Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước mọi lưu vực sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 125 trang )

 

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MỘT LƯU VỰC SÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

KHOÁ 2009
Hà Nội - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC MỘT LƯU VỰC SÔNG

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ MÔI TRUỜNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. Trịnh Thành

Hà Nội - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình “Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất
lượng môi trường nước một lưu vực sông” là công trình nghiên cứu của tôi và chưa
được công bố trên bất kỳ tài liệu, tạp chí cũng như hội nghị nào. Những kết quả của
luận văn là hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2012
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Huyền


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5

Nhu cầu oxy hóa sinh học

BVMT

Bảo vệ môi trường


CN

Công nghiệp

CCN

Cụm công nghiệp

DO

Nồng độ oxy hòa tan

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

KCN

Khu công nghiệp

KB

Kịch bản

KT-XH


Kinh tế - Xã hội

LVS

Lưu vực song

NN&PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QCKT

Quy chuẩn kỹ thuật

TNN

Tài nguyên nước

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


Nguyễn Thị Thu Huyền
 

Cao học Quản lý Môi trường 2009 - 2011


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG ................................................................................................... 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản về lưu vực sông ........................................................ 3
1.1.1.Chất lượng nước lưu vực sông ........................................................................ 3
1.1.2.Ô nhiễm nước sông ......................................................................................... 4
1.1.3.Quy trình quản lý chất lượng nước lưu vực sông ........................................... 5
1.2.Tổng quan chất lượng nước các lưu vực sông ở Việt Nam ............................... 5
1.2.1.Đặc điểm lưu vực sông ở Việt Nam ................................................................ 5
1.2.2.Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Việt Nam ...................................... 8
1.3.Thực trạng công tác quản lý lưu vực sông và quy trình quản lý chất lượng nước
lưu vực sông tại Việt Nam ....................................................................................... 12
1.3.1.Chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý lưu
vực sông ................................................................................................................... 12
1.3.2.Công tác tổ chức quản lý lưu vực sông .......................................................... 14
1.3.3.Áp dụng các công cụ kinh tế ........................................................................... 15

1.3.4.Thực hiện quy hoạch lưu vực sông ................................................................. 16
1.3.5.Hiện trạng quy trình quản lý chất lượng nước LVS ....................................... 17
1.4.Kinh nghiệm thực hiện quy trình quản lý lưu vực sông trên thế giới ................ 20
1.4.1.Một số chương trình quản lý lưu vực sông điển hình ..................................... 21
1.4.2.Sử dụng mô hình hóa trong quản lý chất lượng nước sông ............................ 32
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ......................................................... 36
2.1. Cơ sở lý thuyết đề xuất quy trình quản lý chất lượng nước lưu vực sông theo
quy trình của Dulhin- Ấn Độ ................................................................................... 36
2.2. Cơ sở lý thuyết chương trình QUAL2K ........................................................... 45
2.2.1. Nguyên tắc phân đoạn sông ........................................................................... 46
2.2.2. Cân bằng dòng chảy ....................................................................................... 47
2.2.3. Tính toán thủy lực .......................................................................................... 48
2.2.4. Thời gian chảy truyền .................................................................................... 49
2.2.5. Lan truyền dọc theo sông ............................................................................... 50
Nguyễn Thị Thu Huyền
 

Cao học Quản lý Môi trường 2009 - 2011


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

2.2.6. Cân bằng nhiệt................................................................................................ 50
2.2.7. Cân bằng nồng độ........................................................................................... 52
2.2.8. Các biến trong mô hình .................................................................................. 52
2.2.9. Các phản ứng hóa sinh ................................................................................... 53
2.2.10. Biến số phức hợp.......................................................................................... 54
2.2.11. Mối quan hệ giữa các biến của mô hình với dữ liệu .................................... 54
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT

LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC ÁP DỤNG VỚI LƯU VỰC SÔNG NHUỆ ĐÁY ......................................................................................................................... 58
3.1. Phần mềm mô phỏng chất lượng nước QUAL2K ............................................ 58
3.1.1. Thu thập và xử lý dữ liệu ............................................................................... 58
3.1.1.1. Cơ sở phương pháp ..................................................................................... 59
3.1.1.2. Các kết quả thu thập và xử lý dữ liệu.......................................................... 59
3.1.1.3. Số liệu quan trắc nước mặt tại một số địa điểm .......................................... 75
3.1.2. Hiệu chỉnh các thông số và đánh giá sự tương hợp của mô hình ................. 76
3.2. Đánh giá tính khả thi khi áp dụng quy trình quản lý chất lượng nước với vùng
LVS Nhuệ - Đáy nghiên cứu .................................................................................... 80
3.2.1. Thu thập dữ liệu để xây dựng các kịch bản dữ liệu ....................................... 80
3.2.2. Mô phỏng một số bước thực hiện quy trình quản lý chất lượng nước LVS .. 85
3.2.3. Diễn biến chất lượng nước LVS Nhuệ - Đáy theo các kịch bản .................... 88
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 93
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 96
PHỤ LỤC

