Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 86 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Bản luận văn này do tôi tự lập nghiên cứu và thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
của TS Đặng Minh Hằng.
Để hoàn thành luận văn này, tôi chỉ sử dụng những tài liệu đƣợc ghi trong
mục Tài liệu tham khảo, ngoài ra tôi không sử dụng bất kì tài liệu nào mà không
đƣợc liệt kê.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và mọi hình thức
kỷ luật
Vĩnh Phúc, ngày 11 tháng 3 năm 2015
Tác giả

Hoàng Hà Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, các bộ
môn, phòng, khoa của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Viện đào tạo Sau
đại học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị những kiến thức thiết
thực và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa
học.
Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô
giáo TS Đặng Minh Hằng - người trực tiếp hướng dẫn và luôn tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình làm Luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Vĩnh Tường, lãnh đạo Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường tỉnh
Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có được những thông tin, tài liệu phục
vụ cho việc hoàn thành Luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những người bạn, đã giúp đỡ động viên và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học.


Vĩnh Phúc, ngày 11 tháng 03 năm 2015
Tác giả

Hoàng Hà Anh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Sự cần thiết ..............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài .....................................................................................1
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................1
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2
Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN VĨNH
TƢỜNG.......................................................................................................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................3
1.1.2. Địa hình, địa mạo ..............................................................................................3
1.1.3. Khí hậu, thủy văn ..............................................................................................4
1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên .....................................................................4
1.2. Các điều kiện về kinh tế xã hội ............................................................................6
1.2.1. Các điều kiện về kinh tế ....................................................................................6

1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế .............................................................................9
1.2.3. Các điều kiện về xã hội ...................................................................................11
1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .................................................................12
1.3. Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội ......................................15
1.3.1. Đánh giá về nhịp độ tăng trƣởng kinh tế.........................................................16
1.3.2. Thực trạng sản xuất các ngành ........................................................................16

iii


Chƣơng 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG HUYỆN VĨNH TƢỜNG VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG CẤP BÁCH CẦN ƢU TIÊN XỬ LÝ ............................20
2.1. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc huyện Vĩnh Tƣờng ...............................................20
2.1.1. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc mặt .....................................................................20
2.1.2. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc thải......................................................................25
2.1.3. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc ngầm (nƣớc dƣới đất) ........................................33
2.2. Hiện trạng môi trƣờng đất huyện Vĩnh Tƣờng ..................................................34
2.2.1. Kết quả phân tích môi trƣờng đất....................................................................34
2.2.2. Đánh giá kết quả phân tích môi trƣờng đất .....................................................37
2.3. Hiện trạng môi trƣờng không khí.......................................................................37
2.3.1. Kết quả phân tích môi trƣờng không khí ........................................................37
2.3.2. Đánh giá kết quả phân tích môi trƣờng không khí..........................................41
2.4. Một số vấn đề môi trƣờng cấp bách cần ƣu tiên giải quyết trên địa bàn huyện 42
2.4.1. Ô nhiễm môi trƣờng do phát triển công nghiệp, làng nghề: ...........................42
2.4.2. Ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng ............................43
2.4.3. Ô nhiễm môi trƣờng do phát triển cơ sở thƣơng mại, dịch vụ ăn uống, nhà
hàng, khách sạn…. ....................................................................................................44
2.4.4. Ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất nông nghiệp ...............................44
2.4.5. Ô nhiễm môi trƣờng do sinh hoạt của ngƣời dân............................................45
2.4.6. Tác động của biển đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ..............................46

2.4.7 . Bảo vệ môi trƣờng và cảnh quan sinh thái sông Phan trên địa bàn huyện. ...46
2.4.8. Bảo vệ đa dạng sinh học.................................................................................47
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ...................................................................................................48
3.1. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.....................................................48
3.1.1. Một số kết quả đạt đƣợc trong quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn
huyện .........................................................................................................................48
3.1.2. Kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể ............................................................52
3.1.3. Các vấn đề còn tồn tại .....................................................................................54
iv


3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng trên địa
bàn huyện Vĩnh Tƣờng .............................................................................................56
3.2.1. Công tác tuyên truyền .....................................................................................56
3.2.2. Công tác quản lý..............................................................................................57
3.2.3. Giải pháp về công nghệ ...................................................................................58
3.2.4. Giải pháp về tài chính .....................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................65
1. Kết luận .................................................................................................................65
2. Kiến nghị ..............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................66
PHỤ LỤC ..................................................................................................................68

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

BCĐ

Ban chỉ đạo

CNMT

Công nghệ Môi trƣờng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KH-CN

Khoa học – công nghệ

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuậtViệt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trƣờng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tƣờng (tính đến 31/12/2011) ............5
Bảng 1.2: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện (giá so sánh) [3] ...................................7
Bảng 1.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm (giá thực tế) [3] .........................9
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả phân tích nƣớc mặt huyện Vĩnh Tƣờng [11].......20
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả phân tích nƣớc thải huyện Vĩnh Tƣờng [11].......27
Bảng 2.3:Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu đất [12]..........................................36
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp kết quả phân tích/đo môi trƣờng không khí làng nghề mộc
[13] ............................................................................................................................39

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp kết quả phân tích/đo môi trƣờng không khí khu đô thị tại
Vĩnh Tƣờng [13] .......................................................................................................39
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kết quả phân tích/đo môi trƣờng không khí làng nghề rèn,
cơ khí [13] .................................................................................................................40

