Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn tại huyện yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 90 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Công
trình được hoàn thành tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội dưới sự hướng dẫn của
Tiến sĩ Văn Diệu Anh. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các số
liệu trong luận văn trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Kết quả nghiên
cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả

Lê Diên Toàn

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, các bộ
môn, phòng, khoa của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Viện đào tạo Sau
đại học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị những kiến thức thiết
thực và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa
học.
Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
cô giáo Tiến sĩ Văn Diệu Anh người trực tiếp hướng dẫn và luôn tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình làm Luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Yên Lạc, UBND các xã thuộc huyện Yên Lạc, đội vệ sinh môi trường các xã, thị
trấn của huyện Yên Lạc, Viện Quy hoạch - Sở Xây dựng Vĩnh Phúc đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi có được những thông tin, tài liệu phục vụ cho việc hoàn thành
Luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, cơ quan, đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2015
Tác giả



Lê Diên Toàn

Formatted: Line spacing: 1.5 lines

ii


MỤC LỤC
Formatted: Font: 13 pt

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ...................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết .............................................................................................................. 1

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt,
Do not check spelling or grammar

2. Đối tượng, nội dung nghiên cứu ............................................................................. 2

Formatted: Line spacing: 1.5 lines

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt,

Do not check spelling or grammar

4. Các phương pháp nghiên cứu................................................................................3

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt,
Do not check spelling or grammar

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt,
Not Bold, Do not check spelling or grammar

45. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 3
Chƣơng 1.TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHẤT THẢI RẮN ................................. 4
1.1. Khái niệm chung về chất thải rắn ...................................................................... 44
1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ..................................................................... 44
1.3. Thành phần của chất thải rắn ............................................................................ 44
1.4. Phân loại chất thải rắn ....................................................................................... 66
1.5. Tổng quan về hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn trên thế giới và Việt
Nam .......................................................................................................................... 77
1.5.1. Hiện trạng phát sinh CTR trên thế giới ..................................................... 77
1.5.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam ........................................... 88
1.5.3. Tổng quan về công tác quản lý CTR ..................................................... 1212
1.5.3.1. Quản lý chất thải rắn .................................................................. 1212
1.5.3.2. Hiện trạng quản lý CTR tại Việt Nam ....................................... 1313
1.5.3.3. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới ..................................... 2020
1.6. Tác động của rác thải tới môi trường và sức khỏe cộng đồng ...................... 2626
iii

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt,
Do not check spelling or grammar


Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt,
Not Bold, Do not check spelling or grammar
Formatted: TOC 2, Tab stops: 6.1",
Right,Leader: …
Formatted: Normal, Left, Line spacing: 1.5
lines, Tab stops: Not at 6.1"
Formatted: Line spacing: 1.5 lines
Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt
Formatted: Line spacing: 1.5 lines


1.6.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất .............................................................. 2626
1.6.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước .......................................................... 2727
1.6.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí .................................................. 2727
1.6.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng ............................... 2727
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CTR TẠI HUYỆN YÊN LẠC .......................... 2929
2.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 29
2.1.1. Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu.......................................................29

Formatted: Line spacing: 1.5 lines

Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt,
Line spacing: 1.5 lines

2.1.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn và khảo sát tại hiện trường....................29
2.1.3. Phương pháp chuyên gia.............................................................................30
2.1.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích, xử lý dữ liệu và số liệu....................30
2.2. Tổng quan về huyện Yên Lạc – Vĩnh Phúc ..................................................... 30


Formatted: Line spacing: 1.5 lines

2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 3030
2.2.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ........................................................... 3232
2.2.2.1. Địa hình ...................................................................................... 3232
2.2.2.2. Khí hậu-thủy văn ........................................................................ 3333
2.2.2.3. Đất đai-thổ nhưỡng .................................................................... 3333
2.3. Hiện trạng phát sinh CTR tại huyện Yên Lạc ............................................... 3434
2.4. Hiện trạng phát sinh và quản lý CTRSH tại huyện Yên Lạc ........................ 3535
2.4.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ............................................ 3535
2.4.2. Công tác quản lý CTRSH tại huyện Yên Lạc ........................................ 3838
2.4.3. Hệ thống các cấp quản lý chất thải rắn ................................................. 4545
2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý CTR địa bàn huyện Yên Lạc 45Error! Bookmark not defined.48
32.5.1. Những hạn chế, tồn tại ..................... 46Error! Bookmark not defined.48
32.5.2. Nguyên nhân của thực trạng trên .... 46.Error! Bookmark not defined.48
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỮU HIỆU CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẠC ............................. 4848
3.1. Dự báo lượng CTRSH phát sinh ở huyện Yên Lạc ...................................... 4848
3.1.1. Dự báo dân số tại huyện Yên Lạc đến năm 2020 .................................. 4848

iv

Formatted: Line spacing: 1.5 lines


3.1.2. Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH tại huyện Yên Lạc đến năm 2020 ..... 5050
3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý hữu hiệu CTRSH huyện Yên Lạc ................. 5151
3.2.1. Giải pháp phân loại thu gom, tái chế và tái sử dụng ............................. 5151
3.2.1.1. Phân loại tại nguồn ..................................................................... 5353
3.2.1.2. Các giải pháp tái chế, tái sử dụng .............................................. 5858

