Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các bãi thải của khu mỏ than cao sơn, quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.84 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------------

ĐÀO TRUNG THÀNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TỪ CÁC BÃI THẢI
CỦA KHU MỎ THAN CAO SƠN, QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HUỲNH TRUNG HẢI

Hà Nội – 2013


1

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên cho em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến
thầy giáo PGS. TS. Huỳnh Trung Hải – Viện trƣởng Viện Khoa học và Công nghệ
Môi trƣờng, trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ, hƣớng dẫn, chỉ bảo tận
tình trong suốt thời gian em hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Bách khoa
Hà Nội, Viện Đào tạo sau Đại học và các thầy giáo, cô giáo Viện Khoa học và Công


nghệ Môi trƣờng, trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội, các cán bộ công nhân viên
Công ty CP Than Cao Sơn, phòng Môi trƣờng, phòng Kỹ thuật Khai thác của Công
ty, cũng nhƣ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn

Đào Trung Thành

ii


2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, kết quả của luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu này chƣa từng đƣợc tác giả khác công bố trong bất cứ một công
trình nghiên cứu nào ở trong nƣớc. Các số liệu và kết quả của luận văn là hoàn toàn
trung thực.
Hà Nội, tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn

Đào Trung Thành

iii


3
BOD5

COD
CP
DO
ĐMC
ĐTM
EIA
GDP
IEA
KHCN
PAC, PAM
MT
QCVN
TCCP
TCVN
TCVSLĐ
TKV
TNHH
TVN
UBND
VOC
WHO

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Nhu cầu oxy sinh hóa
Nhu cầu oxy hóa học
Cổ phần
Nồng độ oxy hòa tan
Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc
Đánh giá tác động môi trƣờng

Cơ quan thông tin năng lƣợng Mỹ
Tổng sản phẩm quốc nội
Cơ quan năng lƣợng Quốc tế
Khoa học Công nghệ
Chất trợ lắng
Môi trƣờng
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam
Trách nhiễm hữu hạn
Than Việt Nam
Ủy ban nhân dân
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
Tổ chức Y tế Thế giới

iv


4
QCVN02:
2008/BCT
QCVN03:
2008/BTNMT
QCVN08:
2008/BTNMT
QCVN14:
2008/BTNMT
QCVN02:

2009/BYT
QCVN04:
2009/BCT
QCVN05:
2009/BTNMT
QCVN06:
2009/BTNMT
QCVN24:
2009/BTNMT
QCVN26:
2010/BTNMT
QCVN27:
2010/BTNMT
QCVN40:
2011/BTNMT
TCVN 4046:
1985
TCVN 5508:
1991
TCVN 5067:
1995
TCVN 5297:
1995
TCVN 5971:
1995

DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN CHO PHÉP
An toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ
công nghiệp do Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng ban hành
Giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất do Bộ trƣởng Bộ Tài

nguyên và Môi trƣờng ban hành
Chất lƣợng nƣớc mặt do Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
ban hành
Nƣớc thải sinh hoạt do Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban
hành
Chất lƣợng nƣớc sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành
An toàn trong khai thác mỏ lộ thiên do Bộ Công thƣơng ban hành
Chất lƣợng không khí xung quanh do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
ban hành
Một số chất độc hại trong không khí xung quanh do Bộ trƣởng Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành
Nƣớc thải công nghiệp do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành
Tiếng ồn do Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành
Độ rung do Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành
Nƣớc thải công nghiệp do Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
ban hành (thay thế cho QCVN24: 2009/BTNMT)
Đất trồng trọt - Phƣơng pháp lấy mẫu do Ủy ban Khoa học và Kỹ
thuật Nhà nƣớc ban hành
Không khí vùng làm việc vi khí hậu - giá trị cho phép, phƣơng pháp
đo và đánh giá do Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc ban hành
Chất lƣợng không khí - phƣơng pháp khối lƣợng xác định hàm
lƣợng bụi
Chất lƣợng đất - lấy mẫu - yêu cầu chung
Không khí xung quanh - xác định nồng độ khối lƣợng lƣu huỳnh
dioxit - phƣơng pháp Tetracloromercurat (TCM)/ pararo sanilin

v


TCVN 5972: Không khí xung quanh - xác định nồng độ khối lƣợng cacbon

1995
monoxit - phƣơng pháp sắc ký
TCVN 5978: Chất lƣợng không khí - xác định nồng độ khối lƣợng lƣu huỳnh
1995
dioxit trong không khí xung quanh - phƣơng pháp trắc quang dùng
thorin
TCVN 5994: Chất lƣợng nƣớc - lấy mẫu - hƣớng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và
1995
nhân tạo
TCVN 6152: Không khí xung quanh - xác định hàm lƣợng chì bụi của sol khí thu
1996
đƣợc trên cái lọc - phƣơng pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử do Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng ban hành
TCVN 6157: Không khí xung quanh - xác định nồng độ khối lƣợng ozon 1996
phƣơng pháp phát quang hoá học do Bộ KHCN và MT ban hành
TCVN 1790: Than Hòn Gai - Cẩm Phả - Yêu cầu kỹ thuật
1999
TCVN 6495- Chất lƣợng đất - Từ vựng - phần 2: các thuật ngữ và định nghĩa liên
2: 2001
quan đến lấy mẫu do Bộ KHCN và MT ban hành
TCVN 6857: Chất lƣợng đất - phƣơng pháp đơn giản để mô tả đất do Bộ Khoa
2001
học Công nghệ và Môi trƣờng ban hành
TCVN 7171: Chất lƣợng không khí - xác định ôzôn trong không khí xung quanh 2002
phƣơng pháp trắc quang tia cực tím do Bộ KHCN và MT ban hành
TCVN 6663- Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu - Phần 15: Hƣớng dẫn bảo quản và xử
15: 2004
lý mẫu bùn và trầm tích do Bộ KHCN và MT ban hành
TCVN 7538- Chất lƣợng đất - Lấy mẫu - Phần 2: Hƣớng dẫn kỹ thuật lấy mẫu do
2: 2005

