Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Điều tra hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------

NGUYỄN THỊ YẾN

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TƯỞNG THỊ HỘI

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả. Các số liệu,
kết quả nêu trong phần điều tra hiện trạng và đề xuất các biện pháp trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Yến


LỜI CẢM ƠN


Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Tưởng Thị Hội – Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, người thầy đã
tận tình quan tâm, tạo điều kiện vàchỉ bảo em hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này em cũng xin cám ơn các thầy, các cô và các cán bộ công tác tại
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường– Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã
giúp đỡ và huớng dẫn em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng gửi lời cám ơn tới các cơ quan có liên quan đã giúp tôi rất nhiều
trong việc thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến đề tài.
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn ủng
hộ, tạo mọi điều kiện và động viên tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thị Yến


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ..... 3
1.1. Tổng quan về chất thải rắn ............................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn ...................................................................... 3
1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn ........................................................... 3
1.1.3. Phân loại chất thải rắn............................................................................. 4
1.1.4. Lượng, thành phần và tính chất của chất thải rắn .................................... 5
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng và thành phần của CTR ...................... 10
1.1.7. Các văn bản pháp luật liên quan đến CTR tại Việt Nam........................ 12
1.2. Tổng quan về công tác quản lý..................................................................... 13

1.2.1. Các biện pháp quản lý chất thải rắn .......................................................... 13
1.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn của một số nước trên Thế Giới ............. 18
1.2.3. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn của Việt Nam .......................... 20
CHƯƠNG 2. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ............................................................................. 22
2.1. Sơ lược về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương ..................... 22
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................. 23
2.1.2. Kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương ..................................................... 23
2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở tỉnh Hải Dương....................................... 27
2.2.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ............................................. 27
2.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn xây dựng ............................................. 42
2.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp ........................................ 43
2.2.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn Y tế ..................................................... 47
2.2.5. Hiện trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp ........................................ 50
2.3. Đánh gia hiện trạng quản lý chung CTR tại Hải Dương ............................... 53
2.3.1. Đánh giá về lượng phát sinh ................................................................. 53
2.3.2. Hoạt động thu gom và vận chuyển và xử lý .......................................... 54
2. 3.3. Hoạt động quản lý chất thải của các cơ quan quản lý ........................... 55
2.3.4. Công tác phí và thu phí về chất thải rắn ................................................ 56
2.3.4. Công tác truyền thông đối với CTR ...................................................... 56


2.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra .................................................................. 57
2.4. Những ưu điểm và tồn tại của công tác quản lý CTR ở tỉnh Hải Dương ...... 59
2.4.1. Những ưu điểm đã đạt được .................................................................. 59
2.4.2. Các mặt còn tồn tại ............................................................................... 59
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN CHO TỈNH HẢI DƯƠNG ................................................................. 62
3.1. Dự báo lượng CTR phát sinh trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến 2025 ........... 63
3.1.1. Dự báo lượng CTR sinh hoạt ở tỉnh đến năm 2025 ............................... 63

3.1.2. Dự báo lượng CTR xây dựng ở Hải Dương đến năm 2025 ................... 64
3.1.3. Dự báo lượng CTR công nghiệp ở tỉnh Hải Dương đến năm 2025 ........ 65
3.1.4. Dự báo lượng CTR y tế ở tỉnh Hải Dương đến năm 2025 ..................... 66
3.1.5. Dự báo lượng CTR nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương đến năm 2025 ....... 67
3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn ở Hải Dương ....................... 70
3.2.1. Đề xuất các cơ chế chính sách .............................................................. 70
3.2.2. Đề xuất về quy hoạch các khu xử lý tập trung ....................................... 73
3.2.3. Đề xuất các điểm tập kết và trạm trung chuyển ..................................... 78
3.3. Đề xuất các phương án quản lý chất thải rắn cho từng loại chất thải ............ 81
3.3.1. Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ............................ 81
3.3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp ....................... 86
3.3.3. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế........................................... 89
3.3.4. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn nông thôn ................................. 90
3.3.5. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn xây dựng .................................. 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 93
1. Kết luận ......................................................................................................... 93
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 94


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Bảng 1.1. Chất thải rắn đô thị phát sinh từ các năm 2007 – 2010 ................. 8
Bảng 1.2. Lượng CTR phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2007 ............... 8
Bảng 1.3. Thành phần CTR sinh hoạt ở bãi chôn lấp..................................... 9
Bảng 1.4. Sự thay đổi thành phần CTR sinh hoạt theo mùa ......................... 10
Bảng 1.5. Tỷ lệ áp dụng các phương pháp xử lý CTR ở Việt Nam .............. 17
Bảng 1.6. Tỷ lệ áp dụng biện pháp xử lý CTR các nước trên thế giới .......... 19
Bảng 2.1. Diện tích và dân số tỉnh Dương .................................................. 24
Bảng 2.2. Tổng số giường bệnh tại tỉnh Hải Dương .................................... 26
Bảng 2.3. Thành phần CTR sinh hoạt ở Hải Dương .................................... 27
Bảng 2.4. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Tp. Hải Dương ....... 28

