Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Chủ thể hộ gia đình trong hoạt động công chứng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.24 KB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG GIANG LINH

CHỦ THỂ HỘ GIA ĐÌNH
TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG GIANG LINH

CHỦ THỂ HỘ GIA ĐÌNH
TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số:60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TUẤN ĐẠO THANH

Hà Nội – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình, các số liệu, tư liệu sử
dụng trong Luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, những ý kiến nêu trong
Luận văn là sự tổng hợp của quá trình nghiên cứu được định hướng và là ý tưởng
của riêng tôi. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ

Hoàng Giang Linh


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng Dân sự

CCV

Công chứng viên

HGĐ


Hộ Gia đình

LCC

Luật Công chứng

LHNVGĐ

Luật Hôn nhân và Gia đình

PCC

Phòng công chứng

QHPL

Quan hệ pháp luật

TCHNCC

Tổ chức hành nghề công chứng

THT

Tổ hợp tác

UBND

Uỷ ban nhân dân


VPCC

Văn phòng công chứng

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật


Mục lục
Lời mở đầu
Chƣơng I.Hoạt động công chứngvàChủ thể trong hoạt động công chứng

5

1.1 Khái niệm, chức năng,nhiệm vụ,mục đích hoạt động công chứng ....................... 5
1.2 Chủ thể trong hoạt động công chứng .................................................................. 30
Chƣơng II. Chủ thể hộ gia đình trong hoạt động công chứng ............................ 42
2.1Nguyên nhân hình thành chủ thể hộ gia đình....................................................... 42
2.2 Khái niệm chủ thể hộ gia đình ............................................................................ 44
2.3Đặc điểm hộ gia đình và xác định thành viên hộ gia đình ................................... 65
Chƣơng III. Thực trạngvà giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng
đối với chủ thể hộ gia đình ..................................................................................... 78
3.1 Thực trạng chủ thể hộ gia đình trong hoạt động công chứng ............................. 78
3.2 Một số giải pháp cụ thể ....................................................................................... 90

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 106



MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chủ thể HGĐ là một trong những nội dung được tranh luận khá nhiều trong
giới luật học, đôi khi, các chuyên gia về luật vẫn còn nhầm lẫn giữa chủ thể HGĐ
và Gia đình hoặc không thể xác định được thời điểm hình thành và chấm dứt chủ
thể này.Bên cạnh đó, việc xác định tài sản chung của HGĐ cũng là nội dung rất
phức tạp dẫn đến hậu quả là việc áp dụng pháp luật vào thực tế thiếu chính xác, qua
đó không thấy được bản chất của giao dịch,vì vậy các hợp đồng, giao dịch liên quan
đến chủ thể HGĐ luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp.
Trong hoạt động công chứng,HGĐ là một chủ thể rất khó xác định bởi luật
quy định chưa cụ thể.Bên cạnh đó,HGĐ thường có nhiều thành viên với thời điểm
nhập, tách, sinh, tử khác nhau… dẫn đến việc xác định thành viên HGĐ rất phức tạp
do thiếu căn cứ pháp lý. Chính vì lí do đó, trong hoạt động công chứng việc xác
định thành viên hộ và thời điểm hình thành tài sản nhằm quyết định những thành
viên nào đủ điều kiện tham gia vào hợp đồng, giao dịch là vấn đề tiên quyết để hợp
đồng, giao dịch có hiệu lực theo quy định của pháp luật .
Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu Luận văn này là:
-

Lịch sử hình thành pháp luật công chứng.

-

Khái niệm, đặc điểm công chứng.

-

Nguyên nhân hình thành HGĐ.


-

Khái niệm, đặc điểm HGĐ.

-

Mối quan hệ giữa công chứng và HGĐ.

-

Hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản của HGĐ.

-

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên HGĐ.

1. 2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Phân tích những quan điểm, ý kiếnkhác nhau để khẳng định sự cần thiết của
chủ thể HGĐ trong thực tế hiện nay.

1


- Đóng góp những khuyến nghị từ quá trình hoạt động nghề nghiệp liên quan đến chủ
thể HGĐ, qua đó nhằm áp dụng các quy định về HGĐ phù hợp các nguyên tắc của pháp
luật trong thực tiễn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định chủ thể HGĐ trong pháp luật dân sự.

Xác định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của HGĐ trong hoạt động thực tiễn,
trong đó có hoạt động công chứng, chứng thực.
Xác định thành viên HGĐ, tài sản HGĐ theo quy định của pháp luật, qua đó
tháo gỡ vướng mắc liên quan đến chủ thể HGĐ trong hoạt động thực tiễn.
1.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài
HGĐ (và THT) có vị trí khiêm tốn trong tổng thể các quy định của
BLDS.Tuy nhiên,HGĐ có vai tròrất quan trọng trong đời sống nông thôn Việt Nam,
bởi vậy, mỗi khi sửa đổi, bổ sung BLDS thì nội dung vềchủ thể HGĐđược thảo luận
với nhiều ý kiến như loại bỏ hay tiếp tục quy định chủ thể HGĐlà chủ thể QHPL
dân sự.
Trước luận văn này, học viên được tiếp cận các quan điểm, ý kiến về chủ thể
HGĐ như sau:
- Đề tài Quyền sử dụng đất của Hộ gia đình,cá nhân dưới khía cạnh quyền tài
sản tư theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩcủa tác giả Nguyễn Thị Thập,đã bảo
vệ thành công năm 2010, người hướng dẫn khoa học là Tiến sĩ Nguyễn Quang Tiến;
- Đề tài Pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa Hộ gia
đình, cá nhân ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nắng Mai,đã bảo
vệ thành công năm 2011, người hướng dẫn khoa học là Tiến sĩ Doãn Thị Hồng Nhung;
- Đề tài Thế chấp quyền sử dụng đất của Hộ gia đình - Thực tiễn áp dụng tại
Ngân hàng thương mại quốc tế Việt Nam - Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy
định của pháp luật, Luận văn thạc sĩcủa tác giả Phùng Văn Hiếu,đã bảo vệ thành
công năm 2012, ngườihướng dẫn khoa học là PGS. Tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy…
Những luận văn trước dùcó nêu vềchủ thể HGĐvà có liên quan đến công
chứng, chứng thực nhưng mục đích không phải xác định rõ chủ thể đặc thù này mà

