Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính tại các khu hệ đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LÊ VĂN NAM

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TẠI CÁC
KHU HỆ ĐẤT NGẬP NƯỚC TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hà Nội – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LÊ VĂN NAM

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TẠI CÁC
KHU HỆ ĐẤT NGẬP NƯỚC TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG THỊ THU HƯƠNG

Hà Nội – Năm 2014


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Học viên

Lê Văn Nam

Lớp KTMT 2012B

1

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam


LỜI CẢM ƠN!
Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với TS. Hoàng
Thị Thu Hương, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội
đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Viện Khoa học Công nghệ và
Môi trường - trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi được học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Học viên

Lê Văn Nam

Lớp KTMT 2012B

2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................... 6

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................................... 9
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 10
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 12
1.1. Đất ngập nƣớc tại Việt Nam ............................................................................ 12
1.1.1. Định nghĩa đất ngập nước ........................................................................... 12
1.1.2. Phân loại đất ngập nước ở Việt Nam .......................................................... 12
1.1.3. Giá trị của đất ngập nước Việt Nam ............................................................ 14
1.1.4. Hiện trạng đất ngập nước Việt Nam............................................................ 16
1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ............................................................................ 19
1.2.1. Diễn biến khí hậu Việt Nam trong những năm vừa qua ............................. 19
1.2.2. Phát thải khí nhà kính của Việt Nam ........................................................... 21
1.3. Hệ sinh thái đất ngập nƣớc và tác động của biến đổi khí hậu ...................... 23
1.3.1.Tác động của biến đổi khí hậu tới hệ sinh thái đất ngập nước ..................... 23
1.3.2. Tác động của hệ sinh thái đất ngập nước tới quá trình biến đổi khí hậu .... 25
1.4. Quá trình hình thành khí nhà kính tại khu hệ đất ngập nƣớc ..................... 26
1.4.1. Sự chuyển hóa cacbon ................................................................................. 26
1.4.2. Sự chuyển hóa nitơ ...................................................................................... 29
1.5. Một số nghiên cứu về phát thải khí nhà kính tại các khu hệ đất ngập nƣớc
Việt Nam ................................................................................................................... 32
1.5.1. Phát thải khí nhà kính ở ruộng lúa nước .................................................... 32
1.5.2. Phát thải khí nhà kính từ đất than bùn ........................................................ 32
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 34
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 34
Lớp KTMT 2012B

3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường



Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 34
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 34
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 34
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 34
2.4.2. Phương pháp tính toán phát thải khí nhà kính từ một số loại hình đất ngập
nước ....................................................................................................................... 35
2.4.3. Phương pháp tính toán giá trị lưu trữ và hấp thụ cacbon ............................ 42
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 44
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 45
3.1. Hiện trạng, tiềm năng và lợi ích của hệ thống đất ngập nƣớc ven biển Hải
Phòng......................................................................................................................... 45
3.1.1. Các loại đất ngập nước ven biển Hải Phòng ............................................... 47
3.1.2. Phân bố đất ngập nước ven biển Hải Phòng................................................ 49
3.1.3. Lợi ích của hệ thống đất ngập nước ven biển Hải Phòng ........................... 51
3.2. Lƣợng phát thải khí nhà kính từ một số loại hình đất ngập nƣớc tại Hải
Phòng......................................................................................................................... 57
3.2.1. Lượng khí CH4 phát thải từ đất ngập nước rừng ngập mặn ........................ 57
3.2.2. Lượng khí CH4 và N2O phát thải từ đất ngập nước nuôi trồng thủy sản .... 59
3.2.3. Lượng khí CH4 và N2O phát thải từ ruộng lúa nước ................................... 63
3.2.4. Lượng khí CH4, CO2, N2O phát thải từ vùng đất ngập nước thường xuyên
............................................................................................................................... 65
3.2.5. Tổng lượng khí nhà kính phát thải từ một số loại hình đất ngập nước Hải
Phòng ..................................................................................................................... 66
3.3. Vai trò của đất ngập nƣớc trong giảm tác động của biến đổi khí hậu ........ 67
3.3.1. Giá trị tích lũy cacbon và hấp thụ, giảm khí CO2 của hệ sinh thái rừng ngập

mặn Hải Phòng ...................................................................................................... 67
3.3.2. Lượng khí CO2 hấp thụ từ ruộng lúa ........................................................... 68
Lớp KTMT 2012B

4

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

3.3.3. Nhận xét....................................................................................................... 68
3.3.4. Tác dụng chắn sóng của rừng ngập mặn Hải Phòng ................................... 69
3.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính vùng đất ngập nƣớc;
sử dụng hợp lý và bảo vệ đất ngập nƣớc ven biển Hải Phòng ............................. 71
3.4.1. Giải pháp sử dụng bền vững cho hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm giảm
thiểu phát thải khí nhà kính ................................................................................... 71
3.4.2. Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa ........................... 73
3.4.3. Giải phát giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ nuôi trồng thủy sản ............ 73
3.4.4. Giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ đất ngập nước ven biển Hải Phòng ... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 77

Lớp KTMT 2012B

5

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường



Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH:

Biến đổi khí hậu

CO2e:

CO2, tương đương (equivalent carbon dioxide)

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

ĐNN:

Đất ngập nước

HST:

Hệ sinh thái

IPCC:

Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc
(the Intergovernmental Panel on Climate Change)


TNLD:

Tự nhiên lâu đời

KK:

Khuếch tán

BB:

Bong bóng

KNK:

Khí nhà kính

LULUCF:

Thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp

NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

RNM:

Rừng ngập mặn

Lớp KTMT 2012B


6

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại sử dụng trong xây dựng bản đồ ĐNN ở Việt Nam ........ 13
Bảng 1.2. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng
khí hậu của Việt Nam ..................................................................................................... 19
Bảng 1.3. Kiểm kê khí nhà kính theo ngành năm 1994 và 2000 ................................... 22
Bảng 1.4. Ước tính lượng phát thải khí nhà kính năm 2010, 2020 và 2030 ................. 22
Bảng 1.5. Tác động của BĐKH tới các đối tượng ĐNN ở các vùng, miền .................. 23
Bảng 1.6. Tác động của BĐKH tới các HST và ĐDSH của ĐNN ................................ 24
Bảng 1.7. Phát thải khí nhà kính của các hệ sinh thái đất ngập nước............................ 25
Bảng 1.8. Tốc độ sản sinh CH4 đối với đất ngập nước mặn và nước ngọt khác nhau
........................................................................................................................................ 28
Bảng 1.9. Giải phóng CO2 từ quá trình khoáng hóa chất hữu cơ trong đầm lầy mặn ở
Anh ................................................................................................................................. 29
Bảng 1.10. Phát thải do quá trình oxi hóa than bùn...................................................... 33
Bảng 2.1. Hệ số phát thải cho vùng ngập lụt ................................................................. 37
Bảng 2.2. Hệ số phát thải CH4 từ đất hữu cơ và vô cơ ẩm ướt với thảm thực vật ........ 38
Bảng 3.1. Các loại đất ngập nước ven biển Hải Phòng ................................................. 47
Bảng 3.2. Diện tích đất ngập nước ven biển Hải Phòng phân theo các cấp .................. 48
Bảng 3.3. Phân bố các loại đất ngập nước tại các khu vực sinh thái ............................. 49
Bảng 3.4. Phân bố các loại đất ngập nước theo các đơn vị hành chính quận, huyện, thị

xã .................................................................................................................................... 50
Bảng 3.5. Khối lượng vật chất gây ô nhiễm do sông tải ra vùng biển ven bờ Hải Phòng
ở khu vực Cửa Cấm - Nam Triệu hàng năm .................................................................. 51
Bảng 3.6. Sản lượng thủy sản của Hải Phòng năm 2004 - 2012 ................................... 55
Bảng 3.7. Sản lượng lúa Hải Phòng năm 2010 - 2012 .................................................. 55
Bảng 3.8. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt

động

của Hải Phòng năm 2010 - 2012 ................................................................................... 56
Lớp KTMT 2012B

7

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

Bảng 3.9. Lượng phát thải khí CH4 tại các khu rừng ngập mặn .................................... 59
Bảng 3.10. Lượng phát thải khí CH4 từ đất ngập nước nuôi trồng thủy sản năm 2012 59
Bảng 3.11. Lượng phát thải khí N2O từ đất ngập nước nuôi trồng thủy sản năm 2012 60
Bảng 3.12. Diện tích (ha) nuôi trồng thủy sản phân theo quận huyện trong các năm
khảo sát ........................................................................................................................... 61
Bảng 3.13. Sản lượng (nghìn tấn) nuôi trồng thủy sản phân theo quận huyện trong các
năm khảo sát ................................................................................................................... 61
Bảng 3.14. Lượng phát thải CH4 và N2O (tấn/năm) từ đất ngập nước nuôi trồng thủy
sản Hải Phòng các năm 2004 - 2012 .............................................................................. 62

Bảng 3.15. Lượng phát thải khí CH4 từ ruộng lúa nước năm 2012 ............................... 63
Bảng 3.16. Lượng phát thải khí N2O từ ruộng lúa nước năm 2012 .............................. 63
Bảng 3.17. Diện tích (nghìn ha) lúa cả năm phân theo quận huyện trong các năm khảo
sát ................................................................................................................................... 64
Bảng 3.18. Lượng phát thải N2O và CH4 từ vùng đất lúa nước Hải Phòng các

năm

2004 - 2012 .................................................................................................................... 65
Bảng 3.19. Lượng khí CH4, CO2, N2O phát thải từ vùng đất ngập nước thường xuyên
........................................................................................................................................ 66
Bảng 3.20. Hệ số lưu trữ CO2 hệ sinh thái rừng ngập mặn Hải Phòng ......................... 67
Bảng 3.21. Tổng lượng lưu trữ CO2 hệ sinh thái rừng ngập mặn Hải Phòng ............... 67
Bảng 3.22. Lượng khí CO2 hấp thụ từ ruộng lúa, Hải Phòng năm 2012 ....................... 68

Lớp KTMT 2012B

8

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) trong 50 năm qua ........................... 20
Hình 1.2. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) trong 50 năm qua ................................... 20
Hình 1.3. Sự chuyển hóa chủ yếu của cacbon trong đất ngập nước.............................. 26