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
TCVN 7726: Không khí xung quanh - Xác định sunfua dioxit - Phƣơng pháp
2007
huỳnh quang cực tím
TCVN 6663- Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu - Phần 3: Hƣớng dẫn bảo quản và xử lý
3: 2008
mẫu
TCVN 6663- Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu - Phần 6: Hƣớng dẫn lấy mẫu ở sông và
6: 2008
suối
TCVN 6137: Không khí xung quanh - Xác định nồng độ khối lƣợng của nitơ
2009
dioxit - Phƣơng pháp Griess-Saltzman cải biên
ISO 19458
Chất lƣợng nƣớc - lấy mẫu phân tích vi sinh

vi


5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thống kê trữ lƣợng và sản lƣợng than trên toàn thế giới ..........................3
Bảng 1.2. Những nƣớc xuất khẩu than hàng đầu trên thế giới năm 2010 ..................5
Bảng 1.3. Những nƣớc đứng đầu về nhập khẩu than trên thế giới năm 2010 ...........6
Bảng 1.4. Nhu cầu tiêu thụ và sản lƣợng tại một số nƣớc năm 2007 ........................6
Bảng 1.5. Mục tiêu sản lƣợng than trong “Quy hoạch phát triển ngành than Việt
Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030” .............................................11
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất và kinh doanh than giai đoạn 2003÷2007 .................11

Bảng 1.7 (phần phụ lục) . ..........................................................................................13
Bảng 1.8. Khoan thăm dò bể than Quảng Ninh .........................................................14
Bảng 1.9. Trữ lƣợng than ở Quảng Ninh tính đến năm 2009 ..................................15
Bảng 1.10. Bảng chỉ số chất lƣợng của than Quảng Ninh .......................................15
Bảng 1.11. Sản xuất và tiêu thụ than của TKV ở Quảng Ninh ................................16
Bảng 1.12. Nguồn phát sinh các tác động đến môi trƣờng .......................................18
Bảng 2.1. Toạ độ các điểm mốc mỏ than Cao Sơn ...................................................29
Bảng 2.2. Trữ lƣợng tài nguyên trong biên giới khai trƣờng ....................................33
Bảng 2.3. Trữ lƣợng trong biên giới khai trƣờng tính theo vỉa và tầng khai thác ...33
Bảng 2.4. Đặc điểm các vỉa than của mỏ Cao Sơn ...................................................35
Bảng 2.5. Thành phần hoá học của than ...................................................................36
Bảng 2.6. Đặc tính kỹ thuật của than ........................................................................36
Bảng 2.7. Diện tích moong khai thác qua các năm ...................................................39
Bảng 2.8. Lƣu lƣợng nƣớc chảy vào moong khai thác .............................................39
Bảng 2.9. Các chỉ tiêu cơ lý đá .................................................................................40
Bảng 2.10. Tổng hợp thông số khai trƣờng và trữ lƣợng than mỏ Cao Sơn .............42
Bảng 2.11. Chế độ làm việc của mỏ Cao Sơn ...........................................................43
Bảng 2.12 (phần phụ lục) . ........................................................................................43
Bảng 2.13. Các thông số của hệ thống khai thác ......................................................43
Bảng 2.14. Nhu cầu thiết bị phục vụ khai thác .........................................................45
Bảng 2.15. Thông số kỹ thuật của máy bơm thoát nƣớc moong mỏ Cao Sơn .........47

vii


Bảng 2.16. Khối lƣợng đất bóc của mỏ Cao Sơn .....................................................49
Bảng 2.17. Lịch đổ thải của mỏ than Cao Sơn năm 2010, 2011 và 2012 .................51
Bảng 2.18. Nguồn phát sinh những tác nhân gây ảnh hƣởng ...................................55
Bảng 2.19. Rủi ro và sự cố môi trƣờng .....................................................................56
Bảng 2.20. Tải lƣợng bụi phát sinh trong các công đoạn khai thác than mỏ ............57