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Giá trị TSS tại các điểm quan trắc nƣớc mặt .......................................21
Hình 2.2: Giá trị BOD tại các điểm quan trắc nƣớc mặt .....................................21
Hình 2.3: Giá trị COD tại các điểm quan trắc nƣớc mặt ....................................21
Hình 2.4: Hàm lƣợng NH4+ tại các điểm quan trắc nƣớc mặt...................................22
Hình 2.5: Hàm lƣợng dầu mỡ khoáng tại các điểm quan trắc nƣớc mặt ..................22
Hình 2.6: Mật độ Coliform tại các điểm quan trắc nƣớc mặt ...................................22
Hình 2.7: Giá trị TSS tại các điểm quan trắc nƣớc thải ............................................29
Hình 2.8: Giá trị BOD tại các điểm quan trắc nƣớc thải...........................................29
Hình 2.9: Giá trị COD tại các điểm quan trắc nƣớc thải...........................................29
Hình 2.10: Hàm lƣợng (NH4+) tại các điểm quan trắc nƣớc thải ..............................30
Hình 2.11: Hàm lƣợng Tổng (N) tại các điểm quan trắc nƣớc thải ..........................30
Hình 2.12: Hàm lƣợng tổng (P) tại các điểm quan trắc nƣớc thải ............................31
Hình 2.13: Mật độ Coliform tổng số tại các điểm quan trắc nƣớc thải ....................31
Hình 2.14: Hàm lƣợng Cadimi (Cd) tại các điểm quan trắc mẫu đất .......................37
Hình 2.15: Độ ồn tại các điểm đo vi khí hậu. .......................................................41
Hình 3. 1. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống bể Bastaf ................................61
Hình 3. 2. Sơ đồ hệ thống bể tự hoại cải tiến (Bastaf) và bãi lọc trồng cây ............62

viii



MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết
Trong thời gian qua công tác bảo vệ môi trƣờng của huyện Vĩnh Tƣờng tiếp
tục đƣợc tăng cƣờng, một số khu vực ô nhiễm đã đƣợc xử lý, chất lƣợng môi trƣờng
một số khu vực từng bƣớc đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
đƣợc vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề môi trƣờng bức xúc, chƣa đƣợc khắc phục, tình
trạng ô nhiễm môi trƣờng ở nhiều nơi có xu hƣớng gia tăng, chất thải rắn chƣa đƣợc
thu gom và xử lý triệt để, nƣớc thải tại các khu vực dân cƣ chƣa đƣợc xử lý, ý thức
bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ
môi trƣờng của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã đƣợc nâng lên, nhƣng vẫn
mang tính chất đối phó …. Để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng trƣớc
những tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội, cần phải có sự tham gia tích
cực của các cấp, các ngành, các tổ chức, danh nghiệp và cộng đồng dân cƣ.
Trƣớc thực trạng môi trƣờng hiện nay của huyện Vĩnh Tƣờng, đề tài : “
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc ” sẽ cho thấy hiện trạng tình hình môi
trƣờng đất, nƣớc, không khí và tình hình phát sinh chất thải trên địa bàn huyện Vĩnh
Tƣờng, từ đó đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho việc đƣa ra các biện pháp và chính
sách quản lý môi trƣờng một cách hiệu quả phục vụ cho việc xây dựng hình ảnh
một huyện xanh - sạch - đẹp.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở xác định, phân tích hiện trạng môi trƣờng đất, nƣớc, không khí
trên địa bàn huyện từ đó đƣa ra các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trƣờng trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng, tạo tiền đề để xây dựng hình ảnh một huyện
xanh - sạch - đẹp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và công tác bảo vệ môi
trƣờng trên địa bàn cả nƣớc nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài :
- Đặc điểm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng

1


- Xác định các dự án ƣu tiên về bảo vệ, cải thiện môi trƣờng trên địa bàn
huyện.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đƣợc xây dựng trên phạm vi toàn huyện Vĩnh
Tƣờng.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
a. Nguồn tư liệu
- Nguồn tƣ liệu do địa phƣơng cung cấp.
- Tƣ liệu thu thập đƣợc từ quá trình đi điều tra, khảo sát trên địa bàn.
b. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa: Tiến hành điều tra, khảo sát tại các
điểm lấy mẫu để có những thông tin và cái nhìn cụ thể, chính xác về thực trạng môi
trƣờng đất, nƣớc, không khí trên địa bàn.
- Phƣơng pháp phân tích mẫu: phối hợp với Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ
môi trƣờng tiến hành phân tích các mẫu theo đúng quy định hiện hành để có số liệu
đánh giá hiện trạng môi trƣờng huyện Vĩnh Tƣờng một cách khách quan nhất.
- Phƣơng pháp kế thừa: Từ các số liệu, tài liệu và các thông tin có đƣợc, tổng
hợp và phân tích đƣa ra các đánh giá về thực trạng môi trƣờng và các các vấn đề
cấp bách về môi trƣờng cần đƣợc ƣu tiên trên địa bàn huyện. Trong quá trình
nghiên cứu có kế thừa các kết quả nghiên cứu trƣớc đó trong khu vực nghiên cứu.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Phối hợp và tham khảo ý kiến của các chuyên
gia, cán bộ lãnh đạo để xây dựng phƣơng pháp và tổ chức nghiên cứu có hiệu
quả.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trƣờng huyện Vĩnh Tƣờng - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giải quyết các vấn đề ô
nhiễm môi trƣờng hiện nay trên địa bàn huyện.