Hình 2.1. Bản đồ vùng khí hậu trên thế giới ................................................................ 35
Hình 2.2. Sơ đồ vận chuyển khí CH4 trên ruộng ........................................................... 40
Hình 2.3. Chu trình cacbon trong hệ sinh thái rừng trang ............................................. 42
Hình 3.1. Bản đồ phân bố đất ngập nước ven biển Hải Phòng ..................................... 46
Hình 3.2. Bản đồ phân bố rừng ngập mặn Hải Phòng ................................................... 58
Hình 3.3. Xu thế phát thải CH4 và N2O từ đất ngập nước nuôi trồng thủy sản Hải
Phòng các năm 2004 - 2012 ........................................................................................... 62
Hình 3.4. Xu thế phát thải CO2e từ ruộng lúa nước Hải Phòng các năm 2004 - 2012
........................................................................................................................................ 65
Hinh 3.5. CO2e đất ngập nước hấp thụ và phát thải ....................................................... 69
Hình 3.6. Số lượng bão ở khu vực Hải Phòng (1945 - 2007) ....................................... 70

Lớp KTMT 2012B

9

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

MỞ ĐẦU
Đất ngập nước của Việt Nam đa dạng về kiểu loại, phong phú về tài nguyên, đa
dạng sinh học, có nhiều chức năng quan trọng như nạp và tiết nước ngầm, cung cấp
nước ngọt, điều hoà sinh thái và khí hậu, xuất khẩu sinh khối, hạn chế lũ lụt, chắn sóng
và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển, là nơi du lịch giải trí, duy trì đa dạng sinh
học và có giá trị về kinh tế, văn hoá, xã hội. Việt Nam có đa dạng sinh học nói chung,
đa dạng sinh học đất ngập nước nói riêng rất cao gồm 68 kiểu đất ngập nước với tổng

diện tích khoảng 10 triệu héc ta, trong đó đất ngập nước trồng lúa chiếm khoảng 4,1
triệu ha. Tuy nhiên trong thời gian qua do những nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ
yếu do bị khai thác quá mức, sự chuyển đổi các hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên
sang các vùng nuôi trồng thủy sản, các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái nghiêm
trọng [6].
Biến đổi khí hậu, với các biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và mực
nước biển dâng, được coi là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong
thế kỷ 21. Với các tác động tiềm tàng trên ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường,
biến đổi khí hậu là vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay. Không một quốc gia nào
tránh được những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và không một quốc gia nào có thể
một mình đương đầu với những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra. Việt Nam là một
trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do sự biến đổi của khí hậu. Mực
nước biển dâng, nhiệt độ tăng, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan được dự
đoán sẽ xảy ra và có tác động nghiêm trọng đến con người và nền kinh tế Việt Nam.
Đối với một quốc gia có đường bờ biển dài và hai đồng bằng châu thổ lớn là đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thì những mối đe dọa do mực nước biển dâng
cao, bảo, lũ lụt, xói lở bờ biển và xâm nhập mặn… là thực sự nghiêm trọng.
BĐKH và sức khỏe của HST ĐNN có tác động qua lại với nhau. Một mặt, dưới
tác động của biến đổi khí hậu, các hệ sinh thái đất ngập nước chịu những rủi ro nặng nề
nhất, so với các hệ sinh thái trên cạn và biển; nếu được quản lý tốt các hệ sinh thái đất
Lớp KTMT 2012B

10

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam


ngập nước và đa dạng sinh học của nó sẽ có vai trò lớn trong giảm nhẹ và thích ứng với
biến đổi hậu. Tuy nhiên các hệ sinh thái đất ngập nước đồng thời cũng là nguồn gây
phát thải khí nhà kính góp phần gây ra biến đổi khí hậu [6].
Ở Việt Nam có đã có nhiều công trình nghiên cứu về khí gây hiệu ứng nhà kính từ
các nguồn khác nhau, nghiên cứu về phát thải khí nhà kính ở khu hệ đất ngập nước còn
rất ít, mới có các nghiên cứu về phát thải CH4 từ các ruộng lúa ngập nước hay phát thải
khí từ vùng đất than bùn do quá trình oxy hóa than bùn hay cháy rừng. Do đó, việc
nghiên cứu về phát thải khí nhà kình khu hệ đất ngập nước trong điều kiện Việt Nam
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, đây cũng là lý do chúng tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu “Đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính tại các khu hệ đất ngập nước
trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam" với các nội dung chính như sau:
+ Thu thập số liệu về đặc trưng chế độ khí hậu, thủy hải văn khu vực TP. Hải
Phòng;
+ Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và lợi ích đất ngập nước ven biển Hải Phòng;
+ Tính toán lượng phát thải khí nhà kính tại một số loại hình đất ngập nước tại
Hải Phòng;
+ Tính toán lượng cacbon lưu trữ ở một số loại hình đất ngập nước;
+ Đề xuất giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính vùng đất ngập nước; sử
dụng hợp lý và bảo vệ đất ngập nước ven biển Hải Phòng.