 

Nguyễn Thị Thu Huyền
 

Cao học Quản lý Môi trường 2009 - 2011


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các thông số chính của lưu vực sông lớn chảy qua địa phận Việt Nam
................................................................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 1.2: So sánh một số đặc điểm của một số quy trình quản lý LVS điển hình trên
thế giới ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.1: Các biến trong mô hình QUAL2K ........ Error! Bookmark not defined.1
Bảng 3.1. Đặc trưng thủy lực của các đoạn sông trong đoạn LVS nghiên cứu Error!
Bookmark not defined.9
Bảng 3.2. Danh sách các trạm thủy văn sử dụng trong mô hình .............................60
Bảng 3.3. Dân số và ước tính lưu lượng nước thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội
(theo điều tra dân số ngày 1/4/2009) ........................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.4:Ước tính tải lượng nước thải sinh hoạt TP.Hà Nội (năm 2009) ....... Error!
Bookmark not defined.4
Bảng 3.5. Danh sách các cụm công nghiệp và ước tính tải lượng ô nhiễm của TP.Hà
Nội (năm 2009) ...................................................... Error! Bookmark not defined.6
Bảng 3.6. Danh sách các KCN và ước tính tải lượng ô nhiễm nước thải công nghiệp
của TP.Hà Nội (năm 2009) ...................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.7. Ước tính tải lượng nước thải sinh hoạt của tỉnh Hà Nam (năm 2009) ....72
Bảng 3.8. Ước tính lưu lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm của nước thải công
nghiệp từ các KCN tỉnh Hà Nam (năm 2009) ....... Error! Bookmark not defined.2
Bảng 3.9. Ước tính lưu lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm của nước thải công
nghiệp từ các cụm công nghiệp tỉnh Hà Nam (năm 2009) Error! Bookmark not
defined.3
Bảng 3.10. Các điểm quan trắc nước mặt trong đoạn LVS Nhuệ - Đáy nghiên cứu
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.11. Ước tính dân số TP.Hà Nội giai đoạn 2010-2020 Error! Bookmark not
defined.9

Nguyễn Thị Thu Huyền
 

Cao học Quản lý Môi trường 2009 - 2011



Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

Bảng 3.12. Tổng hợp xu hướng phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội giai đoạn
2010-2020………………………………………………………………………….81
Bảng 3.13. Dự báo dân số của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2020………………82
Bảng 3.14: Xu hướng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010- 2020..83  

Nguyễn Thị Thu Huyền
 

Cao học Quản lý Môi trường 2009 - 2011


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

DANH MỤC ĐỒ THỊ HÌNH ẢNH 
Hình 1.1: Sơ đồ lưu vực sông .................................. Error! Bookmark not defined.
Hình 1.2. Bản đồ các lưu vực sông lớn của Việt Nam Error!

Bookmark

not

defined.
Hình 1.3. Mức độ khai thác nước vào mùa khô tại 16 lưu vực sông Việt Nam….....8
Hình 1.4: Số liệu quan trắc nồng độ N-NH4 trên LVS Nhuệ - Đáy từ năm 2006 đến
năm 2010 so với QCVN 08:2008/BTNMT ............. Error! Bookmark not defined.
Hình1.5: Nồng độ BOD5 trung bình trong 5 năm gần đây (2005-2009) so với quy
chuẩn quốc gia Việt Nam về chất lượng nước mặt .. Error! Bookmark not defined.

Hình 1.6: Chương trình quản lý LVS Danube thực thi theo khung WFD ....... Error!
Bookmark not defined.
Hình 2.1: Đề xuất các bước thực hiện quy trình quản lý chất lượng nước LVS ..........
Error! Bookmark not defined.6
Hình 2.2: Cách phân đoạn của QUAL2K cho sông đơn Error!

