Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Ứng dụng truyền thông đa phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả giảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.72 KB, 81 trang )

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................4
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT.............................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................................6
DANH MỤC HÌNH VẼ .....................................................................................................7

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 8
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN TRONG GIẢNG DẠY
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT NÓI CHUNG VÀ MÔN HỌC KỸ THUẬT
VIDEO – CD NÓI RIÊNG ..............................................................................................12
1.1. Tổng quan về phƣơng pháp luận .............................................................................12
1.1.1.Tình hình nghiên cứu và áp dụng truyền thông đa phƣơng tiện vào dạy
học ......................................................................................................................................12
1.1.2. Tổng quan về phƣơng pháp dạy học ứng dụng đa phƣơng tiện ........................13
1.2.Cơ sở lý luận của việc ứng dụng truyền thông đa phƣơng tiện trong dạy học...........17
1.3. Công nghệ dạy học hiện đại .....................................................................................26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................30
Chƣơng 2 - CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC KỸ THUẬT VIDEO – CD CỦA
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRƢỜNG ĐHCN HÀ NỘI. NHỮNG HẠN
CHẾ VỀ NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HIỆN TẠI ......................31
2.1. Thực tế giảng dạy môn học KỸ THUẬT VIDEO – CD tại trƣờng ĐHCN
Hà Nội ................................................................................................................................31
2.2. Hiện trạng giảng dạy môn học .................................................................................32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................36
Chƣơng 3 - ĐỀ XUẤT NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI
DUNG, XÂY DỰNG BÀI GIẢNG MẪU THEO HƢỚNG ỨNG DỤNG
TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN ......................................................................37



3.1. Đề xuất các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng các bài giảng điện tử
ứng dụng truyền thông đa phƣơng tiện .........................................................................37
3.1.1. Phân tích đặc điểm giảng dạy môn học .................................................................37
3.1.2. Các nguyên tắc cơ bản ............................................................................................39
3.2. Một số công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng bài giảng điện tử ..................................41
3.2.1. Nhóm các công cụ hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử ........................................41
3.2.2. Đề xuất qui trình xây dựng bài giảng điện tử........................................................44
3.3. Xây dựng bài giảng giáp mặt ...................................................................................50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................52
Chƣơng 4 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƢƠNG PHÁP ĐỀ XUẤT ..................53
4.1. Mục đích .....................................................................................................................53
4.2. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp thực hiện ....................................................53
4.2.1. Đối tượng điều tra, đánh giá ..................................................................................53
4.2.2. Nội dung điều tra, đánh giá ...................................................................................53
4.3. Kết quả .......................................................................................................................54
4.3.1. Phân tích định tính .................................................................................................54
4.3.2. Phân tích định lượng ..............................................................................................55
4.4. Lấy ý kiến chuyên gia ...............................................................................................62
4.4.1. Mục đích ..................................................................................................................62
4.4.2. Đối tượng khảo sát lấy ý kiến .................................................................................62
4.4.3. Nội dung khảo sát ...................................................................................................63
4.4.4. Kết quả khảo sát ......................................................................................................63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................69
Phụ lục 1- CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC KỸ THUẬT VIDEO – CD ......................70
Phụ lục 2 PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA..........................................................76

2



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì đƣợc viết và trình bày trong luận văn này là do sự
tìm hiểu và tìm đọc tài liệu, tổng hợp, nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên
cứu cũng nhƣ ý tƣởng của các tác giả khác, nếu có đều đƣợc trích dẫn từ nguồn gốc
cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chƣa đƣợc bảo vệ tại bất kỳ một Hội đồng bảo vệ
luận văn Thạc sỹ nào cũng nhƣ chƣa đƣợc công bố trên bất kỳ một phƣơng tiện
thông tin đại chúng hoặc diễn đàn nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan trên đây.
Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2014
Tác giả luận văn

Lê Việt Tiến

3


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, khẩn trƣơng đƣợc sự giúp
đỡ hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng (Viện điện tử viễn thôngĐại học Bách Khoa Hà Nội) cùng với sự chỉ bảo của các thầy, cô trong Viện Sƣ
Phạm Kỹ Thuật - Đại học Bách Khoa Hà Nội. Luận văn “Ứng dụng truyền thông
đa phương tiện nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học kỹ thuật Video –
CD tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ” đã hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng đã trực tiếp hƣớng
dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể thầy, cô giáo trong Viện
Sƣ phạm Kỹ thuật, Viện đào tạo sau đại học- Đại học Bách Khoa Hà Nội, các thầy
giáo, cô giáo đồng nghiệp cùng công tác tại khoa kỹ thuật điện tử trƣờng Đại học
Công nghiệp Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi nghiên cứu, thực hiện,

hoàn thành luận văn đúng tiến độ. Xin ghi nhận và cám ơn sự giúp đỡ, tham gia
đóng góp nhiều ý kiến quý báu của tất cả mọi ngƣời dành cho tác giả từ những công
việc đầu tiên cũng nhƣ trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tuy đã cố gắng, nỗ lực phấn đấu, nhƣng do thời gian có hạn, kinh nghiệm
nghiên cứu chƣa nhiều vì vậy luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Tác giả mong muốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, bổ sung của Hội đồng
chấm luận văn tốt nghiệp và các bạn đồng nghiệp, để luận văn đƣợc hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

4


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
TT

Từ, cụm từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

CNH – HĐH

2

CNMP

Công nghệ mô phỏng


3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

CNMM

Công nghệ Multimedia

5

CD

Compact disc – Đĩa quang

6

DH

Dạy học

7

ĐC

Đối chứng


8

ĐHCNHN

9

ĐTVT

10

ĐT

Đào tạo

11

GV

Giáo viên

12

LT

Lý thuyết

13

ND


Nội dung

14

PP

Phƣơng pháp

15

PPDH

16

PT

17

PTDH

Phƣơng tiện dạy học.

