Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu khả năng áp dụng 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) chất thải rắn công nghiệp ngành công nghiệp chế biến thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------ĐỖ LÊ THÀNH ĐẠT

ĐỖ LÊ THÀNH ĐẠT

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 3R ( GIẢM THIỂU,
TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ,) CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

KHOÁ 2009

Hà Nội - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------ĐỖ LÊ THÀNH ĐẠT

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 3R ( GIẢM THIỂU,
TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ ) CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ MÔI TRUỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. Tưởng Thị Hội

Hà Nội – 2010


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................7
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
VÀ CHIẾN LƯỢC 3R ................................................................................................9
1.1 Giới thiệu chung ...............................................................................................9
1.2 Những đặc trưng cơ bản của ngành chế biến thủy sản ...................................12
1.2.1 Nguyên liệu trong chế biến thủy sản .......................................................12
1.2.2 Sản phẩm trong chế biến thủy sản...........................................................13
1.2.3 Phân bố và quy mô các cơ sở CBTS .......................................................14
1.3 Các vấn đề môi trường trong công nghiệp chế biến thủy sản. .......................15
1.4 Tổng quan về áp dụng 3R trong ngành CBTS trên thế giới và Việt Nam......16
1.4.1 3R là gì ? .................................................................................................16
1.4.2 Tình hình áp dụng 3R trong ngành CBTS trên thế giới và Việt Nam.....17
1.4.2.1 Trên thế giới.....................................................................................17
1.4.2.2 Tại Việt Nam....................................................................................20
1.4.3 Cơ hội và thách thức khi ứng dụng 3R trong ngành CBTS ở Việt Nam 21

1.4.3.1 Thách thức........................................................................................21
1.4.3.2 Cơ hội đối với giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải .................23
1.4.3.3 Các giải pháp thực hiện chiến lược..................................................26
Chương 2 - HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY
SẢN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM....................................29
2.1 Dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản.......................................................29
2.1.1 Dây chuyền chế biến thủy sản đông lạnh................................................29
2.1.1.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đông lạnh dạng tươi.........29
quy trình công nghệ CBTS đông lạnh dạng tươi ...........................................1
2.1.1.2 Quy trình chế biến thủy sản đông lạnh dạng chín............................32
2.1.1.3 Các quá trình công nghệ phụ trợ......................................................34
2.1.2 Quy trình chế biến cá phi lê.....................................................................34
2.1.3 Quy trình chế biến surimi .......................................................................37
2.1.4 Công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản khô ...........................................41
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 1 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

2.2 Đặc trưng và mức sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng và hóa chất ........42
2.2.1 Nguyên liệu, hóa chất và năng lượng......................................................42
2.2.2 Nhu cầu sử dụng nước và tiêu thụ đá ......................................................46
2. 3 Đặc điểm các dòng thải..................................................................................46
2.3.1 Khí thải ...................................................................................................47
2.3.1.1 Các yếu tố ô nhiễm và nguồn phát sinh ...........................................47
2.3.1.2 Đặc trưng ô nhiễm không khí của các loại hình CBTS ...................49
2.3.2 Nước thải .................................................................................................50

2.3.2.1 Nguồn phát sinh ...............................................................................50
2.3.2.2 Đặc tính nước thải............................................................................50
2.3.3 Chất thải rắn ............................................................................................52
2.3.3.1 Nguồn phát sinh ...............................................................................52
2.3.3.2 Đặc trưng chất thải...........................................................................52
2.4 Đánh giá hiện trạng ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam ...........................55
Chương 3 - NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG 3R TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỦY SẢN ...........................................................................................57
3.1 Quan hệ 3R và BATs, BEPs trong chế biến thủy sản....................................57
3.1.1 Giới thiệu BATs và BEPs trong chế biến thủy sản .................................57
3.1.2 BATs và BEPs trong công nghiệp chế biến cá........................................57
3.1.2.1 BEPs ứng dụng cho toàn bộ quá trình .............................................58
3.1.2.2 BATs và BEPs và các giải pháp 3R tương ứng cho từng công đoạn
cụ thể..........................................................................................................59
3.1.3 BATs và BEPs trong quá trình chế biến tôm, cua, hến..........................62
3.2 Tiềm năng giảm thiểu chất thải rắn ....................................................................64
3.3 Sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản....................................................65
3.3.1 Mối liên hệ giữa 3R và SXSH trong CBTS ............................................65
3.3.2 Một số ví dụ về áp dụng SXSH trong CBTS tại Việt Nam.....................66
3.3. Các đề xuất áp dụng 3R .................................................................................69
3.3.1 Các giải pháp quản lý chung ...................................................................69
3.3.2 Đề xuất giảm thiểu ..................................................................................70
3.3.3 Đề xuất tái chế .........................................................................................70
3.3.3.1 Chế biến bột cá, dầu cá ...................................................................71
3.3.3.2 Chế biến các sản phẩm từ phụ phẩm tôm đông lạnh .......................76
3.3.3.3 Sản xuất biogas ................................................................................78
3.3.3.4 Tái chế các CTR khác ......................................................................79
Chương 4 - NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG 3R ĐỐI VỚI CÔNG TY cổ phần xuất khẩu
thủy sản II QUẢNG NINH .......................................................................................80
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    


