Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Ứng dụng truyền thông đa phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học xạ kích công tác chiến đấu học viện phòng không không quân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------------

NGUYỄN XUÂN THỌ

ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN HỌC
XẠ KÍCH- CÔNG TÁC CHIẾN ĐẤU HỌC VIỆN PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN

CHUYÊN SÂU: QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGÔ TỨ THÀNH

Hà Nội –2016


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................4
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................6
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ .........................................................................7
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................8
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNCỦA VIỆC ỨNG DỤNG
TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆNTRONG DẠY HỌC MÔN XẠ KÍCH CÔNG TÁC CHIẾN ĐẤU.................................................................................................11


1.1. Cơ sở lý luận của việc ứng dụng TTĐPT trong dạy học ............................................11
1.1.1.Tình hình nghiên cứu và áp dụng TTĐPT vào dạy học ............................................11
1.1.2. Tổng quan về phương pháp dạy học ứng dụng đa phương tiện ...............................12
1.1.3.Cơ sở lý luận của việc ứng dụng TTĐPT trong dạy học .........................................15
1.1.4. Công nghệ dạy học hiện đại .....................................................................................24
1.1.5. Quan niệm về chất lượng và nâng cao chất lượng dạy học đại học .........................27
1.2. Hiện trạng giáo dục môn học XK – CTCĐ tại Học viện PK- KQ ..............................31
1.2.1. Khái quát về môn học XK- CTCĐ...........................................................................31
1.2.2. Hiện trạng dạy học môn Xạ kích – Công tác chiến đấu tại Học viện Phòng
không – Không quân ..........................................................................................................34
1.2.3. Phân tích đặc điểm giảng dạy môn học XK-CTCĐ tại Học viện PK-KQ ...............37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................................40
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN XẠ KÍCH CÔNG TÁC
CHIẾN ĐẤU ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ...........................41
2.1. Các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng các bài giảng điện tử ứng dụng
truyền thông đa phương tiện ..............................................................................................41
2.1.1. Nguyên tắc chung .....................................................................................................41
2.1.2. Nguyên tắc cụ thể ....................................................................................................42

1


2.2. Một số công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng bài giảng điện tử .......................................42
2.2.1. Nhóm các công cụ hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử .............................................42
2.2.2. Nhóm các công cụ để thiết kế tài nguyên cho bài giảng ..........................................50
2.3. Xây dựng bài giảng điện tử .........................................................................................61
2.3.1. Mục tiêu, nội dung bài học .......................................................................................61
2.3.3.Xây dựng bài giảng điện tử .......................................................................................63
2.3.3.1. Xây dựng và liên kết các Slide ..............................................................................63
2.3.4.Hoàn thiện bài giảng điện tử .....................................................................................63

2.3.5.Đánh giá, xuất bài giảng điện tử ...............................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................................68
CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ...............................................................69
3.1. Mục đích......................................................................................................................69
3.2. Đối tượng, nội dung và phương pháp .........................................................................69
3.3. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................................70
3.4. Lấy ý kiến chuyên gia .................................................................................................75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................80
Phụ lục 1- Chương trình môn học XK - CTCĐ ................................................................... i
Phụ lục 2 PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA ........................................................... xiii

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì được viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu và
nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả
khác, nếu có đều được trích dẫn từ nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một Hội đồng bảo vệ
luận văn Thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin
nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan trên đây.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Thọ

3



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Ngô Tứ Thành đã trực tiếp hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tập thể thầy, cô giáo trong Viện Sư
phạm Kỹ thuật, Viện đào tạo sau đại học- Đại học Bách Khoa Hà Nội, các thầy giáo
trongKhoa Tên lửa và tập thể giáo viên bộ môn Xạ kích – Công tác chiến đấu khoa
Tên lửa - Học viện Phòng không – Không quân, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi nghiên cứu, thực hiện, để hoàn thành luận văn đúng tiến độ, cùng tập thể bạn bè
đồng nghiệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý
báu cho tôi từ những công việc đầu tiên và trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tuy đã rất nỗ lực phấn đấu, nhưng do thời gian có hạn, vì vậy luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp, bổ sung của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp và bạn đọc để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

4


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Nghĩa đầy đủ

TT

Từ, cụm từ viết tắt


1

CNMP

Công nghệ mô phỏng

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

CNMM

Công nghệ Multimedia

4

HV PK – KQ

5

ĐT

Đào tạo

6


GV

Giáo viên

7

ND

Nội dung

8

PP

Phương pháp

9

PPDH

10

PT

11

PTDH

Phương tiện dạy học.


12

SPKT

Sư phạm kỹ thuật

13

HV

Học viên

14

TN

Thực nghiệm

15

TH

Thực hành

16

TTĐPT

Truyền thông đa phương tiện


17

XK - CTCĐ

Xạ kích – Công tác chiến đấu

Học viện Phòng không – Không quân

Phương pháp dạy học
Phương tiện

5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các mô hình giáo dục ........................................................................................24
Bảng 1.2. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH ...............36
Bảng 1.3. Thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học ...............................37
Bảng 2.1. Bảng đánh giá sản phẩm tư liệu giảng dạy ........................................................57
Bảng 2.2. Bảngcác tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử ......................................................60
Bảng 2.4. Phân tích hệ thống tri thức ................................................................................64
Bảng 2.5. Phân tích hệ thống kỹ năng ...............................................................................64
Bảng 2.6. Phân mức trình độ kiến thức .............................................................................64
Bảng 2.7. Phân mức trình độ kỹ năng ................................................................................65
Bảng 2.8. Bảng xây dựng câu hỏi trắc nghiệm kiến thức ..................................................66
Bảng 2.9. Bảng xây dựng câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng ....................................................66
Bảng 3.1. Phân bố số SV theo các điểm Xi của các bài kiểm tra ......................................72
Bảng 3.2. Bảng tần suất fi ..................................................................................................74
Bảng 3.3. Bảng tần suất hội tụ tiến fa ...............................................................................74
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính hiệu quả ........................................76

