Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước cấp sinh hoạt và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước cấp sinh hoạt tại 5 nhà máy nước huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 74 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Đậu Thị Phượng
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn PGS. TS. Nguyễn Xuân Thành,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những
tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Thầy đã giúp tôi vượt
qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cám ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học “Khoa học
Môi trường” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu
ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin cám ơn về những
góp ý có ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện đề cương nghiên cứu.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Phòng Tài Nguyên và Môi Trường
huyện Diễn Châu, trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường huyện Diễn Châu,
UBND huyện Diễn Châu và các hộ dân trên địa bàn huyện Diễn Châu đã tạo điều
kiện cho tôi về mặt tài liệu, số liệu cần thiết để hoàn thành luận văn .
Tôi xin chân thành cám ơn !
Tác giả luận văn
Đậu Thị Phượng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CN - TTCN : Công nghiệp - Tiều thủ công nghiệp
HTX : Hợp tác xã
HVS : Hợp vệ sinh
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
KT - XH : Kinh tế - Xã hội
PTNT : Phát triển nông thôn
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS : Tổng chất rắn
VSMT : Vệ sinh môi trường
WHO : Tổ chức y tế thế giới
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 QCVN 08:2008/ BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt Error: Reference source not found
1.2 QCVN 01:2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ăn uống Error: Reference source not found
1.3 QCVN 02: 2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt Error: Reference source not found
2.1 Dung lượng mẫu điều tra Error: Reference source not found
2.2 Vị trí lấy mẫu Error: Reference source not found
2.3 Các phương pháp phân tích Error: Reference source not found
3.1 Đặc điểm một số chỉ tiêu khí hậu thời tiết huyện Diễn Châu Error:
Reference source not found
3.2 Nhóm đất chính của huyện Diễn Châu Error: Reference source not

found
3.3 Dân số và số hộ của huyện Diện Châu, năm 2014 Error: Reference
source not found
3.4 Các công trình cấp nước của huyện Diễn Châu Error: Reference source
not found
3.5 Danh sách hộ dùng nước sạch (nước máy) trên địa bàn huyện Diễn Châu
năm 2014 Error: Reference source not found
3.6 Ý kiến của người dân nguyên nhân chưa sử dụng nước cấp sinh hoạt từ
Nhà máy nước Error: Reference source not found
3.7 Chất lượng nước đầu ra của các công trình cấp nước Error: Reference
source not found
3.8 Đánh giá của người dân về chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt qua
phiếu điều tra Error: Reference source not found
3.9 Đánh giá của người dân về lưu lượng nước máy sử dụng Error:
Reference source not found
vi
3.10 Đánh giá của người dân về thời gian cúp nước Error: Reference source
not found
3.11 Dự báo dân số huyện Diễn Châu đến năm 2020 Error: Reference source
not found
3.12 Dự báo lưu lượng nước cần cung cấp trên địa bàn huyện Diễn Châu
đến năm 2020 Error: Reference source not found
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1 Công trình thu nước ven bờ loại phân li Error: Reference source not found
3.1 Sơ đồ huyện Diễn Châu Error: Reference source not found
3.2 Cơ cấu các ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu năm 2014 Error: Reference
source not found
3.3 Cơ cấu dân số huyện Diễn Châu năm 2014 Error: Reference source not
found

3.4 Giếng khơi Error: Reference source not found
3.5 Thu hứng nước mưa qua máng xối và bể trữ Error: Reference source not
found
3.6 Mô hình quản lý, vận hành cấp nước tại huyện Diễn Châu Error: Reference
source not found
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các diễn đàn về nước sạch và môi trường gần đây trên Thế Giới cũng
như ở Việt Nam thì chất lượng nước sạch đang trong giai đoạn báo động đỏ, thiếu
nước sạch để sử dụng đang là áp lực chung của nhiều quốc gia trên Thế giới, trong
đó Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ.
Tại Việt Nam hiện nay chỉ có 70% đô thị có hệ thống cấp nước tập trung. Tại
các vùng nông thôn thì việc cấp nước sạch chỉ đạt hơn 40%, đây là một con số quá
nhỏ với một đất nước mà người dân nông thôn chiếm gần 2/3 dân số.
Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển, nằm phía Đông Bắc tỉnh Nghệ
An, có phạm vi ranh giới: phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Bắc giáp
huyện Quỳnh Lưu, phía tây giáp huyện Yên Thành , phía đông giáp biển Đông.
Tài nguyên nước mặt và nước ngầm của huyện khá dồi dào, đủ phục vụ cho
nhu cầu dùng nước của người dân. Tuy nhiên hiện nay quy mô của các nhà máy cấp
nước không cung cấp đủ nước cho người dân sử dụng.
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện thu được
những thành tựu đáng kể. Đi đôi với việc phát triển thì nhu cầu dùng nước của
người dân cũng tăng cao.
Bên cạnh đó trước tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, xâm
nhập mặn sâu, ô nhiễm nguồn nước, lũ lụt, hạn hán kéo dài, cạn kiệt nguồn nước
làm cho tình hình khan hiếm nước tại địa bàn huyện càng trở nên trầm trọng.
Tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân
gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe người dân.
Nhằm góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường

cho người dân địa phương dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành,
đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng nước cấp sinh hoạt và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng nước cấp sinh hoạt tại 5 Nhà máy nước huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An” được thực hiện sẽ góp phần làm rõ hiện trạng sử dụng nước
sinh hoạt của người dân huyện Diễn Châu, từ đó tìm ra các giải pháp và nâng cao
1
hiệu quả sử dụng nguồn nước cấp sinh hoạt, đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, phù
hợp với điều kiện kinh tế của người dân.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá tình hình sử dụng nước cấp sinh hoạt tại 5 nhà máy nước ở huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An;
- Đề xuất giải pháp và nâng cao hiệu quả sử dụng và cấp nước sinh hoạt tại
huyện Diễn Châu,tỉnh Nghệ An.
3. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường trên địa bàn
huyện Diễn Châu.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng các nguồn nước cấp cho sinh hoạt và so
sánh với các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
- Chỉ rõ thực trạng cấp nước và nhu cầu dùng nước của người dân tại địa bàn
huyện Diễn Châu.
- Các giải pháp của đề tài phải phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của địa
phương và có tính khả thi cao.
2
Chương 1 . TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát chung về tài nguyên nước hiện nay
1.1.1 Tài nguyên nước và sự phân phối nước trong tự nhiên
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của sự sống trên Trái Đất. Nước là nguồn tài nguyên có thể tái tạo được,
nhưng có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả năng tái tạo

của môi trường.
Tổng sản lượng nước trên thế giới gồm: 97% nước biển (mặn) và chỉ 3% nước
ngọt. Trong 3% này chỉ có 0,9% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơi nước trong
không khí; 30,1% nước ngầm, và phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc và
Nam cực. Và sau cùng trong 0,9% nước mặt đó, có 87% nước ao hồ, 2% sông ngòi,
phần còn lại là 11% gồm các vùng đất ngập nước (wetland) (Gleick, P.H.,1996).
Đa số nước là nước mặn không thể sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp được. Nước mặn có thể gây ngộ độc muối cho cơ thể sinh
vật và gây ăn mòn các thiết bị trong công nghiệp.
Lượng nước ngọt ở trong lòng đất và băng hà ở 2 cực là lượng nước ngọt khá
tinh khiết, tuy nhiên do xa nơi ở của loài người, vị trí thiên nhiên khắc nhiệt nên chi
phí khai thác rất lớn.
3
Con người và các loài thực và động vật khác tập trung chủ yếu ở khu vực
sông ngòi nhưng lượng nước sông chỉ chiếm 0,0001% tổng lượng nước, không đủ
cho cả nhân loại sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất công nông nghiệp.
Lượng nước mưa phân bố trên trái đất không đồng đều và không hợp lý. Tùy
theo vị trí địa lý và biến động thời tiết, có nơi mưa nhiều gây lũ lụt, có nơi khô kiệt,
hạn hán kéo dài.
Sự phân bổ nước trên thế giới hoàn toàn không đồng bộ do điều kiện địa lý
từng vùng. Theo ước tính, có 70% lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông
nghiệp, 20% cho kỹ nghệ, và 10% cho sinh hoạt gia đình.
1.1.2 Nhu cầu về nước đối với cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội
Tại Việt Nam, tài nguyên nước mặt phân bố không đều trong lãnh thổ và
biến đổi mạnh theo thời gian, do đó tình trạng thiếu nước ngọt đã và đang xảy ra ở
nhiều nơi, nhất là vùng ven biển. Sự phát triển kinh tế xã hội yêu cầu lượng nước
cần dùng tăng lên và tình trạng khan hiếm nước ngày càng trầm trọng. Năm 2000,
lượng nước dùng khoảng 92 tỷ m
3
và đến năm 2010 đã tăng lên 130 tỷ m

