Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất kế hoạch quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 108 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Vương Thị Quỳnh Hương


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Tưởng Thị Hội –
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, với
sự quan tâm, tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này em cũng xin cám ơn các thầy, các cô và các cán bộ công tác tại
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường– Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã
giúp đỡ và huớng dẫn em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Em xin cảm ơn Trung tâm Quan trắc & Phân tích Môi trường – nơi em công
tác đã giúp đỡ em nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, em cũng gửi lời cám ơn tới gia đình bố mẹ và bạn bè đã luôn ủng
hộ, tạo mọi điều kiện và động viên em hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Vương Thị Quỳnh Hương


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ..............................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................1
4. Bố cục của đề tài: ....................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI ............................ 3
1.1.Khái niệm về chất thải nguy hại............................................................................3
1.1.1. Khái niệm về chất thại nguy hại và quản lý chất thải nguy hại ........................3
1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại [1] ........................................................................3
1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ .................7
1.1.3.1. Cơ chế tác động của chất thải nguy hại: .......................................................7
1.1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại .................................................................8
1.2. Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại trên thế giới ..............................................9
1.3. Hiện trạng công tác quản lý CTNH ở Việt Nam................................................11
1.3.1. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại [1] ...........................................................13
1.3.2. Hiện trạng công tác phân loại, thu gom và vận chuyển CTNH ......................15
1.3.3. Hiện trạng công tác xử lý và tiêu hủy CTNH .................................................17
1.4. Quy hoạch quản lý chất thải nguy hại ................................................................18
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
HẠI TẠI HẢI DƯƠNG ..................................................................................... 19
2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Hải Dương ................................................................19
2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................19
2.1.2. Đặc điểm địa hình ...........................................................................................20
2.1.3. Dân số..............................................................................................................20
2.1.4. Điều kiện khí tượng thủy văn ..........................................................................20
2.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội[10] .........................................................................21
2.1.5.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế ................................................................21
2.5.1.2. Công nghiệp .................................................................................................21



2.1.5.3. Nông, lâm, ngư nghiệp .................................................................................21
2.1.5.4. Giáo dục và y tế............................................................................................21
2.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại Hải Dương ...........22
2.2.1. Nguồn, thành phần và lượng CTNH phát sinh tại Hải Dương .......................22
2.2.1.1. Nguồn, thành phần và lượng CTNH sinh hoạt ............................................22
2.2.1.2. Nguồn, thành phần và lượng CTNH công nghiệp........................................23
2.2.1.3. Nguồn, thành phần và lượng CTNH nông nghiệp .......................................29
2.2.1.4. Nguồn, thành phần và lượng CTNH y tế......................................................30
2.2.1.5. Đánh giá chung lượng CTNH phát sinh tại Hải Dương ..............................32
2.2.2. Công tác thu gom, vận chuyển CTNH tại Hải Dương ....................................33
2.2.2.1. Công tác thu gom, vận chuyển CTNH sinh hoạt ..........................................33
2.2.2.2. Công tác thu gom, vận chuyển CTNH công nghiệp .....................................34
2.2.2.3. Công tác thu gom, vận chuyển CTNH nông nghiệp.....................................35
2.2.2.4. Công tác thu gom, vận chuyển CNNH y tế ..................................................36
2.2.3. Công tác lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại ......................................................38
2.2.3.1. Công tác lưu giữ, xử lý CTNH sinh hoạt .....................................................38
2.2.3.2. Công tác lưu giữ, xử lý CTNH công nghiệp.................................................39
2.2.3.3. Công tác lưu giữ, xử lý CTNH nông nghiệp ................................................42
2.2.3.4. Công tác lưu giữ, xử lý CTNH y tế...............................................................42
2.3.5.6. Tổng hợp công tác thu gom xử lý CTNH tại Hải Dương .............................44
2.3. Hiện trạng quản lý CTNH tại Hải Dương ..........................................................46
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý CTNH tại Hải Dương ................................48
2.4.1. Chất thải nguy hại sinh hoạt ............................................................................48
2.4.2. Chất thải nguy hại công nghiệp.......................................................................48
2.4.3. Chất thải nguy hại nông nghiệp ......................................................................49
2.4.4. CTNH y tế .......................................................................................................49


CHƯƠNG 3. DỰ BÁO LƯỢNG CTNH PHÁT SINH TẠI TỈNH HẢI
DƯƠNG ĐẾN NĂM 2030 VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH QUẢN LÝ ............. 50

CHẤT THẢI NGUY HẠI CHO TỈNH HẢI DƯƠNG ................................... 50
3.1. Dự báo lượng chất thải nguy hại phát sinh đến năm 2030.................................50
3.1.1. Dự báo lượng CTNH sinh hoạt trên địa bàn Hải Dương đến năm 2030 ........50
3.1.2. Dự báo lượng CTNH công nghiệp trên địa bàn Hải Dương đến năm 2030 ...51
3.1.3. Dự báo lượng CTNH nông nghiệp và làng nghề trên địa bàn Hải Dương đến
năm 2030 ...................................................................................................................54
3.1.4. Dự báo lượng CTNH y tế trên địa bàn Hải Dương đến năm 2030 .................55
3.2. Đề xuất các cơ chế chính sách và giải pháp quản lý CTNH ..............................58
3.2.1. Các giải pháp quản lý ......................................................................................58
3.2.1.1. Giải pháp về quản lý hành chính .................................................................58
3.2.1.2. Giải pháp về vốn để tăng cường đầu tư công tác quản lý CTNH ................59
3.2.1.3. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục phổ biến kiến thức...............................59
3.2.1.4 Công tác quản lý CTNH tại cơ sở .................................................................60
3.2.2. Giải pháp về công nghệ ..................................................................................61
3.2.3. Đề xuất về quy hoạch quản lý CTNH .............................................................62
3.3. Đề xuất các phương án quản lý CTNH ..............................................................67
3.3.1. Công tác quản lý phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH ....................67
3.3.1.1. Công tác quản lý phân loại và thu gom .......................................................67
3.3.1.2. Công tác lưu giữ...........................................................................................70
3.3.1.3. Giải pháp xử lý CTNH trên địa bàn Hải Dương .........................................76
2.4. Đề xuất kế hoạch quản lý chất thải nguy hại cho tỉnh Hải Dương ....................78
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 80


