Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu công nghệ MBR ứng dụng trong xử lý nước rác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 76 trang )

Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

MỤC LỤC

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….....1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài ..............................................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................2
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC RỈ RÁC ……..…..3
1.1. Sự hình thành nƣớc rỉ rác trong bãi chôn lấp chất thải rắn ...............................3
1.1.1. Khái quát chung…………………………………………………………….....3
1.1.2. Quá trình phân huỷ sinh học diễn ra trong bãi chôn lấp……………...…....4
1.2. Đặc tính của nƣớc rỉ rác trên Thế giới và ở Việt Nam .....................................6
1.2.1. Thành phần, tính chất nƣớc rỉ rác trên thế giới……………………………..6
1.2.1.1. Thành phần, tính chất nƣớc rỉ rác của Đức……………………………..6
1.2.1.2. Thành phần, tính chất nƣớc rỉ rác của một số nƣớc châu Á và Hoa Kỳ
……………………………………………………………………………………………..10

1.2.2. Thành phần, tính chất nƣớc rỉ rác ở Việt Nam…………………………....12
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thành phần, tính chất nƣớc rỉ rác .........................15
1.4. Các công nghệ xử lý nƣớc rỉ rác .....................................................................17
1.4.1. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc rỉ rác…………………………………….…..17



Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Tiến Đức

1.4.2. Công nghệ xử lý nƣớc rỉ rác trên thế giới………………………………….18
1.4.3. Công nghệ xử lý nƣớc rỉ rác ở Việt Nam....……………………………….22
1.5. Công nghệ MBR trong xử lý nƣớc.….………………………………………26
1.5.1. Tổng quan về công nghệ MBR ………………………………………...26
1.5.2. Màng sử dụng cho MBR………………………………………………..29
1.5.3. Hệ thống MBR với màng đặt ngập (iMBR) ............................................29
1.5.4. Sự phát triển của công nghệ MBR ...........................................................33
1.5.4.1. Sự phát triển của công nghệ MBR trên thế giới……………………...33
1.5.4.2. Sự phát triển của công nghệ MBR ở Việt Nam……………………...34
1.5.5. Tắc màng ..................................................................................................35
1.5.6. Ƣu điểm và hạn chế của công nghệ MBR ...............................................36
1.5.6.1. Ƣu điểm……………………………………………………………….…36
1.5.6.2. Hạn chế………………………………………………………………..…38
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH XỬ LÝ NƢỚC RỈ RÁC BẰNG CÔNG
NGHỆ MBR………………………………………………………………………..39
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................39
2.2. Nội dung và cách tiến hành ............................................................................39
2.2.1. Mô hình xử lý nƣớc rác trong phòng thí nghiệm ……………………….39
2.2.2. Quá trình xử lý hóa - lý nƣớc rác …………………………………………..40
2.2.3. Xử lý sinh học………………………………………………………………..41

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………………44
3.1. Hiệu quả xử lý COD………………………………………………………...…44
3.2 Hiệu quả xử lý NH4+…………………………………………………………...46
3.3. Hiệu quả xử lý TP……………………………………………………………...48
3.4. Hiệu quả xử lý nitrat, nitrit……………………………………………………50
3.4.1. Quá trình ôxy hóa và khử nitrat và nitrit………………………………...50
3.4.2. Hiệu quả xử lý nitrat, nitrit………………………………………………..51
3.5. Đánh giá khả năng tắc của màng qua lƣu lƣợng lọc………………………..54
Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Tiến Đức

3.6. So sánh xử lý nƣớc rác Nam Sơn và Kiêu Kỵ bằng MBR…………………55
3.7. Thực nghiệm xử lý nƣớc rác bằng MBR…………………………………….57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………..60
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….61
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………..63

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sĩ


Nguyễn Tiến Đức

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Học viên

Nguyễn Tiến Đức

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã
nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ và sự hƣớng dẫn của các thầy giáo, cô giáo, gia đình
và bạn bè.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy PGS.TS. Đặng
Xuân Hiển - ngƣời đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt nhất
để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Trong khoảng thời gian qua, thầy là
ngƣời truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm vận hành hệ thống và là ngƣời theo sát quá
trình thực nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Viện Khoa Học và Công Nghệ

Môi Trƣờng, các cán bộ hƣớng dẫn thí nghiệm đã giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian
vừa qua.
Xin cảm ơn các bạn cùng nhóm nghiên cứu về nƣớc rỉ rác cũng nhƣ các bạn
lớp Kỹ thuật Môi Trƣờng đã cùng đồng hành trong thời gian thí nghiệm nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, 03/2015
Học viên

