Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu làm giàu kim loại trong bản mạch điện tử thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------------

LÊ CAO KHẢI

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU LÀM GIÀU KIM LOẠI TRONG BẢN
MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HUỲNH TRUNG HẢI

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
Lời cảm ơn

1. Trang
i

Lời cam đoan

ii

Danh mục các bảng

iii



Danh mục các hình vẽ, đồ thị

iv

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ

3

1.1.

Hiện trạng phát thải và quản lý chất thải điện tử trên thế giới

3

1.1.1.

Lượng phát thải chất thải điện tử trên thế giới

3

1.1.2.

Hiện trạng thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý chất thải điện

6


tử trên thế giới
1.1.2.1.

Tái sử dụng

6

1.1.2.2.

Tái chế

7

1.1.2.3.

Phương pháp đốt

8

1.1.2.4.

Chôn lấp

8

1.1.2.5.

Hiện trạng quản lý chất thải điện tử trên thế giới


9

1.2.

Hiện trạng phát thải và quản lý chất thải điện tử ở Việt Nam

18

1.2.1.

Nguồn phát thải chất thải điện tử ở Việt Nam

18

1.2.2.

Hiện trạng thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý chất thải điện

22

tử ở Việt Nam
1.2.2.1.

Hiện trạng thu gom

22

1.2.2.2.

Hiện trạng tái chế và tái sử dụng chất thải điện tử ở Việt Nam


22

1.2.2.3.

Công cụ pháp lý, chính sách để quản lý chất thải điện tử ở Việt

25

Nam
1.3.

Ảnh hưởng của chất thải điện tử tới môi trường

CHƯƠNG 2 - QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM LÀM GIÀU KIM LOẠI

26
30

TRONG BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI
2.1.

Chuẩn bị vật liệu

31


2.2.

Xác định hàm lượng kim loại


32

2.2.1.

Xác định hàm lượng tổng kim loại

32

2.2.2.

Xác định hàm lượng từng kim loại

32

2.3.

Quy trình thực nghiệm tuyển khí

32

2.4.

Quy trình thực nghiệm tuyển điện

34

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

38


3.1.

Quá trình sàng đồng nhất kích thước

38

3.2.

Kết quả xác định hàm lượng của một số kim loại chính

39

3.3.

Tuyển khí

40

3.3.1.

Ảnh hưởng của tốc độ khí

40

3.3.2.

Ảnh hưởng của tốc độ nạp liệu

45


3.4.

Tuyển điện

46

3.4.1.

Ảnh hưởng của điện thế đến sự phân bố vật liệu, phân bố kim

47

loại theo khoảng cách
3.4.1.1.

Ảnh hưởng của điện thế đến sự phân bố vật liệu, phân bố kim

47

loại theo khoảng cách khi tuyển mẫu F1 (850 ÷ 1000µm)
3.4.1.2.

Ảnh hưởng của điện thế đến sự phân bố vật liệu, phân bố kim

51

loại theo khoảng cách khi tuyển mẫu F2 (600 ÷ 850µm)
3.4.1.3.


Ảnh hưởng của điện thế đến sự phân bố vật liệu, phân bố kim

54

loại theo khoảng cách khi tuyển mẫu F3 (425 ÷ 600µm)
3.4.1.4.

Ảnh hưởng của điện thế đến sự phân bố vật liệu, phân bố kim

58

loại theo khoảng cách khi tuyển mẫu F4 (212 ÷ 425µm)
3.4.1.5.

Ảnh hưởng của điện thế đến sự phân bố vật liệu, phân bố kim

61

loại theo khoảng cách khi tuyển mẫu F5 (150 ÷ 212µm)
3.4.1.6.

Ảnh hưởng của điện thế đến sự phân bố vật liệu, phân bố kim

65

loại theo khoảng cách khi tuyển mẫu F6 (63 ÷ 150µm)
3.4.2.

Ảnh hưởng của điện thế đến sự phân bố hàm lượng kim loại theo
khoảng cách


70


3.4.3.

Kết quả phân tích hàm lượng đồng ở phần thu hồi kim loại sau

76

tuyển điện của các mẫu từ F1 ÷ F6 ở điện thế 25KV
KẾT LUẬN

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

79


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng các thiết bị điện tử gia dụng bị thải ở Việt Nam mỗi năm
Bảng 1.2: Số lượng các thiết bị điện tử bị thải đi đến năm 2020 ở Việt Nam
Bảng 3.1: Phân bố khối lượng, hàm lượng tổng kim loại và phân bố hàm lượng
tổng kim loại theo kích thước hạt
Bảng 3.2: Hàm lượng từng kim loại trong mẫu trước khi sàng và của các phân
đoạn kích thước sau khi sàng
Bảng 3.3: Hiệu quả tuyển tương ứng với tốc độ khí tối ưu
Bảng 3.4: Kết quả phân tích hàm lượng đồng ở phần thu hồi kim loại sau tuyển
điện của các mẫu từ F1 ÷ F6 ở điện thế 25KV



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1:

Sơ đồ vòng đời sản phẩm theo quan điểm quản lý môi trường

Hình 2.1:

Sơ đồ quy trình làm giàu kim loại trong bản mạch điện tử thải

Hình 2.2:

Sơ đồ quy trình chuẩn bị vật liệu

Hình 2.3:

Sơ đồ thiết bị tuyển khí

Hình 2.4:

Sơ đồ thiết bị tuyển điện

Hình 2.5:

Thiết bị tuyển điện

Hình 3.1:

Hiệu quả tuyển mẫu F1 kích thước 850 ÷ 1000µm


Hình 3.2:

Hiệu quả tuyển mẫu F2 kích thước 600 ÷ 850µm

Hình 3.3:

Hiệu quả tuyển mẫu F3 kích thước 425 ÷ 600µm

Hình 3.4:

Hiệu quả tuyển mẫu F4 kích thước 212 ÷ 425µm

Hình 3.5:

Hiệu quả tuyển mẫu F5 kích thước 150 ÷ 212µm

Hình 3.6:

Hiệu quả tuyển mẫu F6 kích thước 63 ÷ 150µm

Hình 3.7:

Ảnh hưởng của tốc độ nạp liệu đến phần trăm khối lượng phần pha nhẹ sau
khi tuyển khí ở tốc độ khí tối ưu cho từng phân đoạn kích thước hạt

Hình 3.8:

Phân bố phần trăm khối lượng vật liệu theo khoảng cách khi tuyển mẫu F1


Hình 3.9:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F1 - 10KV

Hình 3.10:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F1 - 15KV

Hình 3.11:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F1 - 20KV

Hình 3.12:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F1 - 25KV

Hình 3.13:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F1 - 27,5KV

Hình 3.14:

Phân bố phần trăm khối lượng tổng kim loại theo khoảng cách khi tuyển



mẫu F1
Hình 3.15:

Phân bố phần trăm khối lượng vật liệu theo khoảng cách khi tuyển mẫu F2

Hình 3.16:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F2 - 10KV

Hình 3.17:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F2 - 15KV

Hình 3.18:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F2 - 20KV

Hình 3.19:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F2 - 25KV

Hình 3.20:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F2 - 27,5KV


Hình 3.21:

Phân bố phần trăm khối lượng tổng kim loại theo khoảng cách khi tuyển
mẫu F2

Hình 3.22:

Phân bố phần trăm khối lượng vật liệu theo khoảng cách khi tuyển mẫu F3

Hình 3.23:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F3 - 10KV

Hình 3.24:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F3 - 15KV

Hình 3.25:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F3 - 20KV

Hình 3.26:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F3 - 25KV

Hình 3.27:


Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F3 - 27,5KV

Hình 3.28:

Phân bố phần trăm khối lượng tổng kim loại theo khoảng cách khi tuyển
mẫu F3

Hình 3.29:

Phân bố phần trăm khối lượng vật liệu theo khoảng cách khi tuyển mẫu F4


Hình 3.30:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F4 - 10KV

Hình 3.31:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F4 - 15KV

Hình 3.32:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F4 - 20KV

Hình 3.33:


Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F4 - 25KV

Hình 3.34:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F4 - 27,5KV

Hình 3.35:

Phân bố phần trăm khối lượng tổng kim loại theo khoảng cách khi tuyển
mẫu F4

Hình 3.36:

Phân bố phần trăm khối lượng vật liệu theo khoảng cách khi tuyển mẫu F5

Hình 3.37:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F5 - 10KV

Hình 3.38:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F5 - 15KV

Hình 3.39:


Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F5 - 20KV

Hình 3.40:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F5 - 25KV

Hình 3.41:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F5 - 27,5KV

Hình 3.42:

Phân bố phần trăm khối lượng tổng kim loại theo khoảng cách khi tuyển
mẫu F5

Hình 3.43:

Phân bố phần trăm khối lượng vật liệu theo khoảng cách khi tuyển mẫu F6

Hình 3.44:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F6 - 10KV


Hình 3.45:


Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F6 - 15KV

Hình 3.46:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F6 - 20KV

Hình 3.47:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F6 - 25KV

Hình 3.48:

Phân bố phần trăm khối lượng nhựa và kim loại theo khoảng cách khi
tuyển mẫu F6 - 27,5KV

Hình 3.49:

Phân bố phần trăm khối lượng tổng kim loại theo khoảng cách sau tuyển
điện mẫu F6

Hình 3.50:

Phân bố hàm lượng tổng kim loại theo khoảng cách khi tuyển mẫu F1

Hình 3.51:

Phân bố hàm lượng tổng kim loại theo khoảng cách khi tuyển mẫu F2


Hình 3.52:

Phân bố hàm lượng tổng kim loại theo khoảng cách khi tuyển mẫu F3

Hình 3.53:

Phân bố hàm lượng tổng kim loại theo khoảng cách khi tuyển mẫu F4

Hình 3.54:

Phân bố hàm lượng tổng kim loại theo khoảng cách khi tuyển mẫu F5

Hình 3.55:

Phân bố hàm lượng tổng kim loại theo khoảng cách khi tuyển mẫu F6


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn "Nghiên cứu làm giàu kim loại trong bản
mạch điện tử thải" do PGS.TS. Huỳnh Trung Hải hướng dẫn là công trình nghiên
cứu do tôi thực hiện. Những kết quả trong luận văn là do tôi làm thực nghiệm.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn:
Lê Cao Khải


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt

tình đầy tinh thần trách nhiệm về mặt khoa học của PGS.TS. Huỳnh Trung Hải,
Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách khoa
Hà Nội đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn em nghiên cứu và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn đến các Thầy, các Cô, các cán bộ Viện Khoa học
Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình dạy bảo em
trong suốt quá trình học thạc sỹ và giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn tốt
nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Đinh Quốc Trí và các cán bộ bộ môn Hệ
thống điện, Khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ em trong
quá trình làm thực nghiệm tại phòng thí nghiệm Điện cao áp.
Nhân đây em cũng xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau đại học, trường
Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo nhiều điều kiện cho em học tập và hoàn thành
khóa học.

