Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Và Xử Lý Nước Thải Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Lương Tài, Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.44 KB, 71 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN LƯƠNG TÀI, BẮC NINH”

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ THỦY

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. NGÔ THỊ DUNG



Hà Nội – 2016

2


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN LƯƠNG TÀI, BẮC NINH”

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ THỦY

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành


: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. NGÔ THỊ DUNG

Địa điểm thực tập

: Bệnh viện Đa khoa huyện Lương Tài
Tỉnh Bắc Ninh


Hà Nội – 2016

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong bài
khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước
thải tại bệnh viện đa khoa huyện Lương Tài, Bắc Ninh” là trung thực và
chưa được công bố trong bất cứ nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng
Sinh viên


i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng lỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhân khác.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Ngô Thị
Dung, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt kỳ thực tập tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Đình Sang - Cán bộ phụ trách
môi trường chung của Bệnh viện Đa khoa huyện Lương Tài, Bắc Ninh cùng
các cô, chú, anh, chị trong phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện đã tận
tình giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực tập tại Bệnh viện.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Học
viện Nông Nghiệp Việt Nam nói chung và các thầy cô trong khoa Môi trường
nói riêng, đã trang bị cho tôi kiến thức vô cùng quý báu để tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp và tạo hành trang vũng chắc để ra trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bố Mẹ, các anh, chị, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất của mình tới tất cả!
Hà Nội, Ngày

tháng
Sinh viên

ii

năm 2016



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ.............................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................3
1.1. Tổng quan về nước thải bệnh viện.........................................................3
1.1.1. Khái niệm chung về nước thải bệnh viện........................................3
1.1.2. Nguồn gốc nước thải bệnh viện.......................................................3
1.1.3. Đặc trưng của nước thải bệnh viện..................................................6
1.2. Ảnh hưởng của nước thải bệnh viện tới con người và môi trường........8
1.2.1. Ảnh hưởng tới con người................................................................8
1.2.2. Ảnh hưởng tới môi trường...............................................................9
1.3. Hiện trạng công tác quản lý, xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam và
trên thế giới..................................................................................................11
1.3.1. Trên thế giới..................................................................................11
1.3.2. Tại Việt Nam.................................................................................15
Chương
2:
ĐỐI
TƯỢNG,
NỘI
DUNG


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................23
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................23
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................23
2.3.1. Giới thiệu về bênh viện.................................................................23
2.3.2 Hiện trạng nước thải tại bệnh viện.................................................23
2.3.3. Thực trạng công tác quản lý nước thải tại Bệnh viện....................23
2.3.4.Thực trạng xử lý nước thải tại Bệnh viện.......................................23
2.3.5. Đánh giá nhận thức và mức độ quan tâm của cán bộnhân viên môi
trưởng bệnh viện và bênh nhân, người nhà bệnh nhân về công tác quản
lý, biện pháp xử lý nước thải tại bệnh viện.............................................23
2.3.6. Đề xuất giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý,
xử lý nước thải tại bệnh viện ..................................................................23
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................23
iii


2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp........................................23
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.........................................24
2.4.3. Phương pháp tổng hợp phân tích...................................................24
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................24
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................25
3.1. Tổng quan về bệnh viện huyện Lương Tài, Bắc Ninh.........................25
3.1.1. Vị trí và lịch sử hình thành và phát triển.......................................25
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện.............................................25
3.1.3. Quy mô, cơ cấu tổ chức, tình hình khám chữa bệnh của BV........27
3.2.Hiện trạng nước thải tại bệnh viện hiện nay..........................................30
3.2.1. Nguồn phát sinh nước thải.............................................................30
3.2.2. Lượng nước thải phát sinh.............................................................31

3.2.3. Đặc trưng, thành phần nước thải tại Bệnh viện ............................32
3.3. Thực trạng công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện.............33
3.3.1. Thực trạng công tác quản lý nước thải tại bệnh viện....................34
3.3.2. Thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải tại bệnh viện.....34
3.4. Đánh giá của cán bộ nhân viên môi trường, bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân về công tác quản lý và xử lý nước thải của bệnh viện...............42
3.4.1. Đánh giá của cán bộ nhân viên môi trường...................................42
3.4.2. Đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.........................43
3.5. Đề xuất giải pháp quản lý và xử lý nước thải để nâng cao hiệu quả
công tác quản lý...........................................................................................44
3.5.1. Đánh giá chung về công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh
viện..........................................................................................................44
3.5.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện.
.................................................................................................................46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................49
Kết luận.......................................................................................................49
Kiến nghị.....................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................50
PHỤ LỤC...............................................................................................52

