Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả và giảm thiểu chất thải cho cơ sở chế biến gỗ công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.88 KB, 81 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .................................................... 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
Chƣơng 1:

TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN VÀ SẢN XUẤT SẠCH

HƠN (RE-CP) .......................................................................................................... 13
1.1. Khái niệm về Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn ............................. 13
1.2. Các nhóm giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn ... 19
1.3. Phƣơng pháp luận đánh giá RE-CP ............................................................... 20
1.4. Triển khai áp dụng RE-CP tại một nhà máy ................................................ 22
1.5. Những rào cản trong việc thực hiện RE-CP và các biện pháp khắc phục . 23
Chƣơng 2:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT
NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƢỜNG ..................................................... 25
2.1. Tổng quan về ngành chế biến gỗ Việt Nam ................................................... 25
2.2. Các vấn đề về môi trƣờng trong ngành chế biến gỗ Việt Nam .................... 31
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY THUẬN HƢNG .................................................... 36
3.1. Tổng quan về công ty cổ phần Woodsland .................................................... 36
3.2. Một số nét về nhà máy Thuận Hƣng .............................................................. 38
3.3. Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và
giảm thiểu chất thải cho nhà máy Thuận Hƣng................................................... 52
3.4. Nghiên cứu khả thi ........................................................................................... 64
3.5. Kế hoạch thực hiện các giải pháp ................................................................... 74
3.6. Định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lƣợng của nhà máy dự kiến sau khi thực
hiện các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu phát thải. ......... 74


Chƣơng 4 :

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................... 76

4.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 76
4.2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 81

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tài
nguyên hiệu quả và giảm thiểu chất thải cho cơ sở chế biến gỗ công nghiệp” là công
trình nghiên cứu của cá nhân được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, kiến thức chuyên môn,
nghiên cứu có tính kế thừa và chọn lọc các kết quả nghiên cứu đi trước.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Xác nhận của tác giả.

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
RE-CP

: Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn

WTO


: Tổ chức thương mại thế giới

UNEP

: Chương trình Môi trường Liên hợp quốc

UNIDO
FAO

: Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc
: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

EU

: Liên minh Châu Âu

FSC

: Hội đồng quản trị rừng quốc tế

ATIBT

: Hội kỹ thuật gỗ nhiệt đới quốc tế

FLEGT

: Tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản

VAP


: Đối tác tự nguyện

VTP

: Vật tư phụ

QC

: Quản lý chất lượng

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt

Số bảng

Tên bảng

1

Bảng 1

Quy mô ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

2

Bảng 2


Nhu cầu về nguyên liệu gỗ của Việt Nam

3

Bảng 3

Nguồn cung nguyên liệu gỗ từ nước ngoài

4

Bảng 4

Nguồn cung nguyên liệu gỗ trong nước năm 2010

5

Bảng 5

Các nguồn chất thải rắn từ các công đoạn sản xuất của nhà máy

6

Bảng 6

Lượng điện tiêu thụ theo từng tháng năm 2012 của nhà máy Thuận Hưng

7

Bảng 7


Mức tiêu thụ tài nguyên của nhà máy Thuận Hưng

8

Bảng 8

Mức tiêu thụ riêng

9

Bảng 9

Thời gian chờ của một số máy móc sản xuất tại nhà máy Thuận Hưng

10

Bảng 10

Thời gian sấy gỗ tuỳ thuộc vào độ dày gỗ của nhà máy Thuận Hưng

11

Bảng 11

Định giá dòng thải

12

Bảng 12


Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu
quả và giảm thiểu chất thải

13

Bảng 13

Sàng lọc, phân loại các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả và giảm
thiểu chất thải

14

Bảng 14

Phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật của giải pháp 13

15

Bảng 15

Phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật của giải pháp 11

16

Bảng 16

Thời gian chờ và hao phí điện năng của một số máy gia công

17


Bảng 17

Phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật của giải pháp 9

18

Bảng 18

Lượng điện tiết kiệm do giảm thời gian chờ của máy cắt

19

Bảng 19

Kế hoạch thực hiện các giải pháp RE-CP của nhà máy

20

Bảng 20

Định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng dự kiến sau khi thực hiện RECP của nhà máy

4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Stt

Số hình,
sơ đồ


Tên hình vẽ, sơ đồ, đồ thị

1

Hình 1

Dân số thế giới và diện tích rừng bị phá

2

Hình 2

Ước tính nạn phá rừng từng loại theo thời gian

3

Hình 3

Lượng gỗ tròn với lượng gỗ nhiên liệu của thế giới qua thời gian

4

Hình 4

Chi phí xử lý chất thải theo các cách tiếp cận

5

Hình 5


Tỉ lệ sử dụng gỗ và gỗ nhiên liệu ở Việt Nam

6

Hình 6

Mô tả quy trình sấy gỗ của nhà máy

7

Hình 7

Dạng lò sấy mà nhà máy đang sử dụng

8

Sơ đồ 1

Sơ đồ quy trình đánh giá RE-CP

9

Sơ đồ 2

Dây chuyền công nghệ chế biến gỗ cơ bản

10

Sơ đồ 3


Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất gỗ của nhà máy Thuận Hưng