18

SPKT

Sƣ phạm kỹ thuật

19


SV

Sinh viên

20

TC

Tiêu chí

21

TN

Thực nghiệm

22

TTĐPT

23

CD

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

Đại học Công nghiệp Hà Nội
Điện tử viễn thông


Phƣơng pháp dạy học
Phƣơng tiện

Truyền thông đa phƣơng tiện
Compact disc – Đĩa quang

5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Các mô hình giáo dục ......................................................................................26
Bảng 2.1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH .........34
Bảng 2.2 Thực trạng về mức độ sử dụng các phƣơng pháp dạy học .........................35
Bảng 3.1. Bảng đánh giá sản phẩm tƣ liệu giảng dạy ...................................................47
Bảng 4.1. Phân bố số SV theo các điểm Xi của các bài kiểm tra .................................56
Bảng 4.2. Bảng tần suất fi ................................................................................................58
Bảng 4.3. Bảng tần suất hội tụ tiến fa ............................................................................58
Bảng 4.4. Phƣơng sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên cho lớp đối chứng ..................60
Bảng 4.5. Phƣơng sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên cho lớp thực nghiệm .............60
Bảng 4.6. Bảng so sánh các tham số thống kê................................................................61
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính hiệu quả...................................63
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi .....................................64
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính cần thiết..................................64

6


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1.1. Mô hình ký ức của Atkinson và Shiffrin .......................................................18
Hình 1.2. Sự lƣu giữ thông tin, kinh nghiệm qua các kênh thu nhận thông tin .......20
Hình 1.3. Dạy học theo quan điểm truyền thông tin ......................................................25
Hình 1.4. Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại......................................................29
Hình 3.1. Qui trình xây dựng bài giảng .........................................................................46
Hình 4.1. Sự phân bố số SV theo điểm của 5 lần kiểm tra ở nhóm TN ......................57
Hình 4.2. Sự phân bố theo điểm của 5 lần kiểm tra ở nhóm thông thƣờng ...............57
Hình 4.3. Mức độ dịch chuyển phân bố điểm của 2 lớp TN và ĐC .............................58
Hình 4.4. Mức độ dịch chuyển phân bố tần suất hội tụ tiến ........................................59

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc hiện nay,
việc đào tạo và cung ứng cho xã hội một đội ngũ nhân lực có chất lƣợng cao đang
trở thành một vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết. Giáo dục quốc gia đang đứng trƣớc
những thách thức to lớn:
Một là nền giáo dục đang bộc lộ những điểm yếu so với nền giáo dục của
các nƣớc khác trong khu vực và trên trƣờng quốc tế, nhiều trƣờng đại học trong
nƣớc không đƣợc các trƣờng hoặc tổ chức giáo dục quốc tế đánh giá, công nhận
chất lƣợng đào tạo.
Hai là chất lƣợng đào tạo ở đầu ra yếu và kém, tình trạng đào tạo lại hoặc tổ
chức học tập, đào tạo ngắn hạn diễn ra thƣờng xuyên. Có những sinh viên vừa ra
trƣờng đƣợc doanh nghiệp tuyển dụng, lĩnh vực chuyên môn của doanh nghiệp đó
lại chính là lĩnh vực sinh viên đƣợc đào tạo và vừa đƣợc cấp bằng mà vẫn phải đào
tạo lại hoặc phải hƣớng dẫn rất nhiều.Họ thiếu kỹ năng làm việc, nghiên cứu, tổng
hợp tài liệu, thuyết trình, làm việc theo nhóm, kỹ năng cơ bản về chuyên môn, thậm
chí thiếu kiến thức về lĩnh vực mà họ đƣợc đào tạo.

Ba là chƣơng trình đào tạo không đƣợc cập nhật, đổi mới để theo kịp tốc độ
phát triển của xã hội đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ.
Từ những lập luận và tổng kết nêu trên cho thấy chúng ta phải thực hiện đổi
mới càng sớm càng tốt: Thay đổi phƣơng pháp dạy và học, ứng dụng công nghệ
mới vào lĩnh vực giáo dục, hiện đại hóa phƣơng tiện dạy học. Tập trung nghiên cứu,
thành lập các tổ chức nghiên cứu hoặc nhóm nghiên cứu chuyên sâu theo hƣớng đặc
thù của môn học và ngành học nhằm cải tiến chƣơng trình, nâng cao chất lƣợng dạy
và học.
Ngày nay, trên thế giới, phƣơng pháp dạy học truyền thống lấy giáo viên
làm trung tâm, nặng về truyền đạt kiến thức, học sinh học thụ động đang dần bị thay
thế bằng phƣơng pháp tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Cùng với việc phát triển
của công nghệ thông tin và ứng dụng công nhệ thông tin trong dạy học, ứng dụng

8


truyền thông đa phƣơng tiện (TTĐPT) vào bài giảng đang ngày càng đƣợc sử dụng
với rộng rãi.
Việc sử dụng truyền thông đa phƣơng tiện trong dạy học một mặt có thể mô
tả đƣợc cấu tạo bên trong và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu máy một cách
sống động mà ngƣời học không thể thấy đƣợc trong thực tế, đã biến cái phức tạp
thành đơn giản, cái khó hiểu thành dễ hiểu, cái trừu tƣợng thành cái cụ thể quan sát
đƣợc… Mặt khác, ngƣời học có thể tƣơng tác với mô hình mô phỏng hoặc quan sát
các đoạn video clip để tìm hiểu, phát hiện và lĩnh hội kiến thức, nhờ vậy, phát huy
đƣợc tính tích cực, chủ động của ngƣời học và nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy học.
Ngoài ra, ứng dụng TTĐPT vào việc dạy học sẽ giảm đƣợc đáng kể về thời gian
đào tạo, khắc phục đƣợc tình trạng thiếu đồ dùng, thiết bị học tập, nhất là những
thiết bị đắt tiền khó mua khi đó cần kết hợp với các công nghệ khác cũng đang dần
đƣợc ứng dụng rộng dãi, trong đó có công nghệ mô phỏng.
Ở nƣớc ta, Đảng và nhà nƣớc cũng đang rất quan tâm đến việc đổi mới

phƣơng pháp dạy học. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ:
“Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học. Từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp dạy
học tiên tiến và phƣơng tiện hiện đại vào quá trình dạy học …” để ngƣời học khi ra
trƣờng có đủ khả năng và trình độ tiếp cận với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
không chỉ làm việc cho hiện tại mà phải sẵn sàng làm chủ tƣơng lai.
Trƣờng Đại học Công Nghiệp Hà Nội cũng đang tích cực thực hiện chủ
trƣơng đổi mới phƣơng pháp dạy học, tổ chức hội thảo cấp khoa, cấp trƣờng về đổi
mới phƣơng pháp dạy học. Tuy nhiên, đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực
hiện, việc ứng dụng TTĐPT vào dạy học tại Trƣờng Đại học Công Nghiệp Hà Nội
còn hạn chế. Số môn học của các khoa, trung tâm có sử dụng TTĐPT trong dạy
học còn ít. Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng truyền thông
đa phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học Kỹ thuật video –
CD tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ cho
mình.

