Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đăng ký vật quyền bảo đảm luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.29 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THẾ CẢNH

ĐĂNG KÝ VẬT QUYỀN BẢO ĐẢM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017

a


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THẾ CẢNH

ĐĂNG KÝ VẬT QUYỀN BẢO ĐẢM

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số
: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI ĐĂNG HIẾU

Hà Nội – 2017


b


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về
kết quả nghiên cứu đó.Luận văn này chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Vũ Thế Cảnh

c


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: ............................................................................................................ 7
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ VẬT QUYỀN BẢO ĐẢM ........................... 7
1.1.

Lý thuyết về Vật quyền và Vật quyền bảo đảm. ........................................ 7

1.2.

Các đặc điểm của Vật quyền bảo đảm. .................................................... 12

1.2.1.

Nguyên tắc pháp định. .......................................................................... 12


1.2.2.

Quyền theo đuổi. ................................................................................... 15

1.2.3.

Quyền ưu tiên. ....................................................................................... 16

1.2.4.

Quyền đối kháng với người thứ ba........................................................ 18

1.3.

Khái niệm Đăng ký vật quyền bảo đảm. .................................................. 20

1.4.

Ý nghĩa của đăng ký vật quyền bảo đảm.................................................. 25

CHƢƠNG 2: .......................................................................................................... 30
CÁC HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ VẬT QUYỀN BẢO ĐẢM TRÊN THẾ GIỚI. .... 30
2.1.

Mô hình hệ thống các cơ quan đăng ký đƣợc tổ chức phân tán, không tập

trung.

30


2.1.1.

Đặc điểm của mô hình .......................................................................... 30

2.1.2.

Ưu điểm của mô hình ............................................................................ 31

2.1.3.

Nhược điểm của mô hình. ..................................................................... 33

2.2.

Mô hình hệ thống đăng ký tập trung với cầm cố động sản và thế chấp bất

động sản ở cơ quan đăng ký quyền sở hữu. ........................................................... 34
2.2.1.

Đặc điểm của mô hình .......................................................................... 34

2.2.2.

Ưu điểm của mô hình. ........................................................................... 36

2.2.3.

Nhược điểm của mô hình. ..................................................................... 38


d


2.3.

Mô hình đăng ký tập trung theo đó cả động sản và bất động sản đƣợc đăng

ký tại cùng một cơ quan và tách rời cơ quan đăng ký quyền sở hữu. ........................
.................................................................................................................. 40
2.3.1.

Đặc điểm của mô hình .......................................................................... 40

2.3.2.

Ưu điểm của mô hình. ........................................................................... 42

2.3.3.

Nhược điểm của mô hình. ..................................................................... 44

CHƢƠNG 3: .......................................................................................................... 46
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ĐĂNG KÝ VẬT QUYỀN BẢO
ĐẢM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. ......................................................................... 46
3.1.

Các vật quyền bảo đảm đƣợc đăng ký...................................................... 47

3.2.


Các nguyên tắc và cơ chế đăng ký vật quyền bảo đảm. ........................... 54

3.3.

Các cơ quan đăng ký vật quyền bảo đảm. ................................................ 59

3.4.

Những bất cập trong hoạt động đăng ký vật quyền bảo đảm ở Việt Nam ...
.................................................................................................................. 63

CHƢƠNG 4: .......................................................................................................... 72
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ VẬT
QUYỀN BẢO ĐẢM. ............................................................................................. 72
4.1.

Hoàn thiện mô hình hệ thống đăng ký vật quyền bảo đảm ...................... 72

4.2.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chung về Vật quyền bảo đảm

và Giao dịch bảo đảm............................................................................................. 76
4.3.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm
79

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 83


e


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay ở Việt Nam đem lại rất nhiều lợi
ích trong hoạt động đời sống kinh tế, đây là cơ sở trong việc công khai cũng
nhƣ minh bạch các giao dịch đảm bảo. Đồng thời là cơ sở để các nhà đầu tƣ,
các tổ chức tín dụng có nguồn thông tin để tra cứu tài sản đảm bảo trong quá
trình đầu tƣ vốn.
Tuy nhiên xét về bản chất thì việc đăng ký giao dịch, hợp đồng nhƣ ở
Việt Nam hiện nay là không đúng mà bản chất phải là đăng ký quyền. Sự hiểu
sai bản chất này nguyên do từ việc tiếp cận vật quyền bảo đảm từ giác độ hợp
đồng (trái vụ) mà vẫn chƣa xây dựng đƣợc khái niệm Vật quyền. Việc đƣa khái
niệm vật quyền cũng nhƣ vật quyền bảo đảm là cơ sở cho phép chủ thể có
quyền không chỉ nắm giữ mà còn áp đặt các quyền của mình lên vật mà không
cần có sự đồng ý của chủ thể khác. Đây là sự vƣợt trội rõ ràng giữa Vật quyền
và Trái quyền, tuy nhiên sự vƣợt trội này không phải dễ dàng mà có bởi nó phải
đáp ứng các điều kiện chặt chẽ liên quan đến việc xác lập quyền. Trong đó điều
kiện hiện hữu của nó phải đƣợc toàn bộ xã hội biết đến và thừa nhận một cách
rõ ràng, chính xác, vì vậy việc xây dựng một hệ thống đăng ký vật quyền bảo
đảm là quan trọng. Đây là hệ thống mà bất kỳ ai trong xã hội cũng có thể tiếp
cận và tra cứu tất các thông tin về vật quyền bảo đảm và một khi vật quyền bảo
đảm đã đƣợc đăng ký thì nó đã đƣợc thừa nhận và không thể suy đoán đảo
ngƣợc.
Chính vì vậy việc đăng ký vật quyền bảo đảm là yếu tố quan trọng trong

việc xác lập vật quyền bảo đảm của chủ thể có quyền, do đó em xin chọn đề tài
“ Đăng ký vật quyền bảo đảm” là đề tài cho luận văn của mình.
2.

Mục tiêu nghiên cứu.