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi ...........................................77
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính cần thiết .......................................77

6


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Mô hình ký ức của Atkinson và Shiffrin............................................................16
Hình 1.2. Sự lưu giữ thông tin, kinh nghiệm qua các kênh thu nhận thông tin ...............18
Hình 1.3.Tháp hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học ......................................................19
Hình 1.4. Dạy học theo quan điểm truyền thông tin .........................................................23
Hình 1.5. Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại ..........................................................26
Hình 1.6. Quan niệm về chất lượng đào tạo.......................................................................29
Hình 1.7. Mô hình các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo đại học ............................31
Hình 2.1.Giao diện phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2013 ..................................43
Hình 2.2. Giao diện phần mềm M. PowerPoint sau khi cài iSpring ..................................47
Hình 2.3. Thanh công cụ của iSpring được tích hợp vào PowerPoint ...............................48
Hình 2.4. Giao diện soạn đề thi trắc nghiệm ......................................................................49
Hình 2.5: Giao diện phần mềm mô phỏng màn hiện sóng ĐĐK tên lửa ...........................54
Hình 2.6: Giao diện màn hiện sóng ĐĐK tên lửa mô phỏng .............................................54
Hình 2. 7. Qui trình xây dựng bài giảng điện tử ứng dụng TTĐPT ..................................56
Hình 3.1. Sự phân bố số SV theo điểm của 3 lần kiểm tra ở nhóm TN .............................72
Hình 3.2. Sự phân bố số SV theo điểm của 3 lần kiểm tra ở nhóm ĐC ............................73
Hình 3.3. Mức độ dịch chuyển phân bố điểm của 2 lớp TN và ĐC ..................................73
Hình 3.4. Mức độ dịch chuyển phân bố tần suất hội tụ tiến ..............................................74

7



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới, PPDH truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm,
nặng về truyền đạt kiến thức, học sinh học thụ động đang dần bị thay thế bằng
PPDH tích cực lấy học sinh làm trung tâm.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng đang rất quan tâm đến việc đổi mới
phương pháp dạy học. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ:
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp dạy
học tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học …” để người học khi ra
trường có đủ khả năng và trình độ tiếp cận với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
không chỉ làm việc cho hiện tại mà phải sẵn sàng làm chủ tương lai.
Việc dạy môn học XK – CTCĐ tại Học viện Phòng không- Không Quân
trong những năm gần đây còn nhiều khó khăn: đội ngũ giảng viên còn thiếu trong
khi đó thường xuyên có sự xáo trộn về nhân sự; cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học,
khí tài vật tư học tập còn khó khăn…Điều đó đòi hỏi giảng viên phải biết sử dụng
các công nghệ dạy học hiện đại, trong đó ứng dụng truyền thông đa phương tiện sẽ
đem lại hiệu quả rất cao.
Ứng dụng truyền thông đa phương tiện sẽ làm cho bài giảng phong phú, sinh
động hơn, giúp cho học viên có được tâm lý hứng thú trong quá trình tiếp thu kiến
thức. Đồng thời còn biến cái phức tạp thành đơn giản, cái khó hiểu thành dễ hiểu,
cái trừu tượng thành cái cụ thể quan sát được giúp cho sinh viên có khả năng nhanh
chóng thực hành chính xác các kỹ năng chiến đấu.
Ngoài ra, ứng dụng truyền thông đa phương tiện vào việc dạy học sẽ giảm
được đáng kể về kinh phí và thời gian đào tạo, khắc phục được tình trạng thiếu đồ
dùng, thiết bị học tập, nhất là những thiết bị khó mua. Đặc biệt với ĐPT, còn tạo ra
được những tình huống giả định nhằm huấn luyện nâng cao kỹ năng chiến đấu cho
HV mà với khí tài thật khó thực hiện được.
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng truyền thông
đa phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học Xạ kích – Công


8


tác chiến đấu tại Học viện Phòng không – Không quân ” làm đề tài luận văn
thạc sĩ cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ứng dụng truyền thông đa phương tiện nhằm nâng cao chất
lượng dạy học môn học Xạ kích – Công tác chiến đấu tại Học viện Phòng không
– Không quân.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy họcmôn học Xạ kích – Công tác
chiến đấu tại Học viện Phòng không – Không quân.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc dạy
học môn học Xạ kích – Công tác chiến đấu tại Học viện Phòng không – Không
quân.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng truyền thông đa
phương tiện vào dạy học.
- Nghiên cứu tìm hiểu hiện trạng giáo môn học XK - CTCĐ tại HV PK- KQ.
- Tìm hiểu và phân tích đặc điểm một số phần mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng
điện tử.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Multimedia thiết kế xây dựng các bài
giảng điện tử .
- Đề xuất qui trình xây dựng bài giảng điện tử ứng dụng truyền thông ĐPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa
học đề ra.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay tại Học viện PK - KQ đang dạy học môn học Xạ kích – Công tác
chiến đấu chủ yếu theo phương pháp truyền thống nên chất lượng dạy học chưa đáp

ứng được yêu cầu trước những diễn biến rất phức tạp của tình hình thế giới.
Nếu ứng dụng truyền thông đa phương tiện một cách khoa học, hợp lý trong
dạy học sẽ kích thích được hứng thú học tập, phát triển khả năng tư duy sáng tạo