Bảng 2.5. Lượng CTR sinh hoạt thu gom trên địa bàn Tp. Hải Dương ........ 28
Bảng 2.6. Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện, thị xã ...................... 29
Bảng 2.7. Lượng CTR sinh hoạt thu gom tại các huyện, thị xã ................... 29
Bảng 2.8. Các đơn vị thu gom CTR trên địa bàn TP. Hải Dương ................ 29
Bảng 2.9. Các điểm tập kết rác tại Thành phố Hải Dương ........................... 30
Bảng 2.10. Thông số kỹ thuật của lò đốt rác tại Khu xử lý Việt Hồng ......... 38
Bảng 2.11. Lượng CTR xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................... 43
Bảng 2.12. Lượng CTR xây dựng khu vực nội thành được thu gom............ 43
Bảng 2.13. Danh mục ngành nghề sản xuất CN, TTCN tỉnh Hải Dương ..... 43
Bảng 2.14. Tỷ lệ nhóm chất thải rắn công nghiệp tại tỉnh Hải Dương ......... 44
Bảng 2.15. Lượng chất thải công nghiệp ..................................................... 44
Bảng 2.16. Tổng khối lượng CTNH phát sinh trong công nghiệp ................ 45
Bảng 2.17. Các cơ sở công nghiệp áp dụng các biện pháp giảm thiểu chất
thải rắn....................................................................................................... 47
Bảng 2.18. Thành phần trong chất thải rắn Bệnh viện ................................. 47
Bảng 2.19. Tổng lượng CTR y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Hải Dương .... 48
Bảng 2.20. Lượng CTR từ chăn nuôi .......................................................... 51
Bảng 2.21. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong nông nghiệp ............... 51
Bảng 2.22. Tổng hợp lượng CTR trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................... 53
Bảng 2.23. Các hoạt động quản lý CTR công nghiệp .................................. 55
Bảng 2.24. Phí thu và ngân sách cấp cho hoạt động thu gom CTR ............. 56
Bảng 2.25. Các cơ sở vi phạm về hoạt động lưu trữ chất thải rắn ................ 57


Bảng 3.1. Dự báo lượng CTR sinh hoạt thu gom ở tỉnh Hải Dương ............ 64
Bảng 3.2. Dự báo lượng CTR xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương ......... 65
Bảng 3.3. Dự báo lượng CTR công nghiệp tại Hải Dương .......................... 66
– không có yếu tố công nghệ mới ............................................................... 66
Bảng 3.4. Dự báo lượng CTR công nghiệp tại Hải Dương .......................... 66
- có yếu tố công nghệ mới ........................................................................... 66

Bảng 3.5. Dự báo lượng chất thải rắn y tế ở tỉnh Hải Dương ....................... 67
Bảng 3.6. Dự báo lượng chất thải nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương ............... 68
Bảng 3.7 Tổng lượng CTR dự báo phát sinh đến năm 2025 ........................ 68
Bảng 3.8. Tổng hợp ưu nhược điểm các điểm lựa chọn khu xử lý tập trung 76
Bảng 3.9. Các trạm trung chuyển đề xuất .................................................... 79
Bảng 3.10. Lượng chất thải rắn sinh hoạt theo tỷ lệ % ................................ 83
Bảng 3.11. Số lượng xe cần để vận chuyển ................................................. 84
Sơ đồ 1.1. Nguồn phát sinh CTR .................................................................. 4
Sơ đồ 1.2. Chất thải rắn phân loại theo tính chất .......................................... 5
Sơ đồ 1.3. Các tác động của chất thải rắn tới con người và môi trường ....... 11
Sơ đồ 1.4. Quy trình xử lý CTR bằng phương pháp đốt .............................. 15
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ chuyển rác thành năng lượng ........................................... 16
Sơ đồ 2.1. Quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa
bàn TP. Hải Dương ..................................................................................... 32
Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất phân hữu cơ từ rác ........................................ 36
Sơ đồ 2.3. Quy trình đốt rác và hệ thống xử lý khói thải ............................. 37
Sơ đồ 2.4. Mức độ xử lý chất thải rắn ở tỉnh Hải Dương ............................. 54
Sơ đồ 2.5. Hệ thống thu gom vận chuyển và xử lý CTR ở tỉnh Hải Dương 58
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ về hệ thống quản lý chất thải rắn ...................................... 62
Sơ đồ 3.2. Mô hình liên kết nguyên liệu và phế liệu của một số công ty điển
hình tại KCN Đại AN ................................................................................. 87
Biểu đồ 1.1. Lượng CTR phát sinh tại một số nước ở Châu Á ...................... 6
Biểu đồ 1.2. Hiện trạng phát sinh CTR trong các vùng kinh tế của nước ta và
dự báo tình hình thời gian tới ....................................................................... 7
Biểu đồ 1.3. Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi .... 7
Biểu đồ 2.1. Lượng chất thải phát sinh và lượng chất thải thu gom ............. 53
Biểu đồ 3.1. Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn ...................................... 69