2


chủ yếu nghiên cứuthế chấp, thủ tục chuyển nhượng, hoặc quyền sử dụng đất có đối
tượngchủ thể HGĐ.Bên cạnh đó, có sách chuyên khảo:“Chủ thể quan hệ pháp luật

dân sự” của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện phân tích chủ thể QHPLdân sự, nhưng
không xem xét về nguồn gốc hình thành chủ thể HGĐ.
Tại Luận văn này, học viênnghiên cứu về khởi nguồn hình thành chủ thể
HGĐ, bên cạnh đó là thời điểm xác định thành viên, thời điểm hình thành tài sản
dẫn đến thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên HGĐ.Luận văn đi
vào trọng tâm làm rõ chủ thể HGĐ và xem xét HGĐ trong mối quan hệ với lĩnh vực
công chứng,qua đó đóng góp những ý kiến hoàn thiện chủ thể này trong quá trình
áp dụng, thực hiện pháp luật.
Vì những lí do trên, cá nhân, tổ chức cũng như những chủ thể thực hiện công
việc liên quan đến HGĐphải hiểu được những vấn đề cơ bản, mang tính định hướng
mới có thể giải quyết đúng vấn đề.Hy vọng Luận văn có thể góp phần nhỏ nhằm
hoàn thiện những khiếm khuyết của chủ thể HGĐ trong quá trình áp dụng pháp luật.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu được tiến hành đối với chủ thểQHPLdân sự, cụ thể
làHGĐ trong hoạt động công chứng.
Phạm vi nghiên cứu là chủ thể HGĐvà pháp luật công chứng trong các văn bản
luật của Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
1.5 Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1 Nội dung nghiên cứu
-

Pháp luật về chủ thể HGĐ.

-

Pháp luật về công chứng.

1.5.2 Địa điểm nghiên cứu
Sự thay đổi địa giới hành chính từ nông thôn lên thành thị kéo theo HGĐ trong
phố, trong khi đó bản chất của chủ thể HGĐ là nhóm cá nhân có mối quan hệ về

hôn nhân, huyết thống và/hoặc nuôi dưỡng, cùng chung sống, có tài sản chung qua
đó thực hiện sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu.
1.5.3Phƣơng pháp nghiên cứu

3


Việc nghiên cứu được tác giảthực hiện từ góc độ lịch sử về quy định pháp luật
liên quan đến HGĐ,cũng như sự hình thành củachủ thể HGĐtrong mối quan hệ với
các chủ thể khác trong xã hội.
Tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể là phân tích, tổng hợp, lịch sử,
so sánh, thống kê...
Tác giả nghiên cứu chủ thể HGĐ dưới góc nhìn của một CCV, qua đó xác định
những giao dịch của HGĐ phải đảm bảo yếu tố chủ thể bên cạnh các tiêu chí khác
như:Thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và trung thực. Từ hình thức bên
ngoài là văn bản công chứng, học viên nghiên cứu thành viên HGĐ được xác định
trên tiêu chí nào?Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên HGĐ cũng như
người đại diện HGĐ cóthẩm quyền tới đâu.Mặt khác, khi tham gia giao dịch thì tài
sản là phần không thể thiếu bởi HGĐ phải có mối gắn kết liên quan đến tài sản
chung.Vì vậy,xác định thời điểm hình thành tài sản, xác định thành viên HGĐ vô
cùng quan trọng đểđảm bảo hiệu lực văn bản công chứng,hạn chế tranh chấp giữa
các bên.
Kết cấu Luận văn
Chương I.Hoạt động công chứng và Chủ thể trong hoạt động công chứng.
Chương II. Chủ thể hộ gia đình trong hoạt động công chứng.
Chương III. Thực trạngvà giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng
đối với chủ thể hộ gia đình.
Kết Luận.

4



CHƢƠNG I
HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
VÀ CHỦ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
1. Khái niệm, chức năng,nhiệm vụ vàmục đíchhoạt động công chứng
1.1 Khái niệm
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa được thành lập, hoạt động công chứng, chứng thực từ đó có những khởi đầu
mới như Nhà nước bổ nhiệm CCV người Việt Nam thay thế cho CCV người Pháp,
đồng thời bãi bỏ một số quy định không phù hợp với bản sắc văn hóa người
Việt.Bên cạnh đó,Nhà nước ban hành một số quy định sơ khai về hoạt động công
chứng, chứng thực.
Thời gian đầu, một số việc Thị thực được giao cho UBND thực hiện theo Sắc
lệnh số 59/SL ngày 15/11/1945 về “ấn định thể lệ việc thị thực các giấy tờ” và
Nhận thực theo Sắc lệnh số 85/SL ngày 29/02/1945 “ban hành thể lệ trước bạ về
việc mua bán, cho, đổi nhà cửa ruộng đất”. Có thể thấy công chứng sơ khai là hoạt
động của Nhà nước nhằm hợp pháp hóa văn bản, sự kiện pháp lý.Giai đoạn này Nhà
nước chưa phân biệt công chứng và chứng thực, bởi thế thẩm quyền của UBND nói
chung được công chứng những việc như: Chứng thực chữ ký, chứng nhận bản sao
giấy tờ, tài liệu… Tiếp đến, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 574/QLTPK ngày
10/10/1987, hướng dẫn công tác công chứng Nhà nước, theo đó khái niệm đầu tiên
về công chứng được quy định như sau:
“Công chứng Nhà nước là một hoạt động của Nhà nước, nhằm giúp công dân,
các cơ quan, tổ chức lập và xác nhận các văn bản, sự kiện có ý nghĩa pháp lý, hợp
pháp hóa các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực
thực hiện. Bằng hoạt động trên, công chứng Nhà nước tạo ra những bảo đảm
pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các cơ quan, tổ chức
phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt


5


Nam, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp
được thuận lợi, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.[19, tr 1]
Theo khái niệm trên, các nhà làm luật không xác định cụ thể chủ thể thực hiện
công chứng, nhưng khẳng định công chứng mang tính quyền lực Nhà nước và được
cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản là “lập và xác nhận” văn bản, sự kiện có ý nghĩa pháp
lý cũng như “hợp pháp hóa” các văn bản và sự kiện, ngăn ngừa vi phạm pháp luật.
Ngay sau đó, ngày 15/10/1987, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 858/QLTPK,
hướng dẫn thực hiện các việc làm công chứng.
Sau bốn năm, Nhà nước ban hành Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991
của Hội đồng Bộ trưởng quy định về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước
(sau đây gọi tắt là Nghị định 45/HĐBT).Tại Nghị định 45/HĐBT, quan niệm của
nhà làm luật về công chứng cũng có những thay đổi nhất định, theo đó: “Công chứng
Nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của
pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan Nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức), góp phần phòng ngừa
vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.Các hợp đồng và giấy tờ đã
được công chứng có giá trị chứng cứ”[27, Điều 1].Tại khái niệm công chứng thứ hai,
nhà làm luật vẫn không xác định chủ thể thực hiện công chứngnhưng khẳng định công
chứng là việc“chứng nhận tính xác thực” hợp đồng, giấy tờ và “Các hợp đồng và giấy
tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ”.Chức năng, nhiệm vụvà mục đích, giai
đoạn này củacông chứng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức...
Tiếp đến, năm 1996 Nhà nước ban hành Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996
của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước (sau đây gọi
tắt là Nghị định 31/CP) sau đó nghị định kể trên đượcBộ Tư pháphướng dẫn bằng
Thông tư số 1411/TT-CC ngày 03/10/1996. Giai đoạn này, luật vẫn chưa phân biệt
rõ ràng giữa công chứng và chứng thực. Về mục đích, chức năng và nhiệm vụ trong
giai đoạn này, Nghị định 31/CP xác định công chứng:“là việc chứng nhận tính xác

thực các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân và cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội

6


(sau đây gọi chung là các tổ chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.Các hợp đồng và giấy tờ đã được Công chứng
Nhà nước chứng nhận hoặc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực có giá
trị chứng cứ, trừ trường hợp bị Toà án Nhân dân tuyên bố là vô hiệu”.[22, Điều
1].Có thể thấy khái niệm về công chứng tại Nghị định 45/HĐBT và Nghị định
31/CP không có nhiều khác biệt ngoài việc quy định chủ thể thực hiện công chứng
bao gồm “công chứng Nhà nước” và “Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền”.Bên cạnh
đó, Nghị định 31/CP một lần nữa khẳng định giá trị chứng cứ của hợp đồng và giấy
tờ đã được công chứng, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.
Năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định 75/2000/NĐ-CP có hiệu lực ngày
01/4/2001,hướng dẫn chung về công chứng, chứng thực(sau đây gọi là Nghị
định75).Tại Nghị định 75,một lần nữa nhà làm luật đưa ra khái niệm công chứng,
theo đó: “Công chứng là việc phòng công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng
được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương
mại và quan hệ xã hội khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) và thực hiện các việc
khác theo quy định của Nghị định này”[25, Điều 2].Như vậy, tại Nghị định 75, lần đầu
tiên chủ thể công chứng được khẳng định là PCC; phạm vi công chứng không được đề
cập đến trong khái niệm; chức năng, nhiệm vụ và mục đích của công chứng cơ bản vẫn
là “chứng nhận tính xác thực” của hợp đồng, giao dịch...
Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007
về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Giai
đoạn này, nhà làm luật hoàn thiện pháp luật về công chứng, chứng thực nhằm mục
đích tách biệt giữa hoạt động công chứng và chứng thực.Theo Nghị định số
79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007,phạm vi điều chỉnh bao gồm các nội dung sau:

- Cấp bản sao từ sổ gốc;
- Chứng thực bản sao từ bản chính;
- Chứng thực chữ ký cá nhân (bao gồm chứng thực chữ ký của người dịch
trong các bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng

7


nước ngoài và chứng thực chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho các
giao dịch dân sự).
Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hệ thống pháp
luật nói chung cũng như chế định công chứng nói riêng đã có nhiều thay đổi nhằm đáp
ứng được yêu cầu của xu hướng hội nhập, khu vực hóa và toàn cầu hóa. Trong bối
cảnh này, LCC năm 2006được ban hành thay thế cho Nghị định 75 đã xác định “Công
chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng,
giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định
của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”
[39, Điều 2]. Như vậy, theo khái niệm LCC năm 2006, chủ thể công chứng được
khẳng định là cá nhân CCV. Tại LCC năm 2006,mục đích công chứng hướng đến
không chỉ đơn thuần “tính xác thực” mà còn bao gồm cả “tính hợp pháp” của các hợp
đồng, giao dịch. Cũng theo LCC năm 2006, phạm vi công chứng được cấu thành bởi
hai yếu tố cơ bản là “theo quy định của pháp luật phải công chứng” và “cá nhân, tổ
chức tự nguyện yêu cầu”. Việc thay đổi quan niệm về chủ thể công chứng (từ
TCHNCC sang cá nhân CCV) đánh dấu xu hướng chuyển đổi thiết chế công chứng
Việt Nam từ mô hình TCHNCCNhà nước sang mô hình TCHNCC tư nhân. Theo đó,
cùng với PCC, Nhà nước cho phép thành lập TCHNCC tư nhân với tên gọi “Văn
phòng công chứng” hoạt động theo loại hình Doanh nghiệp tư nhân (sau này chuyển
đổi thành Công ty Hợp danh) được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp năm 2005. Thời
gian đầu, luật không buộc VPCC phải có nhiều CCV… quá trình này được gọi là “xã
hội hoá” hoạt động công chứng. Sự khác nhau về hình thức tại các TCHNCC hiện nay