1


Mục tiêu tổng quát: Làm rõ những vấn đề lý luận về vật quyền bảo
đảm và đăng ký vật quyền bảo đảm. Trên cơ sở lý luận chỉ ra những điểm bất
cấp trong quy định đăng ký giao dịch đảm bảo trong pháp luật hiện hành, đồng
thời đƣa ra mô hình đăng ký vật quyền bảo đảm phù hợp với tình hình Việt
Nam hiện nay.
Mục tiêu cụ thể:
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về vật quyền bảo đảm
- Phân tích quyền ƣu tiên của chủ thể có vật quyền bảo đảm
- Phân tích quyền theo đuổi của thể có vật quyền bảo đảm
- Phân tích quyền đối kháng với ngƣời thứ ba
- Phân tích vai trò, ý nghĩa của việc đăng ký vật quyền bảo đảm
- Phân tích các mô hình đăng ký vật quyền bảo đảm cũng nhƣ các ƣu
điểm của các mô hình đó
- Chỉ ra những điểm còn bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam
trong quy định đăng ký giao dịch đảm bảo.
- Đƣa ra những mô hình đăng ký vật quyền bảo đảm phù hợp với thực tế
Việt Nam hiện nay.
3.

Tính mới và đóng góp của đề tài.


Khái niệm vật quyền bảo đảm không phải là mới trong pháp luật dân sự
Việt Nam, tuy nhiên dƣờng nhƣ các nhà làm luật trƣớc đây đã tiếp cận tài sản
dƣới góc độ trái quyền. Chính vì vậy nó không đủ cơ sở trong việc đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của đời sống hiện tại. Việc nghiên cứu vật quyền bảo đảm và
đăng ký vật quyền bảo đảm là cơ sở cho việc tìm hiểu cũng nhƣ áp dụng trong
thực tiễn là điều vô cùng quan trọng. Do đó việc phân tích và tìm hiểu các mối

2


quan hệ pháp lý trong đăng ký vật quyền bảo đảm là cơ sở để chỉ rõ sự bất cấp
trong pháp luật về đăng ký giao dịch đảm bảo của Việt Nam đồng thời đƣa ra
những giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động này cũng nhƣ đáp
ứng các yêu cầu trong thực tiễn đặt ra.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Đăng ký vật quyền bảo đảm
Phạm vi nghiên cứu: Bản chất, mục đích, ý nghĩa của đăng ký vật quyền
bảo đảm đối với biện pháp thế chấp.
5.

Tổng quan tài liệu:

- Các quy định về vật quyền bảo đảm của một số nƣớc trên thế giới và hệ
thống đăng ký vật quyền bảo đảm.
- Các tài liệu, bài giảng về vật quyền bảm đảm và đăng ký vật quyền bảo
đảm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.

- Một số học thuyết pháp lý về vật quyền bảo đảm và các hệ thống đăng
ký vật quyền bảo đảm trên thế giới.
- Các quy định về vật quyền bảo đảm trong luật La Mã
6.

Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu

Các vấn đề lý luận về vật quyền và đăng ký vật quyền bảo đảm của một
số nƣớc trên thế giới.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa MácLênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về

3


Nhà nƣớc và Pháp luật về đăng ký vật quyền bảo đảm. Việc nghiên cứu đƣợc
thực hiện từ góc độ lý luận chung về vật quyền bảo đảm và đăng ký vật quyền
bảo đảm.
Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng là phân tích, tổng
hợp, lịch sử, so sánh, thống kê v.v... Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích
với vai trò phân tình vấn đề, tìm hiểu và đi vào bảo chất của vật quyền bảo đảm,
nhằm làm rõ hơn nữa những lý luận về vật quyền và đặc biệt là vật quyền bảo
đảm. Bên cạnh đó, phƣơng pháp tổng hợp cũng đƣợc tác giả sử dụng để thể
hiện cái nhìn tổng quan của giới khoa học pháp lý về vật quyền bảo đảm cả trên
mặt lý luận và thực tiễn. Tổng hợp và thống kê những quy định pháp luật có
liên quan, liệt kê những ảnh hƣởng mà vật quyền bảo đảm tác động đến đời
sống dân sự cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của pháp luật điều chỉnh tác động đến
những vấn đề liên quan. Ngoài ra, tác giả luận văn cũng sử dụng các biện pháp
nghiên cứ so sánh, lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu những quan điểm, tƣ tƣởng,

so sánh mô hình, hệ thống pháp luật liên quan đến vật quyền bảo đảm nhằm
làm sáng tỏ hơn nữa vật quyền bảo đảm cả về mặt lý luận và thực định của pháp
luật.
Địa điểm nghiên cứu:
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7.

Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở và kết cấu trúc luận văn bao gồm những mục sau:
Chƣơng 1: Lý luận chung về đăng ký Vật quyền bảo đảm
1.1.Lý thuyết về vật quyền và vật quyền bảo đảm
1.2. Các đặc điểm của vật quyền bảo đảm
1.2.1. Nguyên tắc pháp định

4


1.2.2. Quyền theo đuổi
1.2.3. Quyền ƣu tiên
1.2.4. Quyền đối kháng với ngƣời thứ ba
1.3. Khái niệm đăng ký vật quyền bảo đảm
1.4. Ý nghĩa của đăng ký vật quyền bảo đảm
Chƣơng 2: Các hệ thống đăng ký vật quyền bảo đảm trên thế giới
1. Mô hình hệ thống các cơ quan đăng ký đƣợc tổ chức phân tán, không
tập trung
1.1. Đặc điểm của mô hình
1.2. Ƣu điểm của mô hình
1.3. Nhƣợc điểm của mô hình
2. Mô hình hệ thống đăng ký tập trung với cầm cố động sản và thế chấp

bất động sản ở cơ quan đăng ký quyền sở hữu
2.1. Đặc điểm của mô hình
2.2. Ƣu điểm của mô hình
2.3. Nhƣợc điểm của mô hình
3. Mô hình hệ thống đăng ký tập trung, theo đó cả động sản và bất động
sản đƣợc đăng ký tại cùng một cơ quan và tách rời cơ quan đăng ký quyền sở
hữu
3.1. Đặc điểm của mô hình
3.2. Ƣu điểm của mô hình
3.3. Nhƣợc điểm của mô hình
Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn đăng ký vật quyền bảo
đảm ở Việt Nam hiện nay
1. Các vật quyền đƣợc đăng ký

5


2. Các nguyên tắc và cơ chế đăng ký vật quyền bảo đảm
3. Các cơ quan đăng ký vật quyền bảo đảm
4. Những bất cập trong hoạt động đăng ký vật quyền bảo đảm ở Việt
Nam
Chƣơng 4: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đăng ký vật
quyền bảo đảm
1. Hoàn thiện mô hình hệ thống đăng ký vật quyền bảo đảm
2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chung về Vật quyền và
Vật quyền bảo đảm
3. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về Đăng ký vật quyền bảo đảm.