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

CTNH

:


Chất thải nguy hại

TT-BTNMT :

Thông tư – Bộ Tài nguyên Môi trường

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ-BYT

:

Quyết định-Bộ Y tế

KCN

:

Khu công nghiệp

CTR

:

Chất thải rắn


CTSH

:

Chất thải sinh hoạt

TN&MT

:

Tài nguyên& Môi trường

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TMDV

:

Thương mại dịch vụ


CP

:

Cổ phần

MTV

:

Một thành viên

UBNDTP

Ủy ban nhân dân thành phố


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Các loại chất thải nguy hại .........................................................................6
Bảng 1.3. Tình hình xử lý CTNH của một số nước trên thế giới năm 2011 [12] .....10
Bảng 1.4. CTNH công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố .........................14
Bảng 1.5. Các công nghệ xử lý CTNH phổ biến hiện nay tại Việt Nam ..................17
Bảng 2.1. Dự báo dân số tại tỉnh Hải Dương đến năm 2030 ....................................20
Bảng 2.2. GDP của tỉnh Hải Dương phân theo nhóm ngành ....................................21
Bảng 2.3. Thành phần CTNH đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt .............................23
Bảng 2.4. Tổng lượng CTNH sinh hoạt tại Hải Dương ............................................23
Bảng 2.6. CTNH phát sinh tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương ..25
Bảng 2.7. Lượng CTNH phát sinh ở các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hải Dương .............................................................................................26

Bảng 2.8. Tổng khối lượng CTNH phát sinh trong công nghiệp ..............................28
Bảng 2.9. Lượng và loại CTNH phát sinh trong nông nghiệp của tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2011-2013 ..................................................................................................29
Bảng 2.11. Số cơ sở y tế toàn tỉnh Hải Dương qua các năm ...................................31
Bảng 2.12. Thống kê tổng khối lượng chất thải y tế nguy hại tại Hải Dương ..........32
Bảng 2.13. Tổng lượng CTNH phát sinh trên địa bàn Hải Dương ...........................32
Bảng 2.14. Tổng hợp khối lượng chất thải nguy hại được thu gom xử lý của 4 công
ty được cấp phép xử lý, tiêu huỷ CTNH tại tỉnh Hải Dương [10] ............................35
Bảng 2.15. Các phương tiện, thiết bị, nhân lực phục vụ công tác thu gom, vận
chuyển CTNH y tế tại Hải Dương ............................................................................38
Bảng 2.16. Danh sách một số các công nghệ xử lý CTNH hiện có ..........................38
trên địa bàn tỉnh Hải Dương ......................................................................................38
Bảng 2.17. Các cơ sở quản lý CTNH tại Hải Dương ................................................41
Bảng 2.18. Các lò đốt CTNH y tế Hoval MZ4 trên địa bàn tỉnh Hải Dương ...........43
Bảng 2.19. Giá trị sử dụng thực tế của lò đốt CTNH y tế .........................................44
Bảng 2.20. Hiện trạng thu gom, xử lý CTNH Hải Dương năm 2013 .......................44


Bảng 2.21. Các hoạt động quản lý CTNH giai đoạn 2011 - 2013 ............................47
Bảng 2.22. Danh sách chủ nguồn thải chất thải nguy hại được cấp năm 2014 ........47
Bảng 2.23. Danh sách các đơn vị vi phạm về quản lý CTNH năm 2014 .................48
Bảng 3.1. Dự báo dân số Hải Dương năm 2030 .......................................................50
Bảng 3.2. Dự báo lượng CTNH sinh hoạt phát sinh tại Hải Dương đến năm 2030 .51
Bảng 3.3. Hệ số phát thải của một số ngành nghề công nghiệp ...............................52
Bảng 3.4. Ước tính lượng chất thải của các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đến năm 2030 ................................................................................................53
Bảng 3.5 Dự báo lượng CTNH nông nghiệp Hải Dương đến năm 2030 .................54
Bảng 3.6. Lượng chất thải y tế phát sinh tại Việt Nam .............................................55
Bảng 3.7. Chỉ tiêu phát sinh CTR .............................................................................56
Bảng 3.8. Dự báo lượng CTNH y tế phát sinh tại Hải Dương đến năm 2030 ..........56

Bảng 3.9. Lượng CTNH phát sinh trên địa bàn Hải Dương đến năm 2030 .............57
Bảng 3.10. Đề xuất tăng cường cán bộ quản lý CTNH ............................................59
Bảng 3.11. Đánh giá các địa điểm thu gom, xử lý CTNH tại Hải Dương ................63
Bảng 3.12. Công nghệ xử lý CTNH của các công ty hành nghề quản lý CTNH .....65
Bảng 3.13. Đề xuất tần suất và thời gian thu gom CTNH công nghiệp ...................69
Bảng 3.14. Đề xuất lượng thiết bị nhân lực cho các công ty hành nghề Quản lý
CTNH tại Hải Dương ................................................................................................72
Bảng 3.15. Lộ trình vận chuyển CTNH từ điểm phát sinh đến khu xử lý ................73


