Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Nghiên cứu chất lượng kiểm toán chất thải cho công ty cao su hà tĩnh và đề xuất giải pháp giảm thiểu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 147 trang )

Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công
ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử
dụng tài nguyên” là công trình nghiên cứu khoa học thuộc dự án: Áp dụng thử
nghiệm KTCT trong quản lý môi trƣờng ngành Công nghiệp Việt Nam và việc đào
tạo thạc sĩ cũng là mục tiêu quan trọng của dự án này. Các số liệu sử dụng phân tích
trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án không giống với bất cứ luận văn nào trƣớc đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng và Viện về nội dung luận văn của
mình.
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Xuân Bình

HV: Nguyễn Xuân Bình

i

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô tại Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trƣờng, trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Tƣởng Thị Hội đã dành
rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận


văn tốt nghiệp. Ban quản lý dự án: “Áp dụng thử nghiệm KTCT trong quản lý môi
trƣờng ngành Công nghiệp Việt Nam” (Đơn vị thực hiện dự án là Viện Chiến lƣợc,
chính sách Tài nguyên và Môi trƣờng- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng) đã cho phép
tôi đƣợc tham gia dự án để có đƣợc kết quả trong luận văn của tôi.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Viện H57, Tổng cục Hậu cần - Kỹ
thuật, Bộ Công an đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa
học.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao su
Hà Tĩnh đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn. Mặc
dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực
của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc
những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

HỌC VIÊN

Nguyễn Xuân Bình

HV: Nguyễn Xuân Bình

ii

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất

các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN CAO SU THIÊN NHIÊN ... 5
I. SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM ............................................................................................. 5
1.1. Thế giới........................................................................................................ 5
1.2. Việt Nam ..................................................................................................... 6
II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN ..................................... 7
2.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 7
2.2. Mô tả các công đoạn sản xuất của quá trình ............................................... 8
2.2.1. Mô tả từng bộ phận sản xuất ................................................................ 9
2.2.2. Xây dựng sơ đồ công nghệ................................................................. 16
2.2.3. Thuyết minh tổng quan về chế biến và sản xuất cao su ..................... 20
CHƢƠNG II: KIỂM TOÁN CHẤT THẢI VÀ ỨNG DỤNG KIỂM TOÁN
CHẤT THẢI TRONG NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN ........... 23
I. Khái niệm về kiểm toán chất thải ...................................................................... 23
II. Mục tiêu và nguyên tắc của KTCT .................................................................. 23
2.1. Mục tiêu ..................................................................................................... 23
2.2. Nguyên tắc ................................................................................................. 24
III. Lợi ích của việc thực hiện KTCT ................................................................... 24
IV. Nội dung của chƣơng trình kiểm toán ........................................................... 25
V. Ứng dụng của KTCT ...................................................................................... 25
VI. Quy trình thực hiện kiểm toán chất thải công nghiệp .................................... 26
VII. Đề xuất quy trình kiểm toán chất thải cho ngành cao su thiên nhiên ........... 28

HV: Nguyễn Xuân Bình

iii

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
CHƢƠNG III: NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM KIỂM TOÁN
CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH ....................... 30
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT .............................................. 30
2.1. Sơ lƣợc về quá trình sản xuất cao su nguyên liệu ..................................... 31
2.2. Trang thiết bị đƣợc sử dụng trong quy trình sản xuất ............................... 39
2.3. Định mức sản xuất các sản phẩm .............................................................. 42
2.4. Xác định đầu vào của qui trình sản xuất ................................................... 44
2.4.1. Xác định lƣợng nguyên liệu thô sử dụng trong quá trình sản xuất .... 44
2.4.2. Xác định lƣợng nƣớc, năng lƣợng, hóa chất, vật tƣ tiêu thụ.............. 45
2.5. Xác định đầu ra của qui trình sản xuất ...................................................... 48
2.5.1. Các sản phẩm (chính và phụ) ............................................................. 48
2.5.2. Xác định các nguồn thải ..................................................................... 49
III. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU/ XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐÃ CÓ ................ 56
IV. XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT CHẾ BIẾN VÀ SO SÁNH GIỮA THỰC TẾ VỚI
ĐỊNH MỨC .......................................................................................................... 56
4.1. Xác định hiệu suất gia công nguyên liệu thành sản phẩm ........................ 56
4.2. So sánh thực tế với định mức .................................................................... 58
4.3. Quan sát vận hành thực tế ......................................................................... 64
V. TÍNH TOÁN SƠ BỘ CẦN BẰNG VẬT CHẤT ............................................ 69
5.1. Cân bằng vật liệu và xác định các dòng thải/lãng phí ............................... 69
5.2. Đánh giá về sự mất cân bằng vật chất ....................................................... 76

VI. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CHẤT THẢI ......................... 77
6.1. Xác định các vấn đề về dòng thải .............................................................. 77
6.2. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu .............................................................. 79
6.3. Đánh giá, phân tích chi phí/lợi ích của các phƣơng án giảm thiểu/xử lý
chất thải ............................................................................................................ 81
6.3.1. Nghiên cứu nâng cao hiệu suất quá trình đánh đông (phân tích chi tiết
hơn các đề xuất) ........................................................................................... 81
6.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu suất chế biến mủ đông, mủ tạp ................... 83
HV: Nguyễn Xuân Bình

iv

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
6.3.3. Giải pháp giảm lƣợng nƣớc cấp cho quá trình gia công mủ nƣớc
thành sản phẩm SVR 3L và SVR 5 .............................................................. 84
6.3.4. Đề xuất xử lý nƣớc cấp ...................................................................... 85
CHƢƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP GIẢM
THIỂU CHẤT THẢI VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỰC TẾ CÁC GIẢI PHÁP86
I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ XUẤT ....................................................... 86
1.1. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT .................................................................... 86
II. ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
KHI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP ....................................................................... 94
2.1. Áp dụng các biện pháp giảm thiểu chất thải đã đề xuất ............................ 94
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VIỆC ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM, ĐỀ XUẤT
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHẤT THẢI ................................. 99
3.1. Đánh giá hiệu quả việc áp dụng thử nghiệm KTCT tại cơ sở ................... 99

3.2. Những kết quả đạt đƣợc, khó khăn vƣớng mắc và nguyên nhân ............ 103
3.3. Đánh giá hệ thống xử lý nƣớc thải đã đƣợc xây dựng và đang đi vào chạy
thử tại Công ty Cao su Hà Tĩnh ...................................................................... 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 111