Bookmark

not

defined.5
Hình 2.3: Cách phân đoạn của QUAL2K cho sông có nhánh Error! Bookmark not
defined.6
Hình 2.4: Chia đoạn sông thành các phần tử……………………………………....46
Hình 2.5. Cân bằng dòng chảy ............................... Error! Bookmark not defined.7
Hình 2.6: Mặt cắt hình thang .................................. Error! Bookmark not defined.7
Hình 2.7: Cân bằng nhiệt của đoạn sông i………………………………………... 50
Hình 2.8: Cân bằng khối lượng ............................. Error! Bookmark not defined.1
Hình 3.1: Vị trí các trạm quan trắc trên LVS Nhuệ- Đáy ........................................ 75
Hình 3.2. Hình ảnh diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước và kết quả thực đo tại
một số điểm quan trắc trên sông Nhuệ .....................................................................78
Hình 3.3. Kết quả tính toán DO theo các kịch bản dọc sông Nhuệ………………..88
Hình 3.4. Kết quả tính toán BOD5 theo các kịch bản dọc sông Nhuệ .....................88

Nguyễn Thị Thu Huyền
 

Cao học Quản lý Môi trường 2009 - 2011



Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

Hình 3.5. Kết quả tính toán NH4+ theo các kịch bản dọc sông Nhuệ ......................88

Nguyễn Thị Thu Huyền
 

Cao học Quản lý Môi trường 2009 - 2011


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Trịnh Thành - Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn giúp tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm quan trắc môi trường - Tổng cục môi
trường đã cung cấp thông tin và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Viện Khoa học và Công
nghệ Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt kiến thức cho tôi
trong quá trình học tập tại Viện, cũng như gia đình, bạn bè đã khuyến khích, động
viên tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
 
 


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

MỞ ĐẦU
Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá mạnh mẽ xuất phát từ sự phát triển

kinh tế xã hội nhanh của Việt Nam đang gây ra những quan ngại về ô nhiễm môi
trường tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, các trung tâm đô thị chính
khác và các vùng phụ cận. Đối với môi trường nước, nhất là môi trường lưu vực
sông, ô nhiễm được gây ra do nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý được thải ra từ các
hộ gia đình, văn phòng,... và nước thải chưa qua xử lý được thải ra từ nhiều hoạt
động trong sản xuất công nghiệp, khai khoáng, làng nghề… Chính Phủ Việt Nam và
các cơ quan nhà nước về quản lý môi trường đã và đang có những nỗ lực đáng kể để
giải quyết vấn đề này, tuy nhiên các biện pháp hiện nay vẫn chưa đủ tương ứng với
sức ép ngày càng lớn từ tải lượng ô nhiễm.
Để khắc phục được tình trạng đó, Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình quản lý
môi trường nước với việc sử dụng phương pháp tiếp cận theo lưu vực sông. Chính
phủ ban hành một số văn bản pháp lý và các chương trình, đề án, hoạch định hướng
dẫn nhằm thúc đẩy việc hiện thực công tác quản lý lưu vực sông. Đồng thời, để bảo
vệ nguồn tài nguyên nước, kiểm soát ô nhiễm tài nguyên nước và dự báo được diễn
biến môi trường lưu vực sông cần đánh giá chất lượng nước và xu hướng phát triển
chất lượng nước, kiểm soát và có đủ chế tài xử lý các nguồn gây ô nhiễm. Ở đây
quy trình quản lý chất lượng nước lưu vực sông có một ý nghĩa rất quan trọng.
Một quy trình quản lý chất lượng nước sông có sử dụng phần mềm mô hình
hóa hỗ trợ là một công cụ đã được sử dụng hiệu quả trên thế giới phục vụ công tác
quản lý chất lượng nước lưu vực sông. Tại Việt Nam bắt đầu nghiên cứu và sử dụng
công cụ phần mềm mô hình hóa môi trường trong khoảng 10 năm gần đây, tuy
nhiên, chưa có một quy trình quản lý chất lượng nước lưu vực sông hoàn chỉnh. Vì
vậy, quy trình quản lý chất lượng nước một lưu vực sông có sử dụng công cụ phần
mềm mô hình hóa được chọn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Trong luận văn, dựa trên những kinh nghiệm của thế giới và hiệu chỉnh quá
trình đảm bảo phù hợp điều kiện thực tiễn và hiện trạng quản lý lưu vực sông của
Việt Nam, tác giả nghiên cứu và đề xuất một quy trình quản lý chất lượng nước lưu

Nguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 


1

GVHD: TS.Trịnh Thành


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

vực sông gồm 10 bước cụ thể. Quy trình đưa ra hướng dẫn chi tiết theo từng bước
và lộ trình cụ thể để thu được những đánh giá thực trạng chất lượng nước sông và
dự đoán mô phỏng chất lượng nước trong tương lai. Luận văn sử dụng chương trình
mô phỏng chất lượng nước QUAL2K là công cụ kỹ thuật hỗ trợ quy trình. Phần
mềm QUAL2K được phát triển bởi Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) là một trong
những mô hình tiên phong đã được sử dụng từ lâu trên thế giới trong nghiên cứu
ảnh hưởng của các chất ô nhiễm thông thường đến chất lượng nước sông. Mặc dù,
phần mềm QUAL2K không phải là một kỹ thuật mới nhưng dễ sử dụng với tính
hiệu quả cao và không yêu cầu nhiều dữ liệu như các phần mềm mới, nên phù hợp
là công cụ nghiên cứu bước đầu cho Quy trình đề xuất.
Đối tượng áp dụng thử nghiệm quy trình đề xuất là một đoạn lưu vực sông
Nhuệ - Đáy (bao gồm toàn bộ sông Nhuệ và đoạn sông Đáy từ Ba Thá đến cầu Đọ),
lưu vực sông này quan trọng đối với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chất lượng môi
trường nước của các con sông thuộc lưu vực đã và đang bị suy giảm nhanh chóng
do ảnh hưởng từ các hoạt động phát triển kinh tế, do các khu công nghiệp, khu đô
thị, làng nghề, các cơ sở sản xuất mọc lên rất nhanh nhưng thiếu sự quản lý chặt chẽ
đối với các vấn đề môi trường. Trong khi đó hàng triệu người sống trong lưu vực
sông Nhuệ - Đáy sử dụng nguồn nước này trong các nhu cầu khác nhau của cuộc
sống. Vì vậy, việc có một quy trình quản lý chất lượng nước thống nhất, hiệu quả và
bền vững đối với lưu vực sông Nhuệ - Đáy mang đến tính thực tiễn to lớn.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn to lớn. Chính bởi lý do đó, tác giả đã tiến hành luận văn “Nghiên

cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông”.
Luận văn bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
Chương I: Tổng quan quy trình quản lý chất lượng nước lưu vực sông.
Chương II: Cơ sở lý thuyết đề xuất quy trình quản lý chất lượng nước lưu vực
sông.
Chương III: Đánh giá tính khả thi quy trình quản lý chất lượng môi trường
nước áp dụng với lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

Nguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 

2

GVHD: TS.Trịnh Thành


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản về lưu vực sông
1.1.1. Chất lượng nước lưu vực sông
™ Khái niệm lưu vực sông:
Theo EPA, lưu vực sông (river basin) có thể được hiểu là một vùng địa lý mà
trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông. Khi nói tới lưu
vực sông (LVS) là xét đến toàn bộ vùng đất với tài nguyên nước (nước mặt, nước
dưới đất), đất đai, rừng, hệ động vật.
Theo Bộ Tài nguyên và môi trường tiểu bang Bắc Carolina - Mỹ, LVS là vùng
đất mà các dòng nước chảy qua hoặc chảy ngầm dưới đất cùng đổ vào một con sông.

Giống như một cái bồn thu toàn bộ lượng nước rơi vào phía trong nó, LVS chuyển
toàn bộ lượng nước rơi vào trong nó đến sông chính và chảy đến cửa sông hoặc cửa
biển. LVS có thể chia thành các tiểu lưu vực (watershed) đó là vùng đất xung quanh
sông nhỏ, dòng suối hoặc hồ.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản, LVS là phần diện tích khu vực tập trung toàn
bộ nước đổ vào con sông hay vận chuyển nước chảy trên vùng đất phụ cận đến sông
chính và chảy đến cửa sông hoặc cửa biển.

Cửa sông/cửa biển

 

Hình 1.1: Sơ đồ lưu vực sông

Nguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 

3

GVHD: TS.Trịnh Thành


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

™ Chất lượng nước lưu vực sông:
Ngoài lượng nước, chất lượng nước là yếu tố rất quan trọng quyết định việc
khai thác sử dụng nguồn nước. Chất lượng nước là tính chất lý hoá và thành phần
sinh học của nước. Chất lượng nước xét đến toàn bộ các tính chất vật lý (như độ dẫn,
độ đục, nhiệt độ...), thành phần hoá học (pH, DO, BOD, COD, N, P...) và thành
phần vi sinh (coliform, Ecoli, pathogen...) có trong nước. Hàm lượng các chất này