là: (1) Tư nhân thành lập thì mang tên VPCC (2) Nhà nước thành lập thì mang tên
PCC.
Ngày 20/6/2014, Quốc hội họp thông qua LCC năm 2014, có hiệu lực ngày
01/01/2015 thay thế cho LCC năm 2006, góp phần hoàn thiện khiếm khuyết của
những năm đầu xã hội hóa hoạt động công chứng, mang lại hiệu quả thiết thực đối
với xã hội. Tại LCC năm 2014, nhà làm luật đưa ra khái niệm công chứng như sau:
“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng

8


chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn
bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo
đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc
từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của
pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công
chứng.”[40, Điều 2]. Như vậy, theo khái niệm công chứng năm 2006 so với khái
niệm công chứng năm 2014,bên cạnh việc xác định tính xác thực, tính hợp pháp của
hợp đồng, giao dịch thì thẩm quyền của CCV được phép công chứng bản dịch và
chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản theo quy
định của pháp luật (được quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày
16/02/2015, có hiệu lực ngày 10/4/2015, sau đây gọi là Nghị định 23).
Nghị định 23 thay thế cho Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của
Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực
chữ ký; Nghị định 23 cũng thay thế các quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch
tại Nghị định 75 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.Theo đó, pháp luật quy
định cụ thể thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực của Phòng Tư pháp huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh; UBNDxã, phường, thị trấn được quyền thực hiện các
việc chứng thực, đơn cử như: (1) Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên
quan đến tài sản là động sản (2) Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên

quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai
(3) Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật
Nhà ở.
Bên cạnh đó, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự được ủy
quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền công
chứng trong phạm vi nhất định, theo đó:
“Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản
từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo
quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng

9


mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn
bằng bất động sản tại Việt Nam”[40, Điều 78].
Liên quan đến chứng thực, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện
lãnh sự được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có
thẩm quyền chứng thực các việc như:
-

Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của
nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

-

Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;


-

Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước
ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;[26, Điều 5].

Tại Nghị định 23, nhàlàm luật có sự thay đổi lớn về thẩm quyền chứng thực
như: Phòng Tư pháp cấp huyện không thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch
liên quan đến các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.Đối
với nhà ở đô thị theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005, thẩm quyền
của UBNDcấp huyện cũng chỉ thực hiện đến hết ngày 30/6/2015[26, Điều
47].Ngược lại, UBND cấp xã là chủ thể duy nhất được chứng thực hợp đồng, giao
dịch liên quan đến giao dịch là quyền sử dụng đất.
Như vậy, chúng ta nhận thấy chủ thể thực hiện công chứng được thay đổi qua
từng thời kỳ. Đầu tiên, tại Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp
hướng dẫn công tác công chứng Nhà nước cũng như tại Nghị định 45/HĐBT, chúng
ta không xác định rõ ràng chủ thể mà chỉ coi đây là một hoạt động mang tính quyền lực
Nhà nước. Khi Nghị định 31/CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng
Nhà nướcđược ban hành, chủ thể thực hiện công chứng vẫn không được xác định
nhưng chúng ta khẳng định rằng đó chỉ có thể là PCC Nhà nước hoặc UBND cấp có
thẩm quyền. Theo Nghị định 75 của Chính phủ về công chứng, chứng thực, lần đầu
tiên chủ thể thực hiện công chứng được xác định là PCC, trong khi chủ thể chứng thực
là UBND có thẩm quyền. Tuy vậy, việc tách bạch công chứng và chứng thực chỉ dừng

10


ở mức phân biệt chủ thể, giá trị của đối tượng giao dịch hay loại hình tài sản... chứ
không có gì khác biệt về bản chất pháp lý giữa hai loại hành vi này. Theo khái niệm
công chứng được nêu tại LCC năm 2006 và LCC năm 2014, chủ thể thực hiện công
chứng mới được khẳng định chính xác là CCV. Việc xác định chủ thể công chứng

