Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng hầm khí Biogas tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.05 KB, 69 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NÔNG QUANG VŨ


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HẦM KHÍ BIOGAS TẠI
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2013


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : KHMT
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 – 2014






Thái Nguyên - năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NÔNG QUANG VŨ

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HẦM KHÍ BIOGAS TẠI
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2013


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : KHMT
Khoa : Môi trường
Lớp : 42A – MT
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông




Thái Nguyên - năm 2014
Lời cảm ơn!

Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo hướng dẫn tận tình, chu đáo của
các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Môi trường

đã dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt những năm học tập tại trường.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang làm việc
tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phú Bình – Thái Nguyên đã tận
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực
tập tại phòng.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo trực tiếp hướng
dẫn PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông đã ân cần chỉ bảo, tận tình hướng dẫn em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia
đình, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ em hoàn
thành tốt việc học tập, nghiên cứu đề tài trong suốt thời gian vừa qua.
Vì thời gian và khả năng có hạn nên khóa luận tốt nghiệp của em không
tránh khỏi những hạn chế. Vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Sinh viên



Nông Quang Vũ
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Giải thích
BVMT Bảo vệ môi trường
CN – TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
GDTH Giáo dục trung học
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
KHKT Khoa học kỹ thuật
KSH Khí sinh học

KTV Kỹ thuật viên
KT1, KT2 Kiểu bể biogas
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NPBD Dự án quốc gia về phát triển khí sinh học
NSNN Ngân sách nhà nước
SNV Tổ chức hợp tác và phát triển Hà Lan
TCMT Tiêu chuẩn môi trường
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TNMT Tài nguyên môi trường
UBND Ủy ban nhân dân







DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Lượng chất thải hàng ngày của động vật và người 7
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của một số loại phân từ động vật 7
Bảng 2.3: Thành phần của KSH 8
Bảng 2.4: Sản lượng khí hàng ngày của một số loại nguyên liệu 9
Bảng 4.1: Số liệu độ dốc trung bình địa hình huyện Phú Bình 23
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình năm 2013 25
Bảng 4.3: Đặc điểm thổ nhưỡng năm 2013 25
Bảng 4.4: Số lượng vật nuôi của huyện Phú Bình 2010 - 2013 29
Bảng 4.5: Số lượng trạm biến áp trung gian
trên địa bàn huyện Phú Bình năm 2013 32

Bảng 4.6: Số lượng hầm Biogas tại huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2013 . 35
Bảng 4.7: Hình thức xây dựng hầm Biogas huyện Phú Bình 37
Bảng 4.8: Quy mô hầm Biogas huyện Phú Bình giai đoạn 2010 – 2013 38
Bảng 4.9: Loại hình hầm Biogas của các hộ dân huyện Phú Bình
giai đoạn 2010 - 2013 39
Bảng 4.10: Nguồn nguyên liệu cung cấp cho các hầm ủ trong
huyện Phú Bình năm 2013 41
Bảng 4.11: Hình thức sử dụng khí Biogas của người dân huyện Phú Bình 42
Bảng 4.12: Hiện trạng sử dụng phụ phẩm hầm Biogas huyện Phú Bình 44
Bảng 4.13: Chất lượng các hầm Biogas tại huyện Phú Bình 46
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế của các hầm Biogas
tại huyện Phú Bình năm 2013 48
Bảng 4.15: Nhận xét của người dân huyện Phú Bình về hiệu quả
của hầm Biogas đối với môi trường sống xung quanh 49



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Các bước của quá trình tạo khí methane 10
Hình 2.2: Hai trạng thái giới hạn của thiết bị nắp cố định 11
Hình 2.3: Thiết bị KSH nắp cố định kiểu KT1 17
Hình 2.4: Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT2 18
Hình 2.5: Hầm ủ nắp vòm cố định Trung Quốc 18
Hình 2.6: Hầm ủ composite 19
Hình 2.7: Túi ủ biogas làm bằng Plastic 19
Hình 4.1: Biểu đồ số lượng hầm Biogas huyện Phú Bình
giai đoạn 2010 - 2013 36
Hình 4.2: Biểu đồ hình thức xây dựng hầm Biogas huyện Phú Bình
giai đoạn 2010 - 2013 38

Hình 4.3: Biểu đồ quy mô hầm ủ theo thể tích của huyện Phú Bình 39
Hình 4.4: Biểu đồ hình thức sử dụng khí Biogas của người dân
huyện Phú Bình giai đoạn 2010 – 2013 43
Hình 4.5: Biểu đồ hiện trạng sử dụng phụ phẩm của các hầm Biogas
huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2013 45






MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Mục tiêu 2
1.2.3. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 4
2.1.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.2. Cơ sở khoa học 5
2.2. Cơ sở thực tiễn 12
2.2.1. Công nghệ KSH (Biogas) trên thế giới 12
2.2.2. Công nghệ KSH (Biogas) trong nước 14
2.2.3. Công nghệ KHS (Biogas) tại Thái Nguyên 14