Học viên:
Lê Cao Khải


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng thiết bị điện,
điện tử ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, phản ánh sự tăng trưởng trong thu
nhập và mức sống của người dân. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ
chức quốc tế nên thuế nhập khẩu đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng đang được
cắt giảm. Bên cạnh đó các loại thiết bị điện, điện tử gia dụng đã qua sử dụng vẫn
đang tiếp tục đổ vào Việt Nam theo nhiều con đường không chính thức. Ngoài ra,

tốc độ phát triển khoa học công nghệ ngày càng cao, cùng với sự thay đổi thị hiếu
của người tiêu dùng nên đã dẫn đến sự đa dạng hóa về mẫu mã và chủng loại, làm
cho tuổi thọ trung bình của loại thiết bị này ngày càng giảm. Chính vì các nguyên
nhân nêu trên nên lượng thiết bị điện, điện tử gia dụng thải bỏ (gọi chung là chất
thải điện tử) cũng ngày càng gia tăng, tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức
khỏe người dân, đồng thời cũng không ngừng tạo áp lực đến các nhà quản lý. Thiết
bị điện, điện tử chứa nhiều chất nguy hại như vật liệu kim loại nặng trong đó có chì,
cadimi, thủy ngân hay các chất hữu cơ như polychlorinatted biphenyls… Bên cạnh
đó loại thiết bị này cũng chứa nhiều kim loại màu và kim loại quý như đồng, vàng,
bạc, Indium, Ziricon, v.v… Như vậy, chất thải điện tử không những được coi là
nguồn gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể xem xét như một nguồn tài nguyên
quan trọng của những loại nguyên liệu không tái tạo.
Hiện nay, việc kiểm soát các loại chất thải này nhằm thu hồi tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên không tái tạo cũng như bảo vệ môi trường đã được phát triển
tương đối ổn định tại các nước phát triển. Việc tái chế, tái sử dụng thiết bị điện và
điện tử gia dụng thải ở Việt Nam mới chỉ dừng ở quy mô nhỏ, phân tán với công
nghệ - kỹ thuật cũng như thiết bị lạc hậu, nên làm thất thoát tài nguyên và ô nhiễm
môi trường. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có một vài công trình nghiên
cứu về loại chất thải này, tuy nhiên các nghiên cứu còn rời rạc, chưa mang tính hệ
thống.

HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

1


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


Trước thực trạng và lợi ích nêu trên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu đầy đủ
công nghệ thu hồi kim loại trong bản mạch điện tử thải. Chính vì vậy, đề tài này tập
trung nghiên cứu làm giàu kim loại trong bảng mạch điện tử thải là công đoạn
đầu của hệ thống tái chế với hai phương pháp là tuyển dựa vào trọng lực (tuyển khí)
và tuyển điện.

HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

2


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ
Chất thải điện tử là tên gọi phổ biến chính thức, cho các sản phẩm điện tử
gần cuối của "thời gian hữu ích." như: máy tính, ti vi, màn hình, các loại đầu đĩa,
radio, máy nghe nhạc, thiết bị âm thanh nổi, điện thoại, máy photocopy, máy fax, tủ
lạnh, máy giặt, điều hoà, máy sấy, máy hút bụi, máy pha cà phê, lò nướng bánh, bàn
là, thiết bị chiếu sáng (đèn huỳnh quang), đồ chơi điện tử, thiết bị thể thao, thiết bị
giải trí, dụng cụ điện và thiết bị điện (máy khoan, máy may, máy cắt cỏ,…) máy
bán vé tự động và các sản phẩm điện tử thông thường khác [2].
1.1. Hiện trạng phát thải và quản lý chất thải điện tử trên thế giới
1.1.1. Lượng phát thải chất thải điện tử trên thế giới
Trong những năm gần đây nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển mạnh
mẽ thì các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại… ngày càng đóng vai trò
không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Chúng đã góp phần không nhỏ làm cho

cuộc sống của chúng ta ngày càng tiến bộ hơn, đem lại cho chúng ta những tiện ích
rất to lớn. Nhưng sau một thời gian hữu ích, các thiết bị này bỏ đi, trở thành chất
thải. Ngày nay thiết bị điện và điện tử gia dụng thải đang được coi là một hiểm họa
mới đối với nhân loại.
Chất thải điện tử là một trong những loại chất thải rắn tăng nhanh nhất thế
giới. Theo như nghiên cứu của liên minh Châu Âu, đang tăng với tỷ lệ 3-5% mỗi
năm, nó tăng nhanh gấp 3 lần so với các loại chất thải rắn khác. Việc tiếp thu nhanh
chóng các công nghệ thông tin trên thế giới với sự ra đời của các công nghệ và thiết
kế mới một cách đều đặn trong lĩnh vực điện tử, điều này đã làm cho nhiều đồ điện
tử trên thế giới nhanh chóng bị lỗi thời. Ví dụ tuổi thọ trung bình của một chiếc máy
vi tính mới đã giảm từ 4,5 năm vào năm 1992 xuống còn 2 năm vào năm 2005,
cũng tương tự như vậy vòng đời của một điện thoại di động là dưới 2 năm. Mỹ là
quốc gia có lượng chất thải điện tử lớn nhất thế giới, ước tính hàng năm có hơn 100

HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

3


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

triệu máy vi tính, màn hình máy tính và ti vi bị lỗi thời và con số này còn tăng nữa.
Ở Mỹ khoảng 500 triệu máy tính sẽ bị lạc hậu trong vòng 10 năm từ 1997 ÷ 2007.
Theo liên minh Châu Âu tổng số chất thải điện tử năm 2005 được tính là 9,3
triệu tấn trong đó bao gồm 40 triệu máy tính cá nhân và 32 triệu ti vi. Ở Trung
Quốc, 5 triệu máy tính mới và 10 triệu ti vi mới được tiêu thụ mỗi năm kể từ năm
2003 và khoảng 1,11 triệu tấn chất thải điện tử được tạo ra mỗi năm tới chủ yếu từ
sản xuất điện, điện tử và quy trình sản xuất, từ các thiết bị điện tử hỏng và nhập từ

