Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Xây dựng một số bài thí nghiệm điện dùng rèn luyện kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học của sinh viên ngành vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 130 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

-------------------

lê văn vinh

xây dựng một số bài thí nghiệm điện
dùng rèn luyện kỹ năng sử dụng thí nghiệm

vào dạy học của sinh viên ngành vật lí

Chuyên ngành: lý luận và phơng pháp dạy häc vËt lý
M· sè: 60.14.10

Luận văn thạc sĩ khoa häc gi¸o dơc

Ngêi híng dÉn khoa häc:
PGS.ts. Phạm thị phú

NghÖ An - 2012

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tiến hành luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cơ giáo, bạn bè và người thân. Tác giả xi trân trọng
cảm ơn Ban giàm hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Vật lí, Trung tâm
Thiết bị thí nghiệm Trường Đại học Vinh.

1
Với những tình cảm chân thành và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, tác giả


xin trân trọng cảm ơn cô giáo hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Phú đã tận tình
giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô
giáo, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích tác giả trong quá
trình học tập và triển khai thực hiện đề tài.

Nghệ An, tháng 10 năm 2012

Lê Văn Vinh

MỤC LỤC

Trang
Mở đầu.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
7. Cấu trúc luận văn...........................................................................................3
8. Đóng góp của đề tài.......................................................................................4
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng bài thực hành dùng cho
rèn luyện kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học.....................................5
1.1. Mục tiêu đào tạo ngành sư phạm Vật lí trường Đại học Vinh...................5
1.1.1. Kiến thức.................................................................................................5
1.1.2. Kĩ năng....................................................................................................5
1.1.3. Thái độ.....................................................................................................6
1.1.4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp........................................6
1.1.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp.........................6

1.2. Chương trình đào tạo ngành sư phạm Vật lí trường Đại học Vinh............7
1.3. Năng lực dạy học vật lí và kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học........8
1.3.1. Năng lực dạy học Vật lí...........................................................................8
1.3.2. Kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học Vật lí.....................................8
1.3.3. Các học phần rèn luyện kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học Vật lí. 11
1.4. Thực trạng dạy học các học phần rèn luyện kỹ năng sử dụng thí nghiệm
vào dạy học tại khoa Vật lí trường Đại học Vinh............................................15
1.4.1. Thực trạng thiết bị.................................................................................15

1.4.2. Thực trạng dạy học................................................................................17
1.4.3. Thực trạng học.......................................................................................18
Kết luận chương 1...........................................................................................19
Chương 2. Xây dựng một số bài thí nghiệm điện và từ dùng cho rèn luyện
kỹ năng sủ dụng thí nghiệm vào dạy học của sinh viên ngành vật lí........20
2.1. Các bài thí nghiệm thực hành bắt buộc trong dạy học phần Điện ở trường
THPT...............................................................................................................20
2.2. Nội dung dạy học phần Điện ở trường THPT..........................................20
2.3. Các bài thí nghiệm Điện được khai thác trong rèn luyện kỹ năng dạy học
vật lí ở phịng thí nghiệm PPGD Vật lí Đại học Vinh.....................................25
2.4. Quy trình xây dựng bài thí nghiệm Điện từ thiết bị thí nghiệm của hãng
PHYWE dùng cho rèn luyện kỹ năng dạy học Vật lí......................................25
2.5. Xây dựng bài thí nghiệm Điện từ thiết bị thí nghiệm của hãng PHYWE
dùng cho rèn luyện kỹ năng dạy học Vật lí.....................................................27
2.5.1. Xây dựng bài thí nghiệm Khảo sát định luật Ơm..................................27
2.5.2. Xây dựng bài thí nghiệm dịng điện trong kim loại..............................32
2.5.3. Xây dựng bài thí nghiệm Dịng điện trong chất điện phân...................38
2.5.4. Xây dựng bài thí nghiệm Dịng điện trong chất bán dẫn.......................45
2.5.5. Xây dựng bài thí nghiệm máy biến thế.................................................52
2.5.6. Xây dựng bài thí nghiệm Động cơ điện một chiều...............................58
2.6. Đề xuất phương án sử dụng các bài thí nghiệm đã xây dựng..................60

