Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CAM SÀNH TẠI XÃ QUANG MINH, HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.62 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CAM SÀNH TẠI XÃ
QUANG MINH, HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG

Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Ngọc Vinh

Lớp

: ĐH3QM1

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Phạm Thị Mai Thảo

Cơ quan công tác

: Khoa Môi trường – Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CAM SÀNH TẠI XÃ
QUANG MINH, HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Mai Thảo

Nguyễn Ngọc Vinh

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này đầu tiên, Em xin được gửi lời cám ơn chân
thành nhất tới TS. Phạm Thị Mai Thảo- giảng viên khoa Môi trường, trường đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Trong suốt thời gian thực hiện đồ án, cô đã luôn
nhiệt tình chỉ bảo, động viên và khuyến khích em cố gắng. Em thực sự biết ơn cô rất
nhiều!
Cháu xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Kim – chủ vườn cam, đã giúp đỡ,
hỗ trợ và cung cấp thông tin giúp cháu hoàn thành đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều
kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp
này.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Vinh


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhờ vậy mà sự đa dạng về sinh thái
rất lớn, rất thuận lợi để phát triển nghề trồng cây ăn quả. Trong những năm vừa qua
nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đã có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu cây trồng và nền nông nghiệp, góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, tạo công
ăn việc làm cho hàng nghìn người dân lao động từ nông thôn đến thành thị.
Với mỗi loại cây ăn quả có vai trò riêng biệt cũng như khả năng thích nghi với
từng vùng là khác nhau. Ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà giang nổi tiếng với giống cây
cam Sành được nhiều người biết đến bởi vị ngọt sắc đậm đà không thể quên. Hàm
lượng chất dinh dưỡng có trong mỗi quả cam rất cao: từ 6 – 12% đường, hàm lượng
viamin C từ 40 – 90mg/100g tươi, các axít hữu cơ từ 0,4 – 1,2% trong đó có nhiều loại
axit có hoạt tính sinh học cao cùng với khoáng chất và dầu thơm, mặt khác cam có thể
dùng để ăn tươi, làm mứt, nước giải khát, chữa bệnh. Trong những năm gần đây, diện
tích trồng cam ở khu vực ngày càng được mở rộng, việc phát triển cây cam được xem
như là một giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên việc trồng cam
theo phương pháp truyền thống, không đúng kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế không

cao và gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường.
Chính vì hiện trạng thực tế như vậy, để sản xuất ra những quả cam có giá trị kinh
tế, đảm bảo thương hiệu cam sạch, thân thiện với môi trường. Áp dụng đánh giá vòng
đời sản phẩm (LCA) vào quy trình sản xuất cây cam Sành là một phương pháp để giải
quyết vấn đề này, vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế và tác
động môi trường của mô hình trồng cây cam Sành tại Xã Quang Minh, huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang” làm đề tài đồ án tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Áp dụng phương pháp LCA vào việc đánh giá vòng đời sản phẩm cho mô hình
trồng cây cam Sành để đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động đến môi trường.
- Đề xuất một số giải pháp canh tác giảm thiểu tác động đến môi trường
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định được lượng đầu vào – ra của các nguyên, nhiên liệu trong quá trình
trồng cây cam Sành
- Tính toán chi phí sản xuất và các tác động gây ra cho môi trường/ trên một đơn
vị sản phẩm
5


- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về đánh giá vòng đời sản phẩm
1.1.1. Khái niệm về đánh giá vòng đời sảnphẩm
Theo UNEP- Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, đánh giá vòng đời sản
phẩm (Life Cycle Assessment- LCA) được định nghĩa như sau:
“Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) là một công cụ cho việc đánh giá có hệ
thống về các khía cạnh môi trường của một hệ thống sản phẩm dịch vụ thông qua tất
cả các giai đoạn của chu kỳ sống của nó”.[16]
Theo SETAC- Hội chất độc môi trường và hóa học, đánh giá vòng đời sản
phẩm được định nghĩa nhưsau:

“Đánh giá vòng đời sản phẩm là 1 quá trình đánh giá các tác động lên môi
trường liên quan đến một sản phẩm, một quá trình hay một hoạt động bằng cách xác
định và lượng hóa năng lượng, nguyên liệu sử dụng và các chất thải ra môi trường;
và nhận diện, đánh giá các cơ hội cải tiến môi trường. công việc đánh giá bao gồm
toàn bộ vòng đời sản phẩm, quá trình hay hoạt động, xuyên suốt từ khi khai thác và
xử lý nguyên liệu ; sản xuất vận chuyển và phân phối; sử dụng, tái sử dụng, bảo
hành, tái chế và sau cùng là thảibỏ”.
Theo bộ tiêu chuẩn ISO 14040, đánh giá vòng đời sản phẩm được định nghĩa
như sau:
“Đánh giá vòng đời sản phẩm là một kỹ thuật để đánh giá các khía cạnh môi
trường và các tác động tiềm ẩn đối với một sản phẩm bởi
- Thống kê đầu vào và đầu ra của một sảnphẩm
- Đánh giá các tác động có liênquan
- Giải thích các kết quả phân tích kiểm kê và đánh giá mối quan hệ tác động trong
từng giai đoạn tương ứng với mục tiêu nghiêncứu”.[17]
LCA có thể được dùng như một cách khoa học để đo lường tác động môi
trường tổng thể của mộ vật liệu hoặc sản phẩm trên toàn bộ vòng đời của nó. Bao
gồm việc đo chi tiết trong quá trình sản xuất sản phẩm, từ khai thác các nguyên liệu
trong sản xuất và phân phối đến việc sử dụng, tái sử dụng, tái chế và xử lý cuối
cùng của vật liệu- sản phẩm đó.
Theo Jim Fava, một trong những người đầu tiên nghiên cứu về LCA, “Đánh
6