3
, gần
tương đương với nguồn nước vào mùa khô trên các lưu vực sông của cả nước (Bộ
Tài nguyên và Môi trường, 2010).
Nhu cầu nước sinh hoạt ngày càng gia tăng nhưng nguồn nước ở Việt Nam
ngày càng khan hiếm do ô nhiễm bởi các hoạt động kinh tế xã hội. Tình trạng ô
nhiễm môi trường sống, ô nhiễm của các sông ngòi, ao hồ, kênh rạch đã và đang
khiến cho nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của người dân nông thôn
trở nên ô nhiễm trầm trọng. Việc sử dụng nguồn nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh
là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu khiến cho nhiều loại dịch bệnh liên quan đến
nguồn nước phát triển và ngày càng lan rộng, đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe
và đời sống của dân cư nông thôn.
Biến đổi khí hậu được xem là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến tất cả
các chính sách, kế hoạch và hành động của nước ta trong những năm tới. 70% dân
cư sinh sống gần vùng ven biển hiện nay đang đối mặt với các đe dọa không dự báo
trước được của mực nước biển dâng cao và các thiên tai khác. Biến đổi khí hậu và
mực nước biển dâng cao có thể làm tăng các vùng ngập lụt, làm cản trở hệ thống
4
tiêu thoát nước, tăng cường độ xói lở tại các vùng ven biển và nhiễm mặn, gây khó
khăn cho hoạt động nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt. Theo báo cáo của
ngân hàng thế giới (WB) và ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), mực
nước biển dâng cao 1m sẽ có khả năng gây ra “khủng hoảng sinh thái”, ảnh hưởng
tới gần 12% diện tích và 11% dân số Việt Nam. Ngoài ra, một số cảng lớn, thành
phố và vùng dân cư ven biển có thể bị ngập một phần, việc cung cấp nước sinh hoạt
cho nhân dân, các hoạt động thương mại, du lịch cũng bị ảnh hưởng.
Thêm nữa, sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu cần phải phát triển nông
nghiệp, do đó việc tận dụng nguồn nước, nhất là nước ngầm sẽ là một nguy cơ làm
cạn kiệt nguồn nước trong tương lai. Trước mắt, các quốc gia đang phát triển phải
trực diện với nạn gia tăng dân số vì không có khả năng ngăn chặn mức sinh sản của
người dân, các nước này sẽ là những nạn nhân đầu tiên của nạn khan hiếm nguồn

nước.
1.1.3 Vai trò của tài nguyên nước đối với cuộc sống con người
1.1.3.1 Vai trò của tài nguyên nước đối với cuộc sống
Nước là tài nguyên hết sức quan trọng đối với sự sống của con người và
thiên nhiên, tham gia thường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống.
Phần lớn của các phản ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều
có dung môi là nước. Nhờ có tính chất này mà nước đã trở thành tác nhân mang sự
sống đến cho trái đất. Đối với cơ thể sống, thì thiếu nước là một hiểm họa, thiếu ăn
con người có thể sống được vài tuần, còn thiếu nước thì con người không thể sống
nổi trong vài ngày. Nhu cầu sinh lý của con người 1 ngày cần ít nhất 1,83 lít nước
vào cơ thể và có thể nhiều hơn tùy theo cường độ lao động và tính chất của môi
trường xung quanh.
Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm nguội các
động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng
hóa học. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu
cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản
5
xuất công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không
tồn tại.
Uống thật nhiều nước để tăng quá trình phân giải, khả năng trao đổi chất và
đào thải chất độc có thể chữa được một số bệnh. Tắm nước khoáng nóng ở các suối
nước nóng tự nhiên để chữa các bệnh thấp khớp, bệnh ngoài da, bệnh tim mạch,
bệnh thần kinh…
Hoạt động du lịch cũng gắn liền với nguồn nước. Nước không những được
dùng để cung cấp cho sinh hoạt du lịch ăn, uống, tắm, giặt… mà còn là môi trường
tốt để phát triển các loại hình du lịch.
1.1.3.2 Vai trò của nước sạch đối với cuộc sống
Nước đóng vai trò quan trọng đối với con người và mọi sinh vật, mà việc sử
dụng nước sạch càng quan trọng hơn. Vì nước sạch là một nhu cầu căn bản nhất của