Nguyễn Tiến Đức

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCL

Bãi chôn lấp

BOD

Biochemical Oxygen Demand


Nhu cầu oxy sinh học

COD

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa học

CTR

Chất thải rắn

HRT

Hydraulic Retention Time

Thời gian lƣu của nƣớc thải

MBR

Membrane Bioreactor

Lọc sinh học bằng màng

MLSS

Mix Liquor Suspended Solid

Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng
trong hỗn hợp lỏng


SBR

Phản ứng sinh học từng mẻ

Sequencing Batch Reactor

liên tục
SS

Suspended Solid

Chất rắn lơ lửng

SVI

Slugde Volume Index

Chỉ số lắng của bùn

TDS

Total Dissolved Solids

Tổng chất rắn hòa tan

TN

Total Nitrogen


Nitơ tổng

TP

Total Phosphase

Phốt pho tổng

TSS

Total Suspended Solid

Tổng chất rắn lơ lửng

UASB

Upflow Anaerobic Slugde Blanket

Thiết bị kỵ khí dòng chảy
từ dƣới lên qua lớp bùn

VFA

Volatile Fatty Acids

QCVN

Lớp KTMT 2012B

Axit béo dễ bay hơi

Quy chuẩn Việt Nam

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Tiến Đức

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần nƣớc rỉ rác từ bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị của Đức….....8
Bảng 1.2. Thành phần nƣớc rỉ rác của một số quốc gia châu Á và Hoa Kỳ……….11
Bảng 1.3. Thành phần nƣớc rác bãi chôn lấp Đông Thạnh (2002)……………..….12
Bảng 1.4. Thành phần nƣớc rác bãi chôn lấp Đông Thạnh sau khi đóng bãi ……..13
Bảng 1.5. Thành phần nƣớc rác tại bãi chôn lấp Nam Sơn – Hà Nội……………...14
Bảng 1.6. So sánh hai cấu hình sMBR và iMBR……………………….……….…28
Bảng 1.7. Hiệu suất xử lý và chất lƣợng nƣớc sau xử lý của hệ thống MBR…...…33
Bảng 1.8. Ứng dụng MBR xử lý nƣớc thải ở một số nƣớc trên thế giới………..…34
Bảng 2.1. Kết quả thành phần nƣớc rác trƣớc và sau khi xử lý hóa lý………….…41

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Tiến Đức

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Các thành phần cân bằng nƣớc trong ô chôn lấp........................................4
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc rác tại Hàn Quốc………………………….21
Hình 1.3. Sơ đồ xử lý nƣớc rác tại Việt Nam ……………………………………..22
Hình 1.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc rác của Công ty VerMeer……23
Hình 1.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc rác của CENTEMA tại bãi chôn
lấp Gò Cát…………………………………………………………...……………..24
Hình 1.6. Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý nƣớc rác của CENTEMA tại bãi chôn
lấp Phƣớc Hiệp……………………………………………………………………..25
Hình 1.7. Cấu hình : a – iMBR và b – sMBR……………………………………...27
Hình 1.8. Sơ đồ hệ thống MBR……………………...……………………………..30
Hình 2.1. Sơ đồ mô hình xử lý nƣớc rác trong phòng thí nghiệm……………...….39
Hình 2.2. Bùn hoạt tính đƣợc nuôi trong các xô…………………………………...42
Hình 2.3. Bùn sau khi hoạt hóa bằng nƣớc rác………………………………...…..42
Hình 2.4. Mô hình MBR và màng sinh học trong phòng thí nghiệm………...……42
Hình 2.5. Nƣớc rác chƣa xử lý, nƣớc rác qua xử lý hóa lý và nƣớc rác qua hệ thống
MBR…………………………………………………………………………….….43
Hình 3.1. Biến thiên nồng độ COD………………………………………………...44
Hình 3.2. Hiệu suất xử lý COD…………………………………………………….45
Hình 3.3. Biến thiên nồng độ Amoni…………………………………………...….46
Hình 3.4. Hiệu suất xử lý Amoni…………………………………………………..47
Hình 3.5. Biến thiên nồng độ TP…………………………………………………..49
Hình 3.6. Hiệu suất xử lý TP……………………………………………………….49
Hình 3.7 – 3.10. Biến thiên nồng độ Nitrat, Nitrit ở 4 lần thí nghiệm………..51 - 53
Hình 3.11. Biến thiên lƣu lƣợng lọc trong quá trình màng………………………...54
Hình 3.12. So sánh hiệu suất xử lý COD của nƣớc rác Nam Sơn và Kiêu Kỵ…….55
Hình 3.13. So sánh hiệu suất xử lý amoni của nƣớc rác Nam Sơn và Kiêu Kỵ…...56

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường



Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Tiến Đức

Hình 3.14. So sánh hiệu suất xử lý TP của nƣớc rác Nam Sơn và Kiêu Kỵ……….56
Hình 3.15. Thực nghiệm xử lý COD……………………………………………….58
Hình 3.16. Thực nghiệm xử lý Amoni……………………………………………..58

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nƣớc rỉ rác là một sản phẩm không mong muốn sinh ra tại đáy các ô chôn
lấp và có tiềm năng gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Việc thu gom triệt để và
xử lý nƣớc rỉ rác là một yêu cầu bắt buộc đối với các bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy
nhiên xử lý nƣớc rỉ rác hết sức phức tạp, tốn kém và Việt Nam chƣa có các cơ sở
khoa học để xử lý hiệu quả loại nƣớc thải này.
Bên cạnh sự phát triển của các đô thị thì một lƣợng lớn rác phát sinh đƣợc
chôn tại các bãi chôn lấp rác kéo theo tạo ra một lƣợng lớn không nhỏ nƣớc rỉ rác
đƣợc hình thành do sự phân hủy của các chất nhờ vi sinh vật trong quá trình chôn
lấp, làm nảy sinh nhiều vấn đề hết sức bức xúc về ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc rỉ

rác từ các cơ sở này không qua xử lý hoặc xử lý không đúng cách đƣợc xả vào các
sông hồ tiếp nhận đang gây ô nhiễm nguồn nƣớc trầm trọng.
Vì vậy việc lựa chọn đƣợc giải pháp công nghệ và chế độ công nghệ xử lý
nƣớc rỉ rác phù hợp để ứng dụng cho các bãi chôn lấp chất thải đô thị của nƣớc ta là
hết sức cần thiết và có ý nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh dân số ở Việt Nam tăng ngày
càng nhanh, tốc độ đô thị hóa cao và chúng ta đang gấp rút thực hiện theo chiến
lƣợc quản lý chất thải rắn tới năm 2025.
Công nghệ xử lý sinh học truyền thống ngày càng đƣợc quan tâm ứng dụng.
Ngoài ra, để có thể đạt hiệu quả áp dụng tốt các công nghệ xử lý mới cần phải có
nghiên cứu thực tế cụ thể. Do đó, đề tài “Nghiên cứu công nghệ MBR ứng dụng
trong xử lý nước rác “ đƣợc thực hiện với mô hình trong phòng thí nghiệm để đánh
giá sự phù hợp của công nghệ MBR ứng dụng trong xử lý nƣớc rỉ rác.
Phƣơng pháp màng lọc sinh học với giá thành đầu tƣ không cao, phƣơng
pháp sử dụng đơn giản, đặc biệt diện tích mặt bằng cần cho khu xử lý rất khiêm tốn
hiện đang là phƣơng pháp xử lý đƣợc quan tâm trên thế giới, nhất là cho xử lý nƣớc
thải tại các thành phố lớn, các khu chật hẹp thiếu diện tích.

