Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 133 trang )

Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn tài liệu
trích dẫn.
Tơi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Đức Lành


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện tốt luận văn này là sự cố gắng trong suốt những năm tháng học
trên giảng đường đã không quản ngại khó khăn, vất vả, vươn lên trong học tập và
nghiên cứu; những trải nghiệm thực tiễn trong quá trình cơng tác. Bên cạnh đó, tơi
cịn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, những góp ý q báu của bạn bè
đồng môn, đồng nghiệp và những người đi trước. Nhất là sự hướng dẫn tận tình,
chu đáo của cô giáo GS.TS. Đặng Kim Chi đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong tồn bộ
thời gian thực hiện đề tài.
Trước hết, cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Viện Khoa học


và Công nghệ môi trường, Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội đã dẫn dắt, dạy bảo và giúp đỡ tơi hồn thành nhiệm vụ.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường Hưng Yên nơi tôi đang công tác; các anh chị thuộc các sở,
ngành của tỉnh Hưng Yên: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương,
Xây dựng và các Phịng Tài ngun và Mơi trường 10 huyện, thành phố của tỉnh
Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình học tập và thu thập
thông tin, tài liệu nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn –
GS.TS. Đặng Kim Chi, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong q trình
hồn thiện luận văn này./.

Xin chân thành cảm ơn !


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về Chất thải rắn nông thôn ................................................................. 3
1.1.1. Tổng quan về phát triển nông thôn ở Việt Nam ........................................... 3

1.1.2. Hiện trạng phát sinh CTR nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam .............. 3
1.1.3. Phân loại và thu gom CTR nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam ............. 7
1.1.4. Tái sử dụng, tái chế CTR trong nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam ...... 8
1.1.5. Xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam ..... 10
1.2. Tác động tiêu cực của CTR nông thôn đến môi trường sinh thái, sức khoẻ
cộng đồng, kinh tế - xã hội ........................................................................................ 11
1.2.1. Tác động đến môi trường sinh thái ............................................................. 11
1.2.2. Tác động của chất thải rắn đối với sức khoẻ cộng đồng............................. 13
1.2.3. Tác động của chất thải rắn đối với kinh tế - xã hội .................................... 14
1.2.4. Bài học từ Tổng quan hiện trạng công tác quản lý CTR nông thôn ........... 15
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 17
2.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 17
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 17
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 17
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu và kĩ thuật sẽ sử dụng................................................ 17
2.3.1. Phương pháp thừa kế .................................................................................. 17
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích ........................................................... 17
2.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ..................................................... 18
2.3.4. Phương pháp chuyên gia ............................................................................. 18
2.3.5. Phương pháp tính tốn dự báo: ................................................................... 18
2.3.5.1. Chỉ tiêu dự báo ................................................................................... 18
2.3.5.2. Phương pháp tính tốn dự báo .......................................................... 20
2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 22
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 24
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên ............................................. 24


Lê Đức Lành


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

3.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................... 24
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................................. 27
3.2. Định hướng phát triển nông thôn Hưng Yên đến năm 2020 ............................ 29
3.2.1. Về quan điểm phát triển:............................................................................. 29
3.2.2. Mục tiêu tổng quát: ..................................................................................... 29
3.3. Kết quả điều tra hiện trạng phát sinh, khối lượng, thành phần CTR NT tỉnh
Hưng Yên, dự báo xu hướng phát sinh CTR NT tới 2025. ....................................... 30
3.3.1. Hiện trạng nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTRSH ................ 30
3.3.2. Hiện trạng nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTRNN ............... 32
3.3.3. Hiện trạng nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTRLN................ 34
3.3.4. Dự báo CTR nông thôn phát sinh đến năm 2025 ....................................... 36
3.3.4.1. Dự báo chất thải rắn sinh hoạt .......................................................... 36
3.3.4.2. Dự báo chất thải rắn nông nghiệp ..................................................... 36
3.3.4.3. Dự báo chất thải rắn làng nghề ......................................................... 40
3.4. Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng và xử lý CTR nông thôn tỉnh Hưng
Yên ............................................................................................................................ 43
3.4.1. Hiện trạng quản lý và xử lý CTR sinh hoạt ................................................ 43
3.4.1.1. Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt ................. 43
3.4.1.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt ................................ 45
3.4.1.3. Hiện trạng xử lý CTR sinh hoạt ......................................................... 48
3.4.2. Hiện trạng quản lý và xử lý CTR nông nghiệp. ......................................... 52
3.4.2.1. Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng ......................................... 52
3.4.2.2. Hiện trạng thu gom và vận chuyển. ................................................... 53
3.4.2.3. Hiện trạng xử lý ................................................................................. 54
3.4.3. Hiện trạng quản lý và xử lý CTR làng nghề ............................................... 55
3.5. Đánh giá những tồn tại cần tập trung giải quyết ................................................ 56
3.6. Đề xuất giải pháp tổng hợp quản lý ................................................................... 58

3.6.1. Vai trò các cấp, ngành, các tổ chức, gia đình, cá nhân của tỉnh trong quản
lý CTRNT ............................................................................................................. 59
3.6.2. Tăng cường nhận thức của cộng đồng ........................................................ 62
3.6.3. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng ..................................................... 63
3.6.4. Nhân rộng các mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ............... 63
3.6.5. Đề xuất giải pháp quản lý, xử lý CTR sinh hoạt ........................................ 64
3.6.5.1. Đề xuất áp dụng mô hình phân loại, xử lý CTR sinh hoạt ................. 64
3.6.5.2. Đề xuất áp dụng mơ hình hệ thống thu gom, vận chuyển CTR sinh
hoạt nông thôn ............................................................................................... 66
3.6.5.3. Lựa chọn các thùng chứa, thiết bị thu gom CTR ............................... 69
3.6.6. Đề xuất giải pháp quản lý CTR nông nghiệp ............................................. 72
3.6.6.1. CTR nông nghiệp thông thường ......................................................... 72


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

3.6.6.2. CTR nông nghiệp nguy hại ................................................................ 72
3.6.7. Đề xuất giải pháp quản lý CTR làng nghề .................................................. 75
3.6.7.1. Đối với các Cụm công nghiệp làng nghề (Cụm công nghiệp làng
nghề tái chế nhựa Minh Khai, Cụm cơng nghiệp tái chế chì xã Chỉ Đạo,
huyện Văn Lâm): ............................................................................................. 75
3.6.7.2. Đối với các làng nghề cịn hoạt động lẫn trong khu dân cư thì thôn,
xã: Phải thực hiện các bước: .......................................................................... 76
3.6.7.3. Lựa chọn phương tiện lưu giữ, thu gom, vận chuyển ........................ 77
3.6.7.4. Quy hoạch điểm tập kết CTR làng nghề (Đối với trường hợp Làng
nghề nằm xen kẽ trong khu dân cư): ............................................................... 78
3.6.8. Quy hoạch mạng lưới các bãi chôn lấp, điểm tập kết CTR hợp vệ sinh, cơ
sở xử lý CTR và đề xuất lựa chọn công nghệ xử lý ............................................. 79