Bảng 2.21. Nồng độ bụi tại nơi sản xuất của mỏ Cao Sơn năm 2010 .....................58
Bảng 2.22. Tải lƣợng khí thải phát sinh do sử dụng nhiên liệu của ĐC đốt trong ...59
Bảng 2.23. Nồng độ các khí độc hại trong không khí ở mỏ Cao Sơn ......................60
Bảng 2.24. Mức độ ồn tại nơi sản xuất của mỏ Cao Sơn năm 2010 ........................61
Bảng 2.25. Tải lƣợng nƣớc thải mỏ Cao Sơn............................................................62
Bảng 2.26. Đặc trƣng các nguồn nƣớc sinh hoạt, nƣớc mặt và nƣớc thải trong khu
vực mỏ Cao Sơn .......................................................................................................63
Bảng 2.27. Tải lƣợng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất .........................65
Bảng 2.28. Tải lƣợng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất ................66
Bảng 2.29. Đặc trƣng ô nhiễm đất tại các bãi thải mỏ Cao Sơn ..............................67
Bảng 2.30. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của hệ thống xử lý nƣớc thải .............71
Bảng 2.31. Nội dung quan trắc chất lƣợng môi trƣờng mỏ Cao Sơn .......................74
Bảng 2.32. Đánh giá công tác bảo vệ môi trƣờng mỏ than Cao Sơn thực hiện ........76
Bảng 3.1. Giá trị của hệ số dự trữ ổn định ................................................................85
Bảng 3.2. Thông số bãi thải khi dừng hoạt động ......................................................87
Bảng 3.3. Thông số của các công trình phụ trợ ........................................................90
Bảng 3.4. Lựa chọn kết cấu công trình xây dựng ....................................................90
Bảng 3.5. Thông số kỹ thuật của rọ đá......................................................................91
Bảng 3.6. Phƣơng pháp lấy mẫu tại hiện trƣờng.......................................................97

viii


6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Sản lƣợng than toàn thế giới từ năm 1950 đến năm 2010 .........................4
Hình 1.2. Sản lƣợng than của các khu vực trên thế giới năm 2007 ...........................5
Hình 1.3. Sản xuất điện từ các nguồn tài nguyên năng lƣợng khác nhau trên thế giới

năm 2007 ....................................................................................................................7
Hình 1.4. Sản lƣợng khai thác than của Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2009 ........9
Hình 1.5. Tiêu thụ than của Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2009 ........................10
Hình 1.6. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh .........................................................12
Hình 1.7 (phần phụ lục). ...........................................................................................16
Hình 1.8. Quy trình công nghệ khai thác than kèm theo dòng thải ..........................19
Hình 1.9. Các dạng trƣợt lở có thể xảy ra trên mỏ lộ thiên.......................................25
Hình 1.10 (phần phụ lục). .........................................................................................28
Hình 2.1 (phần phụ lục). ............................................................................................29
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống khai thác than mỏ Cao Sơn ..............................................44
Hình 2.3. Các sơ đồ bố trí thiết bị xúc bốc đất đá theo lớp dốc đứng .......................44
Hình 2.4 (phần phụ lục). ...........................................................................................45
Hình 2.5 (phần phụ lục). ...........................................................................................45
Hình 2.6 (phần phụ lục) . ..........................................................................................52
Hình 2.7. Sơ đồ đổ thải bãi thải ngoài mỏ than Cao Sơn ..........................................53
Hình 2.8. Công nghệ khai thác than lộ thiên kèm theo dòng thải mỏ Cao Sơn ........54
Hình 2.9 (phần phụ lục) . ..........................................................................................56
Hình 2.10 (phần phụ lục) . ........................................................................................56
Hình 2.11 (phần phụ lục) . ........................................................................................57
Hình 2.12 (phần phụ lục) . ........................................................................................60
Hình 2.13 (phần phụ lục) . ........................................................................................62
Hình 2.14. Các vị trí có hàm lƣợng Fe vƣợt quá TCCP............................................64
Hình 2.15 (phần phụ lục). .........................................................................................65
Hình 2.16 (phần phụ lục) . ........................................................................................68
Hình 2.17. Nạp mìn sử dụng phƣơng pháp nổ mìn vi sai phân đoạn........................69

ix


Hình 2.18. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải mỏ than Cao Sơn................................70

Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải chứa dầu mỡ .........................................78
Hình 3.2. Bể lắng cát ngang ......................................................................................79
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống tuyển nổi ..........................................................................80
Hình 3.4 (phần phụ lục). ...........................................................................................81
Hình 3.5. Trƣờng hợp phủ lớp đất sét có chiều dày 1m đƣợc lèn chặt .....................82
Hình 3.6. Trƣờng hợp phủ lớp đất đá thải không có khả năng hình thành nƣớc axit
có chiều dày 2m đƣợc lèn chặt ..................................................................................82
Hình 3.7. Mặt trƣợt hình thành trong trƣờng hợp trƣợt tại chân bãi thải ..................84
Hình 3.8. Mặt trƣợt hình thành trong trƣờng hợp đổ thải đất đá trên nền yếu .........84
Hình 3.9. Mặt trƣợt hình thành trong trƣờng hợp đổ thải đất đá trên nền phân lớp
nghiêng ......................................................................................................................85
Hình 3.10. Bố trí các công trình phụ trợ và thông số bãi thải ...................................87
Hình 3.11 (phần phụ lục) . ........................................................................................88
Hình 3.12 (phần phụ lục). .........................................................................................88
Hình 3.13. Sơ đồ bãi thải và những công trình phụ trợ.............................................89
Hình 3.14. Trồng cây xanh phục hồi cảnh quan khu vực bãi thải ............................92
Hình 3.15 (phần phụ lục) . ........................................................................................93

x


7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN CHO PHÉP ...................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................. ix
MỤC LỤC ........................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chƣơng I. KHAI THÁC THAN VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC ĐẾN MÔI TRƢỜNG .........................................................3
1.1.

Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp khai thác than.......................3

1.1.1.

Ngành công nghiệp khai thác than trên thế giới ..............................3

1.1.2.

Khai thác than ở Việt Nam ..............................................................7

1.2.

Khái quát về bể than Quảng Ninh.........................................................12

1.2.1.

