Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư alumina nhân cơ; đắc nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------------

PHAN THỊ LINH

ĐỀ TÀI:

HẠCH TOÁN BỀN VỮNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ALUMINA NHÂN CƠ; ĐẮC
NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
NGUYỄN CHÍ QUANG

HÀ NỘI – 2010


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các dạng chi phí môi trường
Bảng 3.1. Tổng hợp lao động
Bảng 4.1. Danh mục các chi phí môi trường tại Nhà máy Alumin Nhân Cơ, ĐăkNông
Bảng 4.2. Danh mục các chi phí xã hội tại Nhà máy Alumin Nhân Cơ, ĐăkNông
Bảng 4.3. Tổng mức đầu tư dự án: Đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất
Alumin Nhân Cơ (bao gồm cả nhà máy tuyển quặng)
Bảng 4.4. Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của dự án


Bảng 4.5. Dự toán lương cho cán bộ công nhân viên Nhà máy sản xuất Alumin Nhân

Bảng 4.6. Danh mục các chi phí môi trường của Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ.
Bảng 4.7. Bảng ước tính chi phí phục hồi môi trường sau dự án.
Bảng 4.8. Tóm tắt các chi phí liên quan đến xử lý chất thải và chất phát thải.
Bảng 4.9. Tóm tắt chi phí môi trường liên quan đến chi phí giảm thiểu và quản lý môi
trường.
Bảng 4.10. Bảng tóm tắt các chi phí môi trường và doanh thu.
Bảng 4.11. bảng tóm tắt các chi phí xã hội của nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ.
Bảng 4.12. Bảng tóm tắt chi phí môi trường theo quan điểm của công ty.
Bảng 4.13. Bảng phân tích chi phí lợi ích của nhà máy Alumin Nhân Cơ.
Bảng 4.14. Bảng kết quả phân tích chi phí lợi ích theo phương pháp hạch toán bền
vững.

Phan Thị Linh _Lớp Quản Lý Môi Trường_2009


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phát triển bền vững ba hệ thống phụ thuộc lẫn nhau.
Hình 1.2. Mô hình hạch toán bền vững.
Hình 1.3. Khung của hạch toán bền vững.
Hình 1.4. Sơ đồ dòng nguyên vật liệu và năng lượng của dự án.
Hình 1.5. Sự phân bổ dòng thải trong quá trình sản xuất.
Hình 1.6. Quá trình chảy của vật liệu.
Hình 1.7. Sơ đồ hạch toán môi trường trực tiếp.
Hình 1.8. Sơ đồ hạch toán xã hội trục tiếp.
Hình 1.9. Biểu đồ chi phí môi trường của công ty lọc dầu.
Hình 1.10. Tỷ lệ chi phí môi trường tại Công ty sứ Thanh Trì năm 2003 theo 2 phương

pháp hạch toán.
Hình 2.1. Quan điểm của đầu tư truyền thống.
Hình 2.2. Quan điểm của đầu tư bền vững.
Hình 2.3. Mô hình để doanh nghiệp phát triển bền vững.
Hình 2.4. Nguyên lý phát triển bền vững.
Hình 2.5. Trạng thái phản ứng của doanh nghiệp.
Hình 2.6. Vòng đời sản phẩm của các ngành công nghiệp.
Hình 2.7. Các vấn đề bền vững trong suốt vòng đời sản phẩm.
Hình 2.8. Thái độ quản lý cốt lõi cho kinh doanh bền vững.
Hình 2.9. Các bước thực hiện trong đầu tư bền vững.
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lí của Chủ dự án.
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ Dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ.
Hình 3.3. Lưu trình công nghệ tuyển quặng bauxite.
Hình 3.4. Lưu trình công nghệ sản xuất alumin Dự án.
Hình 4.1. Sơ đồ minh hoạ về dòng vật chất và năng lượng.
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ các chi phí môi trường của nhà máy sản xuất Alumin.
Hình 4.3. Đồ thị biễu diễn các loại chi phí xã hội của nhà máy sản xuất Alumin Nhân
Cơ.
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn kết quả phân tích chi phí-lợi ích theo phương pháp truyền
thống.
Phan Thị Linh -Lớp Quản Lý Môi Trường_2009


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn phân tích chi phí lợi ích theo phương pháp hạch toán bền
vững.
Hình 4.6. Biểu đồ so sánh tỷ lệ môi trường và xã hội theo hai phương án.
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợi nhuân/doanh thu của hai phương án.
Hình 4.8. Đồ thị so sánh vè việc phân bố chi phí xã hội trong suốt vòng đời của dự án

theo 2 phương pháp.
Hình 4.9. Đồ thị so sánh vè việc phân bố chi phí môi trường trong suốt vòng đời của
dự án theo 2 phương pháp.
Hình 4.10. Bảng đồ so sánh chi phí sản xuất với chi phí môi trường và xã hội của nhà
máy theo phương án 2 trong suốt vòng đời của dự án.
Hình 4.11. Đồ thị biểu diễn dòng lựoi nhuận của phương án 1 trong suốt vòng đời dự
án.
Hình 4.12. Đồ thị phân bố lợi nhuận thuần của dự án theo phương án 1.
Hình 4.13. Đồ thị biểu diễn dòng lợi nhuận của phương án 2 trong suốt vòng đời dự
án.
Hình 4.14. Đồ thị so sánh lợi nhuận của dự án theo hai phương án.
Hình 4.15. Đồ thị phân bố lợi nhuận thuần của dự án theo phương án 2.
Hình 4.16. Đồ thị so sánh dòng lợi nhuận thuần của cả 2 phương án phân tích.
Hình 4.17. Đồ thị biểu diễn giá trị hiện tại ròng của dự án theo hai phương án.
Hình 4.18. Đồ thị so sánh hệ số hoàn vốn nội tại của dự án theo hai phương án.
Hình 4.19. Đồ thị biểu diễn thời gian hoàn vốn của dự án theo hai phương án.