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV
BTNMT
BYT
HTXL
QCVN
TT

CT

VSV
XLNT
TSS
BOD5
COD
WHO

QLCT
UBND
CTYT
CK I
CK II
TCVN

Bệnh viện
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Bộ y tế
Hệ thống xử lý
Quy chuẩn Việt Nam
Thông tư
Chỉ thị
Nghị định
Vi sinh vật
Xử lý nước thải
Tổng chất rắn lơ lửng
Nhu cầu oxy sinh học
Nhu cầu oxy hóa học
Tổ chức y tế Thế giới

Quy định
Quản lý chất thải
Ủy ban nhân dân
Chất thải y tế
Chuyên khoa I
Chuyên khoa II
Tiêu chuẩn Việt Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Lượng nước thải ở các bệnh viên..........................................6
Bảng 1.2: Đặc trưng thành phần nước thải bệnh viện...........................7
Bảng 1.3: Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện.............................20
Bảng 1.4: Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam..............21
v


Bảng 1.5: Số bệnh viện có hệ thống Xử lý nước thải và
các nhóm công nghệ đã áp dụng.........................................................22
Bảng 3.1: Tình hình khám chữa bệnh của BV qua các năm...............30
Bảng 3.2: Thống kê lượng nước ước tính sử dụng
hàng ngày của bệnh viện....................................................................32
Bảng 3.3: Tính chất mẫu nước thải của BV Đa khoa huyện Lương Tài,
Bắc Ninh (27-6-2015).........................................................................33
Bảng 3.4: Thực trạng thu gom và xử lý nước thải của Bệnh viện.......35
Bảng 3.5: Kết quả thông số đầu ra của nước thải y tế tại bệnh viện Đa
khoa Lương Tài, Bắc Ninh (27-6-2015)..............................................41
Bảng 3.6: Kết quả điều tra bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về công
tác quản lý và xử lý nước thải tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lương Tài
.............................................................................................................43


vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện.............................4
Sơ đồ 1.2: Phương pháp xử lý nước thải bằng Ozone.....................13
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ xử lý nước thải BV trong điều kiện Việt Nam hiện
nay...................................................................................................18
Biểu đồ 3.1: Quy mô giường bệnh của bệnh viện qua các năm......28
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức bệnh viện Đa khoa Lương Tài,
Bắc Ninh..........................................................................................29
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ thu gom nước thải của BV...................................35
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dạng khối FRP..........38

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước ta. Trong những năm vừa
qua, các bệnh viện không những được phát triển về số lượng mà còn được
nâng cao cả về chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của
hệ thống bệnh viện còn gặp nhiều bất cập, bệnh viện luôn trong tình trạng quá
tải; Song kinh phí cho đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng còn hạn hẹp, đặc biệt là
hệ thống xử lý chất thải độc hại nguy hiểm chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo
theo yêu cầu quy định của luật môi trường, nhất là hệ thống xử lý nước thải,
lượng nước thải được sinh ra ngày càng nhiều, tỷ lệ thuận với sự gia tăng về

số bệnh nhân, gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng trở lên phức tạp. Trước
tình hình đó, Bộ Tài nguyên Môi Trường đã đưa ra QCVN 28:2010/BTNMT.
Trong quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số và các
chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế của các cơ sơ khám chữa bệnh. Nhiều
bệnh viện công lập cũng như ngoài công lập trong phạm vi toàn quốc đã được
đầu tư trang bị hệ thống xử lý nước thải, có nhiều công nghệ khác nhau, do
vậy giá thành khác nhau, diện tích mặt bằng sử dụng cũng khác nhau và đặc
biệt là chất lượng nước thải đầu ra khác nhau…
Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm, lo ngại vì chúng
có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hại đến đời sống con
người. Điều quan tâm hàng đầu đối với nước thải của các bệnh viện là vấn đề
các vi trùng gây bệnh và thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng. Các vi trùng gây
bệnh có thể tồn tại trong một thời gian nhất định ngoài môi trường khi có cơ
hội nó sẽ phát triển trên một vật chủ khác và đó chính là hiện tượng lây lan
các bệnh truyền nhiễm. Đây chính là điểm khác biệt của nước thải bệnh viện
so với các loại nước thải khác.
1


