HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ TRANG
TRẠI TẠI XÃ NGHĨA TRỤ, HUYỆN VĂN GIANG,
TỈNH HƯNG YÊN”
Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành đào tạo
: NGÔ THU THẢO
: MTD
: 57
: MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn
: ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
TS. VÕ HỮU CÔNG
Hà Nội - 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ TRANG
TRẠI TẠI XÃ NGHĨA TRỤ, HUYỆN VĂN GIANG,
TỈNH HƯNG YÊN”
Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành đào tạo
: NGÔ THU THẢO
: MTD
: 57
: MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn
: ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
Địa điểm thực tập
TS. VÕ HỮU CÔNG
: xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên
Hà Nội - 2016
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.
Họ và tên sinh viên: Ngô Thu Thảo
Sđt: 01644710294
Mail:
2.
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
3.
Lớp: Môi trường D
Khóa: 57
4.
Giáo viên hướng dẫn: - ThS. Nguyễn Thị Bích Hà
Sđt: 0985238583
Mail:
- TS. Võ Hữu Công
Sđt: 0981954624
Mail:
Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải chăn nuôi
lợn quy mô trang trại tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên.
Học viên thực hiện
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là hoàn toàn trung thực và chưa từng sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được
ghi rõ nguồn gốc.
Sinh viên
Ngô Thu Thảo
iii
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Cô giáo
ThS. Nguyễn Thị Bích Hà và Thầy giáo TS. Võ Hữu Công đã tận tình
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu cùng các
thầy cô giáo khoa Môi trường trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Ủy
ban nhân dân xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã động viên
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải chăn nuôi
lợn quy mô trang trại tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ”.
Nhân dịp này cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Sinh viên
Ngô Thu Thảo
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................iii
LỜI CÁM ƠN...............................................................................................iv
MỤC LỤC......................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................vi
DANH MỤC BẢNG....................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH......................................................................................ix
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................3
Chương
2:
ĐỐI
TƯỢNG,
NỘI
DUNG
VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................57
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AC
Ao – Chuồng
BOD5
Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT
Bộ Tài nguyên Môi trường
COD
Nhu cầu oxy hóa học
FAO
Tổ chức Nông lương thế giới
HPDE
Màng chống thấm (High Density Poly Etylen)
QCVN
Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
STT
Số thứ tự
TB
Trung bình
TSS
Tổng chất rắn lơ lửng
TT
Trang trại
VAC
Vườn – Ao – Chuồng
VSV
Vi sinh vật
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân bố số lượng gia súc, gia cầm thế giới năm 2014. . .4
Bảng 1.2: Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu trên thế giới năm 2014.....6
Bảng 1.3: Số lượng gia súc, gia cầm tại Việt Nam giai đoạn 20112015.................................................................................................7
Bảng 1.4: Sản phẩm chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015
.......................................................................................................11
Bảng 1.5: Bình quân mức tiêu thụ các sản phẩm chăn
nuôi/người/năm.............................................................................12
Bảng 1.6: Một số loại chế phẩm sinh học trong chăn nuôi...........22
Bảng 1.7: Các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của phân lợn
thô sau khi lắng.............................................................................23
Bảng 1.9: Hiệu quả của hệ thống BIOSORTM.............................24
Bảng 3.1: Thống kê dân số tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2014
.......................................................................................................30
Bảng 3.2: Các trang trại tiến hành nghiên cứu sâu.......................36
Bảng 3.3: Quy mô lợn của các trang trại.......................................36
Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất tại các trang trại.......................36
Bảng 3.5: Hệ thống chuồng nuôi tại các trang trại........................37
