Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tính toán xác định lượng chất thải của chất thải điện tử gia dụng để dự báo lượng thải của một số thiết bị gia dụng điển hình ở việt nam đến năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.53 MB, 115 trang )

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ kỹ thuật: “Nghiên cứu áp dụng các
phương pháp tính toán xác định lượng thải của chất thải điện tử gia dụng để dự báo
lượng thải của một số thiết bị gia dụng điển hình ở Việt Nam đến năm 2025” là do
tôi thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đức Quảng. Đây không phải là
bản sao chép của bất kì cá nhân, tổ chức nào. Các số liệu, nguồn thông tin trong
luận văn là do tôi thu thập, khảo sát, tính toán, đánh giá và tham khảo một số tài liệu
của tác giả trong và ngoài nước.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày
trong luận văn này.

Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2014
HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

i


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS.
Nguyễn Đức Quảng, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn, người luôn
quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo của Viện khoa
học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị cho


tôi những kiến thức hữu ích, thiết thực cũng như sự nhiệt tình, ân cần dạy bảo trong
những năm vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và làm luận văn này.

Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2014
HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

ii


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................vvii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ GIA DỤNG ................. 3
1.1 Chất thải điện tử gia dụng .................................................................................. 3
1.1.1. Thành phần chất thải thiết bị điện tử gia dụng ................................................. 4

1.1.2. Tuổi thọ trung bình của thiết bị điện tử gia dụng điển hình .............................. 7
1.2. Hiện trạng điện tử gia dụng thải trên thế giới và tại Việt Nam ..................... 9
1.2.1. Hiện trạng điện tử gia dụng thải trên thế giới ........................................................................ 9s
1.2.2. Hiện trạng chất thải điện tử gia dụng tại Việt Nam.............................................................. 16

CHƢƠNG 2: ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP KIỂM KÊ LƢỢNG THẢI ĐIỆN TỬ
GIA DỤNG TẠI VIỆT NAM..................................................................................... 24
2.1. Các phƣơng pháp kiểm kê lƣợng thải điện tử gia dụng ............................... 25
2.1.1 Phương pháp mô hình hóa...................................................................................................... 25
2.1.2. Phương pháp bước nhảy thời gian ........................................................................................ 25
2.1.3. Phương pháp cung thị trường ................................................................................................ 26
2.1.4. Phương pháp của học viện Carnegie Mellon ....................................................................... 29
2.1.5. Công thức tính gần đúng........................................................................................................ 29
2.1.6. Lựa chọn phương pháp kiểm kê tính toán cho Việt Nam ................................................... 31

2.2. Đề xuất phƣơng pháp kiểm kê sử dụng cho Việt Nam ................................. 34
2.2.1. Đề xuất khắc phục thiếu hụt dữ liệu cho kiểm toán điện tử gia dụng điển hình tại Việt
Nam ................................................................................................................................................. 37
2.2.2. Các kết quả khảo sát.............................................................................................................. 37

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

iii


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƢƠNG 3: ÁP DỤNG TÍNH TOÁN LƢỢNG THẢI ĐIỆN TỬ GIA DỤNG
ĐIỂN HÌNH VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2025 TẠI VIỆT NAM ............................. 41
3.1. Quy trình tính toán ......................................................................................... 41

3.1.1. Sơ đồ các dòng vật chất vào và ra ......................................................................................... 41
3.1.2. Các bước tính toán ................................................................................................................. 41

3.2. Áp dụng Dự báo thống kê dự báo lƣợng thải đến năm 2025 ....................... 42
3.3. Thực hiện định lƣợng Ti vi, tủ lạnh, máy giặt và điều hòa nhiệt độ ........... 43
3.4. Dự báo lƣợng thải Ti vi, tủ lạnh, máy giặt và điều hòa đến năm 2025 ....... 44
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 56

PHỤ LỤC

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

iv


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các chất nguy hại có thể có trong chất thải điện tử .................................... 5
Bảng 1.2. Thành phần nguyên liệu trong tủ lạnh ........................................................ 5
Bảng 1.3. Thành phần nguyên liệu trong ti vi ............................................................. 6
Bảng 1.4. Khối lượng trung bình và thành phần chất thải điện tử gia dụng ............... 6
Bảng 1.5. Bảng thời gian sử dụng của một số loại thiết bị điện, điện gia dụng ......... 8
Bảng 1.6. Bảng thời gian sử dụng của một số loại thiết bị điện, điện gia dụng ......... 8
Bảng 1.7. Số lượng các thiết bị điện tử thải đi đến năm 2020 ở Việt Nam .............. 17
Bảng 2.1. Số dữ liệu cần để kiểm kê điện tử gia dụng thải cho từng phương pháp . 32
Bảng 2.2. GDP vàthu nhập bình quân đầu người Việt Nam ( 2006-2012) ............... 34
Bảng 2.3. Bảng chỉ số sản xuất ngành điện tử dân dụng (GSO) ............................... 35
Bảng 2.4. Chỉ số tiêu thụ và tồn kho năm 2010 (GSO) ........................................... 35

Bảng 2.5. Đánh giá mức đầy đủ dữ liệu của các phương pháp kiểm kê đối với Việt
Nam ........................................................................................................................... 36
Bảng 2.6. Tuổi thọ trung bình của bốn loại điện tử gia dụng điển hình ................... 38
Bảng 2.7. Hệ số mua mới, và hệ số tái sử dụng lại đồ điện tử gia dụng hàng năm .. 38
Bảng 2.8. Số hộ gia đình Việt Nam (GSO) ............................................................... 39
Bảng 3.1. Số lượng Ti vi ước tính thải ra.................................................................. 43
Bảng 3.2. Số lượng Tủ lạnh ước tính thải ra ............................................................. 43
Bảng 3.3. Số lượng Máy giặt ước tính thải ra ........................................................... 44
Bảng 3.4. Số lượng Điều hòa ước tính thải ra ........................................................... 44
Bảng 3.5. Tính toán lập mô hình cho ước tính lượng thải Tivi tại Việt Nam ........... 44
Bảng 3.6. Dự báo lượng thải Tivi đến năm 2025. ..................................................... 46
Bảng 3.7. Tính toán lập mô hình cho ước tính lượng thải Tủ lạnh tại Việt Nam ..... 46
Bảng 3.8. Bảng dự báo lượng thải tủ lạnh đến năm 2025 ......................................... 47
Bảng 3.9. Bảng tính toán dự báo lượng thải máy giặt đến năm 2025 ....................... 48
Bảng 3.10. Bảng tính dự báo cho điều hòa nhiệt độ. ................................................ 49