Phan Thị Linh -Lớp Quản Lý Môi Trường_2009


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1

Chương 1. Tổng quan về hạch toán và đầu tư bền vững ....................3
I.1. Khái niệm chung .........................................................................................3
I.1.1. Khái niệm hạch toán bền vững .............................................................3
I.1.2. Khái niệm đầu tư bền vững ..................................................................4
I.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của hạch toán bền vững .............................5
I.2.1.Tại sao phải hạch toán bền vững ...........................................................5
I.2.2. Mô hình hạch toán bền vững trong dự án đầu tư..................................7

I.2.3. Các bước thực hiện hạch toán bền vững ............................................11
I.3. Các ứng dụng của hạch toán bền vững trên thế giới và trong nước....16
I.3.1. Hạch toán bền vững trên thế giới .......................................................16
I.3.2. Hạch toán bền vững tại Việt Nam ......................................................16

Chương 2. Phương Pháp Luận Đầu Tư Bền Vững..............................18
II.1. Tại sao phải đầu tư bền vững .................................................................18
II.1.1. Tại sao phải đầu tư bền vững ............................................................18
II.1.2. Mô hình đầu tư bền vững ..................................................................19
II.1.3. Đầu tư phát triển bền vững trong doanh nghiêp ...............................20
II.2. Ngành công nghiệp và vòng đời sản phẩm của doanh nghiệp ............21
II.2.1. Nguyên lý phát triển bền vững của doanh nghiệp.............................21
II.2.2. Vòng đời sản phẩm trong doanh nghiệp ...........................................23
II.2.3. Các bước thực hiện trong kinh doanh bền vững ...............................24
II.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư ....................26


II.3.1. Giá trị hiện tại thuần NPV.................................................................26
II.3.2. Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR.........................................................27
II.3.3. Chỉ tiêu tỷ suất lợi ích/ chi phí (B/C) ................................................27
II.3.4. Thời gian hoàn vốn T ........................................................................27

Chương 3. Phân Tích Dự Án Đầu Tư Khai Thác, Chế Biến Quặng
Bauxite Tại Nhà Máy Nhân Cơ – Tỉnh Đăk Nông ...............................28
III.1. Giới thiệu tổng quan ..............................................................................28
III.1.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hôik tỉnh Đăk Nông ....28
III.1.2. Sự hình thành và phát triển của dự án..............................................30
III.1.3. Đặc điểm quản lý tổ chức của nhà máy ...........................................31
III.2. Phân tích công nghệ khai thác, chế biến quặng Bauxit của dự án Nhân
Cơ, tỉnh Đăk Nông ......................................................................................................34

III.2.1. Vị trí địa lý của dự án ......................................................................34
III.2.2. Mô tả công nghệ của dự án ..............................................................35
III.3. Phân tích tác động môi trường trong quá trình hoạt động của dự án
Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông............................................................................................42

Chương 4. Phân Tích Hiệu Quả Đầu Tư Bền Vững Của Dự Án
Alumina Nhân Cơ, Đăk Nông ........................................................................45
IV.1. Sơ đồ dòng vật liệu và năng lượng .......................................................45
IV.2. Xác định các lượng đầu vào, đầu ra của nhà máy ..............................46
IV.2.1. Danh mục các chi phí môi trường và xã hội của nhà máy ..............46
IV.2.2. Các chi phí đầu vào và đầu ra của dự án .........................................48
IV.3. Áp dụng hạch toán bền vững vào trong nhà máy...............................50
IV.3.1. Hạch toán chi phí môi trường ..........................................................50
IV.3.2. Hạch toán các chi phí xã hội............................................................60


IV.4. Phân tích chi phí lợi ích .........................................................................63
IV.4.1. Phương án 1: Phân tích chi phí lợi ích theo hạch toán truyền thống64
IV.4.2. Phương án 2: Phân tích chi phí – lợi ích có tính đến các chi phí môi
trường và xã hội............................................................................................................67
IV.4.3. Phân bổ dòng tiền của chi phí môi trường và chi phí xã hội trong suốt
vòng đời dự án ..............................................................................................................70
IV.5. Mô hình phân tích dự án đầu tư...........................................................72
IV.5.1. Phương pháp phân tích đầu tư dự án theo hướng truyền thống.......73
IV.5.2. Phương pháp phân tích đầu tư dự án theo hướng bền vững............74

Chương 5. Kết Luận Và Kiến Nghị ................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