Biểu đồ 3.2. Lượng và tỷ lệ chất thải rắn theo từng nguồn phát sinh ........... 69

Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Hải Dương ............................................................... 22
Hình 2.2. Hoạt động thu gom rác tại thành phố ........................................... 33
Hình 2.3 Bãi chôn lấp rác tại xã Thống Nhất – Gia Lộc ............................ 33
Hình 2.4. Điểm tập kết rác khu vực chợ lớn ................................................ 34
Hình 2.5. Điểm tập kết rác tại đường Ngô Quyền ....................................... 34
Hình 2.6. Một góc của bãi chứa chất thải rắn xây dựng ở Tp. Hải Dương ... 43
Hình 3.1. Vị trí đề xuất các khu xử lý, trạm trung chuyển tại Hải Dương .. 80
Hình 3.2. Mẫu thùng chứa rác thực hiện phân loại tại nhà ........................... 81
Hình 3.3. Mẫu thùng chứa rác thực hiện phân loại tại khu công cộng.......... 82


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CTR

:

Chất thải rắn

CTNH
BTNMT

:
:

Chất thải nguy hại
Bộ Tài nguyên Môi trường

BKHMT
BXD


:
:

Bộ khoa học môi trường
Bộ xây dựng

TTLT

:

Thông tư liên tịch

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

KCN

:

Khu công nghiệp

CCN
TNHH

:
:


Cụm công nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn

TMDV

:

Thương mại dịch vụ

MTV
CP
UBND
GDP

:
:
:
:

Một thành viên
Cổ phần
Ủy ban nhân dân
Tổng sản phẩm nội địa

WHO
ODA
TTCN
VLXD
BV


:
:
:
:
:

Tổ chức y tế thế giới
Hỗ trợ phát triển chính thức
Tiểu thủ công nghiệp
Vật liệu xây dựng
Bệnh viện

TT
CN

:
:

Thị trấn
Công nghiệp


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm của tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ (Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) với diện tích 1.656,0km2, Hải Dương gồm có 01
thành phố, 01 thị xã và 10 huyện. Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
tỉnh Hải Dương có nhiều điều kiện phát huy tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội và
đã vươn lên thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế, xã hội cao của
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đất nước.

Trong những năm vừa qua, tỉnh Hải Dương đã có những bước phát triển
nhanh về kinh tế - xã hội (tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm gần đây trung
bình 9,4%/năm), góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân và làm tăng
mức tiêu dùng hàng hóa, song theo đó hệ lụy của sự phát triển là lượng thải phát sinh
ngày càng nhiều hơn, dẫn đến con người phải đối mặt với những vấn đề về môi
trường rất bức xúc đang diễn ra hàng ngày. Tốc độ phát triển đô thị hóa, gia tăng dân
số, khiến tỉnh Hải Dương phát sinh một lượng chất thải rắn (CTR) ngày càng lớn (bao
gồm cả CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR y tế...). CTR là vấn đề đang gây bức
xúc tại nhiều đô thị ở nước ta, trong đó có tỉnh Hải Dương bởi ảnh hưởng của nó tới
nguồn tài nguyên, môi trường và sức khỏe con người là rất lớn. Nhằm hạn chế các
ảnh hưởng của CTR, trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã có những nỗ lực trong
công tác xử lý CTR. Tuy nhiên, mới chỉ tập trung chủ yếu thực hiện đối với rác thải
đô thị, tại các huyện, thị xã thì công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
chưa đáp ứng được yêu cầu.
Với mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn cho toàn tỉnh
Hải Dương trong tương lai đáp ứng được tiến trình phát triển về kinh tế, xã hội và
phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh, tác giả thực hiện đề tài: “Điều tra hiện
trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý
chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho các
nghiên cứu tiếp theo và một phần có thể áp dụng triển khai vào thực tế.

1


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Điều tra, khảo sát đưa ra kết quả hiện trạng thu gom, xử lý CTR của tỉnh Hải
Dương hiện nay.
Dự báo xu hướng gia tăng CTR đến năm 2025
Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Các nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu khảo sát các nguồn phát sinh chất
thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cụ thể là: CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp,
CTR nông nghiệp, CTR y tế và CTR xây dựng, dự báo xu hướng gia tăng trong
tương lai. Từ các kết quả khảo sát, tiến hành đề xuất các giải pháp về cơ chế, công
nghệ cũng như địa điểm quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn.
4. Bố cục của đề tài: gồm 03 chương
Chương 1. Tổng quan về chất thải rắn và công nghệ xử lý
Chương 2. Điều tra hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Chương 3. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
1.1. Tổng quan về chất thải rắn
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn
Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP, ngày 09/4/2007 do Chủ tịch nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về quản lý chất thải rắn thì: Chất thải rắn là chất
thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn
nguy hại.
- Chất thải rắn nguy hại được định nghĩa như sau:
+ Theo UNEP: Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng
xạ) có hoạt tính hóa học hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc
có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình thành hoặc tiếp xúc
với các chất thải khác.
+ Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam: Trong Luật Bảo vệ môi

trường của Việt Nam năm 2005 đã nêu rõ: “Chất thải nguy hại là chất thải có chứa
các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ
nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và đặc tính nguy hại khác) hoặc tương tác
với các chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người”.
- Chất thải rắn thông thường: Là những chất thải không phải là chất thải
nguy hại
1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh chất thải rắn khác nhau nhưng
phân loại theo cách thông thường nhất là từ các nguồn sau:
- Từ các khu dân cư;
- Từ các trung tâm thương mại;
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng;
- Từ các hoạt động dịch vụ;
- Từ các hoạt động công nghiệp;