giá vòng đời đã trở thành 1 công cụ để đánh giá công nhận những gánh nặng sinh
thái và ảnh hưởng sức khỏe con người kết nối với các chu kì cuộc sống đầy đủ về
sản phẩm, quy trình và các hoạt động, tạo điều kiện cho các học viên để mô hình
toàn bộ hệ thống mà từ đó các sản phẩm có nguồn gốc hoặc trong đó các quá trình
và các hoạt động.”
Các giai đoạn thực hiện LCA:

Theo bộ tiêu chuẩn ISO 14040, LCA gồm 4 giai đoạn như sau:
1 – Goal and Scope Deffinition
(Mục tiêu và phạm vi)

2 – Inventory Analysis

4 – Interpretation

(Phân tích- thống kê)

(đánh giá cải tiến)

3 – Impact Assessment
(Đánh giá tác động)
Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện các giai đoạn thực hiện LCA.[17]
-

Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu, phạm vi thực hiệnLCA
Giai đoạn 2: Thống kê- phân tích vòng đời sản phẩm gồm các quá trình, nguyên- nhiên
liệu đầu vào, năng lượng sử dụng, sản phẩm đầu ra, lượng thải của khí thải, nước thải,
định lượng cho mỗi quátrình.
- Giai đoạn 3: Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm thông qua tính toán của
bước 2 tương ứng với mỗi quátrình.
- Giai đoạn 4: Đánh giá cải tiến: đánh giá nhu cầu và cơ hội giảm thiểu tác động
đến môi trường của các sản phẩm, dịchvụ.
1.1.2. Lợi ích của công cụ Đánh giá vòng đời sản phẩm(LCA)
7


-


Lợi ích mà LCA đối với các doanh nghiệp khi thựchiện:
+ Đổi mới: Các dữ liệu LCA cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp tính toán được rõ
hơn về sản phẩm và đưa ra các chương trình đổi mới, ý tưởng mới cải tiến sản phẩm,
hướng sản phẩm tới nhãn sinh thái.
+ Giảm phát thải khí nhà kính
+ Tiết kiệm chi phí: từ các thông tin LCA cung cấp, hiểu được nguyên nhân tác
động môi trường và chi phí tương ứng, các doanh nghiệp có thể tính toán chi phí đầu
tư. Giảm số lượng nguyên liệu và năng lượng sử dụng cũng như tiết kiệm các vật liệu
bị loại bỏ và chi phí xử lý.
+ Liên kết nội bộ: LCA có thể cung cấp một nền tảng chung để doanh nghiệp
căn cứ thiết lập mục tiêu và truyền thông, đạt được sự đồng thuận toàn doanh nghiệp.
+ Uy tín doanh nghiệp: LCA chứng minh sự cam kết của doanh nghiệp để cải
thiện môi trường. Doanh nghiệp thực hiện LCA có thể nhận được sự ủng hộ lớn từ
khách hàng và cơ quan quản lý môi trường từ đó gia tăng và nâng cao được uy tín
doanh nghiệp.

-

Lợi ích mà LCA đối với người tiêudùng
Người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm tốt hơn, thân thiện với môi trường
hơn.
- Lợi ích của LCA đối với các nhà quản lý môitrường
LCA cung cấp thông tin định lượng được năng lượng và nguyên- vật liệu thô sử
dụng là bao nhiêu, và bao nhiêu chất thải rắn, lỏng, khí được thu lại mỗi giai đoạn của
vòng đời sản phẩm. Vì tất cả có thể dùng để nhận biết những thành phần có gánh
nặng lớn hơn, giúp xác định cách thức cải tiến sản phẩm doanh nghiệp, giảm thiểu tác
động môi trường. Là công cụ đắc lực phục vụ cho sản xuất sạch hơn và cấp nhãn sinh
thái.
1.1.3. Các nghiên cứu về đánh giá vòng đời sản phẩm(LCA)

Nghiên cứu về đánh giá vòng đời sản phẩm trên thếgiới
LCA đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, với mục
đích là công cụ hỗ trợ để đưa các quyết định về môi trường. Bằng công thức Bilan
Cacbon tính toán lượng thải khí Cacbon của tất cả các hoạt động, sản phẩm, các nhà
khoa học đã sử dụng LCA một cách hữu hiệu, cải tiến sản phẩm vừa đem lại hiệu quả
kinh tế đồng thời giảm thiểu phát thải nhà kính đến môi trường.
Sự ra đời của công cụ đánh giá vòng đời sản phẩm bắt đầu từ thời điểm năm
8