2.3. Lợi ích của công nghệ KSH 15
2.3.1. Những lợi ích kinh tế của công nghệ KSH ( Biogas) 15
2.3.2. Lợi ích về môi trường 16
2.3.3. Lợi ích về xã hội 16
2.4. Cơ sở xây dựng và phát triển công nghệ Biogas
ở huyện Phú Bình Thái Nguyên 17
2.5. Một số kiểu hầm Biogas ở Việt Nam 17
2.5.1. Hầm xây KT1 17
2.5.2.Hầm xây KT2 18
2.5.3. Hầm ủ nắp vòm cố định Trung Quốc 18
2.5.4. Hầm ủ composite 18
2.5.5. Túi Biogas 19
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1. Nội dung nghiên cứu 20
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 20
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phú Bình 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 22
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28
4.2. Tình hình sử dụng hầm Biogas huyện Phú Bình – Thái Nguyên
giai đoạn 2010 - 2013 35
4.2.1. Số lượng hầm Biogas huyện Phú Bình giai đoạn 2010 – 2013 35
4.2.2. Hình thức xây dựng hầm Biogas huyện Phú Bình
giai đoạn 2010 - 2013 37

4.2.3. Quy mô và loại hình của các hầm Biogas huyện Phú Bình
Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013 38
4.2.4. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho các hầm Biogas huyện Phú Bình
Thái Nguyên năm 2013 40
4.2.5. Mục đích kinh tế trong sử dụng hầm Biogas huyện Phú Bình – Thái
Nguyên giai đoạn 2010 - 2013 41
4.2.6. Đánh giá chất lượng của các hầm Biogas tại huyện Phú Bình
giai đoạn 2010 – 2013 46
4.3. Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường
của các hầm Biogas huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2013 47
4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hầm Biogas tại huyện Phú Bình 47
4.3.2. Đánh giá hiệu quả môi trường của các hầm Biogas tại huyện Phú Bình
giai đoạn 2010 - 2013 49
4.3.3. Hiệu quả xã hội của các hầm Biogas trên địa bàn huyện Phú Bình
Thái nguyên 50
4.4. Những vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng hầm Biogas tại huyện Phú Bình – Thái Nguyên
giai đoạn 2010 – 2013 51
4.4.1. Những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng hầm Biogas
huyện Phú Bình – Thái Nguyên 51
4.4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hầm Biogas
tại huyện Phú Bình – Thái Nguyên 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
5.1. Kết luận 54
5.2. Kiến Nghị 55










1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay với xu thế phát triển chung của thế giới, Việt Nam đang tăng
cường công tác hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Nhưng kèm theo đó là các hệ lụy kèm theo như những vấn đề về thiếu
hụt năng lượng, nguồn nguyên liệu và đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường
đang là bài toán nhức nhối không chỉ đối với riêng chúng ta mà còn là bài
toán lớn đối với các nước trên thế giới. Để giải quyết vấn đề đó đòi hỏi chúng
ta phải nỗ lực phát minh ra một nguồn năng lượng mới thay thế cho nguồn
năng lượng đang ngày một cạn kiệt ngày nay, phải đổi mới công nghệ, giảm
thiểu tác động đến môi trường. Giải pháp hữu hiệu là tìm và sử dụng các loại
nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường thay thế cho một số nhiêu liệu cũ
như: Xăng, dầu, than,…Một trong những giải pháp hàng đầu đang được nhiều
nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang áp dụng bởi những ưu điểm
tuyệt vời về môi trường và lợi ích về mặt kinh tế của nó đem lại đó là sử dụng
khí sinh học ( Biogas).
Nước ta với ưu thế là một nước mạnh về nông nghiệp với hơn 2/3 dân số
làm nông nghiệp chiếm khoảng 70%, tập trung chủ yếu vào 2 nghành chính
đó là trồng trọt và chăn nuôi. Với khối lượng chất thải chăn nuôi khổng lồ
như vậy nếu không được xử lý nó sẽ không chỉ gây ảnh hưởng lớn đối với
môi trường nhất là môi trường nông thôn mà nó còn gây lãng phí một khối
lượng lớn nguồn phân bón hữu cơ sử dụng cho sản xuất nông nghiệp nông
thôn. Việc giải quyết vấn đề này cũng đang là một vấn đề gây ra nhiều bức bách.

Tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Bình nói riêng là một huyện
nằm ở trung du miền núi phía Bắc, cuộc sống của người dân dựa vào sản xuất
nông nghiệp là chính, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề giải quyết
chất thải chăn nuôi cũng đang là một vấn đề lớn ở đây.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giải quyết chất thải trong chăn
nuôi nói chung và dựa trên những tính năng ưu việt của hầm khí Biogas nói
riêng khi được triển khai trên địa bàn huyện Phú Bình, tôi tiến hành thực hiện
2
đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng hầm khí Biogas tại huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013”.
1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình sử dụng hầm khí Biogas trong các hộ gia đình trên
địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Những hiệu quả của việc sử dụng hầm khí Biogas đem lại.
- Đề ra những biện pháp có tính thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa
phương nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hầm khí Biogas.
1.2.2. Mục tiêu
- Tìm hiểu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội của huyện Phú
Bình – Thái Nguyên.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng hầm khí Biogas trên địa bàn huyện Phú
Bình .
- Những hiệu quả của việc sử dụng hầm khí Biogas.
- Những vấn đề còn tồn tại và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả việc sử dụng hầm khí Biogas.
1.2.3. Yêu cầu
- Phản ánh đầy đủ, đúng đắn hiện trạng sử dụng hầm khí Biogas trên địa
bàn huyện Phú Bình – Thái Nguyên.
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
- Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi, phù hợp với điều