Lớp KTMT 2012B

11

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ


Lê Văn Nam

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đất ngập nƣớc tại Việt Nam
1.1.1. Định nghĩa đất ngập nƣớc
Đất ngập nước rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các
cảnh quan trên mọi miền của thế giới. Hàng thế kỷ nay, con người và các nền văn hoá
nhân loại được hình thành và phát triển dọc theo các triền sông hoặc ngay trên các
vùng đất ngập nước. Đất ngập nước đã và đang bị suy thoái và mất đi ở mức báo động,
mặc dù ngày nay người ta đã nhận biết được các chức năng và giá trị to lớn của chúng
[1].
Định nghĩa về đất ngập nước của Công ước RAMSAR (Công ước về các vùng đất
ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước Convention on wetland of international importance, especially as waterfowl habitat) có
tầm khái quát và bao hàm rộng và là định nghĩa được chấp nhận nhiều nhất. Theo định
nghĩa này, đất ngập nước là: "Các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước tự nhiên hay
nhân tạo, có nước thường xuyên hay tạm thời, nước tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, nước
lợ hay nước mặn, kể cả các vùng nước ven biển có độ sâu không quá 6m khi thuỷ triều
thấp đều là các vùng đất ngập nước" (Điều 1.1. Công ước Ramsar, 1971).
1.1.2. Phân loại đất ngập nƣớc ở Việt Nam
Theo Công ước Ramsar, đất ngập nước trên thế giới được phân chia làm 42 loại
theo 3 nhóm: Đất ngập nước ở biển và vùng ven biển, đất ngập nước nội địa, và đất
ngập nước nhân tạo.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu năm 2004 về xây dựng bản đồ ĐNN của Việt
Nam, ĐNN phân chia thành 49 loại theo 04 cấp phân vị là: Hệ thống (02); hệ thống
phụ (04), lớp (08) và lớp phụ (49), (bảng 1.1).

Lớp KTMT 2012B

12


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

Bảng 1.1. Hệ thống phân loại sử dụng trong xây dựng bản đồ ĐNN ở Việt Nam [14]
Các cấp phân vị
Tên gọi
Hệ
Lớp
thống Lớp
phụ
phụ
Hệ thống 1: ĐNN mặn
ĐNN mặn, ven biển
ĐNN ven biển, ngập triều thường xuyên
1 ĐNN mặn, ven biển, ngập thường xuyên, không có thực vật
2 ĐNN mặn, ven biển, ngập thường xuyên, có các loài thực vật thủy sinh
1.1.1 3 ĐNN mặn, ven biển, ngập thường xuyên, có bãi san hô
4 ĐNN mặn, ven biển, ngập thường xuyên, không có thực vật
5 ĐNN mặn, ven biển, ngập thường xuyên, có nuôi trồng hải sản
6 ĐNN mặn, ven biển, ngập thường xuyên khác
ĐNN mặn, ven biển, ngập triều không thường xuyên
7 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, nền đá
1.1
8 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, nền cát, sỏi, cuội
9 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, nền đất, bùn, không có cây
10 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, đồng cỏ, lau sậy, cây bụi

11 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, rừng tự nhiên
1.1.2
12 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, rừng trồng
13 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, nuôi trồng thủy sản
14 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, nông nghiệp
15 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, làm muối
16 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, dòng chảy
17 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên khác
ĐNN mặn, ở cửa sông
ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên
18 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên, cồn và đụn cát
19 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên, bãi bùn
1.2.1 20 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên, đồng cỏ
21 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên, nuôi trồng hải sản
22 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên, dòng chảy
23 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên khác
1.2
ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên
ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, nền cát, sỏi, sạn,
24
không có cây
ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, nền đất, bùn, không
1.2.2 25
có cây
ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, đồng cỏ, lau sậy, cây
26
bụi
27 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, rừng tự nhiên

Lớp KTMT 2012B


13

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

Các cấp phân vị
Tên gọi
Hệ
Lớp
thống Lớp
phụ
phụ
28 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, rừng trồng
29 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, nuôi trồng thủy sản
30 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, nông nghiệp
31 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, làm muối
32 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, dòng chảy
33 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên khác
ĐNN mặn, thuộc đầm phá
ĐNN mặn, đầm phá, ngập thường xuyên
34 ĐNN mặn, đầm phá, ngập thường xuyên, không có thực vật
1.3.1 35 ĐNN mặn, đầm phá, ngập thường xuyên, có cỏ hoặc cây bụi
36 ĐNN mặn, đầm phá, ngập thường xuyên, nuôi trồng thủy sản
37 ĐNN mặn, đầm phá, ngập thường xuyên khác
ĐNN mặn, đầm phá, ngập không thường xuyên

1.3
38 ĐNN mặn, đầm phá, ngập không thường xuyên, không có thực vật
ĐNN mặn, đầm phá, ngập không thường xuyên, có cỏ, cây bụi, rừng tự
39
nhiên
1.3.2
ĐNN mặn, đầm phá, ngập không thường xuyên, có cỏ, cây bụi hoặc rừng
40
trồng
41 ĐNN mặn, đầm phá, ngập không thường xuyên, nuôi trồng thủy sản
42 ĐNN mặn, đầm phá, ngập không thường xuyên khác
Hệ thống 2: ĐNN ngọt
ĐNN ngọt thuộc sông
ĐNN ngọt thuộc sông, ngập thường xuyên
2.1.1 43 ĐNN ngọt thuộc sông, ngập thường xuyên, có dòng chảy và thác
44 ĐNN ngọt thuộc sông, ngập thường xuyên, các dòng chảy khác
ĐNN ngọt thuộc sông, ngập không thường xuyên
2.1
45 ĐNN ngọt thuộc sông, ngập không thường xuyên, cỏ hay cây bụi
46 ĐNN ngọt thuộc sông, ngập không thường xuyên, có rừng tự nhiên
2.1.2
47 ĐNN ngọt thuộc sông, ngập không thường xuyên, có rừng trồng
48 ĐNN ngọt thuộc sông, ngập không thường xuyên, nông nghiệp
49 ĐNN ngọt thuộc sông, ngập không thường xuyên, nuôi trồng thủy sản