 2 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

4.1 Giới thiệu về công ty ......................................................................................80
4.2 Dây chuyền công nghệ....................................................................................80
4.2.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất thân mực ống susi .....................80
4.2.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất mực ống sugata ..........................83
4.2.3 Sơ đồ dây chuyền chế biến susi đầu mực................................................84
4.2.4 Sơ đồ dây chuyền chế biến tôm đông lạnh bỏ đầu..................................84
4.2.5 Trang thiết bị của quá trình sản xuất .......................................................85
4.3 Xác định đầu vào của quá trình sản xuất ........................................................86
4.3.1 Xác định lượng nguyên liệu thô sử dụng trong quá trình sản xuất .........86
4.4 Xác định đầu ra của quá trình sản xuất...........................................................87
4.4.1 Các số liệu sản phẩm ...............................................................................87
4.4.2 Chất thải phát sinh...................................................................................87
4.4.3 Các biện pháp giảm thiểu và xử lý hiện có .............................................89
4.5 Xác định cân bằng vật chất ............................................................................90
4.5.1 Cân bằng vật chất dây chuyền chế biến susi thân mực ...........................90
4.5.2 Cân bằng vật liệu dây chuyền chế biến mực ống sugata.........................92
4.5.3 Cân bằng vật liệu dây chuyền chế biến đầu mực đông lạnh ...................94
4.5.4 Cân bằng vật liệu dây chuyền chế biến tôm đông lạnh bỏ đầu ...............95
4.6 Tình hình sử dụng điện ...................................................................................99
4.7 Tính toán chi phí theo dòng thải ..................................................................100
4.8 Xây dựng các phương án giảm thiểu chất thải .................................................101
4.8.1 Xây dựng các phương án.......................................................................101
4.8.2 Tính toán khả thi một số giải pháp ........................................................104

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................112
PHỤ LỤC

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 3 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường

SXSH

: Sản xuất sạch hơn

CBTS

: Chế biến thủy sản

FAO

: Tổ chức nông lương liên hợp quốc

TSP


: Tấn sản phẩm

SP

: Sản phẩm

COD

: Nhu cầu oxi hóa học

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

CBTS XK

: Chế biến thủy sản xuất khẩu

TNL

: Tấn nguyên liệu

BTP

: Bán thành phẩm

CTR

: Chất thải rắn


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 4 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số liệu xuất khẩu thủy sản năm 2009 .....................................................13
Bảng 1.2 : Giá một số chất thải từ cá và tiềm năng sử dụng tại Đông Phi ..............20
Bảng 2.1 Dự kiến chỉ tiêu sản xuất và lượng nguyên liệu năm 2005, 2010 ............43
Bảng 2.2. Các chất thải phát sinh từ quá trình chế biến thuỷ sản đông lạnh ............47
Bảng 2.3. Hệ số ô nhiễm khí do đốt than và dầu DO................................................49
Bảng 2.4 : Thành phần chất thải rắn từ một số quá trình chế biến ..........................52
Bảng 2.5 : Định mức chất thải rắn đối với một số sản phẩm thủy sản ....................53
Bảng 2.6 : Ước tính thải lượng chất thải rắn của ngành chế biến thủy sản ..............54
Bảng 3.1 : Áp dụng BEPs và BATs và các giải pháp 3R tương ứng trong từng công
đoạn chế biến cá .......................................................................................................59
Bảng 3.2 : Tác dụng của biện pháp sàng lọc và làm sạch khô .................................64
Bảng 3.3 : Các giải pháp áp dụng SXSH tại công ty AFIEX ..................................67
Bảng 4.1 : Mô tả chi tiết dây chuyền chế biến susi thân mực...................................82
Bảng 4.2 : Trang thiết bị của quá trình sản xuất .......................................................86
Bảng 4.3 : Lượng nguyên liệu thô sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2010.................86
Bảng 4.4 : Lượng nước sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2010..................................87
Bảng 4.5 Cân bằng vật chất trong dây chuyền chế biến susi thân mực. ...................91
Bảng 4.6 : Cân bằng vật chất dây chuyền sản xuất mực ống sugata ........................92
Bảng 4.7 : Cân bằng vật liệu dây chuyền chế biến đầu mực đông lạnh ...................94
Bảng 4.8 : CBVL dây chuyền chế biến tôm đông lạnh bỏ đầu.................................95

Bảng 4.9 : Sơ đồ phân loại chất thải rắn ...................................................................97
Bảng 4.10 : Điện năng tiêu thụ cho sản phẩm cấp đông ..........................................99
Bảng 4.11 : Đối với quy trình chế biến thân mực susi...........................................100
Bảng 4.12 : Đối với quy trình chế biến mực ống sugata.........................................100
Bảng 4.13: Đối với quy trình chế biến đầu mực đông lạnh ...................................101
Bảng 4.14 : Đối với quy trình chế biến tôm đông lạnh bỏ đầu...............................101
Bảng 4.15 : Các biện pháp giảm thiểu chất thải......................................................102
Bảng 4.16 : Tổng hợp lợi ích kinh tế và môi trường các đề xuất…………………102
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 5 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ 2004 - 2009...............1
Hình 1.2 : Tỷ lệ XK TS vào các thị trường xuất khẩu chính năm 2009 ..................12
Hình 1.3 : Tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng thủy sản năm 2009 ..................................14
Hình 2.1 : Sơ đồ quy trình công nghệ CBTS đông lạnh dạng tươi ............................1
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình CBTS đông lạnh dạng chín ...............................................1
Hình 2.3 Sơ đồ quy trình chế biến cá phi lê kèm dòng thải .......................................1
Hình 2.4 : Sơ đồ công nghệ sản xuất Surimi ..............................................................1
Hình 2.5 : Sơ đồ công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản khô xuất khẩu ................42
Hình 2.6 : Phân bố năng lượng trong khu vực thủy sản ..........................................45
Hình 3.1: Đầu vào và đầu ra trong fillet cá gầy sử dụng công nghệ trung bình.[27]58
Hình 3.2 : Sơ đồ quy trình sản xuất bột cá và dầu cá .................................................1
Hình 3.3 : Sơ đồ dây chuyền chế biến bột cá kết hợp các biện pháp 3R ....................1
Hình 3.4 : Sơ đồ các sản phẩm sản xuất từ phế phẩm tôm đông lạnh ........................1