HV: Nguyễn Xuân Bình

v

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mô tả các quá trình đơn vị trong từng phân xƣởng sản xuất ...................11
Bảng 3.1. Mô tả dây chuyền công nghệ sản xuất mủ cốm........................................32
Bảng 3.2. Mô tả dây chuyền sản xuất mủ tờ .............................................................36
Bảng 3.3. Chỉ tiêu hóa lý cúa cao su SVR theo TCVN 3769:1995 TCVN ..............38
Bảng 3.4. Các thiết bị của dây chuyền mủ cốm đƣợc sản xuất trong nƣớc (CT cổ
phần cơ khí cao su)....................................................................................................39
Bảng 3.5. Các thiết bị sử dụng trong dây chuyền sản xuất mủ tờ ............................41
Bảng 3.6. Định mức sản xuất cao su SVR 3L, SVR 5, SVR 10, 20 (áp dụng từ
24/11/2011) ...............................................................................................................42
Bảng 3.7. Định mức sản xuất cao su tờ RSS và cao su Crep ...................................43
Bảng 3.8. Nguyên liệu cao su năm 2011 và tháng 1-7/2012 ....................................44
Bảng 3.9. Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, vật tƣ năm 2011 và tháng 1-2/2012 ...45
Bảng 3.10. Kết quả đo nƣớc cấp qua các vòi ...........................................................46
Bảng 3.11. Sản phẩm năm 2011 và tháng 1-7/2012 .................................................48

Bảng 3.12. Tải lƣợng các chất thải trong nƣớc thải sinh hoạt ..................................49
Bảng 3.13. Loại và lƣợng chất thải có thể tái sử dụng tại Công ty cao su Hà Tĩnh .55
Bảng 3.14. Nguyên liệu cao su và sản phẩm năm 2011 và tháng 1-7/2012 .............57
Bảng 3.15. Hiệu suất gia công ngyên liệu thành sản phẩm mủ tờ RSS ....................57
Bảng 3.16. Hiệu suất gia công nguyên liệu thành sản phẩm RSS3, SVR3L, SVR5 58
Bảng 3.17. Tính toán tiêu tốn NH3 để bảo quản mủ nƣớc theo định mức và so với
thực tế ........................................................................................................................59
Bảng 3.18. Tính toán tiêu tốn axit axetic theo định mức, so sánh với thực tế .........59
Bảng 3.19. Tính toán tiêu tốn củi và điện của SP RSS và Crep theo định mức và so
với thực tế ..................................................................................................................61
Bảng 3.20. Tính toán tiêu tốn dầu DO theo định mức và so với thực tế ..................61
Bảng 3.21. Tính toán lƣợng NaOH theo định mức và so với thực tế .......................62
Bảng 3.22. Tính toán tiêu tốn điện theo định mức ....................................................62
HV: Nguyễn Xuân Bình

vi

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
Bảng 3.23. Tính toán tiêu tốn điện theo định mức và so sánh với tiêu tốn điện thực tế... 63
Bảng 3.24. Tính toán tiêu thụ nƣớc trung bình/tấn sản phẩm ...................................63
Bảng 3.25. Lƣợng nƣớc tiêu tốn thực tế để gia công 1 tấn các loại sản phẩm, m3/tấn .64
Bảng 3.26. Biểu theo dõi đánh đông phân xƣởng cao su tờ .....................................65
Bảng 3.27. Các thông số vận hành lò sấy tháng 2 & 3/2012 và tháng 7/2012 .........67
Bảng 3.28. Cân bằng vật liệu cho sản xuất cao su tờ RSS từ mủ nƣớc ....................69
Bảng 3.29. Cân bằng vật liệu cho sản xuất cáo su cốm RSV 3L, RSV 5 từ mủ nƣớc ..... 72
Bảng 3.30. Cân bằng vật liệu cho sản xuất cao su cốm RSV 10, 20 từ mủ đông, mủ tạp75

Bảng 3.31. Tính chi phí dòng thải/lãng phí sản xuất sạch hơn .................................79
Bảng 4.1. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp giảm thiểu chất thải đơn giản.........86
Bảng 4.2. Các giải pháp hiện đang áp dụng và các giải pháp đề xuất ......................87
Bảng 4.3. Đánh giá hiện trạng triển khai áp dụng KTCT tại Công ty TNHH MTV
Cao su Hà Tĩnh ..........................................................................................................94
Bảng 4.4. Nguyên liệu, sản phẩm và hiệu suất chế biến cao su nguyên liệu năm
2012 và 1-5/2013.......................................................................................................99
của Công ty cao su Hà Tĩnh ......................................................................................99
Bảng 4.5. Định mức chế biến cao su nguyên liệu năm thay đổi so với năm 2011 ở
một số các chỉ tiêu ...................................................................................................101

HV: Nguyễn Xuân Bình

vii

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Tăng trƣởng sản lƣợng cao su trên thế giới ................................................5
Hình 1.2. Hình ảnh cạo mủ cao su ..............................................................................7
Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ chế biến mủ ly tâm loại HA, LA: DRC 60%, crepe từ
mủ skim và các dòng thải chính ...............................................................................16
Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ chế biến mủ tờ RSS, ICR, ADS, Crepe từ mủ nƣớc và
các dòng thải chính ....................................................................................................17
Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ chế biến cao su SVR CV50, SVR CV 60, SVR 3L, SVR
5 từ mủ nƣớc và các dòng thải chính ........................................................................18
Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ chế biến cao su SVR10, SVR20 từ mủ tạp ..................19

Hình 1.7. Hình ảnh về nhà xƣởng sản xuất mủ tờ và mủ cốm..................................20
Hình 1.8. Máy cán, máy ép .......................................................................................20
Hình 1.9. Lò sấy ........................................................................................................21
Hình 1.10. Buồng đóng kiện và kho lƣu trữ .............................................................21
Hình 2.1. Qui trình tiến hành kiểm toán chất thải .....................................................29
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ chế biến cao su cốm từ mủ nƣớc & mủ đông, mủ tạp có
kèm dòng thải ............................................................................................................31
Hình 3.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ để sản xuất mủ tờ RSS 3 từ mủ nƣớc có kèm
dòng thải ....................................................................................................................36
Hình 3.3. Tóm tắt cân bằng vật liệu chế biến cao su tờ RSS 3 từ mủ nƣớc (coi hiệu
suất chế biến RSS 3 là 82%, mủ nƣớc có DRC là 30%). Điện tiêu tốn 35 kwh/tấn
RSS ............................................................................................................................71
Hình 3.4. Tóm tắt cân bằng vật liệu chế biến cao su cốm SVR 3L từ mủ nƣớc......74
Hình 3.5. Tóm tắt cân bằng vật liệu chế biến cao su cốm SVR 10, 20 từ mủ đông,
mủ tạp ........................................................................................................................76
Hình 4.1. Quá trình xử lý nƣớc thải tại Công ty Cao su Hà Tĩnh ...........................105

HV: Nguyễn Xuân Bình

viii

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTN&MT:


Bộ Tài nguyên và môi trƣờng

BVMT:

Bảo vệ môi trƣờng

CBVC:

Cân bằng vật chất

CP:

Cổ phần

CPĐT:

Chi phí đầu tƣ

CTNH:

Chất thải nguy hại

CTR:

Chất thải rắn

DN:

Doanh nghiệp


ĐM:

Định mức

HTXL:

Hệ thống xử lý

KKCT:

Kiểm kê chất thải

KTCT:

Kiểm toán chất thải

KTCTCN:

Kiểm toán chất thải công nghiệp

KTMT:

Kiểm toán môi trƣờng

MTV:

Một thành viên

NTSH:


Nƣớc thải sinh hoạt

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

SP:

Sản phẩm

SXCN:

Sản xuất công nghiệp

SXSH:

Sản xuất sạch hơn

TCVSLĐ:

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND:

Ủy ban nhân dân


VT:

Vật tƣ

XLCT:

Xử lý chất thải

HV: Nguyễn Xuân Bình

ix

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng hành cùng phát triển kinh tế của Thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng là sự suy thoái chất lƣợng môi trƣờng. Việc phát triển nền kinh tế - bảo vệ môi
trƣờng bền vững là rất cần thiết, các công cụ khoa học trong quản lý môi trƣờng
nhƣ GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trƣờng, kiểm toán môi trƣờng, quan trắc môi
trƣờng, sản xuất sạch hơn... áp dụng vào quá trình sản xuất nhằm dự báo, đánh giá
hiện trạng, nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm nguyên nhiên liệu giảm thiểu ô
nhiễm chất thải…
KTCT là một công cụ quản lý môi trƣờng đã đƣợc thực hiện tại nhiều nƣớc
trên Thế giới nhƣng còn khá mới ở Việt Nam. Việc áp dụng KTCT đối với các DN
giúp cho các nhà quản lý có thể chủ động kiểm soát chất lƣợng môi trƣờng, đồng
thời nó cũng đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Từ năm 1980, trên thế giới

đã có nhiều nƣớc nghiên cứu và ứng dụng về KTCT. Quy trình KTCT đối với từng
ngành đã đƣợc lập, nhiều tài liệu, sách về KTCT đã đƣợc xuất bản.
Ở Australia, KTCT trong các ngành công nghiệp đã đƣợc giới thiệu nhƣ là
một công cụ hỗ trợ cho việc quản lý chất thải, bên cạnh các công cụ khác nhƣ sản
xuất sạch hơn và đánh giá vòng đời sản phẩm. Cục Các ngành công nghiệp cơ bản,
công viên, nƣớc và môi trƣờng của bang Tasmania, Australia khuyến cáo các doanh
nghiệp nên áp dụng công cụ KTCT, với các nội dung nhƣ xác định các nguồn thải;
số lƣợng và các loại chất thải đƣợc tạo ra; xác định nguyên nhân làm gia tăng chất
thải; thiết lập các mục tiêu/giải pháp và thứ tự ƣu tiên cho việc giảm phát sinh chất
thải.
Một số ngành công nghiệp đặc thù gây tổn hại tới môi trƣờng nhƣ khai thác
mỏ, sản xuất hóa chất thì đƣợc khuyến khích tuân thủ theo các Quy chế về thực
hành quản lý môi trƣờng tốt nhất (BPEM) đƣợc chính quyền Australia thiết kế riêng
cho mỗi ngành. Ví dụ, nhƣ đối với ngành khai thác mỏ đã đƣợc Cục bảo vệ môi
trƣờng Australia ban hành năm 1995, trong đó bao gồm cả quy định về KTCT và
nộp báo cáo kiểm toán hàng năm.[26]
Bỉ là thành viên của Cộng đồng Châu Âu (EU) nên phải tuân thủ những quy
định về môi trƣờng do EU ban hành, trong đó có Quy trình kiểm toán quản lý sinh
thái (EMAS), năm 2001. Đến năm 2004, đã có 150 doanh nghiệp ở các tỉnh thuộc
HV: Nguyễn Xuân Bình

1

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
vùng Flanders của Bỉ tham gia thực hiện EMAS và sau đó là 22 doanh nghiệp khác.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã tự nguyện áp dụng các quy trình này không chỉ với

mục đích để đạt đƣợc các chứng chỉ môi trƣờng. Một trong những công ty đầu tiên
của Bỉ thực hiện KTCT là công ty Shred it Belgium. Công ty này, năm 2007, đã tái
chế 1.650 tấn chất thải và thực hiện tính toán “Dấu chân Carbon”, làm giảm lƣợng
carbon từ hoạt động vận tải, trở thành công ty đầu tiên của Bỉ đạt CO 2 trung
tính.[23]
Tại Canada, theo quy định Ontario 102/94 của Bộ Môi trƣờng và Năng lƣợng,
các cơ sở sản xuất bắt buộc thực hiện KTCT. Quy định này cũng nêu rõ các cơ sở
giáo dục, bệnh viện, nhà nghỉ khách sạn, cở sở sản xuất, các tòa nhà công sở, nhà
hàng và các cơ sở bán hàng phải thực hiện chƣơng trình giảm thiểu chất thải bao
gồm 4 bƣớc trong đó có thực hiện KTCT; Thời gian một báo cáo KTCT phải đƣợc
lƣu trữ dƣới dạng file ít nhất 5 năm và phải chỉ ra đƣợc loại vật liệu hoặc sản phẩm
nào đƣợc doanh nghiệp sử dụng là vật liệu hoặc sản phẩm tái chế. Bên cạnh đó,
Canada rất chú trọng tới việc xem xét quy trình sản xuất của doanh nghiệp nhƣ là
một thông tin đầu vào để thực hiện kiểm toán, từ đó đề xuất các khâu có thể giảm
thiểu chất thải cũng nhƣ nguyên liệu sản xuất. [23]
Ở Ấn Độ, khái niệm KTMT trong ngành công nghiệp chính thức đƣợc giới
thiệu từ tháng 3/1992 với mục đích chung là giảm sự lãng phí tài nguyên và thúc đẩy
sử dụng công nghệ sạch nhằm giảm thiểu phát thải. Bộ Môi trƣờng và Rừng đã ban
hành thông tƣ số GSR 329(E) vào tháng 3/1992 đƣa ra yêu cầu bắt buộc nộp Báo cáo
KTMT hàng năm đối với các cơ sở công nghiệp, trong đó phải thể hiện các thông tin
về quản lý từng nguồn thải. Để thúc đẩy hoạt động KTMT, Ban kiểm soát ô nhiễm
quốc gia (CPCB) đã tổ chức tập huấn, đào tạo, thực hiện các mô hình trình diễn và
xây dựng hƣớng dẫn KTMT cho các ngành công nghiệp ô nhiễm cao nhƣ thuốc bảo
vệ thực vật, giấy và bột giấy, đồ uống, dệt nhuộm. [23]
Đối với Thái Lan, hoạt động KTCT đã nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều tổ
chức và doanh nghiệp. Viện Công nghệ Châu Á (AIT) đã đƣa nội dung này vào đạo
tạo từ những năm đầu thập kỷ 90. Các dự án KTCT cũng đã thực hiện ở nhiều nhà
máy công nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau nhƣ sản xuất bánh kẹo, tinh bột,
giấy, cao su…[23]