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với môi trường và con người .........7
Hình 1.2. Thành phần CTNH y tế phát sinh ............................................................15
Hình 1.3. Mức độ phát sinh CTNH y tế theo các vùng kinh tế................................15
Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Hải Dương ............................................................................19
Hình 2.2 Các điểm phát sinh CTNH công nghiệp chủ yếu tại Hải Dương ...............27
Hình 2.3. Lượng CTNH công nghiệp giai đoạn 2011-2013 ....................................28
Hình 2.4. Lượng CTNH nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 ....................................30
Hình 2.6. Thành phần chất thải y tế nguy hại ...........................................................31
Hình 2.7. Thống kê khối lượng CTNH Y tế tại Hải Dương .....................................32
Hình 2.8. Tỷ lệ nguồn CTNH phát sinh năm 2013 ...................................................33
Hình 2.9. Lượng CTNH tại Hải Dương giai đoạn 2011-2013 ..................................33
Hình 2.17. Hiện trạng quản lý CTNH Hải Dương năm 2013 ...................................44
Hình 2.18. Hiện trạng phát sinh CTNH Hải Dương năm 2013 ................................45
Hình 3.1. Tỉ lệ CTNH theo nhóm ngành vào năm 2030 ...........................................57
Hình 3.2. Đánh giá năng lực xử lý CTNH tại tỉnh Hải Dương .................................64
Hình 3.3. Các loại xe chuyên dụng vận chuyển CTNH ............................................73
Hình 3.4. Lộ trình vận chuyển CTNH từ điểm phát sinh đến khu xử lý ..................75



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hải Dương là một tỉnh trọng điểm trong tam giác kinh tế của phía Bắc, nằm
tại trung tâm nút giao thông của Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có vị trí địa lý
và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, công tác quản lý chất thải nguy hại của Tỉnh Hải Dương vẫn còn
gặp nhiều khó khăn. Sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế dẫn đến sự gia tăng ô
nhiễm môi trường. Lượng chất thải nguy hại ngày càng gia tăng, chất lượng môi
trường ngày càng giảm.
Mặc dù Hải Dương đã có 5 khu xử lý chất thải nguy hại đang hoạt động, tuy
nhiên, công tác quản lý chưa triệt để dẫn đến lượng chất thải còn tồn đọng nhiều, chưa
được thu gom và xử lý đúng cách.
Do đó, để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại cho tỉnh Hải
Dương trong tương lai, tác giả thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất
thải nguy hại và đề xuất kế hoạch quản lý chất thải nguy hại cho tỉnh Hải Dương”.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo và một phần có thể áp
dụng triển khai vào thực tế.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu chung của đề tài là đưa ra một số giải pháp quản lý và
công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại cho tỉnh Hải Dương.
Từ đó đề xuất quy hoạch quản lý chất thải nguy hại cho tỉnh tới năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Các nguồn phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương
hiện tại, trong tương lai và các giải pháp quản lý.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu khảo sát các nguồn phát sinh chất
thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cụ thể là: CTNH công nghiệp, CTNH nông
nghiệp, CTNH y tế và CTNH sinh hoạt, dự báo xu hướng gia tăng trong tương lai. Từ
các kết quả khảo sát, tiến hành đề xuất các giải pháp về cơ chế, công nghệ cũng như kế
hoạch quản lý chất thải nguy hại đạt hiệu quả cao.


1


4. Bố cục của đề tài:
Gồm 03 chương
Chương 1. Tổng quan về chất thải nguy hại
Chương 2. Hiện trạng quản lý CTNH tại tỉnh Hải Dương
Chương 3. Đề xuất kế hoạch quản lý CTNH cho tỉnh Hải Dương

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.1.Khái niệm về chất thải nguy hại
1.1.1. Khái niệm về chất thại nguy hại và quản lý chất thải nguy hại
- Theo UNEP: Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng
xạ) có hoạt tính hóa học hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc
có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình thành hoặc tiếp xúc với
các chất thải khác.
- Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam: Trong Luật Bảo vệ môi trường
của Việt Nam năm 2014 đã nêu rõ: “Chất thải nguy hại là chất thải có chứa yếu tố
độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc
tính nguy hại khác”.
- Quản lý chất thải nguy hại: Dựa trên các quy định của Quy chế quản lý chất
thải nguy hại và Luật bảo vệ môi trường 2014, khái niệm pháp luật về quản lý chất
thải nguy hại có thể được hiểu như sau: Đó là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám
sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nguy hại.
1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại [1]
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách phân loại chất thải nguy hại: Theo tính
chất, cách quản lý, mức độc … Tuy nhiên để áp dụng cách phân loại nào thì còn phụ

thuộc vào các quốc gia khác nhau do các yếu tố xã hội – kinh tế, môi trường và sức
khỏe cộng đồng.
Có một số cách phân loại CTNH như sau:
 Phân loại theo đặc tính
 Theo tính cháy
Chất thải nguy hại thể hiện tính dễ cháy nếu mẫu đại diện của chất thải có những
tính chất như sau: Là chất lỏng hay dung dịch chứa lượng alcohol < 24% (theo thể
tích) hay có điểm chớp cháy (plash point) nhỏ hơn 60oC (140oF), có thể cháy qua việc
ma sát, hấp phụ độ ẩm, hay tự biến đổi hóa học, khi bắt lửa, cháy rất mãnh liệt và liên
tục (dai dẳng) tạo ra hay có thể tạo ra chất nguy hại, trong các điều kiện nhiệt độ và
áp xuất tiêu chuẩn;