11

Sơ đồ 4

Sơ đồ hệ thống xử lý bụi tại nhà máy

12

Sơ đồ 5

Sơ đồ tỉ lệ sử dụng nguyên liệu đầu vào của nhà máy tính cho 1m3 gỗ

13

Biểu đồ1

Xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong những năm gần đây

14

Biểu đồ 2

Thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam

15

Biểu đồ 3


Nhập khẩu gỗ của Việt Nam trong những năm gần đây

5


MỞ ĐẦU
Sự nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu đang nổi lên như thách thức môi trường lớn
nhất của thế kỷ 21. Hơn thế nữa, các mối đe dọa toàn cầu lớn như; nghèo đói, tăng trưởng
dân số, xung đột vũ trang, di dân, ô nhiễm không khí, suy thoái môi trường đất, sa mạc
hóa và nạn phá rừng đang phức tạp đan xen, tất cả góp phần biến đổi khí hậu nhanh,
mạnh hơn, đòi hỏi tiếp cận đến một giải pháp toàn diện. Thách thức này kéo theo sự tăng
cường hợp tác chưa từng có giữa các quốc gia trên thế giới và hỗ trợ mạnh mẽ từ các tổ
chức quốc tế có liên quan. đặc biệt là FAO, phạm vi của nó bao gồm các khả năng giảm
thiểu các nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu như giảm lượng khí nhà kính, tàn phá
rừng…
Rừng có bốn vai trò quan trọng trong biến đổi khí hậu: rừng đóng góp khoảng một
phần sáu lượng khí thải carbon toàn cầu khi bị khai thác, hoặc bị suy thoái, rừng phản
ứng nhạy cảm với biến đổi khí hậu. khi quản lý bền vững, rừng sản xuất nguyên liệu gỗ
là một thay thế tốt cho nhiên liệu hóa thạch; và cuối cùng, rừng có khả năng hấp thụ
khoảng một phần mười của lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến trong nửa đầu của thế
kỷ này thành sinh khối và các sản phẩm của rừng. [4]
Diện tích rừng hiện có khoảng 4tỷ ha, chiếm khoảng 31% diện tích đất của trái
đất, khi các hoạt động kinh tế và dân số tăng lên thì diện tích rừng này sẽ giảm đi có khả
năng vựot quá khả năng kiểm soát của con người, việc này thể hiện một các rõ nét nhất
trong việc tàn phá rừng hiện nay. [4]
Nạn chặt phá rừng để sử dụng đất vào mục đích khác, hoặc để lại nó như là đất
hoang không sử dụng – là một trong những thay đổi phổ biến và quan trọng nhất mà con
người đã thực hiện cho bề mặt trái đất, trong khoảng 5.000 năm qua, diện tích rừng trên
toàn thế giới đã mất ước tính vào khoảng 1,8 tỷ ha - trung bình mỗi năm mất khoảng

360.000 ha. Mức độ tăng dân số và nhu cầu mới cho thực phẩm, nhiên liệu, nguyên liệu
đã đẩy nhanh tốc độ phá rừng, và tốc độ tàn phá rừng hàng năm đạt khoảng 5,2 triệu ha
trong khoảng 10 năm qua. Mức độ của nạn phá rừng trên toàn cầu đã ít nhiều theo tốc độ
tăng dân số, mặc dù tốc độ phá rừng nhanh hơn so với tốc độ gia tăng dân số trước năm
1950 và kể từ đó đã chậm hơn.[4] Bảng 1 sẽ cho ta thấy rõ hơn vấn đề này.

6


Rừng bị chặt phá
(Tỷ ha)

Dân số
(Tỷ người)

Năm
Rừng bị chặt phá

Dân số

Hình 1: Dân số thế giới và diện tích rừng bị phá [4]
Cho đến đầu thế kỷ 20, tỷ lệ cao nhất của nạn chặt phá rừng xảy ra tại các cánh
rừng ôn đới ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ. Mở rộng sản xuất nông nghiệp chiếm phần
lớn diện tích rừng bị phá, nhưng sự phát triển kinh tế cũng có liên qua do sử dụng nguyên
liệu và nhiên liệu từ rừng. Đến giữa thế kỷ 20 nạn chặt phá trong các khu rừng ôn đới trên
thế giới đã được ngăn chặn. Bảng 2 sẽ cho ta thấy rõ hơn vấn đền này

Hình 2: Ước tính nạn phá rừng từng loại rừng theo thời gian [4]
7



Ta thấy rằng đến trước thế kỷ 18 diện rừng ôn đới bị chặt phá là chủ yếu đến 400
triệu ha, trong khi đó diện tích rừng nhiệt đới bị chặt phá là không đáng kể, tuy nhiên
diện tích này đã thay đổi đối lập hoàn toàn, trong khi diện tích rừng ôn đới bị chặt phá
giảm đi theo thời gian xuống khoảng 170 triệu ha đến giữa thế kỷ 19 và còn khoảng 20
triệu ha đến cuối thập niên 70 của thế kỷ 20 và đã được kiểm soát vào đầu thế kỷ 21, thì
diện tích rừng nhiệt đới bị tàn phá lại tăng lên từ khoảng 60 triệu ha trong khoảng thời
gian từ giữa thế kỷ 19 đến những năm đầi thế kỷ 20 và tăng mạnh lên trên 300 triệu ha
đến giữa thế kỷ 20, tuy nhiên sau đó diện tích rừng bị chặt phá đã giảm đáng kể chỉ còn
khoảng 100 triệu ha trong khoảng năm từ 1996 đến những năm đầu thế kỷ 21
Vấn đề chặt phá rừng. suy giảm tài nguyên rừng chủ yếu là do nhu cầu về gỗ và
các sản phẩm từ gỗ của đã gia tăng nhanh chóng trong khoảng thời gian gần đây, lượng
gỗ tròn làm nguyên liệu chế biến công nghiệp đã tăng từ 2,5 tỷ mét khổi năm 1961 lên
trên 3,5 tỷ mét khối năm 2007, trong đó một nửa được sử dụng làm nhiên liệu. Bảng sau
sẽ cho ta thấy rõ hơn về vấn đề này