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

v


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ chu trình sống của các thiết bị điện điện tử ...................................... 7
Hình 3.1. Sơ đồ các dòng vật chất vào và ra ............................................................. 41
Hình 3.2. Biểu đồ lượng thải ước tính gia tăng hàng năm của bốn loai điện tử gia
dụng điển hình ........................................................................................................... 50

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988


vi


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

EEE (Electrical and electronic equiment)

Thiết bị điện và điện tử

EU (European Union)

Liên minh châu Âu

IT (Information technology)

Công nghệ thông tin

CTĐT

Chất thải điện tử

CRT (Cathode Ray Tube)

Ống phóng tia điện tử

PC (Personal computer)


Máy tính cá nhân

RF (Refrigerator)

Tủ lạnh

TV (Televisions)

Tivi

PVC

Polyvinyl Clorua

PCBs (Printed circuit boards)

Bản mạch in

WM (Washing machine)

Máy giặt

UNEP (United Nations Environment

Chương trình môi trường

Programmer)

Liên hợp quốc


WEEE (Waste electrical and electronic
equiment)
US EPA (United State Environmental Protection
Agency)

Thiết bị điện- điện tử thải

Cục bảo vệ môi trường Mỹ

GSO (General Statistics Office)

Tổng Cục Thống Kê

School of environmental science and technology

Viện Khoa học và Công

(INEST)

nghệ Môi trường

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

vii


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng thiết bị điện, điện

tử ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, phản ánh sự tăng trưởng trong thu nhập và
mức sống của người dân, Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức
quốc tế nên thuế nhập khẩu đối với các thiết bị điện, điện tử gia dụng được cắt giảm
đáng kể. Bên cạnh đó lượng lớn các loại thiết bị điện, điện tử gia dụng đã qua sử
dụng vẫn đang tràn vào thị trường Việt Nam bằng các con đường không chính thức.
Mặt khác, tốc độ phát triển nhanh của khoa học công nghệ, đã mang lại nguồn lợi
nhuận lớn cho nền kinh tế quốc dân và tạo ra những sản phẩm tốt, sản phẩm công
nghệ cao đa dạng về mẫu mã, giá cả cho người tiêu dùng, dẫn đến tuổi thọ trung bình
của các loại thiết bị điện tử gia dụng rút ngắn lại đáng kể.
Sau thời gian sử dụng, đến giai đoạn thải bỏ, điện tử gia dụng thải để lại những
hậu quả ảnh hưởng lớn như số lượng thải tăng nhanh và khi không được xử lý khoa
học sẽ trở thành chất thải nguy hại gây ô nhiễm không khí, nguồn nước….
Mặt khác, ở Việt Nam vấn đề rác thải điện tử những năm gần đây chưa có số
liệu kiểm kê đầy đủ chính xác trên toàn quốc, Việt Nam cũng chưa có một hệ thống
quản lý chất thải điện, điện tử gia dụng. Đây là một thách thức lớn cho các ngành
quản lý, các nhà khoa học trong việc tìm kiếm các phương pháp tính toán lượng thải
để có phương pháp quản lý, biện pháp xử lý nhằm bảo vệ môi trường.
Từ tình hình thực tiễn phân tích ở trên, đề tài:
“Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tính toán xác định lượng thải của chất
thải điện tử gia dụng để dự báo lượng thải của một số thiết bị gia dụng điển hình ở
Việt Nam đến năm 2025’’
Việc nghiên cứu phương pháp kiểm kê, tính toán lượng và số lượng điện tử gia
dụng thải có ý nghĩa lớn trong việc xác định khối lượng chất thải có nhiều nguy cơ
gây ô nhiễm cho môi trường và sức khỏe cộng đồng, giúp các nhà quản lý chủ động
xác định phương pháp quản lý, xử lý chất thải một cách hiệu quả. Chính vì vậy, đề
tài “Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tính toán xác định lượng thải của chất thải

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

1



Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

điện tử gia dụng để dự báo lượng thải của một số thiết bị gia dụng điển hình ở Việt
Nam đến năm 2025’’ có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu định lượng, quản lý hiệu
quả điện tử gia dụng thải.
Nội dung chính của luận văn gồm :
- Tổng quan về chất thải điện tử gia dụng
- Tổng quan các phương pháp kiểm kê điện tử gia dụng thải trên thế giới.
- Nghiên cứu, lựa chọn đề xuất phương pháp kiểm kê chất thải điện tử gia dụng
phù hợp trong điều kiện Việt Nam.
- Áp dụng dự báo thống kê trên cơ sở phương pháp kiểm kê đề xuất, định lượng
xu hướng phát thải trong tượng lai và ước tính lượng thải bốn loại gia dụng điển hình
đến năm 2025.

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

2


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ
GIA DỤNG
1.1 Chất thải điện tử gia dụng
Chất thải điện tử là tên gọi phổ biến chính thức cho các sản phẩm điện tử khi
đến giai đoạn cuối của “ thời gian hữu ích’’, như: máy tính, ti vi, màn hình, các loại
đầu đĩa, radio, máy nghe nhạc, thiết bị âm thanh nổi, điện thoại, máy photocopy, máy
fax, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ, máy sấy, máy hút bụi, máy pha cà phê, lò