1969, các nghiên cứu về môi trường của công ty Coca-Cola đã chỉ ra rằng tất cả các
vật liệu chứa trong quá trình tiêu thụ có tác động đến môi trường lớn hơn nhiều lần so
với tác động môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm. Họ đã liên kết với chính
quyền địa phương, tổ chức thu mua lại vỏ chai, lon Coca-Cola và tiến hành tái chế
chúng. Khi làm như vậy, Coca-Cola nhận thất họ đã giảm được đến 90% tác động môi
trường trong suốt vòng đời sản phẩm. Những gì công ty Coca-Cola thực hiện được đã
thay đổi về cách tìm ra phương pháp hữu hiệu trong quản lý môi trường và kinh doanh
doanh nghiệp.
Năm 1979, hiệp hội các nhà độc chất học môi trường và hóa học (SETAC) thành
lập để phục vụ như một tổ chức phi lợi nhuận xã hội chuyên nghiệp để thúc đẩy cách
tiếp cận đa ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề môi trường.
Cuối những năm 1980, đánh giá vòng đời nổi lên như một công cụ để hiểu rõ hơn
về rủi ro, cơ hội và tính thương mại hóa của các hệ thống sản phẩm cũng như bản chất
tác động của môi trường. Tại cuộc hôi thảo quốc tế đầu tiên do SETAC tài trợ năm
1990, thuật ngữ “Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)” được đặt ra, với ưu điểm tránh
chuyển gánh nặng môi trường của một sản phẩm đến một giai đoạn chu kỳ sống khác
hoặc các bộ phận khác của hệ thống sản phẩm.
Năm 1993, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã liên kết với các chuyên gia của
SETAC với mục đích nhằm chuẩn hóa LCA. Năm 1997, tiêu chuẩn ISO 14040 cho
đánh giá vòng đời sản phẩm- nguyên tắc và khuôn khổ đã được hoàn tất. Năm 2006,

tiêu chuẩn ISO 14040 hoàn tất quy định về yêu cầu và hướng dẫn cụ thể cho đánh giá
vòng đời sản phẩm.
Công cụ Bilan Cacbon được Cơ quan quản lý Năng lượng và Môi trường Pháp
xây dựng với 6 phiên bản nhằm giúp các công ty, chính quyền địa phương và các vùng
lãnh thổ phân tích chi tiết các phát thải khí nhà kính và ưu tiên hóa các hành động
giảm thiểu phát thải. Việc tính toán các mức phát thải của công cụ Bilan Cacbon cũng
tương tự như kĩ thuật đánh giá nhanh các nguồn thải, nghĩa là dựa trên quy mô nguồn
thải và các hệ số phát thải tương ứng.
Đầu tiên phải kể đến là chuỗi các nghiên cứu về “Dấu chân Carbon” của Ngân
hàng đầu tư Châu Âu và Quỹ đầu tư châu Âu. Trong nghiên cứu này, khi không có các
con số có sẵn cho yếu tố phát thải, các chuyên gia đã sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu
C-EQ-logic và nghiên cứu xem xét khả năng thích nghi với tình hình cụ thể. Các yếu
tố phát thải được cập nhật qua thời gian (từ năm 2008 đến năm 2010) và áp dụng đối
với các công ty có hoạt động như sưởi ấm, sử dụng điện cho phương tiện di chuyển,
tiêu thụ giấy. Kết quả thu được cho thấy trong 2 năm, lượng thải Cacbon tăng lên 13%
9


mà nguyên nhân chính là do lượng điện và lượng giấy tiêu thụ không kiểm soát. Qua
kết quả đó , ngân hàng đầu tư châu Âu và Quỹ đầu tư châu Âu đã đưa ra một loạt các
giải pháp để thay đổi thói quen sử dụng, tiết kiệm điện-giấy, tránh lãng phí tài
nguyên.
Tại Anh, ngành giáo dục có thể giúp đỡ để giảm Cacbon cộng đồng như là một
phần của Chính phủ cũng như đóng góp vào các nỗ lực quốc gia để đáp ứng mục tiêu
đề ra. Có khoảng 34.000 trường học ở Vương quốc Anh đã tham gia vào hoạt động
kiểm toán Cacbon (Southampton, Trung tâm Môi trường và Năng lượng Maverick,
2001). Kết quả cho thấy, mặc dù không phải là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng
nhà kính nhưng lượng điện năng sử dụng tại các trường học Anh quốc chiếm 13% tổng
điện năng tiêu thụ toàn nước Anh. Vì vậy, việc truyền thông môi trường đã được áp
dụng mạnh mẽ tại các trường học với mục tiêu tiết kiệm năng lượng điện cho quốc

gia.
Nghiên cứu về đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) tại Việt Nam
Dù đã có mặt từ lâu trên thế giới nhưng LCA vẫn còn là một khái niệm mới tại
Việt Nam. Trên cơ sở khảo sát và xác định các nguồn khí thải Cacbon tại trường tiểu
học Quang Trung, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, chi cục Bảo Vệ Môi Trường đã
tính toán ước tính ban đầu lượng khí thải nhà kính trung bình mỗi năm tại Trường tiểu
học Quang Trung khoảng 84 tấn Cacbon dựa trên công cụ “Bilan Cacbon”, từ các
nguồn: Năng lượng sử dụng, nguyên vật liệu, sản phẩm và dịch vụ mua sắm, hoạt
động đi lại của giáo viên, học sinh và phụ huynh có sử dụng nhiên liệu, chất thải trực
tiếp (nước thải và chất thải rắn), cơ sở hạ tầng, nội thất và thiết bị các loại.
Đây là công cụ mới, việc tính toán rất chi tiết song cũng đơn giản, dựa trên
phần mềm excel đã được Viện công nghệ Châu Á tại Thái Lan chuyển giao. Để cho
đội ngũ giáo viên biết ý nghĩa, mục đích của việc tính toán khí nhà kính, tiếp cận được
phương pháp mới và chủ động tính toán trên cơ sở xác định các dữ liệu đầu vào mỗi
năm của nhà trường. Từ đó, ban giám hiệu nhà trường có thể kiểm soát các nguồn thải
và mức độ sử dụng tài nguyên có hiệu quả, góp phần giảm thiểu phát thải nhà kính.
Tiếp theo là nghiên cứu- trao đổi “Dấu chân Cacbon trong sản phẩm bia tại công
ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh” của Hồ Thị Phương, Đào Thị Minh Châu, Nguyễn
Thị Oanh- Đại học Vinh. Qua nghiên cứu dấu chân Cacbon trong sản phẩm bia tại
Công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh đã cho thấy dấu chân Cacbon của sản phẩn
bia là 1554.52kgC-eq/1000 lít bia đóng chai loại 355 ml, trong đó: Nguyên liệu đầu
vào:13,19%; Vật liệu đóng chai: 32,97%; Sản xuất và đóng chai: 19,89%; Phân phối:
33,26%; Xử lý chất thải:0,68%. Kết quả nghiên cứu đã cho tấy các tiềm năng để giảm
10