Hình 3.5 Sơ đồ quy trình sản xuất Chitosan ...............................................................1
Hình 4.1 : Sơ đồ dây chuyền chế biến thân mực ống susi. .........................................1
Hình 4.2 : Sơ đồ quy trình chế biến tôm đông lạnh bỏ đầu kèm dòng thải ................1
Hình 4.3 : Mô tả tóm tắt cân bằng vật liệu dây chuyền susi thân mực .....................92
Hình 4.4 : Tóm tắt CBVL dây chuyền chế biến mực ống sugataError! Bookmark not defined.
Hình 4.5 : Tóm tắt CBVL dây chuyền chế biến đầu mực đông lạnh........................95
Hình 4.6 : Tóm tắt CBVL dây chuyền chế biến tôm đông lạnh bỏ đầu......................1
Hình 4.7 : Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải..........................................................102

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 6 


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan ề tài: Nghiờn cu kh nng ỏp dng 3R ( gim thiu, tỏi
ch, tỏi s dng ) cht thi rn cụng nghip cho ngnh cụng nghip ch bin thy
sn là công trình nghiên cứu khoa học của tôi và cha đợc công bố ở bất kì tài liệu,
tạp chí cũng nh tại các Hội nghị, Hội thảo nào. Những kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và hết sức rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm trớc Nhà trờng và Viện về luận văn của tôi.
Ngời cam đoan

Lờ Thnh t


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 


MỞ ĐẦU

I. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, hàng loạt các thảm họa về môi trường đã xảy
ra trên phạm vi toàn cầu như hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ozon, mưa axit…
gây nên nhiều tác hại đến sự sống trên trái đất như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng…
với mức độ gây thiệt hại ngày càng gia tăng, quy mô ngày càng rộng. Việc tìm ra
giải pháp nhằm giảm thiểu các tác hại đến môi trường do còn người gây ra là một
trong những vấn đề mang tính cấp bách đối với mọi quốc gia trên thế giới.
Đã có nhiều giải pháp được nghiên cứu và áp dụng tại các quốc gia trên
thế giới. Và một trong số đó là việc áp dụng chiến lược 3R vào các hoạt động sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trên nhiều lĩnh vực. Đây là một giải
pháp hữu hiệu không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong công tác bảo vệ môi
trường mà còn làm tăng lợi ích kinh tế của các hoạt động.
Nguyên tắc cơ bản của 3R đó là các hoạt động giảm thiểu, tái chế và tái sử
dụng được nghiên cứu và áp dụng trong suốt quá trình hoạt động. Phương pháp
tiếp cận này mang tính tích cực và chủ động.
Việt nam là quốc gia đang phát triển với nền công nghiệp tương đối lạc
hậu, lượng chất thải phát sinh và tiêu hao nguyên, nhiên liệu là tương đối lớn.
Hơn nữa việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn đòi hỏi chi
phí đầu tư lớn, với điều kiện kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là
khó có thể thực hiện được. Vì vậy việc áp dụng các nguyên lý 3R một cách phù
hợp vào các ngành sản xuất công nghiệp nhằm giảm các chất thải sinh ra trong
quá trình sản xuất đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm là một nhu cầu bức
thiết.
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng tỉ đô la. Song trong
quá trình hoạt động của ngành chế biến thủy sản đã gây ô nhiễm đối với môi
trường nước, không khí do nước thải, mùi hôi và chất thải rắn. việc gây ô nhiễm
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    


 7 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

môi trường do nhiều nguyên nhân trong đó có thể kể đến đó là do trình độ công
nghệ và trang thiết bị tương đối lạc hậu, việc sử dụng lãng phí nước, điện trong
quá trình sản xuất và sinh hoạt… Chính vì vậy việc ”Nghiên cứu khả năng áp
dụng 3R( giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) chất thải rắn công nghiệp cho
ngành công nghiệp chế biến thủy sản “ là cần thiết trong sự phát triển của
ngành cũng như trong công tác bảo vệ môi trường và đem lại lợi ích kinh tế lớn
hơn cho ngành chế biến thủy sản.
II. Mục tiêu và phạm vi
II.1 Mục tiêu
-

Tổng quan hiện trạng ngành chế biến thủy sản trên thế giới và Việt Nam
Tìm hiểu về 3R và áp dụng đối với ngành chế biến thủy sản.
Đưa ra các cơ hội áp dụng 3R đối với ngành này.
Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng.
Khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng áp dụng 3R trong ngành chế biến
thủy sản.
II.2 Phạm vi của đề tài
Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R đối với chất thải rắn, nước và năng

lượng của ngành công nghiệp chế biến thủy sản.
Luận văn gồm các nội dung sau :
Mở đầu

Chương 1 : Tổng quan về ngành chế biến thủy sản và chiến lược 3R.
Chương 2 : Hiện trạng sản xuất trong ngành chế biến thủy sản và các
vấn đề môi trường
Chương 3 : Đề xuất áp dụng 3R đối với ngành chế biến thủy sản.
Chương 4 : nghiên cứu áp dụng 3R đối với công ty chế biến thủy sản
II Quảng Ninh.
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 8 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY
SẢN VÀ CHIẾN LƯỢC 3R
1.1 Giới thiệu chung
Ngành chế biến thủy sản là lĩnh vực mang lại giá trị xuất khẩu cao và đóng
vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không những mang lại lợi nhuận
cao, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu thực
phẩm của con người mà còn giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động, đặc
biệt tại các nước đang phát triển. Ta có thể khái quát vài nét về ngành chế biến thủy
sản trên thế giới và Việt Nam như sau :
Trên thế giới :
Thủy sản là mặt hàng với giá trị thương mại vượt quá 60 tỷ USD / năm. Hầu
như 200 quốc gia cung cấp cá và sản phẩm thủy sản vào thị trường toàn cầu bao