nướng bánh…[29]. Ti vi, tủ lạnh, máy giặt và điều hòa nhiệt độ là những thiết bị điện
tử không thể thiếu trong gia đình hay là những thiết bị điện tử gia dụng hữu ích trong
cuộc sống hiện nay. Theo quan điểm trên thì chất thải điện tử gia dụng là một phần
trong chất thải điển tử khi đi vào dòng điện tử thải.
Có thể tìm thấy nhiều tài liệu với các định nghĩa khác nhau về chất thải điện tử
nói chung, chất thải điện tử gia dụng nói riêng như khối EU (2002), trong phụ lục
VIII của công ước Basel hay trong nhiều văn bản pháp lý của các Quốc gia như Mỹ,
Argentina, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Mỗi quốc gia trên thế giới có những
định nghĩa riêng về chất thải điện tử nói chung, điện tử gia dụng thải nói riêng, các
định nghĩa đều có tính chất cụ thể rõ ràng nhưng lại khác nhau.
Theo Liên minh châu Âu (EU), chất thải điện tử bao gồm tất cả các thành phần,
các kết nối nhỏ, các bộ phận phụ, hoặc là một phần hay toàn bộ sản phẩm tại thời
điểm thải bỏ [18].
Theo quan điểm của Hoa Kỳ, tùy thuộc vào tổ chức hoặc quy định mà chất thải
điện tử có thể bao gồm các loại thiết bị khác nhau của các hãng sản xuất khác
nhau.Bao gồm tivi, máy tính, máy giặt, điều hòa và điện thoại di động [15].
Tại Việt Nam, các loại điện tử gia dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy điều
hòa nhiệt độ, máy tính cũ… không còn khả năng sử dụng gọi là chất thải điện tử gia
dụng [11].
Việc phát triển nhanh ngành công nghiệp điện tử không chỉ tạo ra sản phẩm tốt
cho người tiêu dùng mà còn sinh ra một lượng lớn chất thải rắn. Lượng chất thải rắn
ngày càng nhiều do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cùng với các quá trình thay
Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

3


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

đổi mẫu mã, giá cả sản phẩm của nhà sản xuất ngày càng thỏa mãn thị hiếu của

khách hàng. Ở một khía cạnh khác, quá trình quản lý thu gom xử lý và tái chế chất
thải điện tử, điện tử gia dụng còn hạn chế nên ảnh hưởng môi trường và sức khỏe con
người [12].
1.1.1. Thành phần chất thải thiết bị điện tử gia dụng
Chất thải điện tử nói chung và chất thải thiết bị điện tử gia dụng nói riêng là
không đồng nhất và phức tạp về thành phần cũng như loại vật liệu, tùy vào từng
hãng, từng thời điểm sản xuất mà các sản phẩm có sự khác nhau về thành phần và
khối lượng. Theo nghiên cứu thì trong các chất được tìm thấy với số lượng lớn gồm:
nhựa epoxy, Polychlorinated Biphenyls (PCBs), Polyvinyl Clorua (PVC), chì, thiếc
đồng, sắt, nhôm,… Các chất được tìm thấy với số lượng nhỏ là: cadimi, thủy ngân,
tali. Các yếu tố được tìm thấy ở dạng vết là: antimon, asen, bari, vàng, niken, seli,
bạc… [19]
Khi phân rã chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ra ngoài môi trường chúng
ta sẽ gặp nhiều cấu kiện như: CPU, vi mạch, motor, dây điện, biến áp, tụ điện...
Trong việc đánh giá khả năng tái chế chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng
người ta xem xét nó gồm: nhóm kim loại đen, nhóm kim loại màu, nhóm thủy tinh,
plastic, cấu kiện điện tử và nhóm khác. Trong đó nhóm kim loại đen chiếm 38%,
nhựa là 19%, kim loại màu là 28%, và còn lại là các nhóm khác [19]. Ở đây nhóm
kim loại màu phải kể đến như: đồng, nhôm, bạc, chì, thủy ngân……
Thực tế trong chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng có thể gồm hơn 1000 chất
khác nhau [22] và các chất thải này được chia thành 2 nhóm nguy hại và không nguy
hại. Nhóm nguy hại này khi phát tán trong môi trường sẽ gây ra những tác động
nghiêm trọng đến sức khỏe và các hệ sinh thái xung quanh.
Hiện nay, chất thải điện điện tử gia dụng đang là đối tượng dần được nghiên
cứu nhiều vì chúng chứa thành phần nguy hại. Trong đó, các tác động môi trường
tiềm ẩn và những rủi ro lớn cho sức khỏe con người đều liên quan đến các hóa chất
độc hại được tìm thấy trong chất thải điện tử gia dụng nếu như chúng không được xử
lý triệt để. Đáng chú ý là các thành phần có chứa kim loại nặng như chì, thủy ngân,

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988


4


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

cacdimi, crom và chất làm chậm cháy brom vì có thể làm phát sinh dioxin và furan
trong quá trình đốt cháy. Các thành phần nguy hại khác của chất thải điện tử được
trình bày trong bảng 1.1 [12].
Bảng 1.1. Các chất nguy hại có thể có trong chất thải điện tử
Thành phần

Loại chất nguy hại có thể có

Chất tải lạnh

Chất làm suy giảm tầng ozon

Nhựa

Chất làm dẻo hóa, BFRs

Chất cách nhiệt

Amiăng, gốm chịu nhiệt

Thủy tinh

Chì, thủy ngân


CRT

Chì, thủy ngân, antimon, phosphor

LCD

Thủy ngân

Bản mạch

Chì, thủy ngân, antimon, BFRs

Đèn huỳnh quang

Thủy ngân, phosphor, chất chậm cháy

Pin

Chì, liti, cadimi, thủy ngân

Dây cáp điện

BFRs, chất dẻo hóa

Bên cạnh đó, chất thải điện tử gia dụng cũng chứa một lượng đáng kể các kim loại
quý và kim loại có giá trị [17] như trong các bảng sau:
Bảng 1.2. Thành phần nguyên liệu trong tủ lạnh
Vật liệu

Khối lượng

(kg)

% theo khối lượng

Thép

28,5

49,78

Đồng

2,32

4,05

Nhôm

0,54

0,94

Polyurethane form

6,36

11,11

Cao su


0,77

1,34

17,48

30,53

0,1

0,17

Các chất plastic
khác
Giấy

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

5


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

Kính

0,04

0,07

Dầu


0,3

0,52

PCB

0,16

0,28

Tụ điện

0,03

0,05

Tỷ lệ thất thoát

0,65

1,14

Bảng 1.3. Thành phần nguyên liệu trong ti vi
Vật liệu

Khối lượng (kg)