2


Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN VĨNH TƢỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Tƣờng là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc,
cách Thành Phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo QL2A, QL2C và tỉnh lộ 304 đƣợc
giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 210 08’14’’ đến 210 20’ 30’’vĩ độ Bắc và từ 1050 26’37’’
đến 105032’44’’ kinh độ Đông gồm 3 Thị trấn và 26 xã có các mặt tiếp giáp:
- Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch
- Phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dƣơng
- Phía Đông giáp huyện Yên Lạc
- Phía Nam giáp TP Hà Nội
- Phía Tây giáp TP Hà Nội và tỉnh Phú Thọ
Huyện Vĩnh Tƣờng có vị trí địa lý nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: TP Việt Trì
(tỉnh Phú Thọ), TP Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội). Huyện nằm trên trục
giao lƣu giữa 2 vùng Tây Bắc và Đồng bằng Trung Du Bắc Bộ bằng cả đƣờng sông,
đƣờng sắt và đƣờng bộ. Tuyến QL2 và tuyến đƣờng sắt chạy song song xuyên từ
Đông sang Tây phần nửa Bắc của huyện. Tỉnh lộ 304 nối liền trung tâm huyện với
QL2C, huyện Yên Lạc và nối với thị xã Sơn Tây của Hà Nội. Huyện Vĩnh Tƣờng
có hệ thống giao thông tƣơng đối phát triển, có đƣờng ô tô, đƣờng sắt, đƣờng sông,
đƣờng đê tả Sông Hồng nối từ Bồ Sao - Yên Lạc - Mê Linh Hà Nội đồng thời nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Tƣờng có vị trí rất thuận lợi cho phát
triển và giao lƣu kinh tế - văn hóa - xã hội với các huyện khác trong tỉnh [2].
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Vĩnh Tƣờng tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc
xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Lũng Hòa, Bồ Sao,
Yên Lập, ngƣợc lại phía Tây và Tây Nam có nhiều đầm sâu, ruộng mấp mô thƣờng

tạo thành những lòng chảo nhỏ.

3


Căn cứ vào địa hình có thể phân thành 3 vùng cụ thể nhƣ sau:
+ Vùng thƣợng huyện gồm 09 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hƣng, Nghĩa
Hƣng, Tân Tiến, Yên Lập, Đại Đồng, Việt Xuân và Bồ Sao.
+ Vùng giữa gồm 03 Thị trấn và 10 xã: Thị trấn Vĩnh Tƣờng, thị trấn Thổ
Tang, thị trấn Tứ Trƣng, Lũng Hòa, Bình Dƣơng, Tân Cƣơng, Thƣợng Trƣng, Tuân
Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Tam Phúc, Vân Xuân, Ngũ Kiên.
+ Vùng bãi gồm 07 xã: An Tƣờng, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, Cao Đại, Phú
Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.
Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mƣa Vĩnh Tƣờng thƣờng
bị úng lụt gây ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [2].
1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Vĩnh Tƣờng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ
rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính. Mùa
Hạ mƣa nhiều hƣớng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa Đông ít mƣa, lạnh,
hƣớng gió thịnh hành là gió Đông Bắc. Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp.
Theo số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện nhƣ sau:
- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,6 0C
- Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40C
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 6,7 0C
- Độ ẩm không khí bình quân: 82 %
- Độ ẩm cao nhất: 100%
- Độ ẩm thấp nhất: 47%
- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1552 mm, với năm cao nhất là
2106 mm, năm thấp nhất 1069 mm. Lƣợng mƣa phân bố tƣơng đối đều từ tháng 4
đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lƣợng mƣa cả năm [2].

1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Đất đai của huyện Vĩnh Tƣờng gồm các loại đất chính sau:
Đất phù sa sông Hồng đƣợc bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu: có
diện tích 4012 ha, chiếm 43,57 % diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở các xã
4


Cao Đại, Lý Nhân, An Tƣờng, Vĩnh Thịnh, Phú Đa. Đây là loại đất tốt thích
hợp với hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng ngắn
ngày, cho năng suất cao.
Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây
hoặc glây yếu có diện tích 2666 ha, chiếm 28,95 % diện tích đất nông nghiệp, phân
bố chủ yếu ở Tuân Chính, Thƣợng Trƣng, Tân Cƣơng ... Đất có địa hình vàn cao,
thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông nghiệp.
Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc
glây mạnh khoảng diện tích 80 ha, chiếm 0,86 % diện tích đất nông nghiệp. Đất có địa
hình vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất 2 vụ lúa.
* Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê của tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến ngày 31/12/2011 toàn
huyện Vĩnh Tƣờng có tổng diện tích đất tự nhiên là 14.189,98 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 9.157,87 ha, chiếm 64,54%;
- Đất phi nông nghiệp: 5.030,71 ha, chiếm 35,45%;
- Đất chƣa sử dụng: 1,4 ha, chiếm 0,01%.
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tƣờng
(tính đến 31/12/2011)[2]
Mã số
1
1.1
1.2

1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3
3.1

Chỉ tiêu
Tổng số
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp có rừng
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất tôn giáo, tín ngƣỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chƣa sử dụng

5


31/12/2011
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
14.189,98
100,00
9.157,87
64,54
8.008,06
56,44
0
0
1.122,44
7,91
27,37
0,19
5.030,71
35,45
1.454,01
10,25
2.435,15
17,16
23,77
0,17
100,04
0,7
1.008,90
7,11
8,84
0.06