con người và là trọng tâm của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nó còn là yếu tố
thiết yếu để xoá đói giảm nghèo. Nước sạch góp phần nâng cao sức khoẻ, giảm
thiểu bệnh tật, tăng sức lao động, cải thiện điều kiện sống và mang lại một cuộc
sống văn minh đang là đòi hỏi bức bách của người dân sống trong các khu dân cư
nghèo và những vùng nông thôn hiện nay ()
Nước sạch là một nhu cầu cơ bản đối với cuộc sống hàng ngày, là vấn đề
đang ngày càng trở lên cấp thiết và cũng là trọng tâm của các mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ.
Nước sạch góp phần vào việc nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, tăng
sức lao động, và sản xuất cho con người.
Nước sạch cũng được coi là nhân tố thiết yếu góp phần vào công cuộc xóa
đói, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống và mang lại một cuộc sống văn minh, tiến
bộ cho con người.
1.1.4 Ảnh hưởng của nước sạch đến sức khỏe con người
Trong quá trình tiếp cận nguồn nước người dân thành thị sử dụng nước sạch
cao hơn dân nông thôn, do đó khả năng xảy ra bệnh liên quan tới nước người dân
thành thị thấp hơn so với người dân nông thôn. Ở nông thôn phần lớn người dân sử
dụng nước sông, việc xử lý nước thì đơn giản như lắng phèn, phơi nắng không thể
6
loại bỏ hết chất độc hại, khi đem sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm cho ăn uống dễ
phát sinh, phát triển bệnh cho con người. Bên cạnh đó, nước bị ô nhiễm còn gây ra
bệnh ngoài da như đau mắt hột, phụ khoa, ghẻ ngứa…Nước vô trùng sẽ góp phần
nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức lao động mang lại cho người dân một
cuộc sống thoải mái, văn minh. Các bệnh liên quan tới nước thường do nước bị ô
nhiễm có tác nhân gây bệnh từ nguồn gốc con người và động vật. Nước là một phương
tiện lan truyền các nguồn bệnh và trong thực tế các bệnh lây lan qua môi trường nước
là nguyên nhân gây ra bệnh tật và tử vong, nhất là các nước đang phát triển thì bệnh tật
làm tổn thất tới 35% tiềm năng sức lao động (Đoàn Bảo Châu, 2006).
Để có khái niệm rõ thêm về vấn đề nước, thiết nghĩ cũng cần nên biết về
những yêu cầu đòi hỏi cho nước “sạch” và tiêu chuẩn cần có để bảo vệ sức khỏe của

người tiêu dùng.
1.1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng nước sinh hoạt
a. Các chỉ tiêu về lý học
Độ pH của nước:
Định nghĩa về mặt toán học: pH = -log[H
+
]. pH là thông số đánh giá chất
lượng nguồn nước, nó quyết định đến tính axit, bazơ cũng như khả năng hòa tan của
các chất tan trong nước, sự thay đổi của pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học
của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat,…), các quá trình sinh học
trong nước. pH dưới 7 là có tính axit và độ pH trên 7 có tính bazo. pH được xác
định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
Nhiệt độ (
0
C):
Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và
sinh học xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung
quanh, vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm… Nhiệt độ cần được xác định
tại chỗ (tại nơi lấy mẫu).
Độ màu của nước:
Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong
nước (thường là do chất hữu cơ: chất mùn hữu cơ, acid humic; một số ion như
7
sắt…; một số loài thủy sinh vật). Độ màu thường được xác định bằng phương pháp
so màu với các dung dịch chuẩn là Clorophantinat Coban. Đơn vị Pt – Co.
Độ đục:
Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng trong
nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có kích
thông thường từ 0,1 – 10m. Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng của nước, ảnh
hưởng tới quá trình quang hợp. Độ đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế –

turbidimeter). Đơn vị đo độ đục theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU
(Nephelometric Turbidity Unit).
Tổng hàm lượng chất rắn (TS):
Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan, bao gồm cả
những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) là lượng
khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách
thủy rồi sấy khô ở 105
0
C cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/l).
Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS):
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong
nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên
giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105
0
C cho
tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.
Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (DS):
Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô
cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (DS) là lượng khô của phần dung
dịch qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy
khô ở 150
0
C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.
DS = TS – SS.
Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS):
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) là lượng mất đi khi nung
lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 550
0
C cho đến khi khối lượng không đổi (thường
được qui định trong một khoảng thời gian nhất định). Hàm lượng các chất rắn hòa

tan dễ bay hơi (VDS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa tan (DS) ở 550
0
C
8
cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui định trong một khoảng thời
gian nhất định).
b. Các chỉ tiêu về hóa học
Độ kiềm toàn phần:
Là tổng hàm lượng các ion HCO
3
, CO
3
2-
, OH
-
có trong nước. Độ kiềm trong
nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt các muối
carbonat và bicarbonat
Độ cứng của nước:
Là tổng hàm lượng của các ion Ca
2+
và Mg
2+
. Độ cứng của nước gây nên bởi
các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản ứng với một số anion tạo thành
kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng của nước.
Hàm lượng oxigen hòa tan (DO):
Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
nước. DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học
của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Khi DO xuống đến khoảng 4 – 5

mg/l, số sinh vật có thể sống trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp
nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình
phân hủy yếm khí, các sinh vật không thể sống được trong nước này nữa. Đơn vị mg/l.
Nhu cầu oxigen hóa học (COD - nhu cầu oxy hóa học):
Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả
vô cơ và hữu cơ. COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có
thể bị oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước).
COD được khi xác định bằng phương pháp KMnO4 hoặc K2Cr2O7. Đơn vị mg/l
Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD - nhu cầu oxy sinh hoá):
Là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu.
BOD dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Đơn vị mg/l
Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước:
- Sắt: chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe
2+
của
HCO
3
-
, SO
4
2-
, Cl
-
…, còn trong nước bề mặt, Fe
2+
nhanh chóng bị oxid hóa thành
Fe
3+
và bị kết tủa dưới dạng Fe(OH)
3