Bệnh viện Đa khoa Lương Tài thuộc huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
được hình thành nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh người dân trong địa
bàn huyện và khu vực xung quanh. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì
tình trạng chất thải rắn y tế và nước thải với khối lượng, nồng độ khá lớn,
chưa được quan tâm đúng mức gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và
môi trường sống.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá
hiện trạng quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện Đa khoa huyện Lương
Tài, Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định nguồn phát thải nước thải tại bệnh viện

- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện
Đa khoa huyện Lương Tài, Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản
lý và xử lý nước thải góp phần bảo vệ môi trường.

2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nước thải bệnh viện
1.1.1. Khái niệm chung về nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện là nước thải được thải ra từ các cơ sở y tế, phát
sinh từ các nhiều khâu khác nhau trong quá trình hoạt động của bệnh viện:
máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân,...là môi trường đầy rẫy các vi
khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, Vibrio, Cholerae, Coliorm,... Đây là
nguồn nước thải khó kiểm soát nhất về tính độc hại. Các vi trùng cũng chính
là các vi khuẩn, virus được thải ra từ người bệnh có thể dẫn đến lây lan. Các
chất kháng sinh thải ra từ bệnh viện sẽ ngăn cản hoạt động của vi sinh vật
trong tự nhiên, cũng như hệ thống xử lý nước thải.
1.1.2. Nguồn gốc nước thải bệnh viện
Trong quá trình hoạt động của bệnh viện hầu hết các khâu đều sử dụng
đến nước và tất nhiên sẽ phát sinh ra nước thải. Do đặc điểm của từng bộ
phận sử dụng nước khác nhau nên tính chất nước thải sinh ra cũng không
giống nhau. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng không lớn, do đó, để đơn giản
hóa trong quá trình thu gom nước thải và thuận tiện cho quá trình tính toán
thiết kế, thông thường người ta xem tính chất của nước thải sinh ra từ các
khâu trong bệnh viện là như nhau. Nước thải thu gom bằng một cống chung
và đưa đến hệ thống xử lý.

3



Các trạm
tiêm phát
thuốc
Khu xét
nghiệm, chụp
chiếu

Khu phẫu
thuật

Nước thải
bệnh viện

Khu hành
chính

Phòng cấp
cứu

(Nguồn: Bộ Y tế,2007)
Khu bảo
dược

Khu nhà
ăn

Phòng bệnh
nhân


Sơ đồ 1.1: Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện
Nhìn chung nước thải bệnh viện phát sinh từ các nguồn sau:
- Sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân người bệnh, cán bộ công nhân
viên của bệnh viện.
- Pha chế thuốc
- Tẩy khuẩn, lau chùi dụng cụ y tế
- Các mẫu bệnh phẩm, rửa vết thương bệnh nhân
- Nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí
nghiệm, nhà vệ sinh...
- Nước thải là nước mưa chảy tràn trên toàn bộ khuôn viên bệnh viện,...
1.1.2.1 Nước thải từ hoạt động khám và điều trị bệnh
Nước thải từ hoạt động khám và điều trị bệnh: là loại nước thải có độ ô
nhiễm hữu cơ cao và chứa nhiều vi trùng gây bệnh nhất trong nước thải của
4


bệnh viện. Nước thải loại này phát sinh từ nhiều quá trình khác nhau trong
hoạt động của bệnh viện (xét nghiệm, giải phẫu, sản nhi, sục rửa các dụng cụ
y khoa, các ống nghiệm, các lọ hóa chất,...). Mỗi khu khám và điều trị bệnh
có những dịch vụ khám và điều trị y khoa khác nhau nên đặc tính nước thải
phát sinh là khác nhau:
+ Nước thải khu giải phẫu bệnh lý chứa máu, bệnh phẩm, dịch cơ thể,
chất khử trùng.
+ Nước thải khu xét nghiệm chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh, nước
thải còn có khả năng nhiễm xạ từ các khu X- Quang và rửa phim.
+ Nước thải khu điều trị vật lý: chứa nhiều hợp chất hữu cơ halogen
hóa.
+ Nước thải khoa truyền máu, huyết thanh học, khoa sản: chứa nhiều
huyết thanh và bệnh phẩm, kim loại nặng (Hg), chất oxy hóa,...