9


của người học, góp phần rút ngắn thời gian đào tạo, giảm thiểu kinh phí và nâng cao
được chất lượng dạy và học.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử và học liệu học tập ngoài giờ cho học
viên phục vụ cho việc dạy- họcmôn học XK - CTCĐ tại Học viện Phòng không –
Không quân.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành luận văn, một số phương pháp nghiên cứu sau đây
được tác giả sử dụng:
*Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và tham khảo sách báo, tạp chí, các
phương tiện truyền thông, các công trình nghiên cứu có liên quan để xác định mục
đích, nhiệm vụ của đề tài.
*Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra bằng phiếu hỏi để thăm dò ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp và
họcviên trên cơ sở đó tổng hợp, rút ra kết luận.
- Phương pháp chuyên gia: trưng cầu ý kiến của các chuyên gia phương
pháp, trao đổi trực tiếp với GV và HV để kiểm tra tính đúng đắn giả thuyết đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm để đối chứng,
phân tích kết quả, rút ra kết luận.
*Phương pháp bổ trợ bằng toán thống kê: Xử lý theo phương pháp thống kê
toán học để đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm.

10



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
TRONG DẠY HỌC MÔN XẠ KÍCH - CÔNG TÁC CHIẾN ĐẤU
1.1. Cơ sở lý luận của việc ứng dụng TTĐPT trong dạy học
1.1.1.Tình hình nghiên cứu và áp dụngTTĐPT vào dạy học
Việc ứng dụng nhiều phương tiện kết hợp trong dạy học đã có từ rất lâu,
trong dạy học truyền thống người Thầy khi lên lớp thường dùng tranh ảnh minh
hoạ, các mô hình hay vật thật kết hợp với thao tác trình diễn và thuyết trình.Hình
thức dạy học này vẫn mang lại những hiệu quả giáo dục không hề thua kém so với
các hình thức đa phương tiện hiện đại ngày nay. Qua các giai đọan phát triển từ
1930 đến nay, công nghệ đa phương tiện ngày càng phát triển và khẳng định được
vi trí của nó. Việc sử dụng các công nghệ đa phương tiện trong các trường học
được xem là hành trang cần thiết để bước vào thế kỷ 21. Ngày nay, cùng với sự
phát triển của E-learning, công nghệ đa phương tiện đã và đang thâm nhập vào
quá trình giáo dục với những khả năng tương tác ngày càng cao hơn và hoàn thiện
hơn, góp phần vào việc xã hội hoá giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo.
Những nghiên cứu ứng dụng công nghệ đa phương tiện vào dạy học ở trong
và ngoài nước đã thu được nhiều thành tựu.
Các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu hướng đến việc ứng dụng
máy tính vào quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả trong đó có những công
trình nghiên cứu sử dụng công nghệ đa phương tiện như một ứng dụng của máy
tính trong quá trình đào tạo. Các nghiên cứu này ở giai đoạn kiểm chứng việc áp
dụng công nghệ thông tin vào dạy học và bước đầu đưa ra các cơ sở lý luận để
thuyết phục tính hiệu quả của việc áp dụng công nghệ thông tin. Các đề tài nghiên
cứu trong nước bước đầu đã đặt nền tảng cơ sở lí luận và thực nghiệm cho việc
nghiên cứu tiếp theo.
Trên thế giới, các nghiên cứu nhằm mục đích so sánh hiệu quả của phương

pháp dạy học có ứng dụng công nghệ multimedia và phương pháp dạy học truyền

11


thống vẫn cho ra các kết quả trái ngược nhau. Có nhiều hướng nghiên cứu về ứng
dụng công nghệ multimedia trong dạy học, về cơ bản có các hướng sau:
- Nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghệ Multimedia lên kết quả học tập và sự
tích cực hóa người học.
- Nghiên cứu về các ảnh hưởng của CNMM lên nhận thức của người học .
- Nghiên cứu về các ảnh hưởng không kiểm soát được của CNMM.
- Nghiên cứu về các ảnh hưởng tiêu cực của CNMM trong QTDH.
- Nghiên cứu về việc phát triển, sản xuất và ứng dụng multimedia
- Nghiên cứu ứng dụng thuyết kiến tạo trong thiết kế phần mềm multimedia
1.1.2. Tổng quan về phương pháp dạy học ứng dụng đa phương tiện
1.1.2.1. Tổng quan về đa phương tiện trong dạy học
Đa phương tiện (multimedia), không phải là khái niệm mới trong dạy
học. Khi ta kết hợp từ hai, ba phương tiện dạy học trở lên là đã ứng dụng đa
phương tiện. Đa phương tiện truyền thống bao gồm việc sử dụng kết hợp các
phương tiện như: máy chiếu, băng cassette, phim điện ảnh, video .v.v. để nâng
cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của máy tính, đa phương tiện
đã có một ý nghĩa mới trong dạy học nhờ những khả năng to lớn mà máy tính
đem lại. Với khả năng tương tác, đa phương tiện trên cơ sở máy tính có thể
thực hiện các công việc rất khó khăn mà đa phương tiện truyền thống rất khó
hay hầu như không thực hiện được.
Thuật ngữ “multimedia” ngày nay đã trở nên phổ biến với mọi người trong
lĩnh vực giáo dục. Ta thường hiểu thuật ngữ này là multimedia trên cơ sở máy tính
nhưng thực tế dạy học ở Việt nam tồn tại cả hai loại multimedia này. Multimedia
không chỉ là sự phối hợp một cách có tính toán những phương tiện truyền thông
khác nhau trong dạy học (như âm thanh, đồ hoạ, phim ảnh, video, ...). Multimedia

cũng không chỉ là cung cấp các loại phương tiện tương tự trên nhờ công cụ máy tính
để có thể cá nhân hoá việc sử dụng và học tập. Thực chất, multimedia là sự kết hợp
nhiều mức độ học tập khác nhau vào một công cụ dạy học, cho phép đa dạng hoá
việc trình bày, thể hiện chương trình, nội dung đào tạo.
Sau đây là một số định nghĩa do các chuyên gia nêu ra:

