong đó quan hệ trước sau, trên dưới... Ví dụ:
dùng một đồ thị có hướng để mô tả tiến trình của một công việc.
+ Cấu trúc đại số: là cấu trúc trong đó có một luật hợp thành (trong hoặc
ngoài). PPMP giúp cho việc tối thiểu hóa hàm logic, đưa chúng từ một dạng bất kỳ
về dạng tối thiểu, điều này mang một ý nghĩa kinh tế kỹ thuật khi tổng hợp các
mạch logic phức tạp.
Trong thực tế ta thường gặp những mô hình là kết hợp của các loại mô hình
trên, ví dụ như mô hình lược tả.
Ngoài cách phân loại theo mô hình, theo cơ sở lý thuyết nói trên, còn có thể

dựa vào tính chất: tĩnh, động, thực, ảo... hoặc mục đích: cấu trúc, ứng xử, diễn
giảng, nghiên cứu, lý thuyết, thực hành... hay ngành khoa học: vật lý, sinh học, kinh
tế... để phân biệt các loại mô hình tương ứng khi cần thiết. Tuy nhiên, cần chú ý
chọn thuật ngữ thích hợp, tránh nhầm lẫn khi không có văn cảnh, chẳng hạn một
thuật ngữ mô hình cấu trúc có thể hiểu là mô hình vật lý thể hiện cấu trúc của một
hệ nào đó hoặc một cấu trúc toán học được dùng để mô hình hóa cấu tạo hay quy
luật hoạt động của đối tượng được xét. Việc gọi tên PPMP có thể dựa trên mô hình
hóa đối tượng.
Qua phân tích trên, có thể thấy rằng mặc dù mô phỏng dựa trên mô hình
nhưng khái niệm mô phỏng không đồng nhất với khái niệm mô hình (mô hình phương tiện nhận thức, mô phỏng - nghiên cứu trên mô hình). Mô hình chỉ có ý
nghĩa khoa học khi nó được nghiên cứu để rút ra kết luận về nguyên hình và việc
xây dựng mô hình phải trên cơ sở mục đích nghiên cứu.

12


Do đó có thể xem phương pháp mô phỏng trong dạy học là phương pháp
nhận thức thế giới thực thông qua nghiên cứu mô hình của đối tượng mà ta quan
tâm.
1.1.3. Phương pháp mô phỏng số
1.1.3.1. Khái niệm
Bản chất của phương pháp mô phỏng là xây dựng một mô hình số (mô hình
thể hiện bằng chương trình máy tính) đại diện cho đối tượng cần nghiên cứu
(nguyên hình), sau đó người ta tiến hành các thực nghiệm trên mô hình, kết quả
nhận được trên mô hình cần hợp thức với nguyên hình.
1.1.3.2. Phân loại
- Phương pháp mô phỏng liên tục: tín hiệu vào là liên tục và việc mô phỏng
trước đây thường thực hiện trên máy tính tương tự thì hiện nay việc mô phỏng này
được thực hiện trên máy tính số. Mô hình toán học được biểu diễn bằng phương
trình vi tích phân, phương trình toán học hoặc mô tả thông qua các hoạt hình có lập

trình.
- Phương pháp mô phỏng rời rạc: các biến liên tục được rời rạc hoá, nhận các
giá trị gián đoạn theo thời gian. Mô hình được biểu diễn bằng phương trình vi phân.
1.1.3.3. Quá trình mô phỏng số
Các chuyên gia máy tính đã đưa ra quá trình này với nhiều bước khác nhau,
trong luận văn này ta chỉ đưa ra các bước chính.