2.6.1. Thiết kế các tiểu luận môn học thuộc các học phần phương pháp dạy
học vật lí..........................................................................................................60
2.6.2. Thiết kế các luận văn tốt nghiệp............................................................61
Kết luận chương 2...........................................................................................63
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm...............................................................64
3.1. Mục đích thực nghiệm..............................................................................64

3.2. Đối tượng thực nghiệm............................................................................64
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm.............................................................................64
3.4. Nội dung thực nghiệm..............................................................................64
3.4.1. Công tác chuẩn bị..................................................................................64
3.4.2. Thời gian thực nghiệm..........................................................................65
3.4.3. Phương pháp..........................................................................................67
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm..................................................................67
3.5.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá....................................................................67
3.5.2. Kết quả thực nghiệm.............................................................................67
Kết luận chương 3...........................................................................................78
Kết luận..........................................................................................................79
Tài liệu tham khảo.........................................................................................80
Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

THPT Trung học phổ thông
PPGD Phương pháp giảng dạy
SGK Sách giáo khoa
HS Học sinh
TN Thí nghiệm

1


MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nâng cao chất lượng giáo dục đại học là vấn đề bức thiết hiện nay đối

với các trường đại học nước ta, trong đó có trường và khoa đào tạo giáo viên.
Nhìn chung chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi phát triển
kinh tế - xã hội.

Trong 5 năm trở lại đây, các trường đại học thực hiện đổi mới tồn
diện, thay đổi hình thức đào tạo từ học niên chế sang học theo tín chỉ nhằm
hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Chất lượng đào tạo giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo
dục phổ thơng, vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông cần phải bắt
đầu thậm chí bắt đầu sớm từ việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong
các Trường và Khoa sư phạm.

Khoa Vật lí Đại học Vinh với chức năng truyền thống đào tạo giáo viên
Vật lí cũng thực hiện đổi mới hoạt động đào tạo. Rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm cho sinh viên trong đó có kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học là
nội dung quan trọng của chương trình đào tạo. Nâng cao chất lượng rèn luyện
kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học Vật lí sẽ góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo giáo viên Vật lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Các thí nghiệm Điện chiếm vị trí quan trọng trong nội dung của chương
trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, phịng thí nghiệm PPGD Khoa
Vật lí lại được trang bị các thiết bị mới cần thiết đưa vào nội dung đào tạo, vì
vậy, trong khn khổ luận văn thạc sĩ, dưới định hướng của cán bộ hướng dẫn,

tôi chọn đề tài: “Xây dựng một số bài thí nghiệm Điện dùng cho rèn luyện kỹ
năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học của sinh viên ngành Vật lí”.

2

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng một số bài thí nghiệm Điện sử dụng thiết bị của hãng Phywe

dùng cho rèn luyện kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học của sinh viên
ngành Vật lí nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Vật lí.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu

- Lý luận dạy học đại học.
- Q trình dạy học các mơn chun ngành thuộc chương trình đào tạo
giáo viên Vật lí
- Năng lực dạy học, kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học Vật lí.
- Bộ thiết bị thí nghiệm của hãng Phywe sản xuất.
Phạm vi nghiên cứu
Các thí nghiệm phần Điện thuộc chương trình học phần “Thực hành
PPGD thí nghiệm Vật lí phổ thơng”
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng thành công được một số bài thí nghiệm Điện từ bộ thiết
bị của hãng Phywe dùng cho rèn luyện kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy
học của sinh viên ngành Vật lí sẽ làm phong phú nội dung và phương tiện
thực hành giúp nâng cao được kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học của
sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Vật lí.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu mục tiêu, chương trình đào tạo của ngành cử nhân sư phạm
Vật lí trường Đại học Vinh.

