Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.35 KB, 82 trang )

Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau Đại học, Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trường trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã cho tôi một
môi trường và điều kiện học tập tốt nhất.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn các thầy cô Viện Khoa học và Công nghệ
Môi trường trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những
kiến thức quý báu, những kinh nghiệm học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đặng Minh Hằng người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả cán bộ phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Bình Xuyên và phòng Nông nghiệp & PTNT đã tận tình giúp đỡ, chia
sẻ thông tin, kinh nghiệm và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ở
bên cạnh, chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự đóng góp quý báu cảu thầy cô và các bạn để tôi có thể hoàn thành luận văn
được tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Thu

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu



GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 9 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Thu

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT


Từ viết tắt

Viết đầy đủ

1

BTNMT

Bộ tài nguyên và môi trường

2

CN

Công nghiệp

3

CCN

Cụm công nghiệp

4

GTSX

Giá trị sản xuất

5


HTX

Hợp tác xã

6

KTXH

Kinh tế xã hội

7

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

8

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

9

QLMT

Quản lý môi trường

10


SCR

Song chắn rác

11

SH

Sinh học

12

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

13

TT

Thị trấn

14

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

15


UBND

Ủy ban nhân dân

16

VSMT

Vệ sinh môi trường

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế huyện Bình Xuyên .............................................................

15

Bảng 2.1. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình khu vực đô thị........

19


Bảng 2.2. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình khu vực nông thôn..

20

Bảng 2.3. Lượng rác thải bình quân của các hộ gia đình làm nghề thuộc làng nghề...

21

Bảng 2.4. Lượng rác thải bình quân của các trường học, bệnh viện (cơ quan)...........

22

Bảng 2.5: Vị trí lấy mẫu môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Bình Xuyên.. …..

28

Bảng 2.6: Kết quả phân tích nước mặt trên địa bàn huyện Bình Xuyên …………….

29

Bảng 2.7: Vị trí lấy mẫu nước ngầm trên địa bàn huyện Bình Xuyên ………………

35

Bảng 2.8. Kết quả phân tích nước ngầm trên địa bàn huyện Bình Xuyên..................

36

Bảng 2.9. Vị trí lấy mẫu nước thải .............................................................................


38

Bảng 2.10. Kết quả phân tích nước thải ......................................................................

39

Bảng 2.11. Vị trí lấy mẫu không khí ...........................................................................

49

Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí ................................

50

Bảng 2.13. Vị trí lấy mẫu môi trường đất....................................................................

52

Bảng 2.14. Kết quả phân tích môi trường đất…………………………………..........

52

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn huyện Bình Xuyên.

18

Hình 2.2. Hàm lượng TSS trong các mẫu nước mặt……………...

31

Hình 2.3. Hàm lượng BOD5 trong các mẫu nước mặt....................

31

Hình 2.4. Hàm lượng COD trong các mẫu nước mặt......................

32

Hình 2.5. Hàm lượng NH4+ trong các mẫu nước mặt.....................

32

Hình 2.6. Hàm lượng Ecoli trong các mẫu nước mặt......................

33

Hình 2.7. Hàm lượng TSS trong mẫu nước thải..............................

41


Hình 2.8. Hàm lượng BOD5 trong mẫu nước thải………………..

41

Hình 2.9. Hàm lượng COD trong mẫu nước thải………………

42

Hình 2.10. Hàm lượng NH4+ trong mẫu nước thải……………….

42

Hình 2.11. Hàm lượng tổng N trong mẫu nước thải………………

43

Hình 2.12. Hàm lượng Mn trong mẫu nước thải………………….

43

Hình 2.13. Hàm lượng dầu mỡ trong mẫu nước thải……………...

44

Hình 2.14. Hàm lượng coliform trong mẫu nước thải…………….

44

Hình 3.1. Sơ đồ dây truyền xử lý nước thải bệnh viện……………


70

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 2
5. Nội dung của luận văn ............................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH XUYÊN ....................................4

1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................... 4
1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 4
1.1.2. Địa hình ........................................................................................... 5
1.1.3. Khí hậu ............................................................................................ 6
1.2. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 8
1.2.1. Tài nguyên nước.............................................................................. 8
1.2.2. Tài nguyên đất ................................................................................. 9
1.2.3. Tài nguyên rừng ............................................................................ 10

1.2.4. Tài nguyên khoáng sản ................................................................. 11
1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội huyện Bình Xuyên ................................... 12
1.3.1. Dân số và đặc điểm dân cư ........................................................... 12
1.3.2. Lao động và nguồn nhân lực ......................................................... 13
1.3.3. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 13
1.3.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................................... 13
1.3.5. Giáo dục và y tế............................................................................. 15
1.3.6. Văn hóa, thể dục thể thao .............................................................. 15
1.3.7. Giao thông ..................................................................................... 16
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG HUYỆN BÌNH XUYÊN ...........18

2.1. Hiện trạng chất thải rắn .................................................................... 18
2.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn ....................................................... 18
2.1.2. Lượng chất thải rắn phát sinh........................................................ 19
2.1.3. Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Bình
Xuyên ...................................................................................................... 22
2.1.4. Đánh giá sự ảnh hưởng tới môi trường từ CTR ............................ 24
2.2. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc ............................................................. 25
2.2.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ........................................... 25
2.2.2. Lưu lượng nước thải và chế độ thải nước ..................................... 27
2.2.3. Đánh giá chất lượng môi trường nước .......................................... 27
2.2.4. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn huyện .......... 45
2.3. Hiện trạng môi trƣờng không khí .................................................... 47
2.3.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ................................... 47
2.3.2. Đánh giá chất lượng môi trường không khí .................................. 49
HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng



Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

2.4. Hiện trạng môi trƣờng đất huyện Bình Xuyên ............................... 51
2.4.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất .............................................. 51
2.4.2. Đánh giá chất lượng môi trường đất ............................................. 51
2.5. Hiện trạng công tác quản lý môi trƣờng huyện Bình Xuyên ......... 53
2.5.1. Nguồn lực quản lý nhà nước về môi trường ................................. 53
2.5.2. Các hoạt động quản lý môi trường đã được triển khai ................. 53
2.5.3. Các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý môi trường ........... 55
2.5.4. Nhận dạng những thách thức môi trường ..................................... 57
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU
Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNGTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN .............61

3.1. Tăng cƣờng nguồn lực trong công tác quản lý ................................ 61
3.2. Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ................................. 62
3.3. Đẩy mạnh công tác quản lý môi trƣờng trên địa bàn huyện ......... 65
3.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng từ nguồn thải ...... 67
3.4.1. Đối với rác thải .............................................................................. 67
3.4.2. Đối với nước thải .......................................................................... 68
3.4.3. Đối với khí thải ............................................................................. 70
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ......................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng



Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tốc độ đô thị hóa, công
nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì loài người đang phải đứng trước các nguy cơ
về sự suy giảm chất lượng môi trường sống. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày
càng trở nên phức tạp, cùng với mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì
tình trạng ô nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng hơn do lượng rác thải,
nước thải sinh ra mỗi ngày cũng ngày càng tăng. Bởi vậy vấn đề ô nhiễm môi
trường cần được phải quan tâm một cách sâu sắc và có những biện pháp quản lý, xử
lý cụ thể để làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam nói riêng và trên
toàn thế giới nói chung.
Ở Việt Nam, tình trạng quá tải về rác thải tại các khu đô thị, các khu công
nghiệp, bệnh viện đang là một bài toán khó đối với các nhà quản lý. Công tác thu
gom, xử lý còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Chính vì vậy mà người dân đang
phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực sinh sống. Tình trạng ô
nhiễm môi trường đất, nước, không khí tại các khu công nghiệp càng trở nên phức
tạp và việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn, chưa xử lý được triệt để làm tăng nguy cơ
bệnh tật ảnh hưởng tới người dân.
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở khu vực phía bắc giáp với thủ đô Hà Nội, nền
kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ
đô thị hóa diễn ra khá nhanh, cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi. Bình Xuyên là một
trong những huyện nằm trong tỉnh Vĩnh Phúc, nằm gần trung tâm tỉnh và cách
thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo QL2, cách thủ đô Hà Nội 50 km theo hướng
Tây- Tây Bắc. Tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói
chung và huyện Bình Xuyên nói riêng đang có chiều hướng gia tăng. Rác thải sinh

hoạt, nước thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm làng nghề, bệnh viện,
trường học,.. với nhiều thành phần khác nhau hầu hết chưa được thu gom và xử lý
đúng cách dần đến tình trạng ô nhiễm môi trường.

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

1

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Bởi vậy việc đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh nói chung và
huyện Bình Xuyên nói riêng là một việc làm rất cần thiết. Từ việc đánh giá được
hiện trạng môi trường của huyện Bình xuyên từ đó đề xuất các giải pháp quản lý
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Bình Xuyên. Đó là lí do tôi
chọn đề tài :“Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường huyện Bình Xuyên- Tỉnh Vĩnh Phúc”. Nhằm đánh giá
được hiện trạng và đưa ra các biện pháp quản lý thiết thực và hiệu quả hơn trên địa
bàn huyện Bình Xuyên.

2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá về hiện trạng ô nhiễm, các nguồn gây ô nhiễm và công tác quản lý
môi trường trên địa bàn huyện Bình Xuyên, từ đó đưa ra giải pháp quản lý để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện đạt được hiệu quả trong vấn đề bảo vệ
môi trường.


3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nguồn tài nguyên đất, nước, không khí huyện Bình
Xuyên
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn huyện Bình Xuyên

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nhiên cứu là cách thức làm việc có khoa học để giải quyết các
vấn đề chính xác, khách quan nhằm thu được kết quả một cách tốt nhất. Để việc
nghiên cứu đạt hiệu quả tốt nhất, luận văn sử dụng những phương pháp sau đây:
 Phương pháp tham khảo tài liệu
Thu thập, đọc, chọn lọc tài liệu từ các nguồn như: Báo cáo hiện trạng môi
trường huyện Bình Xuyên năm 2014 của Phòng Tài nguyên và môi trường, Niên
giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, niên giám thống kê huyện Bình Xuyên; Các thông
tin từ internet; Tham khảo các khóa luận tốt nghiệp trước đó. Ngoài ra còn có các
tài liệu trong giáo trình học ở lớp, của GVHD và của bạn bè. Tất cả được tổng hợp
lại, đánh giá và lựa chọn những thông tin và dữ liệu cần thiết cho đề tài.

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

2

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2007.

Kết quả quan trắc môi trường nước, đất, không khí được đối chiếu và so
sánh với các quy chuẩn như QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc
gia về chất lượng nước mặt; QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc
gia về nước thải công nghiệp; QCVN 14:2008/BTNMT - Nước thải sinh hoạt;
QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm;
QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh; QCVN 03:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất,…
 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Đây là cách phỏng vấn, bàn luận và tham khảo ý kiến của các anh/chị, các cô
chú ở Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bình Xuyên, Phòng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Bình Xuyên, thầy cô và bạn bè,....

