Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải chế biến thủy sản đề xuất phương án công nghệ xử lý khả thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 95 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học bách khoa hà nội
=================

Trơng Văn Tuấn

Đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ
sinh học trong xử lý nớc thải chế biến thuỷ sản.
Đề xuất phơng án công nghệ xử lý khả thi

Luận văn thạc sĩ khoa học
Ngành: công nghệ môi trờng

ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Sơn

Hà Nội - 2011


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình khoa học nào, chưa được đăng trong bất cứ tài liệu, tạp
chí, hội nghị nào khác. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực
Hà nội, ngày 29 tháng 9 năm 2011
Học viên

Trương Văn Tuấn

Trương Văn Tuấn



1

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Sơn, người đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể
các thấy cô giáo và cán bộ Bộ môn kỹ thuật môi trường – Khoa máy tàu biển Trường đại học Hàng Hải Việt Nam đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và người thân đã chăm sóc
và động viên tôi trong học tập và cuộc sống.
Hà nội, ngày 29 tháng 9 năm 2011

Học viên

Trương Văn Tuấn

Trương Văn Tuấn

2

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 9
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CBTS
I.1. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CBTS TRÊN THẾ GIỚI .......................................... 12
I.1.1. Tình hình chung ....................................................................................................... 12
I.1.2. Sản xuất thủy sản tại một số nước trên thế giới .................................................... 15
I.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CBTS Ở VIỆT NAM................................................ 17
I.2.1. Tình hình chung ....................................................................................................... 17
I.2.2. Hoạt động khai thác ................................................................................................. 19
I.2.3. Hoạt động nuôi trồng ............................................................................................... 20
I.2.4. Hoạt động chế biến ................................................................................................... 22
I.3. THƯƠNG MẠI THỦY SẢN VIỆT NAM NĂM 2010 ................................................ 22
I.3.1. Xuất khẩu thủy sản .................................................................................................. 22
I.3.2. Nhập khẩu thủy sản ................................................................................................. 24
I.4. TIỀM NĂNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CBTS TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở VIỆT NAM ...................................................................................................................... 25
I.4.1. Tiềm năng và xu hướng phát triển ngành CBTS trên thế giới ............................ 25
I.4.2. Tiềm năng và xu hướng phát triển ngành CBTS ở Việt Nam.............................. 26
CHƯƠNG II. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
II.1. NGUYÊN LIỆU TRONG CHẾ BIẾN THUỶ SẢN.................................................... 27
II.2. CÁC CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THUỶ SẢN ĐIỂN HÌNH ....................................... 29
II.3. CÁC CHẤT THẢI TRONG CBTS ............................................................................. 41
II.3.1. Nước thải ................................................................................................................. 43
II.3.2. Chất thải rắn ........................................................................................................... 51

Trương Văn Tuấn

3


Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CBTS
III.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CBTS TRÊN THẾ GIỚI .................. 54
III.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CBTS Ở VIỆT
NAM .................................................................................................................................... 58
III.2.1. Các phương pháp xử lý nước thải CBTS ở Việt Nam ....................................... 58
III.2.2. Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải đang được áp dụng tại cơ sở
CBTSĐL ............................................................................................................................. 60
III.2.3. Một số công nghệ xử lý nước thải thủy sản điển hình hiện có .......................... 65

CHƯƠNG IV. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ VÀ TÍNH TOÁN HOÀN THIỆN
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY CBTSĐLF42
IV.1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CBTS F42.................................................................. 78
IV.1.1. Sự hình thành và phát triển.................................................................................. 78
IV.1.2. Hiện trạng sản xuất ............................................................................................... 78
IV.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY...................................................... 80
IV.2.1. Chất thải rắn .......................................................................................................... 80
IV.2.2. Hiện trạng nước thải ............................................................................................. 80
IV.2.3. Hiện trạng xử lý nước thải tại nhà máy .............................................................. 81
IV.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY ........................... 83
IV.4. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ CÁC HẠNG
MỤC CỦA HỆ THỐNG...................................................................................................... 85

IV.4.1. Đề xuất phương án hoàn thiện công nghệ................................................85

IV.4.2. Tính toán, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải.......................................86
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 92
PHỤ LỤC