5.2. Nghiên cứu cấu trúc năng lực dạy học Vật lí. Kỹ năng sử dụng thí nghiệm
trong dạy học Vật lí.

3

5.3. Nghiên cứu vị trí, mục tiêu, cấu trúc nội dung của học phần: “Thực hành
PPGD thí nghiệm Vật lí phổ thơng” đối với việc rèn luyện kỹ năng sử dụng
thí nghiệm trong dạy học Vật lí.
5.4. Nghiên cứu vị trí, cấu trúc nội dung của phần điện trong chương trình Vật
lí phổ thơng.
5.5. Tìm hiểu thực trạng dạy học học phần: “Thực hành PPGD thí nghiệm Vật
lí phổ thơng, phần Điện” tại khoa Vật lí Đại học Vinh.
5.6. Xây dựng một số bài thí nghiệm Điện sử dụng thiết bị của hãng Phywe
dùng vào dạy học học phần: “Thực hành PPGD thí nghiệm Vật lí phổ thơng”.
5.7. Thực nghiệm sư phạm trên đối tượng sinh viên khoa Vật lí trường Đại
học Vinh.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu tài liệu.
- Quan sát thực tiễn, phỏng vấn, test điều tra.
- Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
- Thống kê toán học.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Mở đầu (1 trang)
Nội dung: Bao gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng bài thực hành dùng cho
rèn luyện kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học (15 trang)
Chương 2. Xây dụng một số bài thí nghiệm Điện dùng cho rèn luyện kỹ
năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học của sinh viên ngành Vật lí (43 trang)
Chương 3.Thực nghiệm sư phạm (15 trang)

Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

4

8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng thành cơng 5 bài thí nghiệm Điện sử dụng thiết bị của hãng

Phywe kèm bản hướng dẫn thực hành dùng vào dạy học học phần “Thực hành
PPGD thí nghiệm Vật lí phổ thơng”.

- Đưa ra các hướng làm tiểu luận môn học và luận văn cho sinh viên.

5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG BÀI
THỰC HÀNH DÙNG CHO RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG THÍ

NGHIỆM VÀO DẠY HỌC

1.1. Mục tiêu đào tạo ngành sư phạm Vật lí trường Đại học Vinh [3;1]
1.1.1. Kiến thức

- Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương theo qui định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, bao gồm các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo
dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng.

Có kiến thức khoa học cơ bản đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo

dục chuyên nghiệp.

- Nắm vững kiến thức về Vật lí đại cương, Vật lí lí thuyết, Vật lí thực
nghiệm, các phương pháp Tốn cho Vật lí.

- Nắm vững kiến thức về Tâm lí học, Giáo dục học để thực hiện tốt
nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Hiểu biết các cơ sở lí luận kinh điển và hiện đại về q trình dạy học Vật
lí ở trường trung học phổ thông gồm quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung
chương trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học Vật lí.

- Có kiến thức tin học tương đương trình độ B, sử dụng thành thạo Cơng
nghệ Thơng tin để nghiên cứu và dạy học Vật lí.

- Có kiến thức ngoại ngữ tương đương trình độ B, sử dụng được ngoại
ngữ trong nghiên cứu và dạy học Vật lí.

- Có kiến thức cơ bản về Quản lí hành chính nhà nước và Quản lí giáo dục.
1.1.2. Kĩ năng

- Có các kĩ năng sư phạm chung, kĩ năng tổ chức lớp và xây dựng phong
trào lớp chủ nhiệm, kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt; xây dựng được kế

6

hoạch dạy học và triển khai thực hiện kế hoạch dạy học môn Vật lí đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục ở trường phổ thơng.

- Có kĩ năng thực hành Vật lí, đặt và giải các bài tốn Vật lí, phát hiện và

giải quyết vấn đề theo các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Vật lí học.

- So sánh, đánh giá được mức độ khoa học của nội dung môn Vật lí ở
trung học phổ thơng theo quan điểm của Vật lí học hiện đại.

- Có kĩ năng cơ bản để nghiên cứu khoa học về Giáo dục học, Lí luận và
phương pháp dạy học Vật lí và Vật lí học.