Bảng 3.6: Tần suất phun tiêu độc khử trùng của các trang trại.....38
Bảng 3.7: Thức ăn chăn nuôi của các trang trại............................39
Bảng 3.8: Thức ăn cho lợn thịt ở trang trại số 02.........................44
Bảng 3.9: Các loại chất thải và nguồn phát sinh của các trang trại
.......................................................................................................45
Bảng 3.10: Lượng nước thải phát sinh tại các trang trại...............46
Bảng 3.11: Các thông số nước thải chăn nuôi của các trang trại. .46
Bảng 3.12: Lượng phân thải thu được mỗi ngày ở các trang trại..47
vii
Bảng 3.13: Thể tích và diện tích hệ thống biogas tại các trang trại
.......................................................................................................49
Bảng 3.14: Thông số nước thải sau Biogas ở các trang trại..........51
viii
DANH MỤC HÌNH
ix
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập kỉ gần đây, việc phát triển hệ thống sản xuất nông
nghiệp bền vững đang được chú trọng, trong đó ngành chăn nuôi là một bộ
phận cấu thành vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang phải
đối đầu với những khó khăn không chỉ về mặt kĩ thuật như việc cung cấp thức
ăn, sức khỏe gia súc, tạo giống,... mà còn cả những yếu tố môi trường, kinh tế,
xã hội. Ở nhiều nước trên thế giới, mô hình chăn nuôi theo hướng chuyên
môn hóa đang được mở rộng, năng suất gia súc và quy mô trang trại đang
tăng lên một cách đáng kể. Cùng với sự phát triển thì các vấn đề về môi
trường cũng đã và đang phát sinh, gây sự quan tâm của xã hội.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp đóng vai
trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Những năm qua, dù ngành chăn
nuôi phát triển khá mạnh nhưng việc chăn nuôi thiếu quy hoạch, nhất là ở
các vùng dân cư đông đúc đã gây ra các vấn đề về môi trường. Đó là sự ô
nhiễm môi trường do các chất thải rắn, lỏng; do tiếng ồn; do xác gia súc,
gia cầm chết mà không được tiêu hủy đúng kỹ thuật. Đối với các cơ sở
chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khỏe con người, sức đề kháng của vật nuôi, từ đó làm tăng nguy cơ
mắc bệnh và làm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế. Một trong những tỉnh
điển hình về chăn nuôi của vùng đồng bằng sông Hồng là tỉnh Hưng Yên,
trong đó có xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang. Do phải đáp ứng nhu cầu phát
triển không ngừng của nền kinh tế thị trường đòi hỏi cung cấp một lượng
lớn các sản phẩm từ chăn nuôi, vì thế quy mô các trang trại chăn nuôi ngày
càng được mở rộng, kéo theo là những hệ lụy không thể tránh khỏi đến môi
trường khi công tác quản lý chất thải chưa được quan tâm đúng mức. Xuất
phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng
1
phát sinh và quản lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại xã
Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” .
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải chăn nuôi tại một số trang trại
chăn nuôi lợn.
- Đánh giá tình hình thu gom, quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn.
- Đề xuất một số biện pháp để khắc phục những hạn chế trong quản lý
chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại trên địa bàn.
2
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan ngành chăn nuôi trên thế giới
1.1.1. Tình hình dân số thế giới
Theo báo cáo của Cục Thống kê Mỹ, từ ngày 1/1/2016 dân số thế giới
vào khoảng 7,32 tỷ người. Trong đó, Châu Á vẫn là châu lục có số dân đông
nhất với 4,38 tỷ người (chiếm 59,9%), tiếp đến là Châu Phi với 1,16 tỷ người
(chiếm 15,9%), đứng thứ ba là Châu Âu với 743,12 triệu người (chiếm
10,1%). Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra rằng Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ
là ba quốc gia đứng đầu về quy mô dân số.
Theo báo cáo “Triển vọng dân số thế giới: Bản điều chỉnh năm 2015”
được Liên Hợp Quốc công bố, dân số thế giới sẽ tăng lên 8,3 tỷ người vào
năm 2030, sau đó sẽ là 9,7 tỷ người vào năm 2050 và 11,2 tỷ người vào năm
2100. Với tình hình gia tăng dân số như trên, các vấn đề liên quan đến con
người như lương thực, thực phẩm, môi trường sống và tình trạng đói nghèo
trở thành vấn đề được toàn nhân loại quan tâm.
1.1.2. Hiện trạng chăn nuôi trên thế giới
Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, là nguồn cung cấp lương thực và
thực phẩm cho con người trên toàn thế giới. Nông nghiệp bao gồm cả trồng
trọt và chăn nuôi. Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng,
sữa là thực phẩm thiết yếu, cơ bản mà còn góp phần đa dạng nguồn gene và
đa dạng sinh học trên Trái Đất.