Trương Văn Tuấn

4

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4

Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 4.1
Bảng 4.2

Sản lượng đánh bắt, Nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc, một số
năm (triệu tấn)
Sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản của Thái Lan, một số năm
(ngàn tấn)
Sản lượng khai thác thuỷ sản tại một số địa phương năm 2010
Sản lượng nuôi trồng tại một số địa phương năm 2010 (tấn)
Thành phần hoá học của động vật thuỷ sản (giá trị trung bình)
Thành phần hoá học phần ăn được của một số loài thuỷ sản
Định mức nước thải của một số loại hình công nghệ chế biến điển
hình
Định mức nước thải trong chế biến một số sản phẩm thuỷ sản
(theo FAO)
Đặc trưng nước thải của một số loại hình CBTS
Đặc trưng nước thải của một số nhà máy CBTS
Ước tính khối lượng chất thải rắn từ chế biêế thuỷ sản năm 2004
Đặc tính nước thải trong chế biến một số loại hình CBTS thế giới
(Các nước như Mỹ, Canada, Nhật Bản...)
Thông tin tổng hợp về hệ thống XLNT thuỷ sản theo vùng
Hiện trạng áp dụng công nghệ sinh học xử lý nước thuỷ sản tại
một số nhà máy
Đặc trưng nước thải trước và sau xử lý (Công ty Cổ phần chế biến
thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải - Cà Mau)
Đặc trưng nước thải trước và sau xử lý (Công ty CBTS xuất khẩu
Nha Trang)

Đặc trưng nước thải trước và sau xử lý (Công ty Agrex Sài Gòn)
Đặc trưng nước thải trước và sau xử lý (Công ty TNHH Hùng
Vương)
Kết quả phân tích mẫu nước thải trước và sau xử lý

15
17
19
21
28
28
45
46
47
48
52
54
62
63
66
67
69
71
80

Hiện trạng các hạng mục trong hệ thống xử lý nước thải của nhà
máy

Trương Văn Tuấn


5

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1

Sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản thế giới, 2001 - 2010
(triệu tấn)

Hình 1.2

Sản lượng đánh bắt của 7 nước có sản lượng đánh bắt lớn nhất,
1999 - 2008 (triệu tấn)

Hình 1.3

Sản lượng nuôi trồng của top 5 nước sản xuất lớn nhất (trừ Trung
Quốc), 199 - 2008 (triệu tấn)

Hình 1.4

Sản lượng tôm thẻ chân trắng, trai vỏ xanh, cá rô phi và cá da trơn
Thái Lan, 1998 - 2008 (ngàn tấn)

12
12

13
16

Hình 1.5

Sản lượng thuỷ sản Việt Nam năm 1998 - 2010 (ngàn tấn)

17

Hình 1.6

Cơ cấu chuỗi ngành hàng thuỷ sản Việt Nam

18

Hình 1.7

Sản lượng thuỷ sản khai thác theo tháng, 2009 - 2010 (ngàn tấn)

19

Hình 1.8

Sản lượng nuôi trồng tại Việt Nam hai năm 2009 -2010 (ngàn tấn)

20

Hình 1.9

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam theo tháng, 2008 2010 (triệu USD)


Hình 1.10

Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam 2009 -2010

Hình 1.11

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng cá phile và giáp xác của Việt
Nam 2001 - 2010 (triệu USD)

22
23
23

Hình 1.12

Cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam 2009 - 2010

24

Hình 2.1

Sơ đồ quy trình công nghệ CBTS đông lạnh dạng tươi

29

Hình 2.2

Sơ đồ quy trình công nghệ CBTS đông lạnh dạng chín


32

Hình 2.3

Sơ đồ công nghệ sản xuất đồ hộp cá

33

Hình 2.4

Sơ đồ công nghệ sản xuất bột cá và dầu cá

35

Hình 2.5

Quy trình chế biến nước mắm

36

Hình 2.6

Quy trình công nghệ sản xuất surimi từ một số loài cá tạp

38

Hình 2.7

Quy trình công nghệ chế biến thuỷ sản khô


39

Hình 2.8

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Agar

40

Hình 2.9

Sơ đồ dòng thải trong CBTS

42

Trương Văn Tuấn

6

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Hình 2.10

Sơ đồ mô tả nguồn phát sinh nước thải trong quy trình CBTSĐL

Hình 3.1

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải theo công nghệ yếm - thiếu - hiếu

khí

44
55

Hình 3.2

Sơ đồ công nghệ thiếu khí - hiếu khí kết hợp bằng bùn hoạt tính

56

Hình 3.3

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thiếu khí - hiếu khí liên hợp

57

Hình 3.4

Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Công ty Cổ phần chế
biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải - Cà Mau bằng phương pháp

