Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.58 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƢƠNG VIỆT ĐỨC

BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG
VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƢƠNG VIỆT ĐỨC

BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG
VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số

: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Anh



Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy
và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

DƢƠNG VIỆT ĐỨC


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Anh, các thầy cô
giảng viên và cán bộ tại Bộ môn Luật Dân sự, Phòng Quản lý đào tạo và
Nghiên cứu khoa học, Phòng Hành chính tổng hợp, bộ phận Thư viện cũng
như các phòng ban khác trực thuộc Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành
luận văn thạc sỹ này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

DƢƠNG VIỆT ĐỨC



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI 5
1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI
5
1.1.1. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp

5

1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được sử dụng và
thừa nhận rộng rãi
10
1.2. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT
BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI
32
1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu
được sử dụng và thừa nhận rộng rãi trên thế giới
32
1.2.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu
được sử dụng và thừa nhận rộng rãi tại Việt Nam
36
KẾT LUẬN CHƢƠNG I


37

CHƢƠNG II PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ NHÃN
HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI
39
2.1. CĂN CỨ PHÁT SINH QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN
HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI
39
2.1.1. Căn cứ phát sinh quyền

39

2.1.2. Trình tự công nhận và Thẩm quyền

40

2.2. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN
RỘNG RÃI
42
2.2.1. Mức độ biết đến trong bộ phận công chúng liên quan

44

2.2.2. Phạm vi nhãn hiệu được sử dụng và quảng bá

46

2.2.3. Giá trị gắn với nhãn hiệu


48

2.2.4. Các vụ việc thực thi quyền thành công

49

2.3. THỜI HẠN VÀ PHẠM VI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI
50


2.3.1. Thời hạn quyền đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi

50

2.3.2. Phạm vi quyền đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi

51

2.4. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI
53
2.4.1. Quyền sử dụng

55

2.4.2. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng

57


2.4.3. Quyền định đoạt

59

2.4.4. Quyền yêu cầu từ chối cấp văn bằng bảo hộ

60

2.4.5. Quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

62

2.5. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐƢỢC
SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI
63
KẾT LUẬN CHƢƠNG II

74

CHƢƠNG III THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG
RÃI
76
3.1. THỰC TIỄN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA
NHẬN RỘNG RÃI TẠI VIỆT NAM
76
3.2. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI TẠI VIỆT NAM
78
3.2.1.Về Tiêu chí xác định nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi


78

3.2.2. Về nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được sử dụng và
thừa nhận rộng rãi
80
3.2.3. Về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được sử dụng và
thừa nhận rộng rãi
80
KẾT LUẬN CHƢƠNG III

81

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

82
83


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SHTT

: Sở hữu trí tuệ

SHCN

: Sở hữu công nghiệp

TRIPS


: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ

WIPO

: Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bảo hộ nhãn hiệu là một nội dung quan trọng trong pháp luật sở hữu trí tuệ.
Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập mạnh mẽ về pháp luật và kinh tế, giá trị
và vai trò và nội dung bảo hộ nhãn hiệu ngày càng được nhìn nhận đúng đắn. Theo đó,
chế độ bảo hộ nhãn hiệu có sự khác biệt dựa trên mức độ nổi tiếng. Tại Việt Nam, xét
về mức độ nổi tiếng, nhãn hiệu thường được nhắc đến ở hai dạng là nhãn hiệu nổi
tiếng và nhãn hiệu thường. Bên cạnh đó, cũng cần nhắc đến một dạng nhãn hiệu quan
trọng khác là nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi.
Trong thực tiễn, chế độ bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng đã rất rõ ràng: nhãn
hiệu nổi tiếng được bảo hộ tự động, nhãn hiệu thường phải được đăng ký tại Cục
SHTT. “Nhãn hiệu thường” thường là các nhãn hiệu mới được sáng tạo, chưa được sử
dụng hoặc mức độ, phạm vi sử dụng chưa đáng kể. Đối với nhãn hiệu đã được sử dụng
và thừa nhận rộng rãi nhưng chưa được đăng ký, một mặt loại nhãn hiệu này chưa đạt
đến mức độ nổi tiếng để được bảo hộ như nhãn hiệu nổi tiếng, mặt khác do chưa được
đăng ký nên loại nhãn hiệu này chưa được hưởng chế độ bảo hộ như một nhãn hiệu
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, do đó nếu không xây dựng chế độ bảo
hộ riêng cho loại nhãn hiệu này thì chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ thiệt thòi vì họ đã đầu tư
thời gian, tiền bạc để xây dựng chỗ đứng của nhãn hiệu trên thị trường và có khả năng
bị thiệt hại do các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Trong bối cảnh trên, để làm rõ chế độ pháp lý của pháp luật Việt Nam đối với
nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi có tham khảo quan điểm và kinh
nghiệm pháp luật nước ngoài và quốc tế, góp phần hoàn thiện lý thuyết về nhãn hiệu
tại Việt Nam và phục vụ việc sửa đổi bổ sung Luật SHTT trong tương lai, tác giả lựa
chọn đề tài luận văn cao học “Bảo hộ Nhãn hiệu đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng
rãi theo pháp luật Việt Nam”.