Hình 3: Lượng gỗ tròn với gỗ nhiên liệu của thế giới qua thời gian [3]

8


Ta thấy rằng tỷ lệ gỗ nhiên liệu trong gỗ nguyên liệu luôn là khoảng 50% hay khi
sử dụng 1m3 gỗ nguyên liệu vào gia công chế biến thì một nửa số gỗ này sẽ được đem sử
dụng làm nhiên liệu đốt.
Việt Nam có khoảng 13,5 triệu ha rừng, trong đó khoảng 6,68 triệu ha rừng sản
xuất, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng và rừng tự nhiên vào khoảng 6,2 triệu m3 năm
2011. Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam với hơn 3.000 doanh nghiệp và đảm bảo
việc làm cho khoảng 500.000 lao động với nhu cầu gỗ cho sản xuất chế biến vào khoảng
16 triệu m3 (năm 2011) [9] thì việc khai thác và sử dụng rừng một cách hợp lý đang là
một vấn đề cấp thiết không những cho sự phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần giảm

thiểu các vấn đề về mặt môi trường do việc chặt phá rừng gây ra.
Đứng trước áp lực lớn về sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên trong đó có suy giảm
tài nguyên rừng cả về diện tích và độ giàu, độ che phủ của rừng đã đặt ngành công nghiệp
chế biến gỗ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang đứng trước những thách thức
rất lớn. Vì vậy vấn đề khai thác sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên rừng sẽ
giúp các doanh nhiệp cải thiện môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao năng lực
cạnh tranh của sản phẩm, bên cạnh đó việc gia nhập WTO, thì các sản phẩm gỗ của Việt
Nam ngày càng phải đáp ứng được với yêu cầu khắt khe hơn của thị trường thế giới. Vì
thế việc triển khai các hoạt động, các biện pháp để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
rừng là một đòi hỏi tất yếu với ngành chế biến gỗ Việt Nam.
Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả và giảm thiểu chất thải cho cơ sở chế biến gỗ công
nghiệp” với nghiên cứu điển hình tại nhà máy Thuận Hưng thuộc công ty cổ phần
Woodsland, nhằm tìm ra các giải pháp hòa hợp giữa phát triển kinh tế và môi trường của
công ty, góp phần vào phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.
1. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài luận văn là nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tài
nguyên hiệu quả và giảm thiểu chất thải cho cơ sở chế biến gỗ công nghiệp mà cụ thể là
nhà máy Thuận Hưng thuộc công ty cổ phần Woodsland.
-

Kết quả nghiên cứu, đánh giá sẽ góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm, đặc trưng
chủ yếu về các vấn đề sử dụng tài nguyên hiệu quả và các phương án giảm thiểu
chất thải cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.

9


-


Xác lập được các căn cứ khoa học và thực tiễn đánh giá, đề xuất các giải pháp
giảm thiểu chất thải và sử dụng tài nguyên hiệu quả cho nhà máy Thuận Hưng nói
riêng và ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nói chung.

-

Đưa ra được các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên phục vụ sản xuất và giảm
thiểu chất thải cho cơ sở chế biến gỗ công nghiệp, cụ thể là nhà máy Thuận Hưng.

2. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên thì luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung
sau:
-

Tổng quan về khái niệm hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn

-

Tổng quan về ngành chế biến gỗ Việt Nam, công ty cổ phần Woodsland – nhà
máy Thuận Hưng và các vấn đề môi trường.

-

Nghiên cứu quy trình sản xuất của cơ sở chế biến gỗ công nghiệp nhà máy Thuận
Hưng.

-

Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên, hiện trạng môi trường.


-

Áp dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn tại nhà máy Thuận Hưng.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phương pháp khảo sát hiện trạng hay khảo sát hiện trạng để thu thập số liệu sản
xuất, tìm hiểu và xây dựng qui trình công nghệ, quan sát các điểm gây thất thoát
năng lượng, nguyên vật liệu, quản lý nguyên nhiên liệu và hoá chất.