+ Nước thải từ các khu nghiên cứu: chứa chất oxy hóa (H 2O2), kim loại
nặng từ khâu phân tích (Võ Văn Hoài, 2013)
Nhìn chung các loại nước thải này bao gồm: cặn lơ lửng, các chất hữu cơ
hòa tan, vi trùng gây bệnh, có thể cả chất phóng xạ,... Đây là loại nước thải độc
hại, gây ô nhiễm môi trường lớn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cộng đồng.
1.1.2.2 Nước thải từ hoạt động sinh hoạt tại bệnh viện
Là loại nước thải được thải ra sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh
hoạt trong BV của các cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân như: nước thải ở nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm, từ các khu làm việc,...
Lượng nước thải này phụ thuộc vào số cán bộ công nhân viên bệnh viện, số
giường bệnh và số người nhà bệnh nhân thăm nuôi bệnh nhân, số lượng người
khám bệnh.
Nước thải sinh hoạt chiếm gần 80% lượng nước được cấp cho sinh
hoạt. Nước thải sinh hoạt thường chứa những tạp chất khác nhau. Các thành
phần này bao gồm: 52% chất hữu cơ, 48% chất vô cơ, ngoài ra còn chứa
nhiều VSV gây bệnh, phần lớn các VSV có trong nước thải là các virus, vi
khuẩn gây tả, lị, thương hàn,...(Nguyễn Xuân Nghiêm, 2009)
5


Bảng 1.1: Lượng nước thải ở các bệnh viên
STT
1
2
3
4
5
6

Quy mô bệnh viện


Lượng nước dùng Lượng nước thải

( Giường bệnh)
< 100
100-300
300-500
500-700
>700
Bệnh viện kết hợp nghiên

(lít/người/ngày)
700
700
600
600
600

(m3/ngày)
70
100-200
200-300
300-450
>500

1000

_

cứu và đào tạo


(Nguồn: Bộ y tế, 2010)
1.1.2.3 Nước thải là nước mưa chảy tràn
Lượng nước thải này sinh ra do nước mưa rơi trên mặt bằng khuôn viên
bệnh viện, được thu gom vào hệ thống thoát nước. Chất lượng của nước thải
này phụ thuộc vào độ sạch của khí quyển và mặt bằng rửa trôi của khu vực
bệnh viện. Nếu khu vực của mặt bằng bệnh viện như: sân bãi, đường xá
không sạch, chứa nhiều rác tích tụ lâu ngày, đường xá lầy lội thì nước thải
loại này sẽ bị nhiễm bẩn nặng nhất là nước mưa đợt đầu. Ngược lại, khâu vệ
sinh sân bãi, đường xá tốt... thì lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực đó sẽ
có mức độ ô nhiễm thấp.
1.1.2.4 Nước thải từ các công trình phụ trợ khác
Nước thải từ các công trình phụ trợ khác như từ máy phát điện dự
phòng, từ khu vực rửa xe, gara ô tô,... (Nguyễn Xuân Nghiêm,2009).
1.1.3. Đặc trưng của nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân
viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nước thải của hoạt động khám chữa
bệnh, xét nghiệm tại các khoa phòng.
Nước thải sinh hoạt có đặc tính chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy
sinh học (đại diện bởi thông số BOD 5), lượng chất rắn lơ lửng lớn. So với
tổng lượng nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt chiếm tới 80%.
Đáng chú ý của nước thải bệnh viện là nước thải của hoạt động khám
chữa bệnh và nước thải của phòng xét nghiệm. Đặc điểm của nước thải này là
6


chứa rất nhiều vi sinh vật, nhất là vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ
cầu vàng (82,5%), trực khuẩn mủ xanh (14,62%), E.coli (51,61%),
Enterobacter (19,36%),... Đây đều là những vi khuẩn không được phép thải ra
ngoài môi trường. Ngoài ra, nước thải này còn chứa nhiều hóa chất độc hại,