gồm hơn 800 loài thương mại quan trọng của cá, động vật giáp xác và động vật thân
mềm. Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và
các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 triệu tấn năm
1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân
2,1%/năm. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm 137 triệu tấn. Tiêu thụ
thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong giai đoạn
đến năm 2015. Đến năm 2010, trung bình mỗi người sẽ tiêu thụ 18,4 kg thủy sản
mỗi năm, và 19,1 kg vào năm 2015. Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu
người dự báo sẽ đạt 13,7 kg vào năm 2010 và 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó
nhu cầu thuỷ sản có vỏ và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8
kg/người. [19]
Trung Quốc hiện đang là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới khi
chiếm 70% tổng sản lượng thủy sản thế giới ( kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm
2007 đạt 9,7 tỷ USD), và cũng là nước nước đầu tiên trên thế giới có sản lượng thủy
sản nuôi cao hơn sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên(sản lượng thủy sản nuôi
chiếm 70% tổng sản lượng thủy sản của cả Trung Quốc). Ngoài ra, công suất và quy
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 9 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

mô chế biến thủy sản của Trung Quốc cũng đứng hàng đầu thế giới. Năm 2008,
Trung Quốc có 9.971 doanh nghiệp chế biến thủy sản với tổng công suất chế biến
đạt 21,97 triệu tấn. [20]
Theo dự báo của FAO, thương mại thuỷ sản thế giới đang tăng trưởng rất
nhanh với 38% sản lượng thuỷ sản được giao dịch quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu
toàn cầu tăng 9,5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỷ lục 92 tỉ USD.

Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thuỷ sản,
chiếm 50% sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị, tương
đương 25 tỉ USD. Các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sản toàn
cầu. Mỹ La tinh và Caribê sẽ tiếp tục là khu vực xuất siêu về thuỷ sản lớn nhất, và
Châu Phi, khu vực nhập siêu về thuỷ sản truyền thống sẽ trở thành khu vực xuất
siêu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản vào năm 2010.
Ấn Độ cũng đang nổi lên là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn. Xuất khẩu thủy sản
sang EU chiếm gần 35% tổng xuất khẩu thuỷ sản của Ấn Độ. Xuất khẩu tôm sang
Mỹ của nước này chiếm gần 50% tổng xuất khẩu. Trong khi đó, chi phí vận chuyển
tính theo đồng rupi (tiền tệ Ấn Độ) tăng gần 20% so với tính theo đồng USD. Đồng
rupi mất giá so với đồng USD không chỉ tạo thêm gánh nặng cho nhiều nhà sản xuất
mà còn gây trở ngại cho việc nhập khẩu thực phẩm để chế biến hoặc gia tăng giá trị
sau đó tái xuất tại các nước như Ấn Độ.
Trong bối cảnh giao dịch thương mại các sản phẩm thuỷ sản trên toàn cầu
ngày càng tăng lên, nhiều nước nhập khẩu lớn đã áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng
và an toàn chặt chẽ hơn, trong đó có yêu cầu về nhãn mác sinh thái, đây có lẽ sẽ là
khó khăn đối với các nước đang phát triển để đáp ứng các yêu cầu này. Hiện nay
FAO cũng đang có một vài chương trình để hỗ trợ việc xác nhận nhãn mác sinh thái
cho các sản phẩm thuỷ sản.[21]
Tại Việt Nam [7]
Giai đoạn trước năm 2001
Trước năm 1980 ngành chế biến thủy sản chưa thực sự được chú trọng, sản
lượng khai thác và xuất khẩu sụt giảm. Với công nghệ chế biến, bảo quản nguyên
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 10 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 


vật liệu lạc hậu khiến cho lượng thất thoát nguyên liệu lớn. Đến năm 1979 , Nhà
nước cho phép Bộ Thủy sản quản lý thống nhất và khép kín toàn bộ quá trình từ
đánh bắt đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng đã khắc phục được tình trạng
manh mún, rời rạc và giải phóng được sức sản xuất. Đến năm 1990 sản lượng đã đạt
hơn một triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 205 triệu USD, và năm 1995 đạt 500
triệu USD. Sau nghị quyết của Bộ chính trị và năm 1993 thì ngành chế biến thủy
sản đã thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và nhận được nhiều sự đầu tư
và ưu đãi hơn. Đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã đạt hơn 1,4 tỷ USD.
Giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Đến nay, theo Cục Quản lý chất lượng nông- lâm sản và thủy sản (Nafiqad),
cả nước có 300 cơ sở chế biến thủy sản và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các
sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu, có tổng công suất 200 tấn/ngày. Cũng theo
thống kê của Nafiqad, tính đến thời điểm này, cả nước có 300 doanh nghiệp được
phép xuất khẩu thủy sản sang EU, hơn 440 doanh nghiệp sang Hàn Quốc, hơn 440
doanh nghiệp sang Trung Quốc, 30 doanh nghiệp sang Liên bang Nga, 60 doanh
nghiệp sang Brazil và gần 450 doanh nghiệp sang Nhật Bản. Tính đến cuối năm
2009, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản đạt 4,2 tỷ USD.

Tổng kim ngạch xuất khẩu
5

Tỷ USD

4
3
2
1
0


2004

2005

2006

2007

2008

2009

Năm

Hình 1.1 : Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ 2004 - 2009.[15]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 11 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

Hình 1.2 : Tỷ lệ XK TS vào các thị trường xuất khẩu chính năm 2009 [15]
Chiến lược biển đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu Việt Nam trở thành quốc
gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát
triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ
phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Ngành chế biến thủy
sản cũng sẽ phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của mình, tạo động lực thúc đẩy các
ngành khác cùng phát triển.