Lớp KTMT 2012B

1

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ
2. Mục đích của đề tài

- Tổng quan về công nghệ MBR ứng dụng để xử lý nƣớc rỉ rác trên thế giới và

tại Việt Nam.
-

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ MBR để xử lý nƣớc rỉ rác từ bãi chôn lấp

tập trung thông qua việc đánh giá hiệu quả xử lý các thành phần ô nhiễm (COD,
NH4+, NO2-, NO3-, TP). Nƣớc rỉ rác đã đƣợc tiền xử lý bằng các phƣơng pháp hóa lý để nhằm làm giảm mức độ ô nhiễm của một số thành phần trƣớc khi đƣa vào
nghiên cứu trong mô hình phòng thí nghiệm. Từ đó ta có thể áp dụng vào thực tế
cho công đoạn xử lý sinh học trong dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc rác của bãi
chôn lấp rác thải sinh hoạt đô thị.
-

Đánh giá các quá trình diễn ra trong mô hình MBR.

3. Đối tƣợng, phạm vi thời gian nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Nƣớc rỉ rác tại bãi chôn lấp Nam Sơn đã qua tiền xử
lý hóa lý (keo tụ, kết tủa MAP) để nhằm làm giảm mức độ ô nhiễm của một số
thành phần trƣớc khi đƣa vào nghiên cứu xử lý sinh học MBR.
-

Màng lọc MBR đƣợc nghiên cứu là loại màng vi lọc MF có kích thƣớc lỗ

0,01 – 0,2 µm.
-

Phạm vi nghiên cứu: Trong phòng thí nghiệm.

-

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2013 đến 3/2015.


4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu một lần nữa khẳng định đƣợc hiệu quả
và khả năng áp dụng của công nghệ đƣợc nghiên cứu vào quá trình xử lý nƣớc rỉ
rác.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu thu nhận đƣợc của đề tài, có thể xem
là cơ sở tham khảo tốt trong việc lựa chọn công nghệ xử lý nƣớc rác phù hợp cho
các nhà máy xử lý nƣớc rác của Việt Nam

Lớp KTMT 2012B

2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC RỈ RÁC
1.1. Sự hình thành nƣớc rỉ rác trong bãi chôn lấp chất thải rắn
1.1.1. Khái quát chung
Nƣớc rỉ rác (nƣớc rác) là lớp nƣớc thấm qua lớp chất thải rắn mang nhiều
chất ô nhiễm hòa tan hoặc các chất lơ lửng, đƣợc hình thành do các quá trình lý, hóa
và sinh học diễn ra trong lòng bãi chôn lấp. . Nƣớc rỉ rác có chứa nhiều hợp chất,
phụ thuộc vào loại chất thải đƣợc chôn trong bãi. Nƣớc rỉ rác có thể là chất độc đối
với sự sống hoặc có thể làm thay đổi hệ sinh thái của một dòng sông nếu nó không
đƣợc xử lý.
Nƣớc rác đƣợc hình thành trong bãi chôn lấp chủ yếu do các quá trình sau:

-

Nƣớc từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ

-

Nƣớc từ bên ngoài đi vào bãi chôn lấp: Nƣớc mặt, nƣớc ngầm, nƣớc mƣa.

-

Nƣớc từ rác thoát ra do nƣớc có độ ẩm, trong quá trình nén rác nƣớc thoát ra

và gia nhập vào nƣớc rác.
Lƣợng nƣớc rác sinh ra trong bãi chôn lấp phụ thuộc vào sự cân bằng nƣớc
trong một ô chôn lấp. Các thành phần tác động tới quá trình hình thành lƣợng nƣớc
rác đƣợc trình bày trong hình sau và lƣợng nƣớc rác đƣợc tính theo công thức:
LC = R + RI - RO - E - ∆V
Trong đó: LC: Nƣớc rác; R: Nƣớc mƣa thấm vào ô chôn lấp; RI: Dòng chảy
từ ngoài thâm nhập vào ô chôn lấp (bao gồm dòng chảy mặt và nƣớc ngầm gia nhập
từ bên ngoài vào ô chôn lấp); RO: Dòng chảy ra khỏi khu vực ô chôn lấp; E: Lƣợng
nƣớc bay hơi; ∆V: Sự thay đổi lƣợng nƣớc chứa trong ô chôn lấp bao gồm: độ ẩm
ban đầu của rác và bùn thải mang đi chôn lấp; độ ẩm của vật liệu phủ; lƣợng nƣớc
thất thoát trong quá trình hình thành khí; lƣợng nƣớc thất thoát do bay hơi theo khí
thải, lƣợng nƣớc thất thoát ra từ phía đáy bãi rác.