1,4
0,01
1,40
0.01


Vĩnh Tƣờng là vùng đất cơ bản thuần nông, nhân dân đã sử dụng tới
9.157,87ha (64,54%) đất cho mục đích nông nghiệp. Đất đƣợc khai thác, sử dụng
gần nhƣ tối đa, chỉ còn 1,4 ha (0,01%) là đất chƣa đƣợc sử dụng.
b. Tài nguyên nước
Huyện Vĩnh Tƣờng có sông Hồng, sông Lô, Sông Phan, Sông Phó Đáy và hệ
thống kênh mƣơng tƣơng đối hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp.
Sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh
Tƣờng khoảng 18km, lƣu lƣợng bình quân 3730 m3/s, mực nƣớc hàng năm lên
xuống thất thƣờng theo mùa. Sông có khối lƣợng phù sa lớn ngoài đê có ảnh hƣởng
trực tiếp đến canh tác của ngƣời dân theo mùa.
Sông Phó Đáy nằm ở phía Bắc và Tây Bắc huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh
Tƣờng có chiều dài khoảng 12 km, lòng sông hẹp, độ dốc lớn dễ gây lũ lụt sạt lở hai
bên bờ.
Sông Phan nối từ lƣu vực Tam Đảo chảy qua địa phận huyện Vĩnh Tƣờng
khoảng 37 km, bề rộng trung bình khoảng 20 m, là con sông tiêu duy nhất của
huyện. Do lòng sông hẹp độ dốc không lớn nên việc tiêu nƣớc gặp khó khăn thƣờng
xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mƣa.
c. Tài nguyên khoáng sản
Nguồn nguyên liệu xây dựng tự nhiên nhƣ đất sét khá dồi dào, cát sỏi có chất
lƣợng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói, khai thác vật liệu xây dựng với quy mô
vừa và nhỏ.
- Cát, sỏi: có thể khai thác với số lƣợng lớn tập trung ven sông Hồng, sông Lô,
sông Phó Đáy, đây là nguồn tài nguyên quan trọng đƣợc bồi đắp thƣờng xuyên.
- Đất sét: dùng làm gạch ngói, sản xuất gạch không nung.

1.2. Các điều kiện về kinh tế xã hội
1.2.1. Các điều kiện về kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2001 - 2010 nền kinh tế của huyện Vĩnh Tƣờng có nhƣng biến
động theo hƣớng tích cực, tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất đạt 19,2 %/năm. Giai
đoạn 2006 - 2010 huyện đã tận dụng những ƣu thế để tăng trƣởng kinh tế, tốc độ
6


tăng bình quân hàng năm đạt 23,7 %; trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng
nhanh nhất đạt 43,4 %/năm, thƣơng mại - dịch vụ tăng 32,7 %/năm, nông nghiệp
thủy sản tăng rất chậm chỉ đạt 1,4 %/năm.
Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng và thƣơng
mại - dịch vụ đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhƣ vậy là do xuất phát điểm của các
ngành này thấp, sau khi xuất hiện các công ty may Việt Thiên, gạch ốp lát Việt Anh
và các công trình đầu tƣ cơ sở hạ tầng một số khu vực đặc biệt là các khu kinh tế xã
hội... tạo ra tốc độ tăng trƣởng.
Với tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại –
dịch vụ nhƣ vậy sẽ kéo theo các vấn đề về môi trƣờng: các chất thải rắn phát sinh
phát sinh nhƣ đất, đá, vôi, vữa… trong hoạt động xây dựng, các chất thải nguy hại
nhƣ các loại bóng đèn huỳnh quang, pin…, trong hoạt động thƣơng mại dịch vụ
phát sinh lƣợng lớn chất thải sinh hoạt nhƣ túi nilong, hoa quả, vỏ trái cây…
Năm 2010 tổng giá trị sản xuất toàn huyện ƣớc tính đạt 2.299 tỷ đồng gấp
hơn 3 lần so với năm 2005.
Giai đoạn 2001 - 2010, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, những chủ
trƣơng chính sách của nhà nƣớc, đƣợc sự quan tâm của tỉnh và sự nỗ lực cố gắng
của huyện, đời sống của ngƣời dân đã có sự chuyển biến rõ rệt.
Bảng 1.2: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện (giá so sánh) [3]
Đơn vị tính: triệu đồng


Hạng mục

2000

2005

Tốc độ tăng trƣởng
(%)
2010
2001 - 2006 - 2001 2005 2010 2010
2.298,958 14,9
23,7
19,2

* Tổng GTXS

396,450 793,066

- Nông nghiệp - thủy sản

273,534 409,604

438,011

8,4

1,4

4,8


- Công nghiệp - xây dựng

58,800

144,678

876,555

19,7

43,4

31,0

- Thƣơng mại - dịch vụ

64,116

238,784

984,932

30,1

32,7

31,4

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thời kỳ 2001 - 2010 chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo hƣớng tăng công

nghiệp xây dựng và thƣơng mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản. Cơ cấu
7


giá trị sản xuất năm 2000: Nông nghiệp - thủy sản 66,9 %, công nghiệp xây dựng
14,1 %, thƣơng mại dịch vụ là 19,0 %, năm 2010 tƣơng ứng là: 31,2 %; 33,1 % và
35,7 %.

8


Bảng 1.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm (giá thực tế) [3]
2000
Chỉ tiêu

Giá trị
(tr đồng)

+ Tổng GTSX
- Nông nghiệp,
thủy sản
- Công nghiệp,
xây dựng
- Thƣơng mại,
dịch vụ

2005

cấu
(%)


Giá trị
(tr đồng)

Ƣớc tính 2010

2009

cấu
(%)

Giá trị
(tr đồng)


cấu
(%)

Giá trị

Cơ cấu

(tr đồng)

(%)