- Có kĩ năng làm việc nhóm, khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng
thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
1.1.3. Thái độ

- Có ý thức trách nhiệm công dân và ý thức trau dồi đạo đức nhà giáo.
- Có ý thức tự học nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tác phong
làm việc khách quan, trung thực, gắn lí luận với thực tiễn, ý thức tổ chức kỉ
luật và tinh thần trách nhiệm, yêu thích Vật lí học và yêu nghề dạy học Vật lí.
1.1.4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp
- Giảng dạy Vật lí ở trường trung học phổ thông, đại học, cao đẳng và
trung cấp chuyên nghiệp; nghiên cứu viên ở các trung tâm, viện nghiên cứu.
- Các cơ sở ứng dụng khoa học kĩ thuật trên các lĩnh vực: Cơ – Điện,
viễn thông, sản xuất, kinh doanh thiết bị khoa học – kĩ thuật
1.1.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Học sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc Vật lí học
và PPGD Vật lí.
- Học văn bằng thứ hai: Cử nhân sư phạm và cử nhân khoa học các
ngành khoa học tự nhiên hoặc các ngành kĩ thuật, công nghệ, kinh tế.

7

1.2. Chương trình đào tạo ngành sư phạm Vật lí trường Đại học Vinh

Trong chương trình đào tạo ngành sư phạm Vật lí trường Đại học vinh,

sinh viên được học 46 mơn học, trong đó có 43 mơn bắt buộc, 3 môn tự chọn.
Bao gồm 4 nội dung đào tạo được qui định:

-Kiến thức cơ bản: Tốn học, Hóa học.
-Kiến thức công cụ: Triết học, Tin học, Ngoại ngữ.
-Kiến thức cơ sở của chuyên ngành: Tâm lý, Giáo dục học, Lý luận dạy
học, vật lí học, Vật lí đại cương, Vật lí thực nghiệm.
-Kiến thức chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lí.
Ngồi ra sinh viên cịn được học và cấp chứng chỉ Giáo dục thể chất,
Quân sự…, các mơn thay thế khóa luận tốt nghiệp. Khung chương trình đào
tạo của khoa Vật lí trường Đại học Vinh bao gồm 46 môn học. Các nội dung
dạy học này là điều kiện cần thiết và quyết định cho 4 thành phần cơ bản của
nội dung dạy học đại học. Để đáp ứng yêu cầu: Đào tạo đội ngũ lao động có
tri thức có tay nghề, có năng lực thực hành, năng động sáng tạo, chúng ta
khơng thể tuyệt đối hóa kiến thức khoa học mà việc trang bị những kỹ năng
kỹ xảo về nghề nghiệp tương lai quan trọng không kém. Chỉ khi sinh viên vừa
học được kiến thức, vừa tiếp thu những kỹ năng kỹ xảo về nghề nghiệp tương
lai thì quá trình đạo tạo đại học mới thật sự thành công. Các kỹ năng kỹ xảo
cần trang bị cho sinh viên ngành sư phạm Vật lí bao gồm:

- Hệ thống kỹ năng kỹ xảo nền tảng.
- Hệ thống kỹ năng kỹ xảo chuyên biệt.
Hệ thống kỹ năng kỹ xảo nền tảng chủ yếu được rèn luyện thông qua
hoạt đông dạy học các kiến thức cơ bản, kiến thức công cụ, kiến thức chuyên
ngành. Hệ thống kỹ năng kỹ xảo chun biệt được hình thành chủ yếu thơng
qua hoạt động dạy học các kiến thức cơ sở của chuyên ngành và kiến thức
chuyên ngành.


8

1.3. Năng lực dạy học vật lí và kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học
1.3.1. Năng lực dạy học Vật lí

Năng lực dạy học là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân
người dạy phù hợp với yêu cầu đặc trưng của hoạt động dạy học Vật lí nhằm
đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Năng lực hình thành trên cơ sở của
các tư chất tự nhiên của cá nhân và do học tập, công tác và rèn luyện.