kiện thực tế của huyện Phú Bình – Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm từ thực
tế. Đồng thời nâng cao kiến thức, bổ sung tư liệu cho học tập và kinh nghiệm
bản thân sau khi ra trường.
- Giúp sinh viên có thể vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện
kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
3
- Củng cố kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên nghành tạo điều kiện tốt
hơn để phục vụ công tác môi trường.
- Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao phương pháp làm việc có
khoa học, giúp sinh viên biết tổng hợp và bố trí thời gian hợp lý trong công việc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá thực trạng sử dụng hầm khí Biogas tại huyện Phú Bình - Thái
Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2013.
- Những hiệu quả của việc sử dụng hầm khí Biogas mang lại.
- Đưa ra những biện pháp có tính phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương để việc sử dụng hầm khí Biogas đạt hiệu quả lớn nhất.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho nhân dân địa phương bằng việc sử dụng hầm khí Biogas trong xử lý chất
thải chăn nuôi.






4
PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận
Công KSH học đang ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Công nghệ hầm KSH ( hầm khí Biogas) được
ứng dụng trong xử lý chất thải trong chăn nuôi đồng thời tạo ra khí gas phục
vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Như vậy việc sử dụng hầm khí
Biogas vừa đem lại lợi ích kinh tế lại vừa giúp giải quyết vấn đề môi trường
trong chăn nuôi. Nước thải của hệ thống hầm khí Biogas đã giải quyết đến
99% trứng giun sán, được tận dụng làm phân vi sinh hoặc để tưới rau, mang
lại nguồn phân bón an toàn cho canh tác, hạn chế côn trùng giúp giảm dịch
hại từ 70-80%, bảo vệ sức khỏe của người dân. Việc sử dụng hầm khí Biogas
đem lại lợi ích kinh tế , xã hội cho người dân, giúp cho mỗi hộ gia đình có thể
tiết kiệm được từ 300.000 đến 400.000 đồng/tháng phục vụ cho chi phí chất
đốt ( đun, nấu, thắp sáng, sưởi ấm…). Qua đó hầm KSH Biogas giúp hạn chế
tình trạng chặt phá rừng để lấy củi đun nấu của người dân, ngoài ra việc sử
dụng hầm khí Biogas không chỉ giúp cải thiện chất lượng môi trường, cải
thiện điều kiện lao động mà còn tạo ra nếp sống văn minh cho người dân. Do
đó mô hình sử dụng hầm khí Biogas đang được nhân rộng trên nhiều vùng
miền của Việt Nam.
Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Bình nói riêng có điều kiện khí hậu
phù hợp, thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Đó là một lợi thế cho việc xây dựng
và sử dụng hầm khí Biogas. Các dự án chương trình KSH có mặt tại huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên đem lại các lợi ích to lớn cho người dân như:
1. Cung cấp năng lượng sạch.
2. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
3. Cung cấp phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi.
4. Lợi ích khác
- Hiện đại hóa nông thôn.

- Giải phóng phụ nữ và trẻ em khỏi công việc bếp núc và kiếm củi
nặng nhọc.
5
- Phát triển rộng rãi công nghệ KSH sẽ tạo ra một nghành nghề mới,
giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người.
- Dùng KSH thay thế cho xăng dầu, phân hóa học, thuốc trừ sâu sẽ tiết
kiệm được một khoản chi phí cho các hộ gia đình.
- Sử dụng phụ phẩm KSH có tác dụng cải tạo đất, làm tăng độ phì
nhiêu của đất, hạn chế hiện tượng đất bị thoái hóa, xói mòn. Do đó tài nguyên
đất được bảo tồn.
Với những lợi ích to lớn của hầm khí Biogas đem lại thì việc nghiên
cứu và tìm hiểu hiện trạng sử dụng và quá trình hoạt động của hầm khí Biogas
là vô cùng quan trọng để các dự án được hoàn thiện và phát triển rộng hơn,
đạt hiệu quả cao hơn.
2.1.2. Cơ sở khoa học
2.1.2.1. Một số khái niệm
- Biogas: Là dạng KSH, được tái tạo từ quá trình phân hủy những chất
thải từ người và động vật trong điều kiện hầm kín. Nhờ hoạt động của các vi
sinh vật, các chất thải này sẽ lên men và tạo khí, trong đó chiếm tới 70% là
khí methane, được sử dụng làm chất đốt.[2]
- Ô nhiễm môi trường: Là sự sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với TCMT, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
- Phụ phẩm KSH (gọi tắt là phụ phẩm): Là sản phẩm ở dạng lỏng và
rắn của quá trình phân giải cơ chất. Phụ phẩm KSH học gồm 3 phần là : Nước
xả, bã cặn và váng.
- Bã cặn: Là chất đặc lắng đọng ở dưới đáy bể phân giải.
- Váng: Là chất đặc nổi lên bề mặt dịch phân giải trong bể phân giải.
- Nước xả: Là chất lỏng được xả ra khỏi bề mặt phân giải.
- Quá trình xử lý yếm khí: Là quá trình phân giải yếm khí các hợp chất hữu
cơ có thể chuyển hóa sinh nhờ vi khuẩn hô hấp yếm khí và hô hấp tùy tiện.[5]