HV: Nguyễn Xuân Bình

2

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
Ở Singapore, KTCT đƣợc cụ thể hóa nhƣ là 1 chiến lƣợc tối thiếu hóa phát
sinh chất thải (Waste Minimisation for Industries), thƣờng bao gồm 8 bƣớc: Cam
kết của lãnh đạo; Lựa chọn nhóm/bộ phận làm việc về tối thiểu hóa phát sinh chất
thải; Thực hiện kiểm toán chất thải; Xác định chi phí của việc giảm phát sinh chất
thải; Phát triển, xây dựng các phƣơng án giảm thiểu chất thải; Đánh giá khả năng
tiết kiệm và sắp sắp ƣu tiên các lựa chọn/giải pháp; Xây dựng kế hoạch giảm thiểu
chất thải; Thực thi và cải tiến kế hoạch.[23]
Ở Việt Nam hiện nay, KTCT đã đƣợc nghiên cứu áp dụng, song mới chỉ dừng
ở các vấn đề tổng quát mà chƣa đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể. Nguyên nhân của
tình trạng số lƣợng doanh nghiệp áp dụng KTCT còn thấp là do Nhà nƣớc chƣa có
những chính sách cụ thể để trực tiếp hoặc gián tiếp bắt buộc các doanh nghiệp phải
thực hiện. Ngoài ra, nhận thức và hiểu biết về KTCT và các lợi ích mà nó mang lại
cũng chƣa cao. Các quy trình KTCT chƣa đƣợc nghiên cứu, xây dựng cho các
ngành công nghiệp nhƣ ở một số nƣớc trên thế giới. Bên cạnh đó, ở nƣớc ta cũng
chƣa có các nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng KTCT trong quản
lý môi trƣờng.
Cơ sở thực tiễn của đề tài
Trong quá trình phát triển ngành công nghiệp nƣớc ta, ngành cao su nguyên
liệu là ngành rất có tiềm năng phát triển đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu
ra thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, ngành chế biến cao su nguyên liệu
cũng phát sinh rất nhiều các vấn đề về môi trƣờng gây ảnh hƣởng tới sức khỏe của

ngƣời lao động cũng nhƣ thải ra một lƣợng chất thải khó xử lý ra môi trƣờng. Công
ty cao su Hà Tĩnh là một trong những đơn vị đƣợc lựa chọn kiểm kê chất thải nhằm
nâng cao hiệu quả xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Việc kiểm kê, tính toán
lƣợng CT của Công ty cao su Hà Tĩnh là một thí dụ điển hình cần thiết, vì từ đó ta
có thể dự báo lƣợng CT trung bình đối với các đơn vị sản xuất ở các khu vực khác,
đƣa ra các biện pháp tối ƣu nhất trong quản lý nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững.
Theo chiến lƣợc phát triển ngành cao su, đến năm 2020 diện tích trồng cao su
cả nƣớc đạt 800.000 ha với sản lƣợng khoảng 1,2 triệu tấn [15]. Tuy nhiên chế biến
cao su thiên nhiên cũng tạo ra một lƣợng lớn nƣớc thải chứa nhiều chất hữu cơ, tổng
ni-tơ, tổng phốt pho,…vƣợt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Dây chuyền sản xuất
HV: Nguyễn Xuân Bình

3

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
tiêu tốn một lƣợng điện, nƣớc lớn để chạy các thiết bị khuấy trộn, cán, băm, ép, vận
chuyển nguyên liệu,…, sử dụng nhiên liệu để xông, sấy sản phẩm. Điểm hạn chế
của sản phẩm cao su sơ chế của Việt Nam là chất lƣợng còn thấp và chủng loại còn
hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu kiểm toán chất thải trong công nghiệp chế biến
cao su nguyên liệu là cần thiết sẽ góp phần giúp các xí nghiệp kiểm toán xác định
đƣợc lƣợng chất thải, từ đó tìm các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sản
xuất, thu đƣợc nhiều sản phẩm có giá trị cao từ mủ cao su cũng nhƣ việc giảm thiểu
lƣợng chất thải nhằm bảo vệ môi trƣờng và hƣớng tới phát triển bền vững.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
2.1 Mục đích của đề tài

Mục tiêu của kiểm toán chất thải
- Giảm lƣợng chất thải phát sinh: nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn (CTR)
- Tiết kiệm năng lƣợng. vật tƣ, hóa chất, điện, nƣớc
- Nâng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng hiệu quả tài nguyên
- Đảm bảo chất lƣợng sản phẩm mủ tờ RSS 3 và mủ cốm: SVR 3L, SVR 5,
SVR 10, SVR 20
2.2. Phạm vi của đề tài
Luận văn gồm những nội dung chính
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về ngành chế biến cao su thiên nhiên
Chƣơng 2: Kiểm toán chất thải và ứng dụng kiểm toán chất thải trong ngành
sản xuất cao su thiên nhiên
Chƣơng 3: Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm kiểm toán chất thải tại Công ty
TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh
Chƣơng 4: Đánh giá hiệu quả áp dụng các giải pháp giảm thiểu chất thải và
hiệu quả áp dụng thực tế các giải pháp
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

HV: Nguyễn Xuân Bình

4

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
CHƢƠNG I

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN CAO SU THIÊN NHIÊN
I. SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Thế giới
Cây cao su (có tên quốc tế là Hevea brasiliensis) đƣợc tìm thấy ở Châu Mỹ tại
rừng mƣa Amazon bởi Christopher Columbus trong khoảng năm 1493 – 1496.
Brazil là quốc gia xuất khẩu cao su đầu tiên trên thế giới vào thế kỷ thứ 19 (Websre
và Baulkwill, 1989).
Kể từ năm 2010, sản lƣợng cao su tự nhiên (CSTN) thế giới hàng năm đã vƣợt
10 triệu tấn/năm, chiếm trên 40% tổng lƣợng cao su sử dụng. Sản lƣợng CSTN của
các nƣớc trong Hiệp hội các nƣớc sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) tăng hàng
năm, đóng góp khoảng 92-94% sản lƣợng CSTN toàn thế giới.
Tính đến cuối năm 2011, tổng diện tích CSTN trên thế giới đạt 11,84 triệu ha,
Châu Á chiếm 92,42 % tập trung vào các quốc gia thuộc (ANRPC), Châu Mỹ: 5,14
% và Châu Phi 2,44 %, Châu Mỹ La Tinh: 2,5 %. Trong đó đứng đầu là Thái
Lan, đạt 3.394 nghìn tấn; kế đến là Indonesia và Malaysia. Tuy nhiên, dẫn đầu năng
suất khai thác là Ấn Độ với 1.987 kg/ha rồi mới đến Thái Lan 1.771 kg/ha, Việt
Nam đạt 1.700 kg/ha.