Đặc điểm địa lý, tự nhiên, xã hội tỉnh Quảng Ninh .......................12

1.2.2.

Trữ lƣợng than Quảng Ninh ...........................................................14

1.2.3.


Hiện trạng khai thác than ở Quảng Ninh .......................................16

1.3.

Tác động đến môi trƣờng từ hoạt động khai thác than .........................17

1.3.1.

Các yếu tố tác động và nguồn phát sinh ........................................17

1.3.2.

Những tác động của hoạt động khai thác than ...............................19

1.3.3.

Các biện pháp bảo vệ môi trƣờng đã thực hiện .............................27

xi


Chƣơng II. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THAN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
ĐẾN MÔI TRƢỜNG CỦA MỎ THAN CAO SƠN ...........................................29
2.1.

Điều kiện tự nhiên, địa chất, kinh tế và xã hội .....................................29

2.1.1.


Vị trí địa lý .....................................................................................29

2.1.2.

Địa hình, sông suối.........................................................................30

2.1.3.

Khí hậu ...........................................................................................30

2.1.4.

Các yếu tố địa chất, thành tạo than khu vực mỏ Cao Sơn .............31

2.1.5.

Đặc điểm địa chất thủy văn và địa chất công trình ........................37

2.1.6.

Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................40

2.2.

Hoạt động khai thác than và đổ thải của mỏ than Cao Sơn ..................41

2.2.1.

Hoạt động khai thác than ...............................................................41


2.2.2.

Cấp thoát nƣớc và sàng tuyển sơ bộ ..............................................46

2.2.3.

Công tác đổ thải đất đá thải............................................................48

2.3.

Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác mỏ than Cao Sơn đến môi trƣờng ..
...............................................................................................................53

2.3.1.

Nguồn gây ảnh hƣởng ....................................................................53

2.3.2.

Những tác nhân gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng ...........................56

2.4.

Các biện pháp bảo vệ môi trƣờng đang áp dụng tại Công ty than Cao

Sơn

...............................................................................................................68

2.4.1.


Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng ..............................68

2.4.2.

Giảm thiểu tác động đến môi trƣờng sinh thái...............................72

2.4.3.

Các biện pháp giảm thiểu đối với sự cố môi trƣờng ......................73

2.4.4.

Quan trắc chất lƣợng môi trƣờng ...................................................74

2.4.5.

Các biện pháp khác ........................................................................75

xii


2.4.6.

Đánh giá hiệu quả và hạn chế của các giải pháp............................76

Chƣơng III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
TỪ HOẠT ĐỘNG ĐỔ THẢI ..............................................................................78
3.1.


Xử lý nƣớc thải mỏ ...............................................................................78

3.1.1.

Giải pháp xử lý nƣớc thải chứa dầu mỡ khoáng ............................78

3.1.2.

Kiểm soát nƣớc thải từ khu vực lƣu giữ đất đá thải .......................80

3.2.

Xây dựng mô hình bãi thải thân thiện với môi trƣờng .........................82

3.2.1.

Ổn định bãi thải ..............................................................................83

3.2.2.

Thông số bãi thải ............................................................................86

3.2.3.

Xây dựng hệ thống thoát nƣớc và tƣờng chắn chân bãi thải .........87

3.2.4.

Cải tạo, phục hồi bãi thải ...............................................................91


3.3.

Nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát môi trƣờng .............................94

3.3.1.

Kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao công tác nghiệp vụ của

phòng môi trƣờng ........................................................................................94
3.3.2.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trƣờng .
........................................................................................................95

3.3.3.

Tăng cƣờng quan trắc, giám sát chất lƣợng môi trƣờng ................96

3.3.4.

Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi

trƣờng ........................................................................................................98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................101
PHỤ LỤC .............................................................................................................. I

xiii



8

MỞ ĐẦU

Hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh, đã từ lâu gây nhiều ảnh hƣởng đến môi
trƣờng. Do số lƣợng mỏ trên địa bàn nhiều, quy mô khai thác lớn, sản lƣợng khai
thác mỗi năm lên đến hàng triệu tấn. Bên cạnh lợi ích về kinh tế do các mỏ than
mang lại cho tỉnh và nhà nƣớc, thì những chất thải từ các mỏ là gánh nặng cho công
tác kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trƣờng của tỉnh. Nhất là các mỏ khai thác than
lộ thiên gây biến đổi lớn địa hình, địa mạo, chiếm dụng diện tích đất canh tác, hủy
hoại hệ sinh thái rừng và gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, đất và nƣớc. Các mỏ
khai thác than lộ thiên này hàng năm thải ra hàng trăm triệu m3 đất đá, hình thành
những đồi thải cao làm xấu đi cảnh quan khu vực đổ thải, ô nhiễm bầu không khí, bồi
lấp sông suối nghiêm trọng.
Điều này đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng và các đơn vị
mỏ cần chấn chỉnh hoạt động khai thác than vào khuôn khổ pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng, tuân thủ Luật bảo vệ môi trƣờng 2005, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày
09/08/2006, số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008,… của Chính phủ và tăng cƣờng
áp dụng những công nghệ khai thác tiên tiến. Tiến tới phát triển ngành công nghiệp
khai thác than một cách bền vững.
Trong cụm mỏ khai thác than lộ thiên trên địa bàn tỉnh thì mỏ Cao Sơn là một
trong những mỏ có sản lƣợng khai thác cao, diện mở rộng lớn, tải lƣợng đất đá thải
hàng năm lên đến hơn 41 triệu m3. Vấn đề quy hoạch đổ thải các bãi thải mới đang
đặt ra cho ban lãnh đạo Công ty một bài toán khó, cần có lời giải hợp lý trong thời
gian sắp tới. Việc đổ thải các bãi thải phải đảm bảo chứa đủ tải lƣợng đất đá trong
thời gian hoạt động của mỏ, đồng thời ít làm ảnh hƣởng nhất đến cảnh quan khu vực
và môi trƣờng xung quanh cả khi mỏ dừng hoạt động. Mặt khác, việc nghiên cứu,
đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động đổ thải đến môi trƣờng hiện nay còn khá mới, tuy
có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau nhƣng kết quả còn thiếu sự thống nhất,
việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu ảnh hƣởng còn sơ sài và chƣa đồng bộ.

Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu theo hƣớng tiếp cận và đánh giá trực tiếp
những ảnh hƣởng từ hoạt động đổ thải của khu mỏ than Cao Sơn thuộc Công ty CP

1


than Cao Sơn – TKV, nằm trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đồng
thời, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, báo cáo đánh giá và tài liệu liên quan ở Việt
Nam và trên thế giới. Tác giả đã nhận dạng đƣợc những nguồn gây ảnh hƣởng, các
tác nhân gây ô nhiễm đặc trƣng và đƣa ra dự báo về ô nhiễm lan truyền, thứ phát từ
hoạt động đổ thải theo từng giai đoạn khai thác của mỏ. Dựa trên cơ sở này có thể
đƣa ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả và phù hợp với điều kiện của mỏ.
Nhận thấy đối tƣợng nghiên cứu trên là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực
tiễn to lớn. Nên tác giả đã lựa chọn và tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các bãi thải của khu mỏ than Cao Sơn,
Quảng Ninh”.
Đề tài đi sâu nghiên cứu những ảnh hƣởng đến môi trƣờng tại các khu vực bãi thải
của mỏ than Cao Sơn. Áp dụng thử nghiệm các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu
cực tại các bãi thải của mỏ than Cao Sơn, tập trung chủ yếu cho khu vực bãi thải Bắc
Bàng Nâu, Khe Chàm III.
Các phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm: phƣơng pháp khảo sát thực địa;
phƣơng pháp nhận dạng; phƣơng pháp đánh giá nhanh; phƣơng pháp kế thừa tìm
kiếm và phân tích các tƣ liệu, tài liệu tham khảo, số liệu của các chƣơng trình, dự án
trong và ngoài nƣớc; lấy ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực môi trƣờng, khai thác mỏ
thông qua phỏng vấn, trao đổi thảo luận; và các phƣơng pháp khác có liên quan nhƣ:
thống kê, liệt kê mô tả, so sánh, tổng hợp để thực hiện đề tài.
Nội dung chính của đề tài đƣợc trình bày trong luận văn bao gồm:
-

Khai thác than và những ảnh hƣởng của hoạt động khai thác đến môi trƣờng.


-

Hiện trạng khai thác than của mỏ Cao Sơn và những ảnh hƣởng đến môi trƣờng
xung quanh.

-

Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động đổ đất đá thải
tại các bãi thải của mỏ Cao Sơn.

2


1

Chƣơng I. KHAI THÁC THAN VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC ĐẾN MÔI TRƢỜNG

1.1. Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp khai thác than
1.1.1. Ngành công nghiệp khai thác than trên thế giới
Ngành công nghiệp khai thác than trên thế giới ra đời đầu tiên ở nƣớc Anh vào
thế kỷ XIX, sau đó, tiếp tục hình thành và phát triển mạnh ở các nƣớc Mỹ, Ấn Độ,
Canada,…. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 hàng loạt bể than khổng lồ đã đƣợc phát
hiện và khai thác. Đến cuối thế kỷ XX, những mỏ than lớn đƣợc tìm thấy ở Trung
Quốc và đã giúp nƣớc này đứng đầu thế giới về khai thác than.
Trữ lƣợng than trên toàn thế giới có khoảng 930.423 triệu tấn. Những quốc gia
có trữ lƣợng than nhiều nhƣ: Mỹ chiếm 28% trữ lƣợng than đá thế giới, Nga 18%,
và Trung Quốc 13%. Diện phân bố của than là hầu khắp các Châu lục, nhiều nhất ở
phía Bắc bán cầu nhƣ Châu Á, Bắc Mỹ, Đông Âu và một phần ở Châu Đại Dƣơng

(Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Thống kê trữ lƣợng và sản lƣợng than trên toàn thế giới [24]
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Quốc gia
Trung Quốc
Mỹ
Ấn Độ
Úc
Nga
In-đô-nê-xi-a
Đức
Ba Lan
Ca-dắc-xtan
Thổ Nhĩ Kỳ

Cô-lôm-bi-a
Ca-na-đa
Hy Lạp
Cộng Hòa Séc
U-k-rai-na

Trữ lƣợng tính đến Sản lƣợng năm
năm 2007 (triệu tấn) 2007 (triệu tấn)
126.215
2.795
263.781
1.146
62.278
527
84.437
436
173.074
346
4.771
255
7.394
225
8.269
162
34.502
95
2.000
80
7.671
79