1.2 Những đặc trưng cơ bản của ngành chế biến thủy sản
1.2.1 Nguyên liệu trong chế biến thủy sản
Nguyên liệu trong công nghiệp chế biến thủy sản bao gồm các loài thủy sản
như cá, tôm, cua mực, nhuyễn thể… và một số loài thực vật như rong, tảo ( chủ yếu
là rong câu và mơ ). Sản phẩm của các ngành nghề khai thác biển, nuôi trồng thủy
sản là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến thủy sản. Kết
thúc năm 2009, sản lượng thuỷ sản đạt 4847,6 nghìn tấn ( nuôi trồng 2569,9 nghìn
tấn, khai thác 2277,7 nghìn tấn), tăng 5,3% so với năm 2008, trong đó cá đạt 3654,1
nghìn tấn, tăng 5,3%; tôm 537,7 nghìn tấn, tăng 7,2%... Việc thu hoạch các nguyên
liệu này mang tính mùa vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. [2]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 12 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

1.2.2 Sản phẩm trong chế biến thủy sản
Sản phẩm chính của công nghiệp CBTS ở Việt Nam là các sản phẩm đông
lạnh như tôm đông lạnh (tôm đông lạnh nguyên con, tôm nõn đông lạnh… cá đông
lanh ( nguyên con, cá bỏ đầu, phile.. ) , mực đông lạnh, nhuyễn thể lạnh ( nghêu,
hầu, sò, điệp .. ). Các sản phẩm khác như thủy sản đóng hộp ( cá ngừ, cá trích .. ) ;
sản phẩm thủy sản ăn liền ( surimi, shasimi,.. ); nước mắm, bột cá… Trong đó sản
phẩm có sản lượng cao hơn cả là các sản phẩm đông lạnh, chiếm trên 60%. Các sản
phẩm của công nghiệp CBTS chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu để thu ngoại
tệ và một phần phục vụ tiêu dùng trong nước.
Bảng 1.1: Số liệu xuất khẩu thủy sản năm 2009 [15]
Sản phẩm


Từ 1/1 – 31/12/2009

So với cùng kỳ 2008 (%)

KL

GT

KL

GT

Tôm đông lạnh

209.567

1675,142

+9,4

+3,0

Cá tra, basa

607.665

1342,917

-5,2


-7,6

Cá ngừ

55.814

180,906

+5,7

-4,1

Cá khác

132.758

347,524

+0,8

-16,1

Mực và bạch tuộc đông lạnh

77.308

274,368

-10,8


-13,8

Hàng khô

42.855

160,261

+31,2

+9,9

Hải sản khác

90.144

270,195

-10,0

-25,7

1.216.112 4251,313

-1,6

-5,7

Tổng cộng


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 13 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

Hình 1.3 : Tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng thủy sản năm 2009 [15]
1.2.3 Phân bố và quy mô các cơ sở CBTS
Các cơ sở chế biến thủy sản thương dặt gần các vùng khai thác, đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản. Các vùng trọng điểm, có tiềm năng thủy sản lớn của nước ta
hiện nay là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long ( Cần Thơ, Minh Hải, Kiên Giang,
An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp .. ), các tỉnh, thành phố Miền Nam ( Vũng Tàu, TP
Hồ Chí Minh), các vùng duyên hải miền Trung và Nam Trung Bộ( Đà Nẵng, Nha
Trang – Khánh Hòa, Bình Thuận.. ), các tỉnh ven biển miền Bắc ( Quảng Ninh, Hải
Phòng …) . Mật độ phân bố các cơ sở chế biến thủy sản tập trung chủ yếu ở Miền
Nam chiếm 60%, miền Trung chiếm 30 % và miền Bắc chiếm 10%.
Theo thống kê hiện cả nước có khoảng hơn 450 cơ sở chế biến thủy sản quy
mô công nghiệp với đa phần là các cơ sở CBTS đông lạnh. Ngoài ra, số cơ sở
CBTS quy mô nhỏ, thủ công, hộ gia đình sản xuất các sản phẩm thủy sản truyền
thống cũng phát triển mạnh, tập trung ở các làng nghề, vùng nghề. Hầu hết các cơ
sở CBTS đạt trình độ công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực và tiếp cận
trình độ công nghệ của thế giới. Phần lớn các cơ sở CBTS có quy mô nhỏ và vừa
với năng lực chế biến trung bình từ 2 – 10 tấn/ngày, một số ít cơ sở có công suất
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    
 14 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp

chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

thiết kế từ 10 – 20 tấn/ ngày nhưng do khó khăn thu gom vật liệu nên thường xuyên
sản xuất ở mức không quá 5 – 6 tấn / ngày.
1.3 Các vấn đề môi trường trong công nghiệp chế biến thủy sản.
Vấn đề phát triển các cơ sở chế biến thuỷ sản không theo quy định hoặc có
nhưng lại thiếu yếu tố môi trường là một hiện tượng phổ biến trong ngành. Có tới
50% số nhà máy khi xây dựng không có yếu tố môi trường, bố trí đặt không đúng vị
trí nên phải di dời hoặc không hoạt động được.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước do nước thải tập trung chủ yếu ở loại hình
công nghệ chế biến thủy sản đông lạnh và chế biến thủy sản ăn liền; tiếp theo là sản
xuất đồ hộp. Đây là các dạng công nghệ cho sản phẩm có giá trị gia tăng và là định
hướng ưu tiên phát triển lâu dài. Do đó nước thải sản xuất là một yếu tố ô nhiễm đặc
trưng của ngành CBTS và hiện tại còn chưa được quan tâm đúng mức.
Do đặc điểm sản xuất của ngành nên lượng chất thải rắn phát sinh là rất lớn,
đặc biệt là trong chế biến thủy sản đông lạnh. Phế liệu thủy sản luôn giữ vai trò là
đối tượng gia tăng nồng độ ô nhiễm hữu cơ cho nước thải và ô nhiễm mùi, khí độc
cho môi trường không khí. Chính vì vậy lượng chất thải rắn này cần phải có sự quản
lý tốt để đảm bảo chất lượng môi trường, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh
thực phẩm, đáp ứng điều kiện xuất khẩu vào thị trường quốc tế.
Ô nhiễm môi trường không khí bên trong và khu vực xung quanh các cơ sở
chế biến biểu hiện ở các đặc trưng là mùi hôi, tanh, thối. Ngoài ra trong khu vực lao
động còn có thể chịu ảnh hưởng từ hơi clorin, khí Cacbonic tích tụ trong không gian
nhà xưởng kém thông thoáng, độ ẩm và nhiệt độ vùng làm việc chênh lệch với bên
ngoài. Điều này đã gây những ảnh hưởng khá rõ tới sức khỏe người công nhân.
Qua đó ta có thể các xí nghiệp chế biến thuỷ sản sẽ là một thành viên “tích
cực” làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường . Chính vì vậy cần có sự quản lý tốt từ
phía chính quyền cũng như tại cơ sở chế biến nhằm phát triển kinh tế và vẫn đảm
bảo chất lượng môi trường.