12


- Theo Fenrich: “Multimedia là sự tích hợp lý thú giữa phần cứng và phần mềm
máy tính, cho phép tích hợp các tài nguyên video, audio, hoạt hình, đồ hoạ và trắc
nghiệm để xây dựng và thực hiện một trình diễn hiệu quả nhờ một máy tính có cấu
hình thích hợp”.
- Theo Philip: “Multimedia đặc trưng bởi sự hiện diện của văn bản, hình ảnh, âm
thanh, mô phỏng và video được tổ chức chặt chẽ trong một chương trình máy tính”.
Dựa trên lợi ích của đa phương tiện, trên thế giới đã có nhiều mô hình tích
cực hóa người học trong thiết kế dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia.
Trong thiết kế dạy học với Multimedia, người ta thường dùng hai mô hình tích cực
hóa người học: Mô hình Malone - Lapper (1987) và Keller (Keller & Suzuki, 1988).
Malone và Lapper đã đề xuất rằng các yếu tố tích cực bên trong (tích cực đến từ
người học, ví dụ như sở thích cá nhân) mang lại nhiều lợi ích hơn là tích cực bên
ngoài (do tác động của bên ngoài như động viên, khen thưởng của Thầy….). Hai
ông cho rằng có 4 yếu tố làm gia tăng tính tích cực bên trong: sự thử thách, sự tò
mò, sự kiểm soát và khả năng tưởng tượng. Việc dạy học với multimedia càng có
nhiều yếu tố này thì khả năng thành công càng cao. Tương tự như vậy, Keller cũng
đưa ra 4 thành phần tạo ra sự tích cực: Sự chú ý (Attention), Sự phù hợp
(Relevance), sự tự tin (Confidence) và sự thỏa mãn (Sastisfaction). Mô hình Keller
còn được gọi là mô hình ARCS.
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả chủ yếu đề cập đến việc xây dựng bài
giảng điện tử ứng dụng multimedia nên có thể định nghĩa multimedia như là: sự tích

hợp nhiều thành phần phương tiện (âm thanh, hình ảnh, văn bản, mô phỏng .v.v.)
trong một thể cộng sinh và cùng tác động, mang lại cho người dùng nhiều lợi ích
đặc biệt mà từng thành phần phương tiện riêng lẻ không thể thực hiện được.
Trong giáo dục, đa phương tiện là tất cả các loại thiết bị công nghệ giúp chúng
ta truyền phát thông tin theo nghĩa rộng, ngoài ra nó còn giúp chuyển đổi thông tin
thành kiến thức thông qua sự kích thích các sơ đồ nhận thức của người học và có tác
dụng làm đòn bẩy cho năng lực học tập ở các giác quan của con người.
Có thể phân biệt 2 lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong giáo dục:

13


-

Các ứng dụng hỗ trợ từ phía bên trong các đơn vị đào tạo: là tất cả các công

cụ thúc đẩy giá trị của những bài học ví dụ như: siêu liên kết, mô phỏng, tương tác,
các công cụ hình ảnh và âm thanh…
-

Các ứng dụng hỗ trợ từ phía bên ngoài đơn vị đào tạo: đó là các công nghệ

như web, phần mềm quản lý, chat, forum, làm việc theo nhóm, tài liệu dùng cho đào
tạo từ xa.
1.1.2.2. Chức năng và ưu điểm của TTĐPT trong dạy học
Không chỉ là một công cụ trình diễn hiệu quả, cho phép sử dụng theo ý thích
riêng, TTĐPT có những lợi thế độc nhất vô nhị mà multimedia truyền thống không
có được. [11]
 Chức năng chính của TTĐPT là:
 Cung cấp cho người học những kinh nghiệm cụ thể về đối tượng học tập

theo kiểu trải nghiệm gián tiếp. Với khả năng điều khiển đồng thời tất cả các thành
phần như hình ảnh, âm thanh, video, theo năng lực và sở thích của cá nhân, người
học có thể tự trải nghiệm về đối tượng. Điều này không thể có được nếu như các
phương tiện này được thể hiện tuần tự theo một trật tự cố định, một nhịp độ cố định
mà chưa hẳn đã phù hợp với người học. Hơn nữa, từ những trải nghiệm đó, người
học có được những kinh nghiệm cụ thể về tư duy, về hành vi, về ứng xử.
 TTĐPT có thể góp phần gia tăng cơ hội học tập với chi phí thấp do giá
máy tính ngày càng rẻ, và với một máy tính có thể học rất nhiều môn học, lĩnh vực
học, tiếp cận rất nhiều nguồn thông tin và cơ hội học tập có giá trị. Tất nhiên, để
hoàn tất việc học với TTĐPT, người học phải có đủ kỹ năng và ý chí.
 Chất lượng giáo dục không nhất thiết bị chi phối bởi công nghệ mà trước
hết bởi nhu cầu (needs) của người học. Khi tìm đến với TTĐPT, người học đã có
một nhu cầu học tập cụ thể, rõ rệt, đó là một thuận lợi cơ bản. Thuận lợi ấy sẽ được
nhân lên do có thể học một cách linh hoạt cả về không gian, thời gian, theo nhịp độ
và phong cách riêng, cá tính riêng. Nếu được thiết kế tốt, TTĐPT có thể tạo nên môi
trường học tập vui vẻ và thân thiện mà không bị cản trở bởi tâm trạng lo sợ thất bại.
 Ưu điểm của TTĐPT:

14


 TTĐPT có rất nhiều ưu điểm trong dạy học. Cũng có thể nói, qua dạy học
và giáo dục mà TTĐPT thể hiện được sức mạnh của nó:
-

Trước hết, sức mạnh sư phạm của TTĐPT thể hiện ở chỗ nó huy động tất cả

khả năng xử lý thông tin của con người. Tất cả các cơ quan cảm giác của con người
(mắt, tai .v.v.) cùng với bộ não hợp thành một hệ thống có khả năng vô cùng to lớn
để biến những dữ liệu vô nghĩa thành thông tin. “Trăm nghe không bằng một thấy”,

nhưng nếu cái thấy là thực thể vận động thì ý nghĩa còn lớn hơn rất nhiều.
-

TTĐPT cũng cho khả năng cung cấp một kiến thức tổng hợp và sâu sắc hơn

so với chỉ dùng các giáo trình in kèm theo hình ảnh thông thường. Ví dụ, một đoạn
phần mềm mô tả nguyên lý hoạt động của một máy phát điện sẽ có hiệu qủa hơn rất
nhiều khi có thể thể hiện trình tự tạo ra dòng điện..
-

Về mặt tâm lý, môi trường TTĐPT cũng có những thuận lợi riêng. Có thể

kể ra được một số ví dụ: người học không bị mặc cảm có lỗi, xấu hổ khi không
làm đuợc bài, không hiểu bài phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần, làm bài sai. Nếu được
tổ chức tốt, TTĐPTcho phép người học truy cập, tham khảo nhanh chóng, tức thời
đến một kho dữ liệu khổng lồ ngay khi đang học, mà không một giáo viên nào có
thể đáp ứng ngay được.[9]
 Đối với người học, TTĐPTcó ba ưu điểm chính sau :
- Cho phép làm việc theo nhịp độ riêng và tự điều khiển cách học của bản thân.
- Học với một người thầy vô cùng kiên nhẫn.
- Theo sát với việc học và thường xuyên nhận được phản hồi, đánh giá
 Đối với người dạy, TTĐPT cung cấp những lợi ích sau :
-

Cho phép làm việc một cách sáng tạo.

-

Tiết kiệm thời gian, nhờ đó có thể khám phá nhiều chủ đề.


-

Tìm được giải pháp thay thế những hoạt động học thiếu hiệu quả.

-

Tăng cường thời gian giao tiếp, thảo luận với học sinh, có điều kiện giúp đỡ
những HV yếu.

1.1.3.Cơ sở lý luận của việc ứng dụng TTĐPT trong dạy học
1.1.3.1. Cơ sở tâm lí học của việc ứng dụng đa phương tiện vào dạy học

15


Trong những năm qua ngành tâm lý học nhận thức đã nghiên cứu các đặc
tính cơ bản về học tập của con người và ảnh hưởng của các đặc tính này lên việc
học. Có một sự thay đổi tinh tế về những điều có thể làm được với công nghệ và
những gì nên làm với chúng để thiết kế những ứng dụng dạy học, đó là sự hợp nhất
về sư phạm và công nghệ với nhận thức của người học, thiết kế dạy học và công
nghệ dạy học. Sự hợp nhất này tập trung vào vai trò của ký ức làm việc trong sự
phát triển nhận thức và hiệu quả đào tạo, đặc biệt là nhấn mạnh đến giới hạn tự
nhiên của ký ức làm việc (working memory) và sự tải nhận thức (load cognition).
Sự tải nhận thức có liên quan đến các nhu cầu rõ ràng và cụ thể của ký ức làm việc
được hình thành trong quá trình dạy học và ảnh hưởng của các nhu cầu này đối với
quá trình học. Những tác vụ học tập được thiết kế tồi hoặc có sự hợp nhất phức tạp
giữa các ý tưởng, các kỹ năng hay các thuộc tính sẽ làm tăng sự tải nhận thức và
làm cản trở quá trình học. Mối liên hệ giữa tải nhận thức, ký ức làm việc và dạy học
có ý nghĩa đặc biệt khi dạy học với sự hỗ trợ của TTĐPT.
 Các mô hình ký ức và ký ức làm việc

Atkinson và Shiffrin [13] đã nhấn mạnh đến cấu trúc tự nhiên của ký ức và
mô tả ba cấu trúc chủ yếu, ký ức cảm giác (sensory memory), ký ức ngắn hạn
(short-term memory) và ký ức dài hạn (long-term memory).
Attention
Environme
nt Input

Sensory
Memory

Rehearsal
Long-term
Memory

Short-term
Memory
Retrieval

Recall

Rehearsal
loop

Hình 1.1. Mô hình ký ức của Atkinson và Shiffrin
Họ cho rằng con người trải nghiệm thế giới thông qua các cảm giác của họ,
lưu trữ tạm thời những cảm giác này dưới định dạng thô tại các vị trí cảm giác. Các