3.2.2. Tính toán lượng thu gom ....................................................................... 5858
3.2.3. Xây dựng mô hình thu gom và vận chuyển CTRSH ............................. 6363
3.2.4. Phương tiện vận chuyển phục vụ thu gom CTRSH .............................. 6565
3.2.5. Quy hoạch xây dựng điểm thu gom, trạm xử lý CRTSH ...................... 6868
3.2.5.1. Quy hoạch cơ sở xử lý CTR tập trung. ...................................... 6868
3.2.5.2. Quy hoạch địa điểm thu gom, xử lý CTRSH ............................. 6868
3.2.6. Xử lý CTRSH với công nghệ chôn kết hợp ủ phân quy mô hộ gia đình 7474
3.2.7. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng và
các cơ sở sản xuất kinh doanh ......................................................................... 7777
3.2.8. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về BVMT ................................ 7878
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 7979
1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 7979

Formatted: Line spacing: 1.5 lines

2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 8080
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 8282
Formatted: Line spacing: 1.5 lines

PHỤ LỤC

v


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BVMT

- Bảo vệ môi trường

CTR


- Chất thải rắn

CTRSH

- Chất thải rắn sinh hoạt

CNH–HĐH

- Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

ĐVSMT

- Đội vệ sinh môi trường

HĐND

- Hội đồng nhân dân

UBND

- Ủy ban nhân dân

TT

- Thị trấn

VSMT

- Vệ sinh môi trường


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần (%) CTRSH của một số thành phố ........................................5
Bảng 1.2. Mức phát thải chất thải rắn ........................................................................8
Bảng 1.3. Chất thải rắn đô thị phát sinh 2007-20102003-2008 .................................9
Bảng 1.4. Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh đến năm 2025 ................................ 9
Bảng 1.5. Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của các đô thị năm
2009 .......................................................................................................................... 11
Bảng 1.6. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị năm 2009 ..................... 16
Bảng 1.7. Phương pháp xử lý CTR theo thu nhập của các quốc gia trên thế giới ...24
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Lạc (Số liệu năm 2003) .................... 33
Bảng 2.2. Tổng hợp lượng CTR phát sinh huyện Yên Lạc .....................................35
Bảng 2.3. Thống kê lượng CTRSH phát sinh mỗi ngày huyện Yên Lạc .................36
Bảng 2.4. Các nguồn thải và thành phần chủ yếu của rác thải huyện Yên Lạc ........37
Bảng 2.5. Thành phần CTRSH ở huyện Yên Lạc ..................................................... 38
Bảng 2.6. Thống kê hiện trạng mạng lưới thu gom CTRSH các xã, thị trấn huyện
Yên Lạc ..................................................................................................................... 41
Bảng 3.1. Dự báo dân số huyện Yên Lạc đến năm 2020 ..........................................48
Bảng 3.2. Dự báo khối lượng chất thải rắn trên địa bàn các xã, thị trấn huyện Yên
Lạc đến năm 2020 .....................................................................................................50
Bảng 3.3. Tổng hợp lượng CTRSH thu gom hiện tại và dự báo đến năm 2020 .......59
Bảng 3.4. Lượng CTRSH hữu cơ dễ phân hủy xử lý phân tán tại nguồn .................61
Bảng 3.5.Tổng hợp khối lượng CTRSH thu gom xử lý tập trung ............................ 62
Bảng 3.6. Lượng xe cần thiết phục vụ vận chuyển đến năm 2020 ........................... 66
Bảng 3.7. Quy hoạch bố trí các trạm trung chuyển CTRSH trên địa bàn các xã, thị
trấn huyện Yên Lạc ...................................................................................................69
Bảng 3.8. Quy hoạc bãi rác chôn lấp các xã, thị trấn huyện Yên Lạc ...................... 71

Bảng 3.9. Quy hoạch bố trí các lò đốt quy mô liên xã huyện Yên Lạc .................... 72