6



CHƢƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ VẬT QUYỀN BẢO ĐẢM
1.1.

Lý thuyết về Vật quyền và Vật quyền bảo đảm.
Khái niệm về Vật quyền và Vật quyền bảo đảm
Các quốc gia có hệ thống pháp luật thành văn trên thế giới hiện nay

đang có nhiều xu hƣớng tiếp cận luật tài sản theo nhiều phƣơng thức khác nhau,
tuy nhiên hầu hết các quốc gia này đề có điểm chung về vấn đề xây dựng luật
tài sản dựa trên sự phân biệt rạch ròi giữa vật quyền và trái quyền. Đối với vật
quyền, các học thuyết pháp lý Châu Âu cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau
để xây dựng nên hệ thống quan điểm riêng về vật quyền, dẫu vậy, các thức
phân biệt đƣợc cho là phổ biến nhất nhờ việc xác định mức độ tác động vật chất
của chủ thể đƣợc phép thực hiện tiến hành trên vật thể trong khuôn khổ tìm
kiếm giá trị lợi ích của vật đó.
Thông thƣờng, luật dân sự là khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ tài
sản và phân chia nó thành hai loại: (1) quan hệ giữa ngƣời với ngƣời và (2)
quan hệ giữa ngƣời với vật (có nghĩa là quan hệ giữa ngƣời với vật trong quan
hệ với mọi ngƣời). Theo luật dân sự truyền thống, quan hệ giữa ngƣời với
ngƣời có ý nghĩa kinh tế đƣợc gọi là quan hệ nghĩa vụ hay gọi cách khác là
“Quyền đối nhân” (right in personam). Còn quan hệ giữa ngƣời với vật đƣợc
gọi là “quyền đối vật” hay chính là “Vật quyền” (right in rem)[32]. Trong phạm
vi của chế định nghĩa vụ theo cách hiểu truyền thống luôn bao gồm quyền đối
nhân, còn Quyền đối vật lại đƣợc coi là một loại tài sản thuộc phạm vi truyền
thống của chế định tài sản. Hay nói một cách đơn giản về vật quyền thì ngƣời
có vật quyền đƣợc thực hiện hành vi một cách trực tiếp, ngay lập tức, không
thông qua trung gian tác động lên tài sản là đối tƣợng của vật quyền đó. Mối
quan hệ này là quan hệ giữa một ngƣời xác định có quyền với một vật cụ thể là


7


đối tƣợng của quyền. Vật quyền lớn nhất làm khuôn mẫu cho xác vật quyền
khác là quyền sở hữu. Nó đƣợc xem là vật quyền nền tảng. Theo nhƣ PGS.TS
Ngô Huy cƣơng cũng nhận xét “Quyền sở hữu là Vật quyền thống trị”
Vật quyền (droits réels) là một khái niệm của hệ thống pháp luật Châu
Âu lục địa (Civil law), đã đƣợc hình thành và phát triển từ rất sớm. Vật quyền
(real right)[49] và trái quyền ( droit personnel hay droit de créance – jus ad
rem) là hai phạm trù khoa học cơ bản của pháp luật dân sự và đã đƣợc phổ biến
từ thời La Mã cổ đại(cách đây hơn 1500 năm) cho đến năm 1804 khái niệm Vật
quyền và Trái quyền đã đƣợc pháp điển hóa lần đầu tiên trong Bộ luật dân sự
của Pháp[50]. Trái quyền là quyền của một ngƣời đƣợc yêu cầu một ngƣời khác
phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định, và chỉ thông qua
hành vi của ngƣời đó thì quyền và lợi ích của ngƣời có quyền mới đƣợc đáp
ứng. Đối xứng với Trái quyền là Vật quyền. Vật quyền là quyền đối với vật
(Quyền trên vật), là quyền của một ngƣời đƣợc tác động trực tiếp lên vật và
thông qua việc tác động đó mà thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của
mình. Không chỉ dừng lại ở việc tác động lên chính đối tƣợng để thể hiện vật
quyền, mà theo Edward C.Abell Jr thì Vật quyền còn đƣợc xem nhƣ một công
cụ chống lại tất cả những ngƣời khác trên thế giới[51]. Khái niệm này cũng
đƣợc PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện xây dựng nhƣ sau: “Vật quyền. Tính chất trực
tiếp và tức thì của việc thực hiện vật quyền được thể hiện ngay trong cách thức
tác động bằng hành vi vật chất (cả hành vi pháp lý) của chủ thể lên đối tượng
của quyền”[31].
Những nhà luật học thời kỳ La Mã cổ đại xƣa cũng đã phân chia “Vật
quyền” thành hai loại là quyền trên tài sản của mình (có thể gọi là quyền sở
hữu) và quyền trên tài sản của ngƣời khác (hay còn gọi là vật quyền ngoài sở
hữu).Đối với các quyền trên tài sản của mình, chủ sở hữu đƣợc xác lập quyền