Lớp KTMT 2012B

3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường



Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

Nƣớc từ ngoài
xâm nhập (RI)

Nƣớc mƣa (R)

Bay hơi (E)
Dòng chảy ra
(RO)

Nƣớc
trong CTR

Nƣớc chứa
trong lớp vật
liệu phủ

Nƣớc trong
bùn

Nƣớc rác (LC)

Hình 1.1. Các thành phần cân bằng nƣớc trong ô chôn lấp [5]
Lƣợng nƣớc rác hình thành chủ yếu từ nƣớc mƣa (thấm và chảy tràn) chiếm
trên 70% và từ độ ẩm của rác chiếm dƣới 30%. Từ các số liệu trên cho thấy có thể

giảm thiểu đáng kể lƣợng nƣớc rác sinh ra khi thiết kế đúng và vận hành bãi chôn
lấp rác một cách hợp lý.
1.1.2. Quá trình phân huỷ sinh học diễn ra trong bãi chôn lấp
Trong các yếu tố ảnh hƣởng đến đặc điểm nƣớc rác thì quá trình phân huỷ
sinh học trong bãi chôn lấp có vai trò đặc biệt quan trọng hình thành nên đặc trƣng
của nƣớc rác.
Quá trình sinh hoá diễn ra ở bãi chôn lấp chủ yếu là sự phân huỷ sinh học các
chất hữu cơ trong chất thải nhờ hoạt động của các vi sinh vật. Các loại sinh vật bao
gồm: vi khuẩn, nấm men và nấm mốc.
Sự phân hủy chất thải rắn trong bãi chôn lấp bao gồm các giai đoạn sau [5]
Giai đoạn I – giai đoạn thích nghi ban đầu: chỉ sau một thời gian ngắn từ
khi chất thải rắn đƣợc chôn lấp thì các quá trình phân hủy hiếu khí sẽ diễn ra, bởi vì
trong bãi rác còn có một lƣợng không khí nhất định nào đó đƣợc giữ lại. Giai đoạn
này có thể kéo một vài ngày cho đến vài tháng, phụ thuộc vào tốc độ phân hủy,
nguồn vi sinh vật gồm có các loại vi sinh hiếu khí và kị khí.

Lớp KTMT 2012B

4

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

Giai đoạn II – giai đoạn chuyển tiếp: oxy bị cạn kiệt dần và sự phân hủy
chuyển sang giai đoạn kị khí. Khi đó, nitrat và sulphat là chất nhận điện tử cho các
phản ứng chuyển hóa sinh học và chuyển thành khí nitơ và hydro sulfit. Khi thế oxy

hóa giảm, cộng đồng vi khuẩn chịu trách nhiệm phân hủy chất hữu cơ trong rác thải
thành CH4 , CO2 sẽ bắt đầu quá trình 3 bƣớc (thủy phân, lên men axit và lên men
metan) chuyển hóa chất hữu cơ thành axit hữu cơ và các sản phẩm trung gian khác
(giai đoạn III). Trong giai đoạn II, pH của nƣớc rò rỉ sẽ giảm xuống do sự hình
thành của các loại axit hữu cơ và ảnh hƣởng của nồng độ CO2 tăng lên trong bãi rác.
Giai đoạn III – giai đoạn lên men axit: các vi sinh vật trong giai đoạn II
đƣợc kích hoạt do việc tăng nồng độ các axit hữu cơ và lƣợng H2 ít hơn. Bƣớc đầu
tiên trong quá trình 3 bƣớc – thuỷ phân (bẻ gãy) các phân tử hữu cơ lớn nhƣ
polyme, lipit, protein, hydrat carbon thành các phân tử nhỏ nhƣ monosacharid, axit
amin, chúng là những nguyên liệu thích hợp cho quá trình tổng hợp tế bào và trao
đổi chất của loại vi sinh tạo axit thuộc nhóm acidogens ở bƣớc tiếp theo. Tiếp theo
là quá trình lên men axit – giai đoạn chuyển hoá các sản phẩm đã thuỷ phân thành
axit (loại vi sinh acidogens nhƣ Clotridium spp, Peptococus anaerobus,
Difidobacterium spp, Desulphovibrio spp...). Sản phẩm chính đƣợc tạo ra là axit
axetic và một loạt axit khác nhƣ crotonic, adipic, pyruvic, phthalic, fumaric, lactic,
succinic, mallonic, gallic, aconitic, oxaclic. Khí cacbonic đƣợc tạo ra nhiều nhất
trong giai đoạn này, một lƣợng nhỏ H2S cũng đƣợc hình thành.
Giai đoạn IV– giai đoạn lên men metan: trong giai đoạn này nhóm vi sinh
vật thứ hai chịu trách nhiệm chuyển hóa axit acetic và khí hydro hình thành từ giai
đoạn trƣớc thành CH4, CO2 sẽ chiếm ƣu thế. Chúng có tốc độ phát triển chậm vì
vậy giai đoạn hình thành khí metan là bƣớc chậm nhất.. Đây là nhóm vi sinh vật kị
khí nghiêm ngặt, đƣợc gọi là vi khuẩn metan. Trong giai đoạn này, sự hình thành
metan và các axit hữu cơ xảy ra đồng thời mặc dù sự tạo thành axit giảm nhiều. Do
các axit hữu cơ và H2 bị chuyển hóa thành metan và cacbonic nên pH của nƣớc rò rỉ
tăng lên đáng kể trong khoảng từ 6,8 – 8,0. Giá trị BOD5, COD, nồng độ kim loại
nặng và độ dẫn điện của nƣớc rò rỉ giảm xuống trong giai đoạn này.
Lớp KTMT 2012B

5


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

Giai đoạn V – giai đoạn ổn định: Giai đoạn ổn định xảy ra khi các vật liệu
hữu cơ dễ phân hủy sinh học đã đƣợc chuyển hóa thành CH4, CO2 trong giai đoạn
IV. Nƣớc sẽ tiếp tục di chuyển trong bãi chôn lấp làm các chất có khả năng phân
hủy sinh học trƣớc đó chƣa đƣợc phân hủy sẽ tiếp tục đƣợc chuyển hóa. Tốc độ
phát sinh khí trong giai đoạn này giảm đáng kể, khí sinh ra chủ yếu là CH4 và CO2.
Trong giai đoạn ổn định, nƣớc rò rỉ chủ yếu axit humic và axit fulvic rất khó cho
quá trình phân hủy sinh học diễn ra tiếp nữa. Tuy nhiên, khi bãi chôn lấp càng lâu
năm thì hàm lƣợng axit humic và fulvic cũng giảm xuống.
1.2. Đặc tính của nƣớc rỉ rác trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Thành phần, tính chất nước rỉ rác trên thế giới
Thành phần nƣớc rác thay đổi rất nhiều, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
-

Tuổi của bãi chôn lấp.