9


2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng các phần mềm, các video clip, các phƣơng tiện truyền thông vào
quá trình xây dựng thiết kế bài giảng, đặc biệt là những vấn đề khó hình dung, khó
hiểu về hệ thống hoặc thiết bị. Xây dựng bài giảng điện tử theo hƣớng truyền thông
đa phƣơng tiện đối với môn học. Sử dụng cùng lúc nhiều phƣơng tiện hỗ trợ cho
một bài giảng, tiết giảng nhằm thu hút sự tập trung, chú ý của ngƣời học mà không
gây nhàm chán. Kích thích tƣ duy, công não ngƣời học bằng nhiều hƣớng từ âm
thanh cho tới hình ảnh hoặc tƣơng tác làm cho ngƣời học chuyển từ trạng thái tiếp
thu thụ động sang chủ động thậm chí đạt sự hƣng phấn, phấn khích khi tham gia bài
học.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn kỹ thuật Video - CD tại
Trƣờng Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Là sinh viên các lớp học thuộc khoa kỹ thuật
điện tử Trƣờng Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận của đề tài, tập trung tổng hợp
ý kiến của các chuyên gia trong nƣớc và quốc tế, tổng hợp các báo cáo, hội thảo liên
quan tới đề tài và lĩnh vực nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng dạy và học kỹ thuật Video – CD hiện nay tại Trƣờng
Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
- Xây dựng bài giảng trong chƣơng trình môn Kỹ thuật Video - CD tại
Trƣờng Đại học Công Nghiệp Hà Nội theo hƣớng ứng dụng TTĐPT.
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết
khoa học đề ra.
5. Giả thuyết khoa học
Mặc dù đã đƣợc trang bị đầy đủ máy chiếu và hệ thống âm thanh trong tất cả
các phòng học nhƣng do phƣơng pháp dạy chƣa phải là phƣơng pháp hữu hiệu và tỷ
lệ sử dụng phƣơng tiện dạy học công nghệ cao vẫn còn thấp, cơ sở vật chất có trong

10


phòng chƣa đƣợc khai thác một cách triệt để vì vậy chất lƣợng dạy và học môn học
Video - CD ở Trƣờng Đại học Công Nghiệp Hà Nội vẫn cần phải thay đổi cho phù
hợp với thực tế cũng nhƣ yêu cầu của xã hội.
Nếu thay đổi, vận dụng phƣơng pháp một cách khoa học, hợp lý trong dạy
học sẽ kích thích đƣợc hứng thú học tập, phát triển khả năng tƣ duy sáng tạo của
ngƣời học, đƣa những vấn đề trừu tƣợng, khó hiểu trở nên trực quan hơn góp phần
rút ngắn thời gian đào tạo, nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy và học.
6. Phạm vi nghiên cứu

Ứng dụng truyền thông đa phƣơng tiện xây dựng chƣơng trình học và bài
giảng mẫu cho môn học kỹ thuật Video – CD.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Một số phƣơng pháp nghiên cứu sau đây đƣợc sử dụng và đề nghị sử dụng:
*Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và tham khảo sách báo, tạp chí, các
phƣơng tiện truyền thông … về truyền thông đa phƣơng tiện, các công trình nghiên
cứu về đổi mới phƣơng pháp dạy học, công nghệ day học hiện đại và các tài liệu
liên quan để xác định mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
*Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra bằng phiếu hỏi để thăm dò ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp và sinh
viên trên cơ sở đó tổng hợp, rút ra kết luận.
- Phƣơng pháp chuyên gia: trƣng cầu ý kiến của các chuyên gia phƣơng
pháp, trao đổi trực tiếp với giáo viên và sinh viên Trƣờng Đại học Công Nghiệp Hà
Nội để kiểm tra tính đúng đắn giả thuyết đề tài.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Tổ chức thực nghiệm để đối chứng,
phân tích kết quả, rút ra kết luận.
*Phƣơng pháp bổ trợ bằng toán thống kê: Thống kê toán học để đánh giá
định lƣợng kết quả, so sánh giữa phƣơng pháp cũ và phƣơng pháp mới về hiệu quả
và khả năng tiếp thu bài học của sinh viên để đánh giá kết quả thực nghiệm.

11


Chƣơng 1 - TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN TRONG GIẢNG
DẠYCHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT NÓI CHUNG VÀ MÔN HỌC KỸ THUẬT
VIDEO – CD NÓI RIÊNG
1.1. Tổng quan về phƣơng pháp luận
1.1.1.Tình hình nghiên cứu và áp dụng truyền thông đa phƣơng tiện vào
dạy học
Việc ứng dụng nhiều phƣơng tiện kết hợp trong dạy học đã có từ rất lâu,trong

dạy học truyền thống ngƣời Thầy khi lên lớp thƣờng dùng tranh ảnh minhhoạ, các
mô hình hay vật thật kết hợp với thao tác trình diễn và thuyết trình.
Hình thức dạy học này vẫn mang lại những hiệu quả giáo dục không hề
thua kémso với các hình thức đa phƣơng tiện hiện đại ngày nay. Qua các giai đọan
phát triểntừ 1930 đến nay, công nghệ đa phƣơng tiện ngày càng phát triển và
khẳng định đƣợc vi trí của nó.Việc sử dụng các công nghệ đa phƣơng tiện trong
các trƣờng học đƣợc xem là hànhtrang cần thiết để bƣớc vào thế kỷ 21. Ngày nay,
cùng với sự phát triển của E-learning,công nghệ đa phƣơng tiện đã và đang thâm
nhập vào quá trình giáo dục vớinhững khả năng tƣơng tác ngày càng cao hơn và
hoàn thiện hơn, góp phần vàoviệc xã hội hoá giáo dục và nâng cao chất lƣợng đào
tạo.
Những nghiên cứu ứng dụng công nghệ đa phƣơng tiện vào dạy học ở trong
vàngoài nƣớcđã thu đƣợc nhiều thành tựu.
Các công trình nghiên cứu trong nƣớc chủ yếu hƣớng đến việc ứng dụng
máytính vào quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả trong đó có những công
trìnhnghiên cứu sử dụng công nghệ đa phƣơng tiện nhƣ một ứng dụng của máy
tínhtrong quá trình đào tạo. Các nghiên cứu này ở giai đoạn kiểm chứng việc
ápdụng công nghệ thông tin vào dạy học và bƣớc đầu đƣa ra các cơ sở lý luận
đểthuyết phục tính hiệu quả của việc áp dụng công nghệ thông tin. Các đề tàinghiên
cứu trong nƣớc bƣớc đầu đã đặt nền tảng cơ sở lí luận và thực nghiệmcho việc
nghiên cứu tiếp theo.
Trên thế giới, các nghiên cứu nhằm mục đích so sánh hiệu quả của
phƣơngpháp dạy học có ứng dụng công nghệ truyền thông đa phƣơng tiện và