3


- Từ các hoạt động nông nghiệp;
- Từ các nhà máy xử lý chất thải
CT sinh hoạt
CT dịch vụ
CT Y tế

CT công nghiệp

CT nông nghiệp

Sinh trưởng và
phát triển của

động thực vật

Khoáng sản

Đất đá

Làm giầu

Quặng
đuôi

Sản xuất
Tái chế

Sản xuất

Tiêu thụ

Thải

Sơ đồ 1.1. Nguồn phát sinh CTR
1.1.3. Phân loại chất thải rắn
Chất thải rắn được được phân loại theo các cơ sở sau:
a. Phân loại theo tính chất: Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ,
cháy được, không cháy được, độc hay không độc, bị phân hủy sinh học hay không
bị phân hủy sinh học
b. Theo bản chất nguồn tạo thành
- Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại.

- Chất thải rắn công nghiệp: Là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Chất thải xây dựng: Là các phế thải từ hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình
- Chất thải nông nghiệp: Là những chất thải từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.
- Chất Y tế: Là các chất thải phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh
4


NGUỒN
PHÁT
SINH

CHẤT

CTR
Sinh

Thông
thường

Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, Ion, kim
loại,lá cây…VLXD thải từ xây sửa nhà, đường giao thông, vật
liệu thải từ công trường.

Nguy
hại

Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon, pin, săm lốp, sơn thừa,
đền neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi,...


Thông
thường

Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, Ion, kim
loại, lá cây, rơm rạ, cành lá cây, chất thải chăn nuôi,…

Nguy
hại

Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon, pin, săm lốp, sơn thừa, đền
neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi, bao bì thuốc bảo vệ
thực vật.

Thông
thường

Rác thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình sản xuất và sinh
hoạt…

Nguy
hại

Kim loại nặng, giẻ lau máy, cao su, bao bì đựng hóa chất độc
hại…

Thông
thường

Chất thải nhà bếp, chất thải từ hoạt động hành chính, bao gói
thông thường


Nguy
hại

Phế thải phẫu thuật, bông, gạc, chất thải bệnh nhân, chất phóng
xạ, hóa chất độc hại, thuốc quá hạn.

TÍNH

hoạt

CTR
Nông
nghiệ
p

CTR
Công

LOẠI CHẤT THẢI

nghiệp

CTR

Y tế

Sơ đồ 1.2. Chất thải rắn phân loại theo tính chất [1]
1.1.4. Lượng, thành phần và tính chất của chất thải rắn
a. Lượng và thành phần của chất thải rắn

Lượng và thành phần chất thải rắn thay đổi bới các yếu tố như mức sống, mùa,
vùng, thói quen, tín ngưỡng, mức tăng trưởng kinh tế, tăng dân số và tốc độ đô thị
hóa…Theo [22] cho thấy ở các nước có thu nhập cao các chất hữu cơ chiếm khoảng
từ 25 đến 45 %, thấp hơn so với các nước thu nhập trung bình và thu nhập thấp.

5


Lượng, thành phần CTR
phát sinh năm 1999

Lượng, thành phần CTR
dự báo đến năm 2025

Nước có thu nhập cao
Tổng lượng CTR =85.000.000 tấn/năm
Khác
12%
Kim
loại
5%

Nhựa
11%

Thủy
tinh
7%

Nước có thu nhập cao

Tổng lượng CTR =86.000.000 tấn/năm

Hữu

32%

Kim
loại
5%
Thủy
tinh
7%

Giấy
33%

Nước có thu nhập trung bình
Tổng lượng CTR =34.000.000 tấn/năm
Nhựa
Khác 14%
12%
Kim
loại
3%
Thủy
tinh
2% Giấy
14%

Hữu


33%

Giấy
34%

Nước có thu nhập trung bình
Tổng lượng CTR =111.000.000 tấn/năm
Kim loại
4%
Thủy tinh
3%

Hữu

55%

Khác
12%

Nhựa
6%

Giấy
15%

Nước có thu nhập thấp:
Tổng lượng CTR =158.000.000 tấn/năm
Nhựa
Kim loại Khác 6%

12%
4%

Khác Nhựa
11% 10%

Hữu cơ
60%

Nước có thu nhập thấp:
Tổng lượng CTR =480.000.000 tấn/năm
Khác
Kim loại 12%
4%
Thủy tinh
3%