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Tỷ lệ phát sinh CTR theo khu vực ............................................................. 8
Hình 1.2. Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi theo thời
gian ........................................................................................................................... 10
Hình 1.3. Các khâu trong xử lý CTR ........................................................................12
Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn tại một số địa phương ở Việt
Nam ........................................................................................................................... 14
Hình 1.5. Các chất thải đô thị có thể tái sử dụng, tái chế ........................................18
Hình 1.6. Các công nghệ hiện đang được sử dụng để xử lý, tiêu hủy CTR đô thị ở
Việt Nam .................................................................................................................. 19
Hình 1.7. Tỷ lệ thu gom chất thải theo thu nhập ...................................................... 22
Hình 1.8. Tỷ lệ thu gom chất thải theo khu vực........................................................ 22
Hình 1.9. Khối lượng CTR đô thị xử lý bằng các phương pháp khác nhau trên thế
giới ............................................................................................................................ 25
Hình 1.10. Xử lý CTR tại các quốc gia kém phát triển ............................................26
Hình 1.11. Xử lý CTR tại các quốc gia đang phát triển ...........................................26
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc ............................. 32
Hình 2.2. Sơ đồ tổng hợp các nguồn phát sinh chất thải rắn tại huyện Yên Lạc .....34
Hình 2.3. Sơ đồ quản lý CTR huyện Yên Lạc .......................................................... 39
Hình 2.4. Sơ đồ thu gom vận chuyển và xử lý CTRSH tại huyện Yên Lạc .............40
Hình 3.1. Sơ đồ quản lý CTRSH tại huyện Yên Lạc ................................................52
Hình 3.2. Hướng dẫn phân loại CTRSH ...................................................................54
Hình 3.3. Thùng chứa CTR hữu cơ, vô cơ đã phân loại ...........................................55
Hình 3.4. Loại tự làm chứa CTR hữu cơ, vô cơ đã phân loại ...................................55
Hình 3.5. Mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại Yên Lạc ............................... 65

Hình 3.6. Minh họa phuơng tiện vận chuyển rác sơ cấp...........................................67
Hình 3.7. Minh họa phương tiện vận chuyển rác thứ cấp .........................................67
Hình 3.8. Quy trình xử lý CTRSH tại trạm trung chuyển .........................................70
Hình 3.9. Bản đồ quy hoạch trạm trung chuyển – Bãi rác – Lò đốt liên xã huyện
Yên Lạc ..................................................................................................................... 73
Hình 3.10. Cấu tạo một số loại bể ủ sinh học tại chỗ điển hình ............................... 75
Hình 3.11. Chỗ ủ phân vi sinh................................................................................... 77

viii


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Hiện nay ở Việt Nam việc phát sinh hàng chục triệu tấn rác thải mỗi năm
khiến vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Chính
vì vậy, việc đảm bảo tiêu chí môi trường, một trong 19 tiêu chí về nông thôn mới,
đang được các địa phương đặc biệt quan tâm. Theo số liệu từ Chương trình mục tiêu
Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, với việc chiếm khoảng
70% dân số của cả nước thì mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh ra khoảng 13
triệu tấn rác thải; 1,3 tỷ mét khối nước thải và 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực
vật. Cùng với đó, hệ thống các trang trại ở nhiều vùng chăn nuôi; rác thải ở những
làng nghề... cũng chưa được xử lý hoặc xử lý không đúng quy trình đã được xả ra
môi trường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe người dân. Đây
thực sự là thách thức không hề nhỏ đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới ở
các địa phương.
Xác định công tác bảo vệ môi trường nói chung và nhất là ở nông thôn là
nhiệm vụ cấp thiết, đồng thời cũng là tiêu chí để phấn đấu xây dựng nông thôn mới,
thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các nghị quyết,
cơ chế, chính sách đầu tư cho môi trường, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như sức khỏe của con người. Tuy nhiên ở Vĩnh

Phúc, nhất là khu vực nông thôn quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn ngày một phát triển đã hình thành các khu cụm công nghiệp,
làng nghề. Do quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, cơ cấu kinh tế nông thôn đang
từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ và làng nghề. Việc đẩy
mạnh sản xuất theo mô hình thủy sản, chăn nuôi tập trung và khôi phục các làng
nghề truyền thống đã thu hút một số đông lao động về khu vực này. Cùng với sự
tăng trưởng và phát triển, lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng.
Yên Lạc là huyện thuộc khu vực nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc, những năm
qua quá trình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra cũng rất sôi động, nhiều khu công