- Công trình KSH: Là công trình bao gồm thiết bị KSH, đường ống và
dụng cụ sử dụng khí, bể lưu giữ và chế biến phân hữu cơ.
- Methane: Với công thức hóa học là CH
4
, ở điều kiện tiêu chuẩn,
methane là chất khí không màu, không vị và rất dễ cháy. Methane là thành
phần chính của khí tự nhiên, khí dầu mỏ, khí bùn ao, đầm lầy. Methane là một
khí gây hiệu ứng nhà kính, trung bình cứ 100 năm mỗi kg Methane làm ấm
Trái Đất gấp 23 lần 1kg CO
2
.
[1]
6
- Hiệu ứng nhà kính: Là kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng
về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng
nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự
như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính.[14]
- Phát triển bền vững: Là phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến
bộ xã hội và BVMT.[4]
2.1.2.2. KSH đối với sự phát triển bền vững
Công nghệ sản xuất KSH góp phần rất lớn vào công cuộc giảm thải,
giảm thiểu các phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Là nguồn nguyên, nhiên
liệu sạch cho thế hệ hiện tại cũng như thế hệ tương lai. Hiệu ứng nhà kính
đang là một thách thức lớn của toàn nhân loại, gây ra biến đổi khí hậu toàn
cầu theo chiều hướng ngày càng xấu đi với diễn biến ngày càng phức tạp.
Trong đó khí methane (CH
4
) là một khí gây hiệu ứng nhà kính lớn gấp 21 lần

khí CO
2
. Do đó nếu các chất thải hữu cơ được phân hủy trong các công trình
KSH thì khí CH
4
sẽ được thu lại làm nhiên liệu góp phần to lớn trong việc
giải quyết môi trường hiện nay. Khi đốt cháy 1 tấn CH
4
tạo ra 2,75 tấn CO
2
.
Như vậy tác dụng về hiệu ứng nhà kính giảm: 21/2,75 = 7,6 lần.
Công trình KSH góp phần giảm phát thải khí nhà kính theo 3 hướng như sau:
1. Giảm việc phát thải khí CH
4
từ hệ thống quản lý phân chuồng đường cơ
sở bằng cách giữ và đốt cháy khí CH
4
như chất đốt thông thường.
2. Chuyển việc sử dụng chất đốt từ các nguồn năng lượng không bền
vững trong đun nấu và thắp sáng sang sử dụng KSH.
3. Việc sử dụng phụ phẩm từ các công trình KSH cũng góp phần thay
thế phân bón hóa học.
2.1.2.3. Quá trình sản xuất KSH
a. Nguyên liệu để sản xuất KSH
* Nguyên liệu có nguồn gốc động vật
Nguyên liệu có nguồn gốc động vật bao gồm chất thải (phân và nước
tiểu) của gia súc, gia cầm và chất thải của người…
7
Số lượng chất thải trên một đầu động vật phụ thuộc vào khối lượng cơ

thể và chế độ dinh dưỡng.
Bảng 2.1: Lượng chất thải hàng ngày của động vật và người

Chất thải
Khối lượng
cơ thể
(kg)
Lượng chất thải theo %
khối lượng cơ thể
Lượng phân
tươi
(kg/ngày)
Phân Nước tiểu
Bò 135 - 800 5 4 – 5 8
Trâu 300 - 500 5 4 – 5 12
Lợn 30 -75 2 3 2
Dê/cừu 30 -100 3 1 – 1,5 3
Gà 1,5 -2 4,5 4,5 0,08
Người 50 - 60 1 2 0,5
(Nguồn: Bộ NN & PTNT, Cục chăn nuôi, 2008)[1]
Thành phần chất thải bao gồm phần rắn (phân), phần lỏng (nước tiểu
của động vật, nước dội rửa chuồng) và vật liệu lót chuồng, rác, rau, cỏ…Đặc
tính và tỷ lệ tương ứng các thành phần này thay đổi nhiều hay ít tùy thuộc vào
loại động vật, thức ăn, hình thức chuồng trại… Rơm và cây cỏ thường được
sử dụng để lót chuồng chứa một lượng lớn cacbon, đặc biệt là dạng xenlulo,
một lượng nhỏ Nitơ và khoáng chất. Thành phần protein trong phân cung cấp
đủ chất dinh dưỡng để vi sinh vật phát triển.
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của một số loại phân từ động vật
Động vật Lượng nước
(%)

Thành phần phân rắn
Nitơ % P
2
O
5
% K
2
O %
Trâu, bò 80 1,67 1,11 0,056
Ngựa 75 2,29 1,25 1,38
Lợn 82 3,75 3,13 2,2
Gà 56 6,27 5,92 3,27
Chim bồ câu 52 5,68 5,74 3,23
(Nguồn: Bộ NN & PTNT, Cục chăn nuôi, 2008)[1]
* Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật
Các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật gồm lá cây và cây thân thảo
như phụ phẩm cây trồng (rơm, rạ, thân lá ngô, khoai, đậu…), rác thải sinh
hoạt hữu cơ (rau, quả, lương thực bỏ đi…) và các loại cây xanh hoang dại
(rong, bèo, các cây phân xanh…).
8
Thời gian phân giải của nguyên liệu thực vật thường dài hơn so với
chất thải động vật. Do vậy nguyên liệu thực vật nên được sử dụng theo cách
nạp từng mẻ, mỗi mẻ kéo dài từ 3 – 6 tháng.
b. Thành phần, tính chất của KSH
* Thành phần
KSH là hỗn hợp của nhiều chất khí. Thành phần KSH tùy thuộc vào
loại nguyên liệu tham gia vào quá trình phân giải và các điều kiện trong quá
trình đó như: Nhiệt độ, độ pH, chất lượng nước… Nó cũng tùy thuộc cả vào
các giai đoạn phân giải. Bảng 2.3 cho ta thấy thành phần của KSH.
Bảng 2.3: Thành phần của KSH