LỜI NÓI ĐẦU
Chiến lược phát triển của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 là phát triển
kinh tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt môi trường và giải quyết hài hòa các vấn đề kinh
tế, môi trường và xã hội. Nhà nước quan tâm và ban hành ngày càng nhiều các quy
định mang tính pháp lý để hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên,
phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời cũng để hạn chế tới mức tối đa các
hành vi vi phạm, hủy hoại môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều quy định luật pháp đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải tiến hành đánh
giá tác động đến môi trường, phải đưa ra hoặc triển khai các giải pháp xử lý môi
trường trước khi thực hiện dự án. Để thực hiện các quy định pháp lý đó, tất yếu phát
sinh thêm nhiều chi phí với quy mô ngày càng lớn liên quan đến môi trường, đến bảo
vệ môi trường, xử lý các tác động đến môi trường và nâng cao chất lượng môi trường
trong hợp đồng kinh doanh của các doanh nghiệp và trong triển khai các dự án đầu tư.
Yêu cầu đặt ra và đòi hỏi các nhà quản lý cần phải có nhiều thông tin hơn về khía cạnh
chi phí liên quan đến môi trường phát sinh trong các hợp đồng của công ty. Tuy nhiên,
cho đến nay nhìn chung các quy định về tài chính, các chuẩn mực, các chế độ kế toán
và thực tế của hợp đồng chưa cung cấp và đáp ứng được những thông tin cần thiết về
các chi phí liên quan môi trường theo các yêu cầu cho việc ra quyết định các hợp đồng
và lập báo cáo tài chính. Thực tế cho đến nay, yếu tố chi phí “môi trường” và thu nhập
do “môi trường” mang lại không nằm trong một tài khoản, khoản mục riêng rẽ, cụ thể
nào của kế toán. Rất nhiều chi phí liên quan đến môi trường đang được phản ánh
chung trong các tài khoản chi phí quản lý và các nhà quản lý kinh tế không thể phát
hiện, không thể thấy được quy mô và tính chất của các chi phí môi trường nói chung
và từng khoản chi phí môi trường nói riêng. Ngoài ra, hiện nay trong các tài khoản kế
toán chưa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi trường và xã hội như chi phí
sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các tai
nạn,hủy hoại môi trường sinh thái, môi trường sống.

Hạch toán bền vững là phạm vi rất rộng, nên trong giới hạn của một luận văn
thạc sỹ không thể tính toán được hết các chi phí liên quan đến vấn đề bền vững. Vì
vậy, mục tiêu của luận văn là chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu thử nghiệm hạch toán chi
phí môi trường vào trong tính bền vững của dự án, từ đó có thể giúp cho ngành công
Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

1


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

nghiệp sản xuất alumina của Việt Nam nói chung và nhà máy sản xuất sản xuất
Alumin Nhân Cơ nói riêng từng bước thay đổi hệ thống hạch toán hiện tại và luôn giữ
vững là nghành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Mục tiêu chính của phương pháp
luận này đề cập đến ba vấn đề luôn tồn tại song song nhau đó là “kinh tế, môi trường
và xã hội”. Một doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh phải luôn xem ba vấn đề
này là kim chỉ nam trong hoạt động.
Nội dung của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về hạch toán và đầu tư bền vững.
Chương 2: Phương pháp luận đầu tư bền vững.
Chương 3: Phân tích dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng Bauxite tại nhà
máy Nhân Cơ – tỉnh Đăk Nông.
Chương 4: Phân tích hiệu quả đầu tư bền vững của dự án Alumina Nhân Cơ,
Đăk Nông.
Chương 5: Kết luân và kiến nghị.

Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

2



Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HẠCH TOÁN VÀ ĐẦU TƯ BỀN
VỮNG
I.1. Khái niệm chung
I.1.1. Khái niệm về hạch toán bền vững
a. Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một quá trình toàn diện, bao gồm những biến đổi về kinh
tế, cũng như những biến đổi về xã hội, về văn hóa và giáo dục, khoa học và công nghệ,
về môi trường và sự phát triển của con người. Phát triển bền vững đang là thách thức
cho mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Việc
lựa chọn con đường, biện pháp và thể chế, chính sách bảo đảm phát triển bền vững
luôn là mối quan tâm hàng đầu của mội quốc gia trong con đường phát triển. Vậy phát
triển bền vững có nghĩa là gì:
“Phát triển bền vững là quá trình động mà trong sự phân bổ tài nguyên,
phương hướng đầu tư, định hướng công nghệ, luật pháp và thể chế, và cơ chế ra quyết
định được chỉ rõ không chỉ đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn đảm bảo khả
năng đáp ứng như cầu của thế hệ tương lai” [6]
Viện Quốc tế về Môi Trường và Phát Triển (International Institute for
Environment and Development) cho rằng phát triển bền vững ba hệ thống phụ thuộc
lẫn nhau.

Hình 1.1. Phát triển bền vững ba hệ thống phụ thuộc lẫn nhau. [8]
Vì vậy phát triển bền vững sẽ giúp mọi người trong xã hội đều có quyền bình
đẳng và luôn gắn phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường.
Tóm lại Phát triển bền vững luôn bao gồm ba thành phần cơ bản :
Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

3



Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông


Môi Trường Bền Vững



Xã Hội Bền Vững



Kinh tế Bền Vững
b. Khái niệm về hạch toán bền vững [3]
Kế toán tài chính hiện tại và quy ước đo lường kinh tế không giành được kết

quả cao từ những hoạt động kinh tế. Chi phí bên ngoài và những lợi ích thì không
được tích lũy ngay trong các công ty- nó không bao gồm trong hạch toán tài chính.
Hạch toán bền vững tạo ra nhiều phương pháp tiếp cận thông tin về tiềm năng
chi phí, lợi ích và thay đổi giá. Các thông tin được tạo ra là những tác động tài chính
đã được phát sinh nếu tổ chức đó bền vững. Mục đích của hạch toán bền vững là tạo ra
những hạch toán báo trước cái mà chấp nhận cho vị trí bền vững của tổ chức được
miêu tả. Chúng chỉ ra chi phí và lợi ích của việc đầu tư bền vững và tiềm năng xã hội,
môi trường và những rủi ro trong kinh tế liên quan đến các tác động bên ngoài.
Là kết quả của những thay đổi trong môi trường kinh doanh rộng hơn, nó có thể
để quan sát sự thay đổi trong cách thức của công ty khi giao tiếp. Vậy hạch toán bền
vững là gì?
Theo mục đích nghiên cứu của Sigmas thì hạch toán bền vững được định nghĩa
“là sự phát sinh, phân tích và sử dụng phương pháp phân tích môi trường và xã hội có