Hình 1.1. Tăng trƣởng sản lƣợng cao su trên thế giới
(Nguồn: Natural rubber statistics 2012, Malaysia Rubber Board)
HV: Nguyễn Xuân Bình

5

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên

Hình 1.1 mô tả sự tăng trƣởng về sản lƣợng cao su trên thế giới với hai sản
phẩm chính là cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Trong đó, từ năm 2000 tới năm
2012, lƣợng sản xuất cao su tổng hợp và thiên nhiên đều gia tăng dần đều, lƣợng
cao su tổng hợp sản xuất đều có xu hƣớng cao hơn cao su thiên nhiên. Chiều hƣớng
gia tăng rõ rệt đƣợc thể hiện rõ qua 3 năm 2010 - 2012.
1.2. Việt Nam
Ơ Việt Nam, cây cao su đầu tiên đƣợc trồng vào năm 1887. Năm 2010 cả
nƣớc chế biến 780.200 tấn mủ cao su, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, ƣớc
tính năm 2011 sẽ tăng lên là 800.000 tấn mủ cao su và kim ngạch xuất khẩu là 3,76
tỷ USD. Theo chiến lƣợc phát triển ngành cao su: đến năm 2020 diện tích trồng cao
su cả nƣớc đạt 800.000 ha với sản lƣợng khoảng 1.200.000 tấn. [4]
Tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích cây cao su cả nƣớc đạt 910.500 ha,
năng suất ƣớc đạt 863.600 tấn, tăng 9,4%, diện tích thu hoạch cao su tăng 10% và
đạt 505.800 ha, còn năng suất ƣớc đạt 1.707 kg/ha. Năng suất cao su năm 2012
giảm 0,5% so với năm 2011 do diện tích vƣờn cây mới đƣa vào thu hoạch năm đầu
tiên khá lớn, khoảng 45.800 ha (9%). [9]
Hiện tại, Việt Nam đứng thứ 5 về sản xuất cao su trên thế giới và Tổng Công
ty Cao su Việt Nam nhận cung cấp cao su cho nhiều nƣớc nhƣ : Nhật, Đức, Anh,
Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore.
Hiện cả nƣớc có khoảng 144 nhà máy chế biến mủ cao su công suất/nhà máy:
10.000÷30.000 tấn/năm và <10.000 tấn/năm. Tuy nhiên chế biến cao su thiên nhiên
cũng tạo ra một lƣợng lớn nƣớc thải 6÷25 m3/tấn sp chứa COD, SS, ∑ N, ∑ P vƣợt
nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Khoảng 60% nhà máy chế biến cao su chƣa có hệ
thống xử lý nƣớc thải. Sử dụng điện để chạy các thiết bị khuấy trộn, cán, băm, ép,
vận chuyển nguyên liệu,… Hầu hết các nhà máy đều sử dụng nhiên liệu để xông,
sấy sản phẩm. [5]
Điểm hạn chế của sản phẩm cao su sơ chế của Việt Nam là chất lƣợng còn
thấp và chủng loại còn hạn chế (SVR 3L chiếm khoảng 70% sản lƣợng xuất khẩu).

HV: Nguyễn Xuân Bình


6

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
Hiện nay, sản phẩm cao su Việt Nam đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, ngành chế biến cao su Việt Nam chủ yếu là sơ chế và xuất khẩu thô,
công nghệ chế biến còn lạc hậu và cũ kĩ, và ngành công nghiệp chế biến cao su là
một trong những ngành ô nhiễm nặng với lƣợng nƣớc thải và chất thải rắn rất lớn.
II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN
2.1. Một số khái niệm
Latex: Latex hay latex cao su là một chất lỏng phức hợp, có thành phần và
tính chất khác biệt nhau tùy theo loại. Theo nguyên tắc, ta có thể nói đó là một trạng
thái nhũ tƣơng (thể sữa trắng đục) của các hạt phân tử cao su (pha phân tán) trong
môi trƣờng phân tán lỏng. Ở Việt Nam, latex còn đƣợc gọi là mủ cao su nƣớc.

Hình 1.2. Hình ảnh cạo mủ cao su
Latex cao su thiên nhiên (NR) (Natural Rubber): Hay nói chính xác là latex
cao su Polyisoprene thiên nhiên thu hoạch từ cây cao su, chủ yếu là loại Hevea
brasiliensis (thuộc họ Euphorbiaceae), bằng phƣơng pháp cạo mủ. Cấu tạo latex bao
gồm:
- Pha phân tán: là các hạt từ cao su Polyisoprene – đƣợc tổng hợp bằng con
đƣờng sinh học (điều khiển bằng hệ thống enzim). Chính vì thế Polyisoprene thu
đƣợc có những đặc tính ƣu việt về cấu trúc - điều hòa lập thể rất cao: 100% đồng
phân dạng cis, khối lƣợng phân tử lớn và đồng nhất, mức độ kết bó chặt chẽ, …
Hàm lƣợng các hạt tử cao su tùy theo đặc tính sinh lý của cây dao động từ 25 – 45%.
- Môi trƣờng phân tán: là serum lỏng có thành phần phức tạp bao gồm thành

phần chủ yếu là nƣớc (52 – 70%), protein (2 – 3%), acid béo và dẫn xuất (1 – 2%),
HV: Nguyễn Xuân Bình

7

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
glucid và heterosid (khoảng 1%), khoáng chất (0.3 – 0.7%)
Tiếp nhận nguyên liệu:
Thu mủ: Đầu tiên ngƣời thợ cạo lấy mủ chén, bốc mủ dây và chén đƣợc để
sạch. Mảnh vỏ, lá cây, cành cây và các chất đƣợc lấy đi trƣớc khi cạo. Thùng phải
làm bằng vật liệu đƣợc chấp nhận. Trạm thu mủ thông thƣờng là một chỗ trú và có
mái che nhƣng không có tƣờng, nền nhà phải đƣợc tráng xi măng và phải dốc về các
phía xung quanh. Thợ cạo đổ mủ nƣớc vào bồn tiếp nhận mủ tại các trạm thu mủ,
mủ nƣớc đổ vào các bồn vận chuyển di động và đƣa về nhà máy.
Chuyên chở mủ: Mủ nƣớc từ các bồn gần nhà máy đƣợc bố trí hợp lý, vƣờn
cao su lớn, hoặc khúc khuỷu bố trí sao cho các mù nƣớc đƣợc các thợ cạo đƣa về
các điểm thu mủ một cách thuận tiện để vào bồn chuyển đi. Các bồn này đƣợc
chuyển bằng xe tải, máy cày hoặc máy kéo. Các bồn vận chuyển đƣợc giao và để lại
các trạm thu mủ từ sáng sớm và đƣợc thu về khi các bồn này đã đổ đầy.
Nhận mủ tại nhà máy: Tiếp nhận mủ: Khi mủ nƣớc từ vƣờn cây đƣợc thu về
phải vận chuyển càng sớm càng tốt, trong vòng một giờ với cự ly ngắn 3-5 km.
Trƣớc khi tiếp nhận mủ trong nhà máy để trộn và sơ chế không cần cho hóa chất
bảo vệ vào hoặc thêm vào với nồng độ ammoniac thấp 0,05%. Mủ nƣớc đƣợc thu
nhận từ các cự ly xa hoặc đƣợc giữ trong các trạm tại vƣờn cây trong một thời gian
dài vì điều kiện chuyên chở, đƣờng xá… Nồng độ amoniac 0,01%-0,15% đƣợc xem
nhƣ là hữu hiệu nhất để chống đông mủ, thêm ammoniac vào mủ nƣớc càng sớm