549.964

100,0


1.343.983

100,0

3.685.880

100,0

4.959.285

100,0

367.926

66.9

824.198

61,3

1.184.580

32,1

1.548.222

31,2

77.545


14.1

241.391

18,0

1.275.291

34,6

1.639.158

33,1

104.493

19.0

278.394

20,7

1.226.009

33,3

11.771.905

35,7


Trên địa bàn huyện đang hình thành và phát triển những vùng sản xuất tập
trung, những cụm công nghiệp, kinh tế - xã hội nhƣ: Tân Tiến, TT Thổ Tang, Đại
Đồng, Chấn Hƣng, An Tƣờng, Vũ Di… tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tƣơng đối rõ và cơ bản là đúng hƣớng, đặc
biệt là khu vực dịch vụ. Trong thời gian tới Vĩnh Tƣờng hoàn toàn có điều kiện đạt
mức tăng trƣởng cao hơn và cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn trong
khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ nếu khai thác tốt theo tiềm năng và
chuẩn bị tốt hơn các điều kiện về vốn, lao động, cơ sở hạ tầng cũng nhƣ vấn đề thu
hút đầu tƣ.
1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Năm 2010 giá trị sản xuất của ngành đạt 438011 triệu đồng với tốc độ bình
quân ở mức 1,4 %/năm (giai đoạn 2001-2010). Do ảnh hƣởng của khí hậu, vụ đông
- xuân (2006-2007) bị ngập lụt và mƣa đá, vụ đông năm 2008 bị úng ngập toàn
miền Bắc … đã làm cho sản lƣợng của ngành trồng trọt giảm mạnh. Cơ cấu nông
nghiệp có sự dịch chuyển theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 96,9
% năm 2001 xuống còn 88,5 % năm 2010, ngành thủy sản tăng từ 3,1 % năm 2001

9


lên đến 11,5 % năm 2010. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm đi còn tỷ trọng ngành
chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng lên. Cụ thể nhƣ sau:
+Trồng trọt: Ngành đã có bƣớc tiến quan trọng về năng suất, sản lƣợng, góp
phần đảm bảo an toàn lƣơng thực cho toàn huyện. Tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản
xuất tăng 1,8 %/năm giai đoạn 2001 - 2010. Đến năm 2010 giá trị sản xuất của
ngành đạt 637132 triệu đồng. [3]
+ Chăn nuôi: Năm 2009 đàn trâu có 1762 con, tăng 50 con so với năm 2005 (
1712 con); đàn bò 16388 con, giảm 11026 con so với năm 2005 ( 27414 con); đàn

lợn 97487 con, tăng 23150 con so với năm 2005 ( 74337 con); đàn gia cầm
6607819 con, tăng 5875919 con so với năm 2005 ( 731900 con). [4]
Với tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi nhƣ hiện tại sẽ gây ra ảnh hƣởng
không nhỏ đến môi trƣờng nhƣ thải ra một lƣợng lớn nƣớc thải với hàm lƣợng
COD, BOD5, TSS… gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, gây ra ô nhiễm môi trƣờng
không khí do thải ra các khí NH3, H2S… và gây ra tác động trực tiếp tới môi
trƣờng cảnh quan nông thôn.
+ Ngành thủy sản: Chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hƣớng tăng dần. Diện tích
nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 1124,48 ha, tăng so với năm 2001 là 811,6 ha.
Giá trị sản xuất ngành nuôi trồng thủy sản năm 2009 là 85.546,4 triệu đồng. [5]
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Cơ cấu ngành công nghiệp tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến, bao
gồm các ngành: công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống có 890 cơ sở; công
nghiệp chế biến, sản xuất từ tre, lứa có 105 cơ sở sản xuất; sản xuất các sản phẩm từ
kim loại có 657 cơ sở; các sản phẩm gỗ truyền thống nhƣ giƣờng, tủ, bàn ghế 625
cơ sở sản xuất tập trung ở các làng nghề nhƣ Thủ Độ, Lý Nhân … huyện Vĩnh
Tƣờng, đang có sự phát triển các cụm công nghiệp, kinh tế xã hội ở Chấn Hƣng,
Đại Đồng, Tân Tiến, An Tƣờng tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tƣ. Bƣớc
đầu đã thu hút đƣợc các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển
các cơ sở sản xuất - kinh doanh mới. Ngoài ra còn phát triển các đơn vị đào tạo
công nhân, sản xuất may mặc tại địa phƣơng góp phần đáng kể vào sự phát triển
kinh tế và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
10


Về tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Huyện Vĩnh Tƣờng đã hình thành một
số làng nghề và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn nhƣ: Làng nghề rèn Bàn
Mạch, làng nghề mộc Vân Giang, làng nghề mộc Vân Hà - xã Lý Nhân, làng nghề
mộc Bích Chu, làng nghề mộc Thủ Độ - xã An Tƣờng, làng nghề đóng tàu Việt An,
làng nghề rắn Vĩnh Sơn.

Do đặc điểm làng nghề trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng chủ yếu là làng nghề
mộc và rèn do đó tác động của các làng nghề là không lớn tới môi trƣờng mà chỉ
gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của ngƣời lao động.
c. Khu vực kinh tế thương mại
Về thƣơng mại: Trong những năm gần đây nhiều thành phần kinh tế (đặc biệt
là kinh tế tƣ nhân) tham gia hoạt động dịch vụ với nhiều hình thức phong phú đa
dạng. Ngành dịch vụ sản xuất chủ yếu là vận tải hàng hoá với doanh thu năm 2009
là 178140 triệu đồng; doanh thu vận chuyển hành khách năm 2009 là 34690 triệu
đồng. [5]
Về hoạt động du lịch: Địa thế và tính lịch sử của Vĩnh Tƣờng không thuận
lợi cho việc đầu tƣ vào lĩnh vực này, nhận thức đƣợc những thực tế trên, huyện
Vĩnh Tƣờng đang có kế hoạch triển khai các khu du lịch sinh thái nhƣ Đầm Rƣng
(nằm ở địa phận 4 xã là xã Ngũ Kiên, Tam Phúc, Phú Đa, thị trấn Tứ Trƣng), Vực
Xanh…nhằm tạo và thu hút khách du lịch.
Về hoạt động tài chính: Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2010
đạt 75,9 tỷ đồng. Trong đó, thu cấp quyền sử dụng đất 50 tỷ đồng, ngoài Quốc
doanh là 13,5 tỷ đồng, ngoài ra còn có khoản thu khác. Chi ngân sách của huyện
năm 2010 khoảng 142 tỷ đồng. Trong đó chi thƣờng xuyên là 42 tỷ đồng, đầu tƣ
phát triển 50 tỷ đồng, chi bổ sung cấp dƣới 50 tỷ đồng.
Về hoạt động ngân hàng: Huy động vốn của ngân hàng đạt 237,3 tỷ đồng, dƣ
nợ cho vay đạt 363,2 tỷ đồng. [3]
1.2.3. Các điều kiện về xã hội
a. Dân số và gia tăng dân số
Theo niên giám thống kê năm 2011, toàn huyện có 191.385 ngƣời. Dân số
hiện nay của huyện Vĩnh Tƣờng chủ yếu là đồng bào Kinh. Việc đẩy mạnh triển
11


khai các chƣơng trình dân số kế hoạch hoá gia đình nên tỷ suất sinh, tỷ lệ phụ nữ
sinh con thứ 3 giảm nhanh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hƣớng giảm dần từ