7.251
76
4.299
71
4.962
68
37.339
65
3

Số năm khai
thác than còn lại
45
230
118
194
501
19
33
51
362
25
97
95
61
72
574


16

17

Việt Nam
165
49
3
Hàn Quốc
661
41
16
Serbia và
18
15.306
39
389
Montenegro
19 Ru-ma-ni
465
39
12
20 Bun-ga-ri
2.200
31
70
930.423
7.080
131
Toàn thế giới
Sản lƣợng than khai thác trên thế giới nhìn chung có sự khác nhau giữa các thời
kỳ, song có xu hƣớng tăng lên. Từ năm 1950 đến năm 1980 tốc độ tăng trung bình là

28,2%, năm 1990 đến năm 2007 tốc độ tăng đột biến 117% (Hình 1.1). Tuy nhiên, từ
năm 2010 trở về đây thì sản lƣợng than trên thế giới có xu hƣớng giảm dần, một phần
là do trữ lƣợng than giảm, một phần do các nƣớc tăng cƣờng sử dụng nguồn năng
lƣợng thay thế nhƣ quang năng, địa nhiệt, năng lƣợng gió,v.v.
8000
7000

6000
5000
4000
3000
2000

1000
0
1950

1960

1970

1980

1990

2003

2007

2010


Sản lượng (triệu tấn)

Hình 1.1. Sản lƣợng than toàn thế giới từ năm 1950 đến năm 2010 [24]
Tính riêng trong năm 2007, cả thế giới khai thác hơn 7 tỉ tấn than, trong đó Châu
Á và Châu Đại dƣơng khai thác hơn 4 tỉ tấn (Hình 1.2). Quốc gia có sản lƣợng khai
thác cao nhất là Trung Quốc 2,79 tỉ tấn, kế đến là Mỹ 1,1 tỉ tấn và Ấn Độ 0,53 tỉ
tấn,v.v. Trong đó sản lƣợng khai thác than của Việt Nam là 49 triệu tấn, đứng thứ

4


16 trong bảng xếp hạng. EIA đƣa ra dự báo với tình hình khai thác nhƣ năm 2007
thì 131 năm nữa thế giới sẽ cạn kiệt nguồn tài nguyên than.
Đơn vị: nghìn tấn

Hình 1.2. Sản lƣợng than của các khu vực trên thế giới năm 2007 [24]
Để đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia, các nƣớc phát triển đã cắt giảm sản
lƣợng và tiến tới quy hoạch khai thác bền vững nguồn tài nguyên không tái tạo này.
Tuy nhiên, thị trƣờng xuất nhập khẩu mặt hàng than tại một số nƣớc trên thế giới
năm 2010 (Bảng 1.2 và 1.3) vẫn rất sôi động, phản ánh đúng nhu cầu thực tế về
nguồn năng lƣợng từ than.
Bảng 1.2. Những nƣớc xuất khẩu than hàng đầu trên thế giới năm 2010 [24]
Đơn vị: Triệu tấn
TT

Quốc gia

Tổng lƣợng


Than khí hóa

Than cốc

1

Úc

298

143

155

2

In-đô-nê-xi-a

162

160

2

3

Nga

109


95

14

4

Mỹ

74

23

51

5

Nam Phi

70

68

2

6

Cô-lôm-bi-a

68


67

1

7

Ca-na-đa

31

4

27

5


Bảng 1.3. Những nƣớc đứng đầu về nhập khẩu than trên thế giới năm 2010
[24]
Đơn vị: Triệu tấn
TT
Quốc gia
Tổng lƣợng
Than hóa hơi
Than cốc
1 Nhật
187
129
58
2 Trung Quốc

177
129
48
3 Hàn Quốc
119
91
28
4 Ấn Độ
90
60
30
5 Đài Loan
63
58
5
6 Đức
46
38
8
7 Thổ Nhĩ Kỳ
27
20
7
Thế giới ngày càng phát triển, thì nhu cầu về các nguồn nhiên liệu để phát triển
năng lƣợng ngày càng tăng. Bên cạnh những dạng năng lƣợng mới thì năng lƣợng
từ than vẫn đang đƣợc sử dụng nhiều (Bảng 1.4).
Bảng 1.4. Nhu cầu tiêu thụ và sản lƣợng tại một số nƣớc năm 2007 [10]
TT

Quốc gia


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Trung Quốc
Mỹ
Ấn Độ
Đức
Nga
Nhật
Úc
Ba Lan
Thổ Nhĩ Kỳ
Hàn Quốc

U-k-rai-na
Ca-dắc-xtan
Hy Lạp
Vƣơng Quốc Anh
Ca-na-đa
Cộng Hòa Séc
Tây Ban Nha
Việt Nam

Sản lƣợng,
Tiêu thụ/sản lƣợng,
(nghìn tấn)
(%)
2.795.462
99
1.145.567
99
527.228
112
225.526
125
345.795
71
1.400
14.844
435.690
39
161.979
94
79.913

131
3.181
3.090
650.768
11
95.240
78
71.023
100
18.232
381
76.457
90
68.545
93
18.935
243
49.141
36

Tiêu thụ,
(nghìn tấn)
2.772.799
1.128.836
590.823
281.316
243.960
207.818
171.511
151.991

104.731
98.278
74.459
74.313
71.220
69.525
68.747
63.783
46.068
17.496

6


Các ngành công
nghiệp sử dụng nhiều
than nhƣ: nhiệt điện
(Hình 1.3), luyện kim,
xi măng, phân bón và
hóa chất. Than đƣợc
sử dụng trực tiếp hoặc
thông qua các dạng
chuyển

hóa

khác

nhau: khí hóa, than
cốc và các sản phẩm

công nghệ cao nhƣ
than hoạt tính, sợi
carbon,
metal,v.v.