-

Thành phấn và tính chất của chất thải đƣa vào chôn lấp.

-

Điều kiện khí hậu: Độ ẩm và nhiệt độ không khí.
Ngoài ra, độ dày, độ nén và lớp nguyên liệu phủ trên cùng cũng tác động lên


thành phần nƣớc rác … Song nƣớc rỉ rác có 2 thành phần chính đó là các hợp chất
hữu cơ và vô cơ.
Các chất hữu cơ: Axit humic, axit funlvic, các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc
nhân tạo.
Các chất vô cơ: Là các hợp chất của nitơ, photpho, lƣu huỳnh.
Thành phần và tính chất nƣớc rỉ rác còn phụ thuộc vào các phản ứng lý, hóa,
sinh xảy ra trong bãi chôn lấp.Các quá trình sinh hóa xảy ra trong bãi chôn lấp chủ
yếu do hoạt động của các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ từ chất thải rắn làm
nguồn dinh dƣỡng cho hoạt động sống của chúng.
1.2.1.1. Thành phần, tính chất nước rỉ rác của Đức
Trên thế giới việc nghiên cứu đặc điểm thành phần của chất thải rắn và các
diễn biến của nƣớc rác phát sinh từ các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt đã đƣợc thực
hiện thƣờng xuyên và có hệ thống. Các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện rất bài bản
qua hoạt động khảo sát tại hiện trƣờng cũng nhƣ thí nghiệm pilot. Qua đó các tác
Lớp KTMT 2012B

6

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

giả đã hệ thống hoá các kết quả phân tích thành phần nƣớc rác trong mối liên hệ
chặt chẽ với các yếu tố: quá trình phân huỷ diễn ra trong bãi chôn lấp và tuổi của
bãi rác.
Thành phần nƣớc rỉ rác bãi chôn lấp của miền bắc nƣớc Đức ở các giai đoạn

khác nhau đƣợc trình bày trong bảng 1.1
Chủ yếu có 2 giai đoạn chính trong quá trình phân hủy kỵ khí chất thải trong
bãi chôn lấp: Giai đoạn axit và giai đoạn metan hóa. Trong đó chỉ số về nồng độ
hữu cơ (COD, BOD5) và ion vô cơ cao( Cl-, SO42-,Ca2+, Mg2+, Na+)
Giai đoạn axit có pH từ 5 – 6 và giai đoạn metan hóa có pH từ 6 – 8.
Hai tác giả Ehrig (1990)và Kruse(1994) đã điều tra ở 33 bãi rác ở miền bắc
nƣớc Đức và đã xác định đƣợc tỷ lệ BOD5/COD qua 2 giai đoạn:[12]
Giai đoạn acid: BOD5 / COD ≥ 0,4
Giai đoạn metan hóa: BOD5 / COD ≤ 0,2
Giữa hai cuộc điều tra có sự khác biệt đáng kể về các thông số hữu cơ. Trong
các bãi chôn lấp, nồng độ COD, BOD5 do Kruse (1994) xác định thấp hơn so với
nồng độ đƣợc xác định bởi Ehrig (1990). Điều này có thể đƣợc giải thích bởi sự
phát triển của công nghệ chôn lấp chất thải, ngoài ra các thành phần chất thải trong
bãi rác có thể đã thay đổi (chất thải phân hủy sinh học ít hơn). Các bãi rác sau này
của Đức thƣờng đƣợc chôn theo cách nén từng lớp mỏng, kết hợp sục khí đáy bãi
(công nghệ bán hiếu khí) Những ảnh hƣởng này có thể dẫn đến rút ngắn giai đoạn
axit và làm gia tăng khí metan và carbon dioxid.

Lớp KTMT 2012B

7

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

Bảng 1.1. Thành phần nƣớc rỉ rác từ bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị của Đức

(EHRIG, 1990 và KRUSE, 1994) [12]

Thông số

Đơn vị

Nƣớc thải từ các bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị (EHRIG,1990)
Giai đoạn axit
Khoảng

Giá trị pH

Nƣớc thải từ các bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị (KRUSE, 1994)