1.1.3. Giá trị của đất ngập nƣớc Việt Nam
Hệ sinh thái đất ngập nước có một số giá trị chính như sau [9]:

1.1.3.1. Giá trị gián tiếp


Lớp KTMT 2012B

14

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

Giá trị đa dạng sinh học: Đây là thuộc tính đặc biệt và quan trọng của ĐNN.
Nhiều vùng ĐNN là nơi cư trú rất thích hợp của các loài động vật hoang dã, đặc biệt là
các loài chim nước, trong đó có nhiều loài chim di trú.
Nạp nước ngầm: Nước được thấm từ các vùng ĐNN xuống các tầng ngập nước
trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết dần thành dòng chảy bề mặt ở vùng
ĐNN khác cho con người sử dụng.
Hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt: Bằng cách giữ và điều hòa lượng nước mưa như
"bồn chứa" tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ
lụt ở vùng hạ lưu.
Ổn định vi khí hậu: Do chu trình trao đổi chất và nước trong các hệ sinh thái,
nhờ lớp phủ thực vật của đất ngập nước, sự cân bằng giữa O2 và CO2 trong khí quyển
làm cho vi khí hậu địa phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ổn
định.
Chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn: Nhờ lớp phủ thực vật, đặc
biệt là rừng ngập mặn ven biển, thảm cỏ… có tác dụng làm giảm sức gió của bão và
bào mòn đất của dòng chảy bề mặt.
Xử lý nước, giữ lại chất cặn, chất độc: Vùng ĐNN được coi như "bể lọc" tự
nhiên, có tác dụng giữ lại các chất lắng đọng và chất độc (chất thải sinh hoạt và công
nghiệp).

Giữ lại chất dinh dưỡng: Làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn cho các sinh
vật sống trong HST đó.
Sản xuất sinh khối: Rất nhiều vùng đất ngập nước là nơi sản xuất và xuất khẩu
sinh khối làm nguồn thức ăn cho các sinh vật thủy sinh, các loài động vật hoang dã
cũng như vật nuôi.
Giao thông thủy: Hầu hết các sông, kênh, các vùng hồ chứa nước lớn, vùng
ngập lụt thường xuyên hay theo mùa…vận chuyển thủy đóng vai trò quan trọng trong
đời sống cũng như phát triển kinh tế của các cộng đồng dân cư địa phương.
Lớp KTMT 2012B

15

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

Giải trí, du lịch: Hiện nay, nhiều vùng đất ngập nước có nhiều giá trị giải trí và
du lịch. Phát triển du lịch, giải trí trên vùng ĐNN đã mang lại nhiều giá trị kinh tế.
Bên cạnh đó, ĐNN có những giá trị đặc biệt như là một phần của di sản văn hoá
của nhân loại.

1.1.3.2. Giá trị trực tiếp
Tài nguyên rừng: Các loài động thực vật thường rất phong phú ở các vùng
ĐNN, tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, có thể khai thác để phục vụ lợi ích
kinh tế. Tài nguyên rừng cung cấp một loạt các sản phẩm quan trọng như gỗ, than, củi
và các sản phẩm khác như nhựa, tinh dầu, tanin, dược liệu. Nhiều vùng ĐNN rất giàu
động vật hoang dã đặc biệt là các loài chim nước, cung cấp nhiều loại sản phẩm, trong

đó nhiều loại có giá trị thương mại cao.
Thuỷ sản: Các vùng ĐNN là môi trường sống và nơi cung cấp thức ăn cho các
loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá, tôm, cua, động vật thân mềm…
Tài nguyên cỏ và tảo biển: Nhiều diện tích ĐNN ven biển có những loại tảo, cỏ
biển và nguồn thức ăn của nhiều loài thủy sinh vật và còn được sử dụng làm thức ăn
cho người và gia súc, làm phân bón và dược liệu…
Sản phẩm nông nghiệp: Các ruộng lúa chuyên canh hoặc xen canh với các cây
hoa màu khác đã tạo nên nhiều sản phẩm quan trọng khác của vùng ĐNN.
Cung cấp nước ngọt: Nhiều vùng ĐNN là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh
hoạt, cho tưới tiêu, cho chăn nuôi gia súc và sản xuất công nghiệp.
Tiềm năng năng lượng: Than bùn là một nguồn nhiên liệu quan trọng, các đập,
thác nước cũng là nguồn cung cấp năng lượng.
1.1.4. Hiện trạng đất ngập nƣớc Việt Nam
Là một quốc gia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, với bờ biển dài 3260km chạy qua
suốt 15 vĩ độ, Việt Nam có các hệ sinh thái đất ngập nước rất phong phú và đa dạng. Ở
Việt Nam có 68 kiểu đất ngập nước, trong đó có nhiều khu đất ngập nước có tầm quan
trọng quốc tế như: Hồ Ba Bể (vườn quốc gia Ba Bể), khu cửa sông Hồng Tiền Hải, U
Lớp KTMT 2012B