5. Nội dung của luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1: Điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội huyện Bình Xuyên
Chƣơng 2: Hiện trạng môi trường huyện Bình Xuyên
Chƣơng 3: Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trên địa bàn huyện Bình Xuyên
Kết luận và kiến nghị

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

3

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ


Quản lý Tài nguyên và Môi trường

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH XUYÊN

1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là: đồng bằng, trung du và miền
núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh
Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km theo hướng Tây –
Tây Bắc.
Bình Xuyên có diện tích tự nhiên là 14.847,31ha, được giới hạn bởi tọa độ
địa lý từ 21012’57” đến 210 27’ 31” độ vĩ Bắc và 105036’06” đến 105043’26” độ kinh
Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà Nội).
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.
- Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.
Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch
vụ. Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc,
cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long - Nội Bài; khu
công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm
kinh tế – chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội –
Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua là những điều
kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (công nghiệp – dịch
vụ và nông lâm nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ;
đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới
phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện. [3]
Với ba thị trấn trên địa bàn huyện, gồm: Hương Canh – huyện lỵ và hai thị
trấn Thanh Lãng và Gia Khánh, lại nằm ở vị trí giữa hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh

Phúc, Bình Xuyên cũng gặp không ít khó khăn hạn chế. Việc giao lưu đường bộ
giữa vùng lân cận với khu vực phía Bắc huyện gặp khó khăn do bị dãy núi Tam Đảo
chia cắt, làm hạn chế đến phát triển công nghiệp và dịch vụ, Khu vực đồng bằng của

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

4

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

huyện có địa hình thấp, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn lại chịu ảnh hưởng của
nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo chảy qua nên khi mưa lớn xảy ra thường gây úng
lụt cục bộ tại khu vực trũng.[3]
1.1.2. Địa hình
Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền núi;
nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. [3]
Vùng núi: Nằm ở phía Bắc của huyện có dãy núi Tam Đảo chạy ngang từ
Tây sang Đông phân chia ranh giới huyện với tỉnh Thái Nguyên. Địa hình bị chia
cắt mạnh. Đất đai có độ dốc cấp 3 (từ 15-250), cấp 4( trên 250) chiếm trên 90%
diện tích, có nguồn gốc hình thành khá phức tạp, tạo nên tính đa dạng phong phú
của hệ sinh thái vùng đồi núi. Nhìn chung, môi trường sinh thái vùng đồi núi. Nhìn
chung, môi trường sinh thái đang ở trạng thái cân bằng, nhiều khu vực có địa hình
cùng với các yếu tố khí hậu, danh lam thắng cảnh đã tạo nên tiềm năng du lịch như:
Thanh Lanh, Mỏ Quạ… Bên cạnh đó với tính đa dạng của hệ thực vật đã tạo nên
nguồn gien quý hiếm cho nghiên cứu khoa học.

- Vùng trung du: Tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, gồm các xã: Gia Khánh, Hương Sơn, Thiện Kế, Bá Hiền, Sơn Lôi, Tam Hợp,
Quất Lưu. Đây phần lớn là vùng đồi gò có độ dốc cấp 2 (8-150), nằm xen kẽ giữa
các dải ruộng bậc thang có độ dốc cấp 1 (dưới 80); tuy nhiên, còn xuất hiện dải núi
cao có độ dốc trên 150 chạy dài từ Hương Sơn đến Quất Lưu với các đỉnh cao như:
Núi Đinh (204,5m), núi Nia (82,2m), núi Trống (156,5m). Do quá trình khai thác
không khoa học trong những năm qua đã tạo ra diện tích khá lớn đất trống đồi núi
trọc hoặc cây cối thưa thớt, phần lớn là cây bạch đàn không có khả năng cải tạo đất.
Vùng này đất đai được hình thành từ nhiều loại đá vụn khác nhau, với độ dốc vừa
phải, do đó ngoài mục đích lâm nghiệp đây còn là vùng có tiềm năng cho việc trồng
cây ăn quả, trang trại vườn rừng, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Vùng đồng bằng: Gồm các xã Đạo Đức, Phú Xuân, Tân Phong, Thanh
Lãng, đất đai tương đối bằng phẳng, có độ dốc < 500; tuy nhiên độ chênh lệch giữa
các cốt ruộng rất lớn ( điểm cao nhất: khu Kiền Sơn - Đạo Đức là 11,6m, điểm thấp

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

5

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

nhất: khu Bới Dứa – Thanh Lãng là 6,3m. Xen kẽ giữa gò đất thấp là những chân
ruộng trũng lòng chảo, đây là những khu vực thường ngập úng vào mùa mưa.
- Trừ khu vực dãy núi Tam Đảo là diện tích đồi núi phân bố tập trung, còn
phần lớn các đồi gò đều nằm xen kẽ các khu ruộng khá bằng phẳng nên yếu tố địa

