Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Xây dựng một số bài giảng công nghệ phay theo nguyên lý tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------Y Z--------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

X¢Y DùNG MéT Sè BµI GI¶NG C¤NG NGHÖ
PHAY THEO NGUY£N Lý TÝCH HîP
( Dùng đào tạo Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật tại
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh)

CHUYÊN NGÀNH : SƯ PHẠM KỸ THUẬT.
MÃ SỐ :
NGUYỄN ĐỨC BÁU

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG BÌNH

HÀ NỘI-2006


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, bảng biểu thực nghiệm là thực tiễn chưa công bố trên các phương tiện
thông tin và công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Đức Báu


-2-



MỞ ĐẦU
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng
và lãnh đạo, đất nước ta đã thu được những thành quả to lớn trong nhiều lĩnh
vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề. Tuy nhiên, những thành
quả thu được trong quá trình đổi mới lĩnh vực dạy nghề còn khiêm tốn so với
yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Đất nước ta đang trên đường hội nhập với
kinh tế thế giới, vấn đề chất lượng sản phẩm của nền kinh tế đang đặt ra gay
gắt, quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình hội nhập chính là yếu
tố con người.
Những năm qua dưới ánh sáng của Đại hội Đảng lần thứ 7 và nghị
quyết trung ương 2 khoá 7, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh đã có
nhiều công trình nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới chương
trình đào tạo, phấn đấu phù hợp với thực tiễn sản xuất, cập nhật kiến thức
khoa học công nghệ nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề “ có phẩm chất
chính trị vững vàng, trình độ lý thuyết cao đẳng và kỹ năng thực hành nghề
bậc 4/7”.
Trường thực hiện thời gian đào tạo 3,5 năm, hình thức đào tạo tập
trung. Trong quá trình đào tạo nội dung các môn học lý thuyết đại cương, lý
thuyết cơ sở, lý thuyết chuyên ngành được giảng dạy theo các khối, nhóm
kiến thức riêng. Đội ngũ giáo viên lý thuyết và thực hành nghề phân biệt,
trong đó giáo viên lý thuyết thường không am hiểu nhiều về thực hành và
ngược lại. Các môn học chuyên ngành có nhiều phần kiến thức trùng lặp hoặc
tương tự, tính liên kết giữa lý luận và thực tiễn chưa cao, hạn chế quá trình
nhận thức của sinh viên, lãng phí thời gian trong quá trình đào tạo.
Với tư cách là một giảng viên có thâm niên trong quá trình đào tạo cao
đẳng sư phạm kỹ thuật ở trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh, tôi thấy rằng


-3-


việc áp dụng phương pháp tích hợp lý thuyết và thực hành nghề cắt gọt kim
loại nói chung, nghề phay nói riêng là công việc cấp thiết hiện nay.
1. Lý do chọn đề tài: Đào tạo giáo viên dạy nghề là nhiệm vụ cấp bách
nhằm phục vụ cho sự nghiệp đào tạo nguồn lực kỹ thuật cao phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, phương pháp tích
hợp chưa được nghiên cứu và áp dụng đào tạo cao đẳng sư phạm kỹ thuật tại
trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh.
Xuất phát từ thực trạng đó, được sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn
Trọng Bình, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng một số bài giảng công
nghệ phay theo phương pháp tích hợp” trên cơ sở lý luận và thực tiễn qúa
trình đào tạo cao đẳng sư phạm kỹ thuật, dùng đào tạo cao đẳng sư phạm kỹ
thuật.
2. Mục đích của đề tài: Góp phần nâng cao hiệu quả quá trình đào tạo
cao đẳng sư phạm kỹ thuật chuyên ngành phay tại trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Vinh
3. Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng các bài giảng công nghệ phay theo
phương pháp tích hợp tại Khoa Cơ khí chế tạo, trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật Vinh.
4. Phương pháp nghiên cứu: Quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích thực tiễn quá trình giảng
dạy công nghệ phay bằng lý thuyết và thực hành nghề hiện tại- Xây dựng bài
giảng theo phương pháp tích hợp.
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến đánh giá các chuyên gia là các
giáo viên giảng dạy lâu năm, đúc rút kinh nghiệm xây dựng bài giảng theo
mục đích đề tài.