3


Loại chất thải này theo EPA là những chất thải thuộc nhóm D001 hay phần D
(theo luật RCRA-mỹ).
 Tính ăn mòn
Chất thải nguy hại có tính ăn mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong các tính
chất sau: Là chất lỏng có pH nhỏ hơn hoặc bằng 2 hay lớn hơn hoặc bằng 12.5; có
tốc độ ăn mòn thép lớn hơn hoặc 6.35mm (0.25inch) một năm ở nhiệt độ thí nghiệm
là 55oC (130oF).
Loại chất thải này theo EPA là những chất thải thuộc nhóm D002.
 Tính phản ứng
Chất thải được coi là nguy hại và có tính phản ứng khi mẫu đại diện chất thải
này thể hiện một tính chất bất kỳ trong các tính chất sau: Thường không ổn định và
dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây nổ; Khi trộn với nước, chất thải sinh ra
khí độc, bay hơi hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người
hoặc môi trường; Là chất thải chứa cyanide hay sulfie ở điều kiện pH 2 - 11,5 có thể
tạo ra khí độc, hơi, hoặc khói có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hay môi

trường;
Những chất thải này theo EPA thuộc nhóm D003.
 Đặc tính độc: Chất độc hại gồm; các kim loại nặng như thuỷ ngân, cadmium,
asenic, chì và các muối của chúng; dung môi hữu cơ như toluen, benzen, axeton,
cloroform…; các chất có hoạt tính sinh học (thuốc sát trùng, trừ sâu, hoá chất nông
dược…); các chất hữu cơ rất bền trong điều kiện tự nhiên nếu tích luỹ trong mô mỡ
đến một nồng độ nhất định thì sẽ gây bệnh (PCBs: Poly Chlorinated Biphenyls).
 Chất có khả năng gây ung thư (Carcinogenicity) và đột biến gen: Dioxin
(PCDD), asen, cadmium, benzen, các hợp chất hữu cơ chứa Clo
 Phân loại theo nhóm nguồn phát sinh và dòng thải chính [1]
Dựa vào nhóm nguồn và đặc điểm dòng thải, CTNH bao gồm các loại chính sau:
- Chất thải nguy hại công nghiệp: dầu thải, giẻ lau dính dầu, kim loại nặng,
dung môi hữu cơ,….CTNH công nghiệp tùy thuộc rất nhiều vào loại hình công nghiệp
và công nghệ sản xuất. Cụ thể:

4


+ Luyện kim, đúc kim loại, nhiệt nhôm, cơ khí chế tạo;
+ Sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử;
+ Sản xuất và cung ứng dược phẩm;
+ Công nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than;
+ Sản xuất giấy…
- Chất thải nguy hại ngành nông nghiệp: hoá chất bảo vệ thực vật, diệt trừ
các loài gây hại không có gốc halogen hữu cơ, bao bì thải chứa hoá chất nông nghiệp
có gốc halogen hữu cơ, gia súc, gia cầm chết do dịch bệnh, chất thải có các thành
phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại,…
- Chất thải nguy hại trong sinh hoạt: pin, ắc quy, đèn huỳnh quang, thuốc
chống gián muỗi, các dung môi, chất tẩy rửa thải có các thành phần nguy hại, các loại
dược phẩm gây độc tế bào thải, các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị

điện và các chất thải hộ gia đình khác.
- Chất thải y tế nguy hại: chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con
người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn
mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác. Chất thải y tế nguy hại được phân loại theo
Quyết định 43:2007/BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành
quy chế quản lý chất thải y tế.
 Phân loại theo hệ thống kĩ thuật
Phân loại theo hệ thống này đơn giản nhưng có hiệu quả đối với các mục đích
kĩ thuật. Hệ thống này thường được sử dụng trong nhiều trường hợp nghiên cứu để
xác định các phương tiện xử lý, tiêu huỷ phù hợp.

5


Bảng 1.1. Các loại chất thải nguy hại
Các loại chính

Đặc tính

Ví dụ
Axit sunphuric thải từ mạ kim loại.
Thành phần chính là nước
Nước thải chứa
Dung dịch amoniac trong sản xuất
nhưng có chứa kiềm/axit
chất vô cơ
linh kiện điện tử. Nước bể mạ kim
và các chất vô cơ độc hại
loại.
Nước thải chứa Nước thải chứa dung dịch