Giai đoạn metan hóa

Trung bình

Khoảng

Giai đoạn axit

Trung bình

Khoảng

Giai đoạn metan hóa

Trung bình


Khoảng

Trung bình

-

4,5 - 7

6

7,5 - 9

8

6,2 – 7,8

7,4

7,0 – 8,3

7,6

COD

mg/l

6.000 - 60.000

22.000


500 - 4.500

3.000

950 - 40.000

9.500

460 - 8.300

2.500

BOD5

mg/l

4.000 - 40.000

13.000

20 - 550

180

600 - 27.000

6.300

20 - 700


230

NH4-N

mg/l

30 - 3.000

750

30 - 3.000

750

17- 1.650

740

17- 1.650

740

NO2-N

mg/l

0 - 25

0,5


0 - 25

0,5

-

-

-

-

NO3-N

mg/l

0,1 - 50

3

0,1 - 50

3

-

-

-


-

TP

mg/l

0,1 - 30

6

0,1 - 30

6

0,3 - 54

6,8

0,3 - 54

6,8

SO4

mg/l

70 - 1.750

500


10 - 420

80

35 - 925

200

25 - 2.500

240

Cl

mg/l

100 - 5.000

2.100

100 - 5.000

2.100

315 - 12.400

2.150

315 - 12.400


2.150

Lớp KTMT 2012B

8

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ
Na

mg/l

50 - 4.000

1.350

50 - 4.000

1.350

1 - 6.800

1.150

1 - 6.800


1.150

K

mg/l

10 - 2.500

1.100

10 - 2.500

1.100

170 - 1.750

880

170 - 1.750

880

Mg

mg/l

50 - 1.150

470


40 - 350

180

30 - 600

285

25 - 300

150

Ca

mg/l

10 - 2.500

1.200

20 - 600

60

80 - 2.300

650

50 - 1.100


200

Cr

mg/l

0,03 - 1,6

0,3

0,03 - 1,6

0,3

0,002 - 0,52

0,155

0,002 - 0,52

0,155

Fe

mg/l

20 - 2.100

780


3 - 280

15

3 - 500

135

4 - 125

25

Ni

mg/l

0,02 - 2,05

0,2

0,02 - 2,05

0,2

0,01 - 1

0,19

0,01 - 1


0,19

Cu

mg/l

0,004 - 1,4

0,08

0,004 - 1,4

0,08

0,005 - 0,56

0,09

0,005 - 0,56

0,09

Zn

mg/l

0,1 - 120

5


0,03 - 4

0,6

0,05 - 16

2,2

0,09 - 3,5

0,6

As

mg/l

0,005 - 1,6

0,16

0,005 - 1,6

0,16

0,0053 - 0,11

0,0255

0,0053 - 0,11


0,0255

Cd

mg/l

0,0005 - 0,14

0,006

0,0005 - 0,14

0,006

0,0007 - 0,525

0,0375

0,0007 - 0,525

0,0375

Hg

mg/l

0,0002 - 0,01

0,01


0,0002 - 0,01

0,01

0,000002 - 0,025

0,0015

0,000002 0,025

0,0015

Pb

mg/l

0,008 - 1,02

0,09

0,008 - 1,02

0,09

0,008 - 0,4

0,16

0,008 - 0,4


0,16

Lớp KTMT 2012B

9

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

1.2.1.2. Thành phần, tính chất nước rỉ rác của một số nước châu Á và Hoa Kỳ
Chất thải rắn đô thị ở châu Á (trừ Nhật Bản) đƣợc đặc trƣng bởi 60 - 90% chất
thải hữu cơ và 3 - 18% nhựa do ở thực phẩm châu Á, nồng độ kali, natri và clorua đƣợc
tìm thấy là cao. Các bãi chôn lấp trƣởng thành từ 10 năm trở lên ở điều kiện lý tƣởng
có nƣớc rác với nồng độ natri (100 - 200 mg/l), kali (50 - 400 mg/l) và clorua (100 400 mg/l). Đồng thời, nƣớc rác tạo ra từ các bãi chôn lấp trƣởng thành ở châu Á có
nồng độ natri (1,500 – 5,640 mg/l), kali (400 – 1,940 mg/l), clorua (875 – 2,900 mg/l).
Đặc điểm nƣớc rỉ rác của các bãi rác khác nhau đƣợc khảo sát ở châu Á và Hoa
Kỳ đƣợc thể hiện trong bảng 1.2

Lớp KTMT 2012B

10

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức


Luận văn thạc sĩ

Bảng 1.2. Thành phần nƣớc rỉ rác của một số quốc gia châu Á và Hoa Kỳ [2]

Trung quốc
Thông
số

Đơn vị

Ấn Độ

Thái Lan

Shenzhen
Datianshan

Phitsanulok

Pathumthani

Nonthaburi

xiaping
Tuổi
Độ kiềm

Sri
Lanka


Okhla,

Perugundi &

New
Delhi

Kodungaiyur

Hồng Kông

Sabak

Taman

Bernam

Beringin

<1

7

16

Hoa Kỳ

Chennai


năm

2

10

1

9

20

9

16

(mg/L)

-

-

300-4700

6,620

1140-5800

8,4


-

7,8

-

7,1-8,3

8,1

8,1-8,5

-

pH

Malaysia

6

450-

1200-

3700

1550

7,3-9,3


5,4 – 7,7

8,0-8,01

7,8-8,7

8,1-8,6

7,6-8,1

5,2-6,4

-

3750-9375

10700-

10

11700

3230-4940

8004000

2250

Cl


(mg/L)

-

-

-

2530

3600-4200

16000

119-5856

-

4201820

875-2875

2320-2740

522-853

600-800

70


SS

(mg/L)

250

385,63

1950

12,5

150-746

-

-

1875

111-920

420-1150

40-53

3-124

-


-

COD

(mg/L)

13040

3670,1

4900-11000

3200

8800-17600

23306

72-5100

-

12502570

1960-5500

2460-2830

641-873


7261210

562-1990

-

-

750028000

80

15000

5000BOD

(mg/L)

3220,5

1205,5

3000-7150

280

800-1800

1848


3-207

10000400
40000

NH3-N

(mg/L)

2090

845,01

150-1250

-

-

745

-

-

3-8

2-47

1190-2700


784-1156

56-482

-

Ni

(mg/L)

0,39

-

0,02-1,56

0,25

0,29-0,66

0,17

0,026-1,05

-

-

0-0,6


-

-

-

-

Cd

(mg/L)

0,01

0,126

0,037

0,002

0,001

-

0,001-0,05

-

0-0,001


0-0,15

-

-

-

<0,05

Pb

(mg/L)