% theo khối lượng


Thép

3,93

10,7

Đồng

1,06

2,88

Nhôm

0,16

0,44

Phosphor bronze

0,09

0,24

Thép cứng

0,01

0,03


8,15

22,19

Các chất plastic
khác

Bảng 1.4. Khối lƣợng trung bình và thành phần chất thải điện tử gia dụng
Khối
Thiết

lượng

Kim

bị

TB

loại đen

(kg)
Tủ
lạnh
Máy
giặt
Máy
tính
Tivi


Kim
loại
màu

Linh
Thủy
tinh

Nhựa

kiện
điện
tử

Thành
phần
khác

48

64,4

6

1,4

13

15,1


40-47

59,8

4,6

2,6

1,5

31,5

29,6

53,3

8,4

15

23,3

17,3

0,7

36,2

5,3


5,4

62

22,9

0,9

3,5

(Đơn vị: % khối lượng)
Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

6


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.1.2. Tuổi thọ trung bình của thiết bị điện tử gia dụng điển hình
Sự phát triển nhanh của công nghệ dẫn đến chất lượng, tính năng, kiểu dáng
ngày càng đáp ứng được những đòi hỏi của người tiêu dùng, xong về tuổi đời của sản
phẩm thì lại có xu hướng giảm xuống (tốc độ lỗi thời cao), chu trình sống của các
thiết bị điện và điện tử [1] được biểu diễn:

Hình 1.1. Sơ đồ chu trình sống của các thiết bị điện điện tử
Việc thành lập chu trình sống một sản phẩm điện tử trong một ranh giới địa lý
giúp xác định các mạng lưới/chuỗi liên kết sự khác nhau giữa các giai đoạn/khâu
trong chu trình sống của các thiết bị điện tử và kết nối với các bên có liên quan. Khi
các chuỗi này được hình thành thì dòng vật chất được cân bằng, ví dụ như đầu vào và
đầu ra cân bằng tại từng giai đoạn thì sẽ tạo ra cơ sở định lượng của chất thải điện tử

trong các phân tích về chu trình sống của các thiết bị điện tử. Mô hình dòng vật chất
giúp xây dựng khái niệm chung về luồng vật chất chất thải điện tử. Dưới đây là các
đặc tính nổi bật của mô hình này:
Tuổi thọ trung bình hay tỉ lệ lỗi thời là khoảng thời gian sau khi một thiết bị điện tử
được sản xuất đến khi chúng không thể sử dụng được nữa.Nó có thể được định nghĩa
trong các thuật ngữ như “hoạt động sống”, “sự sống thụ động” hay “sự lưu trữ”
Tuổi thọ trung bình = hoạt động sống + sự sống thụ động + sự lưu trữ
Tổng số các năm thiết bị có thể được sử dụng hiệu quả được gọi là “hoạt động
sống”. Sau khi kết thúc giai đoạn “hoạt động sống”, thiết bị sẽ được tân trang lại hay
được tái chế trong một khoảng thời gian nào đó. Khoảng thời gian này tạo nên sự
sống thụ động. Giai đoạn lưu trữ bao gồm thời gian lưu trữ trước khi tiêu hủy và lưu
giữ trong các hiệu sửa chữa trước khi đem tháo dỡ.

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

7


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

Theo một nghiên cứu tại Philippin [22], tuổi thọ trung bình của một số thiết bị
điện tử gia dung như sau:
Bảng 1.5. Bảng thời gian sử dụng của một số loại thiết bị điện, điện gia dụng
STT

Tên thiết bị

Thời gian sống (năm)

1


TV

8-10

2

Tủ lạnh

10-15

3

Máy giặt

11-14

4

Máy điều hòa

Theo một nghiên cứu vào năm 2010 của Nhật Bản [4], thời gian sống hay tuổi
thọ của một số thiết bị điện tử gia dụng như sau
Bảng 1.6. Bảng thời gian sử dụng của một số loại thiết bị điện, điện gia dụng
STT

Tên thiết bị

Thời gian sống (năm)


1

TV

5

2

Tủ lạnh

10

3

Máy giặt

8

4

Máy điều hòa

12

Tốc độ phát triển ngành công nghiệp điện tử diễn ra rất nhanh dẫn đến thời gian
sử dụng của các sản phẩm điện tử ngày càng rút ngắn, giá trị thời gian sử dụng các
sản phẩm giảm dần.
Tại các nước phát triển như Nhật Bản (bảng 1.6), tuổi thọ trung bình của các
thiết bị điện tử thường ngang bằng với số năm “hoạt động sống”, trong khi đó tại các
nước đang phát triển ví dụn như Philippin (bảng 1.5) tuổi thọ trung bình bằng tổng

thời gian của ba giai đoạn hoạt động sống, sống thụ động và lưu trữ. Vì vậy ở các
quốc gia đang phát triển, một thị trường các thiết bị điện tử gia dụng đã qua sử dụng tồn
tại sau quá trình hoạt động sống của chúng.Cả ba tham số này thay đổi trong các vùng địa
lí khác nhau. Vì vậy tuổi thọ trung bình/ tỉ lệ lỗi thời của các thiết bị cũng thay đổi theo
mỗi vùng địa lí và dẫn tới việc quản lí lượng chất thải điện tử khác nhau.

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

8


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tốc độ lỗi thời cao đồng nghĩa với việc tốc độ sản sinh chất thải điện, điện tử
gia dụng ngày càng tăng cao. Do đó việc xây dựng ra một chương chình để tính toán,
dự báo khối lượng chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng là vô cùng cần thiết. Từ đó
các nhà quản lý vĩ mô có thể nắm được các số liệu về khối lượng chất thải cụ thể của
các năm, đưa ra tính toán, cảnh bảo có cơ sơ về lượng chất thải của một số năm tới.
Từ đó đưa ra các biện pháp, xây dựng các dự án để xử lý chúng.
Tuổi thọ hay vòng đời của thiết bị điện tử hiện nay bị rút ngắn đến kinh ngạc,
và khi trở thành rác thải, chất thải điện tử chứa các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây hại
cho môi trường và sức khỏe con người nên trên thế giới, các quốc gia, các vùng lãnh
thổ đưa ra các cơ sở pháp lý, công ước, hiệp ước và các nghị định văn bản luật nhằm
quản lý và hạn chế sự gia tăng của điện tử gia dụng thải.
1.2. Hiện trạng điện tử gia dụng thải trên thế giới và tại Việt Nam
Công nghiệp điện tử được coi là một trong những ngành công nghiệp lớn và tăng
trưởng nhanh trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đồng nghĩa với các sản
phẩm nhanh lỗi thời dẫn đến lượng chất thải điện tử, điện tử gia dụng đang là nguồn
phát sinh dòng thải rắn nhanh nhất của công nghiệp thế giới hiện nay [18].
1.2.1. Hiện trạng điện tử gia dụng thải trên thế giới