. Nước thiên nhiên thường hcứa hàm lượng sắt
9
lên đến 30 mg/l. Với hàm lượng sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh khó chịu,
làm vàng quần áo khi giặt… Các cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống
dẫn nước. Trong quá trình xử lý nước, sắt được loại bằng phương pháp thông khí và
keo tụ.
- Các hợp chất Clorua: Clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl
-
. Nói chung ở
mức nồng độ cho phép thì các hợp chất clor không gây độc hại, nhưng với hàm
lượng lớn hơn 250 mg/l làm cho nước có vị mặn. Nước có nhiều Cl
-
có tính xâm
thực ximăng. Đơn vị mg/l.
- Các hợp chất Sulfat: Ion SO
4
2-
có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn
gốc hữu cơ. Với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏa con người.
Ở điều kiện yếm khí, SO
4
2-
phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H
2
S có độc tính
cao. Đơn vị mg/l.
c. Các chỉ tiêu về sinh học
Coliform:
Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu
nước. Không phải tất cả các vi khuẩn coliform đều gây hại. Tuy nhiên, sự hiện diện

của vi khuẩn coliform trong nước cho thấy các sinh vật gây bệnh khác có thể tồn tại
trong đó.
E.coli:
Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu
nước. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi
phân rác, chất thải của người và động vật và như vậy cũng có khả năng tồn tại các
loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc mức độ nhiễm
bẩn của nguồn nước. Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả năng tồn tại cao hơn các loại
vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, nếu trong nước không
còn phát hiện thấy E.Coli thì điều đó chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị
tiêu diệt hết. Việc xác định số lượng E.Coli thường đơn giản và nhanh chóng nên
loại vi khuẩn này thường được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định
mức độ nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước. Đơn vị VK/100ml
1.1.6 Tiêu chuẩn nước nguồn
10
Để đánh giá chất lượng nước sông, nước ngầm…. Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường đã đưa ra các quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng
nước mặt, nước ngầm. Các quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất
lượng của nguồn nước, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù
hợp. Sau đây là một số quy chuẩn Việt Nam hiện hành có liên quan về chất lượng
nước nguồn.
Bảng 1.1: QCVN 08:2008/ BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt
TT Thông số Đơn vị
Giá trị giới hạn
A B
A1 A2 B1 B2
1 pH mg/l 6-8.5 6-8.5 5.5-9 5.5-9
2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l 6 5 4 2
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100

4 COD mg/l 10 15 30 50
5 BOD
5
(20
0
C) mg/l 4 6 15 25
6 Amoni (NH
+
4
) (tính theo N) mg/l 0.1 0.2 0.5 1
7 Clorua (Cl
-
) mg/l 250 400 600 -
8 Florua (F
-
) mg/l 1 1.5 1.5 2
9 Nitrit (NO
-
2
) (tính theo N) mg/l 0.01 0.02 0.04 0.05
10 Nitrat (NO
-
3
) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15
11 Asen (As) mg/l 0.01 0.02 0.05 0.1
12 Chì (Pb) mg/l 0.02 0.02 0.05 0.05
13 Đồng (Cu) mg/l 0.1 0.2 0.5 1
14 Kẽm (Zn) mg/l 0.5 1 1.5 2
15 Sắt (Fe) mg/l 0.5 1 1.5 2
16 Thủy ngân (Hg) mg/l 0.001 0.001 0.001 0.002

17 E. Coli MPN/100ml 20 50 100 200
18 Coliform MPN/100ml 2500 5000 7500 10000
(Nguồn: Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước Bộ
Tài Nguyên và Môi Trường, ban hành ngày 31/12/2008)
Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng
nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:
A1 – Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như
loại A2, B1 và B2.
11
A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử
lý phù hợp; bảo tồn dạng thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1,B2.
B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác
có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2 – Giao thông thủy và các mục đích khác vì yêu cầu nước chất lượng thấp.
1.1.7 Tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt, ăn uống
Nước sạch có thể được hiểu là nước trong, không màu, không mùi, không vị,
không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh. Tỉ lệ các chất độc hại và vi khuẩn
không quá mức độ cho phép của mỗi quốc gia.
Ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái
ban đầu. Đó là sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật và sự có mặt của chúng trong
nước làm cho nước trở nên độc hại…
Sự nguy hại đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, sử dụng nước
trong sinh hoạt vệ sinh cá nhân.
Việc xây dựng tiêu chuẩn giúp cho các nhà chức trách và các nhà điều hành
đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng nước đáp ứng sự mong đợi của người sử
dụng và các nguyên tắc phát triển bền vững.
Phạm vi mà các tiêu chuẩn nêu ra sẽ bao gồm việc đánh giá chất lượng và
các chỉ số hoạt động đo lường kết quả dịch vụ, do đó góp phần quản lý và điều hành
việc đánh giá dịch vụ một cách tốt hơn. Các tiêu chuẩn sẽ góp phần bảo tồn nước
bằng cách tăng hiệu quả của dịch vụ phân phối nước và giảm sự rò rỉ trong hệ thống