1,92 % (năm 2005) xuống còn 1,5 % (năm 2009).
Mật độ dân số bình quân toàn huyện năm 2011 là 1.349 ngƣời/km2, song
phân bố không đều, tập trung ở các xã có ngành nghề thủ công, dịch vụ phát triển
nhƣ Đại Đồng, Tân Tiến, thị trấn Thổ Tang, Lý Nhân. Các xã có mật độ dân thƣa
hơn nhƣ Cao Đại, Phú Đa.
Với tốc độ gia tăng dân số nhanh nhƣ hiện nay gây ra sức ép lớn môi trƣờng
nhƣ dân số tăng dẫn đến gia tăng khối lƣợng chất thải sinh hoạt, nhu cầu về đất
nông nghiệp tăng cao, nhu cầu về tăng cƣờng sản lƣợng trồng trọt dẫn đến nhu cầu
sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu tăng.
b. Lao động, việc làm
Dân số huyện Vĩnh Tƣờng có cơ cấu trẻ, năm 2010 số ngƣời trong độ tuổi
lao động là 93244 ngƣời, chiếm 49 % dân số cả huyện.
Hiện nay số lao động qua đào tạo tập trung chủ yếu ở khu vực quản lý nhà
nƣớc, ngành giáo dục đào tạo và các doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động chƣa
cao, một bộ phận lao động chƣa có việc làm và thiếu việc làm sau khi đƣợc đào tạo.
Cơ cấu dân số trẻ hiện nay sẽ là nguồn lao động dồi dào trong giai đoạn tới,
do đó cần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo lại lực lƣợng lao động tại chỗ
nguồn lực đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của
huyện.
1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Vĩnh Tƣờng có các loại hình vận tải đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thuỷ. Hệ
thống giao thông đƣờng bộ của huyện gồm có: Quốc lộ 2A chạy qua nối Vĩnh
Tƣờng với Vĩnh Yên, Phú Thọ, tỉnh lộ 304, 309 và đƣờng Quốc lộ 2C đan chéo qua
trung tâm huyện, các đƣờng liên xã, liên thôn khá đầy đủ. Nhìn chung hệ thống giao
thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện khá hoàn thiện, phân bố đều các xã, thị trấn, các
khu dân cƣ tạo thành mạng lƣới khép kín nối liền các trục tỉnh lộ, quốc lộ đƣờng sắt

12



và đƣờng sông. Tuy nhiên còn nhiều đƣờng liên xã, liên thôn là đƣờng đất, cấp phối
cần tu sửa, mở rộng.
Đƣờng thuỷ với hệ thống sông Hồng ở phía nam huyện (dài 18 km), sông
Phó Đáy phía Tây Bắc (dài 18 km) và hai bến phà Vĩnh Thịnh, bến phà Phú Hậu
đƣa đón khách, chu chuyển nguyên vật liệu.
Đƣờng Sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua Vĩnh Tƣờng qua 2 ga Bạch Hạc và ga
Hƣớng Lại đang đƣợc nâng cấp và mở rộng.
Tổng diện tích đất hiện trạng năm 2010 dùng cho giao thông là 991,45 ha
chiếm 41% diện tích đất chuyên dùng. Một số tuyến đƣờng đang đƣợc đầu tƣ mở
rộng, nâng cấp, bộ mặt giao thông nông thôn thay đổi đáng kể.
b. Thuỷ lợi
Vĩnh Tƣờng có hệ thống thuỷ lợi khá phát triển với diện tích 1119,67 ha, chiếm
47 % diện tích đất chuyên dùng, hệ thống này đƣợc phân bố đều và cơ bản đảm bảo
tƣới tiêu cho diện tích canh tác của huyện. Tuy nhiên do nguồn nƣớc phụ thuộc mƣơng
tƣới tiêu, khi gặp khô hạn kéo dài nguồn nƣớc tƣới bị hạn chế, nhất là vụ đông đã ảnh
hƣởng đến sản xuất nông nghiệp. Về tiêu những năm mƣa nhiều và tập trung toàn
huyện vẫn còn gần 305,17 ha ngập úng, không tiêu kịp, cần có biện pháp để khai thác
hợp lý vùng đất trũng này trong giai đoạn tới.
c. Giáo dục - Đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - Đào tạo tiếp tục phát triển, số lƣợng học sinh, trƣờng
lớp mẫu giáo, phổ thông, dạy nghề ngày một tăng, năm 2010 theo số liệu thống kê
của phòng giáo dục huyện Vĩnh Tƣờng, toàn huyện có 69,01 ha đất giáo dục, trong
đó cấp mầm non có 11,29 ha chiếm 16,35 %, cấp tiểu học có 24,01 ha chiếm 34,77
%, cấp THCS có 19,53 ha chiếm 28,28 %, cấp THPT có 14,24 ha chiếm 20,61
%.[2]
Mạng lƣới trƣờng lớp học sinh
- Đối với mầm non: có 31 trƣờng với 1301 nhóm lớp, tổng số 14651 cháu.
- Đối với cấp tiểu học: có 34 trƣờng với 548 lớp, tổng số 15108 học sinh.
- Đối với cấp THCS: có 30 trƣờng với 343 lớp, tổng số 10900 học sinh.