các nước khác.
Nhật Bản, 9000 tấn máy tính trong các gia đình đã thải ra hàng năm, tương
đương với 460.000 chiếc, và con số này sẽ còn tăng lên gấp 2, gấp 3 lần trong vài
năm tới.
Canada, 140.000 tấn chất thải điện và điện tử bị chôn lấp mỗi năm, trong khi
đó tại Hàn Quốc, năm 2004 hơn 3 triệu máy tính và 15 triệu điện thoại di động bị
hỏng.
Hàng năm hơn 130 triệu điện thoại di động ở Mỹ và hơn 105 triệu chiếc ở
Châu Âu bị hỏng và bị bỏ đi, kết quả là, chất thải điện và điện tử đã trở thành một
vấn đề xã hội nghiêm trọng, một hiểm họa môi trường với nhiều quốc gia trên thế
giới. Liên Hợp Quốc thống kê cả thế giới thải ra 20 ÷ 50 triệu tấn chất thải điện tử
mỗi năm. Báo cáo gần đây nhất của Liên Hợp Quốc đã dự đoán rằng đến năm 2020
lượng chất thải điện tử từ máy tính cũ sẽ tăng nhảy vọt khoảng 200 ÷ 400% ở khu
vực Nam Phi và Trung Quốc, và 500% ở Ấn Độ so với lượng chất thải điện tử của
năm 2007. Đến năm 2020 lượng chất thải điện tử từ điện thoại di động hỏng so với
năm 2007 tăng 7 lần ở Trung Quốc và 18 lần ở Ấn Độ. Ở Mỹ hơn 150 triệu điện
thoại di động và máy nhắn tin được bán ra năm 2008 (tăng từ 90 triệu chiếc trong 5
năm trước đó) và toàn thế giới có hơn 1 tỷ điện thoại di động bán ra năm 2007 (so
với 896 triệu chiếc năm 2006). Số các loại sản phẩm điện tử khác trên thế giới như
máy vi tính, ti vi, máy chơi điện tử… bán ra cũng tăng từ 10 ÷ 40% mỗi năm. Các
nước như Senegan và Uganda lượng chất thải điện tử từ máy tính cá nhân sẽ tăng từ
4 đến 8 lần vào năm 2020 [4].
HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

4


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


Theo Silicon Valley Toxics Coalition, một tổ chức bảo vệ môi trường có trụ
sở San Jose (California, Mỹ), mỗi năm có khoảng từ 20 ÷ 50 triệu tấn chất thải điện
tử, trong đó có khoảng 130 triệu chiếc điện thoại di động, có từ 20 ÷ 24 triệu ti vi và
máy tính chưa được xử lý, vẫn được lưu giữ tại nhà ở và văn phòng. Chỉ riêng ở
Mỹ, đã có khoảng 500 triệu máy tính cũ, trong đó chỉ có khoảng 10% máy tính cũ
được tái chế. Tỷ lệ tái chế máy tính trên thế giới không vượt quá 9%. Còn ở Châu
Âu, hiện còn hơn 6 triệu thiết bị điện, điện tử thải chưa được tái chế. Tại Châu Mỹ
Latin, theo số liệu của Viện Sinh Thái quốc gia Mexico, 80% thiết bị điện và điện tử
gia dụng ở các nước Mỹ Latin được bỏ ở các bãi rác hoặc chất gom tại nhà ở, cơ
quan, xí nghiệp, 15% được thu gom theo chương trình tái chế, 20% được tái sử
dụng và chỉ có 1% được cấp chứng chỉ về xử lý môi trường.
Các quốc gia có ngành công nghiệp điện tử phát triển nhất thế giới như EU,
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia lại chính là các quốc gia thải bỏ nhiều nhất các
thiết bị điện và điện tử gia dụng. Nhưng thay vì tái chế tại chỗ, các nước này chọn
cách nhanh gọn hơn là xuất khẩu ra nước ngoài. Phần lớn thiết bị điện, điện tử thải
được xuất khẩu sang các quốc gia đang phát triển dưới dạng đồ cũ để bán lại hoặc
tái chế. Theo tổ chức Greenpeace, từ 50 ÷ 80% thiết bị điện, điện tử thải ở Mỹ được
xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác. Ở Châu
Âu, lượng chất thải điện tử thu gom và xử lý của 27 quốc gia thành viên EU chỉ đạt
khoảng 2,1 triệu tấn tương đương với 25% trong tổng số chất thải điện tử của khối
này (khoảng 8,7 triệu tấn/năm). 75% còn lại thường không được nhắc tới và cũng
không có số liệu chính xác nào về những gì xảy ra với số chất thải này. Không ai rõ
chúng được lưu giữ ở Châu Âu hay đã được xuất sang các quốc gia khác. Theo
Greenpeace, một phần trong số 25% lượng thiết bị điện, điện tử thải đã được thu
gom và xử lý nói trên cũng được xuất khẩu và không ai biết rõ lượng thực tế chính
xác là bao nhiêu. Sở dĩ các nước phát triển không muốn tái chế thiết bị điện, điện tử
thải mà lại xuất khẩu ra nước ngoài bởi vì làm như vậy, vừa giảm chi phí vừa đỡ ô
nhiễm môi trường. Theo cơ quan môi trường Mỹ, việc xuất khẩu chất thải sang các


HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

5


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

nước đang phát triển sẽ giúp giảm 10 lần chi phí so với tái chế đúng quy cách trong
nước [9].
Thành phần của chất thải điện tử theo khối lượng: kim loại 49%, nhựa 33%,
đèn hình, ống tia điện tử 12% và vật liệu khác 6% [7].
Thành phần của máy tính gồm cả màn hình và CPU: thủy tinh 24,8%, nhựa
23%, kim loại quý 0,02%, sắt 20,47%, chì 6,3%, nhôm 14,17%, đồng 6,93%, các
chất khác 4,63% [7].
Từ các số liệu trên thấy rằng tiềm năng để tái chế kim loại trong chất thải
điện tử là rất lớn.
1.1.2. Hiện trạng thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý chất thải điện tử trên
thế giới
Hệ thống quản lý chất thải điện tử trên thế giới bao gồm các chiến lược xử lý
các thiết bị hết hạn sử dụng. Đi cùng với tiềm năng kinh tế và hiệu quả môi trường,
dưới đây là các chiến lược đã được phân loại:
Tái sử dụng: Sử dụng lại sản phẩm đã qua sử dụng hoặc tái sử dụng lại từng
phần.
Bảo trì: Một chiến lược với mục đích kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm
bằng cách sửa chữa và bảo trì.
Tái chế: Tái chế có thể thực hiện với tháo dỡ hay không tháo dỡ, bao gồm việc
xử lý, thu hồi lại các nguyên liệu trong thiết bị hay thành phần đã qua sử dụng cốt
để thay thế nguyên liệu ban đầu trong việc sản xuất hàng mới.