dịch vụ nước, do đó ngăn cản được sự thất thoát nước không cần thiết
12
Bảng 1.2: QCVN 01:2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa
Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1 Màu sắc TCU 15
2 Mùi vị - Không có mùi, vị lạ
3 Độ đục NTU 2
4 pH - 6,5-8,5
5 Độ cứng, tính theo CaCO
3
mg/l 300
6 Tổng chất rắn hoà tan (TDS) mg/l 1000
7 Hàm lượng Amoni mg/l 3
8 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01
9 Hàm lượng Clorua mg/l 250
10 Hàm lượng Florua mg/l 1,5
11 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe
2+
+ Fe
3+
) mg/l 0,3
12 Hàm lượng Mangan tổng số mg/l 0,3
13 Hàm lượng Nitrat mg/l 50
14 Hàm lượng Nitrit mg/l 3
15 Chỉ số Pecmanganat mg/l 2
Vi sinh vật
16 Coliform tổng số Con/100ml 0
17 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt Con/100ml 0

(Nguồn: Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thông tư số: 04/2009/TT - BYT
ngày 17 tháng 6 năm 2009)
13
Bảng 1.3: QCVN 02: 2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt
TT Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Giới hạn
tối đa cho phép
I II
1 Màu sắc(*) TCU 15 15
2 Mùi vị(*) -
Không có
mùi vị lạ
Không có
mùi vị lạ
3 Độ đục(*) NTU 5 5
4 Clo dư mg/l 0,3-0,5 -
5 pH(*) - 6,0 - 8,5 6,0 - 8,5
6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3
7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2
+ +
Fe3
+
)(*) mg/l 0,5 0,5
8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4
9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l 350 -
10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 -
11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 -

12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05
13 Coliform tổng số
Vi khuẩn/
100ml
50 150
14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt
Vi khuẩn/
100ml
0 20
(Nguồn: Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thông tư số: 05/2009/TT - BYT
ngày 17 tháng 6 năm 2009)
Ghi chú:
− (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
− Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước
của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn
giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).
14
1.2. Hiện trạng cấp nước sạch.
1.2.1 Hiện trạng cấp nước sạch trên toàn thế giới
Chất lượng các nguồn nước của chúng ta ngày càng bị đe dọa bởi ô nhiễm.
Chính hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm chất lượng
nguồn nước trên toàn thế giới. Hoạt động của con người trong hơn 50 năm qua là
nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước chưa từng có trong lịch sử.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1,2 tỉ người trên thế giới không được sử dụng
nước sạch, 2,6 tỉ người thiếu nước do các cơ sở dịch vụ cung cấp và số này đang gia
tăng. LHQ ước tính có 2,6 tỉ người tại 48 quốc gia sẽ sống trong điều kiện căng
thẳng và khan hiếm nước vào năm 2025.
Mỗi năm 1,6 triệu dân trên thế giới chết do thiếu nước sạch. Trung bình mỗi
ngày, một người dân ở Bắc Mỹ, chủ yếu là Canada và Hoa Kỳ dùng từ 600 đến 800

lít nước, người dân Paris tiêu thụ 100L/ngày. Tại các quốc gia đang phát triển dao động
từ 60 đến 150 lít/ ngày. Trong lúc đó, nhiều vùng ở Châu Phi, phần đông cư dân không
có hơn một lít nước dùng cho sinh hoạt cá nhân. Tại châu Á và châu Phi có 141 triệu
dân cư ở các thành phố lớn không được bảo đảm về nước ngọt và nước sạch.
1.2.2 Hiện trạng cấp nước sạch tại Việt Nam
Việt Nam có nguồn nước tương đối dồi dào. Tổng sản lượng nước mặt trung
bình vào mùa mưa hàng năm là 800 tỷ m
3
, phần lớn do sông Hồng và sông Cửu
Long cung cấp. Tuy nhiên, vào các tháng khô hạn, lượng nước chỉ còn lại khoảng
15 – 30%. Về lượng nước ngầm, theo ước tình Việt Nam chứa khoảng 48 tỷ m
3
/năm
và trung bình hàng năm, người dân sử dụng khoảng 1 tỷ m
3
. Nhu cầu tưới tiêu trong
ở Việt Nam hàng năm là 76,6 tỷ m
3
chỉ đủ cung ứng cho 80% đất trồng trọt trên
toàn quốc (9,7 triệu hecta). Do đó, nhiều nơi tình trạng thiếu nước cho nhu cầu nông
nghiệp vẫn còn trầm trọng.
Tại Việt Nam, việc tiếp cận với nước sạch là hết sức khó khăn, đặc biệt tại
các vùng sâu, vùng xa và nông thôn. Những bệnh có liên quan đến nước là nguyên
nhân gây ra bệnh tật ở trẻ và người lớn, khiến trẻ không được đến trường do ốm
đau, bị đi ngoài do uống nước không sạch. Phần lớn nước ở các vùng nông thôn
15
Việt Nam bị ô nhiễm. Người dân lấy nước từ nguồn nước mặt, nước giếng đào
nông. Phần lớn các nguồn nước này đều nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế hiện chỉ có khoảng 90% dân số Việt Nam
được tiếp cận với nước sạch và nước hợp vệ sinh cho sinh hoạt hàng ngày.