thiểu phát thải khí nhà kính:
Tăng tỷ lệ tái sử dụng chai bia cũ (hiện tại là 80%), giả sử tỷ lệ thu gom và tái
sử dụng chai bia cũ tăng lên 90% thì sẽ giảm được khoảng 12% dấu chân Cacbon.
Tìm các nguồn nguyên vật liệu đầu vào có cơ sở gần với tỉnh Nghệ An để giảm

bớt sự phát thải khí nhà kính do sự đốt cháy nhiên liệu trong quá trình vận chuyển, đặt
biệt là nguồn cung cấp malt và các phụ liệu cho quy trình đóng chai.
Chuyển dần thị trường tiêu thụ tại Bình Dương sang các thị trường gần với địa
bàn nhà máy sản xuất nhằm giảm lượng khí nhà kính phát thải do phân phối.
Mặc dù than là nguồn nguyên liệu có sẵn tại tỉnh Nghệ An và có giá thành thấp
nhưng do lượng khí phát thải nhà kính lớn, vì vậy cần tìm nguyên liệu sạch hơn thay
thế.
1.1.4. Cơ sở pháp lý liên quan đến Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)
- Quyết định 166/QĐ-TTg ban hành ngày 21/1/2014 quyết định về việc ban hành
kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 có nêu “Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14000; các quy định về hướng dẫn sử dụng hạn ngạch phát thải và hình thành thị
trường chuyển nhượng hạn ngạch phát thải; quy định về kiểm toán chất thải và đánh
giá vòng đời sản phẩm.”
- Quyết định 733/QĐ-UBND ban hành ngày 5 tháng 8 năm 2011 quyết định về
việc phê duyệt quy hoạch chungxaay dựng thành phố Điện Biên tỉnh Điện Biên Phủ
\đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có nêu: “ Quản lý và giám sát tại các nguồn
phát sinh chất thải: áp dụng các biện pháp kiểm toán môi trường đối với các cơ sở sản
xuất công nghiệp, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhằm hạn chế lượng nước thải sinh
ra.”
1.2. Tổng quan về xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Quang Minh có diện tích tự nhiên là 51,4 km2, nằm trên đường quốc lộ 279,
cách thành phố Hà Giang 65 km về phía Nam.
Tọa độ địa lý từ 22°23′48″ vĩ độ Bắc đến 104°52′10″kinh độ Đông. Phía bắc
giáp thị trấn Việt Quang, phía Đông giáp xã Vô Điếm, phía Tây và phía Nam giáp xã
Hùng An.
11



b. Địa hình
Xã Quang Minh địa hình địa mạo tương đối phức tạp có thể chia làm 2 dạng địa
hình chính như sau:
- Địa hình đồi núi thấp: có độ cao từ 100 m đến 700 m, phân bố hầu hết trên địa
bàn xã, địa hình đồi bát úp, lượn sóng thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp dài
ngày và cây ăn quả.
- Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất thoải, lượn sóng ven sông Lô, sông con
và suối Sảo. địa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới tiêu, trên hầu hết
diện tích đất đã được khai thác và trồng lúa và hoa màu.
c. Khí hậu
Khí hậu Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình
khoảng 22,5 đến 230C. Lượng mưa trung bình khoảng 4.665 – 5.000 mm/năm, xã
Quang Minh thuộc huyện Bắc Quang là một trong những vùng có số ngày mưa nhiều
nhất ở Việt Nam, khoảng từ 180 đến 200 ngày/năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
hàng năm, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, vì vậy mùa đông thường
xảy ra hiện tượng thiếu nước.
Số giờ nắng trung bình năm vào khoảng 1.300 – 1.500 giờ/năm, nắng nhiều về
mùa hè nhất là tháng 7 – 9 và nắng ít nhất vào tháng 2, 3.
Chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông có rét đậm rét hại,
nhiệt độ xuống thấp 5-70C, ảnh hưởng xấu tới cây trồng và vật nuôi.
d. Tài nguyên rừng, thảm thực vật
Xã Quang Minh có tài nguyên rừng rất lớn tính cả diện tích đất đồi núi chưa sử
dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì xã có khoảng 36,78 km2,
chiếm 68% diện tích tự nhiên. Trong đó rừng sản xuất 26.82 km2 chiếm 72,93%, chủ
yếu là rừng trồng cây lâm nghiệp như nguyên liệu giấy, rừng phòng hộ 9,93 km2,
chiếm 27% tổng diện tích đất lâm nghiệp.
- Nhóm đất phù sa chiếm 4% tổng diện tích tự nhiên, Lân và kali tổng số trung
bình rễ tiêu ở mức nghèo, đây là loại đất phù hợp với loại cây trồng ngắn ngày đặc biệt

là cây lương thực.
- Nhóm Gley: có diện tích chiếm khoảng 2,4 % địa hình thấp trũng, đất có phản
ứng chua, khó thoát nước, nhóm đất này chủ yếu là trồng lúa nước, đất thường chặt, bí,
quá trình khử mạnh hơn quá trình ôxy hoá.