tuyệt đối và đầy đủ trên tài sản đó với các quyền: quyền sở hữu, quyền khai

8


thác và quyền định đoạt. Các quyền này thể hiện mối quan hệ hoàn chỉnh giữa
ngƣời chủ sở hữu và vật mà không phải thêm một ai khác vào quan hệ đó[54].
Các vật quyền khác ngoài sở hữu có đƣợc là do chủ sở hữu cho phép một ngƣời
nào đó đƣợc phép hƣởng lợi trên tài sản của mình. Quyền trên tài sản của ngƣời
khác đƣợc hiểu theo hƣớng bao hàm bên trong nó hai nội dung chính là quyền
địa dịch (dịch quyền thuộc vật – predial servitude or real servitude) và dịch
quyền thuộc ngƣời (person servitude). Và ở đây, dịch quyền thuộc ngƣời có thể
đƣợc gọi là quyền hƣởng dụng hay chính là các quyền dụng ích. Những Vật
quyền trên đƣợc coi là những vật quyền chính yếu. Ngoài ra còn có những vật
quyền phụ thuộc khác nhằm đảm bảo cho các quan hệ trái quyền nhƣ các biện
pháp: cầm cố, thế chấp hay một số đặc quyền khác.
Các nƣớc theo hệ thống pháp luật Civil Law luôn coi trọng việc pháp
điển hóa theo khía cạnh Vật quyền và trái quyền. Tiêu biểu là Pháp, Bộ luật dân
sự Pháp thiết kế dựa trên hai chế định cơ bản là vật quyền và trái quyền. Trái
quyền là quyền đối nhân hay còn đƣợc hiểu là quyền của một chủ thể tác động
đến chủ thể khác. Vật quyền hay còn gọi là quyền đối vật là quyền của chủ thể
tác động lên vật một cách trực tiếp và ngay lập tức. Theo Bộ luật dân sự Đức,
vật quyền đƣợc quy định trong quyền ba của Bộ luật này. Vật quyền theo những
nhà làm Luật của Đức đƣợc hiểu là quyền của một ngƣời đối với vật, là quyền
chi phối trực tiếp của ngƣời đó với vật. Vật quyền là quyền tuyệt đối, áp dụng
đối với tất cả mọi ngƣời. Trong các vật quyền đƣợc quy đinh tại bộ luật này thì
quyền sở hữu là loại vật quyền quan trọng nhất. Những vật quyền khác là sự
động lập hóa theo mục đích của quyền sở hữu, là những bộ phận của quyền sở
hữu. Pháp luật Đức chia vật quyền thành hai loại: Vật quyền về nội dung và vật
quyền về hình thức. Vật quyền nội dung đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự và

một số đạo luật khác. Vật quyền hình thức có nhiều cấp bậc đƣợc quy định
trong các luật về đăng ký và quy định về trình tự thủ tục mới có thể xác lập
đƣợc quyền hoặc đƣợc phép thực hiện hành vi. Tại Nhật Bản, Vật quyền cũng

9


đƣợc pháp luật nƣớc này quy định tại phần 2(từ điều 175 đến điều 398) tại Bộ
luật dân sự. Trong đó, vật quyền đƣợc hiểu với bản bất là sự thống trị trực tiếp
đối với tài sản mà không phụ thuộc vào hành vi của ngƣời khác, kèm theo đó
không đƣợc phép có sự trùng lặp nội dung của nhiều loại vật quyền trên một đối
tƣợng vật.
Về khái niệm Vât quyền bảo đảm, Vật quyền bảo đảm cũng là một khái
niệm xuất thân từ hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, đƣợc dùng để chỉ quyền
trực tiếp và ngay tức thì của bên nhận bảo đảm trên một tài sản nhất định. Quan
hệ vật quyền bảo đảm đƣợc xác lập dựa trên nguyên tắc giải quyết mối quan hệ
giữa hai yếu tố: (1) Chủ thể của quyền và (2) đối tƣợng của quyền. Ở mối quan
hệ này, chủ thể của quyền đó chính là con ngƣời, con ngƣời với các đặc trƣng
riêng của mình xác lập trên tài sản những hành vi nhất định đƣợc phép luật cho
phép đƣợc gọi là quyền. Quyền này khi đƣợc đem ra làm biện pháp dự phòng
cho thiệt hại có thể xảy đến trong hợp đồng trái quyền chính thì đƣợc gọi là
quyền bảo đảm. Quyền bảo đảm này đƣợc thể hiện thông quan một tài sản hay
một vật nhất định thì những quyền trên tài sản đó chính là vật quyền bảo đảm
cho nghĩa vụ mà ngƣời có nghĩa vụ phải thực hiện. Về đối tƣợng của quyền ở
đây đƣợc xác định đó chính là tài sản. Việc tài sản đƣợc xác định là đối tƣợng
của quan hệ là chính xác bởi thông qua tài sản này, chủ thể tác động trực tiếp và
thông qua tài sản thể hiện, thực thi những quyền của mình đối với ngƣời thứ ba
ngoài quan hệ giữa ngƣời với vật. Khi những tài sản (vật) này đƣợc đặt trong
một quan hệ nghĩa vụ, đƣợc ngƣời phải thực hiện nghĩa vụ mang ra để đảm bảo
cho quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình. Khi đó những vật này đƣợc gọi là

vật bảo đảm và tổng quát mối quan hệ giữa ngƣời và vật trong quan hệ này có
thể đƣợc gọi chung là Vật quyền bảo đảm. Theo đó quan hệ vật quyền bảo đảm
cho phép chủ thể có quyền “áp đặt” quyền của mình lên tài sản mà không cần
đến sự đồng ý hay không đồng ý của chủ thể khác.

10


Tại Việt Nam, thuật ngữ “Vật quyền bảo đảm” đƣợc nhiều ngƣời cho
rằng nó là thuật ngữ chuyên ngành và khó có thể phổ cập rộng rãi cho ngƣời
dân dễ dàng hiểu biết. Do đó, các nhà làm luật nƣớc ta thay thế nó bằng thuật
ngữ “giao dịch bảo đảm” hay có thể hiểu đơn giản là sự đảm bảo cho việc thực
hiện các nghĩa vụ trong giao dịch đƣợc bảo đảm. Thiết chế này đƣợc hình thành
và xây dựng đã tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động tài chính
thƣơng mại nói chung và sự phát triển của nên kinh tế nói riêng; góp phần
không nhỏ vào sự ổn định của các quan hệ dân sự-kinh tế, phòng ngừa các tranh
chấp phát sinh từ việc không thực hiện hợp đồng hoặc có thực hiện nhƣng
không đúng nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ. Việc xác lập các giao dịch
bảo đảm luôn hƣớng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi của các bên trong giao dịch
này. Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm cho giao dịch bằng tài sản không chỉ
giúp cho bên có quyền đƣợc quyền theo đuổi hợp đồng buộc bên có nghĩa vụ
phải thực hiện nghĩa vụ mà còn có quyền xử lý tài sản mà bên có nghĩa vụ dùng
để bảo đảm.Tuy nhiên, trong trƣờng hợp nếu nhƣ chỉ xem xét vai trò của Vật
quyền bảo đảm chỉ dừng lại ở các quy định về giao dịch bảo đảm mà pháp luật
đã ban hành thì chƣa thể bao quát hết đƣợc sự tồn tại của nó trên thực tế. Ngoài
những quy định về vật quyền bảo đảm nhƣ pháp luật đã đƣa ra, trong đời sống
thực tiễn việc sử dụng vật để bảo đảm cho một nghĩa vụ nào đó phải thực hiện
vẫn luôn và sẽ diễn ra một cách phổ biến và rộng rãi. Sự tồn tại sâu rộng của
quan hệ vật quyền bảo đảm này trên thực tế phụ thuộc vào quan hệ của các chủ
thể về việc bảo đảm giao dịch cũng nhƣ quan niệm của họ về vật có thể đƣợc sử

