Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp đình trám, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 88 trang )

Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc.

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, Viện đào tạo sau đại học – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện khoa
học và công nghệ môi trường – Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, đã giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Thành, người thầy đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Công ty Cổ phần Môi trường EJC, Sở
Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, Chi cục bảo vệ môi trường Bắc Giang, Ban quản lý
các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ tạo điều kiện cung cấp những thông tin cần
thiết để tôi hoàn thành luận văn này.


Qua đây, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ,
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết và
năng lực của mình, song với kiến thức còn nhiều hạn chế và trong giới hạn thời gian quy
định, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng
góp quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp và các chuyên gia để nghiên cứu một cách sâu
hơn, toàn diện hơn trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả luận văn

Dƣơng Thị Hòa

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2
MỤC LỤC ..................................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................8
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................9
1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................9
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................10
3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................10

4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................10
5. Nội dung của luận văn.....................................................................................11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ PHƢƠNG
PHÁP QUẢN LÝ.....................................................................................................12
1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại ................................................................12
1.1.1. Định nghĩa chất thải nguy hại .................................................................12
1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại ....................................................................12
1.1.3. Nguồn gốc và thành phần chất thải nguy hại ..........................................20
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đến con người và môi trường ...........21
1.2. Công tác quản lý chất thải nguy hại trên thế giới .....................................23
1.2.1. Hiện trạng phát sinh và xử lý chất thải nguy hại ....................................23
1.2.2. Các thành phần của hệ thống quản lý chất thải nguy hại .......................27
1.2.3. Hệ thống quản lí hành chính chất thải nguy hại .....................................27
1.2.4. Hệ thống quản lí kĩ thuật chất thải nguy hại ...........................................28
1.2.5. Quản lý chất thải nguy hại ở các nước đang phát triển .........................29
1.3. Tổng quan về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam ..............................30
1.3.1. Nguồn phát sinh CTNH ...........................................................................30
1.3.2. Lượng và loại CTNH phát sinh tại Việt Nam ..........................................30
1.3.3. Công tác quản lí chất thải nguy hại tại Việt Nam ..................................33

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

1.3.4. Tình hình xử lý và các công nghệ xử lý CTNH hiện đang áp dụng tại

Việt Nam ............................................................................................................36
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP ĐÌNH TRÁM, TỈNH BẮC GIANG .........................................42
2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận quản lý chất thải nguy hại ................................42
2.1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................42
2.1.2. Mô hình DPSIR ......................................................................................42
2.1.3. Mô hình DPSIR với quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Đình
Trám, Bắc Giang................................................................................................47
2.2. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại Khu công
nghiệp Đình Trám, Bắc Giang ...........................................................................49
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội ...........................................................49
2.2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................49
2.2.1.2. Địa hình, địa mạo.............................................................................51
2.2.1.3. Khí hậu .............................................................................................51
2.2.1.5. Điều kiện kinh tế xã hội....................................................................55
2.2.2. Hiện trạng quản lí chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Đình Trám,
tỉnh Bắc Giang ......................................................................................................61
2.2.2.2. Tình hình chung về công tác quản lý chất thải nguy hại tại các KCN
Đình Trám, tỉnh Bắc Giang............................................................................64
2.2.2.3. Hiện trạng thu gom xử lý chất thải nguy hại ....................................68
2.2.2.4. Các tồn tại và thách thức trong quản lý chất thải nguy hại ..........70
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
HẠI CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH TRÁM TỈNH BẮC GIANG..............71
3.1. Tính dự báo lƣợng và loại chất thải nguy hại phát sinh ở khu công
nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc giang đến năm 2020. ............................................71
3.1.1. Phân tích, lựa chọn phương pháp dự báo ..............................................71
3.1.1.1. Dự báo khối lượng CTNH trên cơ sở tăng dân số ................................71
3.1.1.2. Dự báo khối lượng CTNH trên cơ sở tăng GDP ..............................71

Dương Thị Hòa


Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

3.1.1.3. Dự báo khối lượng CTNH trên cơ sở sản lượng công nghiệp:
(Nguồn: Sở TN&MT Bắc Giang, 2005) .........................................................72
3.1.1.4. Dự báo khối lượng CTNH trên cơ sở tăng trưởng công nghiệp:
(Nguồn: ENTEC/2000) ..................................................................................72
3.1.2. So sánh, lựa chọn phương án tối ưu .......................................................72
3.1.3. Tính toán lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Khu công nghiệp Đình
Trám, tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.................................................................73
3.2. Đề xuất kế hoạch tổng thể quản lý chất thải nguy hại tại KCN Đình
Trám, tỉnh Bắc Giang..........................................................................................75
3.2.1. Công tác tổ chức quản lý nhà nước .........................................................76
3.2.1.1. Giải pháp về quản lý hành chính tại Khu công nghiệp Đình Trám,
tỉnh Bắc Giang ...............................................................................................76
3.2.1.2. Giải pháp về vốn để tăng cường đầu tư công tác quản lý CTNH .....77
Nguồn vốn để đầu tư công tác quản lý chất thải nguy hại có thể được huy
động từ nhiều nguồn khác nhau: ....................................................................77
3.2.1.3. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục phổ biến kiến thức ...................77
3.2.1.4. Giải pháp về quy hoạch trung tâm khu vực xử lý CTNH ................77
3.2.2. Công tác quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải thải nguy hại ....80
3.2.2.1. Công tác quản lý thu gom .................................................................80
3.2.2.2. Công tác lưu giữ................................................................................80
3.2.3. Công tác quản lý CTNH tại cơ sở............................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................84