Nước rửa từ các chai lọ thuốc trừ sâu.
chất hữu cơ
các chất hữu cơ nguy hại.
Chất hữu cơ
Chất thải chứa thành phần Cặn dầu từ quá trình xúc rửa tàu dầu
lỏng
là dầu
hoặc bồn chứa dầu.
Bùn xử lý nước thải có chứa kim loại
nặng; lò nung vôi và bộ phận đốt
Bùn, bụi, chất rắn và các
Bùn, chất thải
trong công nghệ chế tạo KL
chất thải rắn chứa chất vô
vô cơ
Bụi từ quá trình xử lý khí thải của nhà
cơ nguy hại.
máy sản xuất sắt thép và nấu chảy
kim loại.
Bùn từ khâu sơn
Hắc ín từ SX thuốc nhuộm
Chất rắn/bùn Bùn,chất rắn và các chất Hắc ín trong tháp hấp thụ phenol
hữu cơ
hữu cơ không ở dạng lỏng Chất rắn trong quá trình hút chất thải
nguy hại đổ tràn.
CR chứa nhủ tương dạng dầu.
(Nguồn: Hazaduos Waste Management, Michael D.LaGrega)
 * Hệ thống phân loại theo danh sách
US-EPA đã liệt kê theo danh mục hơn 450 chất thải được xem là chất thải
nguy hại. Trong các danh mục này, mỗi chất thải được ấn định bởi một kí hiệu nguy

hại của US-EPA bao gồm một chữ cái và ba chữ số đi kèm. Các chất thải được chia
theo bốn danh mục: F,K, P,U.
Danh mục được phân chia như sau:
Danh mục F- Chất thải nguy hại thuộc các nguồn không đặc trưng. Đó là các
chất được tạo ra từ sản xuất và các qui trình công nghệ. Ví dụ halogen từ các quá trình
tẩy nhờn và bùn từ quá trình xử lý nước thải của nghành mạ điện.
Danh mục K- chất thải từ nguồn đặc trưng. Đó là chất thải từ các nghành công
nghiệp tạo ra sản phẩm độc hại như: Sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật, chế biến gỗ,
sản xuất hoá chất. Có hơn 100 chất được liệt kê trong danh sách này. Ví dụ cặn từ

6


đáy tháp chưng cất aniliene, dung dịch ngâm thép từ nhà máy sản xuất thép, bụi lắng
trong tháp xử lý khí thải, bùn từ nhà máy xử lý nước thải…
Danh mục P và U: Chất thải và các hoá chất thương phẩm nguy hại. Nhóm này
bao gồm các hoá chất như clo, các loại axit, bazơ, các loại hoá chất bảo vệ thực vật…
1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ
Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với môi trường và con người được thể
hiện trên hình 1.1

Hình 1.1. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với môi trường và con người
1.1.3.1. Cơ chế tác động của chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại nói chung khi tiếp xúc với cơ thể sống sẽ gây tác động đến cơ
quan nhạy cảm của con người hoặc sinh vật ở nồng độ đủ cao và thời gian đủ lâu. Sự
tổn thương của sinh vật phụ thuộc vào tính chất lý hóa của chất thải và tình trạng sức
khỏe cũng như sự phát triển của cơ thể sinh vật
Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với cơ thể sống thường thông qua một số
quá trình động học như: hấp thụ, phân bố, trao đổi chất, tích lũy và bài tiết. Những
tác nhân độc hại thường không thể hiện tính độc hại trên bề mặt của cơ thể sống Thay

vào đó chúng sẽ tiếp diễn thông qua một chuỗi các tuyến tiếp xúc và con đường trao
đổi chất.
Bằng những con đường này chất thải nguy hại và các sản phẩm chuyển hóa của
chúng sẽ đi đến các phân tử tiếp nhận hay các cơ quan mục tiêu và tích tụ với nồng

7


độ đủ cao. Khi một sinh vật tiếp xúc với chất thải nguy hại nó sẽ hấp thụ vào cơ thể
sinh vật đó bằng ba con đường: miệng, da và hô hấp.
Ví dụ: uống nước bị nhiễm dầu, hít thở không khí có khí CO, mặc đồ có dính
thuốc trừ sâu. Khi vào bên trong cơ thể chất thải nguy hại sẽ được hấp thụ vào máu
và phân bố khắp cơ thể.
1.1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại
- Sự cố của giàn Deepwater Horizon: của hãng dầu khí BP. Vị trí giàn khoan
khoảng 64 km về phía tây nam bờ biển Louisiana trong khu vực mỏ dầu khí Macondo
Prospect. Sự cố xảy ra vào ngày 20 tháng 4 năm 2010 đã khiến 11 người thiệt mạng
và làm 17 người khác bị thương, có 98 người sống sót không bị thương tích. Tai nạn
này khiến cho giàn khoan này bị bốc cháy và chìm, gây ra một lượng dầu tràn lên tới
60.000 thùng dầu ở một khu vực rộng lớn trong vịnh Mexico gây ảnh hưởng nặng
nề đến đời sống hoang dã trong khu vực, đến ngành ngư nghiệp và du lịch các nước
trong khu vực chịu ảnh hưởng.
- Thảm họa nổ nhà máy hạt nhân JCO (Nhật Bản): Ngày 30/9/1999, khiến
63 người bị nhiễm xạ trực tiếp hoặc gián tiếp, trong số đó có hai người chết chỉ sau
đó vài tháng.
- Công ty CP Nicotex Thanh Thái chôn thuốc bảo vệ thực vật độc hại:
Từ 7/10 - 15/2/2014 các cơ quan chức năng đã xử lý 7 khu vực chôn lấp hóa chất
bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng của Công ty CP Nicotex Thanh Thái, khai quật
khoảng 949 tấn chất thải và đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật. Đến nay, vẫn chưa
có kết luận cuối cùng về vụ việc, trong khi đó hàng loạt câu hỏi đã được đặt ra: có

bao nhiêu thùng phuy chứa chất thải độc hại này đã được Công ty Nicotex chôn
xuống đất? Thời gian chôn? Bao nhiêu lần đào lên, chôn xuống? Liệu có tình trạng
đem chất thải từ nơi khác về chôn hay không? Đến nay đã có bao nhiêu người dân
các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm và Yên Lâm sống xung quanh công ty phải chịu những
hậu quả do tình trạng ô nhiễm từ nguồn nước, không khí, đất đai...?
- Chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam: Trong chiến tranh
xâm lược Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 1965 - 1971, đế quốc Mỹ đã dùng nhiều