Nhằm mục đích phân tích đánh giá tình hình sản xuất của nhà máy bao gồm:
o Sơ đồ quy trình công nghệ, sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất
o Năng lượng dùng để sản xuất của nhà máy
o Mức độ sử dụng nguyên, nhiên vật liệu
o Xác định các quy trình, các công đoạn có khả năng phát sinh dòng thải
o Tổng hợp cân bằng năng lượng
-

Phương pháp thống kê
Phương pháp này thực hiện để xử lý số liệu có sẵn, xử lý tổng và tổng hợp số liệu

có được sau khi thực hiện điều tra, thu thập thực tế tại nhà máy. Trên cơ sở đó phân
tích, xác định các nguyên nhân, các công đoạn ưu tiên cần nghiên cứu để đề xuất ra
các giải pháp nhằm giảm thiểu phát thải và sử dụng hiệu quả tài nguyên.
Tiến hành nghiên cứu các thuận lợi và khó khăn khi nhà máy tiến hành các biện
pháp hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RE-CP) vào dây chuyền sản xuất.
10



-

Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí
Áp dụng để tính toán lợi ích và chi phí của các giải pháp được lựa chọn để xem xét

tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường mà giải pháp đó mang lại.
-

Phương pháp chuyên gia
Được sự hướng dẫn và hỗ trợ của người hướng dẫn, tham khảo ý kiến của các

chuyên gia chuyên ngành trong quá trình triển khai nghiên cứu và đưa ra các giải
pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm pháp thải chất thải cho nhà máy Thuận Hưng.
Đề xuất và lựa chọn các cơ hội sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu chất
thải khả thi để thực hiện thông qua việc trao đổi, thống nhất ý kiến với ban lãnh đạo
nhà máy.
4. Giới hạn của đề tài
Việc thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn là một quá trình lâu dài và duy trì
liên tục, nhưng do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên luận văn này chỉ dừng lại
ở giai đoạn xác định các tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn và đưa ra các giải pháp
thực hiện.
5. Phạm vi nghiên cứu
Hiện tại công ty cổ phần Woodsland hiện có 4 nhà máy sản xuất tại khu công
nghiệp Quang Minh – Mê Linh – Hà Nội, các nhà máy đều có dây chuyền công nghệ
giống nhau. Trong giới hạn của đề tài này tôi chỉ nghiên cứu đề xuất giải pháp sử
dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu chất thải cho nhà máy Thuận Hưng thuộc
công ty, rồi từ đó công ty có thể áp dụng cho các nhà máy khác trong công ty.
6. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhà máy Thuận Hưng thuộc công ty cổ phần
Woodsland.

7. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện đề tài trong từ tháng 6 năm 2013 đến 30 tháng 9 năm 2014.
8. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả và giảm thiểu chất
thải cho nhà máy Thuận Hưng sẽ đóng góp một vài ý kiến cho Hội đồng quản lý của
công ty có thể giám sát và quản lý các hoạt động của nhà máy Thuận Hưng cũng như
các nhà máy khác của công ty về phương diện tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả

11


tài nguyên và giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường, góp phần mang lại lợi ích kinh
tế cho công ty nói riêng và ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nói chung.
9. Tính thực tế của đề tài
Sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu chất thải đang được thực hiện phổ biến
trên thế giới hiện nay và đang được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Đây là một cách tiếp cận mới trong việc thực hiện sản xuất có hiệu quả về mặt kinh tế
và môi trường, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh và lợi ích kinh tế cho
những doanh nhiệp tham gia và duy trì các hoạt động sử dụng hiệu quả tài nguyên và
sản xuất sạch hơn.
Trong quá trình thực hiện có sự tham khảo tài liệu, ý kiến của các chuyên gia quản
lý môi trường và các cán bộ quản lý nhà máy Thuận Hưng và công ty cổ phần
Woodsland.
Cơ sở lý thuyết của những hoạt động trong quá trình thực hiện sử dụng hiệu quả
tài nguyên là kết quả đúc kết kinh nghiệm thành công của nhiều ngành trong và ngoài
nước.
Quá trình thực hiện đề tài luôn đi theo sát với các hoạt động sản xuất thực tiễn tại
nhà máy Thuận Hưng.

12



Chƣơng 1:

TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN VÀ SẢN XUẤT SẠCH
HƠN (RE-CP)

1.1. Khái niệm về Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn
Theo UNEP - UNIDO, thì hiệu quả tài nguyên được dịnh nghĩa như sau: [22]
-

Là phương pháp tiếp cận tổng hợp có hệ thống để quản lý nguồn nguyên vật liệu,
năng lượng, hoá chất, nước, hạn chế và giảm thiểu chất thải và phát thải ra môi
trường dựa trên các hiệu quả về chi phí hướng tới phát triển bền vững. [22]

-

Tăng cường các giải pháp để đáp ứng nhu cầu của con người trong khi vẫn lưu
tâm đến vấn đề về sinh thái của thế giới bằng việc nâng cao hiệu quả sản xuất
nhưng tiêu thụ ít nguyêm liệu hơn. [22]

-

Được đánh giá bằng việc giảm sử dụng tài nguyên và các tác động đến môi
trường từ nguyên liệu, chất thải và các phát thải ngẫu nhiên trên một đơn vị sản
xuất, thương mại và tiêu thụ hàng hoá và dụng vụ trong suốt vòng đời. [22]
RE-CP là sự kết hợp giữa sản xuất sạch hơn và hiệu quả sinh thái đòi hỏi áp dụng

các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ ứng xử, cách nhìn nhận, thực hiện
đổi mới công nghệ theo hướng tốt hơn và sạch hơn.