dụng làm tài sản bảo đảm. Do đó, nếu nhƣ chỉ dừng lại ở các quy định về giao
dịch bảo đảm, vô hình chung chúng ta đã có cái nhìn không đầy đủ về vật
quyền bảo đảm và sự tác động của nó đến đời sống xã hội.
Nhƣ vậy, Vật quyền bảo đảm hay còn được gọi là vật quyền phụ là vật
quyền phát sinh trên một trái quyền nhằm đảm bảo cho trái quyền đó được thực
hiện theo đúng thỏa thuận. Điều đó đồng nghĩa với việc vật quyền này đƣợc tạo

11


ra để đảm bả quyền lợi cho ngƣời có trái quyền. Với tính chất dự liệu và phòng
ngừa, vật quyền bảo đảm chỉ đƣợc sử dụng khi ngƣời có nghĩa vụ trong quan hệ
hợp đồng chính không thực hiện nghĩa vụ của mình. So với vật quyền chính,
Vật quyền bảo đảm có phạm vi hẹp hơn và phải tuân thủ theo những thủ tục
nghiêm ngặt nhất định. Khi sử dụng vật quyền bảo đảm, ngƣời có quyền này
chỉ đƣợc khai thác một số quyền nhất định chứ không thể khai thác các lợi ích
của vật nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình nhƣ ngƣời có
vật quyền chính yếu.
Các đặc điểm của Vật quyền bảo đảm.

1.2.

Quan hệ vật quyền bảo đảm cho phép chủ thể có quyền “áp đặt” quyền
của mình lên tài sản, mà không cần đến sự đồng ý hoặc không đồng ý của chủ
thể khác. Với sự khác biệt cơ bản giữa vật quyền bảo đảm nói riêng và vật
quyền nói chung với quan hệ trái quyền (trong quan hệ trái quyền thì quyền của
chủ thế này, đồng thời là nghĩa vụ của chủ thể khác) hay cả sự khác biệt giữa
Vật quyền bảo đảm và Vật quyền chính yếu cũng có thể làm toát lên những đặc
trƣng riêng của quan hệ Vật quyền bảo đảm này.. Với cách tiếp cận nêu trên,
chúng ta nhận thấy vật quyền bảo đảm có những đặc điểm nổi bật sau đây:

-

Nguyên tắc pháp định

-

Quyền theo đuổi

-

Quyền ƣu tiên

-

Quyền đối kháng với ngƣời thứ ba

1.2.1. Nguyên tắc pháp định.
Trong thực tiễn đời sống, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình,
các chủ thể có quyền và buộc phải sử dụng pháp luật thực định làm căn cứ đảm
bảo cho quyền lợi của mình đƣợc Nhà nƣớc tôn trọng, ghi nhận và bảo đảm. Do
đó, khi con ngƣời muốn đƣa những yêu cầu về quyền lợi vào trong một mối

12


quan hệ pháp luật nhất định buộc học phải xử sự phù hợp với quy định của pháp
luật. Hay nói cách khác, đề thiết lập, xây dựng và bảo vệ quan hệ pháp luật của
mình nói chung và quyền và lợi ích của từng cá nhân nói riêng thì các chủ thể
phải đƣa những yêu cầu của pháp luật vào thực tiễn đời sống. Coi Pháp luật là
hành lang pháp lý thiết yêu đảm bảo cho quan hệ pháp luật.

Đối với vấn đề Vật quyền bảo đảm cũng không phải là ngoại lệ. Để quan
hệ Vật quyền bảo đảm đƣợc thiết lật, buộc cách thức thiết lập quan hệ này phải
tuân theo những trình tự và thủ tục nhất định mà pháp luật về Giao dịch bảo
đảm và pháp luật có liên quan quy định. Việc phải áp dụng và tuân theo quy
định của pháp luật này đồng nghĩa với việc trong quá trình giao kết quan hệ bảo
đảm, Pháp luật thực định luôn là yếu tố cần thiết xuyên suốt quá trình thực hiện
quan hệ bảo đảm. tạo ra nền tảng pháp lý đảm bảo cho quyền và lợi ích của các
bên khi tham gia xác lập quan hệ. Đây cũng chính là biểu hiện của nguyên tắc
pháp định trong quan hệ Vật quyền bảo đảm.
Quan hệ Vật quyền bảo đảm phải tuân theo nguyên tắc pháp định là điều
tất yếu. Chúng ta có thể thấy, quan hệ pháp luật này đƣợc xác lập, phát sinh dựa
trên hợp đồng trái vụ chính. Do đó, nó cũng có thể đƣợc coi là một phần của
hợp đồng gốc hoặc là một hợp đồng phái sinh từ hợp đồng gốc. Vậy nên, khi
giao kết hợp đồng, việc tuân thủ theo quy định của pháp luật là điều bắt buộc để
tạo nên hiệu lực của Hợp đồng. Nhƣ vậy có nghĩa là, những yếu tố liên quan và
phát sinh từ hợp đồng cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hay nói
cách khác chính là sự bảo đảm cho nguyên tắc pháp định đƣợc áp dụng. Bên
cạnh đó, quan hệ Bảo đảm này đƣợc thiết lập nhằm mục đích đảm bảo cho một
trái vụ cần đƣợc thực hiện, nên yêu cầu đối với biện pháp bảo đảm này là phải
chắc chắn, có hiệu quả. Do đó, cách đảm bảo hiệu quả và sự chắc chắn có thể
nhất hiển nhiên phải xuất phát từ những quy định pháp luật. Việc pháp luật thực
định có quy định để điều chỉnh quan hệ Bảo đảm này là căn cứ rõ ràng nhất để