1


nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng, các làng nghề, khu trung tâm dịch vụ, trang trại
chăn nuôi...ngày càng nhân rộng và phát triển. Do đó đã làm bùng nổ lượng chất
thải khí, nước thải và đặc biệt là chất thải rắn với một khối lượng lớn trên địa bàn
toàn huyện. Mặc dù các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có đội vệ sinh môi trường
thu gom rác đến tận ngõ ngách, thôn xóm nhưng tình trạng rác thải vẫn chưa được
giải quyết triệt để, ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Việc xử lý chất thải
rắn điển hình là chất thải rắn sinh hoạt chưa có quy hoạch tổng thể, công tác thu
gom, vận chuyển xử lý chất thải mang tính tự phát, hầu hết là biện pháp chôn lấp
thủ công, chưa đúng quy định về quy trình, kỹ thuật dẫn đến môi trường nông thôn
ngày càng bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường không chỉ làm mất cảnh quan, gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm
mà còn gây thiệt hại về kinh tế, sản xuất và phát triển kinh tế xã hội.
Vì vậy, hiện nay việc thu gom, quy hoạch xây dựng, đầu tư công nghệ để xử
lý chất thải rắn đúng quy cách, đảm bảo vệ sinh môi trường nói riêng và quản lý
chất thải rắn một cách khoa học và chặt chẽ nói chung là những yêu cầu cấp bách
đối với huyện Yên Lạc.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó nên đề tài: “Đánh giá hiện trạng

phát sinh và quản lý chất thải rắn tại huyện Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc - Đề
xuất các giải pháp quản lý hữu hiệu” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Văn Diệu Anh nhằm phục vụ cho công tác quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, đưa Yên Lạc phát triển theo định hướng phát triển về kinh tế, xã hội kết hợp
với môi trường xanh, sạch và bền vững.
2. Đối tƣợng, nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá về thực trạng
quản lý CTR, tìm ra các nguyên nhân tồn tại, phân tích những tồn tại và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Yên Lạc - Vĩnh Phúc,
nhất là khâu phân loại, tái chế, thu gom, vận chuyển và xử lý.

2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan, các kết quả nghiên cứu đã
có về quản lý CTR trên địa bàn huyện, đồng thời điều tra, khảo sát, tìm hiểu thực tế
về thực trạng phát sinh, phát thải, thành phần của CTR; tình trạng ô nhiễm môi
trường do CTR; tình hình phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom, vận chuyển, xử lý
CTR trên địa bàn huyện.
- Nghiên cứu, đánh giá và đưa ra được bức tranh toàn cảnh về thực trạng
phát sinh; các hoạt động quản lý CTR ở Việt Nam và trên địa bàn huyện; phân tích
các số liệu và đưa ra dự báo xu hướng phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện Yên
Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. Đề xuất các giải pháp xử lý hữu hiệu CTRSH
phù hợp với điều kiện của huyện Yên Lạc.
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa, thu thập
tài liệu; phương pháp điều tra, phỏng vấn và khảo sát tại hiện trường; phương pháp
chuyên gia; phương pháp tổng hợp và phân tích, xử lý dữ liệu và số liệu.
45. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về chất thải rắn;
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát sinh và quản
lý CTR tại huyện Yên Lạc;
Chương 3: Đề xuất các giải pháp quản lý hữu hiệu CTRSH.

3

Formatted: Font: Not Bold


Chƣơng 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1. Khái niệm chung về chất thải rắn
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn (CTR) là toàn bộ các loại vật chất dạng
rắn được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình bao gồm
các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng...[3].
1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
CTR có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn phát sinh CTR của
khu vực thay đổi theo đặc thù của từng vùng và phụ thuộc vào các hoạt động phát
triển kinh tế xã hội của vùng. Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn bao gồm:
rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư, trung tâm thương mại, từ các công sở, trường
học, các công trình công cộng, các dịch vụ đô thị, sân bay, các hoạt động công
nghiêp, nông nghiệp, xây dựng, từ các trạm xử lý nước thải…
1.3. Thành phần của chất thải rắn
- Chất hữu cơ: thức ăn thừa, giấy và bìa catton, nhựa, giẻ, vải vụn, da, cao su,
gỗ, lá cây, xác động thực vật chết...
- Chất vô cơ: kim loại, thủy tinh, gốm, sứ, tro và đất bẩn, đá gạch...
Nền kinh tế đang ngày càng phát triển thì kéo theo một hàm luợng lớn các chất
thải rắn. Ở mỗi thành phố do đặc điểm phát triển kinh tế là khác nhau nên lượng

CTR thải bỏ cũng khác nhau. Thành phần CTR ở các tỉnh thành trong cả nước được
thể hiện ở bảng 1.1.