không chỉ có vai trò lý luận quan trọng mà còn thể hiện quan điểm của các nhà làm luật
về bản chất công chứng, mô hình tổ chức công chứng, địa vị pháp lý của CCV, cơ cấu
của tổ chức hành nghề công chứng... Rõ ràng, từ các quy định đã được pháp luật ghi
nhận, chúng ta thấy có sự thay đổi nhất định trong quan điểm của những nhà làm luật về
chủ thể công chứng.
Tóm lại, chủ thể công chứng có thể là cá nhân CCV hoặc cơ quan có thẩm
quyền công chứng. Đến lượt mình, cơ quan có thẩm quyền công chứng có thể là đơn vị
thực hiện công chứng chuyên nghiệp (ví dụ, PCC Nhà nước, hoặc VPCC) hoặc cũng
có thể là đơn vị thực hiện công chứng một cách kiêm nhiệm như UBND cấp có thẩm
quyền (sau này còn được gọi dưới cái tên chứng thực). Tùy từng thời kỳ, cũng như
từng địa phương mà UBND cấp có thẩm quyền có thể là UBND cấp tỉnh, UBND cấp
huyện hoặc UBND cấp xã. Nhìn chung, chỉ có UBND cấp huyện và UBND cấp xã
được coi là chủ thể công chứng (hoặc chứng thực) trong một thời gian tương đối dài kể
từ khi Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư phápđược ban hành,cho
đến khi LCC năm 2006có hiệu lực.
1.2 Chức năng
TheoTừ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng,
Trung tâm Từ điển học Hà Nội- Đà Nẵng ban hành năm 1995 thì “Chức năng”
là để chỉ “Hoạt động, tác dụng bình thường hoặc đặc trưng của một cơ
quan…”[11, tr 185]. Căn cứ khái niệm công chứng, chứng thực chúng tôi nhận thấy
chức năng của hoạt động này cơ bản như:(i) Hợp pháp hóa và đảm bảo an toàn pháp
lý các hợp đồng, giao dịch; (ii) Tạo lập và cung cấp chứng cứ.
Có thể thấy,chức năngcủa công chứng hướng tới là nhằm hợp pháp hóa các
hợp đồng, giao dịch,qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể, loại trừ
các tranh chấp, đảm bảo bình đẳng, thúc đẩy sự phát triển xã hội.Trên tinh thần thỏa

11


thuận, tự do ý chí, người thực hiện, áp dụng pháp luật được Nhà nước trao quyền

ghi nhận thỏa thuận hoặc hành vi pháp lý đơn phương của người yêu cầu công
chứng, chứng thực mà pháp luật buộc phải công chứng, chứng thực hoặc người yêu
cầu công chứng, chứng thực tự nguyện. Đối với hoạt động công chứng, chứng thực
chúng ta nhận thấy rõ sự áp đặt của công quyền đối với một số hợp đồng, giao dịch
các bên buộc phải thi hành mới phù hợp với quy định của pháp luật. Tại Thông tư
574/QLTPK ngày 10/10/1987, hướng dẫn công tác công chứng Nhà nước đã khẳng
định: “Công chứng Nhà nước là một hoạt động của Nhà nước..”. Nghị định số
45/HĐBT cũng khẳng định: “Công chứng Nhà nước là việc chứng nhận tính xác
thực các hợp đồng và giấy tờ..” và “Phòng công chứng Nhà nước là cơ quan thuộc
Uỷ ban nhân dân tỉnh, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng ở Ngân hàng, có
con dấu mang hình quốc huy”. Điều này cho thấy tính quyền lực của Nhà nước đối
với hoạt động công chứng là rất lớn, buộc mọi chủ thể trong xã hội phải tôn trọng
và chấp hành.
Tiếp đến, Nghị định 31/CP; Nghị định 75 và LCC năm 2006 không nêu rõ
ràng về tính quyền lực của Nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực.
Đến LCC năm 2014, nhà làm luật mới tái khẳng định: “Công chứng viêncung cấp
dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý
cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội”[40, Điều 3].
Để đảm đương vai trò nêu trên, qua tìm hiểu các khái niệm công chứng, chúng
tôi thấy công chứng Việt Nam có chức năng cơ bản khác là tạo lập và cung cấp chứng
cứ cho hoạt động xét xử của cơ quan tài phán, cũng như thể hiện vai trò quản lý Nhà
nước đối với một số hợp đồng, giao dịch nhất định. Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ
chức năng này khi nghiên cứu giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Ví dụ, Nghị
định số 45/HĐBT các nhà làm luật khẳng định “Các hợp đồng và giấy tờ đã được
công chứng có giá trị chứng cứ”[27, Điều 1]. Trong khi đó, theo quy định của Nghị
định 31/CP: “Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng Nhà nước chứng nhận

12



hoặc UBND cấp có thẩm quyền chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị Tòa
án nhân dân tuyên bố là vô hiệu” [22, Điều 1]. Lần đầu tiên trong Nghị định 75, các
nhà làm luật đã dành hẳn một điều luật (Điều 14) để đưa ra khái niệm văn bản công chứng
(và văn bản chứng thực) cũng như xác định giá trị pháp lý của chúng. Theo đó, văn bản
công chứng (kể cả bản sao) có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp được thực hiện không
đúng thẩm quyền hoặc không tuân theo quy định tại Nghị định 75, hoặc bị Tòa ántuyên
bố là vô hiệu.Cũng theo Nghị định 75, hợp đồng được công chứng có giá trị thi hành
đối với các bên giao kết, theo đó: “Hợp đồng đã được công chứng, chứng thực có
giá trị thi hành đối với các bên giao kết; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ của mình, thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật ”[25, Điều 14]. Tiếp đến, LCC
năm 2006 vàLCC năm 2014 ghi nhận giá trị chứng cứ cũng như giá trị thi hành của văn
bản công chứng khi khẳng định: “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi
hành đối với các bên liên quan” và “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị
chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong Hợp đồng, giao dịch được công chứng không
phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu”[40, Điều 9].
Qua các khái niệm công chứng đã được pháp luật thừa nhận, chúng ta thấy vai
trò bổ trợ tư pháp của công chứng với chức năng cơ bản là tạo lập, cung cấp chứng cứ
cho hoạt động xét xử của cơ quan tài phán, mà trước hết và chủ yếu là của Tòa án, đã
được pháp luật khẳng định qua việc ghi nhận giá trị chứng cứ của văn bản công chứng.
Tuy nhiên, giá trị chứng cứ của văn bản công chứng được quy định không giống nhau.
Tùy từng giai đoạn, giá trị chứng cứ của văn bản công chứng được coi là chứng cứ
thông thường hay chứng cứ không cần phải chứng minh; Chứng cứ đương nhiên hay
không còn giá trị chứng cứ khi bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Nếu như giá trị chứng cứ
là giá trị mang tính truyền thống thì giá trị thi hành của văn bản công chứng lại không
được pháp luật ghi nhận liên tục. Theo đánh giá của chúng tôi, giá trị thi hành của văn
bản công chứng thể hiện vai trò quản lý Nhà nướctrong hoạt động này được ghi nhận
chính thức tại Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn

công tác công chứng Nhà nước, Nghị định 45/HĐBT, Nghị định 31/CP, Nghị định

13


75 cũng như LCC năm 2006 và LCC năm 2014. Như vậy, với vai trò là công cụ quản
lý Nhà nước, công chứng cho ra đời những văn bản có giá trị thi hành, không chỉ đối
với các bên giao kết hợp đồng, giao dịch mà còn đối với các bên có liên quan, ngay
cả khi đó là một cơ quan Nhà nước. Rõ ràng, công chứng Việt Nam không chỉ thực
hiện chức năng tạo lập và cung cấp chứng cứ, chức năng cơ bản tồn tại ở bất kỳ
trường phái công chứng nào mà còn có chức năng quản lý đối với những loại, dạng
hợp đồng, giao dịch được cho là quan trọng, một chức năng rất nổi trội của công
chứng các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.
1.3 Nhiệm vụ
TheoTừ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung
tâm Từ điển học Hà Nội- Đà Nẵng ban hành năm 1995 thì “Nhiệm vụ” là để chỉ:
“Công việc phải làm vì một mục đích và trong một thời gian nhất định”[11, tr 695].
Như vậy, căn cứ vào khái niệm công chứng thìnhiệm vụ của CCV là chứng nhận
các hợp đồng, giao dịch, chứng thực bản sao từ bản chính, công chứng bản dịch
theo quy định của pháp luật. Theo đó, CCV phải loại trừ toàn bộ nguy cơ dẫn đến
tranh chấp, đảm bảo hiệu lực của hợp đồng, giao dịch. Do đó, nhiệm vụ của CCV
về cơ bản phải thực hiện đúngnhững nội dung sau đây:
Thứ nhất, khi CCV chứng nhận hợp đồng, giao dịch phải đảm bảo văn
bản công chứng không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Theo
BLDS năm 2005, những giao dịch sau sẽ vô hiệu: “Giao dịch dân sự có mục
đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô
hiệu.Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ
thể thực hiện những hành vi nhất định.”[36, Điều 128]. Tuy nhiên, đạo đức xã hội
là vấn đề khó xác định,khó định lượng chứ không giống các điều cấm của pháp
luật.Song, nhà làm luật cũng nêu ra quy định buộc người áp dụng, thực hiện pháp

luật không được công chứng, chứng thực khi: “Biết hoặc phải biết yêu cầu công
chứng, chứng thực hoặc nội dung công chứng, chứng thực trái pháp luật, đạo đức
xã hội.”[25, Điều 39].LCC năm 2006; LCC năm 2014 cũng liệt kê những hành vi
nghiêm cấm khi thực hiện công chứng, theo đó CCVkhông: “Thực hiện công chứng

14


trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch
vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia
hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;”.”[40,
Điều 7].
Thứ hai, CCV phải đảm bảo hợp đồng, giao dịch không giả tạo nhằm tránh
tranh chấp. Tuy vậy, việc nắm bắt ý chí của người yêu cầu công chứng đúng với
bản chất giao dịch là rất khó, bởi các bên trong hợp đồng, giao dịch đều thống
nhấtthỏa thuận trước CCV mà không chịu bất kỳ áp lực nào. Ví dụ trường hợp sau:
Hộ ông Nguyễn Văn A có nhà, đất tại đường Bưởi, quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội thuộc khu vực giải tỏa làm đường vành đai 3. Sau khi được UBND cấp có
thẩm quyền đền bù (theo hình thức nhận tiền mặt và một suất mua nhà là căn hộ tái
định cư tại đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội). Song,
do nhu cầu Hộ ông Nguyễn Văn A không ở mà bán lại suất mua theo dạng ủy quyền
cho chị Nguyễn Thị B. Tại TCHNCC, Hộ ông Nguyễn Văn A yêu cầu CCV lập hợp
đồng ủy quyền cho chị Nguyễn Thị B. Nội dung ủy quyền như sau:
(i)

Chị Nguyễn Thị B đại diện HGĐ ông Nguyễn Văn A trong việc ký hợp
đồng mua bán nhà ở với cơ quan tổ chức có thẩm quyền, đóng nộp
các khoản tiền liên quan đến mua căn hộ.

(ii)


Sau khi được cấp sổ đỏ, chị Nguyễn Thị B được quyền: Quản lý, sử
dụng, bán, cho, thế chấp căn hộ của HGĐ ông Nguyễn Văn A.

Ví dụ trên cho thấy các bên lập Hợp đồng ủy quyền công việc liên quan đến
bất động sản, nhưng bản chất là mua bán thì CCV chỉ dừng lại ở mức độ cảnh báo,
chứ không từ chối được giao dịch ủy quyền hợp pháp các bên. Cạnh đó, LCC năm
2006 và LCC năm 2014 đều quy định nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các
hành vi như: Giả mạo người yêu cầu công chứng, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự
thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật hoặc
có hành vi gian dối, không trung thực.
Thứ ba, CCV phải đảm bảo hợp đồng, giao dịch do người có năng lực hành
vi dân sự theo quy định pháp luật tham gia ký vào văn bản công chứng mới có giá