kháng sinh, các hợp chất halogen dùng trong các phòng thí nghiệm, điều trị
bệnh nhân ung thư,… các nguyên tố phóng xạ dùng trong điều trị và phòng
chụp X - Quang. Tất cả lượng nước thải độc hại, nguy hiểm này đều xả thải
chung vào hệ thống nước thải của bệnh viện. Do vậy, nước thải bệnh viện nếu
không có biện pháp xử lý hữu hiệu sẽ làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch
bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Qua khảo sát thực tế nhiều bệnh viện, thành phần của nước thải thường
ở mức sau:
Bảng 1.2: Đặc trưng thành phần nước thải bệnh viện
TCVN
QCVN
Giá trị
7382 28:2010/
điển hình 2004 (mức BTNMT (cột
II)
B)

Thông số

Đơn vị

Khoảng
giá trị

BOD5

mg/l

120 - 250


170

30

50

COD

mg/l

150 - 350

300

-

100

SS

mg/l

100 - 200

180

100

100


mg/l

30 - 60

40

10

10

mg/l

10 - 30

25

6

10

MPN/100ml

106 - 109

106 - 107

5000

5000


(Nguồn:



Amoni
(tính theo N)
Phosphat
(tính theo P)
Coliform

Thị

Minh

Anh,2012)
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện
7


gây ra là các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng của nitơ (N), phốt pho (P), các
chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong
nước thải làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của
động, thực vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy
sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua
nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD) của nước thải. Thông thường, để đánh giá độ
nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải, người ta thường lấy trị số BOD.
Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận
dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất
rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống
và đường ống, máng dẫn. Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là

nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm
như thương hàn, tả, lỵ,... làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra nước thải các bệnh viện còn có một số kim loại nặng với hàm
lượng nhỏ như: mangan, đồng, thủy ngân, crôm, ... Các kết quả phân tích các
kim loại nặng trong nước thải bệnh viện thường cho thấy hàm lượng các kim
loại này đều nhỏ hơn qui chuẩn cho phép (QCVN 24:2009/BTNMT).
1.2. Ảnh hưởng của nước thải bệnh viện tới con người và môi trường
1.2.1. Ảnh hưởng tới con người
Hiện nay trên cả nước có khoảng 13.600 cơ sở y tế, thải ra 150000m 3
nước thải một ngày. Loại nước thải y tế này ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và
hàm lượng vi sinh cao gấp 100-1000 lần tiêu chuẩn cho phép. Theo ông
Jordan Ryan, nguyên Trưởng đại diện thường trú Quỹ Môi trường toàn cầu
(UNDP) tại Việt Nam, có 80% trường hợp mắc bệnh do nguồn nước bị ô
nhiễm, trong đó có một phần là từ nước thải các bệnh viện.
Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm và chúng bị ô nhiễm nặng về hữu cơ
và vi sinh vật, là nguồn chứ các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh nhất là các bệnh
truyền nhiễm như tả, kiết lỵ, thương hàn,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới
sức khỏe con người. Đặc biệt nếu các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc
các sản phẩm chuyển hóa của chúng không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra
8


môi trường sẽ có khả năng gây quái thai và gây ung thư cho người tiếp xúc
với chúng. Hơn nữa nước thải bệnh viện không qua xử lý chảy trực tiếp ra
môi trường không chỉ mang theo các mầm bệnh hòa vào dòng mương, sông
ngòi qua các khu dân cư mà còn thẩm thấu ảnh hưởng tới mạch nước ngầm.
Không những thế nước thải bệnh viện còn bốc mùi hôi thối khó chịu làm ảnh
hưởng tới chất lượng đời sống người dân gần bệnh viện.
Khi nước thải bệnh viện được xả thải ra môi trường mà không qua xử
lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu, các chất độc hại, vi sinh vật gây hại trong