12


- Nhóm đất xám: Diện tích đất này chiếm tỷ lệ cao 90,8% phân bổ khắp trên địa
bàn toàn xã.
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Dân số
Xã Quang Minh có số dân là 8.406 người (năm 2015), mật độ dân số là 164
người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở ven đường quốc lộ 279.
Các dân tộc chủ yếu ở đây là: Tày, Kinh, Dao, Nùng. Trong đó người dân tộc Tày
chiếm đa số.
b. Văn hóa – xã hội
Sự nghiệp văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ rõ rệt; giáo dục - đào tạo được quan
tâm đặc biệt (có 4/5 trường đạt chuẩn quốc gia); xã duy trì bền vững chuẩn phổ cập
giáo dục các cấp; tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm bình quân đạt 97%; tỷ lệ
lao động qua đào tạo đạt trên 40%.
Cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học được tăng cường theo hướng kiên cố
hóa, hiện đại hóa; phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, xã văn hóa
được triển khai tích cực và đồng bộ; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán
bộ và nhân dân được quan tâm; tỷ lệ người dân tham gia đóng bảo hiểm y tế đạt 71%;
Trạm Y tế xã được công nhận đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
c. Kinh tế - Thu nhập
Năm 2016, bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn xã ước đạt 26,03 triệu
đồng/năm; hộ nghèo phấn đấu đến cuối năm 2016 dự kiến sẽ giảm xuống còn 5,9 %
(tính theo chuẩn mới).

Tính đến tháng 12/2015, xã Quang Minh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xã chuẩn
nông thôn mới, hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Tổng số
vốn thực hiện theo Đề án phê duyệt là 46.653 triệu đồng; trong đó, ngân sách Trung
ương là 33.344,04 triệu đồng, ngân sách tỉnh 50,0 triệu đồng, ngân sách huyện 125,5
triệu đồng, doanh nghiệp 50,0 triệu đồng, xã hội hóa và nhân dân đóng góp 12.083,44
triệu đồng.
Với sự nỗ lực đó, đến nay xã đã có 9,86km/16,17km đường liên thôn được bê
tông hóa; 12,32km/20,1km đường ngõ xóm được cứng hóa; hệ thống thủy lợi đáp ứng
được yêu cầu phục vụ sản xuất của nhân dân, xã đã có điểm bưu điện văn hóa; chợ
trung tâm xã cũng được quy hoạch mở rộng thêm, nâng tổng diện tích chợ hiện nay là
5.041m2. Hệ thống điện - đường - trường - trạm cơ bản đáp ứng được nhu cầu của
13


nhân; công tác vệ sinh môi trường đã có chuyển biến tích cực; số hộ dùng nước sạch
hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn là 2.197/ 2.971 hộ, đạt 100 %; số hộ có công trình vệ sinh
đạt tiêu chuẩn là 2.197/ 2.971 hộ, đạt 100 % .

14


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giống cây cam Sành.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Thời gian
Tháng 3/2017 – tháng 5/2017
b. Không gian
Vì lí do trên địa bàn huyện Bắc Quang có diện tích quá lớn nên trong đồ án chỉ

thực hiện đánh giá mô hình trồng cây cam trong phạm vi xã Quang Minh, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp khảo sát điều tra thực tế
Đi tham quan trực tiếp khu vực để tìm hiểu về số lượng, quy mô trồng cây cam
Sành trên địa bàn xã Quang Minh
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp phỏng vấn:
- Điều tra bảng hỏi
- phỏng vấn trực tiếp
Dùng để phỏng vấn người dân và cơ quan địa phương để biết được các thông tin
chi tiết như: số lượng, quy mô, năng suất, kỹ thuật trồng cây cam Sành.
2.3.3. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu thông tin từ các nguồn:
- Thông tin từ sách, báo, các công trình nghiên cứu đánh giá về đánh vòng đời
sản phẩm
- Thu thập tài liệu liên quan đến kỹ thuật trồng cây cam Sành
2.3.4. Phương pháp kiểm kê
- Kiểm tra các loại thiết bị, máy móc có sử dụng trong quá trình trồng cam nhằm
biết được các thông tin về số lượng, thông số kỹ thuật của loại thiết bị đó.
15


- Tổng hợp các loại phân bón, thuốc hóa học bảo vệ thực vật được sử dụng trong
quá trình trồng cam để phục vụ cho tính toán sau này.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng Word, excel
2.3.6. Phương pháp tính lượng phát thải cacbon của nhiên liệu
- Áp dụng công thức Bilan để tính lượng Ceq mà trong quá trình trồng cam có
phát thải ra môi trường, công thức Bilan được trình bày như sau:

EC-eq= M x Ef
Trong đó: - EC-eq là lượng carbon phát thải
- M là quy mô nguồn thải
- Ef là hệ số phát thải của nhiên liệu
( Đối với điện Ef = 0,5603 tấn CO2/MWh)
Trong quá trình trồng cam có sử dụng nhiên liệu là điện

16


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Mô tả vòng đời cây cam Sành và nguyên liệu dùng cho quá trình trồng
cây cam Sành
Vòng đời của cây cam Sành trải qua 3 giai đoạn là:
- Giai đoạn 1: Quá trình chuẩn bị cành giống
- Giai đoạn 2: Quá trình trồng cây
- Giai đoạn 3: Quá trình tiêu thụ sản phẩm
Mỗi giai đoạn của vòng đời cây cam Sành đểu phát sinh ra môi trường 1 lượng
chất thải bao gồm: chất thải rắn, nước và khí thải. Lượng chất thải phát sinh ở các giai
đoạn là khác nhau và đều có tác động đến môi trường, cần được xem xét đánh giá.
3.1.1. Giai đoạn 1: Quá trình chuẩn bị cành giống
Để sản xuất ra được quả cam Sành trước hết ta cần chuẩn bị cành giống. Tại giai
đoạn này ta xét xem để có được một cành giống thì chi phí hết bao nhiêu
3.1.2. Giai đoạn 2: Quá trình trồng cây
Tại giai đoạn này, các nguyên liệu được cung trong quá trình trồng cây để tạo ra
được quả cam Sành, ta sẽ làm rõ các yêu cầu sau:
- Làm rõ quy trình trồng cây cam Sành
- Làm rõ được các loại máy móc – thiết bị sử dụng trong quá trình trồng cây để
từ đó tính toán được lượng thải
- Lượng nhiên liệu sử dụng để sản xuất ra trên một đơn vị sản phẩm

- Lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình trồng cây (như: bao bì, vỏ chai lọ,
chất thải sinh hoạt của con người)
- Lượng nước tiêu thụ trong quá trình trồng cây
- Tính toán tổng lượng thải của các thành phần trên một đơn vị sản phẩm
Để thực hiện tốt được giai đoạn này cần phải đi khảo sát thực tế, hỏi trực tiếp
người dân trồng cây tại xã Quang Minh để xác định rõ ràng lượng thải từng công đoạn
và các loại chất thải tạo ra trong quá trình trồng cây.
3.1.3. Giai đoạn 3: Quá trình tiêu thụ sản phẩm
Trong giai đoạn này, sản phẩm đã được thu thoạch và mang ra thị trường để tiêu
thụ. Ta cần xem xét đến giá trị của sản phẩm và các tác động động đến môi trường.
17


3.2. Đánh giá vòng đời sản phẩm
3.2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị cành giống
Cành cam giống được người dân mua về tại các trang trại cam khác hoặc các
điểm bán cành giống ở địa phương với giá 15.000 (đồng/cành)
3.2.2. Giai đoạn 2: Quá trình trồng cây cam Sành
a. Quy trình trồng cây

Cành giống
Cây con
Phân bón, vôi, nước

B1: Trồng cây
Túi nilon, bao bì
Cây sạch cỏ

Thuốc diệt cỏ,
nước,vôi, điện


B2: Chăm sóc
Chất thải rắn
Cây đủ chất dinh
dưỡng

Phân bón: urê, kali,
lân, phân chuồng

B3: Bón phân
Bao bì, khí thải
Cây sạch bệnh

Thuốc trừ sâu, nước,
điện

B4: Phòng trừ sâu
bệnh

Chai lọ,túi nilon, khí
thải

Quả cam
Cam chín, xăng, bao


B5: Thu hoạch
Bao bì, khí thải
18



Ghi chú:
: Các bước chính trong quy trình trồng cam
: Dòng nguyên- nhiên liệu đầu vào của quá trình
: Dòng nguyên- nhiên liệu đầu ra của quá trình
: Các bước chính trong quá trình sản xuất
: Nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào của quy trình sản xuất
: Sản phẩm đầu ra của quy trình sản xuất
: Chất thải đầu ra của quá trình
Thuyết minh quy trình trồng cam
Cành giống
Ban đầu cành giống được người dân mua tại các trang trại vườn cam khác hoặc
có thể mua tại các điểm bán cành giống cây cam Sành. Sau đó được ngâm vào nước để
bầu đất ẩm từ 30 phút đến 1 giờ trước khi mang đi trồng. Với 1ha diện tích đất trồng
có thể trồng được từ 450 – 500 cây.
Bước 1: Trồng cây
Đầu tiên cần chuẩn bị hố trồng cây: kích thước hố 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60
x 60 x 60 cm. Trước khi trồng cây cần bón phân vào hố với: 30 - 40 kg phân chuồng
hoai mục, 0,3 – 0,5 kg lân, 0,1 – 0,2 kg Kali và 0,5 – 1 kg vôi. Nếu không có phân
chuồng có thể dùng phân hữu cơ sinh học với lượng từ 10 – 15 kg/hố.
Khi đào hố, trộn đều lượng phân trên với lớp đất mặt và lớp đất giữa để riêng.
Tiếp đó trải lớp đất dưới xuống hố, rồi cho hỗn hợp phân và đất vào hố. Sau đó, trộn
0,5 – 1kg vôi bột rải lên mặt hố rồi lấp lại bằng một lớp đất mỏng 2-3 cm và bơm nước
vào đầy hố. Sau 15 ngày có thể trồng cam. lưu ý khi trồng cho 1 ít đất không có phân
quanh bầu đất để tránh khi cây ra rễ gặp phân sẽ bị xót. Sau 2 ngày sau khi trồng, nên
tưới nước để cây khỏe hút chất dinh dưỡng tốt. Sau 5 – 7 ngày tưới lại 1 lần nữa.
Khoảng cách trồng: 6m x 5m, hoặc 5m x 4m.
Bước 2: Chăm sóc
Ta tiến hành làm cỏ quanh gốc và phát cỏ định kỳ 5 lần/năm từ tháng 2 đến tháng
10 hàng năm. Với các cây cam từ 3 năm tuổi trở lên có thế làm cỏ quanh gốc và phun