Năng lực dạy học vật lí được rèn luyện và thể hiện qua các kỹ năng, kỹ
xảo về nghề nghiệp của người dạy như: Kỹ năng, kỹ xảo cơ bản về dạy học
Vật lí, kỹ năng thực hành thí nghiệm Vật lí, kỹ năng xử dụng thiết bị thí
nghiệm trong dạy học trong dạy học Vật lí……
1.3.2. Kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học Vật lí
Kỹ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học Vật lí của người giáo viên
Vật lí

Mục đích: Đảm bảo thành cơng bài học có sử dụng thí nghiệm theo
hướng tăng cường hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, khai thác ý
nghĩa phương pháp luận của thí nghiệm Vật lí. Do vậy bản thân sinh viên
(đang được đào tạo ở trường sư phạm) cần:

- Hiểu sâu sắc các đặc điểm yêu cầu của từng loại thí nghiệm được sử
dụng trong dạy học Vật lí.

- Xây dựng kế hoạch bài học (giáo án) theo hướng triệt để khai thác sử
dụng thí nghiệm làm phương tiện nhận thức cho học sinh. (Kỹ năng này được
đánh giá qua số lượng bài học có sử dụng thí nghiệm)


+ Sử dụng thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề, tạo động cơ hứng thú
nhu cầu nhận thức của học sinh (thí nghiệm mở đầu).

+ Sử dụng thí nghiệm trong q trình nghiên cứu kiến thức mới.
+ Sử dụng thí nghiệm để củng cố kiến thức mới.

9

+ Sử dụng thí nghiệm để kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của

học sinh.

- Thực thi bài học có sử dụng thí nghiệm.

- Sử dung thí nghiệm đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ.

- Tiến hành thí nghiệm thành cơng.

- Sử dụng thí nghiệm đảm bào u cầu về các mặt khoa học Vật lí và

khoa học sư phạm.

Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí được nêu lên ở các cấp độ

khác nhau, thể hiện ở bảng 1.1 sau

Kĩ năng thiết kế Kĩ năng thực hiện

Cấp độ (Thiết kế sử dụng thí nghiệm trong (Thực hiện sử dung thí nghiệm


dạy học Vật lí) trong dạy học Vật lí)

1 Tái tạo (nhớ, hiểu): Đưa ra thiết kế Làm được: Cố gắng thực hiện

phù hợp với lí luận dạy học một cơng việc theo đúng thiết kế

cách đơn giản, chưa quan tâm một cách rập khn máy móc.

đúng mức đến việc phát huy tính Thao tác, động tác thừa, cần có

tích cực, tự lực và sáng tạo của sự giám sát định kì và sự trợ

học sinh. giúp chút ít.

2 Vận dụng: Đưa ra thiết kế phù hợp Làm chính xác: Thực hiện chính

với lí luận dạy học trong đó quan xác theo thiết kế với tốc độ và

tâm đúng mức đến việc phát huy chất lượng tốt, khơng cần sự

tính tích cực, tự lực và sáng tạo giám sát và trợ giúp nào, hầu

của học sinh. như khơng có động tác thừa, có

biến đổi thích nghi với tình

huống.
3 Sáng tạo: Đưa ra các thiết kế khác Làm thuần thục, biến hóa: Thực

10


nhau phù hợp với lí luận dạy học hiện được cộng việc với tốc độ
với sự phân tích, đánh giá ưu và chất lượng cao, có sự linh
nhược điểm của từng thiết kế hoạt và tính thích nghi với các
trong từng tình huống sư phạm tình huống mới, vấn đề đặc biệt.
khác nhau. Trong đó quan tâm cao
độ đến việc phát huy tính tích cực,
tự lực và sáng tạo của học sinh.

Bảng 1.1: Bảng về cấp độ kĩ năng sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở
trường phổ thơng.

* Kĩ năng thiết kế thí nghiệm trong dạy học bao gồm các kĩ năng thành
phần sau:

+ Dự kiến được các tình huống hướng dẫn học sinh tự thấy được nhu
cầu cần phải tiến hành thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra (nghĩa là xác
định được mục đích thí nghiệm).

+ Dự kiến được các cách thức hướng dẫn học sinh tự đề xuất, hay điều
chỉnh phương án thí nghiệm phù hợp với điều kiện đã cho.

+ Dự kiến được các cách thức hướng dẫn học sinh tự đề xuất việc lựa
chọn các dụng cụ thí nghiệm (phù hợp với phương án thí nghiệm đã đưa ra).