liên quan đến thông tin trong sự cải thiện môi trường chung, xã hội và hiệu quả kinh
tế”.[1]
Một tên gọi đầy đủ và kỹ thuật hơn là hạch toán tài chính bền vững. Để phân
tích cách tiếp cận này rộng hơn thông qua các hình thức báo cáo bền vững.
I.1.2. Khái niệm đầu tư bền vững [2]
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường nghe một từ: “đầu tư”có liên quan
đến mục đích của người nào đó về vấn đề gì đó. Ví dụ, nó thường được một người nào
đó nói: tôi sẽ đầu tư để mua một món đồ hoặc là một chiếc xe. Những người quản lý
hành chính và những người lãnh đạo cho rằng đầu tư là đầu tư vào sự phát triển cơ sở
hạ tầng và đầu tư bền vững. Các nhà môi giới tiền vốn cũng nói về đầu tư là như vậy.
Có những chi tiêu cần cho cuộc sống của chúng ta hoặc là sự cải thiện chất lượng
cuộc sống của chúng ta. Chiếc xe và ngôi nhà của chúng ta để trở thành một sự đầu tư
nếu chúng mang lại thu nhập (xe được dùng làm taxi, nhà và đất có thể cho thuê…).
Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

4


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

Một khía cạnh khác trong đầu tư có liên quan tới những đặc trưng không thể
đụng đến, ví dụ như là đầu tư trong giáo dục và nghiên cứu chuyên môn.
Vì vậy, chúng tôi có thể đưa ra một định nghĩa cho đầu tư như sau.
Đầu tư hiện nay là một chi tiêu cho một tương lai hoặc là đạt được lợi nhuận
hoặc lợi ích khác (sinh thái, xã hội, kỹ thuật, kỹ năng…) như đã đề cập ở trước.
Như một kết luận, chúng ta thuật lại đầu tư với tương lai trong tất cả những cái
liên quan. Bởi vậy, chúng ta sẽ sử dụng một cách tiếp cận khác với cách tiếp cận cổ
điển là cách tiếp cận trong đó chỉ thu được lợi nhuận kinh tế chiếm ưu thế như là một
chỉ số cơ bản. Các phương pháp tiếp cận mới liên quan đến đầu tư là các khái niệm về
sinh thái bền vững và phát triển nền kinh tế mới dựa trên khái niệm xã hội thông tin.

Điều đó có nghĩa là chăm sóc về tương lai và để thích ứng với thay đổi và để làm cho
đầu tư bền vững.
Từ kết quả của các định nghĩa về sự phát triển bền vững là sản xuất bền vững có
thể được định nghĩa là một hoạt động công nghiệp, kết quả là sản phẩm đáp ứng nhu
cầu và mong muốn của xã hội hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng
nhu cầu mong muốn của tương lai. Như một hệ quả của định nghĩa này, một quá trình
sản xuất bền vững sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường toàn cầu cũng như là việc sử
dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên và năng lượng. Có thể nói để đạt được những yêu
cầu này là do một cải tiến liên tục của hoạt động công nghiệp đối với:
9 Giảm việc sử dụng nguồn năng lượng không thể tái tạo được
9

Sử dụng lại những hàng hóa được thu hồi lại, các bộ phận và các

nguyên liệu hàng hóa bị thải bỏ.
9 Bền vững chất lượng sản phẩm
9

Một sản phẩm bền vững bao gồm tất cả các giai đoạn của sản phẩm từ

việc khai thác nguồn nguyên liệu và năng lượng cho đến việc thu hồi tài nguyên
I.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của hạch toán bền vững
I.2.1. Tại sao phải hạch toán bền vững [5]
Ta phân tích ưu nhược điểm của hạch toán truyền thống
™ Ưu điểm của hạch toán truyền thống
-

Là một phương pháp hạch toán áp dụng lâu đời.

-


Nghiệp vụ kế toán có mặt trên khắp thế giới và bất kỳ sự thay đổi nào

Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

5


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

trong thực tế hạch toán đều tạo ra những ảnh hưởng cho tất cả các nước. Do đó, hạch
toán có thể được xem như một ngôn ngữ quốc tế.
-

Cung cấp thông tin một cách hệ thống theo thời gian.

-

Nói lên vị thế tài chính của doanh nghiệp.

-

Các hệ thống hạch toán truyền thống phản ánh đặc điểm về sự tích lũy

tài sản, sức khỏe và quyền lực đo được bằng các đơn vị tiền tệ.
™ Nhược điểm của hạch toán truyền thống
-

Hạch toán truyền thống cung cấp thông tin tách biệt về khía cạnh tiền tệ


và phi tiền tệ, tập trung vào thông tin tiền tệ hơn là hệ sinh thái.
-

Không tách biệt rõ khía cạnh môi trường.

-

Tập trung vào thông tin quá khứ và hiện tại.

-

Không cung cấp thông tin về thiệt hại môi trường.