8


loại chất diệt cỏ, làm trụi lá cây nhằm phá hoại ta về quân sự và kinh tế. Ba loại chất
độc hoá học chủ yếu đã được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là: Chất độc da cam,
chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh dùng để phá hoại mùa màng. Tổng cộng
đế quốc Mỹ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ (bao gồm 44 triệu lít chất độc da cam, 20
triệu lít chất trắng, 8 triệu lít chất xanh) lên 1,7 triệu ha đất trồng và rừng ở miền
Nam Việt Nam, ít nhất có 12% diện tích rừng, 5% diện tích đất trồng trọt bị rải chất
độc da cam một hay nhiều lần.
Chất độc da cam có chứa dioxin, là một chất độc cực mạnh, rất bền vững,
khó phân huỷ. Do đó chúng tồn tại rất lâu trong môi trường, tích luỹ sau nhiều lần
sử dụng, làm cho đất và nước bị ô nhiễm nặng, cây rừng bị huỷ diệt. Nguy hiểm hơn
cả là chất độc da cam ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Thời gian bán huỷ
của dioxin trong cơ thể con người được ước tính từ 12 đến 20 năm. Ở Việt Nam,
ước lượng có khoảng 5 triệu người bị nhiễm dioxin mà hậu quả là các chứng bệnh
ung thư, từ ung thư gan đến ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng…
Người nhiễm chất độc da cam để lại di chứng cho đời sau, con cái của họ, mặc
dù sinh ra sau chiến tranh, thậm chí ở rất xa nơi có chiến sự, cũng mắc các bệnh hiểm
nghèo như câm, mù, điếc, tâm thần... hoặc có hình hài dị dạng. Ở Việt Nam có gần
150 nghìn trẻ em sinh ra bị dị tật như không có mắt, hệ cơ, xương không hoạt động
hoặc hoàn toàn không nhận thức được với cuộc sống quanh mình…

1.2. Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại trên thế giới
Tùy từng điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật cùng
với nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi nước có những cách xử lý chất thải của
riêng mình. Các nước phát triển trên thế giới thường áp dụng đồng thời nhiều phương
pháp để xử lý chất thải nguy hại.

9


Bảng 1.3. Tình hình xử lý CTNH của một số nước trên thế giới năm 2011 [12]
Lượng CTNH
TT

Quốc gia

phát sinh
(Tấn)

Lượng lưu Tái chế

Đốt

kho (%)

(%)

(%)

Đốt tại
nhà máy

(%)

1

Đức

15.683.811

29

-

9

31

2

Pháp

13.859.521

11

-

11

20


3

Italy

6.731.767

24

-

3

6

4

Hà Lan

4.188.586

22

-

10

1

5


Bỉ

4.019.261

39

-

7

3

6

Tây Ban Nha

3.959.863

70

-

2

1

7

Áo


1.741.980

-

-

11

2

8

Phần Lan

1.128.561

49

-

18

1

9

Hy Lạp

764.006


-

-

-

0

10

Đan Mạch

561.310

33

-

37

2

11

Ireland

502.061

13


-

13

11

12

Thụy Điển

484.881

-

-

37

1

Ngoài các giải pháp công nghệ, các nước trên thế giới hiện nay còn áp dụng
nhiều giải pháp quản lý đạt hiệu quả cao trong quản lý CTNH. Cụ thể:
* Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Pháp[13]
Ngày 2/2/1995, chính phủ Pháp ban hành “Bộ luật về tăng cường bảo vệ môi
trường” quy định thêm phụ phí đối với việc xử lý CTNH. Khoản thu này do Cục Môi
trường và Quản lý năng lượng thu và có thể tăng gấp đôi trong thời gian tới. Đến năm
1998, Pháp đã thu được 10 triệu Frăng từ khoản phụ phí trên. Pháp đã sử dụng khoản
thu này cho việc phục hồi và xử lý những địa điểm ô nhiễm đã bị bỏ hoang. Như vậy,
có thể khẳng định vấn đề quản lý CTNH được Pháp chú ý đến từ rất sớm và hệ thống
văn bản pháp lý quy định về vấn đề này khá hoàn thiện. Do đó, Pháp là một trong

những quốc gia ở Châu Âu gặt hái được kết quả cao trong công tác quản lý CTNH.