1


2. Tình hình nghiên cứu
Các công trình bằng tiếng Việt hầu như không đề cập tới vấn đề nhãn hiệu được
sử dụng và thừa nhận rộng rãi. Loại nhãn hiệu này chỉ được nhắc tới rất hạn chế khi
các tác giả phân tích khả năng phân biệt của nhãn hiệu nói chung, ví dụ: “Giáo trình
Luật sở hữu trí tuệ” của tập thể tác giả do TS. Phùng Trung Tập chủ biên, NXB Công
an nhân dân, 2008. Các công trình đã hoàn thành đề cập chi tiết tới một loại nhãn hiệu
rất gần gũi với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi là nhãn hiệu nổi tiếng, ví
dụ: Luận văn Thạc sỹ “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt
Nam” của Nguyễn Thị Vân; Luận văn Thạc sỹ “Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam” của
Diệp Thị Thanh Xuân. Nhiều nội dung của hai loại nhãn hiệu này rất gần gũi với nhau,
vì vậy các công trình trên là nguồn tài liệu tham khảo quý để phát triển định hướng
nghiên cứu về nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi.
Trong một số công trình tiếng nước ngoài do tác giả Việt Nam thực hiện, nội
dung về nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi được đề cập và đặt trong so
sánh với nhãn hiệu nổi tiếng. Các công trình có thể kể đến là Luận án Tiến sỹ “Wellknown trademark protection – A comparative study between the laws of the European
Union and Vietnam” của Phan Ngọc Tâm và Báo cáo “Well-known trademark
protection – Reference to the Japanese experience” của Hà Thị Nguyệt Thu. Các công
trình này cung cấp nguồn thông tin để làm rõ quan điểm của pháp luật của EU và Nhật
Bản về bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, đồng thời ít nhiều nêu

lên thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về loại nhãn hiệu này.
Các tác giả nước ngoài có nhiều công trình phân tích sâu hơn về nhãn hiệu được
sử dụng và thừa nhận rộng rãi, đồng thời làm rõ sự khác biệt với nhãn hiệu nổi tiếng.
Ví dụ: “Protection of Well-known trademark” của Denis Croze đăng trên Journal of
Intellectual Property Rights, tháng 5/2000; “Protecting Intellectual property in a world
getting smaller: The treatment of well-known trademarks in Canada” của Hugues G.
Richard, phân tích của Hiệp hội Nhãn hiệu Quốc tế INTA... Các công trình này cung
cấp quan niệm học thuật và những điểm chung trong cách hiểu về nhãn hiệu được sử
dụng và thừa nhận rộng rãi của các học giả quốc tế.

2


Như vậy, các nguồn thông tin liên quan đến nhãn hiệu sử dụng và thừa nhận rộng
rãi chủ yếu đến từ nước ngoài, hầu như không có tài liệu tiếng Việt đề cập trực tiếp
đến đối tượng nghiên cứu chính đề tài.

3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những vấn đề lý luận về nhãn hiệu
được sử dụng và thừa nhận rộng rãi. Một đối tượng khác được nghiên cứu trong luận
văn là thực tiễn quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và
thừa nhận rộng rãi.

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam, các Điều
ước Quốc tế mà Việt Nam hiện là thành viên, pháp luật sở hữu trí tuệ của một số quốc
gia, và văn bản hướng dẫn liên quan của WIPO.

5. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích chế độ pháp lý đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi

trên cơ sở xem xét quy định pháp luật nước ngoài để góp phần tổng hợp lý thuyết về
nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá quy
định pháp luật Việt Nam về loại nhãn hiệu này và đưa ra đề xuất xây dựng pháp luật.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính được sử dụng trong luận văn bao gồm phương pháp so
sánh pháp luật, phương pháp phân loại pháp lý và phương pháp phân tích quy phạm.
Ngoài ra, một số phương pháp khác gồm có phương pháp phân tích lịch sử, phương
pháp phân tích vụ việc cũng được áp dụng để nghiên cứu các nội dung liên quan đến
nhãn hiêu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi.

3


7. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Tại Việt Nam, các đề tài nghiên cứu đã được thực hiện đã đề cập đến vấn đề bảo
hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng, có so sánh với pháp luật quốc
tế và pháp luật nước ngoài. Có tác giả đã đề cập tới nhãn hiệu được sử dụng và thừa
nhận rộng rãi, tuy nhiên ở phạm vi rất hạn chế. Tóm lại, nhãn hiệu được sử dụng và
thừa nhận rộng rãi chưa được các tác giả Việt Nam tiến hành nghiên cứu sâu sắc và
toàn diện.
Đề tài “Nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo quy định của pháp
luật Việt Nam” đóng góp một cái nhìn toàn diện và đầy đủ về khái niệm nhãn hiệu
được sử dụng và thừa nhận rộng rãi và góp phần vào việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật
sở hữu trí tuệ để tiệm cận với các quan niệm nước ngoài về loại nhãn hiệu này.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên
cứu đề tài được triển khai theo kết cấu như sau:
Chương I:


Khái quát chung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được sử
dụng và thừa nhận rộng rãi

Chương II:

Pháp luật Việt Nam hiện hành về nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận
rộng rãi

Chương III: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu được thừa nhận và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam

4


CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI
1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI
1.1.1. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp
1.1.1.1. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ
Dù một số đối tượng của sở hữu trí tuệ xuất hiện từ rất lâu như nhãn hiệu và sáng
chế và có những quy định bảo vệ những đối tượng này ở mức độ rất hạn chế, nhưng
nhìn chung sở hữu trí tuệ là một ngành luật rất mới. Sự phát triển của pháp luật về sở
hữu trí tuệ gắn liên với sự ra đời và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp. Các
quốc gia khởi nguồn của cuộc cách mạng công nghiệp là các quốc gia sớm có các đạo
luật bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ: Đạo luật Elizabeth I về sáng
chế tại Vương Quốc Anh năm 1640 xuất hiện vào buổi bình minh của cuộc cách mạng
công nghiệp, Luật của Nữ hoàng Anne tại Vương Quốc Anh năm 1709, các đạo luật về