quyết định việc nguồn nước đó có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau [1].
Chất lượng nước tác động mạnh mẽ đến sự sống của con người cũng như môi
trường. Nói chung, trong tự nhiên nước sông khá sạch, nhưng do các chất thải độc
hại không được xử lý đổ vào môi trường nước, khi vượt quá giới hạn nào đó, nguồn
nước có thể trở thành nguồn độc và là nguồn bệnh [1, 25].
1.1.2. Ô nhiễm nước sông
™ Định nghĩa ô nhiễm nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi “chất lượng” so với nước tự nhiên.
Nguồn gốc ô nhiễm có thể do các hoạt động của con người, do các quá trình tự
nhiên, do thiên tai, do mất cân bằng hệ sinh thái... Có thể phân loại sự ô nhiễm nước
như sau: ô nhiễm tại nguồn, ô nhiễm tại nơi tiếp nhận, ô nhiễm do thiếu ôxy, do các
chất dinh dưỡng (N, P, …), do các chất độc...
Ô nhiễm môi trường nước: Có ảnh hưởng quan trọng đến các vấn đề môi
trường, hệ sinh thái, sức khỏe... nên cần kiểm soát được để có thể quản lý chất
lượng nước nghĩa là cần đánh giá được trước khi có thể kiểm soát và quản lý [1,25] .
™ Khái niệm ngưỡng chịu tải ô nhiễm của nguồn nước
Khái niệm ngưỡng chịu tải (carrying capacity) liên quan tới khả năng chống
chịu và phục hồi, tức là là một con số giới hạn mà khi vượt quá sẽ làm mất cân bằng
hệ sinh thái [Nguồn: The concepts and analysis of carrying capacity-a management
tool for effective planning, Lim L.C (1995)]. Kỹ thuật tìm ngưỡng chịu tải ô nhiễm
của nguồn nước đòi hỏi nhiều công cụ: mô hình hóa, các nghiên cứu về độc tính,…
Ngưỡng chịu tải ô nhiễm của nguồn nước là một yếu tố quyết định nhiều tới chất
lượng và các chỉ tiêu nguồn nước.

Nguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 

4

GVHD: TS.Trịnh Thành



Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

1.1.3. Quy trình quản lý chất lượng nước lưu vực sông
Theo định nghĩa của GWP (Cộng tác nước toàn cầu): Quản lý chất lượng nước
LVS là hoạt động thuộc chương trình quản lý LVS, là một quá trình thúc đẩy sự
hợp tác giữa khai thác và quản lý nước, đất và các tài nguyên khác trong lưu vực,
với mục đích đạt được lợi ích kinh tế và xã hội cao nhất một cách hợp lý mà không
làm tổn hại đến sự bền vững của hệ sinh thái [4,9]. 
1.2. Tổng quan chất lượng nước các lưu vực sông ở Việt Nam
1.2.1. Đặc điểm lưu vực sông ở Việt Nam
Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.370 con sông có chiều
dài lớn hơn 10 km. Trong số đó, 10 con sông chảy qua biên giới nhiều nước. Việt
Nam có 16 LVS chính, trong các lưu vực đó có 9 lưu vực chiếm diện tích trên 90%
tổng diện tích LVS của cả nước. Chín (9) lưu vực đó bao gồm: lưu vực sông Hồng,
sông Thái Bình, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn,
sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu Long (Mekong) [1]. Bản đồ các LVS lớn ở
Việt Nam thể hiện qua hình 1.2.

Nguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 

5

GVHD: TS.Trịnh Thành


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 


Hình 1.2. Bản đồ các lưu vực sông lớn của Việt Nam [1]

Nguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 

6

GVHD: TS.Trịnh Thành


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

Mỗi LVS có đặc điểm riêng về tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên
nước (TNN). Các LVS mang lại các giá trị rất to lớn [25]: Cung cấp các nguồn tài
nguyên quý giá cho sản xuất và sinh hoạt; bảo vệ sự sống của con người và các hệ
sinh thái; là môi trường tiếp nhận, chuyển tải và làm sạch các chất thải; là nơi tập
trung nhiều loại hàng hoá tự nhiên có giá trị về mặt kinh tế; các giá trị của TNN như
cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, phục vụ giao thông vận tải thuỷ, khai
thác cát lòng sông, cung ứng dịch vụ phi thị trường như tiếp nhận và tự làm sạch
chất thải, tạo cảnh quan môi trường và các giá trị bảo tồn như tham gia vào chu
trình nước trong tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học….
Đặc điểm các hệ thống sông chính chảy qua địa phận Việt Nam (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Các thông số chính của LVS lớn chảy qua địa phận Việt Nam [1]

(Nguồn: Dữ liệu về tài nguyên nước quốc gia, Cục Quản lý Tài nguyên nước)

Hiện tại, TNN sẵn có tính theo đầu người trung bình khoảng 10.000
m3/người/năm. Trên phạm vi toàn quốc, Việt Nam được coi là có nguồn TNN dồi
dào nhưng phụ thuộc nhiều vào lượng nước bên ngoài lãnh thổ, và theo số liệu
thống kê, đa số lượng nước là của sông Mekong. Tổng lưu lượng nước hàng năm

của sông Mekong chiếm 60% tổng lượng nước trên toàn quốc. Sông Hồng chiếm
15% và sông Đồng Nai chiếm 4% tổng lượng nước [1,9]. Nếu không tính đến lượng

Nguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 

7

GVHD: TS.Trịnh Thành


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

nước của sông Mekong, thì phần còn lại của lãnh thổ Việt Nam sẽ ở tình trạng thiếu
hụt nước. Nếu loại trừ tất các các nguồn nước từ ngoài lãnh thổ, thì trong tương lai
Việt Nam có lượng nước dưới mức thiếu hụt. Mặt khác, với sự gia tăng mạnh mẽ
của dân số và việc sử dụng nguồn nước không hợp lý như hiện nay, “mức căng
thẳng” nguồn TNN đang trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng [1,9]. Hình 1.3 cho
thấy mức độ khai thác nước tại các LVS Việt Nam vào mùa khô rất đáng báo động.