4


Bảng 1.1. Thành phần (%) CTRSH của một số thành phố [3]

STT

Thành phần

Hà Nội

Hải Phòng

Hạ Long

TP HCM

Đà Nẵng

1

Lá cây, rác hữu cơ

50.1

50.58


40.1- 44.7

41.25

31.5

2

Nilon, nhựa, cao su

5.5

4.52

2.7- 4.5

8.78

22.5

3

Giấy, vải vụn, carton

4.2

7.52

5.5- 5.7


24.83

6.8

4

Kim loại, vỏ lon

2.5

0.22

0.3- 0.5

1.55

1.4

5

Thủy tinh, sành sứ

1.8

0.63

3.9- 8.5

5.59


1.8

6

Đất cát và chất khác

35.9

36.53

47.5- 36.1

18.0

36.0

100

100

100

100

100

Tổng

5



1.4. Phân loại chất thải rắn
Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại
theo nhiều cách.
Theo thành phần hóa học và vật lý: phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô
cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, dẻ vụn, da…
Theo bản chất nguồn tạo thành - chất thải rắn được phân thành các loại:
- Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải rắn liên quan đến các hoạt động
thường nhật của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành
phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa
hoặc quá hạn sử dụng…
- Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp
gồm: Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các
nhà máy, các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, bao bì đóng gói sản
phẩm,...
- Chất thải rắn y tế: là các chất được thải ra từ cơ sở y tế như kim tiêm, bông
băng, hóa chất, dược phẩm,...
- Chất thải xây dựng là phế thải như gạch, cát, đá, bê tông vỡ do các hoạt động
phá dỡ, xây dựng công trình…
- Chất thải rắn nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt
động nông nghiệp, như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra
từ các trang trại chăn nuôi, lò chế biến gia súc…
Theo mức độ nguy hại chất thải rắn được phân thành các loại:
- Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rũa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất
thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và
cây cỏ.
6



- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
Chất thải rắn ở nông thôn: Một trong những nguyên nhân chính của ô nhiễm
môi trường nông thôn là do CTR từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, sự lạm dụng
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất nông nghiệp, CTR từ hoạt động làng
nghề và rác thải từ sinh hoạt. Như vậy CTR nông thôn có thể phân thành 3 dạng
chính:
- Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn;
- Chất thải rắn nông nghiệp;
- Chất thải rắn công nghiệp, làng nghề.
1.5. Tổng quan về hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn trên thế giới và
Việt Nam
1.5.1. Hiện trạng phát sinh CTR trên thế giới
Trong vài thập kỉ vừa qua, lượng CTR trên thế giới gia tăng cùng với sự gia
tăng dân số, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, quá trình đô thị hóa và sự phát
triển của khoa học công nghệ. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank) vào năm
2012, tổng lượng CTR phát sinh tại các thành phố trên thế giới vào khoảng 1,3 tỷ
tấn/năm, mức phát thải trung bình là 1,2kg/người/ngày và dự báo sẽ tăng lên 2,2 tỷ
tấn/năm vào năm 2025 với mức phát thải trung bình là 1,42 kg/người/ngày. Tuy
nhiên, mức phát thải này là khác nhau theo từng quốc gia, từng thành phố và từng
khu vực. mức phát thải trung bình theo đầu người cho từng vùng trên thế giới được
mô tả ở bảng 1.2 cho thấy và tỷ lệ phát sinh CTR theo vùng được thể hiện hình 1.1.

7


Bảng 1.2. Mức phát thải chất thải rắn [7]
Vùng


Lƣợng phát thải theo đầu ngƣời
Mức thấp

Mức cao

Trung bình

AFR

0.9

3.0

0.65

EAP

0.44

4.3

0.95

ECA

0.29

2.1


1.1

LAC

0.11

*

14

1.1

MENA

0.16

5.7

1.1

OECD

1.10

3.7

2.2

SAR


0.12

5.1

0.45

Hình 1.1. Tỷ lệ phát sinh CTR theo khu vực [7]
1.5.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam
Hiện nay, số liệu về phát sinh CTR mới chủ yếu được thống kê tại khu vực đô
thị và các khu công nghiệp, ở khu vực nông thôn, hầu như số liệu về CTR chưa
được thống kê một cách đầy đủ. Theo số liệu khảo sát về lượng chất thải phát sinh ở
Việt Nam năm 2003 cho thấy, có khoảng hơn 16 triệu tấn CTR phát sinh từ nhiều
nguồn khác nhau, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm 80%, tương đương khoảng
12,8 triệu tấn (khoảng 45% từ chất thải rắn sinh hoạt đô thị) và 20% còn lại chất
thải công nghiệp và chất thải y tế. Đến năm 2008, lượng CTR phát sinh vào khoảng
8


27,8 triệu tấn, các loại chất thải trung bình phát sinh tăng từ 150 - 200%. Trên cơ sở
của việc ước tính CTR đô thị là tốc độ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học,
tốc độ tăng GDP hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính tổng lượng CTR
đô thị phát sinh năm 2015 là 42.000 tấn/ngày; năm 2020 là 61.600 tấn/ngày và năm
2025 là 83.200 tấn/ngày (tương ứng thì chỉ số phát sinh CTR đô thị lần lượt là 1,2
kg/người/ngày, 1,4 kg/người/ngày và 1,6 kg/người/ngày). Đây sẽ là áp lực lớn đối
với công tác quản lý CTR trong thời gian tới.
Bảng 1.3. Chất thải rắn đô thị phát sinh 2003-2008 [4]
Loại CTR