silicon

Hình 1.3. Sản xuất điện từ các nguồn tài nguyên
năng lƣợng khác nhau trên thế giới năm 2007 [23]

1.1.2. Khai thác than ở Việt Nam
Theo sách Đại Nam Thực lục của Quốc sử triều Nguyễn, vào năm Minh Mệnh
thứ 20, ngày 6/12 âm lịch (tức ngày 10/1/1840 dƣơng lịch), vua Minh Mạng đã có
“Dụ” cho phép Tổng đốc Hải Yên (Quảng Ninh ngày nay) Tôn Thất Bật khai thác
than ở vùng núi An Lãng, nay thuộc xã Yên Thọ, huyện Đông Triều. Ngày này đã
đƣợc lấy làm ngày chính thức khai sinh ra ngành Than - Khoáng sản Việt Nam.
Giữa thế kỷ XIX (1847) tài liệu khai thác mỏ đầu tiên “Khai mộc yếu pháp” dịch
từ tiếng nƣớc ngoài ra đời. Trong quá trình khai thác do chƣa hiểu biết nhiều về
than nên từ năm 1878 triều đình nhà Nguyễn đã cho ngƣời Trung Quốc, Pháp thuê
khai thác. Năm 1881 đến 1882, các nhà địa chất ngƣời Pháp là Fuchs, Saladin và
Saran thành lập báo cáo nghiên cứu địa chất vùng than Đông Bắc. Đến tháng 3 năm
1883 Pháp đem quân từ Nam Kỳ ra đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, chiếm toàn bộ
vùng mỏ Quảng Ninh. Bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc 1884 đến 1954, từ đây triều đình
nhà Nguyễn dần nhƣợng bán các khu mỏ cho Pháp gồm: Đông Triều – Mạo Khê,
7


Hòn Gai – Cẩm Phả. Sau những cuộc nổi dậy, kháng chiến của nhân dân Việt Nam
nổi bật là: cuộc nổi dậy của 30.000 công nhân Hòn Gai – Cẩm Phả ngày 12-111936, cách mạng tháng tám thành công 19-8-1945 và cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp từ 1945 đến 1954. Buộc thực dân Pháp phải thu hẹp phạm vi, giảm sản

lƣợng khai thác, đến năm 1955 thì kết thúc khai thác và rút về nƣớc. Từ năm 1955
Bộ Công thƣơng Việt Nam nhận nhiệm vụ quản lý và tiến hành khôi phục ngành
mỏ nƣớc nhà. Dựa trên cơ sở khai thác sẵn có của Thực dân Pháp để lại, cùng với
sự kết hợp của các chuyên gia Nga (Liên Xô cũ), Trung Quốc về việc tìm kiếm
thăm dò đánh giá trữ lƣợng than. Từ đó từng bƣớc đƣa ngành than Việt Nam vào
quy củ và mở rộng khai thác, tiếp tục phát triển từ năm 1955 cho đến nay [2].
Hiện nay, Tập Đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đƣợc
giao nhiệm vụ chính trong việc quản lý, khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản của
Việt Nam, trong đó có khoáng sản than. TKV đã xây dựng ngành công nghiệp khai
thác than trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, làm tăng nguồn
thu ngân sách và góp phần vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
TKV ngày càng phát triển về quy mô, với rất nhiều mỏ than trực thuộc tập trung ở
các tỉnh phía Bắc nhất là ở tỉnh Quảng Ninh nhƣ các mỏ lớn: Cao Sơn, Cọc Sáu,
Đèo Nai, Khe Chàm, Mạo Khê, Mông Dƣơng, Uông Bí. Hoạt động khai thác kéo
dài từ Phả Lại – Đông Triều theo hình cánh cung về đến Hồng Gai, Cẩm Phả và đảo
Kế Bào có chiều dài 130km, diện tích dải chứa than này là 1.300km2. Khoáng sản
than đƣợc khai thác theo hai phƣơng pháp là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò.
Khoáng sản than phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc nhƣ: Quảng Ninh
có trữ lƣợng 10,5 tỷ tấn, chủ yếu là than Antraxit; đồng bằng Sông Hồng dự báo tổng
trữ lƣợng là 210 tỷ tấn than Nâu (Á Bitum); than bùn phân bố ở 3 miền có trữ lƣợng 7
tỷ m3; và than ở các tỉnh thành khác với trữ lƣợng khoảng 400 triệu tấn (là các loại
than Antraxit ở Hải Dƣơng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam; than Mỡ
- Bitum ở Thái Nguyên, Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình; than Lửa dài ở Lạng
Sơn và than Nâu ở Lạng Sơn, Sơn La, Nghệ An, Lâm Đồng) [2].

8


Đánh giá tình hình khai thác và tiêu thụ than từ năm 1980 đến 2009, thì thấy sản
lƣợng khai thác và tiêu thụ than tại Việt Nam tăng rõ rệt (Hình 1.4 và 1.5).