12


phƣơng pháp dạy họctruyền thống vẫn cho ra các kết quả trái ngƣợc nhau. Có nhiều
hƣớng nghiên cứuvề ứng dụng công nghệ truyền thông đa phƣơng tiện trong dạy
học, về cơ bản có các hƣớng sau:

Nghiên cứu về ảnh hƣởng của công nghệ Multimedia lên kết quả học tập vàsự
tích cực hóa ngƣời học.
Nghiên cứu về các ảnh hƣởng của công nghệ Multimedia lên nhận thức của
ngƣời học .
Nghiên cứu về các ảnh hƣởng không kiểm soát đƣợc của công nghệ
Multimedia.
Nghiên cứu về các ảnh hƣởng tiêu cực của công nghệ Multimedia trong quá
trình dạy học.
Nghiên cứu về việc phát triển, sản xuất và ứng dụng multimedia
Nghiên cứu ứng dụng thuyết kiến tạo trong thiết kế phần mềm multimedia
1.1.2. Tổng quan về phƣơng pháp dạy học ứng dụng đa phƣơng tiện
1.1.2.1. Tổng quan về đa phương tiện trong dạy học
Đa phƣơng tiện (multimedia), không phải là khái niệm mới trong dạy học.
Khi ta kết hợp từ hai, ba phƣơng tiện dạy học trở lên là đã ứng dụng đa phƣơng
tiện. Đa phƣơng tiện truyền thống bao gồm việc sử dụng kết hợp các phƣơng tiện
nhƣ: máy chiếu, băng cassette, phim điện ảnh, video .v.v. để nâng cao hiệu quả
dạy học. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của máy tính, đa phƣơng tiện đã có một ý
nghĩa mới trong dạy học nhờ những khả năng to lớn mà máy tính đem lại. Với khả
năng tƣơng tác, đa phƣơng tiện trên cơ sở máy tính có thể thực hiện các công việc
rất khó khăn mà đa phƣơng tiện truyền thống rất khó hay hầu nhƣ không thực hiện
đƣợc.
Thuật ngữ “multimedia” ngày nay đã trở nên phổ biến với mọi ngƣời trong
lĩnh vực giáo dục. Ta thƣờng hiểu thuật ngữ này là multimedia trên cơ sở máy tính
nhƣng thực tế dạy học ở Việt nam tồn tại cả hai loại multimedia này. Multimedia
không chỉ là sự phối hợp một cách có tính toán những phƣơng tiện truyền thông
khác nhau trong dạy học (nhƣ âm thanh, đồ hoạ, phim ảnh, video, ...). Multimedia

13



cũng không chỉ là cung cấp các loại phƣơng tiện tƣơng tự trên nhờ công cụ máy tính
để có thể cá nhân hoá việc sử dụng và học tập. Thực chất, multimedia là sự kết hợp
nhiều mức độ học tập khác nhau vào một công cụ dạy học, cho phép đa dạng hoá
việc trình bày, thể hiện chƣơng trình, nội dung đào tạo.
Dƣới đây là một số định nghĩa do các chuyên gia nêu ra:
- Theo Fenrich: “Multimedia là sự tích hợp lý thú giữa phần cứng và phần mềm
máy tính, cho phép tích hợp các tài nguyên video, audio, hoạt hình, đồ hoạ và trắc
nghiệm để xây dựng và thực hiện một trình diễn hiệu quả nhờ một máy tính có cấu
hình thích hợp”.
- Theo Philip: “Multimedia đặc trƣng bởi sự hiện diện của văn bản, hình ảnh, âm
thanh, mô phỏng và video đƣợc tổ chức chặt chẽ trong một chƣơng trình máy tính”.
Dựa trên lợi ích của đa phƣơng tiện, trên thế giới đã có nhiều mô hình tích
cực hóa ngƣời học trong thiết kế dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia.
Trong thiết kế dạy học với Multimedia, ngƣời ta thƣờng dùng hai mô hình tích cực
hóa ngƣời học: Mô hình Malone - Lapper (1987) và Keller (Keller & Suzuki, 1988).
Malone và Lapper đã đề xuất rằng các yếu tố tích cực bên trong (tích cực đến từ
ngƣời học, ví dụ nhƣ sở thích cá nhân) mang lại nhiều lợi ích hơn là tích cực bên
ngoài (do tác động của bên ngoài nhƣ động viên, khenthƣởng của Thầy….). Hai ông
cho rằng có 4 yếu tố làm gia tăng tính tích cực bên trong: sự thử thách, sự tò mò, sự
kiểm soát và khả năng tƣởng tƣợng. Việc dạy học với multimedia càng có nhiều yếu
tố này thì khả năng thành công càng cao. Tƣơng tự nhƣ vậy, Keller cũng đƣa ra 4
thành phần tạo ra sự tích cực: Sự chú ý (Attention), Sự phù hợp (Relevance), sự tự
tin (Confidence) và sự thỏa mãn (Sastisfaction). Mô hình Keller còn đƣợc gọi là mô
hình ARCS.
Ở đề tài nghiên cứu này, tác giả chủ yếu đề cập đến việc xây dựng bài giảng
điện tử ứng dụng multimedia nên có thể định nghĩa multimedia nhƣ là: sự tích hợp
nhiều thành phần phương tiện (âm thanh, hình ảnh, văn bản, mô phỏng .v.v.) trong
một thể cộng sinh và cùng tác động, mang lại cho người dùng nhiều lợi ích đặc biệt
mà từng thành phần phương tiện riêng lẻ không thể thực hiện được.