Thải bỏ (xử lý): là quá trình thiêu đốt mà có hoặc không thu hồi năng lượng hay
vứt ở bãi rác hoặc mang chôn lấp.
1.1.2.1. Tái sử dụng
Theo EU (2003) thuật ngữ “tái sử dụng” là bất cứ hoạt động nào mà thiết bị
hay bộ phận điện, điện tử hỏng được sử dụng lại như mục đích ban đầu của chúng
bao gồm tiếp tục sử dụng thiết bị hay từng bộ phận của thiết bị mà đã qua các điểm
thu gom. Tái sử dụng còn ảnh hưởng đến lượng máy tính thải ở bãi rác và đến
những nhà tái chế không hợp chuẩn. Cách tốt nhất của tái sử dụng là bán máy tính
HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

6


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

cho các công nhân của các nhà máy hay sinh viên với giá hợp lý hoặc là tặng chúng
cho các tổ chức từ thiện. Phương pháp tái chế là phương pháp rất quan trọng để
giảm thiểu chất thải ở bãi rác, giảm gánh nặng cho môi trường cũng như hạn chế
việc phải tái chế chất thải điện tử. Tái sử dụng mục đích là kéo dài tuổi thọ nhưng
gây ra nguy cơ kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm lỗi thời, nhưng năng lượng tiết
kiệm được qua tái sử dụng và tân trang là rất lớn. Có 80% năng lượng trong vòng
đời của một máy tính được tiết kiệm theo cách này thay vì sản xuất một chiếc mới
từ nguyên liệu thô. Tái sử dụng thực chất còn tiết kiệm hơn sản xuất một sản phẩm
mới [4].
1.1.2.2. Tái chế
Nhìn chung, tái chế là thu hồi các nguyên liệu có trong một sản phẩm cũ và
sử dụng các nguyên liệu đó sản xuất một thiết bị mới. Với máy tính đây là một vòng
tròn khép kín nghĩa là nguyên liệu trong thiết bị đã bị bỏ đi lại được sản xuất thành

một sản phẩm khác và nhìn chung đây là quá trình trì hoãn chúng đi vào dòng chất
thải. Có rất nhiều chương trình quốc tế được đưa ra để làm tăng đáng kể việc thu
gom và tái sử dụng, tái chế chất thải điện tử. Đặc biệt là một số chỉ thị của Châu Âu
đã góp phần tăng tỷ lệ tái chế ở châu lục này, điều này sẽ giúp giảm đáng kể sự ô
nhiễm.
Tái chế là một quá trình rất quan trọng của các chiến lược cuối cùng với chất
thải điện tử. Việc tối ưu hóa việc thu hồi các nguyên liệu quý và giảm thiểu hậu quả
của chất thải không thể tái chế được phụ thuộc vào công nghệ được áp dụng trong
quá trình đó.
Tuỳ mục đích thu hồi nguyên liệu mà chọn các phương pháp tái chế khác
nhau. He và cộng sự (2006) đã cụ thể hóa các phương pháp khác nhau như tái chế
cơ học hay vật lý vì các phương pháp này tốt cho môi trường. Quá trình tái chế cơ
học hay tái chế vật lý bao gồm 3 giai đoạn chính như sau:
Tháo dỡ: Tháo dỡ là một quá trình hệ thống để lấy một thành phần, một bộ
phận hay một nhóm bộ phận của sản phẩm. Quá trình này gồm việc tháo dỡ các

HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

7


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

thành phần độc hại hay các thành phần có giá trị như bản mạch điện tử, dây cáp và
nhựa kỹ thuật cốt để làm đơn giản quá trình tái chế nguyên liệu.
Làm giàu: Làm giàu là quá trình tách kim loại (ví dụ: đồng, nhôm và
vàng…) và nhựa trong thiết bị điện tử hỏng bằng phương pháp tuyển từ, tuyển điện
và tuyển dựa vào trọng lực.

Tinh luyện: Tinh luyện là giai đoạn cuối cùng, nguyên liệu được thu hồi từ
các quá trình trên được làm giàu để nâng cao độ tinh khiết bằng các phương pháp
hoá học dùng hoá chất hay điện phân trong dung dịch [4].
1.1.2.3. Phương pháp đốt
Đốt là quá trình oxy hoá chất thải bằng oxy không khí. Tuy nhiên, sự đa
dạng của các chất có trong chất thải điện tử, việc đốt sẽ đi kèm với nguy cơ chính là
sự tổng hợp và phát tán các chất ô nhiễm và chất độc. Khí tỏa ra trong quá trình đốt
cháy và tro dư là các chất độc. Điều này đặc biệt đúng khi đốt chất thải điện tử mà
không xử lý ưu tiên hoặc không lọc khí qua ống khói tiêu chuẩn. Đốt còn tạo thành
xỉ và tro bay. Xỉ lan ra trong đất và gây ra ô nhiễm nước ngầm. Tro bay gây ra ô
nhiễm không khí. Đốt chất thải rắn trong đô thị cho thấy đồng trong bảng mạch điện
tử, dây cáp đã hoạt động như một xúc tác cho sự hình thành dioxin khi mà các chất
chống cháy bị thiêu hủy. Những chất chống cháy này khi ở mức nhiệt thấp (600 ÷
800oC) có thể tạo ra chất cực độc polybrominated dioxins (PBDDs) và furans
(PBDFs). Đốt còn làm mất các chất có giá trị mà có thể thu hồi.
Với các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, đốt mở là phương
pháp được sử dụng rộng nhất. Đốt mở có thể tạo ra polyclonated dioxin/ furans ra
không khí. Đây là một vấn nạn chính vì chất thải điện tử chứa một lượng lớn nhựa.
Đốt cháy PVC sẽ giải phóng hydrogen chloride. Chất này khi hít vào kết hợp với
nước trong phổi tạo nên axit hydrochloric ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây ra hen
suyễn, hay ung thư phổi [4].
1.1.2.4. Chôn lấp
Chất thải điện tử chứa các nguyên liệu như: nhựa, vỏ thép, bản mạch điện tử,
điện trở, tụ điện và các bộ phận, nguyên liệu khác. Thực tế chất thải điện tử là loại
HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