3.6.8.1. Lựa chọn công nghệ xử lý .................................................................. 79
3.6.8.2. Quy hoạch mạng lưới các bãi chôn lấp, điểm tập kết CTR hợp vệ
sinh, cơ sở xử lý CTR tập trung định hướng đến năm 2025 ........................... 82
3.6.9. Giải pháp ưu tiên thực hiện ......................................................................... 86
3.7. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp đề xuất ..................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92
Phụ lục 1 ................................................................................................................... 94
Phụ lục 2 ................................................................................................................. 112
Phụ lục 3: ............................................................................................................... 114
Phụ lục 4: ............................................................................................................... 117
Phụ lục 5: ............................................................................................................... 121


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCL

Bãi chôn lâp

BCLHVS

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

BCLCTR


Bãi chôn lấp chất thải rắn

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

Bộ TN &MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

CTRKNH

Chất thải rắn không nguy hại

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTR

Chất thải rắn


GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

HVS

Hợp vệ sinh

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế-Xã hội

KXL

Khu xử lý

PLCTRTN


Phân loại chất thải rắn tại nguồn

QLCTR

Quản lý CTR

TNMT

Tài nguyên Môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TP

Thành phố

MTQG

Mục tiêu quốc gia

Sở NN & PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


VSMT

Vệ sinh môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

URENCO 11

Công ty CP Môi trường đô thị và Công nghiệp Đại Đồng

WHO

Tổ chức y tế thế giới


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật dự báo phát sinh CTRNT đến năm 2025 ................19
Bảng 2.2: Hệ số phát thải CTR làng nghề.................................................................22
Bảng 3.1: Khối lượng CTRSHNT phát sinh tại các huyện/thành phố ......................30
Bảng 3.2: Tỷ lệ thành phần CTRSHNT tỉnh Hưng Yên (2013). ..............................31
Bảng 3.3: Hiện trạng CTR nông nghiệp tỉnh Hưng Yên. .........................................33
Bảng 3.4: Khối lượng CTR làng nghề tỉnh Hưng Yên .............................................35
Bảng 3.5: Khối lượng CTRSHNT phát sinh qua từng giai đoạn ..............................36
Bảng 3.6: Diện tích các loại cây trồng đến năm 2020 ..............................................38

Bảng 3.7: Dự báo khối lượng CTR nông nghiệp phát sinh đến năm 2025. ..............39
Bảng 3.8: Khối lượng CTR chăn nuôi phát sinh . .....................................................40
Bảng 3.9: Số lượng làng nghề tại các giai đoạn ........................................................41
Bảng 3.10: Dự báo khối lượng CTR phát sinh tại các làng nghề . ...........................42
Bảng 3.11: Khối lượng CTR làng nghề phát sinh theo đặc tính chất thải . ..............43
Bảng 3.12: Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt nông thôn
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .......................................................................................47
Bảng 3.13: Bảng tổng hợp rác sinh hoạt tồn đọng các huyện 2011 được thu gom,
vận chuyển về khu xử lý chất thải Đại Đồng ............................................................49
Bảng 3.14: Số lượng BCLCTR sinh hoạt quy mô thôn, xã tại các huyện ................50
Bảng 3.15: Lộ trình thực hiện phân loại CTR sinh hoạt nông thôn ..........................66
Bảng 3.16: Phương tiện thu gom, vận chuyển CTR nông thôn ................................70
Bảng 3.17. Nhu cầu quỹ đất xử lý CTR tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 ..................83
Bảng 3.18: Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 .........85
Bảng 3.19: Giải pháp ưu tiên thực hiện đến năm 2025 .............................................86


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên ............................................................25
Hình 3.1 : Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nơng nghiệp .......................................32
Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ phát sinh CTR của các làng nghề qua các năm ...................42
Hình 3.3: Hố ủ phân hữu cơ từ CTR sinh hoạt nông thôn tại thôn Tiên Cầu,
xã Hiệp Cường, huyện Kim Động ............................................................................45
Hình 3.4: Một số vị trí tập kết CTR nơng thơn tại tỉnh Hưng n ...........................48
Hình 3. 5: Xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp HVS tại KXL Đại Đồng .....50
Hình 3.6: Hiện trạng các bãi chơn lấp thơn, xã tại huyện Ân Thi tỉnh Hưng n ...51

Hình 3.7. Một bãi rác tại thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ .........................................51
Hình 3.8. Hình ảnh xử lý CTR chăn ni bằng đệm lót sinh học (lên men) ở Huyện
Văn Giang .................................................................................................................52
Hình 3.9: Bể chứa bao bì thuốc BVTV của thơn 4, xã Hạ Lễ, huyện Ân Thi ..........53
Hình 3.10: Sơ đồ cấu trúc phân loại CTR sinh hoạt nông thôn ................................65
Hình 3.11: Mơ hình 1 - Thu gom rác tại khu vực nơng thơn Tp Hưng n .............67
Hình 3.12: Mơ hình 2 - URENCO 11 thu gom, vận chuyển từ các điểm tập kết trong
huyện lên KXL Đại Đồng .........................................................................................67
Hình 3.13. Mơ hình thu gom, vận chuyển CTR do URENCO 11 và huyện phối hợp
vận chuyển KXL Đại Đồng.......................................................................................68
Hình 3.14. Mơ hình thu gom, vận chuyển CTR do huyện chuyển đến KXL Đại
Đồng ..........................................................................................................................68
Hình 3.15: Hình ảnh minh họa một số loại thùng thu gom CTR nơng thơn .............69
Hình 3.16: Hình ảnh minh họa điểm thu gom CTR nơng nghiệp nguy hại (TBVTV)
một số vùng nơng thơn ..............................................................................................74
Hình 3.17: Mơ hình thu gom, vận chuyển CTR nơng nghiệp ...................................75
Hình 3.18: Quy trình thu gom vận chuyển CTR làng nghề ......................................77