Như vậy, RE-CP không những không ngăn cản sự phát triển, mà còn gia tăng hiệu
quả sử dụng tài nguyên, giảm thiểu phát thải trên mỗi đơn vị sản phẩm góp phần phát
triển bền vững.
A, Các yêu cầu khi tiến hành RE-CP
1, Sự cam kết và tham gia của ban lãnh đạo
Khi tiến hành RE-CP trong nhà máy thì cần phải có sự cam kết của ban lãnh đạo.
Bởi vì sự tham gia và cam kết của lãnh đạo nhà máy sẽ không chỉ giúp tìm ra giải
pháp kỹ thuật, mà còn nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý năng lượng, xác
định và thực hiện các giải pháp trực tiếp và gián tiếp. Các quyết định được phê duyệt
và triển khai nhanh chóng, và xuyên suốt. Bên cạnh đó việc tham gia của lãnh đạo sẽ
làm cho quá trình đánh giá RE-CP được cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn bởi các số liệu,
văn bản giấy tờ sẽ được cung cấp đầy đủ, điều đó làm cho RE-CP được thực hiện hiệu
quả hơn. Chính vì vậy, sự cam kết và tham gia của ban lãnh đạo là rất cần thiết – chỉ
có thể bắt đầu đánh giá RE-CP khi ban lãnh đạo ra quyết định.

13


2. Sự tham gia của toàn thể nhân viên
Thành công của chương trình RE-CP phụ thuộc nhiều vào sự tham gia của nhân
viên. Cần lưu ý rằng không chỉ người ngoài công ty (tư vấn ngoài) là người thực hiện
đánh giá RE-CP thành công mà yếu tố quyết định chính là nhân viên trong công ty với
sự trợ giúp cần thiết của người ngoài. Nhân viên đề cập ở đây là tất cả mọi người từ
ban lãnh đạo cao cấp đến công nhân lao động. Trong thực tế công nhân thường hiểu
hơn về quy trình và có thể đề xuất biện pháp cải tiến. Các phòng ban khác như phòng
kỹ thuật, vật tư, tài chính và hành chính cũng có thể đóng vai trò quan trọng. Nhân
viên thường cung cấp số liệu hữu ích, đặt biệt là đầu vào và đầu ra của quy trình, và
hỗ trợ đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế của các giải pháp RE-CP. Nên tổ chức họp
nhóm để mọi người cùng tham gia. Các cuộc họp này tổ chức tốt sẽ khuyến khích
nhân viên và giúp họ tự tin hơn và cũng là cách để thông báo về lợi ích của đánh giá

RE-CP. Vậy nên sự tham gia của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh
giá, thực hiện và duy trì chương trình RE-CP.
3. Thực hiện, duy trì thường xuyên và cải tiến liên tục
Thông thường trong các lĩnh vực như quản lý nội vi hay tối ưu hoá quá trình,
người lao động thường hay có xu hướng quay trở lại với các hoạt động và gây lãng
phí nếu không thường xuyên tạo ra động cơ duy trì các hoạt động cải tiến. Một số
biện pháp có thể bảo đảm cho người lao động tiếp tục tham gia vào các thành tựu đã
đạt được như tiền thưởng, bằng khen…
Khi đang tiến hành thực hiện các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản
xuất sạch hơn đã lựa chọn, phải tiếp tục lựa chọn trọng tâm đánh giá mới hay quá
trình mới cho quá trình đánh giá tiếp theo. Trọng tâm đánh giá mới lựa chọn sẽ là đối
tượng của các nhiệm vụ đánh giá tiếp, như vậy thì việc thực hiện RE-CP mới được
duy trì thường xuyên và cải tiến liên tục.
4. Sự thay đổi thái độ, cách nhìn
RE-CP đạt được là do ban lãnh đạo có sự thay đổi thái độ, cách nhìn đối với
chương trình, đó là các hiệu quả mà RE-CP đem lại – sử dụng hiệu quả tài nguyên
hơn, giảm lượng chất thải ra môi trường ngoài, tiết kiệm chi phí sản xuất, gia tăng
hiệu quả sản xuất. Mạnh dạn áp dụng kiến thức công nghệ, cải tiến từng bước công

14


nghệ hiện có và đổi mới công nghệ theo hướng tốt hơn và sạch hơn. Gạt bỏ tư duy
ngại thay đổi, tư tưởng trì trệ trong quản lý.
Vậy thay đổi tư duy, cách nhìn sẽ giúp quá trình tiếp cận, đánh giá, thực hiện và
duy trì RE-CP đạt được hiệu quả.
B, Đánh giá sử dụng nguyên vật liệu
Đánh giá RE-CP sẽ dựa trên việc đánh giá sử dụng nguyên vật liệu sử dụng, đó là
việc xác định, phân tích dòng nguyên liệu:
o Những nguyên liệu nào được sử dụng?

o Bao nhiêu nguyên liệu được chế biến?
o Giá trị về mặt kinh tế của chúng?
o Bao nhiêu chất thải và khí thải bỏ ra ở cuối quy trình sản xuất? [22]
Với phạm vi đánh giá được xác định là toàn bộ công ty hoặc từng quy trình sản
xuất cụ thể tuỳ thuộc vào quy mô và mục đích, mục tiêu với chu kỳ đánh giá là một
năm, một tháng, hay một mẻ sản xuất. Từ đó xác định định mức tiêu thụ nguyên,
nhiên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm.
Việc đánh giá nguyên vật liệu sử dụng sẽ giúp ta có một cái nhìn tổng quan hơn về
từng mức sử dụng năng lượng, nhiên nguyên vật liệu sản xuất của công ty từ đó có thể
đánh giá sơ bộ được tiềm năng triển khai, áp dụng các giải pháp RE-CP một cách hiệu
quả nhất.
C, RE-CP với chất thải
Trong quá trình sản xuất thì sẽ phát thải chất thải dưới dạng:
 Chất thải rắn
 Chất thải lỏng
 Khí thải
Chất thải gây ra ô nhiễm môi trường, lãng phí và tăng chi phí sản xuất. RE-CP
nhìn nhận chất thải là một dạng tài nguyên không được đặt đúng chỗ, nên tìm những
cơ hội để khai thác sử dụng chất thải như; tái chế, tái sử dụng, làm nguyên liệu cho
quá trình sản xuất khác.
Một số biện pháp giúp ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải, và tăng hiệu quả sử
dụng tài nguyên:
-