1.2.1.1. Hiện trạng phát thải trên thế gới
Theo báo cáo của UNEP (United Nations Environment Programmer), lượng
chất thải điện tử phát sinh trên toàn thế giới khoảng 50 triệu tấn trong năm 2005 [10];
vào năm 2010 là hơn 100000 tấn tủ lạnh thải, 275000 tấn tivi thải, 56300 tấn PC thải
và 1700 tấn điện thoại di động thải [18]. Ở Mỹ, năm 2005 đã thải bỏ 1,36 - 1,72 triệu
tấn chất thải điện tử chủ yếu vào bãi chôn lấp [18]. Tổng số điện tử thải phát sinh
trong 27 quốc gia EU (European Union) là khoảng 8,3-9,1 triệu tấn/năm vào năm
2005. Đây được xác định là một trong những dòng thải phát sinh nhanh nhất của EU
với dự báo tổng lượng điện tử thải tăng lên 2,5-2,7% hàng năm, đạt đến 12,3 triệu
tấn/năm vào năm 2020 [14].
Thực tế quản lý chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng là vấn đề mang tính chất
toàn cầu bởi đó là vấn đề của tất cả các quốc gia. Chất thải thiết bị điện, điện tử gia

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

9


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

dụng là loại chất thải có tốc độ gia tăng nhanh [24], với khoảng 20-50 triệu tấn mỗi
năm [5]. Các nước đang phát triển, chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng chiếm
khoảng 1-2% tổng lượng chất thải rắn, còn ở các nước đang phát triển tỷ lệ này
khoảng 0,01-1% [24].
Theo Silicon Valley Toxics Coalition, một tổ chức bảo vệ môi trường có trụ sở
tại San Jose (California, Mỹ), mỗi năm có khoảng từ 20-50 triệu tấn chất thải điện tử,
trong đó có khoảng 20-24 triệu tấn ti vi và máy tính chưa được xử lý. Tại Châu Mỹ
Latin, theo số liệu của Viện sinh thái quốc gia Mexico, 80% thiết bị điện và điện tử
gia dụng ở các nước Mỹ Latin được thải bỏ ở các bãi rác hoặc chất gom tại nhà ở, cơ
quan xí nghiệp, 15% được thu gom theo chương trình tái chế, 20% được tái sử dụng

và chỉ 1% được cấp chứng chỉ về xử lý môi trường.
Các quốc gia có ngành công nghiệp điện tử phát triển nhất thế giới như EU,
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Austrlia, lại chính là các quốc gia thải bỏ nhiều nhất các
thiết bị điện và điện tử gia dụng. Nhưng thay vì tái chế tại chỗ, các nước này chọn
cách nhanh gọn hơn là xuất khẩu ra nước ngoài. Phần lớn thiết bị điện, điện tử gia
dụng thải nói riêng được xuất khẩu sang quốc gia đang phát triển dưới dạng đồ cũ để
bán lại hoặc tái chế.
Ở Hàn Quốc, hàng năm ước tính lượng chất thải điện tử gia dụng tăng 10% mỗi
năm, đạt khoảng 20-30% của lượng thiết bị lỗi thời.
Ở Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của chất thải điện, điện
tử là 23,5%, lượng điện tử thải cao gấp ba lần chất thải thông thường [26]. Trong
năm 2006, đã có báo cáo về 4,6 triệu tivi, tủ lạnh 2,1 triệu, 2,5 triệu máy giặt, 1,4
triệu máy điều hòa nhiệt độ và 2 triệu máy tính bị loại bỏ ở Trung Quốc [31]. Năm
2009, lượng thải gia dụng Trung Quốc có 48,43 triệu chiếc ti vi, 12,32 triệu tủ lạnh,
13,40 triệu máy giặt và 4,76 triệu điều hòa; năm 2010 các con số này là 55,73 triệu
chiếc, 11,87 triệu chiếc, 12,61 triệu chiếc máy giặt và 5,50 triệu điều hòa [10].
Ở Ấn Độ tổng lượng rác thải điện tử năm 2007 là 330000 tấn/năm và năm 2009
là 420000 tấn/năm. Bên cạnh đó, mỗi năm có khoảng 50000 tấn rác thải điện tử trong
đó có chất thải điện tử gia dụng được nhập khẩu vào Ấn Độ [18].

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

10


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hiện trạng thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải điện tử gia dụng trên thế
gới
Hệ thống quản lý chất thải điện tử trên thế gới bao gồm các chiến lược xử lý

các thiết bị đã hết hạn sử dụng đi cùng với tiềm năng kinh tế và hiệu quả môi trường.
Một số mô hình thu gom, tái chế chất thải điện, điện tử gia dụng tại Mỹ
Mô hình 1

Cộng đồng

Tái chế

Nhà sản xuất

Mô hình 2

Đại lý bán
lẻ

Nhà sản xuất

Thu hồi

Tái chế

Mô hình 3
Hạ giá, cải tiến sản phẩm

Người tiêu dùng

Thu hồi

Đại lý bán lẻ


Nhà sản xuất

Trả phí

Tái sử dụng là sử dụng lại sản phẩm đã qua sử dụng hoặc tái sử dụng lại từng
phần. Một chiến lược với mục đích kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm bằng
cách sửa chữa và bảo trì. Theo EU thuật ngữ “tái sử dụng” là bất cứ hoạt động nào
mà thiết bị hay bộ phận điện tử, điện tử gia dụng hỏng được sử dụng lại như mục
đích ban đầu của chúng gồm tiếp tục sử dụng lại thiết bị hay từng bộ phận của thiết
bị đã qua các điểm thu gom. Tái sử dụng rất quan trong để giảm thiểu chất thải tại
bãi rác, giảm gánh nặng cho môi trường cũng như việc hạn chế việc phải tái chế chất
thải điện tử. Tuy nhiên tái sử dụng kéo dài tuổi thọ thụ động gây ra nguy cơ tăng tuổi
thọ của các sản phẩm lỗi thời.
Tái chế là một quá trình rất quan trọng của các chiến lược cuối cùng với chất
thải điện tử, He và cộng sự đã cụ thể hóa các phương pháp tái chế khác nhau như cơ