quyền tác giả ra đời tại Mỹ năm 1790, tại Pháp năm 1791…
Trên phương diện pháp luật quốc tế, sự phát triển của pháp luật bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ diễn ra sôi động cuối Thế kỷ XIX với sự xuất hiện của các điều ước quốc
tế như Công ước Paris năm 1883 về quyền sở hữu công nghiệp, Công ước Berne năm
1886 về quyền tác giả và hàng loạt các điều ước được ký kết sau đó. Đặc biệt, sự ra
đời của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) trên cơ sở Ủy ban Quốc tế thống nhất
về Bảo hộ Sở hữu trí tuệ (BIRPI) đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ trong hợp tác
quốc tế về Sở hữu trí tuệ.
Bản thân thuật ngữ Sở hữu trí tuệ (Intellectual Property trong tiếng Anh) cũng
xuất hiện rất muộn.. Theo TS. Lê Nết [9, tr.13], đến năm 1952, thuật ngữ Sở hữu trí
tuệ mới được đề xuất bởi giáo sư A. Bogsch, giám đốc BIRPI lúc bấy giờ, để gọi
chung các đối tượng trên.
Định nghĩa về Sở hữu trí tuệ hay Quyền sở hữu trí tuệ, TS. Lê Nết [9, tr.23] đưa
ra ý kiến như sau: “Quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình

5


là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật
quy định bảo hộ”. Trong định nghĩa này, TS. Lê Nết đã chỉ rõ bản chất quyền sở hữu
trí tuệ là tài sản vô hình, và quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ thành quả lao động sáng tạo và
uy tín kinh doanh.
Khác hơn cách định nghĩa mang tính học thuật trên, Luật SHTT Việt Nam đưa ra
định nghĩa tại Điều 4 khoản 1: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân
đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”. Đây là cách định nghĩa
theo kiểu liệt kê các bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, với các bộ phận chính gồm
quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp,
ngoài ra còn bao gồm quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên thuật ngữ “tài sản trí
tuệ” dường như là một sự vô tình thu hẹp không đáng có bởi có thể gây ấn tượng rằng

quyền sở hữu trí tuệ không bao gồm đối tượng mang tính chất “uy tín kinh doanh”
nhiều hơn là tính “trí tuệ” như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy hai bộ phận chính cấu thành quyền sở hữu trí
tuệ là “Quyền tác giả và quyền liên quan tới quyền tác giả” và “Quyền sở hữu công
nghiệp”.
Quyền tác giả và quyền liên quan tới quyền tác giả đề cập tới các tác phẩm và các
hình thức và phương pháp truyền đạt các các tác phẩm đó tới công chúng. Các tác
phẩm thuộc các lĩnh vực như văn học, khoa học, nghệ thuật và có thể được truyền đạt
tới công chúng qua nhiều phương thức khác nhau như biểu diễn trực tiếp, phân phối
bản ghi âm, ghi hình hay phát sóng truyền thanh, truyền hình hay qua tín hiệu vệ tinh.
Đặc điểm của Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả là chỉ bảo hộ hình
thức thể hiện tác phẩm cũng như hình thức truyền đạt tác phẩm, không bảo hộ nội
dung được truyền tải trong tác phẩm hay trong các hình thức truyền đạt tác phẩm.
Bộ phận thứ hai là Quyền sở hữu công nghiệp. Các đối tượng của Quyền sở hữu
công nghiệp có thể được phân loại một cách tương đối thành nhóm các đối tượng liên
quan đến ý tưởng sáng tạo như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và
nhóm các đối tượng liên quan đến uy tín kinh doanh như nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh.

6


1.1.1.2. Khái quát về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
1.1.1.2.1. Khái quát về quyền sở hữu công nghiệp
Dù các đối tượng của sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu và sáng chế đã xuất hiện
từ lâu trong lịch sử, nhưng đến thời kỳ Trung cổ pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp mới manh nha xuất hiện với sự ra đời của Đạo luật Venice 1474 về bảo hộ sáng
chế. Như một nhu cầu tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp, pháp luật về sở hữu
công nghiệp phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn thế kỷ XV - XIX, việc bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp ngày càng được quan tâm, điểm hình là sự ra đời các đạo luật về

nhãn hiệu tại các nước như Pháp (1857), Italia (1868), Anh (1883)… Tiếp đó là sự ra
đời của hàng loạt điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp, tiêu biểu là Công ước Paris
năm 1883, Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa năm 1891, Hiệp
ước hợp tác sáng chế (PCT) năm 1970, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) năm 1994… Tiến trình trên cho thấy
pháp luật về sở hữu công nghiệp là một lĩnh vực rất mới mẻ, chỉ xuất hiện trong vài
thế kỷ trở lại đây nhưng có sự phát triển mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm lớn ở cả
phạm vi quốc gia và quốc tế.
Định nghĩa về quyền sở hữu công nghiệp, Công ước Paris không đưa ra định
nghĩa trực tiếp, thay vào đó Công ước liệt kê các đối tượng sở hữu công nghiệp tại
Điều 1:
Đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm patent, mẫu hữu ích, kiểu
dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại,
chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ, và chống cạnh tranh không lành
mạnh.
Tương tự điều khoản trên, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đưa ra định nghĩa về
quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 4 khoản 4 như sau:
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu,
tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc
sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