hình có thể phân thành 2 dạng chính sau:
- Vùng núi: Tập trung ở phía Bắc của huyện là những ngọn núi cao từ 3001.500m chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, đất thích hợp với mục đích lâm
nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu và du lịch nghỉ dưỡng. Chú trọng
phát triển kinh tế đồi rừng trồng cây ăn quả, cây nguyên liệu, khoanh nuôi bảo vệ
nhất là rừng phòng hộ. Phát triển dịch vụ gắn với vùng du lịch sinh thái. Đảm bảo
đủ lương thực của vùng, kết hợp phát triển rừng với phát triển chăn nuôi đàn gia súc
và cây con đặc sản của vùng núi.
- Vùng trung du: Phần lớn là đồi trọc bị xói mòn, vùng này ngoài mục đích
lâm nghiệp còn có thể phát triển nông lâm kết hợp, cây công nghiệp ngắn ngày, cây
công nghiệp tập trung, xây dựng cơ bản và nhiều mục đích chuyên dùng khác. Khai
thác, sử dụng một cách hợp lý quỹ đất hiện có, ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển công nghiệp và giao thông.
- Vùng đồng bằng: Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá tập trung, năng suất cao và từng bước sản xuất theo hướng
công nghiệp, công nghệ cao. Xây dựng vùng chuyên trồng lúa giống, trồng rau, hoa
quả, mở rộng chăn nuôi gia cầm, nạc hoá đàn lợn, cải tạo vùng chiêm trũng, nuôi
trồng thuỷ sản, xây dựng kinh tế trang trại theo mô hình kinh tế VAC.[3]
1.1.3. Khí hậu
Bình Xuyên nằm trong tiểu vùng khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng,
bị chi phối bởi dãy núi Tam Đảo, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa miền núi và đồng
bằng, thường chịu tác động không tốt từ các cơn bão, gây mưa tô, lốc lớn.[3]
Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 được
phân chia làm hai thời kỳ:

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

6

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng



Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mùa đông: (lạnh và khô hanh) kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4
năm sau được chia làm 2 thời kỳ:
a) Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,5 – 250C, tuy nhiên chênh lệch nhiệt
độ giữa mùa hè và mùa đông khá lớn (trung bình mùa hè là 28-34,40C; mùa đông từ
13-160C tối thấp có những ngày dưới 100C) nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng
6,7,8; thấp nhất vào tháng 12,1,2.
Do điều kiện địa hình nên nhiệt độ giữa vùng đồng bằng và miền núi chênh
lệch nhau đến 5-70C.
b) Lượng mưa
Tập trung vào tháng 6,7,8 trong thời gian này lượng mưa đã chiếm 50%
lượng mưa cả năm, có những trận mưa to gây ngập úng cục bộ cùng với việc nước
đầu nguồn tràn về các sông, suối đã gây nên úng lụt. Mưa ít vào tháng 12,1,2.
Lượng mưa giữa vùng núi và vùng thấp chênh lệch nhau khá lớn.
Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho cây trồng và sinh
hoạt, nhưng cũng gây nên úng lụt, rửa trôi bào mòn đất.
b) Độ ẩm
Độ ẩm chênh lệch không nhiều qua các tháng trong năm; độ ẩm cao vào mùa
mưa, thấp vào mùa đông.
Độ ẩm vùng núi cao hơn vùng trung du đồng bằng, bình quân độ ẩm vùng
đồi núi là 88%; vùng đồng bằng là 84%.

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

7


GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

d) Số giờ nắng
Số giờ nắng bình quân 1.400-1.700 giờ/năm, mặc dù bình quân theo năm cao
nhưng giữa các tháng lại chênh lệch nhau rất nhiều, thường các tháng có số giờ
nắng cao là các tháng mùa hè, thấp là các tháng cuối mùa đông. Số giờ nắng như
vậy vẫn đủ lượng bức xạ cho cây trồng theo mùa vụ, tuy nhiên mùa đông phải bố trí
cây trồng chịu hạn, chịu rét.
e) Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió
Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đôi khi kèm sương muối ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, khí hậu Bình Xuyên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng,
vật nuôi, đặc biệt đối với các loại cây lúa, ngô, khoai, đậu tương và rau xanh. Tuy
nhiên bên cạnh những thuận lợi, khí hậu tại Bình Xuyên mùa hè lượng mưa tập
trung lớn vì vậy có thể gây ngập úng, mùa đông đôi khi có sương đây là những yếu
tố gây ảnh hưởng xấu đối với sản xuất nông nghiệp của huyện.
f) Thủy văn
Nguồn nước mặt của huyện khá phong phú, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước
từ các suối nhỏ thuộc dãy Tam Đảo chảy vào ở xã Trung Mỹ (hồ Thanh Lanh).
Hệ thống sông Cà Lồ: Có thể phân chia thành 3 nhánh: nhánh nối với sông
Phan, từ Hồ Thanh Lanh, sông Cánh; nhánh nối liền với Cầu Bòn tiêu thoát nước
trực tiếp nước mưa của dãy núi Tam Đảo thuộc huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc
Yên nhánh nối với sông Phan tiêu thoát nước vùng trũng của hai huyện Yên Lạc và

Bình Xuyên. Sông Cà Lồ là sông tiêu tự nhiên duy nhất trên địa bàn huyện, mực
nước cao nhất 9,14m, lưu lượng lớn nhất 268m3/s. Vào mùa mưa lũ tập trung, nước
sông Cầu dâng cao không tiêu kịp gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng trong huyện.

1.2. Tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Tài nguyên nước
a) Nguồn nước mặt

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

8

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Nguồn nước mặt của huyện Bình Xuyên tương đối dồi dào với hàng loạt hệ
thống sông, hồ không chỉ phục vụ cho nông nghiệp mà còn có mục đích khác như:
Hồ Thanh Lanh nằm ở phía Bắc làng Thanh Lanh khoảng 200m, thuộc xã Trung
Mỹ- huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. Hồ được xây dựng năm 2000 nhằm phục vụ
cho mục đích điều tiết cung cấp nước tưới tự chảy cho 1200ha diện tích đất canh tác
của các xã Trung Mỹ, Bá Hiến và Thiện Kế, góp phần chặn lũ cho vùng đồng bằng
Vĩnh Yên và Phúc Yên. Lòng hồ rộng khoảng 3,5 km2, có công suất chứa khoảng
gần 10 triệu m3 nước. [4]
Ngoài hồ Thanh Lanh có công suất chứa lớn, trên địa bàn huyện còn có một
số loại hồ nhỏ cũng đóng góp đáng kể vào việc tích nước phục vụ cho tưới tiêu
nông nghiệp như hồ Bắp Cải (Gia Khánh), hồ Nông Trường, hồ Hương Đà, hồ