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Cùng với cả nước, tỉnh Hưng Yên đã và đang chú trọng đến công tác quản lý
bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn nông
thôn của tỉnh hiện nay bước đầu cũng đã đạt được những kết quả nhất định, tuy
nhiên hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRNT vẫn còn nhiều hạn chế, yếu
kém, bất cập chưa đồng bộ và chặt chẽ nên chưa đạt hiệu quả. Tỷ lệ CTRNT hiện

nay được thu gom còn ở mức rất thấp khoảng trên 55% (Quy hoạch quản lý CTR
tỉnh Hưng Yên năm 2012). CTRNT chưa được thu gom, phân loại, xử lý hợp lý làm
hạn chế khả năng tái chế, chế biến nhiều thành phần có giá trị. Chưa có cơ chế
khuyến khích, hỗ trợ cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong tái chế, chế biến
chất thải thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với mơi trường. Việc tổ chức thu
gom cịn mang tính phong trào, tự phát, thời gian thu gom chưa hợp lý; khâu trung
chuyển chưa được bố trí hợp lý. Chơn lấp vẫn là giải pháp chủ yếu, công nghệ tái
chế vẫn đang ở bước thử nghiệm; tái chế nhựa, kim loại đã và đang gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Chất thải nguy hại vẫn cịn lẫn trong CTRNT, ngồi tầm
kiểm sốt. CTR là phụ phẩm trong nơng nghiệp nhất là rơm rạ vẫn chưa quản lý tốt
để người dân đốt tràn lan ngồi cánh đồng, gần đường giao thơng gây ô nhiễm môi
trường. Những vấn đề này đã và đang gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, sản
xuất và sức khoẻ cộng đồng là lực cản lớn của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng để đạt mục tiêu đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và phát triển bền vững.
Từ thực trạng môi trường và những yêu cầu cấp bách nêu trên. Đề tài: “Đánh
giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý
và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh Hưng Yên” là để tài thiết thực và rất cần
thiết đối với tỉnh Hưng Yên nói chung và nhất là khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên
hiện nay.
2. Đối tƣợng, nội dung nghiên cứu
Đối tượng, nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá về
thực trạng quản lý CTR nơng thơn, tìm ra các nguyên nhân tồn tại, phân tích những
tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý tổng hợp CTR nông
1


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật


thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, nhất là khâu phân loại, tái chế, thu gom, vận
chuyển và xử lý.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan, các kết quả nghiên cứu đã
có về quản lý CTR nông thôn của tỉnh Hưng Yên, đồng thời điều tra, khảo sát, tìm
hiểu thực tế về thực trạng phát sinh, phát thải, thành phần của CTR nông thôn; tình
trạng ơ nhiễm mơi trường do CTR nơng thơn; tình hình phân loại, tái chế, tái sử
dụng, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;
- Nghiên cứu, đánh giá và đưa ra được bức tranh toàn cảnh về thực trạng
phát sinh; các hoạt động quản lý CTR nông thôn ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên; phân tích các số liệu và đưa ra dự báo xu hướng phát sinh CTRNT trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025. Đề xuất các giải pháp xử lý, quản lý tổng
hợp CTR nông thôn phù hợp với điều kiện của tỉnh Hưng Yên.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

2


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về Chất thải rắn nông thôn


1.1.1. Tổng quan về phát triển nông thôn ở Việt Nam
Dân số Việt Nam hiện nay phần lớn vẫn tập trung ở khu vực nông thôn.
Trong những năm gần đây, mặc dù dân số nơng thơn có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tương đối chậm, tuy nhiên cơ cấu
ngành sản xuất ở nông thôn đang ngày càng đa dạng và được đẩy mạnh, đời sống
của người nơng dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của người nơng dân
năm 2010 tăng 34,5% so với năm 2008, tất cả các lĩnh vực sản xuất như trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ đều có bước phát triển khá.
Song song với sự chuyển biến tích cực, nơng thơn Việt Nam vẫn còn bộc lộ
những hạn chế, yếu kém: phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23% xã có
quy hoạch nhưng chất lượng quy hoạch chưa cao. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội còn lạc hậu, vệ sinh mơi trường nơng thơn cịn nhiều vấn đề bất cập. Cả
nước hiện cịn hơn 400 nghìn nhà ở tạm bợ. Hầu hết nhà ở nông thôn được xây
dựng khơng có quy hoạch, quy chuẩn. Chính những hạn chế, yếu kém này kéo theo
tình trạng ơ nhiễm môi trường nông thôn đang ở mức báo động ở nhiều nơi.
Một trong những nguyên nhân ô nhiễm môi trường nông thôn là do CTR từ
hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, làng nghề và sinh hoạt của con người.

1.1.2. Hiện trạng phát sinh CTR nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam
a- Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn:
Dân số ngày càng tăng, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân
dân ngày càng được nâng cao rõ rệt, nhu cầu và sức tiêu dùng của người dân ở các
vùng nông thôn cũng tăng nhanh. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng
thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt nông thôn.
Nguồn phát sinh từ các nguồn: các hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học,
bệnh viện, cơ quan hành chính…Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nơng thơn có tỷ lệ
chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải vườn và phần lớn đều là
chất hữu cơ dễ phân huỷ (tỷ lệ các thành phần dễ phân huỷ chiếm tới 65% trong
chất thải sinh hoạt gia đình ở nơng thơn).


3


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Với dân số trên 60,703 triệu người sống ở khu vực nông thôn (năm 2010),
lượng phát sinh chất thải của người dân ở các vùng nơng thơn khoảng
0,3kg/người/ngày, ta có thể ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng
18.210,9 tấn/ngày, tương đương trên 6,6 triệu tấn/năm.
Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có lượng
CTR sinh hoạt nơng thơn phát sinh lớn nhất, do đó có mức độ hoạt động sản xuất
nông nghiệp cao [1].
b- Phát sinh chất thải rắn nông nghiệp
Chất thải rắn nông nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt
động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ,…), thu
hoạch nông sản (rơm, rạ, lõi ngơ, thân ngơ,…), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV,
các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ sản,…
Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nơng
nghiệp (chai lọ đựng hố chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt cơn trùng), hoạt
động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ),...
+ Bao bì hố chất bảo vệ thực vật, phân bón: trong hoạt động trồng trọt sử
dụng hố chất trong nơng nghiệp như phân bón hố học, thuốc bảo vệ thực vật đang
diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát. Do đó, các CTR như chai lọ, bao bì đựng hố chất
bảo vệ thực vật, vỏ bình phun hố chất: thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc trừ
chuột, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ tăng lên đáng kể và không thể kiểm sốt.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Mơi trường, Tổng cục Thống kê, Tổng
cục Hải quan từ năm 2000 đến năm 2005, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng
35.000 đến 37.000 tấn hoá chất bảo vệ thực vật, đến năm 2006, tăng đột biến lên tới

71.345 tấn và đến năm 2008 đã tăng lến xấp xỉ 110.000 tấn. Thơng thường, lượng
bao bì chiếm khoảng 10% so với lượng thuốc tiêu thụ, như vậy năm 2008 đã thải ra
môi trường 11.000 tấn bao bì các loại.
Lượng phân bón hố học sử dụng ở nước ta, bình quân 80 – 90 kg/ha (cho
lúa là 150 – 180 kg/ha). Việc sử dụng phân bón phát sinh các bao bì, túi chứa đựng.
Năm 2008, tổng lượng phân bón vơ cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu tấn. Như vậy
mỗi năm thải ra mơi trường khoảng 240 tấn thải lượng bao bì các loại [1].