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 15 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

1.4 Tổng quan về áp dụng 3R trong ngành CBTS trên thế giới và Việt Nam
1.4.1 3R là gì ? [9]

Vào tháng 6 năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Môi trường
và Phát triển tại Rio de Janeiro, Brazil, đã thông qua hàng loạt các thỏa thuận
quốc tế nhằm tiến tới xây dựng một xã hội phát triển bền vững mà sản xuất
sạch và chiến lược giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải đã lần đầu tiên
được đề cập đến như một thành tố quan trọng nhất cho một hệ thống kinh tế xã hội dựa trên sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Giảm thiểu (Reduce), tái sử dụng (Reuse) và tái chế (Recycle) là ba nội
dung hợp thành chiến lược mang tên 3R. Chiến lược này là giải pháp chính để
hướng tới một “xã hội tuần hoàn vật chất” hay một nền kinh tế quay vòng,
đang được Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới xây dựng.
“Giảm thiểu” là nội dung hiệu quả nhất trong ba giải pháp, là sự tối ưu
hóa quá trình sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường, tạo ra lượng sản phẩm
lớn nhất, sử dụng hiệu quả nhất mà tiêu thụ ít tài nguyên và thải ra lượng thải
thấp nhất.
“Tái sử dụng” là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi
thọ sản phẩm. Nếu như tái sử dụng theo nghĩa truyền thống để chỉ việc sản
phẩm được sử dụng nhiều lần theo cùng chức năng gốc thì ngày nay, có thể
hiểu thêm việc tái sử dụng còn là sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới,
mục đích mới.
“Tái chế” là việc sử dụng các vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất

những sản phẩm mới. Quá trình tái chế ban đầu có mục tiêu ngăn chặn lãng
phí nguồn tài nguyên, giảm tiêu thụ nguyên liệu thô cũng như nhiên liệu sử
dụng so với quá trình sản xuất cơ bản từ nguyên liệu thô. Tái chế có thể chia
thành hai dạng, tái chế ngay tại nguồn từ quy trình sản xuất và tái chế nguyên
liệu từ sản phẩm thải.
Tháng 4 năm 2005, Hội nghị cấp bộ trưởng được tổ chức ở Tokyo
chính thức thông qua Sáng kiến 3R nhằm đạt được các mục tiêu:
i) Thúc đẩy giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải thông qua tầm
nhìn rộng và chiến lược;
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 16 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

ii) Giảm thiểu các rào cản đối với dòng hàng hoá và vật chất trên thế
giới trong mối quan hệ giữa tái chế và tái sản xuất;
iii) Thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ về giảm thiểu, tái
sử dụng và tái chế chất thải;
iv) Thúc đẩy liên kết giữa các nước phát triển và đang phát triển trong
lĩnh vực giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải.
Bản tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh G8 được tổ chức tại
Gleneagles, Vương quốc Anh tháng 7 năm 2005 khẳng định Sáng kiến 3R là
“một bước tiến quan trọng khuyến khích việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài
nguyên và nguyên liệu, làm tăng tính cạnh tranh về mặt kinh tế đồng thời làm
giảm các tác động của chất thải đối với môi trường”.
1.4.2 Tình hình áp dụng 3R trong ngành CBTS trên thế giới và Việt Nam
1.4.2.1 Trên thế giới

Các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng quan tâm đến công tác 3R
nhằm giảm thiểu chất thải ra môi trường và ngăn ngừa các nguy cơ suy thoái của
môi trường.
Nhật Bản là nước có nhiều bộ luật quy định cụ thể các sản phẩm phải tái chế
sau khi thải loại, trong khi đó Luật Bảo tồn tài nguyên và khuyến khích tái chế và hệ
thống các quy định bảo vệ môi trường. Qua đó Nhật Bản đạt được mốt số chỉ tiêu :
giảm 12% lượng chất thải rắn công nghiệp và tỷ lệ tái chế đối với chất thải rắn công
nghiệp từ 12 – 47 %.
Còn trên các nước khác việc áp dụng 3R đã và đang được nghiên cứu và thực
hiện. Đặc biệt tại Trung Quốc, đây là một nước đông dân cư với sự phát triển các
ngành công nghiệp đa dạng, ngành công nghiệp chế biến thủy sản lớn nhất thế giới,
đồng thời lượng chất thải tạo ra là rất lớn. Chính vì vậy quốc gia nay thúc đẩy việc
áp dụng 3R nhằm giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, giảm
lượng phát thải và tăng cường tái chế chất thải.
Ngoài ra ta có thể nêu một số ví dụ về việc áp dụng các biện pháp giảm
thiểu, tái chế và tái sử dụng trong ngành thủy sản tại một số quốc gia như sau :
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 17 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