0,08

3,25

0,03-0,45

-

0,06

0,72

0,009-0,646

-


0-0,03

0-3,45

-

-

-

Cr

(mg/L)

0,046

0,269

-

0,07

0,06-1,16

16,9

0,001-0,898

-


-

0,04-0,70

-

-

-

-

Hg

(mg/L)

-

-

0,50-1,70

-

-

0,4

0,002-0,018


-

-

-

-

-

-

-

Lớp KTMT 2012B

11

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

03,45


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

1.2.2. Thành phần, tính chất nước rỉ rác ở Việt Nam
Ở thành phố Hồ Chí Minh có các bãi chôn lấp chất thải lớn nhƣ là Gò Cát,

Phƣớc Hiệp và Đông Thạnh. Các nghiên cứu về thành phần nƣớc rác ở bãi chôn lấp
Đông Thạnh (không lót đáy) sau khi đã đóng bãi chôn lấp cho thấy hàm lƣợng các chất
ô nhiễm trong nƣớc rác cũng giảm xuống đáng kể.
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm công nghệ và Quản lý môi trƣờng
(CENTEMA) tại các ô chôn lấp cũ và mới của BCL Đông Thạnh (TP Hồ Chí Minh)
trong giai đoạn 2001 đến 4/2002 cho kết quả:
- Thành phần hữu cơ (BOD, COD) và Nitơ (TN, NH4+) rất cao với bãi chôn lấp
mới.
- Thành phần (BOD, COD) và tỷ lệ BOD/COD của bãi cũ cũng giảm xuống rất
nhiều so với bãi mới, tuy nhiên các thành phần Nitơ giảm rất ít.
Bảng 1.3. Thành phần nƣớc rác bãi chôn lấp Đông Thạnh (CENTEMA, 2002) [4]
Thông số

Đơn vị

pH

Nƣớc rác cũ

Nƣớc rác mới

7,9 – 8,2

6,0 – 7,3

COD

mg/l

1079 - 2507


38533 - 65333

BOD5

mg/l

735

33571 - 56250

N tổng

mg/l

196 - 470

79 - 230

NH3 - N

mg/l

297 - 790

515 - 1300

NO2 - N

mg/l


2,5 – 2,9

3,0 – 4,8

P tổng

mg/l

14,9 – 21,5

4,7 – 9,6

Ca2+

mg/l

1122 - 1844

240 - 187

Mg2+

mg/l

356 - 405

154 - 373

Fe tổng


mg/l

180 - 303

64 - 132

Lớp KTMT 2012B

12

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

Bảng 1.4. Thành phần nƣớc rác bãi chôn lấp Đông Thạnh sau khi đóng bãi
(CENTEMA, 2005) [19]
Thông số

Đơn vị

Khoảng biến đổi nồng độ
8,0 – 8,2

pH
Ca2+


mg/l

134 - 140

TSS

mg/l

169 - 240

COD

mg/l

916 - 1702

BOD5

mg/l

243 - 615

Phenol

mg/l

0,32 – 0,60

TP


mg/l

4,7 – 9,5

NH4+

mg/l

520 - 1970

Fe tổng

mg/l

64 - 120

Zn

mg/l

4,4 – 4,8

Cr

mg/l

0,00 – 0,05

Cu


mg/l

1,40 – 1,80

Pb

mg/l

0,20 – 0,25

Cd

mg/l

0,00 – 0,02

Mn

mg/l

0,66 – 0,73

Ni

mg/l

0,65 – 1,18

Hg


mg/l

0,01 – 0,04

As

mg/l

0,010 – 0,022

Sn

mg/l

2,20 – 2,50

Hàm lƣợng COD dao động trong khoảng 916 – 1702 mg/l, BOD dao động
trong khoảng 243 – 615 mg/l.

Lớp KTMT 2012B

13

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ


Kết quả đo đạc thành phần nƣớc rác tại BCL Nam Sơn (Hà Nội) do Viện Công
nghệ Môi trƣờng thực hiện năm 2002-2005 cho thấy nồng độ các chất hữu cơ (BOD,
COD) và Nitơ (T-N) rất cao và khoảng biến động lớn, hàm lƣợng phôt pho không cao.
Cũng trong nghiên cứu này khi theo dõi diễn biến của các chỉ tiêu: PH, TDS,
COD, BOD và T-N từ 2002 – 2005 cho thấy nồng độ của nƣớc rác chịu ảnh hƣởng rất
lớn của lƣợng nƣớc thâm nhập từ bên ngoài vào (chủ yếu là nƣớc mƣa). Các chỉ tiêu
(trừ PH) giảm xuống rõ rệt vào mùa mƣa, mối quan hệ giữa lƣợng mƣa và nồng độ của
nƣớc rác là tỷ lệ nghịch.
Bảng 1.5. Thành phần nƣớc rác tại bãi chôn lấp Nam Sơn – Hà Nội
(Viện Công nghệ Môi trƣờng, 2002 – 2005) [5]
Đơn vị