4


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

+ Chất thải rắn từ trồng trọt: Vào những ngày thu hoạch, lượng rơm rạ,… và
các phụ phẩm nông nghiệp khác phát sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong
chất thải rắn nơng nghiệp. Tại các vùng đồng bằng, diện tích canh tác lớn do vậy
lượng chất thải nông nghiệp từ trồng trọt cũng lớn, thành phần chất thải cũng rất
khác so với những vùng trung du, miền núi. Với khoảng 7,5 triệu ha đất trồng lúa ở
nước ta, hàng năm lượng rơm rạ thải ra lên tới 76 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện nay
lượng rơm rạ thải này khơng được tính toán trong thống kê lượng chất thải rắn phát
sinh của các địa phương cũng như toàn quốc. Tại các vùng nông thôn trồng điều, cà
phê như Tây Nguyên, lượng CTR từ nguồn này là khá lớn.
+ Chất thải rắn chăn ni: Hiện nay ở nơng thơn Việt Nam có khoảng 8,5
triệu hộ chăn ni với gần 6 triệu con bị, gần 3 triệu con trâu, 27 triệu con lợn, 300
triệu gia cầm. Riêng về nuôi lợn, từ 1 – 5 con chiếm 50% số hộ, nuôi 6 – 10 con
chiếm 20%, từ 11 con trở lên chiếm 30% (Cục Chăn nuôi, TCTK, 2011).
Mặc dù chăn nuôi phát triển, song phương thức chăn ni cịn lạc hậu, quy
mơ nhỏ. Do đó, chưa quan tâm đến xử lý chất thải đã làm cho môi trường nông thôn

vốn đã ô nhiễm càng ô nhiễm hơn. Chất thải rắn chăn nuôi đang là một trong những
nguồn thải lớn ở nông thôn, bao gồm phân và các chất độn chuồng, thức ăn thừa,
xác gia súc, gia cầm chết, chất thải lị mổ…
Theo ước tính, có khoảng 40 – 70% (tuỳ theo từng vùng) chất thải rắn chăn
ni được xử lý, số cịn lại thải trực tiếp ra ao, hồ, kênh, rạch…
+ Chất thải rắn thuỷ sản: Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung
đã và đang phát triển mạnh nghề nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu.
Nghề nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản đã đưa kim ngạch xuất khẩu lên hàng tỷ
đơ la. Tuy nhiên, đi liền đó là các vấn nạn về ô nhiễm môi trường, điển hình tại khu
vực các nhà máy chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu với những chất thải như: đầu tôm,
tép, vỏ cua, ghẹ, sam… chất đống không được xử lý.
c- Phát sinh chất thải rắn tại các làng nghề:
Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề đã mang lại lợi ích to lớn về kinh tế xã hội cho các địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển đó cũng thải ra lượng CTR lớn.
Hiện nay, cả nước có 1.324 làng nghề được cơng nhận và 3.221 làng có
nghề. Hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao
5


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn; đặc biệt có những địa
phương đã thu hút được hơn 60% lao động của cả làng, đã và đang có nhiều đóng
góp cho ổn định đời sống nơng dân, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Làng
nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền (miền Bắc khoảng 60%, miền
Trung 30%, miền Nam 10%). Trong đó các làng nghề có quy mơ nhỏ, trình độ sản
xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Vì vậy, đã và
đang nảy sinh nhiều vấn đề mơi trường tại các làng nghề [1].
Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào

nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự gia tăng
về số lượng, chất thải làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành phần, có
thể thấy rằng chất thải làng nghề bao gồm những thành phần chính như: phế phụ
phẩm từ chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ thuỷ tinh, nhựa, nilon, vỏ bao bì
đựng nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim loại, tro xỉ,…
+ Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: các loại chất thải rắn chủ yếu
của nông sản sau khi thu hoạch bị loại bỏ trong quá trình chế biến. Một số loại như
các loại đầu mẩu thừa, phế phụ phẩm ôi thiu, vỏ sắn, xơ sắn, bã dong, đao, bã đậu.
+ Nhóm làng nghề tái chế phế liệu: chất thải rắn phát sinh từ các làng nghề
tái chế bao gồm 2 loại chính: các phế liệu không thể tái chế được lẫn trong nguyên
liệu được thu mua và các chất thải phát sinh trong quá trình tái chế các vật liệu.
Chất thải rắn phát sinh từ các làng nghề tái chế nhựa: nhựa phế liệu không đủ tiêu
chuẩn tái chế, các tạp chất khác lẫn trong nhựa phế liệu (nhãn mác, bùn cặn), tro xỉ
than. Chất thải rắn phát sinh từ tái chế giấy: tro xỉ, bột giấy, giấy vụn, đinh ghim,
nilon,... Chất thải rắn phát sinh trong các làng nghề sản xuất và tái chế kim loại như:
các tạp chất phi kim loại (nilon, nhựa, cao su…) bị loại bỏ, kim loại không đủ tiêu
chuẩn tái chế, tro xỉ từ quá trình nấu kim loại, xỉ than từ lị nấu.
+ Nhóm làng nghề thủ cơng mỹ nghệ: sản xuất gỗ mỹ nghệ, sơn mài, điêu
khắc, sản xuất đồ nội thất, mây tre đan, làm nón. Chất thải rắn của nhóm này: gỗ
vụn, gỗ mảnh, mùn cưa, dăm bào, vỏ trai, giấy giáp thải, vỏ hộp đựng các dung môi
(hộp đựng sơn, hộp đựng vécni). Tuy nhiên, lượng thải không lớn, khoảng 20 –
30kg/cơ sở/tháng.