Loại khí Tỷ lệ (%) Loại khí Tỷ lệ (%)
Methane - CH
4

50 - 70 Hidro - H
2

0 - 3
Cacbonic - CO
2
30 - 45 Oxy - O
2

0 - 3
Nitơ - N
2

0 - 3 Hidro sunfua - H
2
S 0 - 3
(Nguồn: Bộ NN & PTNT, Cục chăn nuôi, 2008)[1]
* Tính chất
KSH là một khí ướt vì nó chứa hơi nước bão hòa bay hơi từ dịch phân
giải. Hơi nước sẽ ngưng tụ trong đường ống và cần được tháo đi.
Vì thành phần của KSH thay đổi, nên các tính chất của nó cũng thay
đổi theo. Tỷ lệ phổ biến của khí CH
4
là 60%.
KSH với tỷ lệ 60% CH
4

và 40% CO
2
có khối lượng riêng là 1,2196
kg/m
3
và tỷ trọng so với không khí là 0,94. Như vậy, KSH nhẹ hơn không khí.
KSH có giá trị nhiệt năng (Nhiệt trị) được xác định bằng hàm lượng
CH
4
trong thành phần của nó:
Q
KSH
= Q
CH4
x CH
4
%
Trong đó Q
KSH
là nhiệt năng của KSH, Q
CH4
là nhiệt năng của CH
4
,
CH
4
% là hàm lượng CH
4
theo thể tích. Sự có mặt của CO
2

làm giảm hàm
lượng CH
4
nghĩa là giảm chất lượng KSH. Thông thường người ta lấy CH
4
%
= 60%. Khi đó KSH có nhiệt trị là:
8.000 Kcal/m
3
x 0,6 = 4.800 Kcal/m
3
.[1]
c. Khả năng sản sinh KSH (Biogas)
Trong thực tế, sản lượng khí thu được khi lên men nguyên liệu trong
các thiết bị KSH thường thấp hơn so với lý thuyết vì thế chúng được phân giải
9
trong một thời gian nhất định và chưa phân giải hoàn toàn. Bảng 2.4 cho
chúng ta số liệu tham khảo đối với một số nguyên liệu thường gặp. Sản lượng
khí hàng ngày được tính theo lượng nguyên liệu nạp hàng ngày (lít/kg/ngày).
Bảng 2.4: Sản lượng khí hàng ngày của một số loại nguyên liệu
Loại nguyên liệu
Sản lượng khí hàng ngày
(Lít/kg/ngày)
Phân bò 15 - 32
Phân trâu 15 - 32
Phân lợn 40 - 60
Phân gia cầm 50 - 60
Phân người 60 - 70
Bèo tây tươi 0,3 - 0,5
Rơm, rạ khô 1,5 - 2,0

(Nguồn: Bộ NN & PTNT, Cục chăn nuôi, 2008)[1]

d. Các giai đoạn của quá trình phân hủy kỵ khí
Quá trình phân hủy kỵ khí của các chất hữu cơ diễn ra theo 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn thủy phân (Hydrolysis)
- Giai đoạn 2: Giai đoạn axit hóa (Acidgensis)
- Giai đoạn 3: Giai đoạn methane hóa (Methanogenesis)
Quá trình diễn ra với nhiều phản ứng phức tạp, về cơ bản có thể chia
làm 2 pha chính:
Pha I - Pha axit: Bao gồm giai đoạn thủy phân và giai đoạn tạo axit liên
kết với nhau, trong đó các chất hữu cơ phần lớn thành acetic.
Pha II – Pha Methane: Là giai đoạn 3, trong đó khí CH
4
và CO
2
được tạo thành.



10
Tạo axit ( thủy phân)
(1) Khử axit
(2) Sinh khí CH
4

Pha I Pha II
Giai đoạn tạo axit Giai đoạn khử axit Giai đoạn hình thành khí CH
4

(Thủy phân)


1 2 3



Vi khuẩn lên men Vi khuẩn acetogenic Vi khuẩn metan hóa
Hình 2.1: Các bước của quá trình tạo khí methane
(Nguồn: Nguyễn Duy Thiện, 2005)[6]
* Giai đoạn thủy phân (tạo axit ): Một nhóm vi khuẩn biến đổi các chất
hữu cơ phức tạp không tan trong nước như xenlulozo, hemixenlulozo, hicnin,
thành các chất hữu cơ đơn giản và tan được như glucozo. Các vi khuẩn tham
gia trong giai đoạn này được gọi là vi khuẩn thủy phân (vi khuẩn lên men).
* Giai đoạn axit hóa (sinh axit, khử axit ): Các chất đơn giản được sinh
ra trong giai đoạn đầu tiếp tục được phân giải thành các axit hữu cơ có phân
tử lượng nhỏ hơn như: Axit axetic, axit propinic…Các andehyl, rượu và một
số khí như: Nitơ, hidro…Các vi khuẩn tham gia gọi là vi khuẩn sinh axit. Tiếp
đến là quá trình sinh axeton để tạo ra H
2
, axit axetic và CO
2
. Ở giai đoạn này
do sinh nhiều axit nên pH của môi trường xung quanh giảm mạnh.
* Giai đoạn methane hóa (sinh methane ): Đây là giai đoạn quan trọng
nhất của toàn bộ quá trình, các sản phẩm của giai đoạn 2 được biến thành khí
methane, dioxitcacbon, oxi, nitơ, hidrosunfua…Cuối cùng quá trình sinh
methane hóa là tạo ra CH
4
và CO
2
. Các vi khuẩn tham gia trong quá trình