-4-


- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức lên lớp, lấy kết quả đánh giá
kiểm chứng của tập thể giáo viên.
5. Giả thiết khoa học: Nếu đề tài thành công và được áp dụng sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả đào tạo cao đẳng sư phạm kỹ thuật tại trường Đại học
Sư phạm kỹ thuật Vinh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học của đề tài: Lần đầu tiên nghiên cứu xây dựng bài
giảng công nghệ phay theo nguyên lý tích hợp.
- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng ngay vào quá trình đào tạo công nghệ
phay cho cao đẳng sư phạm kỹ thuật tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
Vinh.
7. Nội dung đề tài bao gồm:
- Hiện trạng về đào tạo cao đẳng sư phạm kỹ thuật tại trường Đại học
Sư phạm kỹ thuật Vinh.
- Cơ sở lý luận phương pháp dạy nghề theo nguyên lý tích hợp
- Xây dựng một số bài giảng công nghệ phay theo phương pháp tích
hợp.
- Thực nghiệm kiểm chứng, đánh giá kết quả.
- Kết luận và kiến nghị.


-5-

Chương I.
HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH

1.1 . Sơ lược quá trình phát triển của trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật Vinh.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh tiền thân là trường Công nhân
Kỹ thuật Vinh thuộc Bộ Công nghiệp nặng được thành lập theo quyết định số
113-CP, ngày 8-4-1960 của Chính phủ. Trường được xây dựng tại Phường
Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trên diện tích 7,9 ha. Lúc mới ra
đời trường có nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật các nghề thuộc ngành cơ
khí như: cắt gọt kim loại, gò, hàn, Rèn, luyện kim… cung cấp nhân lực cho
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và phục vụ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.
Từ năm 1971, trường chuyển sang trực thuộc Tổng cục Đào tạo công
nhân kỹ thuật - Bộ Lao động, tiếp tục đào tạo CNKT cho các tỉnh trên miền
Bắc.
Từ tháng 10-1974, trường được nâng cấp và đổi tên thành Trường Giáo
viên dạy nghề Cơ khí Vinh có chức năng, nhiệm vụ là đào tạo giáo viên dạy
nghề trình độ Trung cấp chuyên nghiệp cho các nghề cơ khí, luyện kim.
Năm 1978, trường đổi tên thành trường Sư phạm Kỹ thuật III Vinh.
Ngoài các ngành nghề đã có, trường mở thêm các ngành nghề đào tạo GVDN
khác như Điện, Động lực, Mộc mẫu...
Từ năm 1992, trường nhận nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy nghề trình
độ cao đẳng, với thời gian đào tạo là 4,5 năm, chia thành 2 giai đoạn ( giai
đoạn 1 đào tạo CNKT 2 năm, sau đó tuyển chọn học sinh khá đào tạo tiếp giai
đoạn 2 là 2,5 năm) cấp Bằng tốt nghiệp giáo viên dạy nghề.


-6-

Năm 1987, trường chuyển về trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp
tục đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ Cao đẳng, thời gian đào tạo là 3,5
năm, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng .
Năm 1998, trường trực thuộc Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quyết định số 67/1998/QĐ - TTg, ngày 26- 31998 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 129/1999/QĐ TTg, ngày 28-5-1999 về việc thành lập Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật

Vinh trên cơ sở Trường Sư phạm Kỹ thuật III Vinh thực hiện chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy theo quyết định số 644/2000/ QĐ LĐTBXH, ngày 6/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã
hội.
Theo quyết định số 1150/QĐ - TTg, ngày 9-12-1999 của Thủ tướng
Chính phủ, trường được Thủ tướng phê duyệt là một trong 15 trường trọng
điểm của cả nước tham gia Dự án Giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghề. Với dự án
này, trường được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (với giá trị
hơn 73 tỷ đồng), phát triển nhân sự và tham gia xây dựng chương giáo trình
đào tạo CNKT…
Ngày14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính
phủ đã ký Quyết định số 78/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Vinh.
Trước nhiệm vụ to lớn được cấp trên giao phó, bên cạnh sự cố gắng nỗ
lực của Giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh – sinh viên, Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Vinh luôn luôn được Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành, Tổng
cục hết sức quan tâm. Hiện nay Trường đang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, bồi dưỡng nâng cấp đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, đổi mới


-7-

nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy để đáp ứng ngày một tốt
hơn yêu cầu nhiệm vụ mới.
Thành tích của Nhà trường trong quá trình xây dựng và trưởng thành đã
được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng những danh hiệu và phần thưởng cao
quý:
- Năm 1985 Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba.
- Năm 1990 Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì.
- Năm 1994 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng lá cờ đầu của
ngành THCN - Dạy nghề .