Hữu cơ
60%

Thủy
tinh
3%

Nhựa
6%

Giấy
15%


Giấy
15%

Hữu cơ
60%

Biểu đồ 1.1. Lượng CTR phát sinh tại một số nước ở Châu Á [22]
Theo biểu đồ trên đến năm 2025, các nước có thu nhập thấp sẽ tạo ra nhiều
rác thải đô thị cao gấp đôi so với các nước có thu nhập trung bình và cao, khoảng

6


480 triệu tấn chất thải mỗi năm. Một sự gia tăng đáng kể như vậy sẽ là áp lực rất lớn
về nguồn lực tài chính hạn chế và hệ thống quản lý chất thải không đầy đủ.
Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó
khoảng 42 - 46% lượng CTR phát sinh là từ các đô thị, khoảng 17% CTR là từ các
hoạt động sản xuất công nghiệp; số còn lại là CTR của nông thôn, làng nghề và
CTR y tế chỉ chiếm phần nhỏ. Từ năm 2003 đến năm 2008 lượng CTR phát sinh
trung bình tăng từ 150 -200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng lên 200%, CTR công
nghiệp tăng 181%, và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Dự báo của Bộ xây dựng
và Bộ Tài nguyên và Môi trường đến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh khoảng
44 triệu tấn/năm [1].

Biểu đồ 1.2. Hiện trạng phát sinh CTR trong các vùng kinh tế của nước
ta và dự báo tình hình thời gian tới [1]

CTR đô thị

CTR công nghiệp


CTR Y tế

CTR nông thôn

CTR làng nghề

Biểu đồ 1.3. Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã trở thành nhân tố tích cực đối với
phát triển KT-XH của đất nước. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt tăng theo do đó
lượng chất thải cũng tăng theo. Tính bình quân người dân đô thị tiêu dùng năng

7


lượng, đồ tiêu dùng, thực phẩm,... cao gấp 2 - 3 lần /người dân nông thôn kéo theo
lượng rác thải của người dân đô thị cũng gấp 2 - 3 lần/ người.
Chỉ số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống. Năm
2007, chỉ số CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các
đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày trong khi đó ở nông
thôn là 0,4 kg/người/ngày.
Bảng 1.1. Chất thải rắn đô thị phát sinh từ các năm 2007 – 2010 [1]
Nội dung

2007

2008

2009


2010

Dân số đô thị (triệu người)

23,8

27,7

25,5

26,22

% dân số đô thị so với cả nước

28,20

28,99

29,74

30,2

Chỉ số phát sinh CTR đô thị
(kg/người/ngày)

~ 0,75

~ 0,85

0,95


1,0

17.682

20.849

24.225

26.224

Tổng lượng CTR đô thị phát sinh
(tấn/ngày)

Bảng 1.2. Lượng CTR phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2007 [1]
TT

Loại đô thị

1

Đặc biệt

Chỉ số CTR sinh hoạt
bình quân đầu người
(kg/người,ngày)
0,96

2


Loại 1

0,84

1.883

888.023

3

Loại 2

0,72

3.433

1.253.045

4

Loại 3

0,73

3.738

1.364.370

5


Loại 4

0,65

626

228.490

17.682

6.453.930

Tổng

Lượng CTR đô thị phát sinh
Tấn/ngày

Tấn/năm

8.000

2.920.000

Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc năm 2008
khoảng 35.100 tấn/ngày, CTR sinh hoạt ở khu vực nông thôn khoảng 24.900
tấn/ngày [1].
Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm 60- 70% tổng lượng
chất CTR đô thị (một số đô thị, tỷ lệ này có thể lên đến 90%) [1]. Trong thành phần
rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành thần rác có thể sử dụng làm nguyên liệu sản
xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 - 77,1%; tiếp theo là thành phần nhựa: 8 - 16%;

thành phần kim loại đến 2%; CTNH bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt nhỏ hơn 1%.
8