Tại Namibian [25]
Đây là một trong mười nước có ngành công nghiệp chế biến cá lớn nhất thế giới,
chủ yếu tập trung vào chế biến cá thịt trắng như các hồi, cá ngần và các loại các
biển khác. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản chiếm khoảng 10,1% GDP của cả
nước ( năm 1998) và thu hút đến 14000 công nhân. Vì đây là một ngành lớn nên
lượng nước tiêu thụ cũng như chi phí để xử lý chất thải là rất lớn : giá 1 m3 nước cho

công nghiệp ở vịnh Walvis năm 2005 như sau :
12$/m3 cho 1 – 500 m3/ tháng
14,9$/m3 cho 5001 – 1500 m3/ tháng
15,9$/m3 cho 1500 – 3000 m3/ tháng
16,85$/m3 cho lớn hơn 3000m3/ tháng
Còn chi phí xử lý chất thải cho một đơn vị là 68,16$ vào năm 1992 và 515,96$
năm 2005.
Với chi phí lớn như vậy họ đã áp dụng một số biện pháp giảm thiểu để tiết
kiệm chi phí xử lý, đảm bảo giá thành sản phẩm. Thông qua việc áp dụng các biện
pháp giảm thiểu lượng nước tiêu thụ đã giảm trung bình 1,5 m3/TSP, tương đương
với việc đã giảm thiểu được 50% lượng nước tiêu thụ.
Tại Đan Mạch [26]
Trong cuối những năm 1980, Cơ quan Bảo vệ môi trường Đan Mạch(EPA)
yêu cầu rằng tất cả nhà máy chế biến cá phải xử lý nước thải. Tuy nhiên họ đã nhận
ra rằng việc áp dụng xử lý cuối đường ống không đem lại lợi ích bằng việc quản lý
chất thải tại nguồn. Ngay từ đầu những năm 1990 họ đã áp dụng phương pháp vận
chuyển khô cá, da và nội tạng cá, phương pháp này là một giải pháp hữu hiệu nhằm
giảm thiểu lượng nước sử dụng, giảm các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải và
cho nhiều phế phẩm để đem bán cho các cơ sở chế biến bột cá hơn.
Tại New Zealand [23]
Một giáo sư đã quyết đinh tìm kiếm một phương thức khác để xử lý chất thải từ
chế biến cá thay cho chôn lấp. Sau những nghiên cứu đáng kể, một công ty chế
biến thủy sản sử dụng cách phân hủy sinh học yếm khí chất thải sản xuất, hiện nay
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 18 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 


công ty đã sản xuất thêm hai sản phẩm hữu ích đó là : phân bón và khí metan.
Metan (biogas) dùng để đốt nóng các nồi hơi và một số năng lượng cần thiết khác
trong sản xuất. Doanh số bán hàng của các phế phẩm, những thứ trước đây là chất
thải, là 9000$/ tháng. Năng lượng tiết kiệm được khoảng 4000$/ tháng và chi phí xử
lý chất thải hàng năm 12000$ đã được tiết kiệm. Ước tính thời gian hoàn vốn là 6
năm.
Tại Đông Phi [28]
Công nghiệp chế biến thủy sản là một phần quan trọng của nền kinh tế. Hiện
có hơn ba mươi cơ sở chế biến cá dọc theo bờ hồ Victoria sử dụng hàng ngàn lao
động (LVFO, 2007). Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản có nhu cầu cao oxy
sinh học (BOD) cùng với các hợp chất vô cơ từ hóa chất và chất tẩy rửa được sử
dụng trong các nhà máy. Công nghiệp chế biến cá tạo ra khoảng 36.000 tấn chất
thải rắn và 1.838.000 m3 nước thải hàng năm. Những chất thải này không được xử
lý dẫn đến hiện tượng phú dưỡng của hồ, trong đó có thể dẫn vào những thay đổi
trong thành phần loài, và thậm chí mất một số loài (Muyodi et al., 2004). Bên cạnh
đó, tất cả các nhà máy chế biến cá nằm trong vùng không có đất để xây dựng hệ
thống xử lý nước thải, nước thải chủ yếu thải xuống các hồ điều hòa hoặc các vùng
đất ngập nước.
Các triển vọng tạo ra giá trị gia tăng sản phẩm từ cá xử lý chất thải thủy sản
sẽ khuyến khích các cơ sở CBTS ở Đông Phi xử lý chất thải trước khi xả. Họ đã tận
dụng các phế thải thông qua biến đổi sinh học để tạo thành thức ăn cho lợn và gia
cầm, monogastric bổ sung thức ăn chăn nuôi, thức ăn nuôi trồng thủy sản, bột cá và
sản xuất dầu, cá, thức ăn ủ chua, sản xuất năng lượng tái tạo dưới hình thức dầu
diesel sinh học và khí sinh học, ủ phân để sản xuất phân bón hữu cơ, chiết xuất sắc
tố tự nhiên và sản xuất enzym như proteases. Hơn nữa họ đã nghiên cứu tiềm năng
sử dụng phế thải sản xuất sản phẩm sinh hóa để sử dụng trong thực phẩm, mỹ phẩm
và các ngành công nghiệp dược phẩm như collagen, thủy phân protein cá, chiết xuất
xương cá, collagen và axít béo polyunsaturated. Giá một số loại phế phẩm và mục
đích sử dụng được trình bày trong bảng 1.2 :

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 19 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

Bảng 1.2 : Giá một số chất thải từ cá và tiềm năng sử dụng tại Đông Phi [28]
Loại chất thải
Xương cá
Mảnh vụn cá
Mỡ
Da
Trứng
Đầu
Lòng

Giá( USD)/ tấn
40,3
363,7
378,5
54,6
265,7
75
378

Sử dụng
Thực phẩm
Thực phẩm

Thực phẩm và nhiên liệu
Nhiên liệu
Thực phẩm
Thực phẩm
Thực phẩm

1.4.2.2 Tại Việt Nam
Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã quy định đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và
giảm thiểu chất thải là một trong những chính sách chính của nhà nước về bảo vệ
môi trường, khuyến khích tiêu dùng các loại sản phẩm tái chế, sản phẩm thân thiện
với môi trường đồng thời tăng cường trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh đối với một số loại hình sản phẩm trong việc thu hồi và xử lý sản phẩm thải
bỏ sau sử dụng.
Chiến lược quản lý CTR tổng thể từ nay tới năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2050 đã đưa ra các chỉ tiêu tăng cường tái chế CTR sinh hoạt và công nghiệp. Cụ
thể đến năm 2020
• 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử
lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng
lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
• 80% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom
xử lý, trong đó 50% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.
• 80% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ
gia đình.