- Đối với cấp THPT: có 06 trƣờng với 168 lớp, tổng số 7525 học sinh.
13


Phần lớn các trƣờng đã xây dựng kiên cố, không còn tình trạng học 3 ca một
ngày. Tuy nhiên đất dành cho giáo dục, đào tạo chƣa nhiều cụ thể: mầm non (8,19
m2/1 cháu), tiểu học (13,50 m2/1 hs), THCS (14,88 m2/1 hs), THPT (18,92 m2/1 hs),
với diện tích nhƣ vậy nhiều trƣờng thiếu sân chơi, bãi tập … . Trong giai đoạn tới
cần quy hoạch và mở rộng diện tích đất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện
trong công tác giáo dục và đào tạo.
d. Y tế
Đây là sự nghiệp luôn đƣợc chú trọng nhằm nâng cao năng lực chăm sóc sức
khoẻ cho nhân dân. Theo số liệu kiểm kê năm 2010 toàn huyện có 12,7 ha đất y tế.
Phân bổ đều trên địa bàn với 01 bệnh viện đa khoa, 02 phòng khám khu vực và 29
trạm y tế cấp xã, thị trấn. Đạt bình quân 15 giƣờng bệnh/1 vạn dân. Công tác khám,
chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho ngƣời dân đạt kết quả tốt. Đồng thời
cũng tổ chức đƣợc nhiều đợt chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời dân nhƣ chƣơng trình
tiêm chủng mở rộng, chƣơng trình chống biếu cổ, chƣơng trình chống bệnh Lao…
Tồn tại của ngành y tế hiện nay là đội ngũ cán bộ cũng nhƣ máy móc chƣa
đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân trên địa bàn, phần lớn những ca phẫu thuật, cấp
cứu đƣợc chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Trong những năm tới cần xây dựng nâng
cấp về cơ sở vật chất cũng nhƣ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ
cán bộ trong ngành nhằm phục vụ tốt nhất cho nhân dân trong công tác khám chữa
bệnh.
e. Văn hoá thể thao
Hoạt động văn hoá thể thao đã có sự chuyển biến tích cực, có nhiều hình
thức hoạt động phong phú, đa dạng bƣớc đầu tạo đƣợc phong trào và thu hút đƣợc
đông đảo tầng lớp dân cƣ.
- Về văn hoá: Sau khi triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn

hoá trên địa bàn huyện đã đạt đƣợc những kết quả đáng phấn khởi nhƣ làng văn
hóa, gia đình văn hóa, đơn vị đƣợc công nhân văn hóa. Về cơ sở vật chất huyện
Vĩnh Tƣờng hiện có 01 nhà văn hoá huyện, 1 đài truyền thanh cấp huyện. Việc sinh

14


hoạt văn hoá của các làng, xã chủ yếu kết hợp tại các công trình công cộng của địa
phƣơng.
- Về thể thao: Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển phong trào thể dục
thể thao đã có những bƣớc tiến bộ đáng kể theo thiết chế văn hoá thể thao của
HĐND tỉnh. Toàn huyện hiện có 29 Sân vận động xã, làng. Diện tích đất dành cho
thể dục thể thao còn nhỏ, theo thống kê năm 2010 là 6,93 ha (0,24 ha/ 1 xã).
- Các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn khá nhiều song chủ yếu là quy mô
nhỏ mang tính địa phƣơng, nhiều di tích đƣợc tỉnh công nhận.
Nhìn chung, các công trình văn hoá thể dục thể thao trên địa bàn còn thiếu,
phần lớn các công trình chƣa đƣợc xây dựng kiên cố. Các điểm thể thao văn hoá ở
các xã đang đƣợc đầu tƣ xây dựng. Trong những năm tới cần có giải pháp đồng bộ
tạo những điều kiện vật chất cho hoạt động văn hoá thể thao phát triển theo thiết chế
văn hóa thể thao.
f. Năng lượng
Vĩnh Tƣờng là một huyện có hệ thống lƣới điện khá phát triển của tỉnh Vĩnh
Phúc, các địa phƣơng trong huyện đều có lƣới điện cơ bản hoàn chỉnh, 100% các hộ
đƣợc sử dụng điện. Tính đến hết năm 2009, trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng có
394,7km đƣờng dây hạ thế ( 0,4KV), số lƣợng đồng hồ đo điện là 48,257 chiếc và
88 trạm biến áp với tổng công suất là 23,710 KVA. Nguồn điện cung cấp cho sinh
hoạt và sản xuất lấy từ các trạm giảm áp trung gian:
- Trạm trung gian Vĩnh Sơn: 35/10KV – 2 x 1800KVA
- Trạm trung gian Ngũ Kiên: 35/10KV – 2 x 1800KVA
- Trạm trung gian Đạo Tú ( Tam Dƣơng): 35/10KV

- Trạm trung gian Thổ Tang: 110/10KV
Theo số liệu kiểm kê năm 2010 toàn huyện có 2,78 ha đất truyền dẫn năng
lƣợng.
g. Bưu chính viễn thông:
Huyện đang triển khai chiến lƣợc tăng tốc của ngành bƣu chính viễn thông,
lắp đặt thêm các tổng đài điện tử số và hệ thống cáp mới, hoà mạng thông tin quốc tế.
1.3. Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội
15