65

sinh học hiếu khí
Hình 3.5

Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Công ty chế biến thuỷ
sản xuất khẩu Nha Trang bằng phương pháp sinh học hiếu khí


67

Hình 3.6

Quá trình xử lý hỗ trợ

68

Hình 3.7

Công nghệ xử lý nước thải của Công ty Agrex Sài Gòn

69

Hình 3.8

Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thuỷ sản Công
ty TNHH Hùng Vương

Hình 3.9

Quy trình công nghệ xử lý nước thải CBTS có nồng độ ô nhiễm
cao

70
75

Hình 4.1

Công nghệ CBTSĐL của nhà máy CBTSĐL F42


79

Hình 4.2

Phương án xử l ý nước thải tại nhà máy F42

81

Hình 4.3

Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy CBTSĐL F42

82

Hình 4.4

Sơ đồ quy trình công nghệ sau hoàn thiện nhà máy CBTS F42

85

Trương Văn Tuấn

7

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội


DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
-

BOD5

: Nhu cầu ôxy sinh hóa sau 5 ngày

-

COD

: Nhu cầu ôxy hóa học

-

CBTS

: Chế biến thủy sản

-

CBTSĐL

: Chế biến thủy sản đông lạnh

-

FAO


: Tổ chức lương thực thực phẩm thế giới

-

SS

: Hàm lượng chất rắn lơ lửng

-

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

-

XNK

: Xuất nhập khẩu

-

UASB

: Bể yếm khí

-

IMF


: Quỹ tiền tệ quốc tế

Trương Văn Tuấn

8

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

MỞ ĐẦU
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên
biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn
1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm khá dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành
công nghiệp thủy sản.
Năm 2010, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt xấp xỉ 5,16 triệu tấn; trong
đó thủy sản khai thác chiếm 47,5%, thủy sản nuôi trồng chiếm 52,5%. Sản lượng
thủy sản Việt Nam tăng 6,43% so với năm 2009. [1]
Mặc dù giá xăng dầu dù mức cao, nhưng nhờ những cải thiện trong hậu cần nghề
cá giúp hoạt động khai thác thuỷ sản của Việt Nam diễn ra khá thuận lợi trong năm
2010. Sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 2,45 triệu tấn, tăng 7,6% so với năm 2009.
Giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản khai thác đạt
3.6%/năm.[1]
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2010 đạt hơn 2,7 triệu tấn, tăng 5.36% so với
năm 2009. Giai đoạn từ 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản nuôi
trồng đạt 14,3%[1] ; tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm lại trong nửa sau thập kỷ.
Đáng chú ý là hoạt động nuôi trồng tôm năm 2010 diễn biến khá thuận lợi, mặc dù

bệnh và lũ lụt đã gây thiệt hại không nhỏ cho hoạt động sản xuất tại một số địa
phương. Ngoài ra, những bước tiến trong hoạt động nghiên cứu tôm giống mang lại
triển vọng về khả năng cung cấp giống nội địa.
Năm 2010, về kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 324,6 triệu USD,
tăng 18,2% so với năm 2009; về kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4.9 tỷ USD, tăng
16,5% so với năm 2009[1]
Một chuyển biến tích cực trong cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là sự tăng
dần tỷ trọng các sản phẩm chế biến . Giai đoạn 2001 - 2010, tỷ trọng các nhóm hàng
thủy sản chế biến đã tăng từ mức 3,78% lên mức 17,3%. Tốc độ tăng trưởng chung

Trương Văn Tuấn

9

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

của các nhóm sản phẩm chế biến đạt trung bình 28,9%/năm trong thập kỷ qua; trong
đó, tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng cá chế biến đạt 22,8%/năm và của nhóm
hàng giáp xác, thân mềm chế biến đạt 31,9%/năm[1]
Bên cạnh những giá trị to lớn mà ngành CBTS đã mang lại, thì hoạt động CBTS
cũng gây ra không ít vấn đề môi trường. Công nghiệp CBTS gây phát sinh các chất
thải ở 3 dạng rắn, lỏng, và khí. Đặc biệt nước thải CBTSĐL có độ ô nhiễm cao đến
rất cao, giàu nitơ, lipit và các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học đã góp phần gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mức độ của COD dao động từ 300-5000mg/l,
BOD5 từ 150-3500mg/l, SS từ 80-600mg/l, tổng N từ 20-250mg/l, tổng P từ 1050mg/l. Ngoài ra nước thải CBTS còn chứa các hóa chất tẩy rửa, các hóa chất bảo
quản…
Theo số liệu Cục quản lý chất lượng nông-lâm sản và thủy sản (Nafiqad), năm