Thông số

Khoảng dao động

pH

Min

Max

6,81

7,98

TDS

mg/l


6913

19875

TSS

mg/l

120

2240

COD

mg/l

1020

22783

BOD5

mg/l

459

12302

Tổng N


mg/l

423

2253

Tổng P

mg/l

6,51

24,8

Phenol

mg/l

0,01

0,48

Ca2+

mg/l

81,9

650,2


As

mg/l

0,001

0,003

Pb

mg/l

0,05

0,086

Cd

mg/l

0,01

0,025

Hg

mg/l

0,0001


0,0009

Lớp KTMT 2012B

14

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thành phần, tính chất nƣớc rỉ rác
Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành của nƣớc rác nhƣ: thành
phần của CTR, các quá trình diễn ra trong BCL (công nghệ chôn lấp), tuổi của BCL,
điều kiện khí hậu (lƣợng mƣa, lƣợng bốc hơi), điều kiện vận hành BCL (thiết kế, qui
trình vận hành)... Các yếu tố trên có thể tác động vào quá trình hình thành nƣớc rác
trong và ngoài khu vực BCL.
Ta sẽ xét qua các yếu tố chính ảnh hƣởng đến thành phần và tính chất nƣớc rỉ
rác:
a. Điều kiện khí hậu
Nƣớc mƣa đóng vai trò nhƣ một môi trƣờng vận chuyển nƣớc rỉ rác và chứa
đựng các chất ô nhiễm từ bãi chôn lấp. Nƣớc mƣa cũng cung cấp lƣợng ẩm cần thiết
cho quá trình tạo metan và các hoạt động sinh học. Một số thí nghiệm đã chỉ ra rằng
trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm, sự hình thành nƣớc rỉ rác cao hơn và có nhiều sự
thay đổi hơi trong những khu vực nóng và khô, nguyên nhân là bởi hoạt động của vi
sinh vật. Trong suốt mùa khô, sự hình thành nƣớc rỉ rác là rất thấp do quá trình bốc hơi,
trong khi đó vào mùa mƣa, sự hình thành nƣớc rỉ rác lại liên quan tới cƣờng độ mƣa.
Do đó, khi thiết kế một bãi chôn lấp và lập kế hoạch xử lý nƣớc rỉ rác, cần chú ý tới sự

ảnh hƣởng của khí hậu và hoạt động vi sinh vật tới lƣợng và đặc tính của nƣớc rỉ rác.
Mặt khác, mặc dù nƣớc mƣa làm gia tăng sự hình thành nƣớc rỉ rác, nhƣng nó lại làm
giảm độ đặc của nƣớc rỉ rác bởi quá trình pha loãng. Đặc tính của nƣớc rỉ rác có thể có
thể liên quan tới tỷ lệ thể tích nƣớc ngấm qua lớp chất thải của bãi chôn lấp. Giảm
lƣợng nƣớc đi vào lớp trên cùng của bãi chôn lấp là một yếu tố quan trọng để làm giảm
tốc độ sinh nƣớc rỉ rác. Những ảnh hƣởng về sự thay đổi theo mùa lên lƣợng và đặc
tính nƣớc rỉ rác của bãi chôn lấp cũng khác nhau theo từng khu vực.
b. Công nghệ chôn lấp
Trong bãi chôn lấp chất thải diễn ra rất nhiều quá trình nhƣ: vật lý, hoá học, hoá
lý, sinh học. Trong đó quá trình phân hủy sinh học chất thải hữu cơ trong bãi chôn lấp
Lớp KTMT 2012B

15

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Nguyễn Tiến Đức

Luận văn thạc sĩ

đóng vai trò quan trọng nhất đến đặc điểm của nƣớc rác và quá trình này phụ thuộc vào
công nghệ chôn lấp. Trên thế giới đang tồn tại nhiều loại hình bãi chôn lấp với công
nghệ chôn lấp khác nhau nhƣ: yếm khí, bán hiếu khí, hiếu khí có quay vòng hoặc
không quay vòng nƣớc rác. Ở phần lớn các nƣớc trong đó có Việt Nam đang áp dụng
công nghệ chôn lấp yếm khí. Công nghệ chôn lấp yếm khí cho lƣợng phát thải đối với
nƣớc rác lớn nhất so với công nghệ hiếu khí và bán hiếu khí do sự phân huỷ yếm khí
các chất hữu cơ bên trong bãi chôn lấp diễn ra chậm hơn quá trình phân huỷ hiếu khí.
c. Tuổi của bãi chôn lấp
Lấy mẫu nƣớc và phân tích là những công việc quan trọng trong đánh giá những

thay đổi về chất lƣợng nƣớc rỉ rác qua các giai đoạn. Sự khác biệt về tuổi của bãi chôn
lấp có thể là cơ sở để đánh giá giai đoạn phân hủy chủ yếu xảy ra trong bãi và thành
phần của nƣớc rỉ rác đƣợc hình thành. Những thay đổi về chất và lƣợng nƣớc rỉ rác
theo điều kiện thời tiết cũng phụ thuộc và tuổi của bãi chôn lấp. Một vài sự thay đổi
đáng kể nhƣ xu hƣớng giảm dần tỷ lệ BOD/COD khi tuổi của bãi chôn lấp tăng. Tỷ lệ
BOD/COD thể hiện đặc tính có thể phân hủy sinh học nƣớc rỉ rác, tỷ lệ này bằng 0.5
cho thấy khả năng phân hủy nhanh chóng các vật chất hữu cơ, trong khi giá trị 0.1 hoặc
thấp hơn lại thể hiện tỷ lệ vật chất hữu cơ nghèo nàn trong nƣớc rỉ rác
d. Chiều cao chôn lấp
Tỷ lệ thể tích bề mặt chất thải trong bãi chôn lấp tác động đến sự thấm qua, sự
chuyển nhiệt và trao đổi khí xảy ra trong bãi chôn lấp. Tăng chiều cao bãi chôn lấp có
thể hạn chế đƣợc những ảnh hƣởng theo mùa làm thay đổi đặc tính nƣớc rỉ rác và có
thể giữ đƣợc nhiệt từ hoạt động của hệ vi sinh trong bãi, làm tăng cƣờng khả năng phân
hủy. Tuy nhiên, các điều kiện hiếu khí có thể gây cản trở sự phân hủy bởi sự chuyển
hóa các khí, ảnh hƣởng tới chất lƣợng nƣớc rỉ rác.

Lớp KTMT 2012B

16

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


×