-

Sự ảnh hưởng của thời gian cũng không được tính đến trong hệ thống

hạch toán truyền thống.
Cho dù hệ thống hạch toán có những điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng nhưng
vẫn tồn tại các vấn đề sau:
-

Các hệ thống hạch toán truyền thống có thể được thay đổi như thế nào để

chúng phản ánh có hiệu quả các tác động tài chính.
-

Các hệ thống hạch toán truyền thống có thể được mở rộng như thế nào

để chúng có thể nhìn nhận một cách có hiệu quả các tác động của các hoạt động công

ty đối với môi trường tự nhiên.
Vấn đề là các hệ thống hạch toán hiện nay cần được cải thiện nhiều hơn nữa chứ
không phải là xóa bỏ nó. Tương tự, các hình thái doanh nghiệp và các hình thức hoạt
động kinh doanh hiện nay cũng cần phải được cải thiện hơn là bị xóa bỏ hoàn toàn vì lí
do chúng có tác động tiêu cực tới môi trường.
Các lợi ích chính thu được từ việc điều chỉnh hạch toán truyền thống để giải
quyết vấn đề môi trường là:
-

Cung cấp thông tin dự phòng cho việc xem xét các hậu quả tiềm năng

thực tế và tiềm năng của các vấn đề môi trường.
-

Cung cấp thông tin dự phòng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể

thích ứng khi phải áp dụng các qui định mới về môi trường và các công cụ kinh tế mới
Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

6


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

được ra đời do tác động môi trường.
-

Tạo điều kiện thuận lợi, cho một triết lý quản lý ra đời để tạo ra sự rõ

ràng và khuyến khích áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường có tính kinh tế.

-

Làm cho phản ứng đối với các vấn đề môi trường của các cổ đông tích

cực hơn.
Mặc dù có rất nhiều ý kiến khác nhau về hệ thống hạch toán truyền thống
nhưng tự nó đã chứng minh rằng qua thời gian tồn tại, phát triển và những ưu điểm kể
trên thì nó là một hệ thống rất vững chắc và nó có một số ưu điểm rõ ràng mà bất kỳ
hệ thống hạch toán tương lai nào cũng phải dựa vào và hạch toán quản lý môi trường
cũng vậy.
Vậy tại sao hạch toán bền vững là quan trọng?
Tính bền vững kế toán cung cấp một công cụ hữu ích để xác định, đánh giá và
quản lý xã hội và những rủi ro môi trường, bằng cách xác định hiệu quả tài nguyên,
tiết kiệm chi phí và liên kết các cải tiến trong xã hội và các vấn đề môi trường với các
cơ hội tài chính. Nó cũng cho phép so sánh điểm chuẩn của hiệu suất và xác định cách
thực hành tốt nhất. Điều quan trọng cho các ngành công nghiệp để tác động tích cực về
người lao động, cộng đồng địa phương, trong đó nó hoạt động và tăng cường chất
lượng môi trường xung quanh. Nhiều tổ chức có liên quan trong việc giúp đỡ các
ngành công nghiệp xây dựng đặt nguyên tắc sự phát triển bền vững vào thực tế, để di
chuyển ra khỏi các tác động bất lợi đối với các tiềm năng có thể có.
I.2.2. Mô hình hạch toán bền vững trong dự án đầu tư
Theo định nghĩa hạch toán bền vững cần đảm bảo ba khía cạnh đó là: Khía cạnh
kinh tế, xã hội, môi trường. Như một hệ quả, tính bền vững có thể được đo bởi các
phần còn lạ của các tác động của kinh tế, xã hội và môi trường. Ví dụ:
Hiệu quả hoạt động của một tổ chức có thể dựa vào nền kinh tế địa phương bao
gồm việc làm và sinh kế địa phương.
Các tác động xã hội có thể bao gồm các điều khoản và điều kiện về nguồn nhân
lực.
Tác động môi trường có thể bao gồm chất lượng của nguồn nước thải được thải
ra và sự phát tán của các khí gây hiệu ứng nhà kính từ những hoạt động.


Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

7


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

Vốn sản xuất

Hạch
toán
nguồn
lực con
người

Hạch
toán gắn
kết cộng
xã hội

Vốn xã hội

Vốn tài nguyên

Tiêu chí bền
vững
Hạch
toán vốn
xây

dựng
con

Hạch
toán vốn
tài chính

Hạch
toán
nguồn
tài
nguyên

Hạch
toán
dịch vụ
sinh thái
Tiêu chí bền
vững

Định lượng

Cơ cấu tài khoản vốn

Chất lượng
Vốn

Dòng

Tiền tệ (Chi

phí –lợi ích)

Tiền tệ

Hình 1.2. Mô hình hạch toán bền vững [6]
Trong thực tế, chúng ta có hai loại hạch toán bền vững để nắm bắt được các tác
động tài chính trực tiếp (chi phí và lợi ích) cũng như tác động gián tiếp đến môi trường
và xã hội (đánh giá về mặt tài chính nếu có thể) của các dự án đầu tư liên quan đến bên
thứ ba.

Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

8


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

Hạch toán trực tiếp

Môi trường

Xã hội

Sự trình bày của hạch toán
truyền thống

Hạch toán gián tiếp

Môi trường


Xã hội

Hạch toán thêm vào

Hình 1.3. Khung của hạch toán bền vững [3]
Hạch toán trực tiếp: Nắm bắt những yếu tố bền vững liên quan đến chi tiêu
hiện tại, cái mà sẽ được liên kết tới các lợi ích tài chính. Thông tin này được rút ra từ
các hệ thống hạch toán tài chính. Các loại hạch toán này tóm tắt những chi phí và lợi
ích gắn liền với hiệu suất bền vững của sự tích lũy trực tiếp cho một bên liên quan như
khách hàng, các công ty, cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, bản chất chính xác của các tích
lũy sẽ phụ thuộc vào từng loại dự án.
Hạch toán gián tiếp: Nó cung cấp một biểu thức tài chính cho các lựa chọn bên
ngoài, bao gồm cả môi trường và xã hội. Có những tác động gián tiếp cái mà tích lũy
liên quan đến bên thứ ba. Hạch toán gián tiếp thu thập các thông tin bên ngoài từ hạch
toán tài chính truyền thống và hiện tại nó chỉ ra những chi phí và lợi ích (thu thập, chi
phí tiết kiệm, tránh các thuế, trợ cấp nhận được) của các sáng kiến xã hội và môi
trường. Hạch toán gián tiếp yêu cầu sự tổng hợp các thông tin mới về những tác động
môi trường và xã hội đối với các bên thứ ba.

Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

9


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

Hạch toán bề vững phải dựa vào dòng nguyên vật liệu, năng lượng, nhiên liệu,
lao động.

Sản phẩm


Hình 1.4. Sơ đồ dòng nguyên vật liệu và năng lượng của dự án [6]

Hình 1.5. Sự phân bổ dòng thải trong quá trình sản xuất [6]
Một cách nhìn nhận trong thời gian dài được đưa ra trong hạch toán bền vững,
đảm bảo bất cứ sự tiết kiệm môi trường, sự tích lũy trong giai đoạn hoạt động được
đưa vào tài khoản. Khuổn khổ này cho phép sự tính toán của những lợi ích tài chính
của các tính năng bền vững của các dự án.
Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

10


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

I.2.3. Các bước thực hiện hạch toán bền vững [3]
1. Hạch toán trực tiếp
a. Hạch toán trực tiếp liên quan đến môi trường
Báo cáo này cho thấy chi phí liên quan đến môi trường và liên kết chúng với
các lợi ích liên quan và chi phí tiết kiệm. Những chi tiêu bao gồm cả vốn đầu tư (ví dụ
thiết bị để xử lý chất thải) và chi phí cho điều hành (ví dụ như chi phí nhân viên,
nguyên liệu và dịch vụ, thuế môi trường và cấp giấy phép). Liên quan đến lợi ích tài
chính bao gồm thêm nguồn thu nhập được tạo ra (ví dụ như các khoản thu từ tái chế
chất thải), chi phí tiết kiệm (như giảm chi phí do tuần hoàn lại chất thải), chi phí tránh
các văn bản dưới luật (như tiết kiệm trong thuế bãi rác) và tiền trợ cấp hoặc trợ cấp
nhận được (như tiền trợ cấp năng lượng).

Sản phẩm

Nguyênliệu

Nước

Phế thải

Năng lượng

Hình 1.6. Quá trình chảy của vật liệu [5]

Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

11


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

Các bước thực hiện

Xác định ranh giới và phạm vi của dự án

Xác định tất cả các tính năng môi trường của dự án

Xác định chi phí tài chính bổ sung

Xác định các khoản tài chính tiết kiệm/lợi ích

Hình 1.7. Sơ đồ hạch toán môi trường trực tiếp [3]
Phân loại các chi phí môi trường:
Bảng 1.1 Các dạng chi phí môi trường [6]

Dạng 1: Các

chi phí trực
tiếp cho sản
xuất.

Dạng 2: Các
chi phí ẩn.

CÁC DẠNG CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN SAU
Các chi phí cho việc sử dụng nguyên vật liệu, các nguồn tài nguyên và
năng lượng, vốn hàng hóa và nguồn cung cấp thường được đề tới quá
trình hạch toán chi phí và dự thảo ngân sách vốn nhưng lại không quan
tâm tới chi phí môi trường. Việc giảm sử dụng và ít lãng phí hơn từ các
nguồn nguyên liệu, các tiện ích, vốn hàng hóa và nguồn cung cấp
chính là cách phù hợp để bảo vệ môi trường. Việc phân tích các chi phí
này thành các khoản mục trong các giai đoạn kinh doanh là rất quan
trọng. Các chi phí này có thể bao gồm chi phí định kỳ và không định
kỳ, bao gồm cả chi phí vốn và chi phí quản lý.
Những chi phí này có thể bao gồm các chi phí môi trường ban đầu,
những chi phí có thể xuất hiện trước khi có quá trình vận hành cần một
dây chuyền, một hệ thống hay phương tiện và có thể bao gồm các chi
phí liên quan tới việc lựa chọn địa điểm thiết kế các sản phẩm hay dây
chuyền có tính thân thiện với môi trường hơn, quá trình xác định năng
lực của các nhà cung cấp, đánh giá lựa chọn thiết bị quản lý ô nhiễm.
Các chi phí này không được phân bổ vào các sản phẩm và dây chuyền.

Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

12



Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

Dạng 3: Các
chi phí ngẫu
nhiên.

Dạng 4: Các
chi phí uy
tín quan hệ.

Dạng 5: Chi
phí xã hội
(ngoại ứng).