được gọi là vi khuẩn sinh methane, các loài quan trọng nhất là:
Methanobacterium arbophilicum, M.fomicum, M.ruminantum, M.mobile…
Trên thực tế cả 3 quá trình trên hoạt động cùng một lúc, liên tục và đồng
bộ như một dây chuyền sản xuất. Nó ảnh hưởng lẫn nhau, vì thế một giai
Pha I
Pha II
Protein
Cacbonhydrat
Chất béo

Axit acetic
Axit HC yếu
Rượu
Axit acetic
Biogas
CH
4

và CO
2

11
đoạn bất thường sẽ làm kìm hãm hoặc có thể còn gây tê liệt cả hệ thống.
Ngược lại cả 3 giai đoạn trên càng có sự liên kết thì quá trình phân hủy, lên
men chất hữu cơ trong hầm ủ diễn ra càng nhanh.
e. Chu trình hoạt động của hầm ủ Biogas
Hầm ủ Biogas là loại thiết bị KSH nắp cố định. Nó hoạt động theo 1
chu trình gồm 2 giai đoạn sau:









Hình 2.2: Hai trạng thái giới hạn của thiết bị nắp cố định
(Nguồn: Bộ NN & PTNT, Cục chăn nuôi, 2008)[1]
* Giai đoạn 1: Giai đoạn trữ khí
Ở trạng thái ban đầu, bề mặt dịch phân giải trong phần chứa khí và
ngoài khí trời (tại

lối vào và bể điều áp) ngang nhau và ở “mức số không”,
áp suất KSH trong bể phân giải

bằng không (P = 0).

Khí sinh ra được tích lại ở phần chứa khí sẽ nén xuống bề mặt dịch
phân giải và đẩy nó

tràn lên bể điều áp và ống lối vào. Vì ống lối vào nhỏ
nên lượng dịch phân giải bị khí

chiếm chỗ chủ yếu sẽ chứa ở bể điều áp do
vậy sau này ta không xét tới phần dịch phân giải dâng lên ở ống lối vào.

Khí tiếp tục sinh ra thì bề mặt dịch phân giải ở phần chứa khí tiếp tục
hạ dần xuống,

đồng thời bề mặt dịch phân giải ở bể điều áp dâng dần lên. Độ

chênh giữa 2 bề mặt này

thể hiện áp suất khí. Khí càng sinh ra nhiều thì áp
suất càng tăng.

Cuối cùng mực chất lỏng ở bể điều áp dâng lên tới mức cao nhất là “mức
xả tràn” và mực chất lỏng trong phần chứa khí hạ xuống tới “mức thấp nhất”.
Lúc này áp suất khí đạt giá

trị cực đại (P = Pmax).
12

* Giai đoạn 2: Giai đoạn xả khí
Khi mở van lấy khí ra sử dụng, chất lỏng từ bể điều áp lại dồn về phần
chứa khí. Bề mặt

dịch phân giải ở bể điều áp hạ dần xuống, đồng thời bề mặt
dịch phân giải ở phần chứa

khí nâng dần lên. Độ chênh giữa 2 bề mặt này
giảm dần và áp suất khí cũng giảm dần.

Cuối cùng khi độ chênh giữa 2 bề mặt dịch phân giải bằng không,
thiết bị trở lại trạng

thái ban đầu của chu trình hoạt động, áp suất khí bằng
không (P = 0) và dòng khí chảy

ra nơi sử dụng ngừng lại. Lượng khí Vg có
thể lấy sử dụng được bằng thể tích chất lỏng


đã bị nó chiếm chỗ và được
chứa ở bể điều áp.

Ở phần trên của bể phân giải từ mức số không trở lên vẫn còn một
lượng khí

nhất định. Tuy nhiên lượng khí này không thể lấy ra sử dụng được
vì không có áp suất

để đẩy khí ra ngoài. Phần khí này gọi là “khí chết”. Phần
không gian chứa “khí chết” là

“phần không hoạt động” của bể phân giải.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Công nghệ KSH (Biogas) trên thế giới
Với nhận thức công nghệ sinh học là công nghệ khí liên nghành, đa
mục tiêu, đa mục đích nên chính phủ nhiều nước trên thế giới đã và đang
quan tâm, đưa ra những chính sách, những chương trình mạnh mẽ thúc đẩy sử
dụng nguồn năng lượng KSH với mục tiêu khai thác tòa diện các lợi ích của
nó, các chính sách thúc đẩy công nghệ KSH đã được chứng minh trên các lợi
ích kinh tế, xã hội như: Bảo vệ môi trường, cung cấp năng lượng, điện, trên
cơ sở chi phí thấp nhất cho các vùng hẻo lánh, tạo ra các hoạt động kinh tế
cho các vùng hẻo lánh, đa dạng hóa các nguồn năng lượng.
* Trung Quốc
Trung Quốc đã có một lịch sử ấn tượng về việc sử dụng năng lượng tái
tạo cho việc phát triển nông thôn, với một số chương trình có tầm cỡ lớn nhất
thế giới về KSH. Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp Trung Quốc riêng
trong lĩnh vực chăn nuôi năm 1996 có 460 công trình KSH, cung cấp cho 5,59
triệu gia đình sử dụng, phát điện với công suất 866kW, sản xuất thương mại