7


Nội dung hai điều khoản trên thống nhất với nhau về tổng thể và các bộ phận cơ
bản của quyền sở hữu đều được liệt kê đầy đủ.
Ngắn gọn hơn, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam của Trường Đại học Luật
Hà Nội [14, tr.105] đưa ra tóm tắt định nghĩa như sau:
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với

các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Định nghĩa nêu trên không có gì khác biệt với các điều luật dẫn ở phần trên, chỉ
khái quát các đối tượng được liệt kê trong thuật ngữ duy nhất “các đối tượng sở hữu
công nghiệp”.
Từ các quan điểm nêu trên về khái niệm “Sở hữu công nghiệp”, đối tượng được
bảo hộ dưới dạng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm Sáng chế, Kiểu dáng công
nghiệp, Thiết kế bố trí mạch tích hợp, Chi dẫn địa lý, Tên thương mại, Nhãn hiệu và
Bí mật kinh doanh.
Về nội dung quyền sở hữu công nghiệp, với tư cách là tài sản vô hình, quyền sở
hữu công nghiệp không thể bị “chiếm hữu”. Theo đó, nội dung của quyền sở hữu công
nghiệp bao gồm quyền sử dụng và quyền định đoạt, hay nói như TS. Lê Nết [8, tr.23]:
“Quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ quyền sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và
quyền định đoạt của các chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp”. Giữa hai
quyền năng này, quyền sử dụng là nội dung quan trọng nhất. Thậm chí, tác giả Nguyễn
Thị Vân [15, tr.13] cho rằng: “Về bản chất, bảo hộ quyền SHCN là bảo hộ độc quyền
khai thác, sử dụng đối tượng SHCN. […] Quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN
được thể hiện chủ yếu và cơ bản nhất ở quyền sử dụng đối tượng SHCN”.
Theo tinh thần trên, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 123 Khoản 1 quy định về
nội dung quyền sở hữu công nghiệp bao gồm Quyền sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp, Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và Quyền
định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó có thể thấy rằng dù chia thành ba
quyền năng nhưng chúng vẫn xoay quanh hai quyền năng cốt lõi là sử dụng và định
đoạt. “Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp” về bản chất vẫn
nằm trong quyền sử dụng, tuy nhiên có thể nhà làm luật có dụng ý tách riêng để nhấn
mạnh quyền năng “Ngăn cấm” của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.

8


1.1.1.2.1. Khái quát về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Với tư cách là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, nội dung quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu không nằm ngoài nội dung quyền sở hữu công
nghiệp nói chung. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ có độc quyền sử dụng
và quyền ngăn cấm bất cứ người thứ ba nào sử dụng nhãn hiệu của mình cho hàng hóa
dịch vụ xác định, bên cạnh đó chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có quyền định đoạt quyền sở
hữu công nghiệp của mình đối với nhãn hiệu thông qua việc chuyển nhượng các độc
quyền của mình cho người khác.
Tuy nhiên, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có những giới hạn nhất
định. Về thời gian, nhãn hiệu được bảo hộ trong một thời hạn cụ thể, hết thời hạn đó
quyền độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ chấm dứt, trừ trường hợp quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu được gia hạn. Về không gian, quyền sở hữu trí tuệ nói
chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng mang tính lãnh thổ
tuyệt đối, vì vậy nhãn hiệu được bảo hộ tại quốc gia nào thì quyền độc quyền đối với
nhãn hiệu chỉ có hiệu lực tại quốc gia đó. Đến nay, với sự ra đời của các điều ước quốc
tế như Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891, Nghị định thư
Madrid liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1989, tính
lãnh thổ tuyệt đối nêu trên từng bước được hài hòa hóa để chủ sở hữu nhãn hiệu hưởng
chế độ bảo hộ đối với nhãn hiệu của mình tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Về phương thức xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, trên thế
giới tồn tại hai nguyên tắc xác lập quyền cơ bản là (i) xác lập quyền theo nguyên tắc
đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền, đại diện tiêu biểu là pháp luật sở hữu trí tuệ
của các quốc gia châu Âu lục địa các các hệ thống pháp luật ảnh hưởng bởi hệ thống
pháp luật của các quốc gia này, và (ii) xác lập quyền trên cơ sở sử dụng, ví dụ điển
hình là pháp luật về nhãn hiệu tại Hoa Kỳ. Cũng cần lưu ý rằng tại nhiều quốc gia có
sự kết hợp áp dụng hai nguyên tắc trên, trong đó rõ ràng nhất là việc bảo hộ nhãn hiệu
nổi tiếng và nhãn hiệu được biết đến rộng rãi mà không cần đăng ký, thể hiện trong
pháp luật Nhật Bản, Mexico, Việt Nam…

9



1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa
nhận rộng rãi
1.1.2.1. Khái niệm nhãn hiệu
Tiền thân của nhãn hiệu ngày nay đã xuất hiện từ thời cổ đại, khi con người đóng
dấu bằng sắt nung đỏ lên gia súc để phân biệt gia súc của mình với gia súc của người
khác. Khoảng 3000 năm trước, các thợ thủ công Ấn Độ đã khắc chữ ký của mình lên
các sản phẩm do mình chế tạo trước khi chuyển các sản phẩm đó sang Iran. 2000 năm
trước, trong quá trình giao thương với các quốc gia vùng Địa Trung Hải, các sản phẩm
do người Trung Quốc làm ra cũng mang những dấu hiệu riêng [29, tr.10].
Cuộc cách mạng công nghiệp đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp,
thương mại, kéo theo đó là yêu cầu về bảo hộ nhãn hiệu để tránh hành vi nhái nhãn
hiệu. Năm 1809, Luật về xí nghiệp, cơ sở chế tạo và lò thủ công của Pháp quy định xử
phạt hành vi làm giả nhãn hiệu. Đến năm 1857, cũng tại pháp, Luật về ký hiệu nhãn
hiệu chế tạo ra đời, quy định cụ thể hơn về việc bảo hộ nhãn hiệu. Sau Pháp, một loạt
các quốc gia có nền công nghiệp và thương mại phát triển đã thể hiện sự quan tâm tới
việc bảo hộ nhãn hiệu bằng việc ban hành đạo luật về nhãn hiệu của mình như Italia
(1868), Anh (1883), Đức (1894)…
Phương diện pháp luật quốc tế cũng ghi nhận sự ra đời của một loạt các điều ước
liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu:
̵

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883, sửa đổi nhiều
lần và gần đây nhất là sửa đổi năm 1979. Công ước Paris thiết lập các
nguyên tắc bảo hộ chung với các đối tượng sở hữu công nghiệp, bao gồm
nhãn hiệu hàng hóa, và thiết lập quy định riêng về bảo hộ nhãn hiệu hàng
háo. Tuy nhiên, khi mới ra đời, Công ước Paris không đề cập tới nhãn

̵


hiệu dịch vụ và chưa thiết lập hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
Thỏa ước Madrid được thông qua năm 1892 lần đầu tiên thiết lập hệ
thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu, được coi là điều ước quốc tế quan
trọng giúp khắc phục nguyên tắc lãnh thổ trong bảo hộ nhãn hiệu tại các
quốc gia.