8


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

chất thải nguy hại và việc quản lý độ an toàn của loại chất thải này tại các bãi rác là
công việc cần kỹ thuật cao và phải chấp nhận chi phí cao của toàn xã hội, nền kinh
tế và môi trường. Kahhat và đồng nghiệp đã nghiên cứu việc chôn lấp chất thải điện
tử là một sự đe dọa với môi trường và sức khỏe con người. Việc chôn lấp chất thải
điện tử ở các bãi rác có thể dẫn đến sự thẩm thấu chì và các kim loại nặng vào hệ
thống nước ngầm [4].
1.1.2.5. Hiện trạng quản lý chất thải điện tử trên thế giới
Trước thực trạng chất thải điện tử đang gây ra nhiều hiểm họa rất lớn đối với
nhân loại, nhiều tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ và các quốc gia đã xây dựng các
điều luật và các quy định để đối phó với thực trạng này. Có rất nhiều điều luật và
sáng kiến đã được đưa ra nhằm quản lý tốt hơn nguồn chất thải điện tử. Dưới đây là
tóm tắt một số quy định, sáng kiến.
Một số chỉ thị về chất thải điện, điện tử của liên minh Châu Âu [4]
Chỉ thị về chất thải điện, điện tử
Mục đích của chỉ thị về chất thải điện tử là để hạn chế ảnh hưởng tới môi
trường của các mặt hàng điện, điện tử thải bằng cách tái sử dụng nhằm mục đích
giảm số lượng chất thải điện tử cần chôn lấp. Để đạt được mục tiêu này, các nhà sản
xuất phải chịu trách nhiệm về mặt tài chính cho việc thu gom, xử lý và phục chế các
thiết bị điện tử thải và các nhà phân phối buộc phải nhận lại các thiết bị điện tử thải
từ người tiêu dùng. Chỉ thị đã được nghị viện Châu Âu chấp nhận vào ngày 13
tháng 2 năm 2003. Được áp dụng vào ngày 13 tháng 8 năm 2005. Các nội dung
chính của chỉ thị này bao gồm là thiết kế sản phẩm, thu gom đơn lẻ, xử lý,... Những
yêu cầu cụ thể của chỉ thị bao gồm:
*Chất thải điện tử được thu gom riêng từ chất thải đô thị chưa được phân
loại. Để đạt được điều này thì các nhà sản xuất phải xây dựng các điểm thu gom
chất thải công cộng thuận lợi cho các hộ gia đình dễ dàng thải bỏ miễn phí các thiết
bị điện, điện tử hỏng. Ngày 31 tháng 10 năm 2006, chỉ thị còn yêu cầu các điểm thu

gom chất thải trên phải thu được ít nhất 4 kg chất thải điện, điện tử mỗi người/ năm.

HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

9


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

*Chỉ thị còn quy định cho các nhà sản xuất về chi phí thu gom, xử lý, phục
chế và thải bỏ các sản phẩm mà họ sản xuất. Các nhà sản suất phải chi trả các chi
phí trên cho cả các sản phẩm tại chợ ưu tiên.
Ảnh hưởng toàn cầu của chỉ thị về chất thải điện tử là rất lớn vì nó sẽ được
áp dụng với tất cả các nhà sản xuất và nhà phân phối trên thế giới mà xuất khẩu
thiết bị điện, điện tử đến Châu Âu.
Chỉ thị về việc hạn chế chất thải nguy hại (RoHS)
Chỉ thị về việc hạn chế chất nguy hại được xây dựng bởi nghị viện Châu Âu
năm 2003 đã nhận thấy một thực tế rằng không phải các chất nguy hại trong chất
thải điện, điện tử đều có thể tái chế hay hủy đi trong môi trường, bởi vậy cần đưa ra
luật cấm sử dụng một số chất nhất định trong các thiết bị điện tử. Chỉ thị về hạn chế
các chất nguy hại có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 và áp dụng với các thiết
bị điện, điện tử mới trên thị trường Châu Âu sau ngày 1 tháng 7 năm 2006. Chỉ thị
này ngay lập tức đã đưa 6 chất cần quan tâm là chì, thủy ngân, cadimi, crom,
polybrominated biphenyls (PBB) và polybromminated diphenyl ethers (PBDE). Chỉ
thị này còn được áp dụng với các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc vì các
nước Châu Á này là nhà xuất khẩu các thiết bị điện tử lớn nhất đến Châu Âu.
Quy định về chất thải điện tử ở Mỹ
Mỹ nổi tiếng là một trong số các nhà sản xuất chất thải điện tử lớn nhất thế

giới. Theo thống kê năm 2000, Mỹ có 2,2 triệu tấn chất thải điện tử trong đó
859.000 tấn sản phẩm băng, đầu đĩa, 348.000 tấn sản phẩm các phương tiện nghe
nhìn và 917.000 tấn sản phẩm công nghệ thông tin. Văn phòng kiểm toán chính phủ
Mỹ (GAO) báo cáo rằng hơn 100 triệu máy tính, màn hình máy tính và ti vi đã trở
nên lạc hậu ở Mỹ hàng năm và con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Cơ quan an toàn
quốc gia dự báo trong năm 2003 có 70 triệu máy tính bị lỗi thời trong đó có 7 triệu
chiếc được tái chế. Theo Hiệp hội tái chế chất thải điện tử quốc tế ước tính 20 triệu
ti vi trở nên lỗi thời mỗi năm. Nguyên nhân là sự phát triển của công nghệ platma
thay thế công nghệ bóng hình. Báo cáo của GAO còn đưa ra dữ liệu của trung tâm
bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) chỉ ra rằng hơn 4 triệu màn hình máy tính và 8
HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