2010 cả nước có 567 cở sở CBTS quy mô công nghiệp[1] , tổng công suất chế biến
đạt gần 2,5 triệu tấn/năm. Thực tế cho thấy hầu hết các cở sở CBTS còn chưa chú
trọng đến việc xử lý nước thải sản xuất. Phần lớn các cơ sở xả thẳng nước thải mà
không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Một sô các cở sở có
hệ thống xử lý nước thải, song vì nhiều lý do hiệu quả hệ thống không được vận
hành hoặc vận hành không hiệu quả. Với sản lượng chế biến khoảng 2,5 triệu tấn/
năm, hàng năm ngành CBTSĐL thải vào môi trường khoảng 125 đến 150 triệu m3
nước thải, mà hầu hết là chưa đạt tiêu chuẩn thải.
Đề tài “Đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước
thải chế biến thủy sản. Đề xuất phương án công nghệ xử lý khả thi”, được thực
hiện nhằm đem lại thông tin quan trọng về hiện trạng môi trường của ngành CBTS
nói chung và hiện trạng ứng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải nói riêng.
Trên cơ sở đó đã đề xuất phương án công nghệ hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải
cho nhà máy CBTS đông lạnh F42 góp phần thực thi tốt luật bảo vệ môi trưòng và
phát triển ngành công nghiệp CBTS một cách bền vững.

Trương Văn Tuấn

10

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Nhà máy chế biến thủy sản 42 có chức năng chế biến thủy sản và nông sản đông
lạnh xuất khẩu, các sản phẩm chính bao gồm thủy sản (tôm, mực, cá, ghẹ...) với sản
lượng 900 tấn/năm, nông sản (lợn sữa, lợn choai) với sản lượng 600 tấn/năm. 95%
sản phẩm của nhà máy được xuất khẩu thị trường chủ yếu là: Nhật Bản, Hồng
Kông, Đài Loan, Úc... Năm 1996 nhà máy đã được Bộ Thủy sản cho phép xuất

hàng vào thị trường EU. 5% còn lại được tiêu thụ trong nước. Hiện tài nhà máy
CBTSĐL F42 đã có hệ thống xử lý nước thải, song hiệu quả xử lý vẫn chưa cao.
Luân văn được thực hiện gồm những nội dung sau:
Chương I. Tổng quan về ngành công nghiệp CBTS
Chương II. Công nghiệp CBTS ở Việt Nam và vấn đề môi trường
Chương III. Hiện trạng ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải CBTS
Chương IV. Đề xuất công nghệ và tính toán hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải
nhà máy CBTSĐL F42
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Trương Văn Tuấn

11

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CBTS
I.1. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CBTS TRÊN THẾ GIỚI
I.1.1. Tình hình chung
Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản thế giới năm 2010 ước đạt 146 triệu
tấn. Giai đoạn 2001 - 2009, tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 1,59%/năm chủ yếu là
nhờ sự phát triển của hoạt động nuôi trồng[1,2,3,4]. ( Hình 1.1)

Hình 1.1. Sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản thế giới, 2001 - 2010 (triệu tấn)


Giai đoạn 1999 – 2008 sản lượng đánh bắt của 7 nước có sản lượng đánh bắt
lớn nhất lần lượt là: Trung Quốc, Peru, Indonesia, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Chilê.
(Đồ thị hình 1.2)

Hình 1.2. Sản lượng đánh bắt của 7 nước có sản lượng đánh bắt lớn nhất, 1999 2008 (triệu tấn)

Trương Văn Tuấn

12

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Sản lượng nuôi trồng của 5 nước lớn nhất thế giới lần lượt là Ấn Độ, Việt
Nam, Indonesia, Thái Lan, và Bangladesd.( Đồ thị hình 1.3)

Hình 1.3. Sản lượng nuôi trồng của top 5 nước sản xuất lớn nhất (trừ Trung
Quốc), 1999 - 2008 (triệu tấn)

Thương mại thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thương mại toàn cầu, dưới
1%. Từ 2001 - 2008, thương mại thủy sản thể giới đã tăng liên tục, với tốc độ trung
bình 7,5%/năm. Trong thời kỳ này, thương mại thủy sản thế giới diễn ra sự chuyển
dịch, dù còn chậm chạp, từ các sản phẩm thủy sản chưa chế biến hoặc sơ chế, sang
các sản phẩm chế biến sẵn. Năm 2009 thương mại thuỷ sản thế giới đạt 182,7 tỷ
USD, giảm 6,6% so với năm 2008. [1]
Nhóm sản phẩm cá phile đông lạnh là nhóm sản phẩm chiếm tới 17 - 18% trong
cơ cấu thương mại thủy sản thế giới. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt

32,4 tỷ USD, giảm 7.14% so với năm 2008[1].
Trung Quốc tiếp tục là nước có sản lượng thủy sản lớn nhất thế giới. Theo ước
tính của FAS USDA, sản lượng thủy sản của Trung Quốc năm 2010 đạt 52.5 triệu
tấn, tăng 2,6% so với năm 2009. Trong thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng sản lượng
thủy sản của nuớc này đạt trung bình 3,6%/năm[1].
Trung Quốc cũng là nước có thương mại thuỷ sản sôi động nhất thế giới. Một
khuynh hướng đang diễn ra trong thương mại thuỷ sản nước này là thay vì nhập

Trương Văn Tuấn

13

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

khẩu nguyên liệu để tái xuất và thu phí chế biến, Trung Quốc đang chủ động nhập
khẩu nguyên liệu để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.
Trong tốp 10 nhà xuất khẩu cá phile đông lạnh, sự tăng trưởng xuất khẩu của
Trung Quốc và Việt Nam là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nhóm
hàng này. Trong giai đoạn 2001 - 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch
xuất khẩu cá phile đông lạnh của Trung Quốc, Việt Nam đạt lần lượt 16,5%/năm và
42,7%/năm.[1]
Năm 2010, Mỹ và Nhật là 2 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu cá phile đông
lạnh tăng ( Mỹ là 4 tỷ USD, tăng 10,1% , Nhật là 2,4 tỷ USD tăng 9,3% so với năm
2009. Trong tốp 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất, thì Pháp, Hà Lan và Thụy Điển
là các thị trường có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn mức trung bình của thế
giới.[1]
Hàng năm, thương mại tôm đông lạnh thế giới đạt khoảng 20 - 21 tỷ USD,

chiếm khoảng 11% tổng giá trị thương mại thủy sản thế giới. Giai đoạn 2001 2009, tốc độ tăng trưởng trung bình thương mại nhóm hàng này đạt 1,8%/năm.[1]
Thái Lan và Việt Nam hiện là những nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường
đông lạnh, với tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu tôm đông lạnh thế giới đạt lần lượt
13,5% và 11,4%. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh của Thái Lan đạt
1,67 tỷ USD, tăng 24,7%, so với năm 2009, và là năm các nhà xuất khẩu Thái Lan
gặp nhiều thuận lợi trong thương mại tôm đông lạnh. [1]
Mỹ và Nhật Bản duy trì vị thế thị trường nhập khau lớn, truyền thống của thế
giới. Năm 2010, Mỹ nhập khẩu xấp xỉ 3,38 tỷ USD tôm đông lạnh, tăng 16.6% so
với năm 2009. Nhật Bản đạt 1,95 tỷ USD, tăng 12,47% so với năm 2009. Tốc độ
tăng trưởng nhập khẩu tôm đông lạnh của Mỹ và Nhật Bản trong thập kỷ qua trung
bình đạt 1.06%/năm và (-1,52)%/năm.[1]
Tuy nhiên theo nhận định của hai thị trường này đang có biểu hiện suy giảm
và từng bước bão hòa.

Trương Văn Tuấn

14

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Đáng chú ý là trên thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh thế giới, thị trường lớn EU
tiếp tục tăng trưởng. Bỉ, Đức, Hà Lan là những thị trường có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất. Giai đoạn 2001 - 2009, tốc đô tăng trưởng trung bình của các thị trường
này lần lượt đạt 6,67%/năm, 5,97%/năm và 5,85%/năm[1]
Hàn Quốc, Nga, Malaysia, Đài Loan và Bồ Đào Nha là những thị trường đáng
chú ý nhất nằm ngoài tốp 10 nhà nhập khẩu tôm đông lạnh lớn nhất thế giới.
I.1.2. Sản xuất thủy sản tại một số nước trên thế giới

I.1.2.1. Trung Quốc
Năm 2010, theo ước tính của FAS USDA, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc
đạt 52,5 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 2009. Trong thập kỷ qua, tốc độ tăng
trưởng sản lượng thuỷ sản của nước này đạt trung bình 32,6%/năm. Sản lượng nuôi
trồng tăng nhanh trong thời kỳ này là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng sản
lượng của nước này. Tốc độ tăng trưởng sản lượng nuôi trồng giai đoạn 2001 - 2010
đạt trung bình 5,3%/năm.[1]
Bảng 1.1. Sản Lượng Đánh Bắt, Nuôi Trồng Thủy Sản Của Trung Quốc,
(Triệu Tấn) [1,2,3,4]