- Năm 1995 Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.
- Năm 2001 Chính phủ tặng cờ trường tiên tiến xuất sắc.
- Năm 2004 Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng 3.
- Từ năm 1990 Đảng bộ nhà trường liên tục được công nhận là Đảng
bộ trong sạch vững mạnh, đã có nhiều thành tích tiêu biểu lãnh đạo
đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Các đoàn thể trong nhà trường đều liên tục được tặng các danh hiệu thi
đua; có 2 đơn vị được Chính phủ tặng bằng khen, 24 lượt đơn vị và gần 100
cán bộ, giáo viên được Bộ Lao động – Thương binh Xã hội tặng bằng khen.
Chức năng nhiệm vụ được giao
- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có trình độ cao đẳng.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
1.2.

Quá trình đào tạo giáo viên dạy nghề ngành chế tạo máy.

Trước năm 1974, trường đào tạo công nhân kỹ thuật ngành cắt gọt kim
loại bao gồm hai chuyên ngành tiên, phay bào.
Từ năm 1974, trường tiến hành đào tạo giáo viên dạy nghề bậc trung
học nganh cắt gọt kim loại.


-8-

Từ năm 1986, đào tạo giáo viên dạy nghề bậc cao đẳng chuyên ngành
cắt gọt kim loại.(Cao đẳng sư phạm kỷ thuật )
1.2.1. Quy mô đào tạo:(Nguồn: Khoa Cơ khí chế tạo)
Bảng 1.1:
Khoá học


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12 13 14 15 16

Số lượng SV 20 31 25 26 19 17 38 37 29 30 28 24 18 40 45 19
Khoá học

17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

Số lượng SV 16 18 7

19 27 36 39 37 31 67 85 87 85 84 80

1.2.2. Nội dung chương trình đào tạo:

Cấu trúc chương trình khung đào tạo CĐSPKT và CĐKT ban hành theo
quyết định số 105 / QĐ-CĐSPKTV-ĐT.
Bảng 1.2:
Chuyên
Ngành

CGKL

Số
Khối
ĐVHT lượng kiến
thức đại
cương
(cả logic)
186
55

Khối lượng kiến thức chuyên nghiệp
Toàn
Cơ sở
Thực
SP
Tốt
bộ
ngành và
tập
(không nghiệp
ngành
logic )
131


62

36

28

5


-9-

Các học phần thuộc kiến thức GD-ĐC:
TT

Bảng 1.3:

Tên học phần

Số ĐVHT

I

Khoa học xã hội và nhân văn

22

1

Kinh tế chính trị


4

2

CNXH Khoa học

3

3

Triết học Mác- Lê nin

4

4

Lịch sử ĐCS Việt Nam

3

5

Tư tưởng HCM

3

6

Pháp luật đại cương


3

7

Nhập môn Logic học

2

8

Toán chuyên đề ( Phương pháp tính )

3

9

Nhập môn Tin học

5

IV

Giáo dục thể chất

3

V

Giáo dục quốc phòng


3

Cộng

55

Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
- Các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở:
TT

Tên học phần

Bảng 1.4:
Số ĐVHT

1

Hình hoạ

3

2

Vẽ kỹ thuật

4

3


Cơ ứng dụng ( cho cơ khí )

5

4

Kỹ thuật nhiệt

2

5

Nguyên lý – Chi tiết máy ( ĐA)

5

6

Kỹ thuật điện - Điện tử

5

7

Dung sai – Kỹ thuật đo

2


- 10 -


8

Vật liệu học

3

9

Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng

2

10

Autocad

2

11

Truyền động thuỷ lực và khí nén trong công nghiệp

3

12

Công nghệ kim loại

2


13

Tự động hoá

2

14

Trang bị điện trong máy công nghiệp

3

15

Công nghệ CNC

5

16

Máy cắt

4

17

Nguyên lý cắt

3


18

Công nghệ chế tạo máy-đồ gá (có đồ án)

5

19

An toàn và môi trường công nghiệp

2

20

Lý thuyết chuyên môn nghề ( tiện 6, phay 6, mài 1)

13

Cộng
Các học phần thực hành nghề Cắt gọt kim loại:
TT

Tên học phần

Bảng 1.5:
Số ĐVHT

1


Thực hành Tiện

21

2

Thực hành Phay.