thuốc diệt cỏ khoảng 2 lần/năm. Lượng cỏ khô do phát hoặc phun được để lại tại vườn
để giữ ẩm cho đất và làm phân xanh tốt cho đất. Sau mỗi lần thu hoạch cần cắt tỉa các
cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành mọc không đúng hướng. Sau đó quét vôi vào
gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.
Bước 3: Bón phân
19


Tùy thuộc vào tuổi của cây mà liều lượng và tần suất bón phân cũng khác nhau

Bảng 3.1: Lượng phân bón cần cho cây cam Sành theo năm tuổi
Tuổi cây

Phân chuồng Kg/cây
(kg/cây)
Urê

Lân

Kali

1-3

20-30

0,1-0,3

0,3-0,5

0,2


4-6

30-50

0,4-0,5

0,6-1,2

0,3

7-9

60-90

0,6-0,8

1,3-1,8

0,4

Trên 10

100

0,8-1,5
2,0
0,5
(Nguồn: Khảo sát thực tế tại xã Quang Minh, 2017)


*thời kỳ bón:
- Cây từ 1-3 tuổi:có phân chuồng + phân lân bón vào tháng 12 đến tháng 01.
Đạm urê và kali bón làm 3 lần: Lần 1: vào tháng 1-2: 30% đạm; Lần 2: vào tháng 4-5:
40% đạm + 100%kali; Lần 3: tháng 8 - 9: 30% đạm.
- Năm thứ 4 trở đi: phân chuồng + lân + vãi sau khi thu hoạch quả (quả tháng 12
sang tháng 1). Bón thúc lần 1(Bón đón lộc xuân ): Khoảng từ 15/2-15/3: 40% đạm +
40% kali; Bón thúc lần 2: vào tháng 4-5: 30% đạm + 30% kali; Bón thúc lần 3 (Bón
thúc cành thu và nuôi quả ): vào tháng 6-7: 30% đạm + 30% kali.
Cách bón: Sau khi thu hoạch: bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng
30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. Bón thúc vào
Lần 1, lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo
sâu 4-5cm, vùi đất lấp kín, ủ rơm rác để giữ ẩm.
Bước 4: Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên kiểm tra, thăm vườn cam để kịp thời phát hiện sâu bệnh và tiêu
diệt. Các loại bệnh chủ yếu: sâu vẽ bùa, sâu đục thân, nhện đỏ, nhện trắng, khô đầu
cành. Với diện tích trồng lớn ta sẽ dùng máy để phun thuốc trừ sâu để tiết kiệm thời
gian và công sức.
Bước 5: thu hoạch

20


Thời gian thu hoạch từ tháng 12 hàng năm, khi thấy quả có màu đỏ da cam và
vàng lá cam 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả thì thu hoạch. Nên tiến hành thu hoạch vào ngày
nắng ráo để cam Sành được tươi ngon, không bị dập nát.
b. máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình trồng cam
Trong quá trình trồng cam sử dụng khá ít loại máy móc để phục vụ công việc
này, đa phần là sử dụng sức lao động của con người là chính, cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3.2: Máy móc – trang thiết bị trong quá trình trồng cây cam

STT
1
2

Tên máy móc – thiết bị

Số lượng (chiếc)

Công
suất
(kW/h/thiết bị)
Máy phun thuốc trừ sâu
1
1,5
Máy bơm nước
1
0,25
(Nguồn: Khảo sát thực tế tại xã Quang Minh, 2017)
c. Xác định lượng thải trong quá trình trồng cây cam Sành

Lượng thải trong quá trình trồng cam bao gồm chất thải rắn và khí thải. Nước
thải không phát sinh trong quá trình trồng mà chỉ có nước thải từ hoạt động sinh hoạt
của người dân như: nấu ăn, rửa tay, vệ sinh, … Sau đây ta sẽ đi chi tiết về lượng thải:

Bước 1: Trồng cây
Cành cây giống được mua về sẽ đem đi trồng khi hố đào đã được trộn phân và
vôi sau 15 ngày.
Quy trình trồng cây 1 cây được thể hiện như sau:
Cành giống
Nước: 5 lít

Cây con
Phân chuồng: 30 kg
Phân lân 0,5 kg

B1: Trồng cây
Túi nilon: 0,1 kg

Vôi 1 kg
Bước 2: Chăm sóc
Cây cam sau khi trồng sẽ được chăm sóc đều đặn: làm cỏ quanh gốc và phát cỏ
xung quanh. Đối với cây từ 5 năm tuổi trở lên có thể dùng thuốc diệt cỏ để phun.
21