Năm

Nuôi trồng

Đánh bắt

Tổng sản lượng

1980

2.7

3.3

6.0

1990

8.0


6.9

14.9

2000

21.5

14.6

36.2

2005

28.1

14.6

42.7

2010

38.0

14.5

52.5

Trương Văn Tuấn


15

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

I.1.2.2. Thái Lan
Thái Lan là nước có sản lượng thủy sản đứng thứ 5 trên thế giới. Mặc dù đã
giảm liên tiếp trong những năm vừa qua sản lượng thủy sản đánh bắt vẫn vượt trội
so với sản lượng nuôi trồng. Giai đoạn 1999 - 2009, tốc độ tăng trưởng sản lượng
nuôi trồng đạt trung bình 7%/năm; trong khi sản lượng đánh bắt giảm với tốc độ
1,65%/năm.[1]
Tôm thẻ chân trắng là chủng loại thủy sản nuôi trồng phố biến nhất tại Thái
Lan, chiếm đến hơn 35% sản lượng nuôi trồng. Hàng năm, sản lượng tôm thẻ chân
trắng của Thái Lan đạt khoảng 500 ngàn tấn, tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2003 2006, tạo nên thời kỳ bứt phá mạnh nhất của Thái Lan trong nuôi trồng loại thuỷ
sản này. Trai vỏ xanh, cá rô phi và cá da trơn lần lượt là những chủng loại thủy sản
được nuôi trồng lớn, trong đó cá rô phi là mặt hàng duy nhất đang có xu hướng tăng
sản lượng. [1,2,3,4].(Hình 1.4)

Hình 1.4. Sản lượng tôm thẻ chân trắng, trai vỏ xanh, cá rô phi và cá da trơn
Thái Lan, 1998 - 2008 (ngàn tấn)

Trương Văn Tuấn

16

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường



Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.2. Sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của Thái Lan,
(ngàn tấn) [1,2,3,4]

Năm

Nuôi trồng

Đánh bắt

Tổng sản lượng

1980

96

1.704

1.800

1990

292

2.500

2.792

2000


738

3.002

3.740

2005

1.304

2.843

4.147

2008

1.374

2.499

3.873

I.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CBTS Ở VIỆT NAM
I.2.1. Tình hình chung
Năm 2010, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt xấp xỉ 5,16 triệu tấn,
trong đó thủy sản khai thác chiếm 47,5%, thủy sản nuôi trồng chiếm 52,5%. Sản
lượng thủy sản Việt Nam năm 2010 tăng 6.43% so với năm 2009 [1]. ( Hình 1.5)

Hình 1.5. Sản lượng thuỷ sản Việt Nam theo năm, 1998 - 2010 (ngàn tấn)


Trương Văn Tuấn

17

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng sản lượng bình quân của Việt Nam là
7,8%. Đáng chú ý là giai đoạn 2005 - 2010, tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình
năm đạt 8,3%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2001 - 2005, đạt
7,3%. [1]
Trong khi sản lượng nuôi trồng giảm tốc độ tăng trưởng, từ mức 15,8%/năm
trong giai đoạn 2005 - 2010 xuống 12,9% trong giai đoạn 2001 - 2005; sản lượng
thuỷ sản khai thác tăng tốc độ tăng trưởng từ mức 2,9%/năm lên 4,3% trong cùng
thời kỳ so sánh. [1]

Hình 1.6. Cơ cấu chuỗi ngành hàng thuỷ sản Việt Nam

Trương Văn Tuấn

18

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội


I.2.2. Hoạt động khai thác
Năm 2010, sản lương thủy sản khai thác đạt 2,45 triệu tấn, tăng 7,6% so với
năm 2009. Giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác đạt
3,6%/năm [1,2,3,4].( Hình 1. 7)

Hình 1.7. Sản lượng thuỷ sản khai thác theo tháng, 2009 - 2010 (ngàn tấn).