10

3

Thực hành Mài

3

4

Thực hành rèn

2

Cộng

36


- 11 -

- Các học phần thuộc khối kiến thức sư phạm:

TT

Bảng 1.6:

Tên học phần

Số ĐVHT

1

Tâm lý học nghề nghiệp

4

2

Giáo dục học nghề nghiệp

4

3

Tổ chức và quản lý quá trình dạy học

2

4

Kỹ năng dạy học


5

5

Phương pháp dạy học chuyên ngành

3

6

Phát triển chương trình đào tạo nghề

2

7

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

2

8

Thực tập sư phạm

6
Cộng

28

1.2.3. Chương trình lý thuyết chuyên môn nghề phay:

Bảng 1.7:
TT

Nội dung
Học trình 1: Đại cương về nghề phay:

01

Thời gian (tiết)
Tổng

Kiểm
số

thuyết

tra

15

14

01

15

14

01


15

14

01

I.1. Nguyên lý, cấu tạo máy phay:
I.2. Nguyên lý cắt khi phay:
I.3.Trang bị công nghệ trên máy phay

02 Học trình 2: Các nguyên công phay cơ bản:
II.1. Phay mặt phẳng song song vuông góc.
II.2. Phay rãnh bậc vuông góc.
II.3. Phay rãnh then, then hoa.
II.4. Phay cam phẳng
03 Học trình 3: Cắt răng theo nguyên lý chép hình


- 12 -

III.1. Đầu chia độ và phương pháp chia độ.
III.2. Phay bánh trụ răng thẳng.
III.3. Phay bánh trụ răng xoắn.
III.4. Phay bánh vít trục vít.
III.5. Phay bánh xích.
IIII.6. Phay bánh răng côn.
04 Học trình 4: Cắt răng theo nguyên lý bào hình:

15


14

01

60

56

04

IV.1. Nguyên lý cấu tạo máy lăn răng.
IV.2. Lăn bánh trụ răng thẳng.
IV.3. Lăn bánh trụ răng xoắn.
Tổng số tiết
1.2.4. Chương trình đào tạo thực hành nghề phay:
Bảng 1.8:
TT

Nội dung

Thời gian (giờ)
Tổng

Thực
số

thuyết

hành


30

08

22

30

06

24

30

04

26

04 Học trình 4: Phay rãnh bậc vuông góc.

30

04

26

05 Học trình 5: Phay rãnh then, xọc rãnh then.

30


05

25

I

Học phần 1: Phay cơ bản 1:
Học trình 1: Cấu tạo, nguyên lý làm việc,

01 vận hành máy phay, dung cụ cắt trên máy
phay:
02
03

Học trình 2: Sử dụng dụng cụ đo, phay mặt
phẳng.
Học trình 3: Phay mặt phẳng song song
vuông góc.


- 13 -

II

Học phần 2: Phay cơ bản 2:
30

07

23


02 Học trình 2: Phay bánh răng trụ răng thẳng.

30

04

26

03 Học trình 3: Phay bánh răng trụ răng xoắn.

30

03

27

30

06

24

02 Học trình 2: Lăn bánh răng trụ răng xoắn.

30

03

27


IV Tổng số giờ

300

23

277

01

Học trình 1: Sử dụng đầu chia độ, phay đa
giác đều, then hoa.

III Học phần 3: Lăn răng
01

Học trình 1: Sử dụng máy lăn răng lăn bánh
răng trụ răng thẳng.

1.3.