16

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

Minh Thượng, Mũi Cà Mau và khu đất ngập nước Côn Đảo. Tổng diện tích đất ngập
nước của Việt Nam khoảng 10 triệu ha, trong đó đất ngập nước trồng lúa chiếm khoảng

4,1 triệu ha.
Từ năm 1989, Việt Nam là quốc gia thứ 50 trên thế giới tham gia Công ước
Ramsar, trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển khai các hoạt động
nghiên cứu, kiểm kê, xây dựng các công cụ và kỹ thuật khác nhau để bảo tồn, sử dụng,
quản lý đất ngập nước theo tinh thần của Công ước Ramsar [6].
1.1.4.1. Các hệ sinh thái lưu vực sông
Nước ta có 2.360 con sông với chiều dài từ 10km trở lên và 26 phân lưu của các
sông lớn. Trong đó 9 sông có lưu vực lớn hơn 10.000km2 là sông Hồng, sông Thái
Bình, sông Kỳ Cùng - Bằng Giang, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông
Seprok - Sê San, sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
Sông ngòi nước ta có lượng nước phong phú với tổng lưu lượng trung bình đạt
26.600m3/s tương đương với tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. Trong đó, phần nước
sinh ra trong lãnh thổ là 323 tỷ m3, chiếm 38,5%; còn phần từ bên ngoài chảy vào lãnh
thổ nước ta là 516 tỷ m3/năm, chiếm 61,5%. Riêng lượng nước từ Việt Nam chảy sang
các nước xung quanh là 8,92 tỷ m3/năm, chiếm 1,1% tổng lượng nước. Trong tổng
lượng nước nói trên, phần chảy mặt là 637 tỷ m3/năm, chiếm 76%, còn dòng chảy
ngầm là 202 tỷ m3/năm, chiếm 24% [6].
1.1.4.2. Các hệ sinh thái hồ
Nước ta có nhiều hồ tự nhiên như hồ Ba Bể ở Bắc Kạn, với diện tích khoảng
5km2; Hồ Tây ở Hà Nội, 4,5km2; Biển Hồ ở Gia Lai, 8km2; hồ Lắk ở Đắk Lắk, 10km2
v.v.
Ngoài các hồ tự nhiên, ở nước ta cũng đã xây được rất nhiều hồ chứa nước nhân
tạo ở khắp mọi vùng đất nước. Trong thời gian qua đã có hơn 10.000 hồ chứa các loại
đã được xây dựng với tổng dung tích hữu ích khoảng 37.000 triệu km3, chiếm 4,4%
tổng lượng dòng chảy năm trung bình giai đoạn 1977 - 2008 của các sông suối. Trong
Lớp KTMT 2012B

17

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường



Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

đó, có 7 hồ với dung tích trên 500 triệu m3 là Hoà Bình, 5.680 triệu m3, Trị An, 2.547
triệu m3; Thác Bà, 2.160 triệu m3; Thác Mơ 1.311 triệu m3; Dầu Tiếng 1.111 triệu m3;
Yaly, 779 triệu m3; Hàm Thuận - Đa Mi, 535 triệu m3.
Tổng dung tích hữu ích của hồ chứa trong hệ thống sông Hồng - Thái Bình (thuộc
lãnh thổ Việt Nam) chiếm trên 45%, hệ thống sông Đồng Nai - 22%, mỗi hệ thống
sông Cả, Ba và sông Sê San - 7% tổng dung tích hữu ích của các hồ chứa trong cả
nước.
Theo điều tra, thống kê gần đây nhất, trên địa phận 43 tỉnh, thành phố đã có trên
2.900 hồ chứa có dung tích từ 0,5 triệu m3 trở lên đang vận hành, đang được xây dựng
hoặc đã có quy hoạch với tổng dung tích khoảng 65 tỷ m3, tổng công suất lắp máy
khoảng 21.999 MW [6].
1.1.4.3. Các hệ sinh thái đồng bằng
Đồng bằng ở Việt Nam chỉ chiếm ¼ diện tích đất liền cả nước. Vùng đồng bằng
có địa hình thấp và tương đối phẳng với hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng
bằng sông Hồng (16.700 km2) và đồng bằng sông Cửu Long (40.000 km2). Ngoài ra
còn một dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã
(Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2. Phần lớn các đồng bằng
nước ta là đồng bằng châu thổ, được bồi đắp bằng phù sa của các dòng sông lớn nên
đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp [6].
1.1.4.4. Đất ngập nước ven biển
Đất ngập nước ven biển rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều kiểu hệ sinh thái
khác nhau. Ven biển có nhiều đầm, phá, bàu, trằm. Đáng chú ý là các đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế), có diện tích mặt nước 216km2; đầm Thị Nại
(Bình Định), 45km2; Trường Giang (Quảng Ngãi), 36,9km2; Cù Mông (Phú Yên),