Hình 1.4. Sản lƣợng khai thác than của Việt Nam từ năm 1980 đến năm
2009 [23]
Tình hình sản xuất kinh doanh tại các Công ty thành viên của TKV ngày càng
đƣợc cải thiện và luôn vƣợt chỉ tiêu về sản lƣợng. Năm 2005, TKV đã khai thác
đƣợc 35,7 triệu tấn than, tăng 123% so với mục tiêu sản lƣợng năm 2005 là 16 triệu
tấn than trong “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2010 và dự báo
đến năm 2020” đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt theo quyết định số
20/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2003. Để phù hợp với tình hình phát triển
mới, ngày 7 tháng 7 năm 2008 Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt “Chiến lƣợc phát
triển ngành than Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020” theo quyết
định số 89/2008/QĐ-TTg. Trong quy hoạch mục tiêu sản lƣợng đã đƣợc điều chỉnh

9


tăng lên nhiều lần nhƣ: năm 2010 là 48÷50 triệu tấn; năm 2015 là 60÷65 triệu tấn;
năm 2020 là 70÷75 triệu tấn; và năm 2025 là 80 triệu tấn.

Hình 1.5. Tiêu thụ than của Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2009 [23]
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008÷2009 đã ảnh hƣởng không nhỏ
đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó lĩnh vực xuất khẩu chịu ảnh hƣởng mạnh nhất.
Sản xuất than trong nƣớc gặp khó khăn nghiêm trọng, giá nhiên liệu đầu vào tăng,
điều kiện khai thác ngày càng phức tạp mà than không bán đƣợc buộc TKV phải
đƣa ra mục tiêu mới (Bảng 1.5) trong “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam
đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030”. Quy hoạch này đã đƣợc Thủ tƣớng
chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 60/QĐ-TTg, ngày 9 tháng 1 năm 2012 và
TKV đang tích cực thực hiện nhằm vực dậy ngành than trong nƣớc.

10



Bảng 1.5. Mục tiêu sản lƣợng than trong “Quy hoạch phát triển ngành than
Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030”
Năm
Sản Lƣợng
2012
45 ÷ 47
2015
55 ÷ 58
Mục tiêu đƣa ra là tiếp tục

Đơn vị: Triệu tấn
Năm
Sản Lƣợng
2030
> 75

Năm
Sản Lƣợng
2020
60 ÷ 65
2025
66 ÷ 70
phát triển ổn định bể than Đông Bắc, sau khi vƣợt

qua khó khăn tiếp tục đẩy mạnh sản lƣợng (trừ bể than đồng bằng sông Hồng) để
đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc. Tình hình mục tiêu cụ thể là sản lƣợng
than thƣơng phẩm năm 2015 là 55 ÷ 58 triệu tấn, năm 2020 là 59 ÷ 64 triệu tấn,
năm 2025 là 64 ÷ 68 triệu tấn và duy trì khoảng 65 triệu tấn từ năm 2030.

Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Trong giai đoạn đến năm 2015 đầu tƣ
khai thác thử nghiệm một số dự án để làm cơ sở cho việc đầu tƣ phát triển sau năm
2015. Phấn đấu đạt sản lƣợng than thƣơng phẩm (đã quy đổi) khoảng 0,5 ÷ 1 triệu
tấn vào năm 2020; 2 triệu tấn vào năm 2025 và trên 10 triệu tấn vào năm 2030.
Trong đó, sản lƣợng than thƣơng phẩm toàn ngành có thể đƣợc điều chỉnh để
phù hợp nhu cầu thị trƣờng theo từng giai đoạn, kể cả việc xuất, nhập khẩu than,
nhằm mục tiêu đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế. Việc khai thác than nhằm
đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ than trong nƣớc về chủng loại và khối lƣợng, chỉ
xuất khẩu các chủng loại than trong nƣớc chƣa hoặc không có nhu cầu sử dụng.
Tổng hợp tình hình sản xuất và kinh doanh than ở Việt Nam từ năm 2003 đến
năm 2007 (Bảng 1.6), đối chiếu với trữ lƣợng than ở Việt Nam do EIA điều tra, EIA
đƣa ra dự báo đến 2010 Việt Nam sẽ khai thác hết than. Tuy nhiên, trong điều kiện
thực tế về trữ lƣợng than khai thác của Việt Nam đáp ứng nhu cầu sản lƣợng mới thì
TKV dự báo sau 243 năm mới kết thúc khai thác, tính từ năm 2007.
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất và kinh doanh than giai đoạn 2003÷2007 [24]
Năm
Sản lƣợng
Tiêu thụ
Nhập khẩu
Xuất khẩu

2003
18.409
11.464
0
6.945

2004
28.109
16.424

0
11.685

2005
35.710
15.994
111
19.827
11

Đơn vị: Nghìn tấn
2006
2007
41.776
49.141
17.335
17.496
326
493
24.767
32.138


1.2. Khái quát về bể than Quảng Ninh
1.2.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên, xã hội tỉnh Quảng Ninh

Hình 1.6. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh nằm ven biển ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có dáng
một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam. Phía Đông
nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ, phía Tây tựa lƣng vào núi rừng trùng

điệp. Toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ Đông và từ 20o40' đến
21o40' vĩ độ Bắc. Bề ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195km. Bề dọc từ
Bắc xuống Nam khoảng 102km. Vị trí tiếp giáp của tỉnh (Hình 1.6):
Phía Đông Bắc giáp với Trung Quốc;
Phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250km;
Phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dƣơng, thành phố Hải Phòng;
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dƣơng.
Địa hình của tỉnh bị chia cắt bởi nhiều sông suối có thể chia thành 3 vùng gồm
có: Vùng núi; Vùng trung du và đồng bằng ven biển; Vùng biển và hải đảo. Diện

12


×