6


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật


+ Nhóm làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da: chất thải rắn bao gồm xỉ
than, vỏ chai lọ, thùng đựng hoá chất tẩy, hoá chất nhuộm, các loại xơ vải, vải
vụn… Làng nghề may gia công, da giầy tạo ra chất thải rắn như vải vụn, da vụn, giả
da, cao su, chất dẻo. Đây là loại chất thải rất khó phân huỷ nên không thể xử lý
bằng chôn lấp. Từ nhiều năm nay loại chất thải rắn này chưa được thu gom xử lý
mà đổ bừa bãi trong làng, gây mất mỹ quan ảnh hưởng tới mơi trường sinh thái.
Nhóm làng nghề khác: các nhóm ngành khác như: thuộc da, sản xuất chổi
lông gà, sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ. Chất thải phát sinh từ các ngành nghề
này: da thừa, hồ keo, lông gà, lông vịt, các mảnh gốm sứ vỡ, chai lọ đựng chất làm
nền, hoa văn, chỉ xơ dừa, mụn xơ dừa.

1.1.3. Phân loại và thu gom CTR nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam
a- Phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn:
Việc phân loại CTR sinh hoạt nông thôn được tiến hành ngay tại hộ gia đình
đối với một số loại chất thải như giấy, các tông, kim loại được gom lại bán đồng
nát; thức ăn thừa, lá cải, xu hào,…được tận dụng sử dụng cho chăn nuôi. Các CTR
sinh hoạt khác không sử dụng được hầu hết không được phân loại mà để lẫn lộn,
bao gồm cả các loại rác có khả năng phân huỷ và khó phân huỷ như túi nilon, thuỷ
tinh, cành cây, lá cây, hoa quả ôi thối, xác động vật chết…
Hiện nay, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn vào khoảng 40
– 55%. Theo thống kê có khoảng 60% số thơn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ; trên
40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Việc thu gom rác cịn
rất thơ sơ bằng các xe cải tiến.
Nhiều xã khơng có quy hoạch các bãi rác tập trung, khơng có bãi rác cơng
cộng, khơng quy định chỗ tập trung rác, khơng có người và phương tiện chuyên chở
rác. Do đó, các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất nhiều nơi, làm cho tình trạng
CTR sinh hoạt nơng thơn trở thành vấn đề nan giải khó quản lý. Một số huyện, xã
mặc dù đã có quy hoạch bãi rác, nhưng vẫn chưa có các cơ quan quản lý, biện pháp
xử lý đúng kỹ thuật và người dân vẫn chưa có ý thức đổ rác theo quy định.
b- Phân loại và thu gom CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp

+ Bao bì hố chất bảo vệ thực vật, phân bón hố học: Việc thu gom, xử lý
chất thải từ bao bì, chai lọ hố chất BVTV hiện cịn nhiều hạn chế. Đây là CTR
7


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

thuộc danh mục CTNH cần phải thu gom, xử lý đúng quy định. Nhưng thực tế, các
loại vỏ bao bì, vỏ chai hố chất BVTV thường bị vứt bừa bãi tại ruộng, góc vườn,
hoặc nguy hiểm hơn, có trường hợp cịn vứt ngay đầu nguồn nước sinh hoạt.
Trong thời gian qua, công tác thu gom, lưu giữ và xử lý các loại hoá chất, vỏ
bao bì hố chất BVTV đã được nhiều tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện. Việc triển
khai này bước đầu hạn chế ảnh hưởng tác hại của hoá chất BVTV tồn lưu trong vỏ
bao bì tới sức khoẻ con người và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, các biện pháp
thu gom bao bì thuốc BVTV được áp dụng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã
tự tổ chức thu gom, chủ yếu là gom vào thùng chứa. Thùng chứa các bao bì hố
chất BVTV được sử dụng thường là thùng phuy. Nhưng số lượng cịn ít do giới hạn
về kinh phí ít. Một số ít địa phương đã xây bể xi măng cố định. Bên cạnh đó hầu hết
các địa phương cịn chưa có hướng xử lý các bao bì hố chất BVTV sau thu gom.
+ Chất thải rắn từ trồng trọt: những năm gần đây, rơm rạ khơng cịn là chất
đốt chủ yếu ở nơng thơn do có các nhiên liệu khác thay thế như điện, khí gas, than.
Vì vậy, sau mùa gặt, phần lớn rơm rạ không được thu gom mà được đốt ngay tại
ruộng. Hiện tượng này ngày càng phổ biến. Phần rơm rạ khơng bị đốt thì cũng xả
bừa bãi trên đường giao thông, đổ lấp xuống các kênh, mương, ao hồ xung quanh.
Tuy nhiên, hiện nay cũng có một lượng rơm rạ được các cơ sở trồng nấm thu mua,
hay một số nhà máy thu mua vỏ trấu để làm nhiên liệu đốt trong lò hơi …Đây là
những hướng phát triển đang được quan tâm và nhân rộng.
c- Phân loại và thu gom chất thải rắn phát sinh ở các làng nghề:

Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom triệt để, nhiều làng
nghề xả thải trực tiếp ra mơi trường gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí, đất, nước,
tác động xấu đến cảnh quan xung quanh.
Mặc dù, công tác thu gom vận chuyển CTR làng nghề ngày càng được chính
quyền các địa phương quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

1.1.4. Tái sử dụng, tái chế CTR trong nông nghiệp và nông thôn ở Việt
Nam
a- Phân compost (phân hữu cơ):
Sản xuất phân hữu cơ (compost) trên cơ sở quá trình phân huỷ hiếu khí tự
nhiên của các vi sinh vật biến rác thành mùn và chất dinh dưỡng cho cây trồng.
8


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Hiện nay, ở Việt Nam sản xuất phân compost đã được thực hiện ở một số nhà máy
được xây dựng gần các đô thị, nơi cung cấp chính các loại chất thải hữu cơ làm
nguyên liệu đầu vào. Mặt khác chưa có nhà máy nào được xây dựng để phục vụ xử
lý rác thải nơng thơn. Rất khó để đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng làm phân
compost ở quy mô nhỏ lẻ, từng hộ gia đình, vì vậy tại khu vực nông thôn công nghệ
này chưa được áp dụng phổ biến.
b- Khí sinh học (Biogas):
Chăn ni ở Việt Nam phổ biến vẫn ở quy mơ hộ gia đình, chất thải chăn
nuôi của các hộ này chủ yếu được xử lý bằng các hình thức: hầm biogas, tận dụng
ni thuỷ sản, làm phân ủ bón ruộng. Có khoảng 19% chất thải chăn nuôi không
được xử lý mà thải trực tiếp ra mơi trường xung quanh.
Hiện nay, trên cả nước có khoảng 150.000 cơng trình khí sinh học đã được