• 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu
gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 75% được thu hồi để tái sử dụng
và tái chế.
…….
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    


 20 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

Hiện tại Việt Nam, nghiên cứu áp dụng 3R mới được thực hiện thí điểm đối
với chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, tại
một số ít phường. Kết quả thu được khá khả quan, nhận được sự hợp tác của các
bên liên quan, ý thức của cộng đồng về 3R đã được nâng cao, năng suất hoạt động
tại các cơ sở tái chế cũng được cải thiện. Tuy nhiên vẫn gặp một số trở ngại khi tại
một số khu vực chưa có những nhà máy tái chế mà chủ yếu tái chế được thực hiện
tại các làng nghề và công tác tái chế chưa được quản lý chặt chẽ.
Trên phương diện hợp tác quốc tế, Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào
các diễn đàn đa phương về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải. Một số
chương trình, dự án về chính sách và xây dựng cơ sở hạ tầng cho quản lý chất thải
với sự hỗ trợ quốc tế đang được tích cực thực hiện. Chẳng hạn, dự án cải thiện chất
lượng xuất khẩu thủy sản năm 2000 – 2002 đã áp dụng sản xuất sạch hơn cho
khoảng 40 cơ sở chế biến thủy sản trên cả nước.
Việc áp dụng SXSH trong một số ngành công nghiệp nói chung và ngành
chế biến thủy sản nói riêng đã và đang được đẩy mạnh. Hiện Viện Chiến lược,
Chính sách Bảo vệ Tài Nguyên và Môi trường dang triển khai dự án kiểm toán chất
thải cho một số ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp chế biến thủy
sản nhằm đưa ra các chính sách hỗ trợ cho áp dụng kiểm toán chất thải và SXSH
cho các ngành công nghiệp.
1.4.3 Cơ hội và thách thức khi ứng dụng 3R trong ngành CBTS ở Việt Nam
1.4.3.1 Thách thức
a. Khối lượng, thành phần, chủng loại và tính độc hại của chất thải ngày
càng gia tăng
Việt Nam là một trong 12 nước có dân số đông nhất trên thế giới. Mặc dù đã

đạt được những thành công nhất định về kinh tế, xã hội, song tỷ lệ gia tăng dân số
nhanh. Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng chế biến thủy sản ngày càng tăng nhanh dẫn
đến sức ép về phát triển đối với ngành chế biến thủy sản, kéo theo lượng chất thải
rắn phát sinh sẽ tăng theo. Mặt khác sự phát triển của nền kinh tế, quá trình công
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 21 


Nghiên cứu khả năng áp dụng 3R chất thải rắn công nghiệp cho ngành công nghiệp
chế biến thủy sản - Đỗ Lê Thành Đạt _ Lớp CH QLMT 2009 

nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ cũng đang làm gia tăng lượng chất thải rắn công
nghiệp nói chung và chất thải rắn ngành thủy sản nói riêng.
Sự đang dạng hóa các mặt hàng trong chế biến thủy sản nhằm phục vụ nhu
cầu của người tiêu dùng sẽ đòi hỏi sử thay đổi công nghệ, cách thức chế biến,
nguyên vật liệu sử dụng … Từ đó sẽ làm cho thành phần của chất thải rắn phát sinh
sẽ ngày càng đa dạng. Nếu không được giảm thiểu, thu gom và xử lý phù hợp lượng
chất thải này sẽ tạo sức ép lớn không chỉ đối với các bãi chôn lấp mà còn cả đối với
môi trường.
b. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng về giảm thiểu, tái sử
dụng và tái chế chất thải còn thấp
Nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, các doanh nghiệp chế
biến thủy sản và cộng đồng về quản lý chất thải còn thấp. Nhiều doanh nghiệp do
chạy theo lợi ích về kinh tế đã không quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp giảm
thiểu, tái sử dụng và tái chế trong xử lý chất thải hoặc không đầu tư xử lý chất thải
đạt tiêu chuẩn môi trường. Điều này dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng,
gây tác hại đến sức khoẻ của nhân dân.
Các nội dung và các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải chưa
được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi toàn bộ các cơ sở chế biến thủy sản. Các cơ sở

này vẫn chưa nhìn thấy những lợi ích của việc phân loại chất thải tại nguồn, giảm
thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải để từ đó có những hoạt động thiết thực trong
việc giảm lượng thải.
Công tác xã hội hóa hoạt động quản lý chất thải chưa đạt được kết quả nhu
mong đợi. Chưa huy động được nguồn vốn, sự tham gia tích cực của cộng đồng dân
cư, cộng đồng doanh nghiệp vào các hoạt động quản lý và giảm thiểu, tái sử dụng,
tái chế chất thải ở mức cao nhất.
c. Cơ sở hạ tầng, công nghệ về xử lý chất thải và áp dụng giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế còn yếu kém
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật về quản lý chất thải nói chung, giảm
thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải trong ngành thủy sản nói riêng còn rất yếu
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551    

 22 


×