13


Vật quyền bảo đảm đƣợc thực thi trong thực tiễn mà không làm mất đi quyền
và lợi ích của các bên.
Ngoài ra, việc quan hệ Vật quyền bảo đảm phải tuân theo nguyên tắc
pháp định cũng là đặc điểm vốn có của nó. Vai trò của quan hệ Vật quyền bảo

đảm rất lớn và cần thiết trong quan hệ hợp đồng trái vụ. Do đó, Nhà nƣớc là chủ
thể quyền lực nhất trong xã hội, có khả năng thực hiện công tác cân bằng quyền
lợi và giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất nên nguyên tắc pháp định đặt ra cho
Nhà nƣớc vai trò đảm bảo quyền lợi của các bên. Và phƣơng thức bảo đảm
quyền lợi dễ dàng mà hiệu quả nhất đó chính là ban hành các điều luật điều
chỉnh quan hệ xã hội đó và buộc các bên tham gia phải tuân thủ. Khi các bên
chủ thể tham gia quan hệ tuân thủ những quy định của pháp luật đƣa ra vừa
đảm bảo cho nguyên tắc pháp định vừa đồng nghĩa với việc đƣa quan hệ dân sự
của mình vào sự quản lý của nhà nƣớc để đảm bảo quyền và lợi ích của mình
đƣợc hợp pháp.
Theo pháp luật Việt Nam, quy định của pháp luật về Giao dịch bảo đảm
đƣợc xác định rõ ràng và cụ thể trong Bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự đã đƣa ra
khái niệm và quy định về trình tự, tủ tục và cách thức thực hiện xác lập giao kết
quan hệ Vật quyền bảo đảm. Bên cạnh Bộ luật này, các quy định pháp lý về
Giao dịch bảo đảm cũng là một nguồn pháp định về Vật quyền bảo đảm, tại đây
pháp luật không nhắc lại những quy định đã đƣợc cụ thể hóa trong Bộ luật dân
sự mà chỉ hƣớng dẫn về những vấn đề hoặc điều khoản chƣa rõ ràng, cần đƣợc
chi tiết hóa để thuận tiện, thống nhất trong việc áp dụng các quy định của Bộ
luật dân sự. Do vậy, khi xem xét và áp dụng trong quan hệ Vật quyền bảo đảm,
cần đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong của Bộ luật dân sự và các quy
định có liên quan cũng nhƣ bảo đảm tính pháp định trong quan hệ này.
Nhƣ vậy, việc tuân thủ nguyên tắc pháp định là đặc điểm của mỗi quan
hệ pháp luật nói chung và đối với quan hệ Vật quyền bảo đảm nói riêng. Chủ

14


thể tham gia quan hệ này nên và cần phải tuân thủ theo những quy định của
pháp luật để đảm bảo quyền lợi cá nhân cũng nhƣ đóng góp vào việc bảo đảm
trật tự xã hội, quản lý nhà nƣớc.

1.2.2.

Quyền theo đuổi.

Quyền sở hữu theo cách hiểu thông thƣờng luôn đƣợc coi là vật quyền
thống trị, tuy nhiên các Vật quyền chính yếu ngoài Quyền sở hữu ra còn có các
Vật quyền khác ngoài quyền sở hữu tạo nên quyền của chủ thể đƣợc xác lập
trên vật. Những vật quyền này mang đặc trƣng của quyền theo đuổi và tạo nên
cho nó một vai trò rất lớn không thua kém gì các vật quyền khác. Sở dĩ Quyền
theo đuổi có vai trò lớn nhƣ vật là do sự tác động của nó lên quan hệ pháp luật
mà nó bảo đảm cũng nhƣ sự tác động của nó lên Vật bảo đảm và quyền lợi của
chủ thể có liên quan là liên tục và tuyệt đối.
Quyền theo đuổi đƣợc hiểu là quyền của chủ thể đƣợc phép thực hiện
quyền của mình đối với tài sản ngay cả khi tài sản đó đang thuộc sự chiếm hữu
của chủ thể khác. Quyền theo đuổi còn đƣợc hiểu là Quyền truy đòi. Quyền
theo đuổi đƣợc phát sinh trên tài sản (vật) khi vật này đang thực tế bị một chủ
thể khác không có quyền chiếm giữ, khi đó ngƣời có quyền đƣợc phép thực
hiện quyền của mình trên vật mà không cần đƣợc sự cho phép của ngƣời đang
thực tế chiếm hữu. Quyền theo đuổi này đƣợc xác lập trên vật, do đó bất kỳ ai
đang chiếm giữ vật cũng không có quyền tác động vào quan hệ giữa chủ thể có
quyền và vật đƣợc theo đuổi – truy đòi.
Quyền theo đuổi – Quyền truy đòi là quyền đƣợc phát sinh trong quan hệ
thế chấp. Theo quan hệ này, ngƣời nhận thế chấp đƣợc ngƣời thế chấp cho phép
thực hiện một số quyền nhất định trên tài sản thuộc sở hữu của họ trong một số
hoàn cảnh nhất định để đảm bảo cho việc thực hiện trái vụ của ngƣời có nghĩa
vụ. Trong trƣờng hợp ngƣời phải thực hiện nghĩa vụ không thực hiện trái vụ