16



cảm giác này có thể được mã hoá thành một định dạng quen thuộc với ký ức và
được lưu trữ có chủ ý trong ký ức ngắn hạn, nếu con người nhắc lại sự trải nghiệm
đã được mã hoá này thì đó có thể được chuyển vào ký ức dài hạn. Do vậy việc
khám phá năng lực nhận thức của con người trong môi trường TTĐPTcần phải đề
cập đến cả ký ức làm việc lẫn ký ức dài hạn.
 Thuyết tải nhận thức [14]
Thuyết tải nhận thức cũng được xây dựng trên một loạt các giả định về cấu
trúc nhận thức của con người (Mousavi, Low, & Sweller, 1995) bao gồm :
(1) Ký ức làm việc và khả năng xử lý của con người có giới hạn.
(2) Ký ức dài hạn gần như không bị giới hạn về kích thước.
(3) Tính tự động của quá trình xử lý nhận thức làm giảm tải cho ký ức làm việc.
Ý tưởng trọng tâm của thuyết tải nhận thức là ký ức làm việc có giới hạn và
nếu bị quá tải thì việc học, sự ghi nhớ và khả năng ứng dụng sẽ bị ảnh hưởng tiêu
cực. Thuyết tải nhận thức thừa nhận rằng người học có ba nguồn tải nhận thức độc
lập với nhau: tải nhận thức bắt buộc (intrinsic cognitive load) , tải nhận thức bổ
sung (extraneous cognitive load) và tải nhận thức thích hợp (germane cognitive
load). Cả ba hình thức tải nhận thức này cùng phối hợp với nhau tạo thành toàn bộ
tải ký ức làm việc đặt lên người học trong suốt quá trình giảng dạy.
 Thuyết nhận thức với multimedia
Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm trong dạy học với multimedia tập
trung vào quá trình xử lý nhận thức các thông điệp multimedia và ảnh hưởng của
quá trình này lên việc học. Quá trình xử lý các thông điệp multimedia này trong môi
trường dạy học có một đặc trưng là giảm xuống còn hai dạng thông tin là định dạng
thông tin ngôn ngữ (verbal information) và không phải ngôn ngữ (nonverbal
information) mà ta đã đề cập ở phần trên.
Năm quá trình xử lý này có trong thuyết nhận thức về multimedia và bao gồm:
(1) Lựa chọn những từ có liên hệ từ môi trường multimedia;
(2) Lựa chọn những hình ảnh liên hệ từ môi trường multimedia;
(3) Tổ chức và lựa chọn các từ thành một sự trình bày mạch lạc;
(4) Tổ chức và lựa chọn các hình ảnh thành một sự trình bày mạch lạc;


17


(5) Hợp nhất sự trình bày các từ và hình ảnh với các kiến thức đã có từ trước
thành mô hình trí tuệ mạch lạc.
 Tính tích cực nhận thức của người học.
Dưới góc độ triết học, trên cơ sở phát triển học thuyết Mác- Lênin, tính tích cực
được coi là đặc tính của sinh học sống, luôn vận động phát triển đi lên. Nó là thái độ
cải tạo và biến đổi của chủ thể đối với khách thể.
Một số tác giả nhìn nhận tính tích cực nhận thức dưới góc độ mức độ tham
gia và hoạt động nhận thức. Có hai mức độ: nhận thức thụ động và nhận thức tích
cực, nhận thức tích cực là mức độ cao của quá trình nhận thức cá nhân. Tích cực
hóa quá trình nhận thức của người học là tập hợp các hoạt động nhằm chuyển biến
vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang
chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể khái quát: tính tích cực nhận thức là
thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động cao các chức
năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập, nhận thức. Tính tích cực nhận
thức vừa là mục đích hoạt động, vừa là phương tiện, là điều kiện để đạt được mục
đích, vừa là kết quả của hoạt động. Nó là phẩm chất hoạt động của cá nhân.
 Vai trò của các kênh thu nhận thông tin

Hình 1.2. Sự lưu giữ thông tin, kinh nghiệm qua các kênh thu nhận thông tin
Học tập là một sự quan sát có cân nhắc từ những kinh nghiệm của mình để
hình thành lên những kiến thức mới. Sự quan sát phải thông qua nhiều cơ quan cảm

18



giác. Sự lưu giữ lại những kinh nghiệm (Kiến thức và kỹ năng) qua các kênh thu
nhận khác nhau, được thể hiện cụ thể như sau:
Cùng về hiệu quả và vai trò của phượng tiện dạy học, Bruner đã mô tả bằng
sơ đồ sau (Hình 1.3).
Trục đứng của tháp mô tả việc học bằng hành động kinh nghiệm đi từ hoạt
động trực tiếp đến gián tiếp rồi hình thành biểu tượng đến khái quát trừu tượng, tức
là đi từ cụ thể đến trừu tượng.
Trục ngang mô tả sự lĩnh hội được của HS sau khi học bàng các phương tiện
dạy học tương ứng.

Hình 1.3.Tháp hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học
Từ Tháp hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học ở trên, ta thấy, để phát huy
tính tích cực nhận thức của người học thì ứng dụng đa phương tiện trong dạy học
ngày càng cho thấy là biện pháp mang lại kết quả cao nhất. Điều quan trọng nhất là
người Thầy phải thiết kế tài liệu TTĐPT theo các kịch bản sư phạm để dẫn dắt
người học đi theo các lộ trình phù hợp với năng lực nhận thức và kinh nghiệm có