Quản lý nội vi tốt

15


Đây là một giải pháp đơn giản, và không đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư và có thể

được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp RE-CP. Quản lý nội vi chủ
yếu là cải tiến các thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, tải tiến
công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm như: phát hiện rò rỉ, tránh các rơi vãi,
bảo ôn tốt đường ống để tránh thất thoát, đóng các van, tắt các thiết bị khi không sử
dụng để tránh lãng phí. Mặc dù là phương pháp đơn giản nhưng cần có sự tham gia,
và quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.
-

Thay đổi công nghệ
Chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiệu thụ tài

nguyên và giảm lượng chất thải. Thiết bị mới thường đắt tiền, nhưng có thể thu hồi
được vốn nhanh.
Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp khác, do đó cần phải
được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy. tiềm năng sử dụng hiệu quả tài nguyên hơn và
cải thiện chất lượng sản phẩm có thể cao hơn các giải pháp khác.
-

Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho mục đích khác, sản xuất các sản phẩm

phụ khác, ví dụ như: tận dụng mùn cưa từ quá trình gia công định hình sản phẩm gỗ
để sản xuất ván công nghiệp.
-

Tối ưu hoá quy trình sản xuất
Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu,

sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian,
tốc độ…cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh càng gần với điều kiện tối ưu càng

tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất.
Cũng như quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi sự quan tâm của
ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
-

Thay đổi nguyên vật liệu
Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân

thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có
chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
-

Sử dụng dịch vụ thay cho sản phẩm
Các biện pháp xử lý đổi với chất thải:

16


-

Tái chế
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng cho
mục đích khác. Có nhiều cách tận dụng như:
o Tái chế, tái sử dụng luôn trong quy trình sản xuất
o Tái chế, tái sử dụng trong công ty, chất thải của quy trình này là nguyên
liệu đầu vào của quy trình khác.
o Tái chế, tái sử dụng ở một cơ sở sản xuất khác bên ngoài công ty, hay phế
phẩm của công ty này là nguyên liệu đầu vào của công ty khác. [22]
Việc tái chế, tái sử dụng không những giúp tiết kiệm chi phí, gia tăng hiệu quả
sử dụng tài nguyên mà còn giảm thiểu phát thải chất thải.


-

Tiêu huỷ, tiêu huỷ chất thải là biện pháp cuối cùng khi không thể tận dụng được
chất thải, việc tiêu huỷ chất thải cần:
o Giảm tối đa thể trọng của lượng chất thải cần tiêu huỷ, giảm cả về khối
lượng và thể tích chất thải cần tiêu huỷ, điều này sẽ làm giảm ảnh hưởng
của việc tiêu huỷ chất thải đối với môi trường.
o Tiêu huỷ phải triệt để
o Đảm bảo không còn độc tính của chất thải

D, Cách tiếp cận RE-CP
Khi phòng ngừa từ đầu nguồn thì càng tiết kiệm chi phí, ta có thể thấy rằng phòng
tránh, giảm thiểu phát thải sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với xử lý và thải bỏ
chất thải. Ta có thể minh hoạ chi phí để xử lý chất thải theo hình sau:

Hình 4: Chi phí xử lý chất thải theo các cách tiếp cận [22]
17


Chi phí xử lý và thải bỏ cuối đường ống sẽ gây lãng phí nguyên vật liệu, năng
lượng, nhân công hơn rất nhiều so với chi phí cho việc giảm thiểu và phòng tránh phát
thải từ đầu nguồn, hay nói cách khác giảm một đơn vị chất thải phát thải là giảm được
nhiều chi phí để xử lý và thải bỏ đơn vị chất thải này.
E, Các lợi ích của hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RE-CP)
Một cách tổng quát RE-CP vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ
môi trường và là công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vì vậy khi thực hiện RE-CP sẽ có lợi cho cả hai mặt là cho Doanh nghiệp và cho
Môi trường:
-


Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất do tiết kiệm chi phí cho việc sử
dụng nước, năng lượng, nguyên nhiên liệu hiệu quả hơn, chi phí xử lý cuối đường
ống, chi phí loại bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải.

-

Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy.

-

Nâng cao mức ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm.

-

Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các biện pháp thu hồi và tái sử
dụng chất thải.

-

Tái sử dụng các bán thành phẩm có giá trị.

-

Cải thiện môi trường làm việc có liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động cho
công nhân.

-

Giảm ô nhiễm môi trường do giảm phát thải.


-

Nâng cao khả năng cạnh tranh do:
o Chất lượng sản phẩm/dịch vị thoả mãn khách hàng
o Cải thiện môi trường làm việc (sức khoẻ và an toàn)
o Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp do ít gây ô nhiễm
o Tiết kiệm chi phí xử lý chất thải
o Các cơ hội thị trường mới và hấp dẫn [22]

-

Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn.