Có thể bao gồm chi phí định kỳ và không định kỳ, có thể bao gồm chi
phí vốn và chi phí quản lý.
Các chi phí có thể hoặc không xuất hiện tại một thời điểm nào đó trong
tương lai được gọi là các chi phí ngẫu nhiên xảy ra của chúng, các chí
phí này vẫn chưa được nhận diện đầy đủ, do chưa có được sự quan tâm
thích đáng trong hệ thống hạch toán vào quá trình quyết định quản lý
nội bộ đối với tương lai. Các chi phí trách nhiệm pháp lý bao gồm các
khoản tiền phạt do không tuân thủ pháp luật và các trách nhiệm pháp lý
tương lai cho các hoạt động làm sạch bắt buộc, đền bù về những thiệt
hại của cải vật chất và sức khỏe cá nhân.
Một số chi phí thường được gọi là “vô hình nội tại”. Đây là những chi
phí rất khó tính toán và thường không được cân nhắc trong quá trình
dự thảo ngân sách hay trong quy hoạch chiến lược. Các chi phí này bao
gồm các hoạt động tạo dựng quan hệ với cộng đồng, các chi phí xuất
hiện một cách tự nguyện cho các hoạt động môi trường (ví dụ như
trồng cây…) và các chi phí xuất hiện cho các chương trình tuyên

truyền, nhận thức, các phần thưởng cho việc ngăn ngừa ô nhiễm. Đây
là các chi phí được doanh nghiệp chi trả. Bao gồm các hạng mục chi
phí khó xác định, bao gồm sự chấp nhận của người tiêu dùng, sự trung
thành của khách hàng, tinh thần và thu nhập cao của công nhân, các
quan hệ đoàn thể, hình ảnh của doanh nghiệp, các quan hệ cộng đồng
và ước tính các chi phí tránh né được các khoản phạt, vốn…
Các chi phí mà doanh nghiệp không phải chi trả. Nhưng chi phí này do
xã hội chi trả và bao gồm sự suy thoái của môi trường do sự lan truyền
các chất ô nhiễm hiện vẫn tuân thủ các yêu cầu của pháp luật.

b. Hạch toán trực tiếp liên quan đến xã hội
Phần này chỉ ra các chi phí xã hội liên quan và liên kết chúng với các lợi ích và
tiết kiệm liên quan.
Chi tiêu này bao gồm cả vốn (ví dụ như y tế và các trang thiết bị bảo đảm an
toàn) và chi phí điều hành (ví dụ như chi phí nhân viên, vật tư và dịch vụ, quy định
tiền phạt như sức khỏe và an toàn). Liên quan đến tài chính lợi ích có thể bao gồm
thêm nguồn thu nhập được tạo ra (ví dụ như cho thuê thêm hoặc giá trị hợp đồng của
tòa nhà), chi phí tiết kiệm (ví dụ như ngày càng giảm các tai nạn và bệnh tật), chi phí
tránh các quy định (tiền tiết kiệm từ giảm phản đối của dự án) và trọ cấp hoặc trợ cấp
nhận được (là nhà đầu tư trong giải thưởng của dân).
• Các bước thực hiện:
Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

13


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

Các bước phác thảo phương pháp luận cho báo cáo môi trường cũng áp dụng
cho các báo cáo xã hội. Tuy nhiên, thu thập dữ liệu là khó khăn hơn có nhiều lợi ích xã

hội là mục phi vật thể (chẳng hạn như lợi ích năng suất của nhân viên, cải thiện các
mối quan hệ các bên liên quan) hoặc dữ liệu tài chính là khó khăn để đưa ra như chi
tiêu xã hội thường liên quan đến các quy trình quản lý nhân viên và thời gian-và có thể
không dễ dàng được truy nguồn từ một công nghệ hoặc chương trình cụ thể.
Xác định ranh giới và phạm vi của dự án

Xác định tất cả các tính năng môi trường của dự án

Xác định chi phí tài chính bổ sung

Xác định các khoản tài chính tiết kiệm/lợi ích

Hình 1.8. Sơ đồ hạch toán xã hội trục tiếp [3]
2. Hạch toán gián tiếp [3]
Các hạch toán này thu thập thông tin mới về môi trường và xã hội tác động gián
tiếp liên quan đến dự án. Các tác động gián tiếp thường được gọi là ngoại hưởng, một
hưởng ngoại có thể được định nghĩa như là một chi phí (hoặc lợi ích) của hoạt động,
cái mà được chịu bởi các bên liên quan (ví dụ như cộng đồng địa phương, các nhà
cung cấp,…) hơn là khu vực xây dựng chính nó. Nhìn chung, các tổ chức thường hiệu
quả hơn và quan tâm về việc xác định lợi ích gián tiếp. Theo hạch toán truyền thống
việc xác định các ngoại hưởng tiêu cực ít được đề cập đến.
-

Bước 1: Phạm vi tác động.

Lý tưởng nhất là một cách tiếp cận các bên liên quan nên được sử dụng để xác
định tất cả các tác động môi trường và xã hội đáng kể liên kết với các hoạt động tổ
chức.
Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009


14


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

-

Bước 2: Xác định ranh giới.

Điều này liên quan đến việc ưu tiên mà tác động vào tài khoản cho và có tác
động đến ý thức loại trừ. Đây là một quyết định quan trọng vì nó có một tác động đáng
kể đến việc ước tính lợi nhuận bền vững. Ranh giới tài chính kế toán được quy định
bởi luật, và tập trung vào những vấn đề tài chính có thể ảnh hưởng giá trị cổ đông. Đây
là một định nghĩa rất hẹp về trách nhiệm của công ty, mà hiện đang được thử thách của
pháp luật và hướng dẫn tự nguyện, ảnh hưởng đến báo cáo của xã hội và môi trường
rủi ro.
-

Bước 3: Xác định các giá trị tiền tệ của tác động.