19


sẵn của họ. Đồng thời phải phát huy hết tiềm năng sáng tạo của người học, đó chính
là nguyên tắc căn bản nhất của dạy học ứng dụng TTĐPT.
1.1.3.2.Cơ sở giáo dục học của việc ứng dụng đa phương tiện vào dạy học
Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp cáchành động dạy, hành động của người
dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời
gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.[10]
Quá trình dạy học là quá trình tương tác giữa con người với nhau trong vô số
các điều kiện ảnh hưởng như chính trị, kinh tế, tâm lý, xã hội, khoa học giáo dục,
thực trạng về trình độ khoa học kỹ thuật,…
Quá trình dạy học có các bản chất sau đây:

a) QTDH là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể
Quá trình sư phạm tổng thể hay quá trình giáo dục nghĩa rộng là một quá
trình có mục tiêu, có kế hoạch, có tổ chức, có hướng dẫn nhằm hình thành và phát
triển nhân cách con người đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. Quá trình đó
thường bao gồm hai quá trình bộ phận đó là quá trình dạy học và quá trình giáo dục
(nghĩa hẹp). QTDH là bộ phận chính, có ý nghĩa quyết định đến kết quả của quá
trình sư phạm tổng thể, nó chủ yếu nhằm trau dồi học vấn, hình thành và phát triển
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho HS. Quá trình giáo dục chủ yếu nhằm
hình thành lý tưởng, niềm tin và hành vi đạo đức cho HS.
b) QTDH là một quá trình nhận thức
Quy luật nhận thức của loài người đã được Lênin nêu lên trong công thức nổi
tiếng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở
về thực tiễn…”. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, như vậy bao gồm
hai giai đoạn, đó là giai đoạn cảm tính và giai đoạn lý tính. Tuy nhiên, trong QTDH
sự nhận thức - học tập của HS thường là nhận thức những điều mà nhân loại đã biết,
tức là những điều mới mẻ chỉ đối với chính bản thân họ. Điều đáng lưu ý ở đây là
hoạt động nhận thức của HS không cần phải diễn ra theo như trình tự và thời gian
mà loài người và các nhà khoa học đã nhận thức ra chân lý đó. Tùy thuộc vào đặc
điểm nội dung học tập, khả năng và điều kiện học tập thực mà HS có thể thực hiện
hoạt động nhận thức – học tập đi từ cụ thể đến trừu tượng hay ngược lại từ trừu

20


tượng đến cụ thể.
c) QTDH là một quá trình tâm lý
Khía cạnh tâm lý của QTDH có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành
công của dạy học. QTDH không chỉ bao gồm các quá trình mang tính chất nhận
thức mà còn có sự giao tiếp giữa GV và HS, HS và HS. Trong học tập, HS tiếp thu
không chỉ bằng tư duy mà còn bằng cả cảm xúc nữa. Sự chú ý, say mê, xúc động

đều chiếm ít nhất một nửa những điều kiện của nhận thức. Giao tiếp trong QTDH
có ảnh hưởng rất mạnh đến động cơ học tập, tới sự hình thành thái độ học tập của
HS. Giáo viên say sưa với bộ môn mình dạy, sự tế nhị trong quan hệ với HS, sự
giúp đỡ kịp thời HS trong học tập, tính khách quan trong đánh giá, thái độ của
GV,…đều ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS. Sự khéo léo sư phạm trong tiếp
xúc sẽ làm tăng hiệu quả dạy học.
d) QTDH là một quá trình xã hội
Dạy học là sự tương tác giữa người và người, người và xã hội bao hàm tổ
nhóm lớp HS, tập thể sư phạm, xã hội trong trường, xã hội ngoài nhà trường,
thông qua các hoạt động dạy học – giáo dục chính khóa và ngoại khóa trong và
ngoài nhà trường.
e) QTDH là một quá trình HS vừa là khách thể vừa là chủ thể
Hoạt động mang tính khách thể của người học là hoạt động diễn ra dưới
sự hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra giám sát của GV nhằm tiếp cận với đối tượng
lĩnh hội.
f) QTDH là một quá trình động, vừa mang tính ổn định và bất ổn định
Mang tính ổn định bởi vì GV và HS dạy và học theo một kế hoạch có mục
đích, phương pháp rõ ràng. Theo hình dưới, hoạt động GV là hoạt động chỉ đạo bao
gồm hoạt động kiểm tra điều chỉnh và định hướng HS để HS ở thời điểm t1 đạt
được một kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và động cơ thái độ nhất định. Để tiến hành các
hoạt động đó người GV phải có một kế hoạch chuẩn bị trước như giáo án, giáo
trình, kế hoạch đào tạo,…
g) QTDH chịu sự tác động của điều kiện bên ngoài và điều kiện bên trong
Điều kiện bên ngoài là điều kiện cơ bản tác động gián tiếp đến QTDH như

21


đường lối, quan điểm chính trị, chiến lược giáo dục của nhà nước và xã hội, những
quy luật về tâm lý sư phạm và tri thức xã hội. Nó bị chi phối bởi nhu cầu xã hội.