14


Trong giáo dục, đa phƣơng tiện là tất cả các loại thiết bị công nghệ giúp chúng
ta truyền phát thông tin theo nghĩa rộng, ngoài ra nó còn giúp chuyển đổi thông tin
thành kiến thức thông qua sự kích thích các sơ đồ nhận thức của ngƣời học và có tác
dụng làm đòn bẩy cho năng lực học tập ở các giác quan của con ngƣời.
Có thể phân biệt 2 lĩnh vực ứng dụng của đa phƣơng tiện trong giáo dục:
- Các ứng dụng hỗ trợ từ phía bên trong các đơn vị đào tạo: là tất cả các công cụ
thúc đẩy giá trị của những bài học ví dụ nhƣ: siêu liên kết, mô phỏng, tƣơng tác, các
công cụ hình ảnh và âm thanh…
- Các ứng dụng hỗ trợ từ phía bên ngoài đơn vị đào tạo: đó là các công nghệ
nhƣ web, phần mềm quản lý, chat, forum, làm việc theo nhóm, tài liệu dùng cho
đào tạo từ xa.
1.1.2.2. Chức năng và ưu điểm của multimedia trong dạy học
Không chỉ là một công cụ trình diễn hiệu quả, cho phép sử dụng theo ý thích
riêng, multimedia có những lợi thế độc nhất vô nhị mà multimedia truyền thống
không có đƣợc.
 Chức năng chính của multimedia là:
 Cung cấp cho ngƣời học những kinh nghiệm cụ thể về đối tƣợng học tập
theo kiểu trải nghiệm gián tiếp. Với khả năng điều khiển đồng thời tất cả các thành
phần nhƣ hình ảnh, âm thanh, video, theo năng lực và sở thích của cá nhân, ngƣời
học có thể tự trải nghiệm về đối tƣợng. Điều này không thể có đƣợc nếu nhƣ các
phƣơng tiện này đƣợc thể hiện tuần tự theo một trật tự cố định, một nhịp độ cố định
mà chƣa hẳn đã phù hợp với ngƣời học. Hơn nữa, từ những trải nghiệm đó, ngƣời
học có đƣợc những kinh nghiệm cụ thể về tƣ duy, về hành vi, về ứng xử.
 Multimedia có thể góp phần gia tăng cơ hội học tập với chi phí thấp do giá
máy tính ngày càng rẻ, và với một máy tính có thể học rất nhiều môn học, lĩnh vực
học, tiếp cận rất nhiều nguồn thông tin và cơ hội học tập có giá trị. Tất nhiên, để
hoàn tất việc học với multimedia, ngƣời học phải có đủ kỹ năng và ý chí.

 Chất lƣợng giáo dục không nhất thiết bị chi phối bởi công nghệ mà trƣớc
hết bởi nhu cầu của ngƣời học. Khi tìm đến với multimedia, ngƣời học đã có một

15


nhu cầu học tập cụ thể, rõ rệt, đó là một thuận lợi cơ bản. Thuận lợi ấy sẽ đƣợc nhân
lên do có thể học một cách linh hoạt cả về không gian, thời gian, theo nhịp độ và
phong cách riêng, cá tính riêng. Nếu đƣợc thiết kế tốt, multimedia có thể tạo nên
môi trƣờng học tập vui vẻ và thân thiện mà không bị cản trở bởi tâm trạng lo sợ thất
bại.
 Ưu điểm của multimedia:
 Multimedia có rất nhiều ƣu điểm trong dạy học. Cũng có thể nói, qua dạy
học và giáo dục mà multimedia thể hiện đƣợc sức mạnh của nó:
Trƣớc hết, sức mạnh sƣ phạm của multimedia thể hiện ở chỗ nó huy động tất cả khả
năng xử lý thông tin của con ngƣời. Tất cả các cơ quan cảm giác của con ngƣời
(mắt, tai .v.v.) cùng với bộ não hợp thành một hệ thống có khả năng vô cùng to lớn
để biến những dữ liệu vô nghĩa thành thông tin. “Trăm nghe không bằng một thấy”,
nhƣng nếu cái thấy là thực thể vận động thì ý nghĩa còn lớn hơn rất nhiều.
Multimedia cũng cho khả năng cung cấp một kiến thức tổng hợp và sâu sắc hơn
so với chỉ dùng các giáo trình in kèm theo hình ảnh thông thƣờng. Ví dụ, một đoạn
video mô tả nguyên lý hoạt động của hệ thống cơ trong đầu máy CD sẽ có hiệu qủa
hơn rất nhiều khi có thể thể hiện trình tự hoạt động của các bộ phận bằng hình ảnh.
Về mặt tâm lý, môi trƣờng multimedia cũng có những thuận lợi riêng. Có thể
kể ra đƣợc một số ví dụ: ngƣời học không bị mặc cảm có lỗi, xấu hổ khi không
làm đuợc bài, không hiểu bài phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần, làm bài sai. Nếu đƣợc
tổ chức tốt, multimedia cho phép ngƣời học truy cập, tham khảo nhanh chóng, tức
thời đến một kho dữ liệu khổng lồ ngay khi đang học, mà không một giáo viên nào
có thể đáp ứng ngay cho anh ta đƣợc.
-


Đối với ngƣời học, có ba ƣu điểm chính sau :
+/Cho phép làm việc theo nhịp độ riêng và tự điều khiển cách học của bản thân.
+/Học với một ngƣời thầy vô cùng kiên nhẫn.
+/Theo sát với việc học và thƣờng xuyên nhận đƣợc phản hồi, đánh giá

-

Đối với ngƣời dạy, multimedia cung cấp những lợi ích sau :
+/Cho phép làm việc một cách sáng tạo.

16


+/Tiết kiệm thời gian, nhờ đó có thể khám phá nhiều chủ đề.
+/Tìm đƣợc giải pháp thay thế những hoạt động học thiếu hiệu quả.
+/Có nhiều thời gian giao tiếp, thảo luận với sinh viên hơn
1.2.Cơ sở lý luận của việc ứng dụng truyền thông đa phƣơng tiện trong dạy học
1.2.1. Cơ sở tâm lí học của việc ứng dụng đa phương tiện vào dạy học
Trong suốt hơn 50 năm qua ngành tâm lý học nhận thức đã nghiên cứu các
đặc tính cơ bản về học tập của con ngƣời và ảnh hƣởng của các đặc tính này lên
việc học. Có một sự thay đổi tinh tế về những điều có thể làm đƣợc với công nghệ
và những gì nên làm với chúng để thiết kế những ứng dụng dạy học , đó là sự hợp
nhất về sƣ phạm và công nghệ với nhận thức của ngƣời học, thiết kế dạy học và
công nghệ dạy học. Sự hợp nhất này tập trung vào vai trò của ký ức làm việc trong
sự phát triển nhận thức và hiệu quả đào tạo, đặc biệt là nhấn mạnh đến giới hạn tự
nhiên của ký ức làm việc (working memory) và sự tải nhận thức (load cognition).
Sự tải nhận thức có liên quan đến các nhu cầu rõ ràng và cụ thể của ký ức làm việc
đƣợc hình thành trong quá trình dạy học và ảnh hƣởng của các nhu cầu này đối với
quá trình học. Những tác vụ học tập đƣợc thiết kế tồi hoặc có sự hợp nhất phức tạp