càng tốt. Khi đến trung tâm thu nhận tại chỗ hoặc đến trạm thu nhận của nhà máy,
mủ đƣợc lọc qua rây thép không gỉ 40-60 mesh.
2.2. Mô tả các công đoạn sản xuất của quá trình
Nhà máy chế biến cao su nguyên liệu có thể bao gồm các bộ phận sản xuất
chính sau đây:
1. Phân xƣởng chế biến cao su cốm từ mủ nƣớc: Các sản phẩm cao su định
chuẩn SVR cốm, bún (Standard Vietnamese Rubber), gồm có các loại nhƣ: SVR
3L, SVR CV60, SVR CV50, SVR5,…
2. Phân xƣởng chế biến cao su cốm từ mủ tạp, có 2 loại: SVR10, SVR20.
HV: Nguyễn Xuân Bình

8

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
3. Phân xƣởng chế biến mủ cao su nguyên liệu bằng ly tâm: tạo ra sản phẩm
mủ LA, HA (cao su đặc DRC = 60% khối lƣợng) và crepe từ mủ skim.
4. Phân xƣởng chế biến cao su tờ từ mủ cao su để tạo ra sản phẩm: Mủ tờ RSS
(Rubber Smoke Sheet), có 5 hạng; Mủ tờ ICR (Initial Concentration Rubber), có 4
hạng; Mủ tờ ADS (Air Dry Sheet); Mủ tờ Crepe (Crepe mau vàng nhạt (PALE
Crepe), Crepe màu trắng (White Crepe), Crepe nâu (Brown Crepe)).
2.2.1. Mô tả từng bộ phận sản xuất
Các sản phẩm cao su của Việt Nam chủ yếu gồm các loại: SVR 3L, SVR 20,
SVR 10, SVR 5, SVR CV 60, SVR CV 50…
Sơ chế cao su nhằm mục đích: tách các tạp chất, biến cao su từ trạng thái độ
dẻo cao xuống độ dẻo tƣơng đối để có khả năng phối trộn với các phụ gia làm tăng
các tính chất kỹ thuật của cao su.

Một số phƣơng pháp thƣờng dùng trong sơ chế mủ cao su
 Phương pháp ly tâm
Dùng máy ly tâm với vận tốc 1800 vòng/phút
Ƣu điểm:
- Thu đƣợc hàm lƣợng mủ cao su cao đạt từ 60%-65%.
- Năng suất cao, thời gian cô đặc giảm
- Hàm lƣợng các chất tan trong nƣớc giảm nhiều.
Nhƣợc điểm:
Latex thu đƣợc kém bền vì do tác dụng lực ly tâm lớn nên gây phá vỡ lớp bao
bọc bên ngoài của hạt latex
 Phương pháp sản xuất Crếp xông khói
Crếp xông khói đƣợc sản xuất từ mủ cao su bằng phƣơng pháp keo tụ. Công
nghệ sản xuất loại này là dây chuyền bao gồm 8 công đoạn khép kín: lọc → pha
loãng → keo tụ → cán ép nƣớc→ cán rãnh → ngâm nƣớc → sấy xông khói → KCS
+ đóng gói

 Lọc: Nhằm tách các tạp chất cơ học nhƣ cát, sạn, đá, sỏi, vỏ cây, cục cao su
bị đông tụ. Lọc bằng lƣới mắt sàng khoảng 54 hoặc 60 µm.
HV: Nguyễn Xuân Bình

9

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên

 Pha loãng: Dùng nƣớc mềm pha loãng cao su nhằm tách bớt các loại tạp chất
trong cao su có thể tan trong nƣớc.


 Đánh đông (keo tụ): Dùng dung dịch axit axetic 1% với lƣợng phù hợp để
đánh đông cao su, pH 5÷5,2. Latex lúc này phân thành 2 pha: pha cao su nổi trên bề
mặt và pha serum (nƣớc và các tạp chất tan trong nƣớc).

 Cán ép nƣớc: Đƣa cao su đã đánh đông vào máy cán 2 trục, bề mặt phẳng
nhằm tách nƣớc và một phần se rum. Chiều dày tấm cao su sau cán khoảng 6 mm.

 Cán rãnh: Mục đích làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt để thực hiện ý đồ
công nghệ sau này và chống dính cho các tấm cao su.

 Ngâm nƣớc: Sau khi cán rãnh đem ngâm nƣớc trong thời gian từ 10-15 giờ
nhằm loại bỏ các chất tan trong nƣớc, tách triệt để axut axetic dùg keo tụ.

 Sấy xông khói: sau khi ngâm, vớt các tấm cao su cho lên giá có bánh xe
trƣợt trên đƣờng ray để chuyển vào lò sấy xông khói. Lò sấy gồm 3 tầng:các tầng
trên là giá đỡ cao su, các tầng dƣới dùng để các loại chất đốt nhƣ bẹ dừa, vỏ lạc, củi,
tre nứa... sấy trong 7-10 ngày đêm, nhiệt đô sấy từ 45-50oC. Cao su xông khói có
màu vàng nâu là do phenol, dẫn xuất của phenol khuyếch tán vào cao su, do tác
dụng của không khí bị oxy hóa. Phenol và dẫn xuất phenol có trong khí lò có tác
dụng bảo vệ cao su dƣới tác dụng của vi sinh và khả năng chống lão hóa.
 Phương pháp sản xuất crếp trắng
■ Crếp trắng đƣợc sản xuất gồm các công đoạn tƣơng tự nhƣ đối với crếp
xông khói, tuy nhiên có khác ở các công đoạn sau:
■ Trƣớc khi keo tụ latex cho vào dung dịch NaHSO4 1% (tỷ lệ 1/10), sau khi
keo tụ một phần latex do quá trình axít H2SO3 theo cơ chế:
2NaHSO3 → Na2SO3 + H2SO3
Axít H2SO3 kém bền gây phân hủy thành SO2 có tác dụng tẩy trắng mủ cao su trƣớc
khi keo tụ : H2SO3 → SO2 + H2O. Sau đó tiếp tục cho dung dịch axít axetic 1% vào
để tiến hành keo tụ mủ cao su.