xây dựng [1].
c- Phục vụ chế biến thức ăn nuôi trồng thuỷ sản:
Hiện nay, phân gia súc, gia cầm được sử dụng khá đa dạng cho q trình chế
biến thức ăn ni trồng thuỷ sản.
+ Nuôi giun quế làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản: phân trâu bò, phân lợn và
chất độn như cỏ, rơm rạ, bèo, dây lang, thân cây lạc…được sử dụng làm chất nền để
ni giun quế. Ngồi ra, phân tươi của gia súc ăn cỏ là có thể cho giun ăn trực tiếp,
hoặc có thể ngâm phân tươi với phân chuồng đã ủ hoại làm thức ăn cho giun.
+ Sử dụng phân gà ủ với chế phẩm men sinh học để thay thế một phần thức
ăn nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, các đơn vị thu mua phân gia súc, gia cầm thường
mua tại các địa điểm có quy mô chăn nuôi lớn, đối với các hộ chăn nuôi quy mơ
nhỏ thì phương pháp phù hợp vẫn là xây hầm Biogas.
d- Sản xuất nhiên liệu
+ Sản xuất nhiên liệu từ trấu: ngày nay, than trấu, củi trấu là một sự lựa chọn
tối ưu để thay thế nhiên liệu hoá thạch. Việt Nam là một nước sản xuất lúa gạo hàng
đầu Châu á, vì vậy việc sản xuất than trấu rất có lợi cho kinh tế và mơi trường. 1kg
trấu sẽ sản xuất được 0,9kg than (khơng chứa khí lưu huỳnh nên khơng gây ơ nhiễm
mơi trường). Theo tính tốn để có được 1 tấn hơi bão hồ, nếu sử dụng dầu F.O phải
tốn 632.000 đồng, than đá là 478.000 đồng, than cám là 282.000 đồng, còn than trấu
9


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

chỉ tốn 250.000 đồng (giảm được khoảng 20 – 25%). Hiện nay, công nghệ này đang
dần dần được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam [1].
+ Làm nguyên liệu sản xuất than tổ ong: than tổ ong và than viên được sản
xuất chứa 60% chất thải hữu cơ làng nghề chế biến nông sản thực phẩm (là các chất

hữu cơ, tinh bột thất thốt từ các q trình làm bún, miến…), 40% cịn lại là than
cám thông thường. Nhiệt lượng do than này cung cấp cao hơn than bình thường 10
– 20%, thời gian cháy lâu hơn, trong khi giá thành lại rẻ hơn 25 – 35%. Như vậy
vừa tiết kiệm được nguồn than bùn mà lại ít ơ nhiễm mơi trường vì chất hữu cơ trộn
lẫn làm cháy 100% than bùn, ít khói hơn thơng thường. Đặc biệt là viên than hữu cơ
khi đã cháy hết có thể tái tạo sử dụng làm phân bón.

1.1.5. Xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn ở Việt
Nam
a- Xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn:
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chơn
lấp. Tuy nhiên, tồn quốc chỉ có 12 trên tổng số 63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung
ương có bãi chơn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật ở nông thôn và phần lớn được
xây dựng trong vịng 10 năm qua. Hầu hết các bãi chơn lấp chất thải nông thôn là các
bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, chủ yếu là bãi rác hở và để phân huỷ tự nhiên.
Hiện nay, phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phù hợp nhất
là chôn lấp hợp vệ sinh. Ngoài ra, các biện pháp khác như phương pháp làm phân
hữu cơ, đốt chất thải thu năng lượng cần được tiếp tục nghiên cứu và mở rộng, tuy
nhiên chưa phù hợp cho áp dụng rộng rãi tại khu vực nông thôn Việt Nam.
b- Xử lý tiêu huỷ chất thải rắn nơng nghiệp
+ Bao bì hố chất bảo vệ thực vật, phân bón hố học: hiện các địa phương
đều chưa có cơng nghệ xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bao bì sau khi thu gom
cùng với bao bì phân bón hố học thường đem đốt hoặc chôn lấp ở xa khu dân cư.
Nhiều địa phương, người nơng dân cịn thu gom chung vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực
vật với rác thải sinh hoạt.
Tất cả các cách làm trên đều chưa đảm bảo cho mơi trường và con người.
Phương pháp đốt ở các lị tiêu chuẩn có khả năng xử lý triệt để ơ nhiễm nhưng các
lị này chi phí xây dựng và vận hành cao, xa các cụm dân cư…khó có thể yêu cầu
10



Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

người nông dân vận chuyển rác bao bì đến để đốt thường xuyên khi lượng bao bì
khơng lớn. Nếu ở địa phương có thu gom tập trung thì cũng phải thu gom một
lượng đủ lớn mới có thể tổ chức đem tiêu huỷ, trong khi đó số lị đủ tiêu chuẩn của
Việt Nam cịn q ít, chi phí vận chuyển tới nơi tiêu huỷ khá cao. Như vậy việc xử
lý tại chỗ để làm sạch bao bì phục vụ cho tái sử dụng hoặc lưu giữ trước khi đem tái
chế hoặc tiêu huỷ là cần thiết.
+ Chất thải rắn trồng trọt: đây là nguồn ngun liệu dồi dào khơng chỉ làm
phân bón, thức ăn gia súc, nuôi trồng nấm rơm, nhiên liệu đốt mà còn cho ngành
sản xuất vật liệu sạch. Hiện nay, phương pháp xử lý các phụ phẩm nông nghiệp như
rơm rạ, trấu, vỏ hạt điều,… chủ yếu là đốt bỏ rồi dùng tro bón ruộng. Tuy nhiên,
cách làm này vừa gây lãng phí, gây ơ nhiễm mơi trường do khói bụi, nhiệt, và các
nguy cơ cháy nổ.
+ Chất thải rắn chăn nuôi: để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn ni, có
nhiều cơng nghệ hiện đại. Tuỳ theo điều kiện người chăn ni có thể sử dụng các
biện pháp khác nhau. Hai biện pháp xử lý chất thải đang được sử dụng rộng rãi và
có hiệu quả cao ở nước ta: phương pháp ủ và cơng nghệ khí sinh học.
+ Chất thải rắn làng nghề: hầu hết CTR làng nghề chưa được xử lý triệt để.
Đặc tính chất thải làng nghề có nhiều thành phần nguy hại. Vì vậy, CTR làng nghề
cần được phân loại, để có các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định.
1.2. Tác động tiêu cực của CTR nông thôn đến môi trƣờng sinh thái, sức
khoẻ cộng đồng, kinh tế - xã hội

1.2.1. Tác động đến môi trường sinh thái
Tại Việt Nam, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phát triển rộng
rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương

tiện thu gom CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi
trường. Các điểm tập kết CTR chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, gây mất vệ
sinh môi trường. Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu vận
chuyển CTR hàng ngày, gây tình trạng tồn đọng CTR trong khu dân cư. Nhìn
chung, tất cả các giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu xử
lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô nhiễm môi trường.