Đơn vị tính


Năm 2003

Năm 2008

CTR đô thị

Tấn/năm

6.400.000

12.802.000

CTR công nghiệp

Tấn/năm

2.638.400

4.786.000

CTR y tế

Tấn/năm

21500

179.000

CTR nông thôn


Tấn/năm

6.400.000

9.078.000

CTR làng nghề

Tấn/năm

774.000

1.023.000

Tổng cộng

Tấn/năm

15.459.900

27.868.000

Bảng 1.4. Ƣớc tính lƣợng CTR đô thị phát sinh đến năm 2025 [1]
Năm

2015

2020

2025


Dân số đô thị (triệu người)

35

44

52

% dân số đô thị so với cả nước

38

45

50

Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày)

1,2

1,4

1,6

Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày)

42.000

61.600


83.200

9


%

60

50.8
50

45.9

40
32.5
30
22.4

22.1
20

17.1

10

3.6 4.1
0.6 0.5


0
CTR đô thị

CTR công
nghiệp

CTR y tế

Năm 2008

CTR nông
thôn

CTR làng
nghề

Năm 2015

Hình 1.2. Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hƣớng thay đổi theo
thời gian [1]
Quá trình đô thị hóa làm gia tăng mật độ dân số, tăng mức sống và cũng đồng
nghĩa với việc gia tăng rất nhanh lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Theo Báo cáo
môi trường quốc gia 2011 cho thấy tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh
trên toàn quốc tăng trung bình 10 - 16% mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng
CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60-70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này
lên đến 90%). Năm 2007, chỉ số CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính
trung bình cho các đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày.
Năm 2008, theo Bộ Xây dựng thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày, lớn hơn nhiều so
với ở nông thôn là 0,4 kg/người/ngày (tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương
năm 2010 thì chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt đô thị trung bình trên đầu người năm

2009 của hầu hết các địa phương đều chưa tới 1,0 kg/người/ngày, thể hiện bảng 1.5).

10


Bảng 1.5. Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu ngƣời của các đô thị
năm 2009 [1]

Stt

CTRSH
bình quân
Đô thị
(kg/ngƣời/
ngày)
Đô thị loại đặc biệt

1 Hà Nội
2 Hồ Chí Minh

0,9
0,98

Đô thị loại 1: Thành phố
1 Hải Phòng
2 Hạ Long

0,70

3 Đà Nẵng

4 Huế

0,83

6 Nha Trang
7 Đà Lạt

>0,6

8 Quy Nhơn

0,9

9 Buôn Ma
10 Thuột

1,38
0,67

0,8

>0,5

Việt Trì

1,1

3 Ninh Bình
4 Mỹ Tho


1,30

2

0,72

Đô thị loại 3: Thành phố
1 Điện Biên Phủ
2 Cao Bằng

1 Đồng Hới
2 Đông Hà

0,31

3 Hội An
4 Bảo Lộc

1,08

5 Kon Tum
6 Vĩnh Long

0,35

7 Long An
8 Bạc Liêu

0,7


0,8
0,38

3 Bắc Ninh
4 Thái Bình

>0,7

5 Phú Thọ

0,5

>0,6

0,6
0,9
0,9
0,73

Đô thị loại 4: Thị xã

1,06

Đô thị loại 2: Thành phố
1 Thái Nguyên

Stt

CTRSH
bình quân

Đô thị
(kg/ngƣời/
ngày)
Đô thị loại 3: Thành phố

1 Tuần Giáo (Điện Biên)
2 Sông Công
3 (Thái Nguyên)
4 Từ Sơn (Bắc Ninh)
5 Lâm Thao (Phú Thọ)
Cam Ranh (Khánh
6 Hòa)
7 Gia Nghĩa (Đăk Nông)

0,7
>0,5
>0,7
0,5
>0,6
0,35

Đô thị loại 5: Thị trấn, thị tứ
Đồng Xoài (Bình
0,91
1 Phước)
0,73
2 Gò Công (Tiền Giang)
>0,62
3 Ngã Bảy (Hậu Giang)
4 Tủa Chùa (Điện Biên)

5 Tiền Hải (Thái Bình)

11

0,6
>0,6


1.5.3. Tổng quan về công tác quản lý CTR
1.5.3.1. Quản lý chất thải rắn
Hiện nay tại các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, quy trình
quản lý chất thải rắn gồm các công đoạn cơ bản sau: phân loại, thu gom vận chuyển
và xử lý.
Nguồn phát sinh