Bảng 1.3. Thành phần CTR sinh hoạt ở bãi chôn lấp
Năm 2009 –2010 [1]
Đơn vị:%

Loại chất

TT

thải
1

Rác hữu cơ

2

Hà Nội

Hải Phòng

Đà Nẵng

HCM

(Xuân Sơn) (Tràng Cát) (Hòa Khánh) (Đa Phước)
60,79


55,18

68,47

64,50

Giấy

5,38

4,54

5,07

8,17

3

Vải

1,76

4,57

1,55

3,88

4


Gỗ

6,63

4,93

2,79

4,59

5

Nhựa

8,35

14,34

11,36

12,42

6

Da và cao su

0,22

1,05


0,23

0,44

7

Kim loại

0,25

0,47

1,45

0,36

8

Thủy tinh

5,07

1,69

0,14

0,40

9


Sành sứ

1,26

1,27

0,79

0,24

10

Đất và cát

5,44

3,08

6,75

1,39

11

Xỉ than

2,34

5,70


0,0

0,44

12

Nguy hại

0,82

0,05

0,02

0,12

13

Bùn

1,63

2,29

1,35

2,92

14


Các loại khác

0,05

1,46

0,03

0,14

Tổng

100

100

100

100

b. Tính chất của chất thải rắn
Tính chất của chất thải rắn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu gom vận
chuyển và xử lý chất thải. CTR có các tính chất chủ yếu là: Tính chất vật lý, tính
chất hóa học và tính chất sinh học
* Tính chất vật lý: Những tính chất vật lý của chất thải rắn là khối lượng
riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp
* Tính chất hóa học của chất thải rắn:
- Thành phần nguyên tố tạo thành chất thải rắn: là phần trăm (%) của các
nguyên tố C, H, O, N, S, tro, ẩm, chất bốc.
- Các tính chất hóa học khác: oxy hóa khử, phản ứng trao đổi, kết tủa

Thành phần hóa học của chất thải rắn được thể hiện tại phụ lục I.

9


* Tính chất sinh học của chất thải rắn: Được thể hiện bởi 02 quá trình đó là
phân hủy kỵ khí và phân hủy hiếu khí. Kết quả phân hủy yếm khí các thành phần
hữu cơ có trong rác là sự hình thành mùi.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng và thành phần của CTR
a. Ảnh hưởng của hoạt động giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn
Việc giảm chất thải tại nguồn trở thành yếu tố quan trọng của việc giảm thiểu
khối lượng chất thải trong tương lai
b. Ảnh hưởng của luật pháp và quan điểm của quần chúng
Vai trò của quần chúng: Khối lượng chất thải sẽ giảm đáng kể nếu người dân
hiểu được những tác hại của việc không phân loại và lợi ích của việc phân loại.
Vai trò của luật pháp: Biện pháp như khuyến khích mua và bán vật liệu tái
sinh bằng cách giảm giá bán từ 5-10%, hay các chế tài xử phạt đối với người thải bỏ
chất thải cũng có vai trò rất lớn trong việc giảm lượng và thành phần chất thải.
c. Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên đến sự phát sinh chất thải
Các yếu tố địa lý tự nhiên như vị trí, mùa trong năm và đặc điểm của khu vực
có thể ảnh hưởng đến lượng chất thải sinh ra và lượng chất thải thu gom.
Bảng 1.4. Sự thay đổi thành phần CTR sinh hoạt theo mùa
Chất thải

% Khối lượng
Mùa mưa

Mùa khô

% Thay đổi

Giảm

Tăng

Thực phẩm

11,1

13,5

-

21,0

Giấy

45,2

40,6

11,5

-

Nhựa dẻo

9,1

8,2


9,9

-

Chất hữu cơ khác

4,0

4,6

-

15,0

18,7

4,0

-

28,3

Thủy tinh

3,5

2,5

28,6


Kim loại

4,1

3,1

24,4

-

Chất trơ và chất thải khác

4,3

4,1

4,7

-

Tổng

100

100

Chất thải vườn

10



1.1.6. Tác động của CTR tới Môi trường và con người
Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường và con người được thể hiện
trên sơ đồ sau
Ô nhiễm môi
trường không
khí:bụi, SO2,
NOX,CO,H2S,
hơi khí độc

CTR sinh hoạt
CTR công nghiệp, dịch vụ, thương
mại CTR nông nghiệp

Con người, động
thực vật: ăn uống, hít
thở, tiếp xúc qua da
dẫn đến viêm nhiễm,
ung thư, quái thai…

Thu gom, phân loại, vận chuyển, tái
chế, đốt, làm phân hữu cơ, chôn lấp
CTR
(Nước rác: pH, kim loại nặng, chất hữu
cơ hòa tan, dầu mỡ, coliform, NO2-¸NO3…)
Gây ô nhiễm
môi trường
nước mặt

Gây ô nhiễm

môi trường
nước ngầm

Gây ô nhiễm
môi trườngđất

Sơ đồ 1.3. Các tác động của chất thải rắn tới con người và môi trường
Chất thải rắn và nguy hại cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra
những sự cố môi trường nghiêm trọng và gây hậu quả lâu dài
Tại Việt Nam: Rác xả thải tự do ra các kênh rạch, vệ đường và gần đây trên
các thông tin báo trí cho thấy các vụ xả rác đã gây ảnh hưởng tới môi trường, con
người và cảnh quan đô thị. Dưới đây là một số ví dụ điển hình cho hiện tượng này
+ Hoạt động đổ vỏ ốc, ruột ốc bưu vàng bừa bãi trên các khu vực sườn đê,
mương nước, vệ đường ở xã Cần Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) năm 2013
+ Đêm hội Heineken Countdown 2014 sau khi kết thúc, nhiều khu vực xung
quanh Nhà hát lớn Hà Nội và những con đường lân cận ngập tràn rác thải.
+ Rác thải xả tràn lan ở các lễ hội tại Việt Nam, điểm hình tại lễ hội Chùa
Hương điễn ra sau tết 2014.
+ Vi phạm Cty Nicotex Thành Thái ở thanh Hóa (năm 2013) chôn lấp thuốc
trừ sâu dưới đất. Kết quả phân tích mẫu đất đã phát hiện đối với mẫu Đ1 (mẫu đất),