• Số lượng vật nuôi
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm
2014, số lượng gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau:
3
Bảng 1.1: Phân bố số lượng gia súc, gia cầm thế giới năm 2014
Đơn vị: Triệu con
Trâu, bò
Dê, cừu
Lợn
Gia cầm
Châu Á
687.97
1,135.61
590.87
13,020.20
Châu Âu
123.10
147.10
185.53
2,333.63
Châu Mỹ
511.72
122.72
170.36
5,820.04
Châu Phi
314.24
704.84
34.53
1,940.56
Châu Đại Dương
40.20
106.42
5.34
128.90
Thế giới
1,677.24
2,216.70
986.65
23,243.34
Nguồn: FAO, 2014
Theo bảng 1.1, ta thấy: Châu Á đứng đầu về số lượng gia súc, gia cầm;
còn Châu Đại Dương đứng vị trí cuối cùng trên thế giới. Tỉ lệ phân bố gia
súc, gia cầm ở các châu lục trên thế giới được thể hiện dưới đây:
Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016
Hình 1.1: Tỉ lệ phân bố gia súc, gia cầm ở các châu lục trên thế giới
Châu Á đứng đầu với tỉ lệ chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 55% thế
giới, tiếp sau đó lần lượt là Châu Mỹ (23%), Châu Phi (11%), Châu Âu
(10%) và cuối cùng là Châu Đại Dương (1%). Tuy đứng đầu về tỉ lệ chăn
nuôi nhưng ngành chăn nuôi ở Châu Á phổ biến nhất vẫn là chăn nuôi quy
mô trung bình và nhỏ, trình độ chuyên môn hóa không cao, chăn nuôi theo
4
phương pháp công nghiệp chưa nhiều, chủ yếu vẫn dựa vào sức người. Trong
khi đó, ở Châu Mỹ và Châu Âu, ngành chăn nuôi phát triển theo hình thức
công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao.
Trong các loại gia súc thì đứng đầu về số lượng là bò; tiếp sau đó là
cừu; dê và lợn đứng thứ ba và cuối cùng là trâu.
Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016
Hình 1.2: Tỉ lệ các loại gia súc trên thế giới
Tuy chỉ đứng thứ ba về số lượng con trong đàn nhưng lợn là nguồn
cung cấp thịt chủ yếu, sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng
rãi trên thế giới. Tuy vậy, đàn lợn phân bố không đều ở các châu lục. Có tới
70% số đầu lợn được nuôi ở Châu Âu và Châu Á; khoảng 30% còn lại là ở
các châu lục khác. Trong đó, tỉ lệ đàn lợn được chăn nuôi nhiều ở các nước
có ngành chăn nuôi tiên tiến. Theo số liệu thống kê của FAO, tính đến cuối
năm 2014, chăn nuôi lợn ở các nước Châu Âu chiếm 44%, Châu Á chiếm
26%, Châu Mỹ chiếm 23%, Châu Đại Dương là 4% và Châu Phi là 3%.
• Sản phẩm chăn nuôi
5
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm
2014, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu trên thế giới bao gồm thịt gia súc, gia cầm,
sữa tươi và trứng gia cầm.
Bảng 1.2: Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu trên thế giới năm 2014
Đơn vị: Triệu tấn
Thịt gia súc
Thịt trâu
Thịt bò
Thịt lợn
3.72
63.98
113.03
Thịt gia cầm
108.67
Trứng
Sữa
73.85
768.64
Nguồn: FAO, 2014
Tổng sản lượng thịt trên thế giới là 310.38 triệu tấn. Trong đó chiếm tỉ
lệ cao nhất là thịt lợn với 36.41%, tiếp đến là thịt gia cầm với 35% tổng sản
lượng.
• Phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới có ba hình
thức cơ bản:
- Chăn nuôi quy mô công nghiệp công nghệ cao
- Chăn nuôi trang trại bán thâm canh
- Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn, chất lượng cao
được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc
và một số nước ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Các công nghệ cao
về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu
hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn vật nuôi. Các công nghệ
sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong việc nhân giống, lai tạo
nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính.
Chăn nuôi trang trại bán thâm canh gia súc, gia cầm được áp dụng tại
phần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ Latinh và các
nước Trung Đông. Chăn nuôi trang trại bán thâm canh là hình thức chăn nuôi
tận dụng thiên nhiên, chỉ áp dụng một số công nghệ để nâng cao năng suất
chăn nuôi và được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ.