Đối với cây từ 1-5 năm tuổi quy trình chăm sóc như sau:
Vôi: 0,2 kg
Cây sạch cỏ
Nước: 2,5 lít

B2: Chăm sóc
Chất thải rắn

* Đối với cây trên 5 năm tuổi ta sẽ dùng thuốc diệt cỏ tính trên đơn vị 1 ha
Nước: 200 lít
Cây sạch cỏ
Thuốc diệt cỏ

B2: Chăm sóc
Chất thải rắn


Điện:
Bước 3: Bón phân
Tùy thuộc vào năm tuổi của cây cam mà ta bón phân với liều lượng khác nhau cụ
thể ở bảng sau:
Bảng 3.1: Lượng phân bón cần cho cây cam Sành theo năm tuổi
Tuổi cây

Phân chuồng Kg/cây
(kg/cây)
Urê

Lân

Kali

1-3

20-30

0,1-0,3

0,3-0,5

0,2

4-6

30-50

0,4-0,5


0,6-1,2

0,3

7-9

60-90

0,6-0,8

1,3-1,8

0,4

Trên 10
100
0,8-1,5
2,0
Sau đây, xin được chọn cây từ 1 – 3 năm tuổi để tính làm ví dụ:
Phân chuồng: 20 kg

- Urê: 0,1kg
- Lân: 0,3 kg

0,5

Cây đủ chất dinh
dưỡng
B3: Bón phân

Bao bì, khí thải

- Kali: 0,2 kg
22


Bước 4: Phòng trừ sâu bệnh
Thuốc trừ sâu:
Cây sạch bệnh
B4: Phòng trừ sâu
bệnh

- Nước:
- Điện:

- Chai lọ
- túi nilon

Bước 5: Thu hoạch

Khi quả cam đã chín màu đỏ da cam và vàng lá cam 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả thì
thu hoạch.

Quả cam
Bao bì

B5: Thu hoạch
Bao bì

* Xác định lượng khí thải phát sinh trong quá trình trồng cây cam Sành

Trong quá trình trồng cây cam Sành, có sử dụng điện năng để bơm nước và phun
thuốc trừ sâu. Thời gian vận hành và lượng điện tiêu thụ được thống kê ở bảng sau:
Bảng 3.2: Lượng điện tiêu thụ cho 1 đợt phun thuốc trừ sâu trên 1 ha
ST
T

Tên
máy Số
lượng Công suất
móc – thiết (chiếc)
(kW)
bị
1
Máy bơm 1
0,25
nước
2
Máy phun
1
1,5
Tổng lượng điện tiêu thụ cho 1 đợt phun
Trong một năm, cần phun thuốc trừ sâu 10
thụ là:
16,875 x 10

Thời
hoạt
(h)
4,5


gian Lượng điện
động tiêu
thụ
(kWh)
1,125

10,5

15,75
16,875
lần và trong năm thì lượng điện tiêu

Bảng 3.3: Lượng điện tiêu thụ cho 1 đợt phun thuốc diệt cỏ trên 1 ha
ST
T
1
2

Tên
máy
móc – thiết
bị
Máy bơm
nước
Máy phun

Số
lượng Công
(chiếc)
(kW)

1

0,25

1

1,5

suất Thời
hoạt
(h)
4
14
23

gian Lượng điện
động tiêu
thụ
(kWh)
1
21


Tổng lượng điện tiêu thụ cho 1 đợt phun
22
Trong một năm, cần phun thuốc diệt cỏ 2 lần và trong năm thì lượng điện tiêu thụ
là:
22 x 2
Từ đó, ta tính được tổng lượng CO2-eq phát thải từ quá trình trồng cây cam Sành
là: EC-eq = M x Ef x 1,08 (Trong đó: hệ số hao tổn dòng điện là 1,08)

=?
* Xác định lượng thải phát sinh trong sinh hoạt của nhân công lao động
Bảng 3.4: Số lượng công lao động đối với từng công việc
STT
1
2
3
4
5
6

Tên công việc
Đào hố
Trồng cây
Phát cỏ
Bón phân
Phun thuốc trừ sâu
Thu hoạch

Số công lao động/1ha
15
15
12
10
3
10

?
3.2.3. Giai đoạn 3: Quá trình tiêu thụ sản phẩm
Trong giai đoạn này, khi quả cam đã được thu hoạch và vận chuyển đến nơi tiêu

thụ và bán cho người tiêu dùng với giá bán hiện tại là 15.000 đồng/kg. Người mua sẽ
ăn và thải bỏ phần vỏ và hạt cam ra môi trường.
Quá trình tiêu thụ và thải bỏ được mô tả như sau:
Mua sản phẩm

Sử dụng

Thải bỏ

3.2.4. Tổng kết quá trình đánh giá vòng đời sản phẩm của quả cam Sành
Qua quá trình đánh giá vòng đời sản phẩm của quả cam Sành với các loại chất
thải là: chất thải rắn, nước thải và khí thải cùng các số liệu tính toán, ta có bảng tổng
kết sau:
Bảng 3.5: Tổng kết lượng thải trong vòng đời sản phẩm của quả cam Sành
STT

1

Thành phần chất thải

Giai đoạn

Khí thải

1

(kg CO2eq/1 kg)

2
3


2

Chất thải rắn
(kg/1 kg)

1
2
24

Lượng thải

Tổng lượng
thải


3
1
3

Nước thải
(m3/1 kg)

2
3

TÀI LIỆU THAM KHẢO

25



×