Tàng trữ và
phân loại tại nguồn

Thu gom
Trung chuyển và

Phân loại và

vận chuyển

xử lý

Thải bỏ

Hình 1.3. Các khâu trong xử lý CTR [3]

* Phân loại chất thải rắn:
Mục đích phân loại rác là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu gom,
chế biến và xử lý chất thải rắn, góp phần tạo hiệu quả kinh tế lớn trong việc tái chế
sử dụng lại, còn lại một phần để làm phân bón phục vụ trong sản xuất nông nghiệp,
đồng thời giảm một phần khối lượng chất thải rắn xử lý ở bãi chôn lấp.
* Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn:
Một trong những công việc quan trọng của quy hoạch thu gom và vận
chuyển và xử lý CTR là cần phải đề xuất hợp lý các hình thức thu gom và vận
chuyển chất thải rắn.

12


Thu gom và vận chuyển CTR là quá trình thu nhặt chất thải rắn từ các gia
đình, các công sở...hay các điểm thu gom, đưa lên xe và chở đến địa điểm xử lý,
trạm trung chuyển hay bãi chôn lấp rác.
Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn bao gồm 2 cấp:
+ Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu ) là quá trình diễn ra từ nguồn phát sinh
ra CTR (nhà ở hay các công sở, trường học, thương mại dịch vụ,...) và vận chuyển
đến các địa điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển hay đến thẳng bãi chôn lấp rác của
đô thị.
Thu gom thứ cấp: là quá trình diễn ra từ các điểm thu gom chung, vận chuyển
đến những trạm trung chuyển tiếp theo rồi đến các cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp rác
đô thị bằng các loại phương tiện chuyên dùng có động cơ.
* Xử lý chất thải rắn:
Các quy trình cơ bản của công nghệ xử lý CTR bao gồm:
- Phân loại: là phân chia rác thải ra nhiều thành phần khác nhau để xử lý,
chẳng hạn tách các chất hữu cơ có thể làm phân compost, tách các chất vô cơ như:
kim loại, plasic để tái chế, tái sử dụng.
- Giảm thể tích và khối lượng CTR có thể được thể hiện bằng cách: giảm thể

tích: nén, đốt; giảm khối lượng: chôn lấp, đốt.
- Giảm kích thước: Được thực hiện bằng cách cắt, nghiền rác thành những
phần có kích thước nhỏ hơn.
- Tái chế và tái sử dụng: là một hoạt động thu hồi lại chất thải có trong thành
phần của CTR sau đó được chế biến thành những sản phẩm mới phục vụ cho sản
xuất và sinh hoạt.
1.5.3.2. Hiện trạng quản lý CTR tại Việt Nam
Sơ đồ tổng thể của hệ thống quản lý chất thải rắn của một số tỉnh và đô thị lớn
ở Việt Nam được trình bày ở hình 1.4.

13


Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn tại một số địa phƣơng ở
Việt Nam [3]
- Phân loại và thu gom
Như ta biết, trong thành phần chất thải rắn thường đa dạng bao gồm chất thải
dễ phân hủy sinh học, chất thải khó phân hủy sinh học và một lượng đáng kể chất
thải có khả năngtái sử dụng, tái chế. Nếu CTR được phân loại tốt tại nguồn sẽ làm
giảm đáng kể lượng chất thải cần xử lý, giảm chi phí vận chuyển, chi phí xử lý và
tiết kiệm tài nguyên do tái chế, tái sử dụng chất thải và do đó giảm tác động đến
môi trường.
Trước thực trạng báo động về sự gia tăng CTR tại các đô thị, ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường, tháng 7 năm 1999 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê
duyệt Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020,
trong đó nêu rõ mục tiêu trước mắt là “Phân loại chất thải nguy hại tại nguồn, bước
đầu phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị”
Thực hiện Chiến lược đó, hoạt động phân loại chất thải tại nguồn được thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng áp dụng thử nghiệm và đã có những kết quả