-

Nâng cao hiểu biết về quá trình sản xuất, các chi phí, các vấn đề về môi trường
trong nội bộ doanh nghiệp và nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của công
nhân thông qua sự tham gia trực tiếp của họ vào quá trình thực hiện RE-CP.

18


1.2. Các nhóm giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn
1.2.1 Quản lý nội vi tốt
Quản lý nội vi là một giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội
vi thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định
được các giải pháp sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công
việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và
sản phẩm. Ví dụ:

-

Tránh rơi vãi, rò rỉ.

-

Bảo ôn tốt đường ống

-

Đóng các van nước, tắt các bóng đèn, thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất.
Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo

cũng như việc đào tạo cán bộ công nhân viên của công ty.
1.2.2. Thay thế nguyên vật liệu
Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân
thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có
chất lượng tốt hơn để đạt hiệu suất sử dụng cao hơn. Ví dụ:
Thay thế sơn, mực in dung môi hữu cơ bằng sơn, mực in dung môi nước
1.2.3. Thay đổi quá trình sản xuất
Để đảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất
và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình sản xuất như: nhiệt độ, thời gian, áp
suất,… cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh càng gần với điều kiện tối ưu càng
tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất.
1.2.4. Thay đổi công nghệ
Chuyển sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài
nguyên và giảm thiểu lượng nước thải. Thiết bị mới thường đắt tiền, nhưng có thể thu
hồi vốn nhanh. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất
sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm
nguyên liệu và cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu phát thải chất thải ra môi

trường ngoài có thể cao hơn so với các giải pháp khác

19


1.2.5. Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng cho mục
đích khác. Ví dụ:
- Tận dụng đầu mẩu gỗ thừa, phoi bào… phát sinh trong quá trình gia công định
hình sản phẩm làm nguyên liệu đốt hệ thống lò hơi trong sản xuất gỗ.
1.2.6. Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho mục đích khác.
1.2.7. Thiết kế sản phẩm mới
Thay đổi thiết kế sản phẩm có cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu sử
dụng các nguyên liệu độc hại.
1.3. Phƣơng pháp luận đánh giá RE-CP
Để áp dụng được RE-CP cần có phân tích một cách chi tiết về trình tự vận hành
của quá trình sản xuất cũng như của thiết bị sản xuất hay còn gọi là đánh giá sử dụng
hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn. Đánh giá sử dụng tài nguyên hiệu quả và
sản xuất sạch hơn là một công cụ hệ thống có thể giúp nhận ra việc sử dụng nguyên,
nhiên liệu không hiệu quả, việc quản lý chất thải kém, các rủi ro về bệnh nghề nghiệp
bằng cách tập trung chú ý vào khía cạnh môi trường và các tác động của quá trình sản
xuất công nghiệp.
Đánh giá RE-CP mang tính hệ thống gồm 6 bước:
1. Khởi động
2. Đánh giá sơ bộ
3. Đánh giá chi tiết
4. Sàng lọc và nghiên cứu khả thi
5. Thực hiện các giải pháp RE-CP
6. Duy trì RE-CP


20


Đánh giá chi tiết RE-CP theo các bước và các nhiệm vụ chi tiết như sau:
Bước 1: Khởi động
1: Cam kết của lãnh đạo và sự tham gia của nhân viên
2: Thành lập nhóm RE-CP
3: Tiến hành khảo sát thực địa toàn bộ doanh nghiệp

Bước 2: Đánh giá sơ bộ
4: Thu thập số liệu nền
5: Xác định và lựa chọn trọng tâm đánh giá
6: Xây dựng sơ đồ dòng chi tiết

Bước 3: Đánh giá chi tiết
7: Khảo sát tổn thất và định giá dòng thải
8: Phân tích nguyên nhân
9: Đề xuất ccác cơ hội RE-CP

Bước 4: Sàng lọc và nghiên cứu khả thi
10: Sàng lọc các cơ hội RE-CP
11: Đánh giá khả thi kỹ thuật
12: Đánh giá khả thi về kinh tế
13: Đánh giá khả thi về mặt môi trường

Bước 5: Thực hiện các giải pháp RE-CP
14: Lựa chọn giải pháp để thực hiện
15: Thực hiện các giải pháp RE-CP
16: Giám sát và đánh giá kết quả


21


Bước 6: Duy trì RE-CP
17: Duy trì các giải pháp RE-CP
18: Lựa chọn bước gây lãng phí tiếp theo (trọng tâm mới)

Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình đánh giá RE-CP [22]
1.4. Triển khai áp dụng RE-CP tại một nhà máy
Để áp dụng RE-CP tại một nhà máy có ba vấn đề quan trọng sau cần được quan
tâm:
-

Cam kết của cấp quản lý

-

Sự tham gia của công nhân vận hành

-

Giải pháp có tổ chức

A, Cam kết của cấp quản lý
Sự cam kết mạnh mẽ từ các cấp lãnh đạo là một trong những điều kiện tiên quyết
quyết định sự thành công của một chương trình RE-CP. Điều này có nghĩa là phải có
sự tham gia và giám sát trực tiếp của họ. Quan trọng nhất là sự thuyết phục của họ thể
hiện qua những hành động chứ không phải chỉ trong lời nói.
B, Sự tham gia của công nhân vận hành