10


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

triệu ti vi bị thải tại bãi rác mỗi năm và chỉ 19 triệu máy tính được tái chế năm
2005.
Sự quan tâm đã được tăng lên từ năm 2002 bởi các tổ chức về môi trường
cho rằng khoảng 50 ÷ 80% chất thải điện tử được thu gom tại Mỹ để tái chế thì
không được tái chế trong nước mà được xuất khẩu sang các nước đang phát triển
như Trung Quốc và Ấn Độ. Mặc dù tình hình đã được cải thiện từ năm 2002, GAO
tuyên bố rằng vẫn còn thiếu đầu tư về kinh tế để khuyến khích tái chế và tái sử dụng
các thiết bị điện tử ở Mỹ, điều này còn cộng với sự vắng bóng các điều luật liên
bang là khuyến khích tái chế tránh tạo ra chất thải cần phải chôn lấp. Hơn nữa, luật
liên bang hiện tại cho phép hàng điện tử có sử dụng chất nguy hại khi hết thời gian
sử dụng được thải ra ở các bãi rác, không cung cấp tài chính để ủng hộ việc tái chế

và không ngăn cản việc xuất khẩu chất thải điện tử đến các nước đang phát triển.
Vì không có luật liên bang nên mỗi bang lại bắt đầu vạch ra các vấn đề bằng
cách phát triển và áp dụng luật về chất thải điện tử riêng của họ chẳng hạn như các
lệnh cấm vứt chất thải điện tử ở bãi rác và đưa ra luật tái chế rõ ràng. Vào tháng 4
năm 2007, có 7 bang (Arkansas, California, Maine, Massachusetts, Minnesota, New
Hampshire and Rhode Island) đã thông qua các luật tái chế. Trong đó California đã
áp dụng hệ thống thu phí tái chế trả trước, 3 bang còn lại áp dụng hệ thống mở rộng
trách nhiệm cho nhà sản xuất. Thêm vào đó, có ít nhất 16 bang và thành phố New
York đã đưa đề xuất về luật tái chế 2007 với hai hình thức để chọn lựa là thu phí tái
chế trước hoặc là mở rộng trách nhiệm cho nhà sản xuất.
California là bang đầu tiên giới thiệu luật tái chế chất thải điện tử ở Mỹ tháng
1 năm 2005 khi đó tất cả các ti vi và máy tính mới được bán trong bang sẽ được thu
phí tái chế trước.
Mặc dù liên bang Hoa Kỳ đã không thực hiện luật tái chế chất thải quốc gia,
nhưng đã bắt đầu nhiều chương trình nhằm khuyến khích việc tái chế và tái sử dụng
các thiết bị điện tử.
Một trong những tiến triển gần đây nhất về chất thải điện tử ở Mỹ là khung
luật được đưa ra bởi khối liên minh các ngành công nghiệp điện tử (EIA) vào ngày
HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

11


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

25 tháng 5 năm 2007, đã mở đường cho luật liên bang, nghĩa là thiết lập một
chương trình tái chế ti vi, sản phẩm về công nghệ thông tin như máy tính và màn
hình máy tính trên toàn quốc [4].

Quy định về chất thải điện tử ở Australia
Vào năm 2007/2008 chính phủ Australia thông báo rằng 31,7 triệu ti vi, máy
tính và các sản phẩm về máy tính mới được tiêu thụ ở Australia. Trong giai đoạn
này, 16,8 triệu chiếc loại này đã hết hạn sử dụng trong đó 88% trong số đó được
mang tới bãi rác và chỉ 9% là được tái chế. Chính phủ còn ước tính rằng số lượng ti
vi, máy tính và các sản phẩm về máy tính không thể sử dụng sẽ tăng lên 44 triệu
vào năm 2027/2028. Nhà nước và chính phủ Australia hiện đang chung tay xây
dựng các luật mà hướng về việc mở rộng trách nhiệm cho nhà sản xuất.
Vào ngày 5 tháng 11 năm 2009, chính phủ Australia đã chính thức xác nhận
một chính sách quốc gia mới về chất thải với tầm nhìn 10 năm về việc thu hồi
nguyên liệu và xử lý chất thải. Chính phủ tuyên bố dự án tái chế ti vi và máy tính sẽ
phát triển và thực thi các yêu cầu trong khuân khổ quản lý các sản phẩm quốc gia để
đảm bảo rằng các nhà sản xuất và nhập khẩu ti vi và máy tính đang thiết lập một dự
án quốc gia hiệu quả về thu gom và tái chế các sản phẩm hỏng. Theo dự án đã được
đề xuất này các nhà sản xuất và nhập khẩu sẽ phải có trách nhiệm tái chế tất cả các
sản phẩm mà họ bán ra ở Australia. Dự án này sẽ được áp dụng vào trước năm 2011
[4].
Quy định về chất thải điện tử ở Trung Quốc
Trung Quốc được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhất trên
thế giới và Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin
và truyền thông lớn nhất thế giới, vượt trên cả Nhật Bản, Liên Minh Châu Âu và
Mỹ. Theo ước tính tổng lượng chất thải điện tử ở Trung Quốc là khoảng 1,11 triệu
tấn mỗi năm mà chủ yếu từ nguồn trong nước và nhập khẩu từ nước khác. Trung
Quốc trở thành một nhân tố quan trọng trong hệ thống tái chế chất thải điện tử. Họ
đã thuê 0,7 triệu người vào năm 2007 của 98% các cơ sở tái chế không hợp chuẩn.

HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

12



VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường của chất thải điện tử đã được vạch rõ
ở Trung Quốc và các nước nhập khẩu khác đang trở nên phổ biến trên các phương
tiện truyền thông và giới khoa học nhân văn. Vấn đề chất thải điện tử ở Trung Quốc
gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, nguyên nhân chính là do các tổ chức tái chế
được tiến hành bởi các doanh nghiệp nhỏ và không hợp chuẩn, họ thiếu vốn để xử
lý chất thải theo cách hợp chuẩn. Việc áp dụng các công nghệ thô sơ, lạc hậu để thu
hồi các kim loại có giá trị và vứt bỏ các kim loại nặng và các chất hóa học độc hại
khác cộng với nhận thức thấp về vấn đề sức khỏe và môi trường tất cả đã làm cho
vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Ngày 5 tháng 3 năm 2009, hội đồng nhà nước đã ban hành “Luật hành chính
về việc phục hồi và vứt bỏ các sản phẩm điện, điện tử hỏng” gọi là China WEEE.
Luật này sẽ có hiệu lực vào tháng 1 năm 2011 [4].
Quy định về chất thải điện tử ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ, chất thải điện tử cũng là một vấn đề quan trọng vì các đồ điện tử
thải trong nước cũng như được nhập từ các nước đang phát triển. Ngành công
nghiệp điện tử Ấn Độ là một trong số các ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh
nhất thế giới. Theo ước tính số người sở hữu máy tính cá nhân tăng 604% trong giai
đoạn từ năm 1993 đến năm 2000, trong khi đó bình quân toàn thế giới tăng 181%
cũng trong giai đoạn này các nghiên cứu đã ước tính rằng tổng số chất thải điện tử
hàng năm của Ấn Độ là khoảng 1,46 đến 3,3 triệu tấn và sẽ đạt đến 4,7 triệu tấn vào
năm 2011. Việc tái chế chất thải hợp chuẩn đang phát triển ở các thành phố chính.
Tuy nhiên, các cơ sở tái chế chưa hợp chuẩn vẫn đang hoạt động trong khoảng thời
gian dài với hơn 1 triệu người dân tham gia vào các tổ chức tái chế. Hầu hết những
người này có trình độ học vấn thấp với ít kiến thức về sự nguy hiểm của các hoạt
động này.

Hiên nay, Ấn Độ vẫn chưa có khung luật chính thức nào về chất thải điện tử
ở cấp quốc gia. Mặc dù Ấn Độ có một số cơ sở sản xuất phần cứng và phần mềm
công nghệ cao phát triển nhất thế giới. Trung tâm kiểm soát bản mạch ô nhiễm đã
xây dựng những hướng dẫn về việc quản lý môi trường chất thải điện tử ở Ấn Độ.
HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

13


VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Chính phủ còn đưa ra một số bước để đối mặt với vấn đề các thiết bị điện tử cũ
được nhập khẩu vào Ấn Độ. Phòng công nghệ Thông tin, đứng đầu là bộ trưởng
công nghệ thông tin và truyền thông đã phát triển các chính sách cấm nhập khẩu các
máy tính cũ gồm cả máy tính cá nhân và máy tính xách tay. Tuy nhiên, những thiết
bị đó có thể được nhập khẩu miễn phí như những món quà tặng [4].
Quy định về chất thải điện tử ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong số những nhà xuất khẩu hàng điện tử và sản phẩm
công nghệ thông tin lớn trên thế giới. Năm 2005, hơn 30% hàng được sản xuất cho
xuất khẩu bao gồm các thiết bị công nghệ cao như ti vi, điện thoại và tủ lạnh. Ước
tính rằng, năm 2003 hơn 25 triệu máy tính đang được sử dụng ở Hàn Quốc với hơn
60% dân số có kết nối Internet. Năm 2004, hơn 3 triệu máy tính và 15 triệu điện
thoại đã không thể sử dụng.
Các luật liên quan đến chất thải điện tử ở Hàn Quốc đã được hình thành từ
năm 1992, dựa vào đạo luật kiểm soát chất thải, hệ thống đầu tư và hồi vốn từ chất
thải đã được đưa ra. Theo hệ thống này, một khoản tiền được đưa ra ở một tỷ lệ nhất
định theo sản phẩm và gói sản phẩm mà sẵn sàng dùng cho việc tái chế. Năm 1997
có 4 loại thiết bị là ti vi, máy giặt, điều hòa, tủ lạnh được đưa vào hệ thống này. Sau

đó đến năm 2003, việc mở rộng trách nhiệm cho nhà sản xuất được đưa ra với các
thiết bị này để buộc nhà sản xuất phải có trách nhiệm với toàn bộ vòng đời của các
sản phẩm của họ. Bắt đầu từ ti vi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt được chọn lựa để thực
hiện trước sau đó là các thiết bị nghe nhìn và điện thoại vào năm 2005, máy fax,
máy in vào năm 2006.
Ngày 2 tháng 4 năm 2007 Hội đồng quốc gia Hàn Quốc thông qua “Đạo luật
về các nguyên liệu được tái chế từ các sản phẩm điện tử và điện thoại” luật này
tương tự chỉ thị về hạn chế sử dụng các chất nguy hại, chỉ thị về chất thải điện tử ở
Châu Âu, nhưng luật này còn chứa thêm một số điều cụ thể của Hàn Quốc. Điều
luật này được thực thi vào ngày 1 tháng 1 năm 2008 [4].
Quy định về chất thải điện tử ở Nhật Bản

HỌC VIÊN: LÊ CAO KHẢI LỚP KTMT 2008 - 2010

14


×