Tiến trình đào tạo:

Các môn lý thuyết được giảng dạy tuần tự
- Năm thứ nhất học các môn lý thuyết kiến thức đại cương chính trị,
quân sự.
- Năm thứ 2 học các môn lý thuyết cơ sở .
- Năm thứ 2 học các môn lý thuyết chuyên ngành.
- Năm thứ 4 học các môn nghiệp vụ sư phạm.

Thực hành nghề được bố trí giảng dạy từ năm thứ 2 theo phương thức
tuần tự qua các ban nghề đến nghề cắt gọt kim loại kỹ năng nghề được giảng
dạy tuần tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Mục tiêu thực hành biết
các nghề có liên quan đến cắt gọt kim loại, kỹ năng nghề cắt gọt kim loại đạt
bậc thợ 4/7 về tiện và bậc thợ 3/7 về phay.
Từ năm học thứ 2 kế hoạch giảng dạy theo phương thức song song, mỗi
tuần ba ngày học lý thuyết và ba ngày học thực hành.


- 14 -

1.4.

Các phương pháp dạy học đang được áp dụng tại trường Đại

học Sư phạm kỹ thuật Vinh:
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh đã trải qua hơn 45 năm đào tạo
và trưởng thành. Điểm xuất phát là trường đào tạo công nhân kỹ thuật lành
nghề được nâng cấp đào tạo giáo viên dạy nghề bậc trung cấp, cao đẳng và
hiện nay đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ đại học. Trong quá trình phát
triển nhà trường đã quan tâm đến chất lượng dạy và học của thầy giáo và sinh
viên.
Đặc điểm của phương pháp dạy học ở trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật Vinh được mô tả bẳng sơ đồ sau:

Mục
tiêu

Nội
dung


Phương
pháp

Hình 1.1. Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa mục tiêu- nội dung và phương
pháp.
Mọi hoạt động dạy và học đều nhằm đạt được mục tiêu học tập đặt ra
cho các khoá học chương trình môn học, từng bài học.
Phương pháp dạy học là toàn bộ cách thức, con đường, phương tiện của
giáo viên và học sinh tác động đến nội dung dạy học. qua đó học sinh lĩnh hội
được hệ thống kiến thức kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực chuyên môn, nghề
nghiệp của mình một cách có hiệu quả, chất lượng cao, hình thành thế giới


- 15 -

quan khoa học, đạo đức tác phong niềm tin nghề nghiệp, phát triển năng lực
nhận thức năng lực hành động một cách sáng tạo.
1.4.1. Các phương pháp dạy học truyền thống:
1.4.1.1. Phương pháp thuyết trình:
a. Định nghĩa:[6- trang 08]
Là phương pháp giáo viên sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để cung
cấp cho người học hệ thống thông tin về nội dung học tập. người học tiếp
nhận hệ thống thông tin đó từ người dạy và xử lý chúng tuỳ theo tính chủ thể
người học và yêu cầu của người học.
Phương pháp thuyết trình bao gồm:
- Phương pháp giảng thuật: Miêu tả, trần thuật phối hợp với phương
tiện trực quan.
- Phương pháp giảng giải: Dùng luận cứ số liệu chứng minh một hiện
tượng, một vấn đề.

- Phương pháp giảng diễn: Trình bày một vấn đề hoàn chỉnh có tính
chất phức tạp với thời gian dài.
b. Cấu trúc của phương pháp thuyết trình: [6- trang 09]
Nêu vấn đề

Phát biểu vấn đề

Phương pháp quy nạp

Giải quyết vấn đề

Phương pháp diễn dịch

Kết luận
Hình 1.2. Cấu trúc của phương pháp thuyết trình.


- 16 -

c. Ưu, nhược điểm của phương pháp thuyết trình: [6- trang 11]
* Ưu điểm:
- Có thể truyền đạt được nội dung khó, bổ sung cập nhật kiến thức mới.
- Giúp học sinh nắm được phương pháp tư duy logic, cách đặt vấn đề
giải quyết vấn đề khoa học
- Giáo viên tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của học sinh.
- Truyền đạt được lượng thông tin lớn, cho nhiều người học một lúc.
- Đảm bảo tính kinh tế, chi phí ít.
* Nhược điểm:
- Người học thụ động, chỉ sử dụng chủ yếu là thính giác kết hợp với tư
duy tái hiện để nhận thức.