10


̵

Năm 1970, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) chính thức đi vào
hoạt động, góp phần quan trọng trong việc tăng cường bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng trên thế giới.
̵

Năm 1994, Hiệp ước Luật nhãn hiệu được ký kết, đưa ra những tiêu
chuẩn tối đa về thủ tục mà cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu
được phép hay không được phép đòi hỏi để tạo điều kiện tiến hành các
thủ tục liên quan đến nhãn hiệu. Đến nay Việt Nam chưa tham gia Hiệp
ước Luật nhãn hiệu.
̵

Đặc biệt, cũng trong năm 1994, sự ra đời của Hiệp định về các khía cạnh
liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) đã khẳng
định lại và mở rộng các quy định của Công ước Paris 1883, quy định các
biên pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra chế tài với các thành
viên không đảm bảo sự bảo hộ tối thiểu về quyền sở hữu trí tuệ, trong đó
có nhãn hiệu.


Diễn tiến trên đây cho thấy nhãn hiệu đã có lịch sử xuất hiện và phát triển lâu dài
trong tiến trình phát triển của xã hội loài người và ngày càng nhận được sự quan tâm
lớn trong phạm vi mỗi quốc gia và trên quy mô quốc tế.
Nhãn hiệu được định nghĩa trong các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.
Trên website chính thức của mình, WIPO [38] nêu định nghĩa về nhãn hiệu như sau:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh
nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác”. Định nghĩa của WIPO
được thiết lập trên cơ sở chức năng của nhãn hiệu có thể coi là định nghĩa chung nhất,
súc tích nhất về nhãn hiệu với phạm vi khái quát rất rộng, tất cả các dấu hiệu có khả
năng phân biệt nguồn gốc khác nhau của hàng hóa dịch vụ đều có thể được coi là nhãn
hiệu, bất kể chúng có hình thức nào.
Hiệp định TRIPS đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn trong khi vẫn đảm bảo tính
khái quát cao tại Điều 15 Khoản 1: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu
nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng
hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu
đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ

11


hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được
đăng ký là nhãn hiệu.”. Vế thứ nhất của định nghĩa trên về cơ bản giống với định
nghĩa do WIPO đưa ra trên cơ sở chức năng của nhãn hiệu, nhưng có nhấn mạnh hơn ở
phạm vi các dấu hiệu được xét là dấu hiệu, đó là “bất kỳ dấu hiệu nào” có chức năng
phân biệt nguồn gốc hàng hóa dịch vụ đều có thể trở thành nhãn hiệu, bất kể dấu hiệu
đó có thể nhìn thấy được hay không. Vế thứ hai là sự khẳng định khả năng bảo hộ các
dấu hiệu cơ bản thường được sử dụng để tạo thành nên nhãn hiệu như “từ, chữ cái, chữ
số, hình minh họa, tổ hợp màu sắc”. Đó có lẽ là nỗ lực để tạo nên cách hiểu chung
nhất về nhãn hiệu cho các thành viên tham gia Hiệp định TRIPS.
Tại Hoa Kỳ, Điều 45 Đạo luật Nhãn hiệu 1946, hay còn gọi là Đạo luật Lanham

đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu
tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng được sử dụng bởi một người hoặc được
người đó có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo
quy định tại luật này để xác định và phân biệt hàng hóa của người đó, bao gồm cả các
hàng hóa đặc chủng, với những hàng hóa cùng loại được sản xuất hoặc được bán bởi
người khác và để chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa” và được giải thích thêm trong Điều
2 “không có nhãn hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa của người nộp đơn với
những hàng hóa của người khác lại bị từ chối đăng ký vào sổ đăng ký”. Điều luật trên
khẳng định lại phạm vi rộng lớn các dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu
mà WIPO và Hiệp định TRIPS nhắc đến. Theo đó, dấu hiệu được bảo hộ dưới dạng
nhãn hiệu tại Hoa Kỳ có thể là bất kỳ dấu hiệu nào, không loại trừ trường hợp các dấu
hiệu không nhìn thấy được như âm thanh, mùi. Trong định nghĩa trên, nhãn hiệu
không chỉ có “khả năng phân biệt” như cách tiếp cận của WIPO và Hiệp định TRIPS,
mà “khả năng” đó đã trở thành “chức năng phân biệt hàng hóa” cụ thể và sống động
trong hoạt động thương mại, chức năng đó được sử dụng một cách có chủ đích, bên
cạnh “chức năng chỉ rõ nguồn gốc hàng hóa”. Đây là cách tiếp cận rất cụ thể và dễ
hiểu của Đạo luật Nhãn hiệu 1946.
Trong khi đó, Luật Nhãn hiệu Châu Âu Điều 2 nêu rõ: “Nhãn hiệu có thể bao
gồm bất cứ dấu hiệu nào có khả năng được thể hiện ở dạng đồ họa, đặc biệt là các từ,
bao gồm tên, thiết kế, chữ cái, số, hình dáng hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa, với điều
kiện các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp

12


này với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác”. Khác với các định nghĩa nêu
trên, cách định nghĩa của Luật Nhãn hiệu Châu Âu thận trọng và hẹp hơn rất nhiều.
Các dấu hiệu được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu không còn được tự do ở bất kỳ hình
thức nào như Đạo luật Nhãn hiệu 1946 của Hoa Kỳ bởi phạm vi các dấu hiệu đã được
vạch rõ, đó là các dấu hiệu thể hiện ở “dạng đồ họa, đặc biệt là các từ, bao gồm tên,

thiết kế, chữ cái, số, hình dáng hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa”. Các liệt kê đó như lời
khẳng định rằng Luật Nhãn hiệu Châu Âu chỉ chấp nhận bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu
cho các dấu hiệu nhìn thấy được.
Như vậy, cho dù có sự khác biệt về phạm vi các dạng nhãn hiệu được bảo hộ,
nhưng theo cách hiểu chung của pháp luật trên thế giới, nhãn hiệu là dấu hiệu đáp ứng
khả năng phân biệt. “Phân biệt” vừa có tư cách là chức năng, vừa có tư cách là đặc
tính của nhãn hiệu, nghĩa là một nhãn hiệu cần có đặc tính hay khả năng phân biệt để
thực hiện được chức năng quan trọng bậc nhất của mình là phân biệt nguồn gốc hàng
hóa dịch vụ.
Nghiên cứu về chức năng của nhãn hiệu, có nhiều quan điểm khác nhau: Phan
Ngọc Tâm [29, tr.30] cho rằng nhãn hiệu có đến sáu chức năng, bao gồm: Nhận diện
nguồn gốc hàng hóa và dịch vụ; Phân biệt nguồn gốc của các hàng hóa và dịch vụ;
Đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ; Dấu hiệu của sự ủng hộ; Biểu tượng quảng
cáo hàng hóa hoặc dịch vụ của các nhà cung cấp; Cho phép người tiêu dùng thể hiện
cá tính. Trong khi đó, tác giả Hà Thị Nguyệt Thu (2010, trang 11) cho rằng bốn chức
năng chính của nhãn hiệu gồm có: Phân biệt nguồn gốc; Chỉ nguồn gốc; Đảm bảo
chất lượng; Quảng cáo. Khác hơn, năm chức năng được liệt kê trong luận văn của
Diệp Thị Thanh Xuân [16, tr.17] bao gồm: Chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ;
Chức năng thông tin nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ; Chức năng thông tin về sản phẩm;
Chức năng quảng cáo; Chức năng kiểm tra và tổ chức thị trường. Dù số lượng chức
năng có thể khác nhau theo mỗi quan điểm nghiên cứu, nhưng tựu chung lại, các chức
năng thường được đề cập tới bao gồm: Chức năng chỉ nguồn gốc của hàng hóa, dịch
vụ; Chức năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ; Chức năng đảm bảo chất
lượng hàng hóa, dịch vụ; Chức năng quảng cáo.
-

Chức năng chỉ nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ: đây là chức năng giúp
xác định nơi sản xuất hàng hóa hoặc nơi cung ứng dịch vụ. Đây là chức

13



năng sơ khai nhất khi nhãn hiệu được gắn trên hàng hóa từ hàng nghìn
năm trước.
-

Chức năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ: đây có thể coi là
chức năng được phát triển từ chức năng chỉ nguồn gốc ban đầu, giúp thị
trường không bị nhầm lẫn về nguồn gốc thực sự của hàng hóa, dịch vụ
với nguồn sản xuất, cung ứng khác cho hàng hóa, dịch vụ tương tự. Với
chức năng phân biệt nguồn gốc hàng hóa dịch vụ, kênh kết nối giữa chủ
sở hữu nhãn hiệu hay người có hàng hóa dịch vụ và người tiêu dùng sẽ
được đảm bảo, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ phân phối ổn định hàng hóa tới
người tiêu dùng, mặt khác người tiêu dùng, ở chiều ngược lại người tiêu
dùng cũng được tiếp cận với hàng hóa dịch vụ đúng nguồn gốc mình
mong muốn, bởi người tiêu dùng không bị nhầm lẫn với các nguồn gốc
khác cung cấp hàng hóa dịch vụ tương tự. Có thể nói rằng chức năng
phân biệt nguồn gốc của hàng hóa dịch vụ chính là chức năng quan trọng
nhất, cơ bản nhất và là lý do chính để nhãn hiệu ra đời, tồn tại và phát
triển đến ngày nay. Để đảm bảo chức năng phân biệt, nhãn hiệu phải có
đặc tính quan trọng đó là khả năng phân biệt, sẽ được làm rõ dưới đây.

-

Chức năng đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ: đây là chức năng
được thể hiện rõ ràng nhất trên các nhãn hiệu của các nhà sản xuất có
danh tiếng trên thị trường. Ví dụ, tại Việt Nam, nhắc tới xe gắn máy, mô
tô mang nhãn hiệu “HONDA”, người tiêu dùng phổ thông sẽ có ấn tượng
về các sản phẩm có độ bền cao, tiết kiệm nhiên liệu, thiết kế phù hợp cho
nhiều đối tượng sử dụng thuộc các giới tính, độ tuổi khác nhau. Đây

được coi là chiến lược kinh doanh của nhà sản xuất và họ truyền tải các
giá trị đó tới người tiêu dùng thông qua sản phẩm mang nhãn hiệu
“HONDA”. Nói như Kamil Idris [7, tr.153], “khi nền kinh tế phát triển
và người tiêu dùng có sức mua lớn hơn, dân chúng không mua sản phẩm,
họ mua một lời hứa. Một nhãn hiệu chỉ là sự diễn đạt một lời hứa”.