+ Dự kiến được các cách thức hướng dẫn học sinh tự đưa ra sơ đồ thí
nghiệm.

+ Dự kiến được các cách thức hướng dẫn học sinh tự đề xuất quy trình
tiến hành thí nghiệm.


+ Dự kiến được các cách thức hướng dẫn học sinh tự đề xuất cách thức
quan sát, thu thập số liệu.

+ Dự kiến được các cách thức hướng dẫn học sinh tự đề xuất cách thức
trình bày số liệu (kiểu loại bảng, đồ thị…)

11

+ Dự kiến được các cách thức hướng dẫn học sinh tự đề xuất cách thức
xử lí phân tích, số liệu để rút ra kết luận mong muốn.

+ Dự kiến được các cách thức hướng dẫn học sinh tự tự đánh giá chung
về q trình thí nghiệm.
* Kĩ năng thực hiện thí nghiệm trong dạy học bao gồm các kĩ năng thành
phần sau:

+ Hướng dẫn được học sinh tự thấy được nhu cầu cần cải tiến thí
nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra (nghĩa là xác định được mục đích thí
nghiệm).

+ Hướng dẫn được học sinh tự đề xuất/ hay điều chỉnh phương án thí
nghiệm.

+ Hướng dẫn được học sinh tự đề xuất việc lựa chọn các dụng cụ (phù
hợp với phương án thí nghiệm đã đưa ra).

+ Hướng dẫn được học sinh tự đưa ra sơ đồ thí nghiệm.
+ Hướng dẫn được học sinh tự đề xuất quy trình thí nghiệm.
+ Hướng dẫn được học sinh tự đề xuất cách thức quan sát, thu thập số liệu.

+ Hướng dẫn được học sinh tự đề xuất cách thức trình bày số liệu (kiểu
loại bảng hay đồ thị …)
+ Hướng dẫn được học sinh tự đề xuất cách thức xử lí, phân tích số liệu
để rút ra kết luận mong muốn
+ Hướng dẫn được học sinh tự đánh giá chung về q trình thí nghiệm.
1.3.3. Các học phần rèn luyện kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học Vật lí.
Trong chương trình đào tạo ngành sư phạm Vật lí trường Đại học Vinh,
có 5 học phần rèn luyện kỹ năng sử dụng thí nghiệm vào dạy học Vật lí bao
gồm:
 Thí nghiệm cơ nhiệt
 Thí nghiệm điện quang

12

 Lý luận dạy học Vật lí

 Phương tiện dạy học Vật lí, Thực hành phương pháp dạy học Vật lí

 Thí nghiệm Vật lí phổ thơng

Nội dung cụ thể của từng học phần như sau:

* Thực hành PPGD thí nghiệm Vật lý phổ thơng phần Điện - Quang

- Nghe giảng lý thuyết: 5 tiết

- Thực hành sử dụng thí nghiệm vào dạy học 25 (theo nhóm 15 SV)

- Tự học: 15 tiết


Mục tiêu môn học:

- Kiến thức: Nắm vững cơ sở lý thuyết các thí nghiệm giáo khoa phần

Điện Quang THPT. Lý thuyết về sử dụng thí nghiệm vào dạy học Vật lí dưới

các hình thức khác nhau.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hiện các ths nghiệm giáo khoa về

Vật lí phơt thơng phần Điện Quang và bước đầu hình thành kỹ năng vận dụng

thí nghiệm vào dạy học Vật lí

- Thái độ: Có ý thức tự giác khai thác triệt để thí nghiệm giáo khoa về

Vật lí vào thiết kế và thi cơng các bài học Vật lí ở trường phổ thơng. Có tinh

thần kỷ luật, thái độ khoa học và sư phạm trong việc xử lý các thí nghiệm

giáo khoa trong chương trình.