14


nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay, đa số các chương trình phân loại chất thải tại
nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi và duy trì lâu dài do thiếu nguồn lực tài
chính để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cũng như nguồn nhân
lực triển khai thực hiện. Bên cạnh đó ý thức tham gia của người dân vẫn chưa cao
chưa hình thành nên thói quen phân loại rác khi chương trình thử nghiệm kết thúc.
Hiện nay rác thải đô thị tại Việt Nam hầu hết khi thu gom vẫn chưa được phân loại
và thường thực hiện theo 02 hình thức sau:
Thu gom sơ cấp: người dân (chủ nguồn thải) tự thu gom vào các thùng chứa
hoặc túi chứa (hầu hết là túi chứa) sau đó được công nhân thu gom vào các thùng
rác đẩy tay cỡ nhỏ vào thời gian đã định hoặc người dân tự đem đến các điểm đã
quy định, có thể là các container chứa rác (trường hợp này thường áp dụng cho các
khu vực có hoạt động kinh doanh, buôn bán) và người dân phải trả phí thu gom rác
thải.
Thu gom thứ cấp: rác các sau khi được công nhân thu gom vào các xe đẩy tay
sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý.Trường hợp
rác tập kết tại các điểm đã quy định container chứa rác thì cũng được chuyển đến
khu xử lý bằng xe chuyên dụng.
Tuy nhiên, một trong những bức xúc của các đô thị hiện nay trong công tác
thu gom CTR là thiếu các địa điểm trung chuyển rác ví dụ tại Hà Nội vẫn chưa có
trạm trung chuyển rác trong khi khoảng cách từ Hà Nội tới khu xử lý rác Nam Sơn
khoảng 50km. Các thành phố khác cũng chưa có trạm trung chuyển rác đúng nghĩa
như ở thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo của các Sở Tài nguyên và Môi trường năm
2010 thể hiệ ở bảng 1.6.

15



Bảng 1.6. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị năm 2009 [1]
Đô thị

Stt

Tỷ lệ thu
gom (%)

Stt

Đô thị loại đặc biệt
1
Hà Nội
2
Hồ Chí Minh

Đô thị

Tỷ lệ thu
gom (%)

Đô thị loại 3: Thành phố

90-95 (4 quận
nội thành)
83,2 (10 quận
ngoại thành)
90-97

1


Điện Biên Phủ

80

2

Bắc Ninh

70

Bắc Giang

>80

3

Đô thị loại 1: Thành phố

4

1

Hải Phòng

80-90

5

Thái Bình


90

2

Đà Nẵng

90

6

Phú Thọ

80

3

Huế

90

7

Bảo Lộc

70

4

Nha Trang


90

8

Vĩnh Long

75

5

Quy Nhơn

60,8

9

Bạc Liêu

52

6

Buôn Ma
Thuột

70

Đô thị loại 4: Thị xã


Đô thị loại 2: Thành phố

1

1

Thái Nguyên

>80

2

2

Việt Trì

95

3

3

Nam Định

78

4

4


Thanh Hóa

84,4

5

5

Cà Mau

80

6

6

Mỹ Tho

91

7
16

Sông Công-Thái
Nguyên
Từ Sơn-Bắc
Ninh
Lâm Thao - Phú
Thọ
Sầm Sơn Thanh Hóa

Cam Ranh Khánh Hòa
Thủ Dầu MộtBình Dương
Đồng Xoài-Bình

>80
51
80
90
90
84
70


Stt

Đô thị

Tỷ lệ thu
gom (%)

Đô thị

Stt

Tỷ lệ thu
gom (%)

Phước
7


Long Xuyên

69

8
9

Gò Công-Tiền
Giang
Ngã Bảy-Hậu
Giang

60
60

Đô thị loại 5: Thị trấn thị tứ
1
2

Tủa Chùa-Điện
Biên
Tiền Hải-Thái
Bình

75
74

-. Tái sử dụng và tái chế
Theo quan điểm tiếp cận hiện nay, chất thải rắn được coi là một nguồn tài
nguyên cần được khai thác. Với thành phần chất thải rắn (trừ rác thực phẩm) có khả

năng tái sử dụng, tái chế chiếm đến khoảng 10 - 45% (khối lượng ướt), tái chế chất
thải rắn không chỉ là một giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên mà còn giảm bớt áp lực đối với các khu chôn lấp.
Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam. Các loại chất thải có thể tái chế
như thủy tinh, nhựa, kim loại, giấy cattong…được tái sử dụng lại hoặc bán cho các
đơn vị thu mua phế liệu, sau đó chuyển về các cơ sở tái chế tập trung tại các làng
nghề tái chế chất thải. Trong những năm qua, hoạt động tái chế chất thải tại các làng
nghề trong cả nước phát triển rất mạnh mẽ, đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế xã
hội.Theo đó, phế liệu được tận dụng làm nguyên liệu cho sản xuất, dẫn đến giảm
chi phí đầu tư và giảm lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường. Theo ước tính của
JICA, lượng CTR là giấy, kim loại, nhựa được tái chế chiếm khoảng 8,2% lượng
rác thu gom được. Tại thời điểm năm 2009, HàNội là 348 tấn/ngày, thành phố Hồ
Chí Minh 554 tấn/ngày, Hải Phòng 86,5 tấn/ngày, Đà Nẵng 56,7 tấn/ngày, Huế 16,9
tấn/ngày [1].

17


×