15



của mình, nhƣng ngƣời nhận thế chấp lại không đƣợc chiếm giữ thực tế tài sản
thế chấp để khai thác những quyền lợi hợp pháp của mình thì lúc đó họ có
quyền theo đuổi vật đƣợc đem ra thế chấp. Dù là bất kỳ ai đƣợc thực tế chiếm
giữ tài sản này cũng phải thực hiện việc đảm bảo cho ngƣời nhận thế chấp đƣợc
phép truy đòi cũng nhƣ thực hiện các hành vi khai thác quyền lợi của mình trên
vật thế chấp. Những hành vi nhằm cản trở việc khai thác lợi ích hợp pháp của
ngƣời nhân thế chấp đều đƣợc coi là hành vi trái luật.
Nhƣ vậy, Quyền truy đòi thể hiện rất rõ mối quan hệ vật quyền giữa chủ
thể đƣợc phép khai thác quyền lợi và vật chứa quyền lợi đƣợc khai thác. Đây là
vật quyền đƣợc thực hiện ngay lập tức và tức thì giữa ngƣời và vật. Bên cạnh
đó nó cũng khái quát lên đƣợc quan hệ Vật quyền bảo đảm dựa vào vai trò và
mục đích của quan hệ này là cho phép ngƣời đƣợc phép thụ hƣởng khai thác
quyền lợi hợp pháp của mình trên vật để đảm bảo cho trái vụ khi ngƣời có
nghĩa vụ không thực hiện.
1.2.3. Quyền ưu tiên.
Bên cạnh các đặc điểm về Nguyên tắc pháp định, đặc trƣng về Quyền
theo đuổi thì Quyền ƣu tiên cũng là một đặc điểm rất riêng của Vật quyền bảo
đảm. Nó cũng góp phần hoàn thiện hơn về Quyền của chủ thể đƣợc tạo nên trên
vật.
Quyền ƣu tiên là một đặc trƣng của quan hệ Vật quyền bảo đảm bởi
nguồn gốc phát sinh của loại quyền này dựa trên Quan hệ bảo đảm. Khi xác lập
một quan hệ bảo đảm bằng vật, chủ thể nhận bảo đảm đƣợc phép thiết lập trên
vật đó một quyền ƣu tiên nhất định để đảm bảo rằng khi trái vụ không đƣợc
thực hiện bởi ngƣời có nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm này sẽ đƣợc đem ra để
thanh toán bù đắp cho khoản nghĩa vụ tƣơng đƣơng. Kèm theo đó, khi cùng một
lúc có nhiều ngƣời thụ hƣởng quyền lợi trên tài sản này thì chủ thể có quyền ƣu

16



tiên sẽ đƣợc ƣu tiên thanh toán trƣớc. Hay có thể nói Quyền ƣu tiên thể hiện rõ
nhất ƣu điểm và đặc trƣng lợi ích trong quan hệ Vật quyền bảo đảm
Quyền ƣu tiên hay còn đƣợc gọi là “quyền lấy trƣớc” là một vật quyền
của chủ thể có quyền lợi trong một quan hệ pháp luật đƣợc ƣu tiên thanh toán
trƣớc các chủ thể có quyền khác[46]. “Ƣu tiên” có thể đƣợc hiểu là sự ƣu đãi
trƣớc dành cho những ai có “Quyền ƣu tiên” tức là giữa những ngƣời cùng có
quyền và lợi ích liên quan đến một quan hệ pháp luật thì ngƣời có Quyền ƣu
tiên sẽ đƣợc hƣởng lợi trƣớc sau đó mới đến lƣợt ngƣời không có Quyền ƣu tiên
hoặc ngƣời có Quyền ƣu tiên xếp sau. Nhƣ vậy, có thể hiểu, thông thƣờng
Quyền ƣu tiên phát sinh trong hoạt động thanh toán nghĩa vụ tài sản. Trong
quan hệ này, khi ngƣời có nghĩa vụ không thực hiện trái vụ mà mình phải làm,
thì buộc phải xử lý theo phƣơng thức thanh toán nợ dựa trên tài sản bảo đảm để
bù đắp vào khoản nghĩa vụ tƣơng đƣơng. Khi đó, một số chủ thể cùng nhau
đƣợc hƣởng quyền lợi trên tài sản bảo đảm sẽ đƣợc phân chia thứ tự hoặc phân
chia tỷ lệ nhằm thanh toán trái vụ. Trong số những chủ thể này, ngƣời nào có
Quyền ƣu tiên sẽ đƣợc hƣởng đặc quyền thanh toán và nhận lợi ích trƣớc những
chủ nợ không có quyền ƣu tiên khác.
Trong pháp luật điều chỉnh, Quyền ƣu tiên là một trong những loại vật
quyền xác định, chỉ phát sinh trong một số trƣờng hợp pháp luật quy địng khi
đáp ứng một số điều kiện nhất định, đây là quyền đƣơng nhiên đƣợc pháp luật
bảo vệ và không phụ thuộc vào ý chỉ của các chủ thể[47]. Theo cách hiểu đơn
giản, Quyền ƣu tiên đƣợc thiết lập trên vật của chủ thể có quyền sẽ đƣợc pháp
luật công nhận là cho thực thi khi trƣớc đó quan hệ giữa ngƣời nhận bảo đảm và
ngƣời có nghĩa vụ phải xác lập đƣợc căn cứ cho rằng ngƣời nhận bảo đảm có
quyền ƣu tiên trƣớc nhất. Căn cứ này dựa trên việc các bên tham gia quan hệ
Vật quyền bảo đảm tuân thủ những quy định của pháp luật về đăng ký quyền ƣu
tiên hoặc có thỏa thuận ƣu tiên hợp pháp. Khi Quyền ƣu tiên đƣợc xác lập, tại

17



thời điểm phát sinh quyền, không có chủ thể nào khác có thể tác động vào nó
ngoài chủ thể có quyền và sự điều chỉnh của pháp luật liên quan.
Tựu chung lại, một đặc điểm rất đặc trƣng cho quan hệ Vật quyền bảo
đảm phải kể đến Quyền ƣu tiên. Khi mà nghĩa vụ trong quan hệ trái vụ không
đƣợc thực hiện, cách hữu hiệu nhất để đảm bảo quyền và lợi ích của chủ thể đó
là phải áp dụng biện pháp bảo đảm. Khi biện pháp bảo đƣợc đƣợc sử dụng để
đạt hiệu quả cao nhất trong việc bù đắp khoản nghĩa vụ chƣa thực hiện đó chỉ
có thể là phƣơng pháp bảo đảm bằng vật. Do đó, khi quan hệ Vật quyền bảo
đảm đƣợc xác lập. Quyền ƣu tiên thanh toán chính là lợi ích đầu tiên mà ngƣời
có quyền đƣợc sử dụng và là cơ sở để thụ hƣởng quyền lợi dựa trên tài sản bảo
đảm.
1.2.4. Quyền đối kháng với người thứ ba.
Thông thƣờng, hợp đồng đƣợc coi là “luật” điều chỉnh quan hệ của các
bên chủ thể tham gia kao kết và là cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực
ràng buộc thực hiện đối với các bên phải đƣợc cá nhân, pháp nhâ, chủ thể khác
tôn trọng. Tuy nhiên, trên thực tiễn không phải tất cả các chủ thể khác ngoài
hợp đồng có thể biết về những cam kết, thảo thuận đó nên dừng nhƣ khi quan
hệ giao dịch đƣợc xác lập, nó đƣơng nhiên có giá trị điều chỉnh đối với các tổ
chức, cá nhân biết và buộc phải biết đến thỏa thuận đó mà thôi. Và quan hệ Vật
quyền bảo đảm cũng không phải một ngoại lệ. Để cho thỏa thuận giữa các bên
không chỉ ràng buộc các bên tham gia ký kết, mà còn trờ thành căn cứ ràng
buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân khác để qua đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp đƣợc xác lập thông qua hợp đồng hay chính là mục đính “Đối kháng với
ngƣời thứ ba” mà Quyền ƣu tiên và Quan hệ vật quyền bảo đảm hƣớng tới. Để
có thể thực hiện đƣớc mục đích này, buộc những thỏa thuận và hợp đồng ấy
phải đƣợc công khai hóa, minh bạch hóa các quyền đối vật, các giao dịch dân