nước thải sẽ xâm nhập vào môi trường và đi theo chuỗi thức ăn vào cơ thể
con người gây ra các căn bệnh nguy hiểm. Ngoài ra khi người dân sử dụng
nước bị ô nhiễm do nước thải bệnh viện cũng có thể mắc phải căn bệnh ngoài
da, nếu tiếp xúc lâu sẽ có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo.
1.2.2. Ảnh hưởng tới môi trường
• Tác động đến môi trường nước
NTBV sẽ gây ra những ô nhiễm đặc trưng như sự ô nhiễm do khả năng
phân hủy sinh học các chất, quá trình tích lũy sinh học và lan truyền các chất
thông qua chuỗi thức ăn, gây độc tố sinh thái. Trong nước thải ngoài những
dược phẩm điều trị bệnh là những chất có hoạt tính còn có những chất bổ trợ
tổ hợp sắc tố. Nhiều loại thuốc được bài tiết ra ngoài mà không được cơ thể
chuyên hóa. Theo Kumerer-2007, tỷ lệ bài tiết ra ngoài thuốc kháng sinh là
75%. Một vấn đề chủ yếu của NTBV đó là cách xả thải. Một số bệnh viện
trong đô thị không có hệ thống xử lý hoặc có nhưng hoạt động kém hiệu quả,
nước thải đổ thẳng trực tiếp ra cống thoát đô thị gây ô nhiễm nguồn nước
nặng nề.
- Đặc điểm nguy hại về mặt sinh học và hóa học của NTBV
+ Ô nhiêm về mặt vi sinh
Những nghiên cứu về mặt vi sinh của NTBV đã chứng minh được sự
hiện diện của các mầm bệnh và tập nhiễm kháng lại thuốc kháng sinh. Những
virus chỉ thị sự ô nhiễm nước mặt cũng tìm thấy ở NTBV như Enterroviruses
gây bệnh sởi và viêm màng não, virus hạch. Số lượng vi sinh vật của NTBV
9


cao hơn mức xả thải rất nhiều khoảng 2,4.103-3.105 MPN/100ml gây ra ô
nhiễm vi sinh cho nguồn tiếp nhận (Enmanuel, 2009).
+ Ô nhiễm hóa học
NTBV có thể là nguồn gây ô nhiễm hữu cơ nếu không được xử lý. Các
thông số ô nhiễm đặc trưng BOD 5 và COD của NTBV rất lớn và cao hơn

nước thải đô thị.
NTBV cũng gây ô nhiễm hóa học do các chất như N, P, kim loại nặng,
các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học sinh ra từ khâu xét nghiệm, khu
mổ, rửa phim, nha khoa, khử trùng,…
+ Tính chất độc hại của độc tính sinh thái
Tổng lượng NTBV được xem là có độc tính cao khi kiểm tra với
Daphia và vi khuẩn phát quang. Độc tính cao do sự hiện diện của hợp chất
hữu cơ halogen là kết quả của việc sử dụng NAOCl và những hợp chất iod
với số lượng lớn để khử trùng nguồn thải bệnh viện (Emmanuel, 2009).
+ Sự phân hủy sinh học của thuốc
Từ những năm 1980, các dữ liệu về sự hiện diện của dược phẩm trong
nước mặt và nguồn thải HTXL nước đã được báo cáo. Dược phẩm gồm thuốc
kháng sinh, hoocmones, thuốc giảm đau và những loại thuốc khác được bài
tiết từ 50-90% ra ngoài mà không chuyển đổi (Lan Phương, 2013). Các phần
tử này không phân hủy sinh học mà đi vào môi trường và tác động lên cấu
trúc sinh học và sinh vật nước.
• Tác động tới môi trường không khí
Những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng chất hữu cơ
cao, phân hủy nhanh nếu không được xử lý đúng mức, không chỉ gây bệnh
mà còn bốc mùi hôi thối, làm ô nhiễm không khí xung quanh.
Quá trình phân hủy chất thải tạo ra các khí ô nhiễm như H 2S, CH4 các
hợp chất halogen bay hơi… gây các vấn đề toàn cầu, hiệu ứng nhà kính và
thủng tầng Ozon.