30,2km2; Nước Ngọt (Bình Định), 26,5km2; Thuỷ Triều (Khánh Hoà), 25,5km2; Ô
Loan (Phú Yên), 18,0km2; Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), 16,0km2; Trà Ổ (Bình Định),
14,4km2; Đầm Nại (Ninh Thuận), 12,0km2 [6].
Lớp KTMT 2012B

18

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo Điều 1, điểm 2 của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí
hậu (UNFCCC) năm 1992, biến đổi khí hậu là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động
của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí
quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những
thời kỳ có thể so sánh được [3].
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), định nghĩa biến đổi khí hậu “là sự biến đổi
trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu duy trì trong
một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”.
1.2.1. Diễn biến khí hậu Việt Nam trong những năm vừa qua
Nhiều nghiên cứu kết luận rằng Việt Nam là một trong những quốc gia chịu
những tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, sau Bangladesh
và các quốc đảo nhỏ khác.
Bảng 1.2. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ởcác vùng
khí hậu của Việt Nam [16]
Vùng khí hậu

Tây Bắc Bộ
Đông Bắc Bộ
Đồng bằng
Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Nam Trung
Bộ
Tây Nguyên
Nam Bộ

Nhiệt độ (0C)
Tháng I Tháng VII
1,4
0,5
1,5
0,3

Năm
0,5
0,6

Lƣợng mƣa (%)
Thời kỳ XI-IV Thời kỳ V-X
6
-6
0
-9

Năm
-2

-7

1,4

0,5

0,6

0

-13

-11

1,3

0,5

0,5

4

-5

-3

0,6

0,5


0,3

20

20

20

0,9
0,8

0,4
0,4

0,6
0,6

19
27

9
6

11
9

Từ số liệu thống kê trên có thể thấy rằng: Vào mùa đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn
cả là ở Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 1,50C/50 năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng I tăng chậm
hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 - 0,90C/50 năm). Tính trung bình
cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã tăng lên 1,20C trong 50 năm qua. Nhiệt

Lớp KTMT 2012B

19

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

độ tháng VII tăng khoảng 0,3 - 0,50C/50 năm trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta.
Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 - 0,60C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm
ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,30C/50 năm.

Hình 1.1. Mức tăng nhiệt độ trung bình
năm (0C) trong 50 năm qua [16]

Hình 1.2. Mức thay đổi lượng mưa năm
(%) trong 50 năm qua [16]

Mức thay đổi nhiệt độ cực đại trên toàn Việt Nam nhìn chung dao động trong
khoảng từ -30C đến 30C. Mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu chủ yếu dao động trong
khoảng -50C đến 50C. Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng, tốc độ
tăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn so với nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu thế chung
của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng ít hoặc không thay đổi đáng kể ở các
vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm
qua. Lượng mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần diện tích

phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50
năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa mưa, tăng
Lớp KTMT 2012B

20

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu vực Nam
Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với
các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua.
Về xoáy thuận nhiệt đới, trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp thấp
nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 45% số cơn nảy sinh ngay trên
Biển Đông và 55% số cơn từ Thái Bình Dương di chuyển vào. Số cơn bão và áp thấp
nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam vào khoảng 7 cơn mỗi năm và trong đó có 5 cơn đổ
bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Nơi có tần suất hoạt động của bão, áp
thấp nhiệt đới lớn nhất nằm ở phần giữa của khu vực Bắc Biển Đông, trung bình mỗi
năm có khoảng 3 cơn đi qua ô lưới 2,5 x 2,5 độ kinh vĩ. Khu vực bờ biển miền Trung
từ 16 đến 180N và khu vực bờ biển Bắc Bộ từ 200N trở lên có tần suất hoạt động của
bão, áp thấp nhiệt đới cao nhất trong cả dải ven biển nước ta, cứ khoảng 2 năm lại có
một cơn bão, áp thấp nhiệt đới đi vào khu vực 1 vĩ độ bờ biển.
Xu thế biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng
2,8mm/năm. Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu
thế tăng mực nước biển trên toàn biển Đông là 4,7mm/năm, phía Đông của biển Đông
có xu thế tăng hiều hơn hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven

biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho toàn
dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9mm/năm [16].
1.2.2. Phát thải khí nhà kính của Việt Nam
Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường được chỉ định là cơ quan đầu mối
quốc gia điều phối và phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan khác trong công tác kiểm
kê khí nhà kính. Tài liệu kiểm kê mới nhất cho năm cơ sở là năm 2000. Kiểm kê khí
nhà kính của Việt Nam thực hiện theo Hướng dẫn của IPCC (1996). Lượng phát thải
khí nhà kính năm 2000 ước tính khoảng 150.899,7 nghìn tấn CO2e. Nông nghiệp là
nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất với mức 65.090,7 nghìn tấn CO2e, chiếm 43,1%,
tiếp đến là lĩnh vực năng lượng với mức phát thải là 52.733,5 nghìn tấn CO2e (chiếm
Lớp KTMT 2012B