24.900 tấn phân bón và 700 tấn thức ăn gia súc. Tới cuối năm 1998 số công trình
lớn tăng lên đến 573 và đến năm 2000 có 2.000 bể cỡ lớn và 8,5 triệu hầm.
13
Trong những năm gần đây, các mô hình nhà kính và sử dụng năng
lượng đa dạng đã được phát triển rất nhanh ở Trung Quốc, đặc biệt những bể
tạo khí Biogas nhỏ được xây dựng mỗi năm lên tới 160.000 chiếc. Cuối thế
kỷ XX toàn quốc đã có 7.630.000 bể tạo khí Biogas nhỏ.
* Ấn Độ
Ấn Độ là một nước mà ưu thế về mặt nông nghiệp rất lớn và chăn nuôi
là một nghành có vai trò rất quan trọng của Ấn Độ. Hệ thống các trang trại
chăn nuôi không chỉ mang lại sữa và thịt mà còn cung cấp phân, len, trứng…
Theo điều tra về số liệu chăn nuôi, tổng số gia súc, gia cầm ở nước này
năm 1992 là 470 triệu con và 307 triệu con, đến năm 2003 thì lượng gia súc,
gia cầm tương đương nhau và đạt xấp xỉ 500 triệu con mỗi loại.
Kể từ thập kỷ 50, các công trình KSH đã được tuyên truyền, phổ biến
rộng rãi và bắt đầu ứng dụng cho hộ gia đình nông thôn, nhưng đây là sự phát
triển tự phát, sự tiến bộ thực sự đạt được vào thập kỷ 70. Năm 1980 có
100.000 công trình KSH quy mô nhỏ đã được xây dựng. Với sự khởi đầu của
kế hoạch 5 năm lần thứ 6 vào năm 1981, dự án quốc gia về phát triển KSH (
NPBD) ra đời sau đó là sự phổ biến rộng lớn các công trình KSH quy mô hộ
gia đình và cũng bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính.
Công nghệ KSH đã liên tục được hỗ trợ bởi chính phủ Ấn Độ. Năm
1982, Ấn Độ đã thành lập một Sở chuyên trách về các nguồn năng lượng
không chính thống ( DNES) thuộc Bộ năng lượng để thực hiện việc điều
khiển tập trung phổ biến công nghệ KSH. Hiện tại, có khoảng 20 triệu các
công trình KSH ở Ấn Độ, trong đó 70 – 80% được coi là đang hoạt động có
hiệu quả.
* Đức
Việc xây dựng hầm KSH tăng từ 100 thiết bị/ năm trong những năm 90
lên 200 thiết bị/năm vào năm 2000, hầu hết các công trình có thể tích phân

hủy từ 1.000 m
3
đến 1.500 m
3
, công suất khí từ 100 đến 150 m
3
. Có trên 30
công trình quy mô lớn với thể tích phân hủy từ 4000 m
3
tới 8.000 m
3
. KSH
được sản xuất ra được sử dụng để cung cấp cho các tổ máy đồng phát nhiệt và
phát điện, có công suất điện là 20, 50, 200 và 500 KWe.
14
2.2.2. Công nghệ KSH (Biogas) trong nước
* Tại Hà Nội
Trước thực trạng về mức độ phát triển chăn nuôi và ô nhiễm môi
trường ở nông thôn hiện nay. Năm 2003, trung tâm khuyến nông Hà Nội đã
được sự chỉ đạo của Sở NN & PTNT giao cho việc xây dựng kế hoạch, đề
nghị xin được tham gia dự án KSH quốc gia trong chương trình hợp tác chai
chính phủ Việt Nam và Hà Lan. Năm 2004, Hà Nội đã được sự chấp thuận
của cục Nông nghiệp văn phòng dự án KSH quốc gia là 1 trong 12 tỉnh thành
được tham gia chương trình dự án với tổng quy mô 1.000 công trình trong 2
năm 2004 và 2005 tổng số kinh phí là 1,8 tỷ đồng. Trong đó kinh phí hỗ trợ
của dự án KSH quốc gia là 1,2 tỷ đồng, kinh phí đối ứng của Hà Nội là 600
triệu đồng. Đến năm 2010, Hà Nội đã xây dựng được trên 9.000 hầm Biogas,
hầu hết số hầm đều đạt hiệu quả và được người dân đánh giá cao.
* Tại Hải Dương
Được sự giúp đỡ của Cục Nông Nghiệp ( Bộ NN & PTNT ), tổ chức