13


Đối tượng cần nghiên cứu
(1)

Mô hình nguyên lý
(2)

Mô hình trên máy tính
(3)

Thử nghiệm và sosánh
(4)

Kết quả

Hình 1.3. Quá trình mô phỏng số
(1) Từ mục đích nghiên cứu ta thu thập các thông tin, dữ liệu cần thiết của
đối tượng và các yếu tố tác động (môi trường), trên cơ sở đó xây dựng mô hình
nguyên lý (phản ánh bản chất của đối tượng nghiên cứu).
(2) Xây dựng mô hình máy tính: tiến hành lập trình để xây dựng mô hình
trên máy tính (là những chương trình chạy trên máy tính). Các chương trình này

được viết bằng các ngôn ngữ cao cấp thông dụng như: visual Basic, visua C++,
pascal…
(3) Lập kế hoạch thực nghiệm (số lần thử nghiệm, thời gian mô phỏng), hiệu
chỉnh kế hoạch thực nghiệm để đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu. Thử nghiệm mô
phỏng: cho chương trình chạy để lấy kết quả. Kết quả có thể được biểu diễn dưới
dạng số liệu hoặc đồ thị. Cần lưu ý rằng kết quả sẽ mang tính “ đánh giá” chính xác
nếu bước tính tăng lên đủ lớn.
(4) Sau khi cài đặt chương trình, chạy thử xem mô hình có phản ánh đúng
các đặc tính của đối tượng không. Nếu cần, phải sửa chữa lại các lỗi lập trình, sau
khi chạy thử, nếu mô hình trên máy tính không đạt cần phải xây dựng lại mô hình
nguyên lý.

14


Ngày nay khi trình độ khoa học và công nghệ phát triển, ngay cả việc xây
dựng những mô hình chỉ dùng cho việc quan sát cũng đã phức tạp đến mức phải có
một lý thuyết và phương pháp dành riêng cho nó, và thuật ngữ mô hình hóa được
dùng cho trường hợp này, còn thuật ngữ mô phỏng không chỉ dừng ở mô hình hóa
mà còn thực nghiệm trên mô hình. Vì thế phương pháp mô phỏng khác với phương
pháp mô hình hóa ở chỗ nó không chỉ mô tả cấu trúc của đối tượng mà nó còn mô tả
cơ chế của đối tượng.
Đặc biệt, khi vận dụng PPMP cần nhấn mạnh tính khả thi, tính hiệu quả và
tính điển hình của công nghệ.
1.1.3.4. Ưu nhược điểm
* Ưu điểm:
Sức mạnh sư phạm của mô phỏng thể hiện ở chỗ nó huy động tất cả khả năng
xử lý thông tin của học sinh. Tất cả các cơ quan cảm giác của con người (tay, mắt,
tai…) cùng với bộ não hợp thành một hệ thống có khả năng vô cùng to lớn để biến
những dữ liệu vô nghĩa thành thông tin. “Trăm nghe không bằng một thấy”, nhưng

nếu cái thấy là thực thể vận động thì ý nghĩa còn lớn hơn rất nhiều. Do đó mô
phỏng có khả năng cung cấp một kiến thức tổng hợp và sâu sắc hơn so với chỉ dùng
các giáo trình in kèm theo hình ảnh thông thường.
Mô phỏng được sử dụng để huấn luyện, cung cấp những kinh nghiệm gián
tiếp trước khi học sinh thực hành thực tế. Điều này được thực hiện đối với những
công việc có thể gây nhiều nguy hiểm cho con người, ví dụ như việc đóng điện
xung kích MBA hay hòa điện máy phát điện đồng bộ. Với những công việc như thế,
bằng các trải nghiệm gián tiếp tạo ra nhờ kỹ thuật mô phỏng. Nhờ thế, khi bước vào
thực tế (như là một công nhân vận hành máy điện…) học sinh đã thuần thục các qui
trình, qui tắc cần làm để giảm thiểu tối đa rủi ro có thể gây ra cho con người và thiết
bị.
Mô phỏng cho phép học sinh làm việc theo nhịp độ riêng và tự điều khiển
cách học của bản thân, kích thích sự say mê học tập của học sinh. Mô phỏng giúp
học sinh học với một người thầy vô cùng kiên nhẫn.
15


×