35% sản lượng thủy sản khai thác được đưa vào chế biến, 35% được sử dụng
làm thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho cá. 20% được tiêu thụ trực tiếp trên thị trường
nội địa. Nền kinh tế tại các thị trường tiêu thụ lớn phục hồi, dù chậm chạp và nền
kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, dù tiềm ẩn nhiều bất ổn, cũng là động lực
quan trọng trong khai thác thủy sản. Sản lượng khai thác tại Quảng Nam, Ninh
Thuận, Khánh Hòa tăng 4 - 5%, cá biệt có Bến Tre, với sản lượng tăng 36% so với
năm 2009 [1] ( Bảng 1.3)
Bảng 1.3. Sản lượng khai thác thuỷ sản tại một số địa phương năm 2010, tấn[1]
Địa phương

2009

2010

Thay đổi 10/09

Quảng Ninh

-

51.380

-


Quảng Nam

54.835

57.610

5.06%

Ninh Thuận

50.481

52.500

4%

Khánh Hoà

72.753

76.391

5%

Bình Định

-

132.000


-

Cà Mau

-

144.360

-

Bến Tre

86.100

117.116

36%

-

76.291

-

Tiền Giang

Trương Văn Tuấn

19


Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Năm 2010, sản lượng khai thác chiếm 47,5% tổng sản lượng thủy sản Việt
Nam. Tuy nhiên theo chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tỷ
trọng này sẽ giảm xuống mức 25 - 30%.[1]
I.2.3. Hoạt động nuôi trồng
Năm 2010, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt hơn 2,7 triệu tấn, tăng 5,36% so
với năm 2009. Trong giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản
nuôi trồng đạt 14,3%; tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm lại trong nửa sau thập kỷ
(Hình 1.8) [1]

Hình 1.8. Sản lượng nuôi trồng tại Việt Nam hai năm 2009- 2010 (ngàn tấn)

Hình 1.8 cho thấy rằng sản lượng nuôi trồng tháng 8-9 năm 2009 cao hơn rõ
rệt so với cùng kỳ năm 2010
Năm 2010, sản lượng cá tra Việt Nam đạt 1.14 triệu tấn (tăng 4,2% so với
năm 2009). Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ. Đông Tháp lả bốn tỉnh nuôi trồng cá
tra trọng điểm tại Việt Nam, chiếm tổng cộng gần 70% tổng sản lượng.[1]

Trương Văn Tuấn

20

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường



Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.4. Sản lượng nuôi trồng tại một số địa phương năm 2010 (tấn) [1]
Địa phương

Tổng sản lượng

Sản lượng cá tra

Đồng Tháp

331.228

287.149

An Giang

280.000

231.000

Cần Thơ

183.314

150.351

Vĩnh Long

140.000


115.000

Cà Mau

115.000

-

Quảng Ninh

30.720

-

Thanh Hóa

26.725

-

Khánh Hòa

23.000

-

Quảng Nam

21.400


-

Hà Tĩnh

11.000

-

Huế

10.500

-

Hai địa phương có sản lượng nuôi trồng cao nhất là Đồng Tháp và An Giang.
Sản lượng lên tới 33 ngàn tấn và 280 ngàn tấn
Hai đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam là tôm sú và cá da trơn, chiếm
khoảng hơn 60% sản lượng nuôi trồng và hơn 70%, giá trị xuất khẩu hàng năm. Sản
lượng cá nước ngọt chiếm khoảng 20 - 25% sản lượng nuôi trồng nhưng các chủng
loại cá nước ngọt chủ yếu được tiêu thụ trực tiếp, ở dạng tươi sống trên thị trường
nội địa.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng sản lượng thuỷ sản
nuôi trồng cao nhất thế giới. Trong giai đoạn 1999 - 2008, tốc độ tăng trưởng sản
lượng tôm Sú và cá da trơn đạt lần lượt 23%/năm và 30,5%/năm; Mặc dù việc nuôi
cá da trơn chỉ mới bắt đầu vào cuối thập kỷ 90 nhưng đã phát triển nhanh chóng cho
đến năm 2008, sản lượng đã tăng hơn 14 lần. Trong hai thập kỷ qua, năm 2008 là
năm sản lượng cá tra Việt Nam đạt cao nhất. [1,2,3]