(Nguồn: Báo cáo đánh giá ngành nước)

Như vậy, hiện nay, một số khu vực trên lãnh thổ Việt Nam đang phải đối mặt
với sự thiếu nước và sự cạnh tranh để được sử dụng nguồn nước. Cùng với quá trình
phát triển kinh tế mạnh mẽ thì nhu cầu sử dụng nước trong tương lai tăng, do đó, sự
thiếu hụt càng trầm trọng hơn. Điều đó cho thấy việc quản lý bền vững nguồn TNN
và đảm bảo chất lượng nước tốt là yêu cầu rất cần thiết đối với Việt Nam.
1.2.2. Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng nguồn nước mặt khá phong phú nhưng
những năm gần đây hoạt động phát triển kinh tế xã hội nhanh đã tác động rất lớn

đến TNN dẫn đến nguy cơ suy thoái về chất lượng. Theo kết quả điều tra của Cục
Quản lý TNN thì có năm (5) LVS hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng là lưu vực
đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng - Thái Bình, sông Đồng Nai, Sông Vũ Gia -

Nguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 

8

GVHD: TS.Trịnh Thành


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

Thu Bồn, LVS Cả trong đó có nhiều điểm nóng là sông Đồng Nai - Thị Vải, sông
Trà Khúc, sông Cầu, LVS Nhuệ - Đáy đang bị suy thoái nghiêm trọng [1,9].
Nguyên nhân ô nhiễm nước chủ yếu là do việc xả thải các loại nước thải vào lưu
vực và khai thác sử dụng nguồn nước không hợp lý. Một số dạng nước thải như sau:
Nước thải công nghiệp của các ngành nghề khác nhau có lưu lượng và tải
lượng khác nhau nhưng nói chung chứa nhiều chất độc hại như: dầu mỡ, chất rắn lơ
lửng, chất hữu cơ, hoá chất vô cơ, kim loại nặng… nếu không được xử lý và thải
trực tiếp xuống sông gây nguy cơ ô nhiễm nước sông. Theo báo cáo hiện trạng môi
trường Quốc gia năm 2006, trên LVS Cầu có hơn 2.000 doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp, LVS Nhuệ-Đáy có tới 4.113 doanh nghiệp công nghiệp, LVS Đồng Nai có
tới 9.147 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp... nên đây là nguồn gây áp lực rất lớn
tới sự suy giảm chất lượng nước của các LVS [2]. Hình 1.4 là ví dụ cho thấy sự ô
nhiễm nghiêm trọng hàm lượng N-NH4 tại LVS Nhuệ -Đáy, đặc biệt tại sông Nhuệ
nồng độ vượt gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép [17].

(a)

 

(b)

(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường, 2010)
Hình 1.4: Số liệu quan trắc nồng độ N-NH4 trên LVS Nhuệ - Đáy từ năm
2006 đến năm 2010 so với QCVN 08:2008/BTNMT
(a) sông Nhuệ (b) sông Đáy

Nguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 

9

GVHD: TS.Trịnh Thành


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

Nước thải sinh hoạt của cư dân sống trong lưu vực cũng là một nguồn gây ô
nhiễm lớn. Dân số các tỉnh thuộc các LVS ngày càng tăng trong khi hạ tầng kỹ thuật
đô thị không phát triển tương ứng càng làm tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh
hoạt. Đặc trưng nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh và
mầm bệnh do đó nếu không được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải thì nguy cơ gây
ô nhiễm nước sông là tất yếu. Hiện nay, hầu hết lượng nước thải sinh hoạt không
được xử lý mà đổ trực tiếp vào nguồn. Hình 1.5 là ví dụ cho thấy sự gia tăng ô
nhiễm BOD5 trên một số con sông do dòng thải đổ vào sông từ các khu đô thị và
công nghiệp [9].