6
Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh – chăn nuôi hữu cơ,
đang được thực hiện ở một số nước phát triển, sản phẩm chăn nuôi được
người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là hình thức chăn nuôi sạch, gắn liền với tự
nhiên, tuy nhiên lại cho năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao. Điều này
mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, do đó đang là thách thức
của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.
1.2. Tổng quan ngành chăn nuôi Việt Nam
1.2.1. Xu hướng phát triển
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Tổng sản
phẩm trong nước theo giá trị thực tế của khu vực nông nghiệp không ngừng
tăng qua các năm và đạt 637.4 nghìn tỷ đồng vào năm 2015, tăng 2.3% so với
năm 2014 (Tổng cục Thống kê, 2014). Trong đó ngành chăn nuôi chiếm tỉ
trọng lớn.
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta có nhiều biến chuyển,
số lượng gia súc, gia cầm liên tục thay đổi. Số liệu được thể hiện chi tiết ở
bảng sau:
Bảng 1.3: Số lượng gia súc, gia cầm tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Trâu
2011
2012
2013
2014
2015
2,712.0
2,627.8
2,559.5
2,521.6
2,523.6
Bò
5,436.6
5,194.2
5,156.7
5,234.3
5,367.0
Ngựa
Dê
Cừu
Lợn
Gia cầm
Nghìn con
Triệu con
88.1
1,267.8
27,056
322.6
83.7
1,343.6
26,494
308.5
79.0
1,394.6
71.6
26,264.4
317.7
66.9
1,600.2
98.6
26,761.6
327.7
62.5
1,777.6
107.6
27,751.01
341.9
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015
7
Từ năm 2011 đến năm 2015, số lượng dê và cừu liên tục tăng, số lượng
ngựa liên tục giảm. Số lượng trâu giảm từ năm 2011 đến năm 2014, sau đó
tăng vào năm 2015 (tăng 0.1% so với năm 2014).
Trong giai đoạn 2011 – 2013, số lượng bò giảm mạnh. Tuy nhiên từ
năm 2014 đến nay có tăng lên về số lượng do chính sách hỗ trợ chăn nuôi bò
được triển khai ở nhiều địa phương và giá thịt bò hơi được ổn định, người
chăn nuôi bò có lãi. Đàn bò cả nước năm 2015 đạt hơn 5.3 triệu con, tăng
2.5%; riêng đàn bò sữa đạt 275.3 nghìn con, tăng 21% so với cùng thời điểm
năm trước.
Đàn gia cầm năm 2015 đạt 341.9 triệu con, tăng 4.3% so với năm
2014. Trong đàn gia cầm, chiếm tỉ lệ cao nhất là gà với 259.3 triệu con (chiếm
75.8%), sau đó là vịt với 69.54 triệu con (ứng với 20.3%), còn lại là ngan và
ngỗng.
Từ năm 2011 đến năm 2013, dịch bệnh tai xanh đã làm số lượng lợn
giảm đi 791.6 nghìn con, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Trong thời
gian hai năm trở lại đây (từ cuối năm 2013), dịch bệnh tai xanh đã được kiểm
soát rất tốt và không xảy ra trong phạm vi cả nước, góp phần tích cực vào việc
phát triển chăn nuôi lợn. Tính đến 1/10/2015, số lượng lợn đã tăng 3.7% so
với cùng thời điểm vào năm 2014.
Có thể thấy rằng, trong các loại gia súc thì số lượng lợn chiếm tỉ lệ cao
nhất. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của khu vực do Châu Á
là châu lục có tỉ lệ chăn nuôi lợn cao thứ hai trên thế giới và lợn cũng chiếm tỉ
lệ cao nhất trong các loại gia súc được chăn nuôi ở đây (24%). Mặc dù số
lượng gia súc thay đổi theo từng năm nhưng tỉ lệ giữa các loại lại không có sự
thay đổi nhiều:
8
Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016
Hình 1.3: Tỉ lệ các loại gia súc ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Chiếm tỉ lệ cao nhất là lợn với 74%, sau đó là bò, tiếp đến là trâu, dê và
cừu, cuối cùng là ngựa.