-

Chức năng quảng cáo: khi thực hiện chức năng quảng cáo, nhãn hiệu có
trong mình khả năng “gợi ý” người tiêu dùng về những giá trị, đặc tính
của sản phẩm. Nếu như chức năng đảm bảo chất lượng thường chỉ xuất

14


hiện trên những nhãn hiệu được khai thác thành công trên thị trường thì
chức năng quảng cáo là chức năng của cả những nhãn hiệu mới ra đời.
Một ví dụ thường được nhắc tới là nhãn hiệu “IVORY” của công ty
Procter & Gamble (P&G) (Hoa Kỳ). Nhãn hiệu “IVORY” được gắn trên
sản phẩm xà phòng miếng từ cuối thế kỷ XIX. “IVORY” nghĩa là ngà
voi, một sản phẩm có màu trắng ngà. Trong bối cảnh cuổi thế kỷ XIX khi
kỹ thuật sản xuất xà phòng còn ở trình độ thấp, sản phẩm xà phòng
miếng thường có màu vàng hoặc nâu, sự xuất hiện xà bông mang nhãn
hiệu “IVORY” chính là sự “gợi ý” của P&G tới khách hàng về dòng sản
phẩm có màu trắng ngà độc đáo của mình.
Trong các chức năng nêu trên, chỉ chức năng chỉ nguồn gốc và chức năng phân
biệt nguồn gốc là hai chức năng ảnh hưởng đáng kể tới chế độ pháp lý của nhãn hiệu
bởi khả năng phân biệt luôn là yếu tố đầu tiên để xét nhãn hiệu có được bảo hộ hay
không được bảo hộ, trong đó chức năng phân biệt nguồn gốc hàng hóa dịch vụ được
quan tâm hàng đầu bởi một mặt khi xem xét bảo hộ một dấu hiệu, người ta sẽ đánh giá

xem dấu hiệu đó có đảm bảo chức năng phân biệt nguồn gốc hay không, mặt khác
trong quá trình lập pháp, các nhà làm luật sẽ xây dựng chế độ bảo hộ nhãn hiệu xoay
quanh việc bảo đảm chức năng phân biệt của nhãn hiệu. Hai chức năng còn lại là chức
năng quảng cáo và chức năng đảm bảo chất lượng là các chức năng mang tính thương
mại nhiều hơn tính pháp lý.
Về các đặc tính, xét các đặc tính ảnh hưởng tới chế độ pháp lý đối với nhãn hiệu,
nhãn hiệu nói chung có các ba đặc tính cơ bản là có khả năng phân biệt với dấu hiệu
khác, đa dạng và mang tính lãnh thổ, cụ thể:
Đặc tính thứ nhất của nhãn hiệu là khả năng phân biệt. Khả năng phân biệt là đặc
tính cơ bản và quan trọng bậc nhất bởi chính khả năng phân biệt đã giúp nhãn hiệu
thực hiện chức năng phân biệt nguồn gốc hàng hóa dịch vụ, hay nói cách khác khả
năng phân biệt là yếu tố quyết định để xét một nhãn hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ hay
không. Một mặt, các đặc trưng của nhãn hiệu được tạo thành từ cách phát âm, đường
nét, màu sắc… giúp nhãn hiệu trở nên độc nhất và tồn tại độc lập, tạo ấn tượng riêng
cho người quan sát, do đó không bị coi là dấu hiệu thông thường. Mặt khác, sự kết hợp
các đường nét, màu sắc... giúp nhãn hiệu xác định có sự khác biệt đáng kể với nhãn

15


hiệu khác. Hai khía cạnh đó của khả năng phân biệt được gọi dưới tên gồm “khả năng
tự phân biệt” và “tính khác biệt”.
Khả năng tự phân biệt là khả năng của nhãn hiệu mà theo đó người tiêu dùng có
thể dễ dàng nhận biết và ghi nhớ nhãn hiệu đó sao cho khi cảm nhận nhãn hiệu đó
người tiêu dùng biết được nguồn gốc sản phẩm mang nhãn hiệu. Tính không thông
dụng có thể coi là một phần của khả năng tự phân biệt. Nhãn hiệu có tính không thông
dụng nghĩa là nhãn hiệu không phải là dấu hiệu đơn giản như hình vuông, hình tròn,
tam giác… hay tên gọi thông thường của sản phẩm như bánh kẹo, mì chính… và cũng
không được mang tính chất mô tả sản phẩm một cách lộ liễu.
Khác với khả năng tự phân biệt, tính khác biệt, hay khả năng phân biệt với dấu

hiệu khác, thể hiện ở chỗ nhãn hiệu đó không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu khác và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như kiểu dáng công nghiệp,
tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu không chỉ mặc nhiên tồn tại ngay khi nhãn
hiệu ra đời nhờ sự kết hợp các yếu tố cấu tạo nên nhãn hiệu tạo nên đặc trưng, ấn
tượng riêng. Trong nhiều trường hợp, khả năng phân biệt của nhãn hiệu được hình
thành qua quá trình sử dụng, được người tiêu dùng ghi nhớ đến mức đủ để không
nhầm lẫn giữa nguồn gốc hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu đó và nguồn gốc khác cho
hàng hóa dịch vụ tương tự. Điển hình là trường hợp nhãn hiệu được biết đến rộng rãi
hay nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi.
Đặc tính thứ hai của nhãn hiệu là tính đa dạng. Do bất cứ dấu hiệu nào có khả
năng phân biệt hàng hóa dịch vụ có nguồn gốc khác nhau đề có khả năng được bảo hộ
dưới dạng nhãn hiệu nên sự đa dạng của các loại dấu hiệu đã tạo nên sự đa dạng của
nhãn hiệu. “Theo hình thức thể hiện nhãn hiệu có thể ở dạng từ ngữ, chữ cái, chữ số,
hình ảnh, hình khối hoặc là sự kết hợp các yếu tố này được thể hiện trên một hoặc
nhiều màu sắc. Nhãn hiệu cũng có thể là những dấu hiệu đặc biệt như dấu hiệu âm
thanh, mùi vị, ánh sáng” [1]. Đây cũng là đặc tính quan trọng khi xét bảo hộ một nhãn
hiệu, bởi không phải pháp luật tất cả các quốc gia đều bảo hộ tất cả các dạng nhãn hiệu
khác nhau. Ví dụ, pháp luật Việt Nam không bảo hộ nhãn hiệu mùi, âm thanh, ánh
sáng, khác biệt với pháp luật Hoa Kỳ.