11


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

- Ô nhiễm mơi trường khơng khí: CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành
phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật,
CTR hữu cơ bị phân huỷ và sản sinh ra các chất khí (CH4 – 63.8%, CO2 – 33.6%,
và một số khí khác). Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập
trung (chiếm 3 – 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp [1].
Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân huỷ các
chất hữu cơ gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Các khí phát sinh từ q trình phân
huỷ chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, hydrosunfur mùi
trứng thối, sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá
ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng.
Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi, và các mùi khó chịu. CTR có thể
bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải
một lượng khơng nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mịn. Mặt khác, nếu
nhiệt độ tại lị đốt rác khơng đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh
khơng đảm bảo, khiến cho CTR khơng được tiêu huỷ hồn tồn làm phát sinh các
khí CO, oxit nito. Dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khoẻ

con người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại nặng (như thuỷ ngân,
chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào mơi trường.
- Ơ nhiễm mơi trường nước: CTR khơng được thu gom, thải vào kênh rạch,
sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thơng,
giảm diện tích tiếp xúc của nước với khơng khí dẫn tới giảm DO trong nước. CTR
hữu cơ phân huỷ trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho
thuỷ sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thối. CTR phân huỷ và các chất ơ nhiễm
khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu.
Phần lớn các bãi chơn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật
vệ sinh và đang trong tình trạng q tải, nước rị rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra
ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ
thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ơ
nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các loại thức ăn thừa…; chất
thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu
12


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi
trường nước nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễm amoni ở tầng nông (nước dưới đất)
cũng là hậu quả của nước rỉ rác và việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên khơng có biện
pháp xử lý nghiêm ngặt.
- Ơ nhiễm mơi trường đất: các chất thải rắn có thể được tích luỹ dưới đất
trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng
như gạch, ngói, thuỷ tinh, ống nhựa, bê-tơng… trong đất rất khó bị phân huỷ. Chất
thải có lẫn kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, asen, cadimi… thường có nhiều ở các

khu khai thác mỏ, các khu cơng nghiệp, làng nghề,... Các kim loại này tích luỹ trong
đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khoẻ. Các chất thải có thể gây ơ nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất
tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản
xuất pin, thuộc da, cơng nghiệp sản xuất hố chất,… Tại các bãi rác, bãi chôn lấp
CTR không hợp vệ sinh, khơng có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hoá chất
và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất.

1.2.2. Tác động của chất thải rắn đối với sức khoẻ cộng đồng
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ơ nhiễm mơi
trường mà cịn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân
sống gần khu vực bãi chôn lấp chất thải,…Người dân sống gần bãi rác khơng hợp
vệ sinh thường có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao
hơn hẳn những nơi khác.
Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại
nặng và chất hữu cơ khó phân huỷ. Các chất này có khả năng tích luỹ sinh học trong
nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền
vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô
sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim
mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể
di chứng dị tật sang thế hệ thứ 3…
CTR nông nghiệp, đặc biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong những vấn
đề bức xúc của người nông dân. Có những vùng, chất thải chăn ni đã gây ơ nhiễm
cả khơng khí, nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khoẻ người dân.
13


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật


1.2.3. Tác động của chất thải rắn đối với kinh tế - xã hội
- Chi phí xử lý chất thải rắn ngày càng lớn: trong 5 năm qua, lượng CTR của
cả nước ngày càng gia tăng. Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTR vì thế cũng
tăng lên, chưa kể đến chi phí xử lý ơ nhiễm mơi trường liên quan đến chất thải rắn.
Các chuyên gia về kinh tế cho rằng, với điều kiện kinh tế hiện nay (năm 2011) thì
mức phí xử lý rác là 17 – 18 USD/tấn CTR dựa trên các tính tốn cơ bản về tổng
vốn đầu tư, chi phí vận hành, chi phí quản lý, khấu hao, lạm phát,…
Hàng năm ngân sách của các địa phương phải chi trả một khoản khá lớn cho
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Chi phí xử lý CTR tuỳ thuộc vào công
nghệ xử lý: Mức chi phí xử lý cho cơng nghệ hợp vệ sinh là 115.000 đồng/tấn –
142.000 đồng/tấn và chi phí chơn lấp hợp vệ sinh có tính đến thu hồi vốn đầu tư
219.000 đồng – 286.000 đồng/tấn và 241.000 đồng/tấn ở Hưng n (Hưng n,
2013). Chi phí xử lý đối với cơng nghệ xử lý rác thành phân vi sinh khoảng 150.000
đồng/tấn – 290.000 đồng/tấn (Tp Thái Bình 190.000 đồng/tấn). Chi phí đối với
công nghệ chế biến rác thành viên đốt được ước tính khoảng 230.000 đồng/tấn –
270.000 đồng/tấn.
Chi phí vận hành lò đốt CTR y tế đối với các bệnh viện có lị đốt, mỗi tháng
bệnh viện tuyến trung ương chi phí trung bình khoảng 26 triệu đồng, bệnh viện
tuyến tỉnh 20 triệu đồng, bệnh viện huyện 5 triệu đồng. Đối với các bệnh viện thuê
trung tâm thiêu đốt chất thải y tế vận chuyển và đốt rác, chi phí khoảng 7.500
đồng/kg. Chi phí vận hành lị đốt cho xử lý chất thải cho cụm bệnh viện là khoảng
10.000 – 15.000 đồng/kg. Đối với một số bệnh viện đa khoa lớn, chi phí cho xử lý
CTR y tế lên tới 100 triệu đồng/tháng [1].
- Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thuỷ sản do chất thải rắn: việc xả rác
bừa bãi, quản lý CTR khơng hợp lý cịn gây ơ nhiễm môi trường tại các địa điểm
danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hố và các địa điểm du lịch, ảnh
hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch.
Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang là một hướng phát
triển kinh tế được nhiều địa phương lựa chọn. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm mơi

trường tại chính các làng nghề đã gây cản trở lớn tới các hoạt động phát triển du