1




Tác động đến môi trường đất

Các kim loại nặng như Mangan (Mn), đồng (Cu), thủy ngân (Hg), crom

(Cr),… xả thải trực tiếp ra môi trường qua các hệ thống mương máng, sông
ngòi đi vào lòng đất. Tích tụ kim loại nặng với hàm lượng lớn sẽ gây suy
thoái và ô nhiễm đất.
1.3. Hiện trạng công tác quản lý, xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam
và trên thế giới
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện đang
là vấn đề được sự quan tâm của nhiều tổ chức và Quốc gia. Hiện nay có nhiều
công nghệ xử lý đang được áp dụng tại các cơ sở y tế trên Thế giới. Một số
nước trên thế giới như : Nhật Bản, Trung Quốc, Hy Lạp nước thải bệnh viện
sau khi phát sinh được xử lý ngay tại chỗ.
Trong khi một số nước như Thụy Sỹ nước thải bệnh viện được dẫn đến
các nhà máy xử lý nước thải của thành phố. Việc xử lý nước thải tại bệnh viện
ngay tại nguồn có ưu điểm tránh được sự pha loãng do sự hòa trộn với nước
thải đô thị đồng thời tránh sự rò rỉ nước thải do quá trình dẫn truyền.
Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đã hướng dẫn cho nhiều bệnh viện trên
Thế giới xử lý nước thải bệnh viện với hiệu suất cao hơn khả năng xử lý của
các nhà máy xử lý nước thải của thành phố. WHO đã kêu gọi các bệnh viện
thiết lập một cơ sở xử lý nước thải riêng biệt từ khâu phát sinh, xử lý và giám
sát toàn bộ hệ thống. Nước thải bệnh viện sau khi phát sinh được thu gom xử
lý về mặt hóa chất và yêu cầu an toàn sinh học.
Tại Đức: Công nghệ xử Lý nước thải đươc xem là hiệu quả, nhất là xử
lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ MBR (phản ứng màng sinh học).
Công nghệ MBR có thể xử lý 95% các thành phần ô nhiễm trong nước thải.
Tại Trung Quốc: theo cuộc điều tra của cơ quan quản lý môi trường
Trung Quốc năm 2010. Trung Quốc có hơn 50% trong số 8515 cơ sở y tế với
133309 giường bệnh gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện. Lượng
nước thải ra ước tính khoảng 823400m3.

11


Tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng miền mà số lượng các cơ sở y tế
có hệ thống xử lý khác nhau. Các bệnh viện huyện thuộc khu vực phía Đông
có tới 90% các cơ sở y tế đã có hệ thống xử lý nước thải. Trong khi các cơ sở
y tế ở phía Tây có hệ thống xử lý nước thải chỉ là 10-30%.
Ở Nhật Bản, các bệnh viện, phòng khám đều có hệ thống xử lý nước
thải. Có hai phương án thiết kế sử dụng bể Aerotank và ASBC (dạng aerotank
cải tiến). Nhưng hiện Nhật Bản đang áp dụng phương án sử dụng bùn hoạt
tính và màng lọc MBR. Sử dụng phương án này rõ ràng chi phí vận hành tốt
hơn, ít chiếm diện tích và hiệu quả cao hơn.
Việc xử lý nước thải tại các bệnh viện được WHO đưa ra các yêu cầu
cụ thể, với quy trình bao gồm: xử lý chính, xử lý sinh học, khử trùng và xử lý
công nghệ cao. Bùn thải sau khi xử lý chứa nhiều vi khuẩn và trứng ký sinh
trùng nên được xử lý kỵ khí hay sấy khô rồi đốt với chất thải rắn y tế.
Theo phân loại của Tổ chức Môi trường Thế giới, nước thải bệnh viện
gây ô nhiễm mạnh có chỉ số nồng độ chất rắn tổng cộng 1200mg/l, trong đó
chất rắn lơ lửng là 350mg/l, tổng lượng cacbon hữu cơ 290mg/l, tổng photpho
(tính theo P) là 15mg/l và tổng Nito là 85mg/l.
Tại Sri Lanka, mỗi bệnh viện có lượng nước thải y tế trong ngày
khoảng 175000-250000 l/ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng , lượng độc
trong nước gây các bệnh như ung thư,nội tiết. Nước thải bệnh viện chứa một
lượng đáng kể về dược phẩm độc hại, khoảng 1mg/l của kháng sinh và 0,010,1mg/l của các loại thuốc gây độc tế bào.
Đối với nước thải ở Chile và Peru có những nghi ngờ về việc thải nước
thải bệnh viện ra cổng một cách tùy tiện đã làm lan truyền dịch tả (Hoàng Thị
Liên, 2009).
Phương pháp xử lý nước thải bệnh viện trên Thế giới
Trên thế giới hiện có rất nhiều phương pháp tiên tiến đã được áp dụng
rộng khắp các quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản, Nga gồm công nghệ AAO, công