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

11


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

học và vật lý. Đối với chính phủ Trung Quốc từ lâu đã rất quan tâm đến tình trạng tái
chế chất thải điện tử. Mục tiêu tái chế chính là hai nguồn thải đồ điện tử gia dụng và
máy tính.
1.2.1.2. Quản lý điện tử gia dụng thải một số quốc gia trên thế giới
Trước thực trạng chất thải điện tử, điện tử gia dụng đang tăng nhanh đột biến có
nguy cơ gây hiểm họa đối với nhân loại, nhiều tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ và
các quốc gia đã xây dựng các điều luật và các quy định để ứng phó với thực trạng

này. Có rất nhiều điều luật, quy định được đưa ra nhằm mục đích là quản lý tốt hơn
nguồn chất thải điện tử. Dưới đây là tóm tắt một số quy định, sang kiến.
Một số chỉ thị về chất thải điện, điện tử nói chung điện tử gia dụng nói riêng
của liên minh châu Âu [8].
 Chỉ thị về chất thải điện, điện tử
Mục đích của chỉ thị về chất thải điện tử là để hạn chế ảnh hưởng tới môi
trường của các mặt hàng điện, điện tử thải bằng cách tái sử dụng nhằm mục đích
giảm số lượng chất thải điện tử cần chôn lấp.Để đạt được mục tiêu này, các nhà sản
xuất phải chịu trách nhiệm về tài chính cho việc thu gom, xử lý và phục chế các thiết
bị điện tử thải và các nhà phân phối buộc phải nhận lại các thiết bị điện tử thải từ
người tiêu dùng. Chỉ thị được áp dụng vào năm 2005, nội dung chính của chỉ thị là
thiết kế sản phẩm, thu gom đơn lẻ, xử lý… Chỉ thị đã được nghị viện châu Âu áp
dụng vào năm 2005, với nội dung chính là thiết kế sản phẩm, thu gom đơn lẻ, xử
lý… WEEE được thu gom riêng từ chất thải đô thị chưa được phân loại.
Chỉ thị quy định cho các nhà sản xuất về chi phí thu gom, xử lý, phục chế và
thải bỏ các sản phẩm mà họ sản xuất. Chất thải điện tử được thug om riêng từ chất
thải đô thị chưa được phân loại. Để đạt được điều này thì các nhà sản xuất phải xây
dựng điểm các điểm thu gom chất thải công cộng thuận lợi cho các hộ gia đình dễ
dàng thải bỏ miễn phí các thiết bị điện, điện tử hỏng.
Ảnh hưởng toàn cầu của chỉ thị về chất thải điện tử nói chung, điện tử gia dụng
thải nói riêng là rất lớn vì nó sẽ được áp dụng với các nhà sản xuất và phân phối trên
thế giới mà xuất khẩu thiết bị điện, điện tử đến châu Âu.

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

12


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội


 Chỉ thị về việc hạn chế chất thải nguy hại hay (RoHS)
Chỉ thị về việc hạn chế chất nguy hại được xây dựng bởi nghị viện Châu Âu năm
2003 đã nhận thấy một thực tế rằng không phải các chất nguy hại trong chất thải điện tử
đều có thể tái chế hay hủy đi trong môi trường, vì vậy cần đưa ra luật cấm sử dụng một số
chất nhất định trong các thiết bị điện tử. Chỉ thị về hạn chế các chất thải nguy hại áp dụng
với các thiết bị điện, điện tử mới trên toàn châu Âu và có hiệu lực từ 01/07/2006, chỉ thị
này còn được áp dụng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc vì các nước này
là nhà xuất khẩu các thiết bị điện tử lớn nhất sang châu Âu. Chỉ thị này đã đưa 6 chất cần
quan tâm là chì, thủy ngân, cacdimi, crom, polybrominated biphenyls (BBP) và
polybrominated diphenyl ethers (PBDE).
Quy định về chất thải điện tử tại Mỹ
Mỹ nổi tiếng là một trong số các nhà sản xuất chất thải điện tử lớn nhất thế giới
Sự phát triển của công nghệ platma thay thế công nghệ bóng hình, văn phòng
kiểm toán chính phủ Mỹ (GAO) báo cáo có hơn 100 triệu máy tính, màn hình máy
tính và tivi đã trở nên lỗi thời, hàng năm con sồ này còn tiếp tục tăng. GAO còn đưa
ra dữ liệu trung tâm bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) chỉ ra có hơn 4 triệu màn hình
máy tính và 8 triệu tivi bị thải tại bãi rác mỗi năm và chỉ 19 triệu máy tính được tái
chế năm 2005.
Vì không có luật liên bang nên mỗi bang nên mỗi bang lại áp dụng luật về chất thải
điện tử riêng như lệnh cấm vứt chất thải điện tử ở bãi rác và đưa ra luật tái chế rõ ràng. Có
ít nhất 16 bang, và New York đã đưa ra đề xuất về luật tái chế 2007 với hai hình thức thu
phí tái chế trước hoặc là mở rộng trách nhiệm cho nhà sản xuất [7].
Quy định về chất thải điện tử tại Australia
Vào năm 2009, chính phủ Australia đã chính thức xác nhận một chích sách
quốc gia mới về chất thải. Với tầm nhìn mười năm về việc thu hồi nguyên liệu và xử
lý chất thải. Chính phủ tuyên bố dự án tái chế ti vi và máy tính sẽ pháp triển và thực
thi các yêu cầu trong khuân khổ quản lý các sản phẩm quốc gia để đảm bảo rằng các
nhà sản xuất và nhận khẩu ti vi, máy tính đang thiết lập một dự án quốc gia hiệu quả
về thu gom và tái chế các sản phẩm hỏng [8].


Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

13


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

Quy định về chất thải điện tử tại Canada
Việc quả lý chất thải điện tử đang nhanh chóng trở thành chính sách cộng đồng
ở Canada.Theo ước tính hàng năm khoảng 14.000 tấn thiết bị điện tử bị chất thành
đống ở các bại rác ở Canada.
Ở Canada luật về chất thải điện tử được giao cho các tỉnh và vùng lãnh thổ ban
hành. Alberta là tỉnh đầu tiên của Canada ban hành luật tái chế chất thải riêng. Năm
2007 tỉnh British Columbia đã ban hành luật nhà tiêu dùng và các doanh nghiệp
trong tỉnh có thể thải chất thải điện tử của họ mà không phải trả phí tái chế. Phí bảo
vệ môi trường sẽ được thu theo giá của các sản phẩm mới theo các mặt hàng đã phân
loại để chi trả cho chương trình [8].
Quy định về chất thải điện tử tại Nhật Bản
Luật khuyến khích sử dùng nguồn tài nguyên hiệu quả của Nhật Bản được xem
xét vào năm 2001 đối với việc cung cấp máy tính cá nhân. Tháng 4 năm 2001 luật
quy định tái chế tất cả các máy tính hỏng cho các doanh nghiệp.Tháng 10 năm 2003
luật này yêu cầu các hộ gia đình phải có trách nhiệm tái chế các máy tính hỏng đó.
Hiệp hội điện tử và công nghệ thông tin Nhật Bản (JEITA) đã nhận vai trò bổ
sung luật bằng cách thay mặt nhà sản xuất tổ chức tái chế các máy tính hỏng. Luật đã
đưa ra hai cấu trúc tài chính khác nhau đối với máy tính đã qua sử dụng. Ngày
01/07/2006 khi văn bản về hạn chế sử dụng chất nguy hại (RoHS) được giới thiệu
một luật bổ sung về khuyến khích sử dụng tài nguyên có hiệu quả. Luật bổ sung này
quy định nhà sản xuất phải công bố các thành phần nguyên liệu cho các sản phẩm
điện tử nhất định sau ngày 01/07/2006. Nhà sản xuất và nhập khẩu phải gián nhãn
hiệu sản phẩm và cung cấp thông tin về sáu chất nguy hại được hạn chế ở Châu

Âu.Ngoài ra các nhà sản xuất và nhập khẩu phải hưởng ứng tiêu chuẩn thiết kế vì
môi trường đã được yêu cầu với các nhà sản xuất trong nước [8].
Quy định về chất thải điện tử tại Hàn Quốc
Các luật liên quan đến chất thải điện tử ở Hàn Quốc được hình thành từ năm
1992, dựa và đạo luật kiểm soát chất thải, hệ thống đầu tư và hồi vối từ chất thải đã
được đưa ra. Năm 1997 ti vi, máy giặt, điều hòa, tử lạnh được đưa và hệ thống này.

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

14


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đến năm 2003 việc mở rộng trách nhiệm cho nhà sản xuất được đưa ra với các thiết
bị này để buộc nhà sản xuất có trách nhiệm với toàn bộ vòng đời các sản phẩm của
họ. Bắt đầu từ ti vi, tủ lạnh, máy giặt được lựa chọn để thực hiện trước, sau đó là các
thiết bị nghe nhìn và điện thoại và năm 2005.
Ngày 02/04/2007 Hội đồng quốc gia Hàn Quốc thông qua “đạo luật về các
nguyên liệu được tái chế từ các sản phẩm điện tử và điện thoại”. Luật này tương tự
chỉ thị về hạn chế sử dụng các chất nguy hại, chỉ thị về chất thại điện tử ở Châu Âu,
nhưng luật này còn chưa thêm một số điều cụ thể của Hàn Quốc [8].
Quy định về chất thải điện tử tại Trung Quốc
Trung Quốc được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhất trên
thế giới, và cũng là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới, vượt
trên cả Nhật Bản, lien minh Châu Âu và Mỹ. Theo ước tính tổng lượng thải điện tử
nói chung 1,11 triệu tấn mỗi năm mà chủ yếu là nguồn trong nước và nhập khẩu từ
nước ngoài.
Ngày 5/3/2009 Trung Quốc ban hành “Luật hành chính về việc phục hồi, vướt
bỏ các sản phẩm điện, điện tử hỏng” [8].

Quy định về chất thải điện tử tại Ấn Độ
Ở Ấn Độ, chất thải điện tử cũng là một vấn đề quan trọng. Hiện hay Ấn Độ
vẫn chưa có khung luật chính thức nào về chất thải điện tử ở cấp quốc gia. Chính phủ
đưa ra một số bước để đối mặt với vấn đề các thiết bị điện tử đã được nhập khẩu vào
Ấn Độ. Bộ Trưởng công nghệ thông tin và truyền thông đã phát triển các chính sách
cấm nhập khẩu các máy tính cũ gồm cả máy tính cá nhân và máy tính sách tay [8].
Công ước Basel
Tên gọi chính thức là công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển chất thải
nguy hại và chất thải không thể tái chế xuyên biên giới. Công ước Basel là một hiệp
định về môi trường toàn cầu rõ ràng nhất về về chất thải nguy hại. Mục đích chính
của công ước là bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước các ảnh hưởng xấu
gây ra từ việc vận chuyển và vứt bỏ chất thải nguy hại xuyên biên giới. Công ước có
hiệu lực vào ngày 05/05/1992; 3/2009 có 172 quốc gia, đảng phái tham gia công ước.
Năm 1995 đề xuất lệnh cấm Basel được bổ sung vào công ước Basel nhằm ngăn
Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

15


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

chặn chất thải độc hại từ các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế
(OECD) sang những nước không thuộc tổ chức này. Năm 2005 công ước Basel với
sự ủng hộ của chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố quan hệ đối tác công ước Basel về
quản lý môi trường trong sạch với chất thải điện, điện tử khu vức Châu á Thái bình
dương [8].
Những quy định, công ước trên đã được thể hiện cụ thể ở nhiều quốc gia, các
vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên toàn cầu chưa có một quy định chung để giải
quyết một cách triệt để vấn nạn đối với chất thải điện, điện tử gia dụng. Từ các quy
định và công ước của các vùng lãnh thổ và các quốc gia phát triển, hy vọng một ngày