10


* Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Singapore
Hiện tại chất thải được phân loại, một phần được tái chế, phần còn lại được
đưa vào 4 nhà máy thiêu huỷ. Hệ thống xử lý được MARPOL phê duyệt bao gồm cả
lò đốt sẽ góp phần giải quyết chất thải nguy hại tại Singapore. Nhiệt lượng trong quá
trình thiêu huỷ được thu hồi để chạy máy phát điện Công nghệ thiêu huỷ chất thải
đang được thay thế bằng các công nghệ hiện đại hơn, đảm bảo được các tiêu chuẩn
về môi trường. Dầu cặn, sơn thừa được tái chế sử dụng thì các nhà máy xí nghiệp
phải chịu chi phí xử lý chúng.Việc thu gom chất thải hầu hết do các công ty tư nhân
đảm nhận, nhà nước hỗ trợ tiền xây đựng nhà máy xử lý thiêu huỷ chất thải. Các công
ty thu gom chất thải đều chuyển sang hình thức cổ phần hoá, Bộ Môi trường giám sát
chặt chẽ việc quản lý chất thải trên phạm vi toàn quốc. Hàng tháng, người dân có
nghĩa vụ đóng góp phí thu chất thải tuỳ theo diện tích sử dụng đất của từng hộ.
1.3. Hiện trạng công tác quản lý CTNH ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế, tổng lượng CTNH trên địa bàn
toàn quốc ngày càng gia tăng qua các thời kỳ. Với sự gia tăng dân số và nhu cầu tiêu
dùng cùng nhịp độ phát triển kinh tế lớn, số lượng CTNH ở Việt Nam ước tính tăng
lên gấp 5 lần, đạt khoảng 846.000 tấn vào năm 2010 và sẽ đạt 1.548.000 tấn vào năm
2020 [2].
Một hệ thống quản lý chất thải nguy hại thành công phải bao gồm 4 thành phần
cơ bản như trình bày trong hình sau:

Thiết bị

Luật pháp


Cưỡng chế

Dịch vụ trợ giúp

11


Các thành phần cơ bản và sự tương quan giữa các thành phần trong một
hệ thống quản lý chất thải nguy hại [8]
- Luật pháp (pháp lý): đây là phần cơ bản quan trọng, là nền tảng quan trọng
chi phối các thành phần còn lại.
- Triển khai và cưỡng chế: nếu chỉ có bộ khung pháp lý cho việc quản lý chất
thải nguy hại không thì chưa đủ mà cần phải có các quy chế, hướng dẫn và quy định
thực hiện ban hành kèm. Trong khi triển khai thì cần phải có các giải pháp cưỡng chế
thi hành luật trước khi có các biện pháp kiểm soát cụ thể nào đó.
- Thiết bị (phương tiện): là các phương tiện, thiết bị cần thiết, phù hợp để có
thể quản lý chất thải nguy hại.
- Dịch vụ trợ giúp: muốn kiểm soát chất thải nguy hại hiệu quả cần phải có
một cơ sở hạ tầng về mặt kỹ thuật tốt. Cần phải có một năng lực nhất định về phòng
thí nghiệm, các thông tin kỹ thuật và tư vấn, các kế hoạch đào tạo để cung cấp…
Qua sơ đồ trên và ý nghĩa của các thành phần một cách tổng quát có thể thấy
rằng hệ thống quản lý chất thải nguy hại là sự tổ hợp của các nhân tố với nhau và hình
thành nên. Một hệ thống bao gồm 2 phần chính: hệ thống quản lý hành chính pháp
luật và một hệ thống kỹ thuật hỗ trợ. Nhìn chung tương tự như quản lý chất thải rắn,
có thể phân chia hệ thống quản lý chất thải nguy hại thành một hệ thống quản lý hành
chánh pháp luật và một hệ thống kỹ thuật hỗ trợ. Hai hệ thống này luôn bổ sung và
hỗ trợ nhau trong việc quản lý chất thải nguy hại. Tùy thuộc vào khoa học kỹ thuật,
kinh tế và xã hội mà hệ thống quản lý hành chính là tiền đề cho sự phát triển của hệ
thống quản lý kỹ thuật hay ngược lại. Nhìn chung mối quan hệ của 2 hệ thống này là
quan hệ tương hỗ và liên kết chặt chẽ với nhau.

Vấn đề quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng hiện
tại ở Việt Nam là vấn đề rất nhạy cảm. Bởi vì chất thải sinh ra ngày càng nhiều, trong
đó lượng chất thải nguy hại là đáng kể. Các hóa chất độc hại tồn lưu trong chiến tranh,
các loại thuốc bảo vệ thực vật không còn giá trị sử dụng hiện còn tồn đọng khá nhiều

12


bắt buộc chúng ta phải xử lý, trong khi đó năng lực quản lý chất thải nguy hại nói chung
và xử lý chất thải nguy hại nói riêng của chúng ta còn quá yếu.
Ngoài ra, chúng ta còn thiếu những văn bản cần thiết về mặt pháp luật và chính
sách. Về mặt cơ chế, chính sách, chúng ta hoàn toàn chưa có gì cụ thể để khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư, tham gia vào việc xử lý chất thải nguy hại.
1.3.1. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại [1]
 Nguồn phát sinh CTNH sinh hoạt
CTNH trong sinh hoạt tại Việt Nam thường là: pin, ắc-quy, đèn tuýp, nhiệt kế
thủy ngân vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vec-ny, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, lọ
sơn móng tay, các bơm kim tiêm của các đối tượng nghiện chích ma túy,....
Hiện tại, CTNH trong sinh hoạt vẫn chưa được thu gom và xử lý riêng và bị
thải lẫn với CTR sinh hoạt để đưa đến bãi chôn lấp. Việc chôn lấp và xử lý chung sẽ
gây ra nhiều tác hại cho những người tiếp xúc trực tiếp với rác, ảnh hưởng tới quá
trình phân hủy rác và hòa tan các chất nguy hại vào nước rỉ rác.
 Nguồn phát sinh CTNH công nghiệp
Năm 2011, CTNH chiếm khoảng 15% - 20% lượng CTR công nghiệp. CTNH
công nghiệp phát sinh chủ yếu tại các khu công nghiệp (KCN). CTNH phát sinh từ
các KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 - 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu
vực khác. Gần một nửa số lượng chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam là tại Tp.HCM, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Dương.