Phương pháp để gán các giá trị tiền tệ đến các tác động môi trường đã được
phát triển trong thập kỷ qua và đang ngày càng được chấp nhận cả bên trong chính phủ
và doanh nghiệp. Có nhiều loại khác nhau của phương pháp xác định giá trị môi
trường mà có thể được sử dụng, một số chi tiết gây tranh cãi hơn những cái khác. Điều
này ít nhất là phương pháp gây tranh cãi nhưng nó được dựa trên các chi phí thực tế
mà có thể phát sinh do dự án để ngăn chặn hoặc tránh dấu chân gián tiếp của nó.
I.2.3. Đầu tư phát triển trên cơ sở hạch toán bền vững [2]
Mục đích của đầu tư là mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư và mục tiêu của
chương trình nghiên cứu đầu tư bền vững cũng là tìm hiểu cách sử dụng thực hành đầu
tư bền vững để có thể tạo ra một giá trị thặng dư cho nhà đầu tư. Như vậy, làm thế nào

để sử dụng hạch toán bền vững trong đầu tư phát triển để tạo ra giá trị gia tăng nói
trên.
Các nhà đầu tư với mục tiêu phát triển bền vững cần phải so sánh và đánh giá
sự đa dạng của các dự án dựa trên cả hai lĩnh vực tài chính cũng như các tiêu chuẩn
phi tài chính. Trong khi phương pháp tiếp cận và phương pháp đánh giá hiệu suất tài
chính đang tồn tại, còn đánh giá hiệu suất phi tài chính (hiệu quả sinh thái và xã hội) là
kém phát triển.
Từ lâu việc công nhận rằng các giá trị và lợi nhuận tương lai của một công ty
không thể hoàn toàn được hiểu bằng việc phân tích một báo cáo tài chính của công ty
đó. Với một số yếu tố khác, chẳng hạn như mối quan hệ với khách hàng và người cung
cấp, tác động của luật pháp, chất lượng của quản lý, các quyền của cổ đông và những

Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

15


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

điều tương tự cũng sẽ tác động đặc biệt ngoài mức trung bình đến dài hạn (3 năm hoặc
nhiều hơn).
Vậy đầu tư phát triển trên cơ sở hạch toán bền vững mang lại các lợi ích sau:
™ Các cơ hội kinh doanh mới được hình thành do sử dụng bền vững tài
nguyên và dịch vụ từ hệ sinh thái.
™ Phát triển kinh doanh thân thiện với môi trường và tăng nhu cầu cho các
doanh nghiệp.
™ Tầm quan trọng của việc ứng dụng các nguyên tắc của hệ sinh thái trong
đầu tư bền vững.
™ Đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng sống của người lao động sẽ mang
lại lợi ích cho doanh nghiệp bền vững hơn.

I.3. Các ứng dụng của hạch toán bền vững trên thế giới và trong nước
I.3.2. Hạch toán bền vững trên thế giới
-

- Tỷ lệ chi phí môi trường trong tổng chi phí sản xuất công ty lọc dầu

Amoco:
-

+ Tổng chi phí không môi trường:

78,1%

-

+ Tổng chi phí môi trường:

21.9%

Trong đó
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Xử lý chất thải
: 4,9%

Không tuần hoàn
: 4,0%
Bảo dưỡng
: 3,3%
Đặc điểm kĩ thuật của sản phẩm : 2,7 %
Khấu hao
: 2,5%
Hành chính
: 2,4%
Thu hồi Sulfur
: 1,1%
8. Thải bỏ chất thải
: 0,7%
9. Phí, phạt

: 0,2%

Hình 1.9. Biểu đồ chi phí môi trường của công ty lọc dầu [4].
I.3.1. Hạch toán bền vững tại Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay nhìn chung chưa có doanh nghiệp nào áp hạch toán bền
vững. Chỉ có một số doanh nghiệp thực hiện hạch toán môi trường nên có thể xem đây
là một áp dụng trong hạch toán bền vững.

Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

16


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông


Tại Hà Nội hoạt động nghiên cứu thử nghiệm hạch toán quản lý môi trường cho
công ty Sứ Thanh Trì, Công ty Machino do Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi
Trường - Đại Học Bách Khoa Hà Nội thực hiện đã giúp các cho công ty này xác định
được đầy đủ các chi phí môi trường và xác định lại giá thành của sản phẩm bán ra trên
thị trường

Hình 1.10. Tỷ lệ chi phí môi trường tại Công ty sứ Thanh Trì năm
2003 theo 2 phương pháp hạch toán.[6]

Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

17


Hạch toán bền vững trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Alimina Nhân Cơ, Đăk Nông

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐẦU TƯ BỀN VỮNG
II.1. Tại sao phải đầu tư bền vững
II.1.1. Tại sao phải đầu tư bền vững
Theo quan điểm của đầu tư truyền thống thì chức năng của công ty là tạo ra giá
trị.

Hình 2.1. Quan điểm của đầu tư truyền thống [6]
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay và thực trạng của môi trường nếu
nhà đầu tư không quan tâm đến tính bền vững trong kinh doanh thì chắc rằng lợi ích
mà nhà đầu tư thu được là không đáng kể hoặc có thể dẫn đến thua lỗ. Vậy quan điểm
đầu tư bền vững bây giờ là tạo ra giá trị bền vững.

Hình 2.2. Quan điểm của đầu tư bền vững [6]


Phan Thị Linh _ Lớp Quản Lý Môi Trường_ 2009

18


×