SNV (Tổ chức hợp tác và phát triển Hà Lan ). Với mục tiêu: Từ năm 2003 –
2005 xây dựng 1.000 công trình KSH cỡ 7 – 30m
3
quy mô từ hộ gia đình có
chăn nuôi từ 10 đầu lợn trở lên. Xử lý chất thải trong chăn nuôi để làm giảm ô
nhiễm môi trường, sử dụng KSH làm nguồn năng lượng cho sinh hoạt. Tạo
nguồn phân bón sạch, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.
* Tại Hà Nam
Theo số liệu điều tra, năm 2001 toàn tỉnh xây dựng được 26 hầm, năm
2002 là 124 hầm, năm 2003 tăng lên 248 hầm, đến hết năm 2005 là 1.800. Nếu
tính cả các mô hình Biogas do người dân tự đầu tư xây dựng không có sự hỗ trợ
của Nhà nước (tính đến năm 2005) toàn tỉnh có 2.126 hầm. Mô hình Biogas đã và
đang đi vào cuộc sống và được người dân nông thôn chấp nhận. Nó là một hình
kết hợp được lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, góp phần tạo ra một nền nông
nghiệp sạch để phát triển bền vững.
2.2.3. Công nghệ KHS (Biogas) tại Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi phổ biến, chính vì vậy mà
lượng chất thải từ nguồn này là một vấn đề đang rất được quan tâm. Được sự
quan tâm của UBND tỉnh, các ban ngành, được sự ủng hộ của người dân cũng
15
như đội ngũ cán bộ nhiệt tình, sự hỗ trợ của dự án chương trình KSH cho
ngành chăn nuôi Việt Nam. Hầm ủ Biogas là mô hình đang ngày càng được
phổ biến trong nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Theo báo cáo kết
quả thực hiện dự án KSH, tổng số các công trình đã nghiệm thu năm 2004 và
6 tháng đầu năm 2005 là 1.083 công trình, công tác tuyên truyền cũng được
thực hiện tại các xã với đông đảo người dân tham gia. Đến tháng 11/2005 tỉnh
Thái Nguyên đã hoàn thành công trình thứ 6.000 tại tỉnh. Đến nay, con số đó
đã tăng lên gấp nhiều lần, công nghệ Biogas đã góp phần rất lớn vào việc giải
quyết chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, đồng thời cung cấp nguồn năng
lượng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh.

2.3. Lợi ích của công nghệ KSH
2.3.1. Những lợi ích kinh tế của công nghệ KSH ( Biogas)
2.3.1.1. Lợi ích từ sử dụng KSH
- Sản sinh năng lượng phục vụ cho sản xuất ở các vùng nông thôn:
+ Đun nấu: Cần từ 10 – 15kg phân lợn hàng ngày có thể sản xuất khí
gas đủ cung cấp nhiên liệu đun nấu cho gia đình 3 – 4 người.
+ Thắp sáng: 1 m
3
KSH tương đương 4,7 kWh điện.
+ Chạy một số động cơ đốt trong:

1 m
3
KSH tương đương 0,96 lít dầu.
+ Các ứng dụng khác: Sưởi ấm, ấp trứng, sưởi gà con, chạy tủ lạnh, bảo
quản nông sản…
2.3.1.2. Lợi ích từ sử dụng bãi thải
- Xử lý chất thải trong chăn nuôi, tạo nguồn phân hữu cơ, giảm sử dụng
phân bón hóa học.
- Lợi ích trong trồng trọt: Bã thải trong hầm KSH sau khi được xử lý có hàm
lượng đạm và Nitơ lớn rất tốt, dùng làm phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
+ Hạn chế sâu bệnh và cỏ dại: Phân KSH có thể ức chế bệnh khô vằn,
hạn chế sâu đục thân, bọ rầy xanh, rày nâu.
+ Tăng năng suất cho cây trồng
nhau, khi bón bằng nước xả, năng suất tăng 19% với đậu, 14% với
mướp, 12% với đậu tương và 32% với ngô so với lô bón phân chuồng kết hợp
phân hóa học.
+ Cải tạo đất
16
- Lợi ích về chăn nuôi

+ Dùng bã thải làm thức ăn cho một số vật nuôi: Bổ sung cho lợn và cho cá.
+ Vệ sinh chuồng trại: Giúp chuồng trại sạch sẽ, giảm mùi hôi và dịch bệnh.
- Lợi ích về thủy sản: Dùng bã thải KSH cho cá ăn có hiệu quả cao hơn
phân chuồng.
- Các lợi ích khác: Trồng nấm, nuôi giun đất, xử lý các loại hạt giống…[1]
2.3.2. Lợi ích về môi trường
- Bảo vệ khí quyển: Giảm phát thải khí nhà kính.
- Bảo vệ đất khỏi bạc màu, xói mòn.
- Hạn chế phá rừng.
- Cải thiện vệ sinh:
+ Đun nấu bằng KSH không khói bụi, nóng bức. Do vậy giảm các bệnh
về phổi và mắt.
+ Các thiết bị KSH gia đình thường được nối với nhà xí. Chất thải
người và động vật đưa vào đây để xử lý nên hạn chế mùi hôi thối. Ruồi nhặng
không có chỗ để phát triển.
+ Trong môi trường bể phân giải, do những điều kiện không thuận lợi
nên các vi trùng gây bệnh và trứng giun sán bị tiêu diệt gần như hoàn toàn sau
quá trình phân huỷ dài ngày.
+ Phụ phẩm được dùng làm phân bón cây hạn chế sử dụng phân hóa
học và thuốc trừ sâu.
2.3.3. Lợi ích về xã hội
- Giải phóng phụ nữ, trẻ em, nâng cao trình độ văn minh. Ngoài ra,
công nghệ KSH còn góp phần hiện đại hóa nông thôn.
- Phát triển rộng rãi công nghệ KSH sẽ tạo ra một ngành nghề mới, giải
quyết được công ăn việc làm cho nhiều người.
Với những lợi ích to lớn như vậy, công nghệ KSH là một cơ sở vững
chắc, là động lực mạnh mẽ để chúng ta thúc đẩy phát triển công nghệ này
trong thực tế.

×