Tóm tắt nội dung mơn học

Về cơ sở Vật lí của các thí nghiệm giáo khoa phần Điện Quang chương

trình THPT: Các thí nghiệm về Tĩnh điện, tĩnh từ, dịng điện khơng đổi, dịng

điện trong các mơi trường, cảm ứng điện từ, dòng điện xoay chiều, các định


luật quang hình học, tán sắc, giao thoa và nhiễu xạ ánh sáng. Về thực hành:

SV tiến hành thành thạo các thí nghiệm giáo khoa cơ bản thuộc chương trình

VLPT phần Điện Quang (thí nghiệm về Tĩnh điện học, tĩnh từ, định luật Ơm

cho các loại mạch điện, dịng điện trong kim loại, chất điện phân, chất khí,

13

chân không, bán dẫn, dòng điện xoay chiều trong các mạch điện đơn giản,
định luật khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần, các loại quang cụ, tán sắc,
giao thoa, nhiễu xạ ánh sáng. SV biết sử dụng các thí nghiệm trên vào thiết kế
thi cơng các bài học Vật lí có nội dung liên quan theo hướng tăng cường các
chức năng lý luận dạy học của thí nghiệm giáo khoa.

Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. Lý thuyết về PPGD thí nghiệm Vật lí phổ thơng phần Điện
Quang
1.1. PPGD thí nghiệm phần Điện một chiều
1.2. PPGD thí nghiệm phần Điện xoay chiều
1.3. PPGD thí nghiệm phần Quang học
Chương 2. Thực hành PPGD TN Vật lí phổ thơng phần Điện một chiều
2.1. Thí nghiệm nghiên cứu các định luật của dịng điện khơng đổi
Đề tài 1. TN nghiên cứu định luật Ôm
Đề tài 2. TN đo điện trở bằng các phương án khác nhau
Đề tài 3. TN đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện bằng các
phương án khác nhau
Đề tài 4. TN vẽ đường đặc trưng Vơn – Ampe của dây tóc bóng đèn.
2.2. TN nghiên cứu về từ trường của dòng điện không đổi

Đề tài 4. TN về tương tác từ
Đề tài 5. TN về từ phổ
Đề tài 6. TN về cân lực từ
2.3. TN nghiên cứu hiện tượng cảm ứng điện từ
Đề tài 7. TN nghiên cứu định luật cảm ứng điện từ
Đề tài 8. TN nghiên cứu định luật LenXơ
2.4. TN nghiên cứu dịng điện trong các mơi trường
Đề tài 9. TN nghiên cứu tia lửa điện

14

Đề tài 10. TN nghiên cứu các tính chất của tia âm cực
Đề tài 11. TN nghiên cứu sự phóng điện trong khí kém
Đề tài 12. TN nghiên cứu dòng điện trong chất điện phân
Đề tài 14. Vẽ đường đặc trưng của Điốt và tranzito (dòng điện trong chất bán
dẫn).
Chương 3. Thực hành PPGD TN phần điện xoay chiều
3.1. Các TN khảo sát đặc điểm của dòng điện xoay chiều với dao động ký
điện tử
Đề tài 15. TN nghiên cứu hiệu điện thế dao động điều hòa
Đề tài 16. TN khảo sát tác dụng của cuộn cảm và tụ điện đối với dòng điện
xoay chiều
Đề tài 17. TN khảo sát độ lệch pha giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện
trong các loại mạch điện xoay chiều
Đề tài 18. TN nghiên cứu hiện tượng cộng hưởng trong đoạn mạch RLC nối
tiếp
Đề tài 19. Đo điện dung, hệ số tự cảm bằng dao động ký điện tử
3.2. Sử dụng mơ hình máy điện trong dạy học Vật lí với Dao động ký điện tử
Đề tài 20. Mơ hình máy phát điện một pha


Mơ hình máy phát điện 3 pha
Mơ hình máy phát điện một chiều
Mơ hình máy biến thế
Chương 4. Thực hành PPGD TN phần Quang học
4.1. Các TN nghiên cứu đường truyền của ánh sáng
Đề tài 21. TN nghiên cứu định luật khúc xạ ánh sáng
Đề tài 22. TN nghiên cứu hiện tượng phản xạ toàn phần
Đề tài 23. TN khảo sát đường truyền tia sáng qua các loại quang cụ đơn giản


×