13


Bảng 1.4. CTNH công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Lượng CTNH công nghiệp (Tấn/ngày)
Tỉnh/thành phố
Tp. Hồ Chí Minh
4.606,12
Đà Nẵng
83,07
Khánh Hoà
441,80
Bình Định
121,53
Đồng Nai
990,07
Bình Thuận

102,25
Bà Rịa Vũng Tàu
274,01
Quảng Ngãi
159,31
Bình Dương
830,38
Bình Phước
664,20
Tây Ninh
202,69
Nguồn: Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, TCMT, 2011
Mức độ phát sinh CTNH công nghiệp trong các KCN tùy thuộc vào loại hình

sản xuất chủ yếu. Nghiên cứu năm 2011, tại Đồng Nai, mức độ phát thải CTNH các
ngành nghề được phân bổ như sau: ngành giầy da (35%), dệt nhuộm (25%), điện điện tử (25%), dược phẩm (5%) và ngành nghề khác là 10%. Việc thống kê phát thải
CTNH từ các hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay chủ yếu dựa vào đăng ký các
chủ nguồn thải. Tuy nhiên, tỷ lệ các cơ sở đăng ký chủ nguồn thải CTNH còn thấp.
Đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và hộ gia đình, nhất là tại các làng
nghề. Do đó, trên thực tế tổng lượng CTNH phát sinh lớn hơn nhiều lần so với con
số thống kê.
 Nguồn phát sinh chất thải nguy hại nông nghiệp
Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại phát sinh chủ yếu từ các hoạt động nông
nghiệp (chai lọ đựng hoá chất BVTV và thuốc trừ sâu, vỏ bao phân bón) và các hoạt
động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ).
Tại Việt Nam, lượng phân bón hoá học được sử dụng bình quân là 80 - 90 kg/ha
(cho lúa là 150 - 180kg/ha). Việc sử dụng phân bón cũng phát sinh các bao bì, túi chứa
đựng. Mỗi năm, tổng lượng phân bón vô cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu tấn/năm.
Thông thường lượng bao bì chiếm khoảng 10% tổng số thuốc tiêu thụ. Mỗi năm Việt
Nam thải ra môi trường khoảng 240 tấn thải lượng bao bì các loại.

 Phát sinh chất thải nguy hại y tế

14


Trong hoạt động y tế, CTNH chiếm tỉ trọng khoảng 20 - 25% tổng lượng phát
sinh trong các cơ sở y tế [2]. Đó là chất thải có tính lây nhiễm như máu, dịch, chất tiết,
bộ phận cơ thể, vật sắc nhọn, chất thải hóa học, dược phẩm, chất thải phóng xạ và các
bình áp suất có khả năng cháy nổ.

Hình 1.2. Thành phần CTNH y tế phát sinh
Đến năm 2010, Việt Nam có 1186 bệnh viện với công suất 187843 giường,
phát sinh khoảng 350 tấn chất thải y tế/ngày trong đó có 40 tấn chất thải nguy
hại/ngày. Lượng CTNH y tế phát sinh không đồng đều tại các địa phương, chủ yếu
tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn.

Hình 1.3. Mức độ phát sinh CTNH y tế theo các vùng kinh tế
1.3.2. Hiện trạng công tác phân loại, thu gom và vận chuyển CTNH
 CTNH sinh hoạt
Hiện tại, CTNH trong sinh hoạt vẫn chưa được thu gom và xử lý riêng và bị
thải lẫn với CTR sinh hoạt để đưa đến bãi chôn lấp.

15


- Ví dụ: Năm 2010, khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn Hà Nội vào
khoảng 6.200 tấn/ngày. Trong đó lượng chất thải nguy hại chiếm khoảng 0,1÷0,6%,
tương đương 620 ÷ 3.720 tấn/ngày.
 CTNH công nghiệp
Chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng 13% đến 20% tổng lượng

chất thải. Phần trăm chất thải công nghiệp nguy hại vào năm 2011 là khoảng 18%
trong tổng số chất thải công nghiệp. Việc phát sinh chất thải công nghiệp tập trung
chủ yếu tại các khu công nghiệp. Gần một nửa số chất thải công nghiệp phát sinh ở
các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương.
Chất thải công nghiệp phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà
Nội, Hải Phòng) chiếm tỉ lệ 30%. Các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm hơn
70% lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại Việt Nam.
 CTNH nông nghiệp
Các biện pháp thu gom bao bì thuốc BVTV được áp dụng với quy mô nhỏ,
phần lớn do hợp tác xã tự tổ chức thu gom, chủ yếu là gom vào thùng chứa. Thùng
chứa các bao bì hóa chất BVTV được sử dụng thường là thùng phuy. Nhưng số lượng
còn ít do giới hạn về kinh phí ít. Một số ít địa phương đã xây bể xi-măng cố định.
Bên cạnh đó hầu hết các địa phương còn chưa có hướng xử lý các bao bì hóa chất
BVTV sau thu gom.
 CTNH y tế
Theo kết quả khảo sát của JICA đối với 172 bệnh viện trong cả nước năm 2010
cho thấy chỉ gần 1/3 các bệnh viện có khu vực lưu giữ được trang bị điều hoà và hệ
thống thông gió theo quy định, 31 bệnh viện sử dụng phòng chung để lưu giữ chất
thải tạm thời và 45 bệnh viện sử dụng phòng không có hệ thống điều hoà và thông
gió. Đáng chú ý hơn là 30 bệnh viện không có phòng lưu giữ chất thải riêng cho
CTNH y tế.

16


×