Số lượng lợn phân bố không đều tại các khu vực trên cả nước.
9
Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016
Hình 1.4: Phân bố lợn tại các khu vực trên cả nước
Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía Bắc là hai khu
vực tập trung số lượng lợn lớn nhất trên cả nước. Số lợn được nuôi tại 2 khu
vực này chiếm gần 50% tổng đàn lợn trên cả nước.
Trong quý I năm 2016, tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó
khăn do hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như rét buốt, băng giá tại
các tỉnh phía Bắc và hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh phía Nam. Giá trị sản
xuất nông nghiệp giảm 2.55% so với năm trước. Tuy nhiên, chăn nuôi cơ bản
thuận lợi, giá bán sản phẩm chăn nuôi tăng cao, dịch bệnh trên đàn gia súc,
gia cầm vẫn xảy ra nhưng không lây lan rộng, giá trị sản xuất chăn nuôi giữ ở
mức tăng ổn định (4.2%). Đàn bò ước tính tăng khoảng 1%, đàn trâu giảm
khoảng 2% do rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc. Chăn nuôi lợn phát triển
khá tốt, giá thịt lợn hơi trên thị trường vẫn giữ ở mức ổn định, duy trì ở mức
có lợi cho người chăn nuôi. Ước tính tổng số lợn cả nước tháng ba năm 2016
tăng khoảng 2.3%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng khoảng 3.9% so với
cùng kì năm trước (Theo Chăn nuôi Việt Nam).
10
1.2.2. Sản phẩm chăn nuôi
Mặc dù số lượng gia súc, gia cầm thay đổi qua từng năm, có năm tăng
và có năm giảm nhưng sản phẩm chăn nuôi vẫn tăng đều. Sản lượng thịt,
trứng, sữa qua các năm được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1.4: Sản phẩm chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Sản phẩm
Đơn vị
2011
2012
Thịt lợn
Thịt gia cầm
Thịt trâu, bò
Thịt dê, cừu
Trứng gia cầm
Sữa tươi
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Tỷ quả
Nghìn tấn
3,200
708.0
406.0
17.6
7.0
360.0
3,160
729.0
382.0
18.78
7.3
381.7
2013
2014
2015
3,217.9 3,351.1 3,491.6
747.0
875.0
908.1
370.8
378.6
385.1
18.71
20.38
21.84
7.6
8.2
8.9
456.4
549.5
723.2
Nguồn: Cục chăn nuôi,2015
Tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2015 đạt khoảng 4.8 tỷ tấn, cao
hơn 4.3% so với năm 2014 ( khoảng 4.6 tỷ tấn). Trong đó, sản lượng thịt trâu
đạt 85.8 nghìn tấn (tăng 0.1%); sản lượng thịt bò đạt 299.3 nghìn tấn (tăng
2.2%); sản lượng thịt lợn đạt gần 3.5 triệu tấn (tăng 4.2%); thịt gia cầm đạt
908.1 nghìn tấn (tăng 3.8%). Có thể thấy, sản lượng thịt lợn chiếm nhiều nhất
trong tổng sản lượng thịt của cả nước và có tỉ lệ tăng hàng năm cao nhất.
11
Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016
Hình 1.5: Cơ cấu và mức tăng các loại thịt qua từng năm
Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thế giới và khu vực.
Trên thế giới sản lượng thịt lợn cũng là cao nhất trong các loại thịt. Mức tiêu
thụ các sản phẩm chăn nuôi tại Việt Nam được Cục chăn nuôi thống kê năm
2015 như sau:
Bảng 1.5: Bình quân mức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi/người/năm
Thịt lợn
Thịt gia cầm
Thịt trâu, bò
Trứng gia cầm
Sữa tươi
Đơn vị
Kg
Kg
Kg
Quả
Kg
2011
35.5
8.3
4.5
74.9
3.8
2012
2013
2014
2015
35.6
36.2
36.9
37.9
8.4
8.5
9.6
9.9
4.5
4.6
4.2
4.2
83.0
83.0
90.9
96.2
3.9
4.0
6.1
7.8
Nguồn: Cục chăn nuôi, 2015
Từ bảng 1.5, có thể thấy nhu cầu về thịt lợn của người dân là cao nhất.