- Người học hạn chế phát triển ngôn ngữ nói.
- Không sát với nhận thức và mức độ lĩnh hội kiến thức của người học.
1.4.1.2. Phương pháp đàm thoại:
a. Khái niệm: [6- trang 12]
Là phương pháp dạy học mà giáo viên khéo léo đặt ra một hệ thống
những câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sang tỏ những vấn đề
mới, tìm ra những tri thức mới.
Phương pháp đàm thoại bao gồm:
- Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời dựa vào trí
nhớ.
- Vấn đáp giải thích minh hoạ: Học sinh trả lời câu hỏi có luận cứ.
- Đàm thoại gợi mở: Giáo viên đặt câu hỏi, đặt người học trong hoàn
cảnh có vấn đề, mâu thuẫn và có nhu cầu lĩnh hội tri thức mới để giải quyết
vấn đề, người học phải tích hợp kiến thức.
b. Các cấu trúc của phương pháp đàm thoại:[6- trang 13]
* Đàm thoại trực tiếp từng học sinh:


- 17 -

Giáo viên đặt câu hỏi cho từng học sinh suy nghĩ, trả lời.

Giáo viên

Học sinh 1

Học sinh 2

Học sinh 3


* Đàm thoại nhóm: (bổ sung):
Học sinh 1 trả lời chưa đầy đủ, học sinh 2, học sinh 3 bổ sung, giáo
viên kết luận.
Giáo viên

Học sinh 1

Học sinh 2

Học sinh 3

* Thảo luận:
Giáo viên đặt câu hỏi, tập thể lớp thảo luận, giáo viên tổng kết bổ sung.
Giáo viên

Học sinh 1

Học sinh 3

Học sinh 2
c. Ưu, nhược điểm của phương pháp đàm thoại:
* Ưu điểm:
- Phát huy được tính tích cực độc lập của học sinh.
- Bồi dưỡng cho học sinh phát triển khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ
nói, phát triển tư duy.


- 18 -

- Giáo viên trực tiếp nhận phản hồi từ học sinh, điều chỉnh hoạt động

của mình, nâng cao hiệu quả dạy học.
- Tạo không khí sôi nổi sẵn sang nhận thức trong lớp học.
* Nhược điểm
- Tốn nhiều thời gian khi giáo viên đặt câu hỏi không vừa sức.
- Dễ phá vỡ tính hệ thống của bài học
- Dễ xẩy ra tranh luận không sát với mục tiêu bài học giữa giáo viên và
học sinh.
1.4.1.3. Phương pháp trực quan:
a. Khái niệm:
Là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử dụng các phương tiện
trực quan, phương tiện kỹ thuật ( vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo, mô hình,
bản vẽ, phim, ảnh, vật thật) nhằm giúp học sinh trực tiếp cảm giác, tri giác tài
liệu mới trên cơ sở đó học sinh nắm được các thuộc tính kỹ thuật của đối
tượng.
b. Cơ sở khoa học của phương pháp trực quan:
* Cơ sở triết học:
Lý luận về nhận thức coi thực tiễn là cơ sở là động lực là mục đích
đồng thời là tiêu chuẩn để kiểm chứng. Lê nin đã chỉ rõ “từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con
đường nhận thức chân lý nhận thức thực tại khách quan ”[12- trang 189].
Như vậy trực quan chính là xuất phát điểm của nhận thức.
* Cơ sở tâm lý học:
Theo thuyết nhận thức duy vật biện chứng quá trình nhận thức gồm ba
giai đoạn kế tiếp nhau:
- Nhận thức cảm tính.
- Nhận thức lý tính