Giếng Hin (xã Thiện Kế), hồ Gia Khau, hồ Đồng Câu, đầm Lương Câu, Đầm An
Lão (xã Sơn Lôi), Đầm Cả (Hương Canh), Đầm Nại, Đầm Đám (xã Đạo Đức), đầm
Nam Bản (Tân Phong).
Cùng với các hồ chứa, trên địa bàn huyện còn có các sông như sông Cà Lồ,
sông Cầu Bòn, Sông Cánh, Sông Mây cũng đóng góp đáng kể vào việc cung cấp
nguồn nước mặt cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp trên địa
bàn huyện.
b) Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm của huyện không lớn, chất lượng nước không cao. Theo
đánh giá sơ bộ về tài nguyên môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc thì trên địa bàn huyện
có thể khai thác 200.000 m3/ngày đêm nhưng việc cung cấp nước cho sinh hoạt khá
tốn kém. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước. [4]
1.2.2. Tài nguyên đất
a) Cơ cấu các loại đất
Theo phân loại đất mới của FAO-UNESCO trên địa bàn huyện có 21 loại đất
bao gồm 7 nhóm chính.
Đất bằng: Có diện tích khoảng 6.692,91 ha , chiếm 44,99% diện tích đất tự
nhiên, gồm các nhóm đất chính:

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

9

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường


Đất phù sa: Diện tích khoảng 3.506,5 ha, chiếm 41,22% diện tích đất bằng,
17,95% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất Glây chua điển hình: Diện tích
khoảng 355 ha, chiếm 1,82% diện tích đất tự nhiên.
Đất mới biến đổi: Có diện tích 4.041,4 ha, chiếm 47,52% diện tích đất bằng,
20,68% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất loang lổ: Gồm 2 nhóm: đất loang lổ chua và đất loang lổ bạc màu, có
diện tích khoảng 392 ha chiếm 2,01% diện tích đất tự nhiênĐất cát: Gồm 2 loại là
đất cát bạc màu và đất cát đốm rỉ, có diện tích 210 ha (chiếm 1,08% diện tích tự
nhiên), phân bố ở Trung Mỹ, Bá Hiến. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ
chất dinh dưỡng kém, độ phì thấp nên cần có chế độ canh tác và bón phân thích hợp
để cải tạo loại đất này.
- Đất đồi núi
Có diện tích khoảng 8.181,4 ha, chiếm 49,03% diện tích đất tự nhiên gồm 2
nhóm đất chính sau:
+ Đất xám Feralit: Có diện tích khoảng 7.623,2 ha, chiếm 93,18% diện tích
đất đồi núi, 39,02% diện tích đất tự nhiên
+ Đất xám mùn: Có diện tích khoảng 558,2 ha, chiếm 6,82% đất đồi núi,
2,86% diện tích tự nhiên. [3]
+ b) Cơ cấu sử dụng đất và xu hướng dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất[1]
- Đất nông nghiệp: 10.293,65 ha, chiếm 69,33% diện tích tự nhiên (trong đó
đất canh tác 6.299,41 ha, chiếm 42,43% diện tích đất tự nhiên và chiếm 61,2% diện
tích đất nông nghiệp);
- Đất phi nông nghiệp: 4.471,69ha, chiếm 30,12% diện tích tự nhiên;
- Đất chưa sử dụng: 81,97 ha, chiếm 0,55% diện tích tự nhiên;
Nhìn chung quỹ đất của Bình Xuyên trong những năm qua đã được đầu tư
khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh
tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
1.2.3. Tài nguyên rừng
Huyện Bình Xuyên có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn 3.633,59 ha (chiếm


HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

10

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

24,47% diện tích tự nhiên), chủ yếu phân bố tại xã Trung Mỹ. Rừng đặc dụng
chiếm 87,8% tổng trữ lượng gỗ và 100% tổng trữ lượng tre nứa, trong đó 89,1% trữ
lượng gỗ rừng đặc dụng là của rừng tự nhiên; rừng trồng phòng hộ chiếm 2,6%,
rừng trồng sản xuất chiếm 9,6% tổng trữ lượng. Trong rừng tự nhiên rừng trung
bình chỉ chiếm 21,08% diện tích, còn 78,92% là rừng nghèo, rừng phòng hộ và rừng
hỗn giao. Diện tích rừng trồng cấp tuổi I chiếm 52,1%; rừng trồng cấp tuổi II-III
chiếm 47,9%. [4]
Như vậy rừng tự nhiên có chất lượng tốt, trữ lượng gỗ chủ yếu tập trung vào
khu vực có rừng tự nhiên, rừng đang trong giai đoạn phục hồi; rừng trồng có chất
lượng tương đối tốt, tỷ lệ diện tích trồng thành rừng đạt 80%. Đây là ưu thế tốt để
huyện duy trì và phát triển vốn rừng. Tuy nhiên do nạn chặt phá rừng trong nhiều
năm qua nên rừng nhìn chung còn bị nghèo kiệt, động vật hoang dã hầu như không
còn. Trong những năm tới, cần hạn chế khai thác, chú trọng bảo vệ rừng và phát
triển vốn rừng.
1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Nhìn chung, khoáng sản trên địa bàn huyện Bình Xuyên nghèo nàn chủ yếu
khai thác vật liệu xây dựng, ít về số lượng các mỏ, loại khoáng sản nghèo về hàm
lượng. Một số các loại khoáng sản quý hiếm như thiếc, vàng có trữ lượng nhỏ, phân
tán không đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp. Loại khoáng sản có trữ