Mức tiêu thụ thịt lợn năm 2015 tăng 2.71% so với năm 2014. Nguyên nhân là
do giá thịt lợn rẻ, ổn định và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của người
dân. Nhu cầu tiêu thụ tăng cao giúp kích thích ngành chăn nuôi phát triển, tìm
ra hướng đi sao cho năng suất và chất lượng ngày một tăng cao.
12
1.2.3. Hình thức chăn nuôi
Hiện nay ở nước ta, hai hình thức chăn nuôi chính là chăn nuôi truyền
thống trong hộ gia đình (nông hộ) và chăn nuôi tập trung theo quy mô trang
trại. Sản xuất chăn nuôi chủ yếu tập trung ở các hộ quy mô nhỏ. Đây là hình
thức chăn nuôi đã có từ lâu đời, chủ yếu là chăn nuôi tận dụng lao động gia
đình. Hình thức này yêu cầu mức đầu tư thấp, không đòi hỏi cao về mặt kỹ
thuật nhưng năng suất chăn nuôi không cao.
Trong vài năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đang có sự chuyển
dịch từ quy mô nông hộ sang quy mô trang trại. Chăn nuôi trang trại giúp
tăng khả năng khai thác đất, tiềm năng về vốn và kỹ thuật, giải quyết việc
làm cho lao động ở nông thôn, năng suất chăn nuôi cao, cải thiện cuộc sống
của người dân. Tính đến năm 2014, cả nước có 12,642 trang trại chăn nuôi
(chiếm 47%) trong tổng số 27,114 trang trại của cả nước (Tổng cục Thống
kê, 2014). Tỷ lệ các trang trại trên cả nước phân theo lĩnh vực sản xuất được
thể hiện ở hình sau:
Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016
Hình 1.6: Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực sản xuất năm 2014
13
Các trang trại trên cả nước phân bố không đồng đều. Hai khu vực tập
trung nhiều trang trại nhất là đông bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long. Tỉ lệ phân bố các trang trại năm 2014 được thể hiện dưới đây:
Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016
Hình 1.7: Phân bố trang trại theo vùng ở nước ta năm 2014
Số lượng trang trại tập trung cao nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long
(28%), tiếp sau đó là Đồng bằng sông Hồng (23%), Đông Nam Bộ (22%) và
các khu vực khác. Tuy tập trung số lượng trang trại nhiều nhất nhưng thế
mạnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là trang trại nuôi trồng thủy sản
(chiếm 72.2% số trang trại nuôi trồng thủy sản trong nước). Trong khi đó, các
trang trại chăn nuôi tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Hồng
(38.37%) và khu vực Đông Nam Bộ (25.75%). Đây cũng là hai khu vực có
ngành chăn nuôi lợn phát triển nhất cả nước.
Do nhu cầu lớn của người tiêu dùng về thịt lợn (chiếm 73% tổng sản
lượng thịt) khiến số trang trại chăn nuôi lợn phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng
14
lớn trong tổng số các loại trang trại chăn nuôi (chiếm 42.2%). Phân bố các
trang trại chăn nuôi lợn theo vùng ở nước ta như sau:
Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016
Hình 1.8: Phân bố các trang trại chăn nuôi lợn theo vùng ở nước ta
Hình 1.8 cho ta thấy Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là 2 khu
vực tập trung số lượng trang trại chăn nuôi lợn nhiều nhất. Tiếp sau đó là
Đồng bằng sông Cửu Long và Trung du và miền núi phía Bắc.
1.4. Các loại hình quản lý chất thải chăn nuôi phổ biến hiện nay
Chất thải chăn nuôi chủ yếu gồm phân, nước tiểu gia súc và nước rửa
chuồng trại. Chất thải chăn nuôi khi mới được thải ra ngoài thì khả năng ô
nhiễm còn thấp, khả năng ô nhiễm tăng cao khi chúng được để lâu trong môi
trường bên ngoài. Do đó để hạn chế ô nhiễm môi trường, chúng ta cần quản lý
và xử lý chất thải chăn nuôi từ lúc mới thải ra ngoài môi trường. Một số hình
thức được sử dụng phổ biến như: biogas, thu gom phân để bán, làm thức ăn
cho cá, ủ phân compost,...
15