21

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

35%), và lượng phát thải từ LULUCF là 15.104,7 nghìn tấn (chiếm 10%). Hoạt động
công nghiệp và rác thải lần lượt phát thải ra 10.005,7 nghìn tấn CO2e (6,6%) và 7.925,2
nghìn tấn CO2e (5,3%), (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Kiểm kê khí nhà kính theo ngành năm 1994 và 2000 [16]
Năm
Ngành
Năng lượng
Hoạt động công nghiệp
Nông nghiệp

LULUCF
Rác thải
Tổng

1994
Lượng phát thải
(Nghìn tấn CO2e)
25637,09
3807,19
52450,00
19380,00
2565,02
103839,30

2000
Lượng phát thải
(Nghìn tấn CO2e)
52773,46
10005,72
650990,65
15104,72
7925,18
150899,73

%
24,7
3,7
50,5
18,6
2,5

100,00

%
35,00
6,60
43,10
10
5,3
100,00

Kết quả kiểm kê cho thấy lượng phát thải khí nhà kính năm 2000 tăng gấp 1,5 lần
so với lượng phát thải năm 1994. Lượng phát thải từ lĩnh vực năng lượng tăng gấp đôi
từ 25,6 triệu tấn CO2e (năm 1994) đến 52,8 triệu tấn CO2e (năm 2000). Tuy nhiên,
lượng phát thải từ sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất và rừng (LULUCF) giảm
từ 19,4 triệu tấn CO2e xuống 15,1 triệu tấn CO2e [16].
Bảng 1.4. Ước tính lượng phát thải khí nhà kính năm 2010, 2020 và 2030 [16]
Đơn vị: Triệu tấn CO2e
Lĩnh vực
Năng lượng
Nông nghiệp
LULUCF
Tổng

2010
113,1
65,8
-9,7
169,2

2020

251,0
69,5
-20,1
300,4

2030
470,8
72,9
-27,9
515,8

Phát thải KNK của ba lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp và LULUCF vào năm
2010 là 169,2 triệu tấn CO2 tương đương. Dự tính vào năm 2020 là 300,4 triệu tấn CO2
tương đương và vào năm 2030 là 515,8 triệu tấn CO2 tương đương. Lĩnh vực năng
lượng được dự báo sẽ là nguồn phát thải KNK lớn nhất, chiếm 91,3% tổng lượng phát
thải năm 2030.

Lớp KTMT 2012B

22

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Lê Văn Nam

1.3. Hệ sinh thái đất ngập nƣớc và tác động của biến đổi khí hậu
1.3.1.Tác động của biến đổi khí hậu tới hệ sinh thái đất ngập nƣớc

BĐKH tác động tới các HST ĐNN theo nhiều cách khác nhau. Nhiệt độ tăng sẽ
tác động tới các loài động, thực vật nhạy cảm với nhiệt độ; lượng mưa giảm sẽ thu hẹp
diên tích ĐNN, làm tăng phát thải KNK vào khí quyển do sự phân hủy của các chất
hữu cơ, nhất là than bùn. BĐKH/nước biển dâng dẫn tới sự thu hẹp diện phân bố địa lý
của ĐNN. Hơn thế nữa, các HST ĐNN phụ thuộc một cách chặt chẽ vào mức nước của
thủy vực và vì thế sự thay đổi các điều kiện khí hậu sẽ ảnh hưởng tới lượng nước trong
các HST, qua đó ảnh hưởng tới các chức năng đặc trưng của ĐNN bao gồm cả thành
phần và cấu trúc của các quần xã sinh vật. BĐKH, vì thế là một yếu tố quan trọng trong
quản lý ĐNN. Bảo tồn và sử dụng một cách khôn khéo ĐNN chắc chắn là sẽ không thể
đạt được nếu không tính tới yếu tố BĐKH [6].
Bảng 1.5. Tác động của BĐKH tới các đối tượng ĐNN ở các vùng, miền [6]
Yếu tố tác động

Sự gia tăng nhiệt
độ

Vùng nhạy cảm,
dễ bị tổn thƣơng

-

Nước biển dâng

Lũ lụt, lũ quét và
sạt lở đất

Lớp KTMT 2012B

-


Đối tƣợng ĐNN dễ bị tổn thƣơng

- Nông nghiệp và an ninh lương thực
- Thủy sản
Vùng núi: Đông Bắc, Tây - Các hệ sinh thái ĐNN tự nhiên, đa dạng
Bắc và Bắc Trung Bộ
sinh học
Đồng bằng Bắc Bộ
- Tài nguyên nước
- Sức khỏe cộng đồng, gia tăng các bệnh
truyền qua nước và vecto
- Habitat
- Nông nghiệp và an ninh lương thực
Dải ven biển, nhất là
- Thủy sản
những vùng thường bị ảnh
- Các hệ sinh thái ĐNN biển và ven biển
hưởng của bão, nước
- Tài nguyên nước (nước mặt, nước
dâng, lũ lụt (đồng bằng
ngầm)
sông Cửu Long, sông
- Du lịch
Hồng, ven biển Trung Bộ
- Sức khỏe cộng đồng, thay đổi các bệnh
Hải đảo
truyền qua nước và vecto
- Mất đất ở, đất sản xuất và nơi cư trú
Dải ven biển (bao gồm cả - Nông nghiệp và an ninh lương thực
đồng bằng châu thổ và các - Thủy sản

vùng đất ngập nước: đồng - Tài nguyên nước

23

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


×