lượng lớn là đá xây dựng và đá granit (khoảng 20-25 triệu m3) phân bố chủ yếu
thuộc xã Trung Mỹ, nhưng phần lớn khu vực có trữ lượng tập trung lại nằm trong
vườn Quốc gia Tam Đảo, do đó điều kiện khai thác rất hạn chế, hiện nay việc khai
thác đá đang được tiến hành ở Trung Mỹ chủ yếu cung cấp cho ngành giao thông và
xây dựng. Theo đánh giá sơ lược hiện trên địa bàn của huyện có các mỏ sét như: Sét
gạch ngói Quất Lưu, Mỹ Ký (Bá Hiến), Gia Du (Gia Khánh), Ngũ Hồ (Thiện Kế),
Hương Canh với tổng trữ lượng khoảng 18,7 triệu m3 (số liệu Sở công nghiệp cung
cấp). Tuy nhiên hàm lượng cao lanh không cao, do vậy chỉ đáp ứng nhu cầu sản
xuất gạch, ngói, gốm chất lượng thấp. Trong những năm qua chưa có quy hoạch
vùng khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói nên hiện tượng khai thác đất làm

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

11

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

gạch ngói tràn lan, tập trung nhiều nhất tại khu vực Hương Canh, Tân Phong, Quất
Lưu đã làm mất đi đáng kể diện tích đất canh tác, ảnh hưởng xấu đến môi trường
sinh thái. Việc khai thác cát sỏi tại lòng sông suối đã làm thay đổi dòng chảy xói lở
đất canh tác hai bên bờ vào mùa mưa lũ.[4]

1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội huyện Bình Xuyên
1.3.1. Dân số và đặc điểm dân cư
Tính đến tháng 4 năm 2014, quy mô dân số trung bình của huyện là 110.441

người, đứng thứ 3 trong toàn tỉnh, trong đó dân số thành thị có 34.175người, chiếm
30,94% tổng dân số toàn huyện, dân số nông thôn có 76.266 người, chiềm 69,06%.
Mật độ dân số trung bình 744 người/km2, bằng 84,5%, đứng thứ 7/10 huyện, thành
phố trong tỉnh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện những năm gần đây tuy giảm
nhưng không nhiều (giảm so với năm 2013 là 1,36%). [2]
- Về phân bố dân cư: do đặc điểm tự nhiên, dân cư tập trung chủ yếu ở các
xã, thị trấn đồng bằng, điều kiện sinh sống và đi lại dễ dàng. Những đơn vị hành
chính có mật độ dân số cao là: thị trấn Hương Canh: 1.457 người/km2; thị trấn
Thanh Lãng đứng thứ hai với 1.396 người/km2, hai xã Đạo Đức và Phú Xuân cùng
có 1.265 người/km2, xã Tam Hợp 1.074 người/km2.
- Về mức độ đô thị hóa: Tỷ lệ dân số thành thị của huyện ngày một tăng cao
do sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện (Bình Xuyên là huyện đứng
thứ ba toàn tỉnh về tỷ lệ dân số thành thị, sau TP. Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên) với tỷ
lệ dân số đô thị năm 2013 ước đạt 42-45%.
- Về dân tộc: Bình Xuyên là huyện có 3 dân tộc anh em gồm: Kinh, Sán Dìu,
Cao Lan trong đó dân tộc kinh chiếm chủ yếu, khoảng trên 99%. Các dân tộc còn lại
sống chủ yếu ở khu vực xã Trung Mỹ thuộc khu vực vườn Quốc gia Tam Đảo.
- Về tôn giáo: trên địa bàn huyện chủ yếu là không tôn giáo (chiếm khoảng
>80% dân số), Phật giáo (chiếm khoảng 15%) và Thiên Chúa giáo (chiếm tỷ lệ rất
nhỏ<1%). Trong nhiều năm vừa qua, huyện không có sự xáo trộn nhiều về vấn đề
tôn giáo và dân tộc.

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

12

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ


Quản lý Tài nguyên và Môi trường

1.3.2. Lao động và nguồn nhân lực
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2014 là 59,437 nghìn người, chiếm
53,42% dân số toàn huyện. Hiện tại, số lao động đang làm việc trong nền kinh tế
quốc dân là khoảng 56,87 nghìn người, chiếm 95,86% lao động trong độ tuổi, trong
đó khu vực nông lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 5,5% tổng lao động trong độ tuổi,
khu vực phi nông nghiệp chiếm khoảng 90%. Lao động dư thừa, nhàn rỗi, thiếu việc
làm chiếm tỷ lệ nhỏ ở khu vực nông thôn và đô thị. [1]
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt ở mức cao so với
toàn tỉnh, năm 2013 toàn huyện có 27,03 nghìn lao động đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ
45,48% tổng lao động trong độ tuổi.
Với tỷ lệ này cho thấy Bình Xuyên đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh
tế- xã hội của huyện và hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể:
- Lao động đã có việc làm ổn định: 44,86 nghìn người, chiếm 78,89% lao
động trong độ tuổi.
- Lao động trong các doanh nghiệp, TTCN: 23,78 nghìn người, chiếm
40,02% lao động trong độ tuổi.
- Lao động tự do 29,6 nghìn người, chiếm 49,8% lao động trong độ tuổi.
1.3.3. Tăng trưởng kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất ước đạt 8.695,9 tỷ đồng, tăng 14,9% so với cùng kỳ
năm trước (trong đó: Công nghiệp - Xây dựng đạt 7.646,8 tỷ đồng, tăng 15,3%; Nông Lâm nghiệp - Thuỷ sản đạt 448,8 tỷ đồng, tăng 4,1%; Thương mại - Dịch vụ đạt 600,3 tỷ
đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước).[3]
- Tổng giá trị sản xuất (theo giá thực tế) ước đạt 10.677,5 tỷ đồng, tăng
16,6% so với năm 2012, đạt 44% so với kế hoạch năm (trong đó: Công nghiệp Xây dựng đạt 9.392,9 tỷ đồng, tăng 17%; Nông - Lâm - Thuỷ sản đạt 552,7 tỷ đồng,
tăng 3,8%; Thương mại - Dịch vụ ước đạt 731,8 tỷ đồng, tăng 20% so với năm
2013). [3]
1.3.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện trong thời kỳ 2010-2015 đã chuyển dịch mạnh mẽ


HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

13

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

theo hướng phát triển công nghiệp – xây dựng, nông-lâm, thủy sản.(bảng 1.1).
* Về công nghiệp:
Trên địa bàn huyện hiện nay có 6 khu công nghiệp đó là : Khu công nghiệp
Bình Xuyên, Khu công nghiệp Bình Xuyên II, khu công nghiệp Bá Thiện, khu công
nghiệp Bá Thiện II, khu công nghiệp Nam Bình Xuyên, khu công nghiệp Sơn Lôi
với tổng số 850 doanh nghiệp. Trong đó chỉ có Khu công nghiệp Bình Xuyên đã đi
vào hoạt động từ năm 2004, còn lại khu công nghiệp Bá Thiện, Khu công nghiệp
Bình Xuyên II, khu công nghiệp Bá Thiện II mới đi vào hoạt động từ năm 2014.
Còn lại các khu công nghiệp khác đang trong quá trình xây dựng chưa đi vào hoạt
động. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là là cơ khí chế tạo, vật
liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi gia súc, may mặc, linh kiện
điện tử, giấy, sản xuất gạch, ngói,...và 2 cụm công nghiệp đó là cụm công nghiệp
Thanh Lãng và cụm công nghiệp Hương Canh hoạt động về lĩnh vực mộc và gốm
và đó cũng chính là 2 làng nghề trên địa bàn. Ngoài ra còn một số doanh nhiệp hoạt
động ngoài khu công nghiệp.
* Về nông- lâm nghiệp, thủy sản
* Trồng trọt: Hình thành các vùng trồng trọt, khu chăn nuôi, thủy sản tập
trung, tạo khối lượng hàng hóa lớn để tham gia thị trường tiêu thụ trong và ngoài

tỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp và đô thị. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong nhiều khâu của sản xuất nông nghiệp nhằm sản
xuất hạ giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, giải phóng sức
lao động cho nông dân.
* Lâm nghiệp: Trong 9 tháng đầu năm 2014 toàn huyện trồng được 35.000
cây phân tán đạt 70% kế hoạch, 60 ha rừng tập trung đạt 75% kế hoạch.
* Chăn nuôi- thủy sản: Trên địa bàn huyện có tổng số 2107 con trâu, 8127
con bò, 42957 con lợn, 483 nghìn côn gia cầm. Chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình
và trang trại. Chăn nuôi ổn định và phát triển, công tác về phòng chống dịch bệnh
gia súc, gia cầm, thủy sản được thực hiện định kỳ, thường xuyên.
Năm 2010 cơ cấu khu vực công nghiệp – xây dựng trên địa bàn huyện chiếm

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

14

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

52,56% lên 82,70% năm 2010 và năm 2015 cơ cấu ước đạt 83,30%. Cơ cấu khu vực
nông – lâm – thủy sản đã có xu hướng giảm từ 36,84% năm 2005 xuống 11,37%
năm 2010 và dự kiến giảm xuống còn 7,60% vào năm 2015. Khu vực dịch vụ mặc
dù có xu hướng chuyển dịch tích cực nhưng còn chậm: năm 2010 chiếm tỷ trọng
10,60%, năm 2010 chiếm 5,92% và năm 2015 ước chiếm khoảng 7,10%.
Tuy nhiên, với cơ cấu kinh tế như những năm vừa qua cho thấy nền kinh tế
Bình Xuyên chưa phát triển hài hòa do còn có biểu hiện mất cân đối giữa khu vực

sản xuất (công nghiệp- xây dựng; nông- lâm -nghiệp) và khu vực dịch vụ vì tốc độ
tăng trưởng của khu vực sản xuất tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng
của khu vực dịch vụ.
Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế huyện Bình Xuyên [2]
Đơn vị: %
TT

Chỉ tiêu

2005

2010

2015

Toàn nền kinh tế huyện

100

100

100

1

Công nghiệp và xây dựng

52,56

82,70


85,30

2

Nông lâm nghiệp và thuỷ sản

36,84

11,37

7,60

3

Dịch vụ

10,60

5,92

7,10

1.3.5. Giáo dục và y tế
Hệ thống y tế trên địa bàn huyện gồm có 1 bệnh viện, 1 phòng khu vực và 13
trạm y tế xã, thị trấn với 145 giường bệnh, với tổng số 169 y, bác sỹ trong đó tuyến
huyện 11 bác sỹ; tuyến xã có 14 bác sỹ đảm bảo 100% trạm y tế xã, thị trấn có Bác
sỹ. Số giường bệnh trên một vạn dân đạt 13,26 giường phục vụ cho 131.012 lượt
khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện
1.3.6. Văn hóa, thể dục thể thao

Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về “Xây dựng và phát huy nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, huyện đã có những bước thực
hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ đối với địa phương. Thể chế và thiết chế văn hóa
ngày càng được chú trọng. Tỷ lệ làng văn hóa tăng theo từng năm, các lễ hội truyền
HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

15

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

thống, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được khơi dậy và phát huy,
góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Huyện đã tích cực triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở. Nhân dân đã thực hiện tốt và lành mạnh hóa việc cưới, tang, lễ hội,
bài trừ các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan... đến nay đã có 100% thôn, làng xây
dựng, ban hành và thực hiện hương ước.
Sự nghiệp báo chí phát thanh truyền hình từng bước được nâng cấp, công tác
thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện tốt.
Các thiết chế văn hóa như: thư viện, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn... được củng
cố và phát triển; 100% số xã đã có câu lạc bộ văn hóa và có đài truyền thanh.
Việc bảo tồn di sản văn hóa trong những năm qua cũng đã làm tốt công tác
trùng tu tôn tạo di tích lịch sử, khôi phục các lễ hội văn hóa, góp phần nâng cao đời
sống tinh thần cho nhân dân. Hiện trên địa bàn huyên có 25 di tích được xếp hạng
trong đó có 12 di tích cấp trung ương và 13 di tích cấp tỉnh. Tuy nhiên, do mạng
lưới giao thông trên địa bàn huyện còn hạn chế nên việc khai thác những tiềm năng

văn hóa – xã hội phục vụ cho phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế.[3]
Hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, phong
trào luyện tập thể thao phát triển đến tận các thôn xóm, huyện đã có những đoàn thể
thao đi thi đấu trong và ngoài tỉnh... tuy nhiên hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho
nhu cầu luyện tập thể thao của người dân còn nghèo nàn, quy mô diện tích còn nhỏ
hẹp chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong huyện.
1.3.7. Giao thông
Bình Xuyên có 2 loại hình vận tải chính là đường sắt và đường bộ.[3]
- Đường quốc lộ: trên địa bàn huyện có tuyến đường quốc lộ 2 đi qua, với
tổng chiều dài 8 km. Trước đây, tuyến quốc lộ 2 qua huyện Bình Xuyên cũng như
toàn tuyến đi qua tỉnh quy mô mặt cắt nhỏ, nhưng đến nay tuyến đường này đã được
nâng cấp và hoàn thiện đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội
của Bình Xuyên nói riêng và của Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Trong năm 2009,
tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã được khởi công tạo điều kiện cho kinh tế – xã

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

16

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

hội của huyện phát triển, mở rộng quan hệ giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn
cũng như với bên ngoài (Vân Nam – Trung Quốc).
- Đường huyện lộ: Tổng chiều dài đường huyện lộ là 43,9 km, các đoạn
đường này đang được từng bước nâng cấp, đến nay huyện đã nâng cấp được 40,4

km, còn 3,5 km đang tiếp tục được nâng cấp.
- Đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn
của huyện có khoảng 305,7 km. Trong đó, đã bê tông và nhựa hóa được 225 km,
những năm tới huyện tiếp tục nâng cấp số km đường còn lại.
Những năm tới huyện tiếp tục xây dựng mới và nâng cấp mạng lưới giao
thông trên địa bàn, hình thành và hoàn thiện mạng lưới giao thông đáp ứng việc đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế, góp phần nâng cao đời
sống và dân trí cho nhân dân vùng nông thôn.
- Đường sắt: ngoài ra tuyến đường bộ đi qua, huyện Bình Xuyên còn có 12
km đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai nối Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi
phía Bắc, tại Bình Xuyên có một ga nhỏ là ga Hương Canh, Đường tỉnh lộ: Tổng số
đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện có 41 km, những năm vừa qua đã được tỉnh quan
tâm đầu tư nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân và nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

17

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG HUYỆN BÌNH XUYÊN
Bình Xuyên là một huyện nằm gần trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc cách thành phố
Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách thủ đô Hà Nội 50 km theo hướng Tây- Tây
Bắc, tổng diện tích tự nhiên là 14.847,31 ha. Nền kinh tế của huyện trong những

năm gần đây có những bước phát triển vượt bậc. Bình Xuyên là một huyện phát
triển theo hướng công nghiệp-xây dựng, nông- lâm nghiệp, thủy sản. Quá trình sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp có thể gây ảnh hưởng tới môi trường như ô nhiễm
môi trường, hay ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Vì vậy, việc hiểu rõ nguồn
gốc phát sinh chất thải, nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và
những ảnh hưởng của chúng tới môi trường, để có những giải pháp quản lý xử lý
thích hợp và kịp thời để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện là một
việc làm cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.

2.1. Hiện trạng chất thải rắn
2.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của
con người và động vật tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay
khi không muốn sử dụng nữa.[6]
Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, căn cứ vào đặc điểm chất
thải có thể phân chia thành 3 nhóm lớn: Chất thải đô thị, công nghiệp và nguy hại.
Chất thải nguy hại thường phát sinh tại các khu công nghiệp. [6]
Chất thải rắn trên địa bàn huyện Bình Xuyên được phát sinh từ nhiều nguồn
khác nhau. Có thể mô tả vắn tắt các nguồn phát sinh chất thải rắn qua sơ đồ sau:
Nhà dân, khu
chợ

Cơ quan, trường học
Khu công nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp
Chất thải rắn

Giao thông,
xây dựng


Nông nghiệp
Bệnh viện, cơ sở y tế

Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn huyện Bình Xuyên

HV: Nguyễn Thị Hồng Thu

18

GVHD: TS. Đặng Minh Hằng


×