14


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

lịch làng nghề, làm giảm lượng khách du lịch,… dẫn đến giảm nguồn thu từ hoạt
động này tại các địa phương có làng nghề.
- Xung đột môi trường do chất thải rắn: xảy ra trong xã hội khi vấn đề bảo vệ
môi trường và phát triển kinh tế chưa dung hoà được với nhau. Trong những năm
gần đây, khi xã hội càng phát triển, nhận thức của cộng đồng ngày càng cao, trong
khi đó, lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên vấn đề bảo vệ môi trường và sức khoẻ
cộng đồng thì số các vụ xung đột mơi trường càng nhiều.
Trong quản lý CTR, xung đột môi trường chủ yếu phát sinh do việc lưu giữ,
vận chuyển, xả thải, chôn lấp CTR không hợp vệ sinh. Trong hoạt động sản xuất,
các làng nghề sản sinh nhiều chất thải rắn gây ảnh hưởng tới môi trường không
những tại nơi diễn ra các hoạt động sản xuất mà còn ảnh hưởng tới các vùng lân
cận. Chính vì vậy, tại đây đã nảy sinh nhiều vấn đề xung đột môi trường. Xung đột
môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề, giữa cộng đồng làm nghề và
không làm nghề, giữa các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và hoạt động nông
nghiệp, giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan, văn hoá,…

1.2.4. Bài học từ Tổng quan hiện trạng công tác quản lý CTR nông thôn
Hiện nay, việc thu gom rác thải nông thôn hình thành tự phát, nguồn kinh phí
hoạt động chủ yếu từ thu phí của người dân. Các tổ thu gom hoạt động không
chuyên nghiệp, phần lớn do nhân dân tự nguyện và các tổ chức đoàn thể đứng ra
đảm nhận, số lần thu gom ít dẫn đến tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cư vẫn còn

khá phổ biến, cịn nhiều thơn, xã chưa có bãi chơn lấp/điểm tập kết rác thải hợp vệ
sinh nên cịn tình trạng rác thải được thu gom đem đổ lộ thiên ven đường làng, khu
ruộng trũng, ao hồ, kênh mương thậm chí cả bờ ven sông, đốt rác tự phát; CTR
nông nghiệp, làng nghề nhất là chất thải nguy hại chưa được phân loại, thu gom, xử
lý triệt để. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ơ nhiễm mơi trường nước, khơng
khí, đất, vệ sinh và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và sức khoẻ cộng đồng. Những
hạn chế chính trong cơng tác quản lý CTR nông thôn ở Việt Nam:
- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn còn ở mức thấp, đặc biệt là ở các vùng nông
thôn. Công tác thu gom và vận chuyển rác ở nông thôn hiện nay chủ yếu mang tính
tự phát, chính quyền thơn, xã tự đứng ra tổ chức thu gom và vận chuyển rác. Việc
thu gom và vận chuyển rác thải ở khu vực nông thơn chỉ là một hình thức để chuyển
15


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

rác ra xa khu dân cư, một hình thức chuyển chất ơ nhiễm từ nơi này sang nơi khác
chứ chưa có hình thức kỹ thuật nào để xử lý triệt để ô nhiễm.
- Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý phù hợp cho các hoạt động
BVMT trong đó có các hướng dẫn về quản lý và xử lý chất thải. Mặc dù cho đến
nay, CTR nông thôn đã gây ra nhiều hậu quả đáng báo động. Tuy nhiên, hiện nay
chưa có một văn bản chính thức nào về quản lý CTR nơng thơn.
- Vỏ hộp, bao bì đựng hố chất bảo vệ thực vật độc hại, các thùng chứa thuốc
trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp hiện không được thu gom và xử lý triệt để.
- Chế biến phân compost và tận thu khí từ các hoạt động chăn ni có thể
giảm được ơ nhiễm khơng khí và giúp giải quyết vấn đề nóng lên tồn cầu. Các hoạt
động này mang lại rất nhiều giá trị kinh tế và giá trị về mặt mơi trường nhưng hầu
như chưa có các giải pháp và đầu tư thích đáng để phát triển trên quy mô rộng.

- Người nghèo đặc biệt là nông dân ở các khu vực nông thôn là đối tượng
phải chịu thiệt thòi do thiếu dịch vụ thu gom chất thải. Do đó, các tác động của CTR
đến sức khoẻ của người dân là rất đáng kể. Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa có các
quy hoạch nhằm hạn chế các tác động xấu này từ các cơ quan nhà nước.
- Các hoạt động điều tiết, giám sát nhà nước, năng lực trong quản lý CTR tại
nơng thơn cịn nhiều hạn chế và bất cập. Ý thức và hiểu biết của người dân về
BVMT và vấn đề về rác thải chưa cao. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục còn
thiếu và yếu.
Những hạn chế chính trong cơng tác quản lý, xử lý CTR nông thôn ở Việt
Nam cũng là những hạn chế của tỉnh Hưng Yên hiện nay. Do vậy để quản lý, xử lý
CTR nông thôn ở Việt Nam nói chung và ở Hưng n nói riêng thì việc quan tâm
nghiên cứu về CTR nông thôn là rất cần thiết.

16


Lê Đức Lành

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

CHƢƠNG II:
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
1. Nhằm đưa ra được bức tranh tổng quan về thực trạng phát sinh, phát thải,
thành phần CTR nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2. Xác định các tồn tại, bất cập trong quản lý CTR nông thôn, đánh giá các mơ
hình, điển hình tiên tiến quản lý CTR nông thôn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR nông thôn trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn
- Chất thải rắn nông nghiệp
- Chất thải rắn làng nghề

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý CTR nơng thơn
tồn bộ ranh giới hành chính tỉnh Hưng Yên bao gồm 9 huyện và 10 xã vùng ngoại
thành thành phố Hưng Yên với diện tích tự nhiên 926,03 km2.
- Quy mô dân số vùng nghiên cứu khoảng gần 1,0 triệu/1,137 triệu người
(tổng số người dân Hưng Yên sống ở khu vực nông thôn); dự kiến dân số đến năm
2025 có khoảng gần 1 triệu/1,285 triệu người.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và kĩ thuật sẽ sử dụng

2.3.1. Phương pháp thừa kế
Thu thập các số liệu của các sở, ban, ngành tỉnh Hưng Yên, như: Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Công Thương và 10 huyện, thành phố. Các số liệu được sử dụng
trong luận văn là những số liệu mới cập nhật trong khoảng thời gian từ 2010 - 2014.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Tổng hợp, phân tích và lựa chọn các số liệu phù hợp cho mục tiêu của luận
văn. Dựa vào các kết quả nghiên cứu đã có về chất thải rắn và hiện trạng quản lý

17


×