(a)


(b)

(c)

(d)

(Nguồn: Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị Việt Nam - tập 04 Báo cáo nghiên
cứu Quản lý lưu vực sông tại ba lưu vực sông,2009)
Hình1.5: Nồng độ BOD5 trung bình trong 5 năm gần đây (2005-2009) so với
quy chuẩn quốc gia Việt Nam về chất lượng nước mặt, tại LVS
(a) sông Cầu
(b) sông Nhuệ (c) sông Đáy (d) sông Đồng Nai
Nước thải làng nghề: lưu lượng lớn, mức độ ô nhiễm cao, thành phần các chất
ô nhiễm phức tạp là một nguồn gây ô nhiễm đáng lưu ý. Số lượng các làng nghề
trên các LVS Việt Nam khá lớn: LVS Cầu có khoảng 200 làng nghề, LVS NhuệNguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 

10

GVHD: TS.Trịnh Thành

 


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

Đáy có 458 làng [2]. Các làng nghề này thường là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp sử
dụng hệ thống thiết bị lạc hậu, công nghệ đơn giản, quy mô nhỏ mang tính gia đình,
khả năng đầu tư hệ thống xử lý nước thải hạn chế nên nước thải thường không xử lý

hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn và thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận.
Nước thải y tế là một trong những nguồn đặc biệt nguy hiểm do đặc tính dạng
nước thải này thường chứa nhiều hoá chất độc hại, các chất hữu cơ, các vi sinh vật
gây bệnh và nhiều mầm bệnh... Do đó đây là nguồn tiềm ẩn nguy cơ lan truyền dịch
bệnh qua môi trường nước.
Các hoạt động nông nghiệp cũng có tác động đến ô nhiễm nguồn nước do sử
dụng quá mức phân bón hoá học và thuốc trừ sâu. Ngoài ra, các hoạt động chăn
nuôi gia súc, gia cầm trên các tỉnh thành ngày càng tăng nhưng có rất ít cơ sở chăn
nuôi thực hiện các biện pháp xử lý chất thải kể cả các trang trại chăn nuôi quy mô
lớn, hầu hết nước thải đều đổ trực tiếp vào nguồn tiếp nhận.
Nguồn nước ngầm ven biển cũng bị ô nhiễm nhiễm mặn do nước biển ngấm
vào khi khai thác quá mức nước ngầm hoặc chất gây ô nhiễm qua các lỗ khoan
ngấm vào các tầng nước ngầm. Hoạt động giao thông thủy với những sự cố rò rỉ dầu
trên sông, biển, làm ô nhiễm nặng nguồn nước và phá huỷ môi trường sống nơi có
vết dầu loang tràn qua.
Với đặc tính các dòng thải ô nhiễm đa dạng như kể trên, ô nhiễm nguồn nước
gây ảnh hưởng không chỉ đến cảnh quan môi trường tại các LVS, gây ảnh hưởng
tiêu cực đối với phát triển kinh tế (đặc biệt vấn đề cung cấp nước) mà còn là nguy
cơ gây bệnh tiềm ẩn đối với con người nên dẫn đến những mâu thuẫn trong sử dụng
nước làm tăng nguy cơ thiếu hụt nước cấp [25].
Cùng với sự gia tăng dân số, phát triển KT-XH, việc khai thác quá mức, sử
dụng và bảo vệ nguồn nước không hợp lý đã dẫn đến suy giảm về chất lượng và số
lượng nguồn nước tại các LVS Việt Nam. Để khôi phục, bảo vệ và sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên này, cần có những chính sách và biện pháp quản lý hiệu quả.
Hiện nay, trên thế giới phương pháp quản lý thống nhất theo LVS với công cụ kỹ
thuật (mô hình hóa..) hỗ trợ là hướng quản lý phổ biến và hiệu quả nhất. Song để có

Nguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 


11

GVHD: TS.Trịnh Thành


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

thể sử dụng công cụ này, trước hết cần đánh giá thực trạng quản lý theo LVS hiện
nay tại Việt Nam.
1.3. Thực trạng công tác quản lý lưu vực sông và quy trình quản lý chất lượng
nước lưu vực sông tại Việt Nam
Việc quản lý thống nhất và tổng hợp nguồn nước của một LVS là vấn đề còn
nhiều vướng mắc đối với Việt Nam, hạn chế về mặt nhận thức và tất yếu sẽ gặp
không ít lúng túng khi triển khai. Quản lý môi trường nước có thể được xem xét
trên hai khía cạnh [1,9]: (1) các biện pháp bảo vệ nước tại các nguồn ô nhiễm do
các cơ sở phát sinh thải lượng ô nhiễm thực hiện và, (2) quản lý và phản ứng của
nhà nước về hướng dẫn và giám sát các biện pháp bảo vệ nước. Cụ thể hơn, tại Việt
Nam hiện nay, tình hình quản lý TNN nói chung và các LVS nói riêng như sau .
1.3.1. Chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý
lưu vực sông
BVMT nước các LVS là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch khai
thác, sử dụng và quản lý TNN trong LVS. Một số văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan sử dụng và quản lý TNN nói chung và LVS nói riêng như sau:
- Luật bảo vệ môi trường - năm 2005; Luật tài nguyên nước - năm 1998; Luật
đất đai - năm 2003;
- Quyết định số 67/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2000 - thành lập Hội
đồng quốc gia về TNN; Quyết định số 99/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2001
về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng quốc gia về TNN;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ
quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn

nước; thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 về hướng dẫn
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP; quyết định số 59/2006/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng TNN,
xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất; Nghị định số
34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc xử phạt

Nguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 

12

GVHD: TS.Trịnh Thành


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

hành chính trong lĩnh vực TNN;
- Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ
quy định về việc quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp TNN và môi trường các hồ
chứa, thủy điện, thủy lợi;
- Nghị định số 120/20008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ quy định về
Quản lý LVS như một giải pháp chiến lược nhằm quản lý tổng hợp và toàn diện
TNN vùng LVS với các nhận thức mới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển
KT-XH của đất nước và khu vực. Nghị định số 120/2008/CĐ-CP có thể phát triển
định hướng quản lý LVS, cho phép quản lý ảnh hưởng giữa các vùng và giữa các
vùng với môi trường và cung cấp cơ hội để tối thích việc sử dụng cơ sở hạ tầng
chung để đạt được nhu cầu khác nhau. Nghị định rất toàn diện và bao gồm: các
nguyên lý và nội dung của quản lý LVS; danh sách các LVS, sự đầu tư chính sách
cho phát triển bền vững LVS; điều tra cơ bản về môi trường LVS và các nguồn

nước; chương trình LVS; kiểm soát các nguồn ô nhiễm và sự bảo vệ chất lượng
nước LVS...
- Thông tư số 14/2009/TT-BTC ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính
để thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án BVMT LVS;
- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam như QCVN 08:2008/BTNMTQCKT Quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 14:2008/BTNMT- QCKT quốc
gia về nước thải sinh hoạt, QCVN 40:2011/BTNMT- QCKT quốc gia về nước thải
công nghiệp.... tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện công tác bảo vệ
chất lượng và phòng chống ô nhiễm nguồn nước nói chung và nước LVS nói riêng.
Đến nay, sau 12 năm thi hành Luật Tài nguyên nước đã bộc lộ những khiếm
khuyết, vì vậy Bộ TN&MT đã tiến hành soạn Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa
đổi) và trình Quốc hội vào cuối năm 2011. Các văn bản pháp luật khác về TNN mặc
dù đã cơ bản được xây dựng nhưng còn thiếu nhiều nội dung và chưa đáp ứng thực
tiễn quản lý TNN. Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý LVS với những nhận
thức mới cơ bản định hướng đúng theo thực tế và xu hướng thế giới, nhưng chưa có
hướng dẫn thi hành cụ thể. Trong bối cảnh chung đó, chúng ta có thể tham khảo,

Nguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 

13

GVHD: TS.Trịnh Thành


Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một lưu vực sông 

học hỏi kinh nghiệm của các nước và các tổ chức quốc tế trong công tác quản lý
chất lượng nước và cố gắng vận dụng các kinh nghiệm đó phù hợp hiện trạng chính
sách quản lý LVS Việt Nam một cách linh hoạt và hiệu quả.
1.3.2. Công tác tổ chức quản lý môi trường lưu vực sông

Các cơ quan quản lý môi trường có vai trò quan trọng đến xu hướng biến đổi
chất lượng môi trường nước, bởi vì quyết định quản lý thực chất là dung hòa giữa
lợi ích kinh tế và BVMT. Hiện nay, Nhà nước đã có những văn bản quy định rõ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý cấp
quốc gia (như Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT…), cấp liên vùng và địa phương (các
Ủy ban LVS, các Sở TN&MT, UBND...) như sau:
- Bộ TN&MT: Theo nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT. Theo đó, tại điều 1 quy định Bộ
TN&MT là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh
vực TNN;
- Bộ NN&PTNT: Theo nghị định số 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT có chức năng thường
trực quốc gia về công tác phòng, chống lụt, bão.
- Các Bộ, ngành khác: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TNN theo sự phân công của Chính phủ
theo quy định tại Luật tài nguyên nước;
- Cục Quản lý tài nguyên nước: Là tổ chức trực thuộc Bộ TN&MT, có chức
năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn
quản lý nhà nước về TNN trong phạm vi cả nước. Chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của Cục Quản lý TNN được quy định tại Quyết định số 1035/2008/QĐBTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ TN&MT;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhệm
quản lý nhà nước về TNN trong phạm vi địa phương theo quy định của Luật Tài
nguyên nước, các quy định khác của pháp luật và sự phân cấp của Chính phủ được
quy định tại nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 quy định việc thi hành

Nguyễn Thị Thu Huyền - CH QLMT 2009-2011
 

14


GVHD: TS.Trịnh Thành


×