- 19 -


- Tái sinh cái cụ thể trong tư duy.
Trong dạy học việc sử dụng phương tiện trực quan chính là tạo ra quá
trình nhận thức cảm tính, từ đó học sinh thu nhận thông tin về những mặt
thuộc tính, mối liên hệ với vật thật để tái tạo cụ thể vật chất trong tư duy.
c. Ưu, nhược điểm của phương pháp trực quan:
* Ưu điểm:
- Phát triển kỹ năng quan sát của người học
- Giới thiệu được kỹ thuật mới bằng nhiều hình thức.
- Sử dụng nhiều giác quan
- Gần gũi với thực tiễn đời sống.
* Nhược điểm:
- Không thích hợp với lớp học đông người.
- Làm giảm chú ý nếu phương tiện trực quan có độ phức tạp cao.
- Kinh phí dành cho giảng dạy cao.
1.4.1.4. Phương pháp tham quan, thực tế.
a. Khái niệm:
Là phương pháp dạy học trong đó giáo viên và học sinh tiếp cận với
thực tiễn sản xuất ở các doanh nghiệp , giúp người học thu thập những thông
tin những nhiệm vụ cụ thể mà người học cần phải có khi kết thúc khoá học
hay môn học.
b. Các hình thức tổ chức tham quan:
- Tham gia tìm hiểu theo chủ đề: Giáo viên đặt ra yêu cầu tìm hiểu, học
sinh tự tổ chức triển khai tham quan, kết thúc có đánh giá kết luận.
- Tổ chức theo nhóm, lớp: quan sát thực tiễn sản xuất, công trình có
phân tích đánh giá kết quả.
c. Ưu nhược điểm của phương pháp tham quan:
* Ưu điểm:


- 20 -


- Gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất.
- Tạo động lực học tập tốt.
- Gây hứng thú trong học tập.
* Nhược điểm:
- Tiêu tốn thời gian đào tạo.
- Giáo viên lợi dụng làm giảm trách nhiệm giảng dạy.
1.4.2. Các phương pháp dạy học thực hành:
Dạy học thực hành là quá trình sư phạm do giáo viên tổ chức nhằm củng
cố hiểu biết tạo ra những cơ sở hình hành kỹ năng kỹ xảo kỹ thuật cho học
sinh và thực hiện những chức năng giáo dục.
Dạy học thực hành có nhiệm vụ:
- Củng cố hoàn thiện vận dụng và khẳng định tính đúng đắn các kiến
thức lý thuyết kỹ thuật.
- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo kỹ thuật phát triển tư duy
bồi dưỡng năng lực kỹ thuật.
- Thực hiện các chức năng giáo dục
Cấu trúc bài dạy thực hành kỹ thuật như sau: ”[6- trang 35].

Học sinh 1

Lĩnh hội hiểu
biết kỹ thuật

Quan sát
bắt chước

Luyện tập

Kết quả


Hình ảnh biểu tượng
của hành dộng

Định hình
hành động

Kỹ năng

Giáo viên

Định hướng dạy lý
thuyết thực hành

Làm mẫu
hành động

Huấn luyện

Học lý thuyết Æ Làm mẫu Æ Học sinh tự làm


- 21 -

1.4.2.1. Phương pháp làm mẫu:
a. Khái niệm:
Là phương pháp dạy học do giáo viên thực hiện có sự làm mẫu kết hợp
với giải thích.
Mục đích của làm mẫu là giúp học sinh hình dung rõ ràng từng động
tác riêng rẽ kỹ thuật lao động và nhận thức trình tự các động tác ấy nhằm tạo

cho họ khả năng lao động đã chỉ dẫn và tin tưởng vào sự đúng đắn của nó.
b. Các giai đoạn làm mẫu.[6- trang 30]
* Chuẩn bị:
- Phân tích công việc cần làm mẫu để xác định các thao động tác và cử
động thực hiện. Sắp xếp trình tự thực hiện các thao động tác đó, dự đoán các
sai sót xẩy ra khi luyện tập.
- Chuẩn bị chu đáo các phương tiện điều kiện làm mẫu chọn vị trí làm
mẫu phù hợp với yêu cầu quan sát.
- Làm mẫu thử để xác định trạng thái phôi liệu, máy, dụng cụ và thời
gian làm mẫu. chọn lọc những lời giải thích cần thiết khi làm mẫu.
* Thực hiện làm mẫu:
- Định hướng hoạt động của học sinh bằng cách nêu rõ mục đích làm
mẫu, tên công việc, vật liệu, máy, dụng cụ, trình tự công việc thực hiện.
- Làm mẫu với tốc độ bình thường trong điều kiện tiêu chuẩn giúp học
sinh có thể biểu tượng khái quát về toàn bộ nội dung công việc.
- Làm mẫu với tốc độ chậm , chia công việc thành từng bước, thao
động tác nêu bật các bước chuyển tiếp, coi trọng việc giảng giải. Trong bước
này giúp học sinh nắm chính xác từng thao tác, trình tư thực hiện.
- Làm mẫu tóm tắt toàn bộ công việc với tốc độ bình thường để ghi
nhận lại ấn tượng về tiến trình công việc.