15


trị thi hành. Bên cạnh luật dân sự quy định chung về độ tuổi và khả năng xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự của cá nhân,LCC cụ thể hóa từ cá nhân là người yêu cầu
công chứng khi tham gia hợp đồng, giao dịch phải đáp ứng về độ tuổi trong mỗi
trường hợp nhất định.Về năng lực hành vi dân sự, cá nhân phải đáp ứng điều kiện
theo quy định của pháp luật, song,pháp luật công chứng không yêu cầu cá nhân phải
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, theo đó,“Người yêu cầu công chứng là cá nhân
phải có năng lực hành vi dân sự”[40, Điều 7] mà thôi.
Thứ tư, CCV đảm bảo người yêu cầu công chứng không bị lừa dối, đe dọa
khi giao kết hợp đồng, giao dịch. Bởi khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị
lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là
vô hiệu. Nhà làm luật cụ thể hóa hành vi lừa dối và đe dọa như sau:
“Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc

nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm
cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ,
vợ, chồng, con của mình”[36, Điều 132].
Qua điều luật trên, nhà làm luật một lần nữa khẳng định tự do ý chí, tự nguyện
của cá nhân, tổ chức khi tham gia xác lập hợp đồng, giao dịch. Chỉ khi nào CCV khẳng
định người yêu cầu công chứng hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc mới
chứng nhận giao dịch dân sự đó.
Thứ năm,CCV đảm bảo đối tượng của hợp đồng, giao dịch có thể thực hiện
được trên thực tế. Việc đảm bảo yếu tố này rất quan trọng bởi bên cạnh xác định, nhận
dạng chính xác chủ thể của hợp đồng, giao dịch thì đối tượng công chứng nếu không
đảm bảo tính “xác thực” tính “hợp pháp” có thể sẽ vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Tại BLDS năm 2005 quy định “Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể
thực hiện được”[36, Điều 411], cũng tại BLDS năm 2005 quy định về đối tượng của
hợp đồng là “tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm”[36, Điều

16


402]. Do vậy, CCV khi chứng nhận các giao dịch dân sự phải đảm bảo đối tượng của
hợp đồng, giao dịch sẽ thực hiện được sau khi công chứng.Trong trường hợp có căn
cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp
đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi
dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa
được mô tả cụ thể thì CCV đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề
nghị của người yêu cầu công chứng, CCV tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám
định.Trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng. Trường hợp
khác, nếu CCV nhận thấy hợp đồng, giao dịch:“..có điều khoản vi phạm pháp luật,
trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định

của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa
chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên
có quyền từ chối công chứng”[40, Điều 40].
1.4 Mục đích
TheoTừ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng,
Trung tâm Từ điển học Hà Nội- Đà Nẵng ban hành năm 1995 thì “Mục đích” là
để chỉ:“Cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được”[11, tr 627].Căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ của hoạt động công chứng thì công chứng là việcCCV chứng
nhận tính “xác thực”, tính “hợp pháp” của hợp đồng, giao dịch nhằm mục đích
bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa
tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội.
Như chúng ta đã biết, công chứng là một dạng hành vi pháp luật tích cực, là
hoạt động có ý thức của CCV theo quy định pháp luật có liên quan. Từ bản chất của
công chứng, CCVkhi chứng nhận hợp đồng, giao dịch thì những yếu tố như: Chủ thể
công chứng; Đối tượng công chứng... là đặc biệt quan trọng, quyết định tính “xác
thực”, tính “hợp pháp”,bảo đảmcho hiệu lực của văn bản công chứng đúng với quy
định pháp luật.Chúng ta có thể thấy rõ sự quan trọng của chủ thể và đối tượng công
chứng trong lĩnh vực pháp luật này như sau:

17


Thứ nhất, qua những VBQPPL các thời kỳ cho thấy chủ thể QHPL dân sự của
Việt Nam bao gồm: Cá nhân; Pháp nhân; HGĐ; THT và Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (chủ thể đặc biệt). Tại phần này tác giả xác định và nhận dạng chủ
thể pháp luật dân sự trong hoạt động công chứng, chứng thực. Cơ quan tổ chức thực
hiện công chứng, chứng thực cần xác định rõ chủ thể này nhằm đảm bảo cho văn bản
công chứng có hiệu lực theo đúng quy định của pháp luật.
Theo LCC năm 2014, người yêu cầu công chứng “là cá nhân, tổ chức Việt

Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao
dịch, bản dịch theo quy định của Luật này”[40, Điều 2]. Như vậy, người yêu cầu
công chứng theo pháp luật dân sự Việt Nam là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc
cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản
dịch.Tuy nhiên, vai trò của cá nhân là chủ thể chủ yếu, thường xuyên tham gia
vào các QHPL dân sự.Nhìn ở góc độ khác,khitổ chức tham gia vào các QHPL
cũng phải thông qua cá nhân, do vậy, nhận diện cá nhân cũng như xác định tư
cách của cá nhân và năng lực hành vi của cá nhân trong hoạt động công chứng là
vô cùng quan trọng.
Trong thực tiễn hành nghề công chứng, khi xác định nhân thân của cá
nhân,CCV thường dựa vào các giấy tờ như: Chứng minh nhân dân, Căn cước công
dân, Hộ chiếu (cá nhân Việt Nam hoặc người nước ngoài), Chứng minh quân đội,
Giấy khai sinh... để xác định độ tuổi,quan hệ, nhằmxác định người yêu cầu công
chứng đúng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện
công chứng, chứng thực (bao gồm: TCHNCC; UBND cấp xã; và Cơ quan đại diện
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài) thì việc xác định rõ cá
nhân là rất quan trọng. Tuy nhiên, ngoài các giấy tờ tùy thân nêu trên do người yêu
cầu công chứng xuất trình, pháp luật Việt Nam không cho phép nhận dạng bằng các
phương pháp như: (i) Sử dụng nhân chứng (ii) Theo quan hệ quen biết cá nhân.Hai
cách thức nhận dạng này được quy định tại pháp luật công chứng của Cộng hòa Pháp
và pháp luật công chứng của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Theo đó, tại Điều 5, Sắc lệnh số