giữa các ý tƣởng, các kỹ năng hay các thuộc tính sẽ làm tăng sự tải nhận thức và
làm cản trở quá trình học. Mối liên hệ giữa tải nhận thức, ký ức làm việc và dạy học
có ý nghĩa đặc biệt khi dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia.
 Các mô hình ký ức và ký ức làm việc
Atkinson và Shiffrin [10] đã nhấn mạnh đến cấu trúc tự nhiên của ký ức và
mô tả ba cấu trúc chủ yếu, ký ức cảm giác (sensory memory), ký ức ngắn hạn
(short-term memory) và ký ức dài hạn (long-term memory).

Attention
Environ
ment
Input

Sensory
Memory

Rehearsal
Shortterm
Memory

Recall

17

Retrieval

Rehearsal
loop

Long-term

Memory


Hình 1.1. Mô hình ký ức của Atkinson và Shiffrin
Họ cho rằng con ngƣời trải nghiệm thế giới thông qua các cảm giác của họ,
lƣu trữ tạm thời những cảm giác này dƣới định dạng thô tại các vị trí cảm giác. Các
cảm giác này có thể đƣợc mã hoá thành một định dạng quen thuộc với ký ức và
đƣợc lƣu trữ có chủ ý trong ký ức ngắn hạn, nếu con ngƣời nhắc lại sự trải nghiệm
đã đƣợc mã hoá này thì đó có thể đƣợc chuyển vào ký ức dài hạn. Do vậy việc
khám phá năng lực nhận thức của con ngƣời trong môi trƣờng multimedia cần phải
đề cập đến cả ký ức làm việc lẫn ký ức dài hạn.
 Lý thuyết mã hoá kép
Đƣợc xây dựng dựa trên sự phụ thuộc qua lại giữa ký ức làm việc và ký ức
dài hạn, Paivio đã xây dựng lý thuyết nhận thức trong đó nhấn mạnh đến hai loại
thông tin: ngôn ngữ (verbal) hoặc phi ngôn ngữ (nonverbal), ông đã phát biểu rằng
ký ức và nhận thức đƣợc hai hệ thống xử lý độc lập nhƣng có liên hệ qua lại về mặt
chức năng. Những nghiên cứu xem xét quá trình xử lý thông tin ngôn ngữ,thông tin
phi ngôn ngữ đã cho thấy hai khám phá quan trọng. Trƣớc hết việc xử lý các trải
nghiệm ngôn ngữ và thị giác sẽ làm cho việc học tập và khả năng ghi nhớ tốt hơn là
chỉ xử lý riêng trải nghiệm ngôn ngữ. Thứ hai, cả hai kênh xử lý thông tin ngôn ngữ
và thị giác là chủ thể của các giới hạn ký ức vì mỗi kênh có thể bị quá tải làm giảm
khả năng xử lý, tốc độ, sự ghi nhớ và ứng dụng kiến thức. Hai khám phá này đóng
vai trò trung tâm trong hoạt động sƣ phạm với multimedia và lý thuyết về tải nhận
thức.
 Thuyết tải nhận thức
Thuyết tải nhận thức cũng đƣợc xây dựng trên một loạt các giả định về cấu trúc
nhận thức của con ngƣời ( Theo Mousavi, Low, & Sweller, 1995) bao gồm :
(1) Ký ức làm việc và khả năng xử lý của con ngƣời có giới hạn.
(2) Ký ức dài hạn gần nhƣ không bị giới hạn về kích thƣớc.
(3) Tính tự động của quá trình xử lý nhận thức làm giảm tải cho ký ức làm việc.

Ý tƣởng trọng tâm của thuyết tải nhận thức là ký ức làm việc có giới hạn và
nếu bị quá tải thì việc học, sự ghi nhớ và khả năng ứng dụng sẽ bị ảnh hƣởng tiêu

18


cực. Thuyết tải nhận thức thừa nhận rằng ngƣời học có ba nguồn tải nhận thức độc
lập với nhau: tải nhận thức bắt buộc (intrinsic cognitive load) , tải nhận thức bổ
sung (extraneous cognitive load) và tải nhận thức thích hợp (germane cognitive
load). Cả ba hình thức tải nhận thức này cùng phối hợp với nhau tạo thành toàn bộ
tải ký ức làm việc đặt lên ngƣời học trong suốt quá trình giảng dạy.
 Thuyết nhận thức với multimedia
Cách tiếp cận lấy ngƣời học làm trung tâm trong dạy học với multimedia tập
trung vào quá trình xử lý nhận thức các thông điệp multimedia và ảnh hƣởng của
quá trình này lên việc học. Quá trình xử lý các thông điệp multimedia này trong môi
trƣờng dạy học có một đặc trƣng là giảm xuống còn hai dạng thông tin là định dạng
thông tin ngôn ngữ (verbal information) và không phải ngôn ngữ (nonverbal
information) mà ta đã đề cập ở phần trên.
Năm quá trình xử lý này có trong thuyết nhận thức về multimedia và bao gồm:
(1) Lựa chọn những từ có liên hệ từ môi trƣờng multimedia;
(2) Lựa chọn những hình ảnh liên hệ từ môi trƣờng multimedia;
(3) Tổ chức và lựa chọn các từ thành một sự trình bày mạch lạc;
(4) Tổ chức và lựa chọn các hình ảnh thành một sự trình bày mạch lạc;
(5) Hợp nhất sự trình bày các từ và hình ảnh với các kiến thức đã có từ trƣớc
thành mô hình trí tuệ mạch lạc.
 Tính tích cực nhận thức của người học.
Dƣới góc độ triết học, trên cơ sở phát triển học thuyết Mác- Lê Nin, tính
tíchcực đƣợc coi là đặc tính của sinh học sống, luôn vận động phát triển đi lên. Nó
làthái độ cải tạo và biến đổi của chủ thể đối với khách thể.
Một số quan điểm nhìn nhận tính tích cực nhận thức dƣới góc độ mức độ

thamgia và hoạt động nhận thức. Có 2 mức độ: nhận thức thụ động và nhận thức
tíchcực, nhận thức tích cực là mức độ cao của quá trình nhận thức cá nhân. Tích
cực hóa quá trình nhận thức của ngƣời học là tập hợp các hoạt động nhằm chuyển
biến vị trí của ngƣời học từ thụ động sang chủ động, từ đối tƣợng tiếp nhận tri thức
sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.