- 22 -

* Đánh giá kết quả:
- Yêu cầu một học sinh thực hiện lại công việc để tập thể học sinh quan
sát cho nhận xét.
- Kết luận việc thức hiện thao động tác, các sai hỏng thường gặp và
cách đề kháng.
c. Ưu nhược điểm của phương pháp làm mẫu:

* Ưu điểm:
- Người học có cảm giác, tri giác trực tiếp các thao động tác công việc
sắp tiến hành.
- Thực hiện được các thao động tác phù hợp với thực tiễn sản xuất.
- Có cơ hội cập nhật kỹ năng công nghệ mới.
*Nhược điểm:
- Chuẩn bị công phu, tốn thời gian vật chất.
- Không phù hợp với lớp đông học sinh.
1.4.2.2. Phương pháp luyện tập huấn luyện:
a. Khái niệm : [6- trang 32]
Luyện tập là sự lặp đi lặp lại một hành động kỹ thuật một cách có mục
đích, có kế hoạch có hệ thống nhằm hình thành, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo
nghề.
b. Các phương pháp luyện tập huấn luyện:
- Luyện tập hình thành kỹ năng lao động bằng tay như cưa, đục, dũa,
làm khuôn cát, mộc, nề, hàn tay..
- Luyện tập hình thành kỹ năng thao tác máy như sử dụng các máy cắt
gọt kim loại, sửa chữa xe máy.
- Luyện tập thực hiện các nguyên công gia công trên máy như gia công
mặt phẳng, làm răng..


- 23 -

c. Ưu nhược điểm của phương pháp luyện tập huấn luyện:
* Ưu điểm:
- Giúp học sinh rèn luyện hình thành kỹ năng nghề.
- Gây hứng thú say sưa nghề nghiệp cho học sinh
- Kết hợp đào tạo với sản xuất, học đi đôi với hành.
- Đánh giá đúng năng lực thực hiện của học sinh.

* Nhược điểm:
- Tốn thời gian
- Chi phí lớn.


- 24 -

Kết luận chương I:
Trong chương I, tác giả đã:
1. Khái quát quá trình đào tạo cao đẳng sư phạm kỹ thuật ngành chế tạo
máy tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh.
2. Trình bày tổng quát về tiến trình đào tạo.
3. Tổng quát hoá các phương pháp dạy học đang được áp dụng tại
trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh.
Qua đó, tác giả đã rút ra các ưu, nhược điểm của quá trình đào tạo cao
đẳng sư phạm kỹ thuật chuyên ngành phay tại trường như sau:
* Ưu điểm:
- Chương trình lý thuyết nghề phay và thực hành nghề phay là một bộ
phận của lý thuyết và thực hành nghề cắt gọt kim loại (1/3 trong tổng thời
gian của khoá học). Với lượng thời gian đào tạo nghề, mục tiêu đào tạo thợ
bậc 4 nghề tiện và bậc 3 nghề phay bước đầu đã phù hợp với thực tiễn sản
xuất.
- Lý thuyết nghề phay và thực hành nghề phay được giảng dạy độc lập
tại hai địa điểm khác nhau và do hai giáo viên giảng dạy nên thuận lợi cho kế
hoạch giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cập nhật kiến thức và bổ sung kỹ
năng nghề nghiệp theo sịư phát triển của Khoa học công nghệ và thực tiễn sản
xuất.
* Nhược điểm:
- Không phối kết hợp được giữa nhận thức kiến thức lý thuyết và thực
tiễn hình thành kỹ năng nghề do lý thuyết nghề và thực hành nghề được giảng

dạy độc lập tại hai địa điểm khác nhau và do hai giáo viên đảm nhận.
- Do lịch trình lý thuyết nghề thường để trước thực hành nghề một
khoảng thời gian dài nên trước mỗi ca học thực hành giáo viên phải nhắc lại
lý thuyết nghề khoảng 45 phút dẫn đến lãng phí thời gian trong giảng dạy.


×