Tại các vùng nông thôn và vùng núi xa xôi của Việt Nam, người dân chủ yếu
vẫn dùng loại nước thứ hai là nước hợp vệ sinh được lấy từ sông, suối và nước
giếng. Theo số liệu của trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thì
tính đến hết năm 2014, có khoảng 5.182.000 người dân nông thôn có nguồn nước
hợp vệ sinh để sử dụng, đạt tỷ lệ 84%, với số nước tối thiểu là 60 lít/ người/ ngày,
trong đó, có khoảng 42 % dân số được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y
tế. (Báo cáo Chương trình nước sạch và VSMT nông thôn 2014)
Hiện trung bình mỗi người dân nông thôn Việt Nam chỉ được dùng khoảng từ
40 đến 55 lít nước một ngày, ít hơn 10 lần so với người dân tại các nước phát triển.
Thống kê tổng hợp của Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn cho biết tính đến hết năm 2014 cả nước có 15.707 công trình cấp
nước tập trung mọi quy mô, trong đó chỉ có 5497 công trình hoạt động tốt (chiếm
35%); 7854 công trình hoạt động bình thường (50%); 2121 công trình kém (hơn
13%) và 235 công trình không hoạt động. Như vậy, tỷ lệ công trình cấp nước hoạt
động kém hoặc không còn hoạt động chiếm tới gần 15%. (Báo cáo Chương trình
nước sạch và VSMT nông thôn 2014)
1.2.3 Hiện trạng cấp nước tại khu vực Bắc Trung Bộ
Bắc Trung Bộ nằm gọn trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, giữa một bên là
dãy Trường Sơn hùng vĩ, một bên là biển Đông mênh mông. Với đường bờ biển dài
cùng nhiều cửa khẩu giáp với Lào, khu vực này có vị trí đặc biệt quan trọng trong
phát triển kinh tế - du lịch giữa Việt Nam với các nước trong khu vực trên hành lang
Đông - Tây.
Khu vực Băc Trung Bộ gồm sáu tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Trong những năm gần đây kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ đạt được những
thành tựu đáng kể.
16
Công nghiệp đều được quan tâm phát triển, đặc biệt là các công trình trọng
điểm, các chương trình mục tiêu lớn về các sản phẩm chủ lực trên địa bàn nhằm
phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của mỗi địa phương và toàn Khu vực. Tiểu thủ

công nghiệp, làng nghề có bước phát triển mới khởi sắc góp phần tăng thêm
sản phẩm xuất khẩu, bổ sung quỹ hàng hóa tiêu dùng, cải thiện đời sống nông dân
và bộ mặt nông thôn. Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được chú trọng đầu
tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Tỉnh nào cũng có khu công
nghiệp, cụm công nghiệp với quy mô hợp lý và tỷ lệ lấp đầy tăng dần.
Các hoạt động thương mại cũng sôi động. Tổng mức luân chuyển hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng liên tục. Phương thức kinh doanh ngày
càng đa dạng, hạ tầng luôn được nâng cấp, mở mang. Đã hình thành một số
phương thức phục vụ văn minh, hiện đại theo xu thế chung.
Trên cơ sở đó, cơ cấu kinh tế của các địa phương đã chuyển dịch từ chủ yếu
trông vào nông nghiệp, nay tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ đã chiếm ưu thế. Trị giá
nông nghiệp tuy vẫn tăng, nhưng trong cơ cấu chung tỷ trọng đang giảm. Thành
công đó góp phần vào sự tăng trưởng liên tục GDP của mỗi địa phương, tạo
hình ảnh mới về kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách của toàn khu vực đối với
những vùng kinh tế đầu tàu tăng trưởng.
Cùng với sự phát triển kinh tế vùng thì nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt
động công ngiệp, nông nghiệp và phát triển du lịch ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên, trong năm 2014, nắng nóng và thiếu hụt lượng mưa xảy ra trên
diện rộng ở các tỉnh miền Trung gây nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng, thậm chí
còn thiếu cả nước sinh hoạt cho hàng chục nghìn người dân ở một số địa phương.
Tình trạng nắng nóng đã diễn ra tương đối gay gắt trong suốt 8 tháng đầu
năm 2014, lượng mưa rất thấp, phổ biến đạt dưới 50% so với trung bình nhiều năm.
Đặc biệt, do không có mưa và lũ tiểu mãn vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 nên dòng
chảy sông suối và dung tích trữ các hồ chứa thủy lợi không được cải thiện. Phần lớn
dòng chảy các sông đều thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 30-80%. Nguồn
nước trữ tại các hồ chứa thủy lợi từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2014 ở khu vực Bắc
Trung Bộ chỉ đạt khoảng 20 ÷ 40% dung tích thiết kế.
17
1.3. Các công nghệ xử lý nước
1.3.1 Công nghệ xử lý nước mặt

Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông suối.
Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí
nên các đặt trưng của nước mặt là:
- Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy.
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao,
đầm, hồ, do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại tương đối thấp và
chủ yếu ở dạng keo.
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
- Chứa nhiều vi sinh vật.
Do tính chất nước nguồn nhiễm nhiều tạp chất hữu cơ từ nhiều thành phần,
tạo nên độ đục không ổn định, vì vậy công nghệ xử lý nước cần chú trọng giai đoạn
tiền xử lý: phản ứng + lắng ngay từ đầu qui trình, nhằm phá hủy các liên kết hóa
học, tạo cặn hữu ích. Sau đó, giai đoạn khử trùng là bắt buộc trước khi cung cấp
nước cho sinh hoạt.
1.3.2 Các công trình thu nước mặt
Thường đó là công trình thu nước sông, phải được đặt ở đầu nguồn nước,
phía trên khu dân cư và khu công nghiệp theo chiều chảy của sông. Vị trí hợp lý
nhất là nơi bờ sông và lòng sông ổn định có điều kiện địa chất công trình tốt, có đủ
độ sâu cần thiết để lấy nước trực tiếp từ sông không phải dẫn đi xa. Thường công
trình thu được bố trí ở phía lõm của bờ sông, tuy nhiên phía lõm thường bị xói lở
nên cần phải gia cố bờ.
Công trình thu nước sông thường chia ra các loại sau đây:
- Công trình thu nước bờ sông
- Công trình thu nước lòng sông
- Công trình thu nước hình đấu
• Công trình thu nước bờ sông:
18
Áp dụng khi bờ dốc, nước ở bờ sâu và thường xây dựng chung với trạm cấp I
nên còn gọi là công trình thu nước loại kết hợp. Khi điều kiện địa chất ở bờ xấu thì

trạm bơm cấp I đặt tách rời ở xa bờ và gọi là công trình thu nước phân ly.
Công trình thu nước bờ sông chia ra nhiều gian để đảm bảo cấp nước liên tục
khi thau rửa, sửa chữa. Mỗi gian chia ra ngăn thu, ngăn hút. Nước từ sông vào ngăn
thu qua các cửa thu nước: cửa phía trên thu nước mưa lũ, cửa phía dưới thu nước
mùa khô. Ngăn thu còn gọi là ngăn lắng vì ở đây một phần các hạt cặn, cát, phù sa
trong nước được giữ lại. Ở cửa thu nước có đặt các song chắn làm bằng các thanh
thép d = 10 – 16mm cách nhau 40 – 50mm để ngăn các vật nổi trên sông (rác rưởi,
củi, cây…) khỏi đi vào công trình thu. Từ ngăn thu nước qua các lưới chắn để vào
ngăn hút là nơi bố trí các ống hút của máy bơm. Lưới chắn thường làm bằng các sợi
dây thép d = 1 – 1,5mm với kích thước mắt lưới từ 2×2 đến 5×5mm để giữ các rác
rưởi, rong rêu có kích thước nhỏ ở trong nước. Tốc độ nước chảy qua song chắn
thường từ 0,4 đến 0,8 m/s, qua lưới chắn từ 0,2 đến 0,4 m/s.
Hình 1.1: Công trình thu nước ven bờ loại phân li
Chú thích:
1 – Ngăn thu 5 – Ngăn hút
2 – Cửa thu – Song chắn rác 6 – Ngăn quản lí
3 – Ống hút 7 – Rãnh đặt ống
4 – Cửa thông – Lưới chắn rác 8 – Trạm bơm cấp I
• Công trình thu nước lòng sông:
19

×