nào đó sẽ là tiếng nói chung của toàn nhân loại về thải điện tử thải [8].
1.2.2. Hiện trạng chất thải điện tử gia dụng tại Việt Nam
1.2.2.1. Hiện trạng phát thải điện tử gia dụng
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 5,4% trong năm 2013, đưa tốc độ tăng
trưởng bình quân 3 năm 2011-2013 đạt 5,6%. Quy mô của nền kinh tế đạt mức 176
tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1 960 USD. Đời sống người dân
đã được nâng lên, kéo theo nhu cầu tiêu dùng thiết bị điện, điện tử gia dụng cũng
tăng nhanh. Hiện tại, không kể ở những thành thị mà ngay cả những vùng nông thôn
thì các thiết bị điện, điện tử gia dụng như TV, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại …không
còn xa lạ với người dân nữa, chúng xuất hiện ngày càng nhiều và đang chở thành thứ
thiết yếu của các hộ gia đình. Mặt khác, số lượng lớn thiết bị điện tử đã qua sử dụng
tràn vào thị trường Việt Nam theo nhiều con đường không được kiểm soát, và nhất là
tuổi thọ trung bình của điện, điện tử gia dụng ngày càng giảm mạnh là nguyên nhân
chính để chất thải điện tử gia dụng trở thành một trong những vấn đề môi trường.
Việt Nam sản xuất trên 2,8 triệu ti vi, 1 540 900 tủ lạnh, 467 400 máy giăt, 343
700 điều hòa vào năm 2010. Các con số trong năm 2011 là 3,2 triệu cái tivi, trên 1,2
triệu tủ lạnh, 679 900 cái máy giặt, 350 800 cái điều hòa (GSO). Tỉ lệ chủ sở hữu
những chiếc tivi màu đã tăng qua các năm. Theo báo cáo thường niên, thống kê hàng
năm về hàng điện tử trung bình, thị trường điện tử tăng hơn 20% từ 1,119 triệu USD
năm 2003 đến khoảng 4 tỉ USD năm 2008 [7].

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

16


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

Mặt khác, sản phẩm điện tử gia dụng trên thị trường ngày càng đa dạng thương hiệu
và giá.Các nguồn cung cấp thiết bị điện, điện tử gia dụng có thể là sản phẩm của ngành

công nghiệp điện tử trong nước hay nhập khẩu (kể cả nhập khẩu đã qua sử dụng). Các
thương hiệu thiết bị điện, điện tử gia dụng chiếm thị phần lớn ở thị trường Việt Nam như:
Sam sung, Sony, LG, Panasonic, Sharp, Toshiba, Dell, IDM…
Ở Việt Nam không có nhiều nghiên cứu và báo cáo về số lượng chất thải điện
tử, điện tử gia dụng. Điều này cho thấy một thực tế rằng chất thải điện tử, điện tử gia
dụng chưa được nhiều sự quan tâm từ phía chính sách xã hội và các nhà khoa học
trong nước. Về số lượng chất thải điện tử, một nghiên cứu của Công ty môi trường
đô thị Hà Nội (URENCO Hanoi) thống kê năm 2006, khoảng 365 nghìn tivi, 131,5
nghìn máy tính, 231 nghìn tủ lạnh, 5 nghìn điều hòa và 273 nghìn máy giặt bị thải
bỏ. Năm 2020, những con số này là 4,8 triệu, 2,3 triệu, 873 nghìn và 2,6 triệu như
bảng sau
Bảng 1.7. Số lƣợng các thiết bị điện tử thải đi đến năm 2020 ở Việt Nam
Năm

Ti vi

Máy tính

Tủ lạnh

Điều hòa

Máy giặt

2007

433 651

153 360


268 682

61 302

368 786

2008

517 523

174 305

305 063

72 676

415 526

2009

619 269

195 514

346 036

86 548

472 631


2010

742 509

217 189

397 972

107 519

542 918

2011

891 804

270 874

467 037

128 000

636 569

2012

1 072 933

369 061


546 733

132 607

755 838

2013

1 293 110

420 850

689 466

209 548

937 420

2014

1 561 087

486 752

825 410

313 336

1 083 151


2015

1 887 138

644 208

1 026 974

318 143

1 247 801

2016

2 282 966

736 993

1 190 945

409 545

1 444 845

2017

2 761 651

869 512


1 392 355

495 011

1 672 279

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

17


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Đại học Bách Khoa Hà Nội

2018

3 337 803

1 028 052

1 634 982

598 020

1 939 401

2019

4 028 063

1 217 478


1 923 584

722 566

2 254 210

2020

4 852 039

1 444 038

2 267 318

873 163

2 625 882

(Đơn vị: chiếc)
Nguyễn Đức Quảng và cộng sự (2008) đã ước tính năm 2010 tổng khối lượng
của 4 loại điện tử gia dụng chính là tivi, tủ lạnh, máy giặt và máy điều hòa sẽ là 3,77
triệu chiếc hay 113 nghìn tấn và 17 triệu chiếc hay 563 nghìn tấn vào năm 2015.
Những nghiên cứu này còn khác xa so với những thiết bị loại thải trong tương
lai, nhưng nó cho thấy sự tăng vọt về số lượng điện tử gia dụng thải.
Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, việc tái sử dụng các thiết bị
điện tử đã qua sử dụng đã làm phát sinh nhu cầu tiêu dùng và qua đó hình thành nên một
thị trường rộng lớn các thiết bị đã qua sử dụng vì những thuận lợi mà thị trường này đem
lại: giá cả sản phẩm cũ thấp, kéo dài tuổi thọ của thiết bị và làm giảm lưu lượng của rác
thải điện tử. Tuy nhiên, theo khảo sát thị trường cho thấy thu nhập người dân tăng lên dẫn

đến làm giảm thị trường thiết bị đã qua sử dụng này [12].
1.2.2.2. Hiện trạng thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải ở Việt Nam
Khác với các loại chất thải thông thường, chất thải điện tử gia dụng thường
được thu gom, tái sử dụng và tái chế với tỷ lệ cao do có chứa các vật liệu có giá trị và
kim loại quý hiếm.
Tại Việt Nam, chất thải điện tử gia dụng chủ yếu được thu gom bởi những
người thu mua phế liệu từ các hộ gia đình, các cửa hàng đồ điện tử cũ và được tái chế
thủ công bởi các làng nghề như: Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai - Văn Lâm Hưng Yên, Làng nghề tái chế chì Đông Mai -Văn Lâm - Hưng Yên, Làng nghề tái
chế kim loại màu Văn Môn - Yên Phong - Bắc Ninh.
Hầu hết chất thải điện tử được phân loại tại nguồn, những chất thải điện tử có
khả năng tái sử dụng và tái chế được bán cho các đơn vị tái chế, còn chất không tái
chế được thì được công ty môi trường đô thị thu gom, vận chuyển và hợp đồng xử lý
bằng cách chôn lấp, đốt [28].
Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988

18


×