11


có 7/11 chỉ tiêu vi phạm. Trong đó, chất Cypermethrin (thuốc trừ sâu độc nhóm 2),
vượt mức cho phép 9.276 lần; chất isoprothiolane (thuốc trừ bệnh độc nhóm 2),
vượt mức cho phép 37,8 lần; chất petacyperthrin vượt cho phép 7.710 lần; chất
fenoucard vượt 60 lần so với quy định [4].
Trên thế giới:
- Thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Fukushima – Nhật Bản :Ngày

30/9/1999, một tai nạn đã xảy ra tại Nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân
Fukushima, Nhật Bản khiến 44 trường hợp được xác định nghi ngờ bị ung thư tuyến
giáp trong tổng số 217.000 trẻ em dưới 18 tuổi được kiểm tra y tế tại tỉnh
Fukushima.Hậu quả là vài tấn nước nhiễm xạ đã bị chảy ra ngoài, trong khuôn viên
nhà máy Fukushima Daichi. Tình trạng rò rỉ kéo dài tới 50 phút. Ước tính mức độ
phóng xạ trong lượng nước này khá cao, tới 30.000.000 becquerel/lít [5]
- Thảm họa từ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl – Liên bang nga:
Ngày 26/4/1986 tại nhà máy điện Chernobyl đã gây ra thảm hoạ hạt nhân làm phát
tán vô số chất phóng xạ vào môi trường sống. Báo cáo năm 2005 của Chernobyl
Forum - tổ chức được thành lập bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên Hợp Quốc
và chính phủ các nước Belarus, Nga, Ukraina - kết luận rằng, khoảng 50 người chủ
yếu là công nhân trong nhà máy đã chết do phơi nhiễm phóng xạ. Họ ước tính 4.000
người khác có thể cũng chết sau đó do nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, số nạn nhân vẫn
chưa dừng lại ở đó. Cho đến năm 2004 người ta thống kê được ít nhất 1.800 trường
hợp trẻ em, ở độ tuổi từ 0 đến 14 lúc tai nạn xảy ra, bị ung thư tuyến giáp trạng.
Khoảng 18.000km2 đất canh tác bị nhiễm xạ và chừng 35.000km2 rừng cũng bị ảnh
hưởng phóng xạ.
1.1.7. Các văn bản pháp luật liên quan đến CTR tại Việt Nam
Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005 và chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày
12/12/2005
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về việc bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính

12



phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về định
hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn
đến năm 2050.
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính Phủ
về Chiến lược quản lý chất thải rắn các đô thị và các khu công nghiệp Việt Nam
đến năm 2020.
Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về phê
duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025.
Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHMT-BXD của liên Bộ Khoa học công
nghệ môi trường và Bộ Xây dựng “Hướng dẫn các qui định về bảo vệ môi trường đối
với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn”.
1.2. Tổng quan về công tác quản lý
1.2.1. Các biện pháp quản lý chất thải rắn
Theo Nghị định 59/2007/ NĐ - CP định nghĩa về quản lý chất thải rắn như
sau: Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu
tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Như vậy có thể thấy rằng mục đính của việc quản lý chất thải rắn nhằm giảm
thiểu lượng, thành phần chất thải từ nguồn phát sinh tới xử lý cuối cùng với việc
thực hiện biện pháp sau:
Phân loại tại nguồn

Thu gom, vận chuyển

Xử lý

a. Phân loại tại nguồn

Công tác phân loại rác tại nguồn với mục tiêu là phân loại rác phục vụ cho
hoạt động tái chế, và nâng cao trong việc áp dụng các giải pháp xử lý (ví dụ:
phương pháp xử lý rác thành phân hữu cơ)
b. Thu gom và vận chuyển
Nhằm mục đích kiểm soát được toàn bộ lượng rác phát sinh.

13


c. Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý chất thải rắn, tại các nước phát triển
việc xử lý rác đang được tiếp cận với các biện pháp thân thiện bằng các phương
pháp như giảm thiểu tại nguồn (tuần hoàn tái sử dụng, tái chế) hay lựa chọn các
công nghệ chuyển hóa rác thải thành các nguồn năng lượng, nguyên liệu phục vụ lại
cho con người. Đối với các nước đang phát triển việc tiêu huỷ chất thải thường
được thực hiện dựa trên yếu tố kinh tế: chí phí về đất đai và xử lý càng ít càng tốt,
các thông số môi trường thường rất ít được quan tâm. Các công nghệ xử lý CTR
được áp dụng phổ biến hiện nay được tóm tắt như sau:
 Tái chế và tận dụng
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để
chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
- Ưu điểm của phương pháp này là:
+ Hạn chế được lượng CTR phát sinh nên hạn chế được lượng rác cần xử lý
+ Giảm được chi phí xử lý
+ Giảm diện tích đất cần cho việc chôn lấp
+ Tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên do giảm được khối lượng
nguyên liệu ban đầu
- Nhược điểm:
Biện pháp này cần có sự phân loại tại nguồn tốt nếu không sẽ lại gây ra những
tác động đến môi trường do các hoạt động thu gom vật liệu tái chế gây ra.