Trương Văn Tuấn


21

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

I.2.4. Hoạt động chế biến
Đến năm 2010, Việt Nam có 567 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp,
tổng công suất chế biến đạt gần 2,5 triệu tấn/năm.[1]
Theo thống kê của Cục chế biến, thương mại Nông lâm thuỷ sản hiện tại cả
nước có khoảng 330 cơ sở xuất khẩu trực tiếp vào EU, Số cơ sở xuất khẩu trực tiếp
sang Hàn Quốc là 470, Trung Quốc là 471, Nga là 33, Brazil là 79, Nhật là 494 và
Canada là 241. [1]
I.3. THƯƠNG MẠI THỦY SẢN VIỆT NAM NĂM 2010
I.3.1. Xuất khẩu thủy sản
Năm 2010 là năm kim ngạch xuất khẩu đạt mốc kỷ lục từ trước đến nay và
tiếp cận sát mốc 5 tỷ USD. Xuất khẩu tăng vọt trong những tháng cuối năm đã đẩy
tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu trung bình
tháng năm 2010 trung bình cao hơn năm 2009 gần 19,7%.[1] (Hình 1.9)

Hình 1.9. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam theo tháng, 2008 - 2010 (triệu
USD)

Giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt
bình quân 10,7%/năm. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng bình quân năm trong nửa
đầu thập kỷ đạt 8.76%/năm, thấp hơn so với tốc độ trong nửa sau thập kỷ, đạt
12,7%/năm. [1]


Trương Văn Tuấn

22

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Ghi chú: Vòng tròn nhỏ biểu thị cơ cấu năm 2009, vòng tròn lớn biểu thị cơ cấu năm 2010

Hình 1.10. Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, 2009 - 2010

Cá phile xuất khẩu chủ lực vẫn là các loại cá da trơn. Trong thập kỷ qua, tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của mặt hàng cá phile xuất khẩu đạt
40,4%/năm, mức cao nhất trong số các nhóm hàng thủy sản, gấp gần 4 lần so với
mức tăng trưởng kim ngạch chung.[1,2,3,4]

Hình 1.11. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng cá phile và giáp xác
của Việt Nam 2001 - 2010 (triệu USD)

Trong khi đó, sự ổn định trong sản xuất tôm đã giúp kim ngạch xuất khẩu
nhóm hàng giáp xác bật mạnh trở lại trong năm 2010 và ghi nhận mức kỷ lục trong
thập kỷ qua, đạt 1,62 tỷ USD, tăng xấp xỉ 16% so với năm 2009.[1]
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng tôm chế biến đạt xấp xỉ 520,8
triệu USD, tăng 57,7% so với năm 2009, chiếm 10,4% trong cơ cấu xuất khẩu thay
sản Việt Nam và 79,8% trong cơ cấu nhóm hàng giáp xác, thân mềm chế biến. Giai

Trương Văn Tuấn


23

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng trưng bình kim ngạch xuất khẩu tôm chế biến
của Việt Nam đạt 43%/năm. Năm 2010, trung bình kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng
tôm chế biến mỗi tháng tăng 60% so với năm 2009; trong khi đó, tăng trưởng trung
bình của nhóm hàng cá chế biến chỉ là 21,7%.[1]
I.3.2. Nhập khẩu thủy sản
Năm 2010 là năm kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Việt Nam đạt cao nhất
trong thập kỷ qua. Mức nhập khẩu tăng vọt trong những tháng cuối năm đã góp
phần đáng kể vào mức tăng chung trong năm 2010 so với năm 2009.
Cuối năm 2010, nguồn cung nội địa một số chủng loại nguyên liệu thuỷ sản
cho chế biến sụt giảm, đáng kể nhất là mặt hàng cá tra, mặc dù giá thu mua tăng
cao, và nhu cầu thế giới phục hồi, là động lực chính thúc đẩy doanh nghiệp nhập
khẩu. Tuy vậy, tốc độ tương ứng trong giai đoạn 2001 - 2005, đạt xấp xỉ
38,8%/năm.

Ghi chú: Vòng tròn nhỏ biểu thị cơ cấu năm 2009, vòng tròn lớn biểu thị cơ cấu năm 2010

Hình 1.12. Cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam, 2009- 2010

Năm 2010, cá đông lạnh nhập khẩu nguyên con tiếp tục là nhóm hàng có kim
ngạch nhập khẩu cao nhất trong số các mặt hàng thủy sản nhập khẩu của Việt Nam.
Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt xấp xỉ 188,8 triệu USD, tăng
35,5% so với năm 2009. Nhóm hàng cá đông lạnh nhập khẩu nguyên con chiếm
hơn 58% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2010, so với mức 54%

trong năm 2009.[1]
Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cá chế biến của Việt Nam đạt
xấp xỉ 3,9 triệu USD, tăng 72,5% so với năm 2009. Kim ngạch nhập khẩu nhóm

Trương Văn Tuấn

24

Luận Văn Thạc Sĩ Môi Trường


×