1.3.1. Đánh giá về nhịp độ tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2005 - 2014 nền kinh tế của huyện có những biến động theo hƣớng
tích cực, nhịp độ tăng trƣởng GTSX đạt 19,2%/năm. Giai đoạn 2006 -2010 huyện
đã tận dụng những ƣu thế để tăng trƣởng kinh tế, nhịp độ tăng bình quân hàng năm
đạt 23,7%/năm, trong đó ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất đạt
43,4%/năm, dịch vụ tăng 32,7%/năm, nông nghiệp - thuỷ sản tăng rất chậm đạt
1,4%/năm. GTSX ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đạt nhịp độ tăng
trƣởng cao là do xuất phát điểm của những ngành này thấp, sau khi có sự xuất hiện
của các công ty may Việt Thiên, gạch ốp lát Việt Anh, và đầu tƣ xây dựng hạ tầng
một số khu KTXH…tạo ra nhịp độ tăng trƣởng khá nóng. Năm 2010 tổng GTSX
toàn huyện Ƣớc đạt 2.299 tỷ đồng (giá thực tế), gấp hơn 3 lần so với năm 2005.
Giai đoạn 2005 - 2014, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, những chủ
trƣơng chính sách của Nhà nƣớc đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đƣợc
sự đầu tƣ quan tâm của tỉnh và cùng với sự cố gắng nỗ lực của huyện, đời sống kinh
tế - xã hội có những đổi thay rõ nét theo hƣớng đi lên.
Thời kỳ 2005 - 2014 chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo hƣớng tăng
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp - thuỷ sản. Cơ cấu
GTSX năm 2005: Nông nghiệp - thuỷ sản 66,9%, công nghiệp - xây dựng 14,1%,
dịch vụ 19,0%, năm 2010 tƣơng ứng là: 31,2%; 33,1% và 35,7%.
1.3.2. Thực trạng sản xuất các ngành

a. Trồng trọt
Ngành trồng trọt đã có bƣớc tiến quan trọng về năng suất, sản lƣợng, góp
phần đảm bảo an ninh lƣơng thực. Nhịp độ tăng trƣởng GTSX của ngành trồng trọt
tăng 1,8%/năm giai đoạn 2005 - 2014. GTSX ngành trồng trọt năm 2005 là 181.297
triệu đồng (giá so sánh 1994); 242.765 triệu đồng (giá thực tế); năm 2010 đạt
215.972 triệu đồng (giá so sánh 1994); 637.132 triệu đồng (giá TT).
Cây lƣơng thực:
 Cây

lúa: Sản lƣợng lƣơng thực có hạt toàn huyện năm 2014 ƣớc đạt 86.995

tấn, trong đó thóc là 76.875 tấn, chiếm khoảng 85% tổng sản lƣợng lƣơng thực toàn
huyện. Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời năm 2010 ƣớc đạt là 409 kg/ngƣời/năm.
16


Diện tích gieo trồng lúa toàn huyện năm 2010 ƣớc đạt 12.500 ha chiếm tới 55,7%
diện tích gieo trồng cây hàng năm. Năng suất lúa tăng từ 51,25 tạ/ha năm 2001 lên
58,4 tạ/ha năm 2005 và 61,5 tạ/ha năm 2010. Năng suất lúa tăng lên là do đƣợc
huyện đầu tƣ xây dựng các công trình thủy lợi, tạo điều kiện chủ động nƣớc tƣới,
kết hợp với tập huấn kỹ thuật thâm canh, đầu tƣ gieo trồng các giống lúa mới có
năng suất cao, chất lƣợng tốt, khả năng thích ứng cao với điều kiện sản xuất của
huyện ngày càng đƣợc mở rộng thay thế cho các giống cũ.
 Cây

ngô: Diện tích ngô giảm từ 3.407 ha năm 2001 xuống còn 2.300 ha năm

2010. Năng suất ngô tăng nhanh 38,3 tạ/ha năm 2001 lên 44,0 tạ/ha năm 2010 do
đƣa dần giống ngô lai vào sản xuất. Hiện nay diện tích ngô lai của huyện chiếm
khoảng 98%.

Nhóm cây đậu, đỗ, rau:
 Cây

đậu tƣơng: Là cây trồng có giá trị kinh tế cao, đậu tƣơng không cạnh

tranh về đất với các cây trồng khác vì đƣợc trồng tăng vụ trên đất 2 lúa. Năm 2001
diện tích đậu tƣơng đạt 2.179 ha; sản lƣợng 2.842 tấn. Năm 2010 diện tích đậu
tƣơng đạt 3.500 ha, sản lƣợng đạt 6.125 tấn.
 Cây

rau: Diện tích rau ổn định ở diện tích 1.700 – 1.800 ha, Sản lƣợng rau

các loại năm 2001 đạt 27.904 tấn, năm 2010 đạt 36.900 tấn.
Nhóm cây có củ, lấy bột:
 Cây

khoai lang: Diện tích khoai lang có xu hƣớng giảm, diện tích giảm từ

661 ha năm 2001 xuống còn 150 ha năm 2010.
 Cây

lạc: Năm 2001 diện tích trồng 194 ha, sản lƣợng đạt 362 tấn; năm

2010 diện tích trồng đạt 550 ha, sản lƣợng đạt 1.823 tấn. Năm 2008 trung tâm
khuyến nông Vĩnh Phúc vừa trồng thành công giống lạc TB25 tại xã Vĩnh Sơn,
huyện Vĩnh Tƣờng cho năng suất chất lƣợng cao. Đây là giống lạc mới lần đầu tiên
đƣợc trồng trên địa bàn huyện cho thu nhập cao gấp 1,5 lần so với trồng lúa, rất phù
hợp với đồng đất không chủ động đƣợc nguồn nƣớc.
b. Chăn nuôi
Trong những năm qua ngành chăn nuôi đã có sự phát triển, nhip độ tăng

trƣởng GTSX của ngành đạt 5,0% giai đoạn 2005– 2014. GTSX chăn nuôi năm
17


×