nghệ giá thể vi sinh di động MBBR, công nghệ màng lọc sinh học MBR. Một
trong những phương pháp xử lý nước thải tiên tiến nhất đang được ứng dụng
12


trên thế giới hiện nay là phương pháp dùng khí ozone. Ozone là nguồn tài
nguyên phong phú có tính chất oxy hóa mạnh, có khả năng khử màu, khử mùi
đặc biệt còn có khả năng tiêu diệt vi sinh vật trong nước thải.
Nước thải vào

Bể gom

Bể điều hòa

Máy thổi khí

Cụm oxy hóa bậc cao(PEROZONE)

Máy thổi khí

Bể sinh học Biofor

Bể lắng

Clorine

Bể chứa bùn

Bể khử trùng


Nguồn tiếp nhận
Sơ đồ 1.2: Phương pháp xử lý nước thải bằng Ozone
( Nguồn: Dương Thị Phương Thảo,2013)
Nguyên lý hoạt động:
Hố thu gom: có nhiệm vụ trong việc xử lý là tập trung nước thải trước
khi bơm qua bể điều hòa.
13


Bể điều hòa: Nước thải sinh hoạt thay đổi phụ thuộc vào lượng người
sử dụng nước nên có tính chất khác với nước thải y tế, vì thế xây dựng bể
điều hòa là cần thiết.
Nhiệm vụ của bể điều hòa: điều hòa lưu lượng để làm giảm kích thước
và tạo chế độ làm việc liên tục ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo,
ránh hiện tượng quá tải. Quan trọng hơn bể điều hòa còn có chức năng làm ổn
định thành phần nước thải nhằm hạn chế việc gây sốc tải trọng cho VSV cũng
như giữ cho hiệu quả xử lý nước thải được ổn định. Nước thải sau khi vào bể
đều hòa sẽ được bơm vào ngăn hòa trộn tại đây sẽ được cụm Oxy hóa nâng
cao bằng Ozone có mắt chất xúc tác.
Cụm Oxy Hóa Nâng Cao (Perozone): là công nghệ sử dụng khí Ozon
(O3) kết hợp với các chất xúc tác H2O2 để chuyển hóa cắt mạch các chất hữu
cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản, tạo điều kiện cho bể xử lý
sinh học hiếu khí hoạt động hiệu quả cao hơn. Ngoài ra Ozone cũng có khả
năng khử lượng COD, độc tố, vi khuẩn, mùi,... khi tiếp xúc với các chất
trong nước thải ở điều kiện thích hợp sẽ đem lại hiệu quả cao nhờ vào khả
năng oxy hóa cao.
Thiết bị lọc sinh học biofor- hiếu khí : công trình này quyết định cho
hiệu quả xử lý của hệ thống. Nito và Photpho cũng có thể được xử lý ở bước
này. Ở đây có dòng chảy và khí cùng chiều theo hướng từ dưới lên. Trong bể
hiếu khí các vi khuẩn sẽ tồn tại ở dạng lơ lửng, ở dạng dính bám do tác động

của bọt khí và chúng sẽ tiếp nhận oxy, chuyển hóa chất lơ lửng thành thức ăn.
Quá trình này diễn ra nhanh nhất ở giai đoạn đầu và giảm dần về cuối bể.
Trong môi trường hiếu khí (nhờ O2 sục vào) các vi khuển sẽ tiêu thụ các chất
hữu cơ để sinh trưởng và phát triển, tăng sinh khối làm giảm hàm lương ô
nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất. Sau khi qua thiết bị này COD,
BOD giảm 80-95%. Bể này hoạt động hiệu quả hơn bể Aerotank và cũng ít
sinh bùn hơn Aerotank. Hiệu quả xử lý cũng cao hơn rất nhiều. Nước thải sẽ
mang theo một lượng bùn lơ lửng đi qua bể lắng.
Bể lắng: Nước thải từ bể sinh học mang theo bùn lơ lửng được phân
14


×