Điều kiện bên trong là điều kiện tác động trực tiếp đến quá trình dạy học và
xảy ra chính trong quá trình đó như cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo, thái độ, năng
lực của GV, mối quan hệ giữa HS và GV, khả năng của HS.
h) QTDH là một quá trình điều khiển và điều chỉnh của GV kết hợp với quá
trình tự điều khiển và tự điều chỉnh của HS
Quá trình này đòi hỏi phải được quản lý của thầy và tự quản lý của HS nhằm
tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đường liên hệ xuôi và đường liên hệ
ngược. Làm cho QTDH trở thành một chu trình khép kín.
Tóm lại, QTDH là quá trình nhận thức độc đáo của HS. Trong quá trình đó,
người Thầy với các phương tiện dạy học và các phương pháp dạy học thích hợp tác
động đến tâm, sinh lý của HS thúc đảy quá trình nhận thức của HS.
Như vậy phương tiện dạy học là “công cụ” không thể thiếu trong QTDH.
Mỗi phương tiện có những tác dụng nhất định trong dạy học chứ không thể là đa tác
dụng, chính vì vậy ứng dụng đa phương tiện để mạng lại hiệu quả giảng dạy cao là
yêu cầu bắt buộc. Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của truyền
thông và công nghệ thông tin thì việc ứng dụng TTĐPTvào dạy học đã trở lên dễ
dàng hơn rất nhiều. [5]
1.1.3.3. Dạy học theo quan điểm truyền thông tin
Sự truyền thông (Communication có nguồn gốc từ chữ latinh là "Communis"
nghĩa là "cái chung" ) là sự thiết lập giữa những người có liên quan trong một quá
trình thực hiện hay nói rõ hơn là tạo nên sự đồng cảm giữa những người phát và
người thu thông qua một hay nhiều thông điệp được truyền đi. Có hai dạng chính:
- Mô hình công nghệ sử dụng tính chất tương tự như sự truyền thông tin
trong các mạch điện tử hay các cơ cấu điều hành, giải thích quá trình truyền thông
bằng các thuật ngữ như "đầu vào" và "thông điệp".
- Mô hình tâm lý khảo sát sự tương tác giữa người học và môi trường (Ai?
Nói gì? Với ai? Trong các điều kiện và hiệu quả gì?).

22



Dạy học là quá trình truyền tin hai chiều. Quá trình dạy học là quá trình
truyền thông bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin trong một môi
trường sư phạm thích hợp; sự tương tác giữa người học và các thông tin. Trong bất
kỳ tình huống dạy học nào cũng có một thông điệp được truyền đi. Thông điệp đó
thường là một chủ đề được dạy, cũng có thể là các câu hỏi về nội dung cho người
học, các phản hồi từ người học đến người dạy.
Trong mối quan hệ giữa thông điệp và thông tin, phương tiện trở thông điệp
đi. Phương tiện dạy học không chỉ có chức năng minh họa cho bài giảng mà còn có
tác dụng thúc đẩy quá trình thu nhận kiến thức và hiểu biết sâu sắc nội dung của
thông điệp cần truyền tải.

Thày
giáo

Phương tiện
Thông điệp

Học
sinh

Hình 1.4. Dạy học theo quan điểm truyền thông tin
Phương tiện dạy học được lựa chọn và sử dụng đúng có tác dụng nhằm tăng
hiệu quả sư phạm của nội dung và phương pháp dạy học. Nếu không biết sử dụng
phương tiện dạy học một cách khoa học, hợp lí theo một cách tiếp cận hệ thống,
thậm chí lại lạm dụng quá nhiều phương tiện trong giờ giảng thì hiệu quả của nó
không những không tăng lên mà còn làm cho học sinh khó hiểu, rối loạn, căng
thẳng. Có ba nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học (Nguyên tắc 3Đ): Đúng lúc,
Đúng chỗ và Đủ cường độ.
1.1.3.4. Dạy học theo cách tiếp cận thông tin [3]

Theo cách tiếp cận thông tin, tại “Hội nghị Paris về GDĐH trong thế kỷ “21”
do UNESCO tổ chức 10/1998 người ta có có tổng kết 3 mô hình giáo dục trong
bảng 1. Trong các mô hình trên, mô hình "tri thức" là mô hình giáo dục hiện đại
nhất hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của NICT-mạng
Internet (Bảng 1).

23


Mô hình

Trung tâm

Vai trò người học

Công nghệ

Truyền thống

Người dạy

Thụ động

Bảng/ TV/ radio

Thông tin

Người học

Chủ động


PC

Tri thức

Nhóm

Thích nghi

PC+ INTERNET

Bảng 1.1. Các mô hình giáo dục
Cùng với mô hình mới nhất này những yếu tố thay đổi sâu sắc sau đây trong
giáo dục đang xuất hiện:
 Yếu tố thời gian sẽ không còn ràng buộc chặt chẽ: xuất hiện khả năng giáo
dục không đồng bộ;
 Yếu tố không gian sẽ không còn quá câu thúc: xuất hiện khả năng sinh viên
tham gia học tập mà không cần đi đến trường đại học;
 Giá thành toàn bộ của giáo dục giảm nhiều, vì xuất hiện các lớp ảo có quy
mô lớn mà không cần trường lớp kiểu thông thường;
- Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục nữa:
sinh viên phải học cách truy tìm thông tin họ cần, đánh giá và xử lý thông tin để
biến thành tri thức qua giao tiếp;
Mối quan hệ người dạy- người học theo chiều dọc sẽ được thay thế bởi quan hệ theo
chiều ngang, người dạy trở thành người thúc đẩy, chuyên gia hướng dẫn hay đồng
nghiệp, người học phải thật sự chủ động và thích nghi. Nhóm trở nên rất quan trọng
vì là môi trường để đối thoại, tư vấn, hợp tác.
Theo các mô hình thông tin và mô hình tri thức vai trò của nhà giáo thay đổi
một cách cơ bản so với theo mô hình truyền thống, họ không còn là người truyền
thụ kiến thức, mà là người hỗ trợ hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin.

1.1.4. Công nghệ dạy học hiện đại
1.1.4.1. Khái niệm
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về công nghệ dạy học trong giới không
chuyên. Tuy nhiên, các chuyên gia về lĩnh vực này thường quan niệm công nghệ
dạy học là một quá trình tích hợp phức tạp trong đó các vấn đề liên quan với mọi
khía cạnh của việc học được khái niệm hoá, phân tích, xây dựng và quyết định

24


×