■ Vớt phần cao su keo tụ qua sàng nhiều tầng, rồi cho qua cán rửa cao su trên
máy 2 trục gồm 3 máy kế tiếp nhau. Trong công đoạn này dùng nƣớc mềm để rửa
HV: Nguyễn Xuân Bình

10

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
các chất tan trong nƣớc, các vết muối và axít còn lại trên cao su keo tụ. Công đoạn
này kết hợp với tạo vân nhám trên bề mặt crếp nhằm tăng diện tích tiếp xúc với
nƣớc rửa.
■ Sau khi cán xuất tấm dày khoảng 6mm, đem treo trên giá và chuyển vào lò
sấy khô ở nhiệt độ 35-400C trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần.
 Chất phụ gia trong quá trình sơ chế
■ Rút ngắn thời gian sơ chế, giảm tiêu hao năng lƣợng, đảm bảo tốt tính năng
cơ lý….
■ Chất làm mềm làm trƣơng nở cao su, giảm sức liên kết giữa các dây
phân tử cao su mềm dẻo và dễ thấm chất độn trong giai đoạn sơ chế
Ảnh hƣởng đến tính năng cơ học (tính kháng mòn, độ bắt dính, …).
■ Chất hóa dẻo: cắt ngắn các phân tử cao su (phenyl hydrazin, mercaptan…)
■ Chất hoạt tính bề mặt: diphenyl thiazone disulfide….
Bảng 1.1. Mô tả các quá trình đơn vị trong từng phân xƣởng sản xuất
TT Quá trình đơn vị

Chức năng/Mô tả

1. Phân xƣởng chế biến mủ cao su loại LA & HA bằng ly tâm từ mủ nƣớc và

Crepe tƣ mủ skim
1.1 Chống đông mủ
1.2

Mủ cao su (latex) đổ vao bồn trộn với NH3 15% (2%
nguyên liệu) để chống đông.

Tiếp nhận, phân

Lọc mủ qua rây 60, kiểm tra và phân loại chất lƣợng

loại

nguyên liệu
Lọc qua lƣới lọc 60, khuấy nhẹ, để lắng. Mủ đƣợc pha

1.3 Xử lý nguyên liệu loãng đến 24÷28%, xử lý Mg bằng dd DAP 5%, thêm NH3
để diệt khuẩn, lƣu giữ 12 giờ
1.4 Ly tâm

Ly tâm đƣợc mủ đặc 60% cao su và mủ skim 5÷6% cao su
Cho vào bồn với chất bảo quản (LA: axit lauric

1.5

Lƣu trữ mủ đặc

0,02÷0,04%, TMTD 25% là 0,01%, NH3 ≤ 0,3%; HA: axit

60% cao su


lauric 0,01÷0,03%, 0,68 ≤ NH3 ≤ 0,72%), để ổn định
20÷25 ngày trƣớc khi xuất

HV: Nguyễn Xuân Bình

11

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
1.6

Tách NH3 khỏi mủ Mủ đi từ trên xuống, không khí đi từ dƣời lên trong tháp
skim

tách NH3
Mủ skim đƣợc cho qua tháp khử NH3, sau đó cho qua

1.7

Đánh đông mủ

thiết bị đánh đông cho axit H2SO4 để giảm pH: 4,5 làm

skim

cho các hạt cao su đông lại (6÷8 giờ) sau đó thêm nƣớc để

khối cao su nổi lên mặt nƣớc dƣợc cao su skim

1.8

Cán, rửa cao su

Cán cao su skim bằng máy cán rửa nhiều trục đƣợc cao su

skim

crep thƣờng dùng để SX cao su cốm

2. Phân xƣởng chế biến cao su tờ RSS, ICR, ADS, Crepe từ mủ cao su
2.1 Chống đông mủ
2.2

Tiếp nhận, phân
loại

Nhƣ trên
Lọc thô, kiểm tra phân loại chất lƣợng mủ

Xử lý nguyên liệu:

2.3

Pha loãng, Xử lý

Pha loãng latex để đạt DRC 14÷18% khi sản xuất RSS và


Mg, thêm chất

không cần pha loãng khi sản xuất ICR. Có thể cho chất

chống lão hóa.

chống lão hóa Na2S2O5 với lƣợng 0,4÷0,6 kg/tấn cao su

Trộn đều và để

khô, nồng độ Na2S2O5 là 10%

lắng
Cho axit formic 1÷2%, hoặc axit axetic 2÷3% để pH giảm
2.4 Đánh đông

xuống 4,5÷4,8 làm cho các hạt cao su đông lại. Sau 6÷8
giờ thêm nƣớc để các khỏi cao su đã đông nổi lên
Cán cao su để đƣợc tờ mủ kích thƣớc 0,8÷1,2 m, rộng

2.5 Cán, rửa, phơi

0,45÷0,55 m, dày 3÷5 mm, nặng 0,8÷1,2 kg, rửa và phơi
ráo tờ mủ 48 giờ
Sấy 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 24 giờ:
Giai đoạn 1: 40÷45OC, thông gió nhiều;

2.6 Xông, sấy

Giai đoạn 2: 50÷55OC thông gió ít

Giai đoạn 3: 60÷65OC đến < 70OC.
Sấy cao su tờ RSS thì dùng 2 phần củi tƣơi và 1 phần củi khô

2.7 Cân, ép kiện và lƣu Phân loại theo các chủng loại sản phẩm RSS, ICR,…Để
HV: Nguyễn Xuân Bình

12

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
kho

nguội đem cân rồi ép bành: 33,3 kg/bành hoặc theo yêu
cầu khách hàng.

2.8 Bao gói, lƣu kho

Bao gói bằng PE, lƣu kho xếp theo lô, chiều cao không
quá ba lớp. Kho phải khô ráo, thoáng T < 36OC

3. Phân xƣởng chế biến cao su SVR CV50, SVR CV 60, SVR 3L, SVR 5 từ mủ
nƣớc
Tiếp nhận, kiểm tra phân loại mủ nƣớc theo chất lƣợng
3.1

Tiếp nhận,Phân


nguyên liệu: trạng thái, màu sắc, NH3, DRC, pH, tạp chất,

loại

thời gian tiếp nhận mủ theo yêu cầu của nguyên liệu để sản
xuất từng loại cao su sản phẩm.
Lọc qua lƣới lọc 60, khuấy nhẹ 5÷10 phút, để lắng 10÷20
phút, thêm chất chống lão hóa Na2S2O3 10% với liều

3.2

Xử lý nguyên liệu, lƣợng: 0,4÷0,6 kg Na2S2O3 /tấn cs khô, (ngoài ra thêm
pha loãng

HNS 10% với liều lƣợng 1,5÷1,6 kg HNS/tấn cs khô khi
sx cao su SVR CV 50 và SVR CV 60), pha loãng đến
22÷28%, khuấy nhẹ
Đánh đông bằng CH3COOH 1,5÷2 % hoặc HCOOH 1÷1,5
%; pH = 5,2÷5,5 (khi sản lƣợng lớn hoặc ngày lễ có thể hạ

3.3 Đánh đông

pH xuống 4,8),

phun lên bề mặt khối mủ đông dd

Na2S2O3 1÷2% để tránh oxy hóa bề mặt cao su, thời gian
từ khi đánh đông: 6÷24 giờ thì phải gia công tiếp mủ
đông.
Thêm nƣớc vào mƣơng để khối mủ nổi lên.