Trong một chương trình RE-CP, trách nhiệm của người quản lý là tạo ra các
phương hướng và hỗ trợ trong việc đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn và trực
tiếp tham gia thực hiện là những người công nhân của nhà máy. Do vậy, ngay từ
bước đầu hình thành cho đến khi chương trình RE-CP được triển khai, vai trò của
người công nhân vận hành là rất quan trọng. Sự sáng tạo của người công nhân vận
hành sẽ giúp cho việc xác định và tiến hành những biện pháp RE-CP dễ dàng hơn.
C, Giải pháp có tổ chức
Để RE-CP đạt hiệu quả và được duy trì, điều cốt yếu là các giải pháp phải được
hình thành và thực hiện một cách có tổ chức. Đầu tiên, một giải pháp đưa ra có thể
hấp dẫn vì những lợi ích trước mắt, tuy nhiên những lợi ích này sẽ giảm đi nếu lợi ích

22


lâu dài không thể xác định. Nếu các giải pháp được tiếp cận một cách có tổ chức trong
việc phân công trách nhiệm, xác định mục tiêu, xem xét sự tiến triển và tính toán thời
gian của việc tiến hành sẽ giúp chương trình hoạt động liên tục đem lại lợi ích hơn.
1.5. Những rào cản trong việc thực hiện RE-CP và các biện pháp khắc phục
Thực hiện RE-CP là một biện pháp tiếp cận tích cực để sử dụng hiệu quả tài
nguyên, tăng cường lợi nhuận, cải thiện môi trường làm việc và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường trong công nghiệp, tuy nhiên việc áp dụng sản xuất sạch hơn vẫn còn có
nhiều rào cản.
1. Các rào cản về nhận thức
- Thái độ tắc trách đối với quản lý sản xuất và các vấn đề môi trường.
-

Trở lực với sự thay đổi, sợ thất bại

Các biện pháp khắc phục:
-


Công bố sớm có kết quá áp dụng RE-CP

-

Sự tham gia của cán bộ công nhân viên

-

Khuyến khích thử nghiệm

2. Các rào cản có hệ thống
- Thiếu kỹ năng quản lý chuyên nghiệp
-

Các ghi chép về sản xuất có chất lượng thấp

-

Hệ thống quản lý không thích hợp và không có hiệu quả

Các biện pháp khắc phục:
-

Cung cấp tài liệu và hồ sơ về nhà máy đầy đủ

-

Xem xét việc duy trì sản xuất sạch ở nhà máy


-

Phát triển các chỉ tiêu liên quan đến quản lý đơn giản

-

Thực hiện quản lý mặt bằng từ trên xuống dưới

-

Tuyên truyền các kết quả đạt được

3. Rào cản thuộc về tổ chức
- Sự tập trung quyền ra quyết định
-

Sự trú trọng quá mức đối với sản xuất

-

Thiếu sự tham gia của cán bộ công nhân viên

Các biện pháp khắc phục:
-

Chia sẽ thông tin

23



-

Tổ chức một nhóm thực hiện dự án có năng lực

-

Ghi nhận và khen thưởng các cố gắng để thực hiện RE-CP

-

Đưa vào chi phí sản xuất và phát sinh chất thải

4. Các rào cản về kỹ thuật
- Năng lực kỹ thuật hạn chế
-

Thiếu thông tin kỹ thuật

-

Hạn chế về công nghệ

Các biện pháp khắc phục:
-

Đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật

-

Các thiết bị gia công tại chỗ


-

Tuyên truyền các kết quả công nghệ và kỹ thuật RE-CP

-

Trợ giúp cơ bản các nghiên cứu triển khai về môi trường

5. Các rào cản về kinh tế
- Quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn đến chi phí sản xuất
-

Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm

-

Chính sách đầu tư đặc biệt

-

Chi phí cao và thiếu vốn đầu tư

Các biện pháp khắc phục:
-

Vững vàng về tài chính

-


Thực hiện các biện pháp hấp dẫn về mặt tài chính

-

Đầu tư có kế hoạch và phân phối chi phí hợp lý

-

Các chính sách công nghiệp dài hạn

-

Có chế độ khen thưởng về tài chính

24


Chƣơng 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT
NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƢỜNG
2.1. Tổng quan về ngành chế biến gỗ Việt Nam
2.1.1. Khái quát tình hình
Ngành công nghiệp chế biến gỗ nước ta đã có lịch sử hình thành và phát triển từ
những năm Pháp thuộc cho đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể đóng góp vào
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Là một trong mười sản
phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành kinh tế với giá trị xuất khẩu đạt 4,6 tỷ đô la năm 2012
chiếm 2% thị trường xuất khẩu gỗ trên toàn thế giới, tạo công ăn việc làm cho khoảng
500.000 lao động, với nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng phong phú: đồ gỗ nội thất,
ngoài trời, gỗ mỹ nghệ, gỗ công nghiệp [21]… Có thể vắn tắt sự phát triển của ngành
công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam qua biểu đồ sau:
Tỷ đôla


Năm

Biểu đồ 1: Xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong những năm gần đây
(Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương)
Thị trường xuất khẩu cũng có nhiều thay đổi mạnh mẽ trước đây chỉ tập trung vào
các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc để tái xuất khẩu sang
nước thứ ba, nay đã xuất khẩu trực tiếp sang hơn 100 quốc gia.

Biểu đồ 2: Thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam
(Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương)
25


×