16


Đặc tính thứ ba của nhãn hiệu là tính lãnh thổ quốc gia. Theo đó, quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và quyền
của chủ sở hữu nhãn hiệu đó không có hiệu lực ngoài lãnh thổ đó nếu không đáp ứng
các tiêu chuẩn bảo hộ và không thực hiện các thủ tục cần thiết để được bảo hộ tại quốc
gia khác ngoài lãnh thổ đó.
Từ các phân tích trên đây, trên cơ sở các chức năng và đặc tính quan trọng nhất

của nhãn hiệu, có thể rút ra khái niệm chung về nhãn hiệu như sau:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu, thuộc bất kỳ hình thức hữu hình hay vô hình nào, có khả
năng được sử dụng để xác định nguồn gốc và phân biệt các nguồn gốc khác nhau của
hàng hóa dịch vụ.”
1.1.2.2. Khái niệm nhãn hiệu đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi
Trước khi xét khái niệm “nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi”, cần
xem xét thuật ngữ “được sử dụng và thừa nhận rộng rãi”. Trong tiếng Anh, thuật ngữ
“well-known” thường được sử dụng để đề cập tới các nhãn hiệu được biết đến rộng
rãi, dù không trực tiếp thể hiện thuật ngữ “được sử dụng và thừa nhận rộng rãi” nhưng
đây là hai thuật ngữ rất gần về nội dung. Mặt khác, các loại nhãn hiệu được coi là
“well-known” theo pháp luật quốc tế và một số quốc gia khác có các đặc điểm rất gần
với nhãn hiệu “được sử dụng và thừa nhận rộng rãi” theo pháp luật Việt Nam.
Một số bản dịch tiếng Việt của các Điều ước quốc tế thường dịch “well-known
mark” là nhãn hiệu nổi tiếng, tuy nhiên cách dịch như vậy sẽ gây hiểu lầm rằng “wellknown mark” trong pháp luật quốc tế và nước ngoài giống với nhãn hiệu nổi tiếng
trong pháp luật Việt Nam. Thực tế, theo Điều 4 Luật SHTT 2005, “nhãn hiệu nổi tiếng
là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”, có
nghĩa rằng mức độ được biết đến của nhãn hiệu nổi tiếng là rất lớn, bao trùm toàn lãnh
thổ Việt Nam, trong khi đó có không ít nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở mức độ thấp
hơn, trong phạm vi công chúng liên quan và trong một khu vực địa lý nhất định, và
loại nhãn hiệu như vậy khó có thể được coi là nhãn hiệu nổi tiếng. Mặt khác, trong
pháp luật Việt Nam, có tồn tại một loại nhãn hiệu khác song song với nhãn hiệu nổi
tiếng là nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi. Nội hàm “nhãn hiệu nổi tiếng”
theo pháp luật Việt Nam chỉ chỉ chiếm một phần nội dung “well-known mark”, và

17


phần còn lại dành cho các nhãn hiệu được biết đến rộng rãi nhưng không đến mức nổi
tiếng.
Thực tế, các phân tích ở phần tiếp theo trong luận văn này sẽ chỉ ra rằng nhãn

hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi là hai bộ phận của
“well-known mark”. Theo đó, để phù hợp với nội dung luận văn, “well-known” sẽ
được dịch là “được biết đến rộng rãi”, và “well-known mark” – “nhãn hiệu được biết
đến rộng rãi” sẽ thường xuyên được phân tích và đặt trong so sánh với nhãn hiệu được
sử dụng và thừa nhận rộng rãi tại Việt Nam. Dù “được biết đến rộng rãi” và “được sử
dụng và thừa nhận rộng rãi” không hoàn toàn trùng khớp nhau về nội dung ngữ nghĩa,
nhưng tác giả mạnh dạnh đặt hai thuật ngữ trên ở vị thế tương tự nhau về mặt pháp lý
với tư cách là loại nhãn hiệu có mức độ được biết đến rộng rãi thấp hơn so với nhãn
hiệu nổi tiếng.
Theo từ điển Oxford Learner’s Pocket Dictionary [26, tr.504], “well-known”
nghĩa là được rất nhiều người biết đến (nguyên văn: known about by a lot of people).
Tương tự, theo từ điển Longman, “well-known” nghĩa là được rất nhiều người biết
đến. Điều đáng chú ý là từ điển này làm rõ sự khác biệt giữa “famous” – trong tiếng
Việt nghĩa là “nổi tiếng” – và “well-known”, cụ thể “well-known” rất nhiều người tại
một khu vực cụ thể biết đến, trong khi đó “famous” nghĩa là được rất nhiều người ở
nhiều khu vực, thường là trên toàn thế giới, biết đến. Trong luận văn này “wellknown” và thuật ngữ “được biết đến rộng rãi” sẽ được sử dụng với giá trị như nhau và
có thể thay thế cho nhau.
Trên phương diện pháp luật quốc tế, nhãn hiệu được biết đến rộng rãi đã được
nhắc đến trong các điều ước quốc tế quan trọng như Công ước Paris 1883 và Hiệp định
TRIPS 1994.
Nhãn hiệu được biết đến rộng rãi được đề cập tại Điều 6bis Công ước Paris như
sau:
Điều 6bis. [Nhãn hiệu: Nhãn hiệu được biết đến rộng rãi]
(1) Một cách mặc nhiên nếu luật quốc gia cho phép điều đó, hoặc theo đề
nghị của bên có liên quan, các nước thành viên của Liên minh có trách
nhiệm từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà

18



×