19


Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể khái quát: tính tích cực nhận thức là
thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động cao các chức
năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập, nhận thức. Tính tích cực nhận
thức vừa là mục đích hoạt động, vừa là phƣơng tiện, là điều kiện để đạtđƣợc mục
đích, vừa là kết quả của hoạt động. Nó là phẩm chất hoạt động của cá nhân.
 Vai trò của các kênh thu nhận thông tin
Học tập là một sự quan sát có cân nhắc từ những kinh nghiệm của mình để
hình thành lên những kiến thức mới. Sự quan sát phải thông qua nhiều cơ quan cảm
giác. Sự lƣu giữ lại những kinh nghiệm (Kiến thức và kỹ năng) qua các kênh thu
nhận khác nhau, đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Hình 1.2. Sự lƣu giữ thông tin, kinh nghiệm qua các kênh thu nhận thông tin
( Nguồn internet)Cùng về hiệu quả và vai trò của phƣợng tiện dạy học,
Bruner đã mô tả bằng sơ đồ sau (Hình 1.3):

20


Hình1.3.Tháp hiệu quả sử dụng phƣơng tiện dạy học
Trục đứng của tháp mô tả việc học bằng hành động kinh nghiệm đi từ hoạt
động trực tiếp đến gián tiếp rồi hình thành biểu tƣợng đến khái quát trừu tƣợng, tức

là đi từ cụ thể đến trừu tƣợng.
Trục ngang mô tả sự lĩnh hội đƣợc của HS sau khi học bằng các phƣơng tiện
dạy học tƣơng ứng.
Từ Tháp hiệu quả sử dụng phƣơng tiện dạy học ở trên, ta thấy, để phát huy
tính tích cực nhận thức của ngƣời học thì ứng dụng đa phƣơng tiện trong dạy học
ngày càng cho thấy là biện pháp mang lại kết quả cao nhất. Điều quan trọng nhất là
ngƣời Thầy phải thiết kế tài liệu multimedia theo các kịch bản sƣ phạm để dẫn dắt
ngƣời học đi theo các lộ trình phù hợp với năng lực nhận thức và kinh nghiệm có
sẵn của họ. Đồng thời phải phát huy hết tiềm năng sáng tạo của ngƣời học, đó chính
là nguyên tắc căn bản nhất của dạy học ứng dụng đa phƣơng tiện.
1.2.2.Cơ sở giáo dục học của việc ứng dụng đa phương tiện vào dạy học

21


Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp cáchành động dạy, hành động của người
dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời
gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Quá trình dạy học là quá trình tƣơng tác giữa con ngƣời với nhau trong vô số
các điều kiện ảnh hƣởng nhƣ chính trị, kinh tế, tâm lý, xã hội, khoa học giáo dục,
thực trạng về trình độ khoa học kỹ thuật,…
Quá trình dạy học có các bản chất sau đây:
a) QTDH là một bộ phận của quá trình sƣ phạm tổng thể
Quá trình sƣ phạm tổng thể hay quá trình giáo dục nghĩa rộng là một quá
trình có mục tiêu, có kế hoạch, có tổ chức, có hƣớng dẫn nhằm hình thành và phát
triển nhân cách con ngƣời đáp ứng đƣợc các yêu cầu của xã hội. Quá trình đó
thƣờng bao gồm hai quá trình bộ phận đó là quá trình dạy học và quá trình giáo dục
(nghĩa hẹp). QTDH là bộ phận chính, có ý nghĩa quyết định đến kết quả của quá
trình sƣ phạm tổng thể, nó chủ yếu nhằm trau dồi học vấn, hình thành và phát triển
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho Sinh viên. Quá trình giáo dục chủ yếu

nhằm hình thành lý tƣởng, niềm tin và hành vi đạo đức cho Sinh viên.
b) QTDH là một quá trình nhận thức
Quy luật nhận thức của loài ngƣời đã đƣợc Lênin nêu lên trong công thức
nổi tiếng: “Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, rồi từ tƣ duy trừu tƣợng
trở về thực tiễn…”. Con đƣờng biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhƣ vậy bao
gồm hai giai đoạn, đó là giai đoạn cảm tính và giai đoạn lý tính. Tuy nhiên, trong
QTDH sự nhận thức - học tập của ngƣời học thƣờng là nhận thức những điều mà
nhân loại đã biết, tức là những điều mới mẻ chỉ đối với chính bản thân họ. Điều
đáng lƣu ý ở đây là hoạt động nhận thức của ngƣời học không cần phải diễn ra theo
nhƣ trình tự và thời gian mà loài ngƣời và các nhà khoa học đã nhận thức ra chân lý
đó. Tùy thuộc vào đặc điểm nội dung học tập, khả năng và điều kiện học tập thực
mà ngƣời học có thể thực hiện hoạt động nhận thức – học tập đi từ cụ thể đến trừu
tƣợng hay ngƣợc lại từ trừu tƣợng đến cụ thể.
c) QTDH là một quá trình tâm lý

22


Khía cạnh tâm lý của QTDH có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành
công củadạy học. QTDH không chỉ bao gồm các quá trình mang tính chất nhận thức
mà còn có sự giao tiếp giữa GV và SV, SV và SV. Trong học tập, SV tiếp thu
không chỉ bằng tƣ duy mà còn bằng cả cảm xúc nữa. Sự chú ý, say mê, xúc động
đều chiếm ít nhất một nửa những điều kiện của nhận thức. Giao tiếp trong QTDH
có ảnh hƣởng rất mạnh đến động cơ học tập, tới sự hình thành thái độ học tập của
SV.Giáo viên say sƣa với bộ môn mình dạy, sự tế nhị trong quan hệ với SV, sự giúp
đỡkịp thời SV trong học tập, tính khách quan trong đánh giá, thái độ của GV,…đều
ảnh hƣởngđến kết quả học tập của SV. Sự khéo léo sƣ phạm trong tiếp xúc sẽ làm
tăng hiệu quả dạyhọc.
d) QTDH là một quá trình xã hội
Dạy học là sự tƣơng tác giữa ngƣời và ngƣời, ngƣời và xã hội bao gồm:

Nhóm lớpSV, tập thể sƣ phạm, xã hội trong trƣờng, xã hội ngoài nhà trƣờng,
thông qua các hoạt độngdạy học – giáo dục chính khóa và ngoại khóa trong và
ngoài nhà trƣờng.
e) QTDH là một quá trình SV vừa là khách thể vừa là chủ thể
Hoạt động mang tính khách thể của ngƣời học là hoạt động diễn ra dƣới
sự hƣớngdẫn, tổ chức và kiểm tra giám sát của GV nhằm tiếp cận với đối tƣợng
lĩnh hội.
f) QTDH là một quá trình động, vừa mang tính ổn định và bất ổn định
Mang tính ổn định bởi vì GV và SV dạy và học theo một kế hoạch có mục
đích,phƣơng pháp rõ ràng. Hoạt động của GV là hoạt động chỉ đạo bao gồm
hoạtđộng kiểm tra điều chỉnh và định hƣớng SV để SV đạt đƣợc một kiến thức,
kỹnăng, kỹ xảo và động cơ thái độ nhất định. Để tiến hành các hoạt động đó ngƣời
GV phải cómột kế hoạch chuẩn bị trƣớc nhƣ giáo án, giáo trình, kế hoạch đào
tạo,…
g) QTDH chịu sự tác động của điều kiện bên ngoài và điều kiện bên trong
Điều kiện bên ngoài là điều kiện cơ bản tác động gián tiếp đến QTDH nhƣ
đƣờng lối,quan điểm chính trị, chiến lƣợc giáo dục của nhà nƣớc và xã hội, những

23


quy luật về tâm lý sƣphạm và tri thức xã hội. Nó bị chi phối bởi nhu cầu xã hội.
Điều kiện bên trong là điều kiện tác động trực tiếp đến quá trình dạy học và
xảy rachính trong quá trình đó nhƣ cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo, thái độ, năng
lực của GV, mốiquan hệ giữa SV và GV, khả năng của SV.
h) QTDH là một quá trình điều khiển và điều chỉnh của GV kết hợp với quá
trình tựđiều khiển và tự điều chỉnh của SV
Quá trình này đòi hỏi phải đƣợc quản lý của thầy và tự quản lý của trò nhằm
tạo nênsự phối hợp nhịp nhàng giữa các đƣờng liên hệ xuôi và đƣờng liên hệ ngƣợc.
Làm choQTDH trở thành một chu trình khép kín.

Tóm lại, QTDH là quá trình nhận thức độc đáo của SV.Trong quá trình đó,
ngƣời Thầy với các phƣơng tiện dạy học và các phƣơng pháp dạy học thích hợp tác
động đến tâm, sinh lý của ngƣời tròthúc đẩy quá trình nhận thức của trò.
Nhƣ vậy phƣơng tiện dạy học là “công cụ” không thể thiếu trong QTDH.
Mỗi phƣơng tiện có những tác dụng nhất định trong dạy học chứ không thể là đa tác
dụng, chính vì vậy ứng dụng đa phƣơng tiện để mạng lại hiệu quả giảng dạy cao là
yêu cầu bắt buộc. Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển nhƣ vũ bão của truyền
thông và công nghệ thông tin thì việc ứng dụng đa phƣơng tiện vào dạy học đã trở
nên dễ dàng và cần thiết hơn rất nhiều.
1.2.3.Dạy học theo quan điểm truyền thông tin
Sự truyền thông (Communication có nguồn gốc từ chữ latinh là "Communis"
nghĩa là "cái chung" ) là sự thiết lập giữa những ngƣời có liên quan trong một quá
trình thực hiện hay nói rõ hơn là tạo nên sự đồng cảm giữa những ngƣời phát và
ngƣời thu thông qua một hay nhiều thông điệp đƣợc truyền đi. Có hai dạng chính:
- Mô hình công nghệ sử dụng tính chất tƣơng tự nhƣ sự truyền thông tin
trong các mạch điện tử hay các cơ cấu điều hành, giải thích quá trình truyền thông
bằng các thuật ngữ nhƣ "đầu vào" và "thông điệp".
- Mô hình tâm lý khảo sát sự tƣơng tác giữa ngƣời học và môi trƣờng (Ai?
Nói gì? Với ai? Trong các điều kiện và hiệu quả gì?).

24


Dạy học là quá trình truyền tin hai chiều:Quá trình dạy học là quá trình
truyền thông bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin trong một môi
trƣờng sƣ phạm thích hợp; sự tƣơng tác giữa ngƣời học và các thông tin. Trong bất
kỳ tình huống dạy học nào cũng có một thông điệp đƣợc truyền đi. Thông điệp đó
thƣờng là một chủ đề đƣợc dạy, cũng có thể là các câu hỏi về nội dung cho ngƣời
học, các phản hồi từ ngƣời học đến ngƣời dạy.
Trong mối quan hệ giữa thông điệp và thông tin, phương tiện truyền tảithông

điệp đi. Phƣơng tiện dạy học không chỉ có chức năng minh họa cho bài giảng mà
còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thu nhận kiến thức và hiểu biết sâu sắc nội dung
của thông điệp cần truyền.

Thày
giáo

Phƣơng tiện
Thông điệp

Sinh
viên

Hình 1.3.Dạy học theo quan điểm truyền thông tin
Phƣơng tiện dạy học đƣợc lựa chọn và sử dụng đúng có tác dụng nhằm tăng
hiệu quả sƣ phạm của nội dung và phƣơng pháp dạy học. Nếu không biết sử dụng
phƣơng tiện dạy học một cách khoa học, hợp lítheo một cách tiếp cận hệ thống,
thậm chí lại lạm dụng quá nhiều phƣơng tiệntrong giờ giảng thì hiệu quả của nó
không những không tăng lên mà còn làmcho học sinh khó hiểu, rối loạn, căng
thẳng. Có ba nguyên tắc sử dụng phƣơngtiện dạy học (Nguyên tắc 3Đ): Đúng lúc,
Đúng chỗ và Đủ cƣờng độ.
1.2.4.Dạy học theo cách tiếp cận thông tin
Theo cách tiếp cận thông tin, tại “Hội nghị Paris về giáo dục đại học trong
thế kỷ “21” do UNESCO tổ chức 10/1998 ngƣời ta có có tổng kết 3 mô hình giáo
dục trong bảng 1. Trong các mô hình trên, mô hình "tri thức" là mô hình giáo dục

25



×