 Chôn lấp hợp vệ sinh
Trong tất cả các phương pháp xử lý CTR, biện pháp chôn lấp là phổ biến và
đơn giản nhất chính vì thế chôn lấp là phương pháp không thể thiếu trong tất cả các
phương pháp xử lý.
- Ưu điểm: Phương pháp này đầu tư không quá cao, dễ vận hành.
- Nhược điểm: Yêu cầu diện tích đất chôn lấp, kém mỹ quan, có nguy cơ ô
nhiễm môi trường nếu không kiểm soát được nước rỉ rác

14


 Thiêu đốt chất thải rắn
Thiêu và đốt rác là biện pháp xử lý CTR bằng cách oxy hoá ở nhiệt độ cao với
sự có mặt của oxy để chuyển hoá CTR thành các chất khí và tro. Nhiên liệu cung
cấp có thể là dầu, than hoặc khí gas. Các công nghệ thiêu đốt được áp dụng: thiêu
đốt CTR trong lò đốt ở nhiệt độ cao; chuyển rác thành năng lượng.
* Thiêu đốt trong lò ở nhiệt độ cao
Là biện pháp xử lý CTR trong lò thiêu ở nhiệt độ >1.0000C. Lò có thể được
chế tạo chuyên dụng hoặc có thể là lò nung của nhà máy xi măng. Lò hoạt động
theo nguyên lý thiêu đốt nhiều cấp, tối thiểu phải có 2 vùng đốt (sơ cấp và thứ cấp)
CTR cần đốt

Lò đốt

Khí + nhiệt

Tận dụng nhiệt sản xuất hơi
Khí
thải


Xỉ nóng
Nước

Xử lý tro

Tro bụi

Xử lý khí

Khí
sạch
ống khói

Nước thải Xỉ

Sơ đồ 1.4. Quy trình xử lý CTR bằng phương pháp đốt
- Ưu điểm của phương pháp thiêu đốt
+ Xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong chất thải rắn, đặc biệt hiệu quả với CTR
công nghiệp, CTR nguy hại.
+ Giảm thể tích chất thải: Tro sau khi đốt chỉ bằng 20% lượng chất thải ban đầu
về trọng lượng, và 10% về thể tích.
+ Có thể thu hồi dung môi hữu cơ và một số hoá chất từ chất thải công nghiệp.
+ Tiết kiệm được diện tích chôn lấp CTR sau đốt
- Nhược điểm:
Công nghệ phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật. Giá thành đầu tư lớn, chi phí
tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao do ngoài việc đầu tư lò đốt thì cần phải lắp
đặt thiết bị xử lý khí tiên tiến để tránh ô nhiễm môi trường do khí thải. Tro còn lại,
đặc biệt là tro bay chứa nhiều chất độc như kim loại nặng
15



 Chuyển rác thành năng lượng
Biện pháp chuyển rác thành năng lượng tốn kém hơn biện pháp thiêu đốt thông
thường do phải đầu tư thêm một trạm phát điện ngay cạnh lò đốt (thông thường trạm
phát điện này có chi phí bằng 20% chi phí đầu tư cho lò đốt). Tuy nhiên đây là phương
pháp có hiệu quả kinh tế cao do vậy nhiều nhà máy thiêu rác ở các nước công nghiệp
(Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ…)
Than
Rác thải

Khí gas
Lò đốt

Lọc túi

Bụi lò

Tro xỉ

Phụ gia

Turbin
khí

Sản xuất xi măng
Xỉ ướt
Độ ẩm =
20%

Trộn nước


Thiết bị
làm mát

Điện

Xỉ ướt
Độ ẩm = 20%

Sản xuất gạch
San lấp mỏ đã khai
thác
Chôn lấp

Sơ đồ 1.5. Sơ đồ chuyển rác thành năng lượng
Ưu điểm:
+ Tạo ra một sản lượng điện
+ Chỉ cần sử dụng than đá chất lượng thấp
Nhược điểm:
+ Lượng điện sinh ra đôi lúc không ổn định
+ Chi phí lắp đặt cao hơn phương pháp thiêu đốt trong lò kín do cần phải lắp đặt
thêm turbin phát điện.
 Chế biến phân compost
- Hiện nay việc chế biến phân Compost với sự tham gia của các vi sinh vật
hữu hiệu đang được áp dụng vào việc xử lý chất thải rắn. Bản chất của việc chế biến
phân compost từ thành phần hữu cơ trong chất thải rắn là sử dụng các loại enzim khác
nhau để phân hủy các thành phần hữu cơ (xenlulo, tinh bột, cacbuahydro, protein...).
Ưu điểm:
+ Loại trừ được trên 50% lượng rác thải sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ
là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

16


×