3.4 Cán kéo

Kéo khối mủ vào giữa 2 trục của máy cán: khe hở trục
máy cán là 50 mm, rãnh sâu 25 mm, bề rộng rãnh 50 mm.
Bề dày tờ mủ sau cán kéo là 60÷70 mm
Cán tiếp tờ mủ vào lần lƣợt các máy cán 1,2,3 đồng thời

3.5 Cán 1,2,3

phun nƣớc vào giữa 2 trục cán để rửa tờ mủ. Khi cán xong
tờ mủ có độ dày 4÷6 mm. Khe hở giữa 2 trục: Cán 1:
5,0±1 mm; Cán 2: 2,0±0,5 mm; cán 3: 0,5±0,1 mm.

HV: Nguyễn Xuân Bình

13

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
Tờ mủ đƣợc băng tải chuyển vào máy băm tinh và đƣợc
cắt thành những hạt cốm kích thƣớc 5 x 5 mm và rơi vào
3.6 Băm tinh

hồ. Nƣớc đƣợc bơm liên tục vào hồ băm để rửa, dùng tia
nƣớc áp lực lớn để đẩy bọt ra khỏi hồ băm. pH nƣớc trong
hồ 6÷7. Hàng ngày phải vệ sinh hồ

Dùng bơm votex để chuyển hạt cốm từ hồ băm tới sàn
rung và phân phối vào các thùng sấy. Dùng tay dàn đều

3.7 Xếp hộc và để ráo mủ trong thùng sấy sao cho tơi, xốp. Để ráo: 30÷60 phút.
Mủ đã băm xuống hồ phải sấy hết không để đến ngày hôm
sau
Nhiệt độ không khí sấy ≤ 120OC, thời gian sấy 3÷3,5 giờ
3.8 Sấy

Sản phẩm sau sấy phải có màu vàng đồng đều, không có
đốm trắng, đen, không lẫn vật lạ, không chảy dính
Dùng quạt để làm mát cao su đến nhiệt độ ≤ 40OC, cân

3.9 Cân, ép bành

33,3±0,05 kg, ép bành kích thƣớc: dài: 670±20 mm; rộng:
330±20 mm; cao: 170±5 mm
Dùng nhựa PE kích thƣớc: 950÷1050 mm, rộng: 500÷550

3.10 Bao gói

mm; dày: 0,03÷0,05 mm để bao gói bành cao su, sau đó
dán nhãn và đóng vào pallet

4. Phân xƣởng chế biến cao su SVR10, SVR20 từ mủ tạp,
Nguyên liệu để sản xuất cao su SVR10, SVR20 là mủ
đông và mủ chén.
Nơi tồn trữ mủ tạp ngoài vƣờn cây phải khô ráo, sạch sẽ và
không để ánh nắng mặt trời chiếu vào mủ. Thời gian tồn
4.1


Tiếp nhận, phân

trữ tại vƣờn cây không quá 7 ngày.

loại

Khi vận chuyển mủ tạp từ vƣờn cây về phải đựng trong
thùng sạch và không để mặt trời chiếu vào.
Tiếp nhận, kiểm tra phân loại mủ tạp theo chất lƣợng
nguyên liệu: tạp chất, trạng thái, màu sắc, DRC, thời gian
tồn trữ, tình trạng tồn trữ theo yêu cầu của nguyên liệu để

HV: Nguyễn Xuân Bình

14

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
sản xuất từng loại cao su sản phẩm.
Tồn trữ mủ tạp tại nhà máy phải trên nền xi măng có mái
che. Chiều cao đống mủ tạp không quá 1 m, thời gian tồn
trữ không quá 15 ngày, trong thời gian tồn trữ phải đảo
trộn để làm đồng đều mủ tạp.
4.2

Xử lý nguyên liệu Với mủ tạp phải trộn đều trƣớc khi gia công

với mủ tạp,

4.3 Cắt miếng, rửa trộn
4.4 Ép cắt, rửa, trộn
4.5 Cán băm, rửa trộn
4.6 Cán 1,2.3, rửa
4.7 Băm thô, rửa, trộn
4.8 Cán 4,5,6, rửa
4.9 Băm tinh , trộn rửa
4.10 Xếp hộc, để ráo
4.11 Sấy
4.12 Cân, ép bành
4.13 Bao gói, lƣu kho

HV: Nguyễn Xuân Bình

Nguyên liệu đƣợc băng tải gầu đƣa vào máy cắt: đƣợc cắt
và rửa và rơi xuống hồ rửa trộn số 1
Nguyên liệu đƣợc băng tải gầu đƣa vào máy ép cắt: đƣợc
cắt và rửa và rơi xuống hồ rửa trộn 2
Nguyên liệu đƣợc băng tải gầu đƣa vào máy cán băm:
đƣợc cắt và rửa và rơi xuống hồ rửa trộn 3
Nguyên liệu đƣợc băng tải gầu đƣa vào máy cán 1, 2, 3
đƣợc cán, rửa
Tờ mủ đƣợc băng tải đƣa vào máy băm thô cắt tờ mủ
thành hạt cốm và rơi vào hố rửa 4
Cốm từ hố rửa 4 đƣợc băng tải gàu đƣa vào máy cán 4,5,6
cán mỏng hơn và rửa
Tờ cao su đƣợc băng tải đƣa qua máy băm tinh băm thành
các hạt cốm kích thƣớc 3÷5 mm và đƣợc rửa

Cao su đƣợc băng tải đƣa vào sàng rung và đƣợc đƣa vào
các hộc sấy, để ráo không quá 1 giờ
Sấy cốm ở nhiệt độ khí sấy 115÷120OC còn nhiệt độ cao
su khoảng 40OC. Thời gian sấy khoảng 2,5÷3,5 giờ
Cân và ép bành: 33,3 kg/bành
Bao gói bằng PE và pallet rồi đƣa vào kho lƣu giữ. Xếp
theo lô hàng. Kho phải khô ráo, thoáng

15

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải cho Công ty cao su Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
2.2.2. Xây dựng sơ đồ công nghệ
a. Sơ đồ công nghệ chế biến mủ ly tâm LA, HA
Mủ cao su

Chống đông

NH3
Nƣớc vệ sinh thiết bị, nhà

Nƣớc thải

xƣởng,…
Tiếp nhận, phân loại

Nƣớc


Xử lý nguyên liệu: lọc

DAP 5%

Pha loãng 24÷28%

NH3

xử lý Mg, diệt khuẩn
Để lắng 12 h

SP Mủ ly tâm

Máy ly tâm

Mủ skim

DRC 60%
Tách NH3
H2SO4
Đánh đông

Chất
Nƣớc

bảo quản NH3

Cao su skim
Cán, rửa


Bồn chứa

Nƣớc thải

(20-25 ngày trƣớc khi
xuất)

SP crep để SX cao su cốm

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ chế biến mủ ly tâm loại HA, LA:
DRC 60%, crepe từ mủ skim và các dòng thải chính

HV: Nguyễn Xuân Bình

16

GVHD: TS. Tƣởng Thị Hội


×