18



sự, hay nói dễ hiểu hơn là phải đƣợc tuân thủ theo quy định của pháp luật để
đƣợc thụ hƣởng quyền đối kháng với ngƣời thứ ba.
Về ngƣời thứ ba, theo nguyên tắc xác định thông thƣờng của quan hệ
hợp đồng, ngƣời thứ ba có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào ngoài các bên
tham gia giao dịch bảo đảm bằng tài sản. Trên thực tiễn áp dụng việc xác lập và
thực hiện giao dịch bảo đảm, pháp luật thƣờng tập trung quy định về các mối
xung đột lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm giữa những ngƣời cùng có quyền
và lợi ích trên một tài sản bảo đảm. Cụ thể là giữa ngƣời nhận bảo đảm và
những ngƣời: Chủ thể không có bảo đảm, chủ nợ cùng nhận bảo đảm bằng tài
sản; ngƣời mua, ngƣời thuê, ngƣời nhận chuyển giao tài sản bảo đảm; ngƣời
bán trả chậm, trả dần, cho thuê tài sản mà bên bảo đảm đem đi cầm cố, thế
chấp; ngƣời có quyền cầm giữ tài sản bảo đảm…
Vật quyền bảo đảm là một đặc trung cho phép bên có quyền “chống lại”
các chủ thể khác có liên quan đến tài sản bảo đảm. Điều này có nghĩa, khi vật
bảo đảm đã đƣợc công khai với bên thứ ba (thông qua cơ chế đăng ký hoặc
chiếm giữa tài sản) thì quyền ƣu tiên chính thức đƣợc xác lập trên tài sản mà
không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể thụ hƣởng quyền và lợi ích trên tài sản
sau. Nhƣ vậy, khi Vật quyền bảo đảm đã đƣợc xác lập hợp pháp thì tất cả các
chủ thể, dù với tƣ cách nào cũng phải tôn trọng.
Để Quyền đối kháng với ngƣời thứ ba có hiệu lực, một thủ tục bắt buộc
mà các bên tham gia quan hệ phải tiến hành đó là đăng ký Giao dịch bảo đảm.
Khi Giao dịch bảo đảm đƣợc đăng ký, hiệu lực đối kháng sẽ phát sinh và không
bị thay đổi kể cả trong các trƣờng hợp: thay đổi các bên tham gia Giao dịch bảo
đảm, thay đổi hình thức giao dịch bảo đảm, thay đổi Tài sản bảo đảm bằng các
khoàn tiền thu đƣợc, quyền yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác có đƣợc từ
việc mua bán, trao đổi tài sản bảo đảm. Do vậy, một đòi hỏi đặt ra cho các bên
đặc biệt là bên nhận bảo đảm cần phải có ý thức trong việc đăng ký giao dịch

19



bảo đảm trong thời gian sớm nhất để bảo vệ một cách hiệu quả nhất quyền lợi
của mình. Khi xác định đƣợc quyền đối kháng với ngƣời thứ ba, cũng chính là
thời điểm quyền ƣu tiên chính thức đƣợc thực thi nhằm đảm bảo quyền lợi của
chủ thể có quyền so với chủ thể khác.
Nhƣ vậy, Quyền đối kháng với ngƣời thứ ba cũng là một đặc điểm rất
đặc trƣng cho quan hệ Vật quyền bảo đảm. So với quyền ƣu tiên, nó không chỉ
là căn cứ để tiến hành thực hiện các quyền ƣu tiên trong việc xác định thứ tự
thanh toán nghĩa vụ của ngƣời có nghĩa vụ xác lập trên tài sản đƣợc đem ra bảo
đảm. Quyền đối kháng với ngƣời thứ ba còn mang một đặc điểm đặc trƣng đó
là sự gắn kết quyền đƣợc xác lập trên vật giữa ngƣời có quyền và vật bảo đảm
một cách liên tục và ngay tức thì trong khi quyền ƣu tiên chỉ có thể dành để sử
dụng vào việc giải quyết tranh chấp giữa những ngƣời có quyền đƣợc xác lập
trên tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, suy cho cùng nếu hiểu theo khía cạnh giải
quyết tranh chấp giữa các chủ nợ thì quyền đối kháng với ngƣời thứ ba và
quyền ƣu tiên đƣợc xem là giống nhau, đều đƣợc xử dụng để xác định thứ tự
thanh toán nghĩa vụ đƣợc bảo đảm bằng vật. Do vậy, khi Quy định về quyền đối
kháng với ngƣời thứ ba càng chi tiết thì quyền và lợi ích của chủ thể có quyền
càng đƣợc bảo vệ một cách chắc chắn và hiệu quả hơn.
1.3.

Khái niệm Đăng ký vật quyền bảo đảm.
Chúng ta có thể thấy, vấn đề mà ngƣời có quyền trong các giao dịch dân

sự quan tâm chính là khả năng thực hiện nghĩa vụ của ngƣời có nghĩa vụ. Do
đó, các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ra đời có vai
trò quan trọng trong việc hƣớng tới mục tiêu bảo vệ quyền trong sự ổn định và
hài hòa của các quan hệ dân sự. Điều này chứng tỏ rằng, việc thực hiện các
phƣơng thức bảo đảm ngoài vai trò bảo vệ bên quyền lợi của bên có quyền còn

giữ một vai trò khác trong đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, đó là tạo

20


×