18


71-941 ngày 26/11/1971 về văn bản công chứng của Cộng hòa Pháp nêu rõ, “nếu giấy
tờ tùy thân, hộ tịch và nơi ở chưa được công chứng viên biết rõ, thì phải được chứng
minh bằng những tài liệu khác” và “những tài liệu đó trong những trường hợp đặc biệt
có thể được hai người làm chứng có đủ điều kiện nêu ở Điều 4 công nhận”. Tại Hợp

chủng quốc Hoa Kỳ, Mục 2-14, Phần 2, Luật công chứngmẫu của Hiệp hội Công
chứng Quốc gia đề ngày 01/9/2002 quy định vấn đề “hiểu biết cá nhân về nhận dạng”
như sau: “"Hiểu biết cá nhân về nhận dạng" và "quen biết cá nhân" tức là sự quen biết
với ai đó sau một thời gian giao tiếp đủ để xóa bỏ mọi nghi ngờ rằng cá nhân đó bị
mạo danh” trong khi Mục 2-17 của đạo luật nói trên quy định về: “bằng chứng thỏa
đáng để nhận dạng”. Nhìn chung, cách nhận dạng người yêu cầu công chứng được ghi
nhận tại pháp luật công chứng của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng không có gì khác
biệt, ngoại trừ quy định cho phép CCV sử dụng duy nhất một người làm chứng để
khẳng định người yêu cầu công chứng[13].
Theo pháp luật Việt Nam, một trong những cách để nhận dạng, xác định đúng
người yêu cầu công chứng thì cá nhân phải có giấy tờ tùy thân, doanh nghiệp phải có
giấy đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy chứng nhận đầu tư) và người yêu cầu công
chứng thực hiện ký hoặc điểm chỉ hoặc/và đóng dấu vào hợp đồng, giao dịch trước
CCV.Trường hợp khác, tổ chức đã đăng ký chữ ký mẫu tại TCHNCC thì người đại
diện có thể ký trước vào hợp đồng, giao dịch và CCV thực hiện đối chiếu chữ ký của
họ tại hợp đồng, giao dịch với chữ ký mẫu đã đăng ký xem có trùng khớp không, sau
đóCCVký và đóng dấu của TCHNCC vào văn bản công chứng. Như vậy, cách xác
định chủ thể là người yêu cầu công chứng, CCV cần có kĩ năng nhận dạng, nắm bắt
thái độ, tâm lý, sức khỏe… của cá nhân khi họ tham gia hợp đồng, giao dịch.Cẩn trọng
hơn, CCV có thể đề nghị các bên tham gia giao dịch điểm chỉ vào hợp đồngđể xác định
chính xác người yêu cầu công chứng, bởi hình ảnh trên giấy tờ tùy thân sẽ thay đổitheo
thời gian, mặt khác cá nhân có thể phẫu thuật thẩm mĩ nên bằng mắt thường CCV khó
có thể nhận diện chính xác người yêu cầu công chứng.Bởi vậy, do nhận biết bằng mắt
thường, nếu không thận trọng,người thực hiện công chứng, chứng thực vẫn có thể mắc
sai sót trong quá trình hành nghề. Hiện nay, khoa học hiện đại có bốn cách thức nhận

19


dạng gần như tuyệt đối khi xác định một cá nhân, đó là: (i) Vân tay (ii) Vân môi (iii)

Đồng tử mắt (iv) và gần đây nhất là Vân lưỡi.Song, thực tiễn hành nghề cho thấy,
TCHNCC nói chung ở Việt Nam và trên Thế giới, cách nhận dạng chủ thể thông
thường theo hai hình thứclà: Nhận dạng trên giấy tờ tùy thân và/hoặc điểm chỉ.Ngoài
ra, việc xác định người yêu cầu công chứng theo quen biết cá nhân không được pháp
luật công chứng thừa nhận nhưng trên thực tế nếu CCV bằng mối quan hệ đã xác định
rõ người yêu cầu công chứng thì việc xác lập giao dịch theo chúng tôi trong trường hợp
này là chấp nhận được. Còn lại, thật khó hình dung ra ba cách xác định rất khoa học đã
nêu ở trên sẽ được áp dụng như thế nào trên thực tế. Trong tương lai, hy vọng với khoa
học kĩ thuật tiên tiến, bùng nổ, con người sẽ sáng tạo ra máy móc, thiết bị để có thể
giúp hoạt động công chứng, chứng thực nhận dạng cá nhân theo các phương thức khác.
Bên cạnh việc ký và điểm chỉ, pháp luật công chứng Việt Nam thừa nhận việc
có người làm chứng như sau: “Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc
được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp
khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.” [40,
Điều 47]. Điều này góp phần bổ sung những khiếm khuyết đối với ký và điểm chỉ
hoặc trong quá trình tác nghiệp, người thực hiện công chứng, chứng thực có thể
đồng thời áp dụng mọi cách thức được pháp luật thừa nhận như: Ký, điểm chỉ và có
người làm chứng.
Từ cách xác định được người yêu cầu công chứng đối với cá nhân, việc xác
định tổ chức trong hoạt động công chứng hoặc chứng thực không khó, bởi đơn giản cá
nhân chính là người thành lập và điều hành tổ chức để tổ chức có thể tham gia các quan
hệ pháp luật trong xã hội dân sự. Theo LCC năm 2014, xác định người yêu cầu công
chứng là tổ chức thì:“được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc
người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó” và “Người yêu cầu công chứng phải
xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về
tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó”, nhưng LCC năm 2014 (và Nghị
định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn LCC năm 2014) không liệt kê giấy tờ cần thiết liên

20



×