1. Kết luận ............................................................................................................84
2. Kiến nghị ..........................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Danh mục chất thải nguy hại ...................................................................13
Bảng 1.2. Nhóm chất thải nguy hại và đặc trưng .....................................................16
Bảng 1.3. Danh mục các ngành công nghiệp phát sinh chất thải nguy hại ..............18
Bảng 1.4. Danh mục chất thải nguy hại theo mức độ độc hại .................................19
Bảng 1.5: Các loại chất thải nguy hại .......................................................................19
Bảng 1.6. Lượng CTNH và cách thức xử lý của một số nước trên thế giới ............24
Bảng 1.7. Mô hình xử lý CTNH ở Thổ Nhĩ Kỳ .......................................................25
Bảng 1.8. Tổng hợp lượng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh năm 2008, 2010 .........30
Bảng 2.1. Kết quả phân tích các thành phần môi trường không khí xung quanh tại
khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang .................................................................51
Bảng 2.2. Kết quả phân tích các thành phần môi trường nước mặt của khu công
nghiệp Đình Trám, Bắc Giang .................................................................................52
Bảng 2.3. Kết quả phân tích các thành phần môi trường đất ...................................53
Bảng 2.4. Kết quả phân tích các thành phần môi trường nước dưới đất .................54
Bảng 2.5. Danh sách các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ thuộc KCN Đình Trám,

tỉnh Bắc Giang...........................................................................................................56
Bảng 2.6. Một số doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại tại KCN Đình Trám ..62
Bảng 2.12. Danh sách các đơn vị vi phạm trong việc thực hiện bảo vệ môi trường 66
Bảng 3.1. Ước tính lượng chất thải của các ngành công nghiệp tại Khu công nghiệp
Đình Trám đến năm 2020 .........................................................................................74
Bảng 3.2. Doanh thu và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại KCN Đình
Trám, tỉnh Bắc Giang các năm 2012, 2013, và dự đoán doanh thu, lượng CTNH
phát sinh tại KCN Đình Trám năm 2014 ..................................................................74
Bảng 3.3. Khối lượng CTNH phát sinh tại KCN Đình Trám từ năm 2014 đến 2020
...................................................................................................................................75
Bảng 3.4. Các tiêu chí để xây dựng Nhà máy xử lý CTNH ......................................78

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Mô hình DPSIR .........................................................................................44
Hình 2.2. Mô hình DPSIR đối với quản lý chất thải nguy hại tại KCN Đình Trám,
Bắc Giang ..................................................................................................................47
Hình 2.3. Bản đồ tỉnh Bắc Giang năm 2011 .............................................................50

Dương Thị Hòa


Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Dương Thị Hòa

BVTV

Bảo vệ thực vật

CTNH

Chất thải nguy hại

CCN

Cụm công nghiệp

CTCN

Chất thải công nghiệp

CTR

Chất thải rắn


KCN

Khu công nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Theo một điều tra khảo sát của JICA [12] thì tổng lượng chất thải phát sinh
tại Việt Nam năm 2010 là trên 31,5 triệu tấn, trong đó chất thải công nghiệp là 5,5
triệu tấn và chất thải nguy hại (CTNH) là 0,86 triệu tấn. Theo dự báo, tổng lượng
chất thải phát sinh năm 2015 sẽ khoảng 43.6 triệu tấn (1,55 triệu tấn CTNH); dự
báo lên đến 67,6 triệu tấn năm 2020 (2,8 triệu tấn CTNH); và khoảng 91 triệu tấn
năm 2025 (27,8 triệu tấn chất thải công nghiệp). Do lượng phát sinh CTNH ngày
càng gia tăng, nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bắt nguồn từ các hoạt động không kiểm soát như
vận chuyển trái phép hoặc xử lý không an toàn về môi trường [12].
Thực tế cho thấy việc quản lý và xử lý chất thải nguy hại không an toàn đã
để lại những hậu quả nặng nề về môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
cộng đồng như: Các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các bãi rác không

hợp vệ sinh và các bãi đổ chất thải của các nhà máy sản xuất … Cũng như một số
cơ sở sản xuất chưa có một tầm hiểu biết sơ bộ về CTNH cho nên họ đã thải bỏ trực
tiếp những chất thải như cặn keo, dầu nhớt bôi trơn động cơ, các hộp mực in … có
chứa hàm lượng chất nguy hại với nồng độ cao. Các chất nguy hại này được thải bỏ
trực tiếp theo đường thoát nước chung của khu vực nơi các cơ sở hoạt động hoặc đổ
theo rác thải sinh hoạt cho các đơn vị vệ sinh công cộng thu gom dưới dạng rác thải
sinh hoạt bình thường. Vì vậy việc quản lý, xử lý an toàn chất thải đặc biệt là
CTNH nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động xấu
tới sức khỏe con người là một trong những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ
môi trường tại các khu công nghiệp nói chung và khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh
Bắc Giang nói riêng.
Vấn đề lập kế hoạch quản lí chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp trở
nên vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc lập kế hoạch quản lý
môi trường nói chung và kế hoạch quản lý chất thải nguy hại nói riêng sẽ giúp cho
hoạt động quản lý của Nhà nước đối với vấn đề này đạt hiệu quả cao. Qua đó có
biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc gia tăng số lượng chất thải nguy hại vào môi
trường, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với sức khỏe con người
cũng như môi trường sống.
9

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

Xuất phát từ như nhu cầu quản lý chất thải nguy hại tại Khu công nghiệp

Đình Trám, tỉnh Bắc Giang. Nhằm phục vụ cho dự án xây dựng nhà máy xử lý chất
thải nguy hại tại tỉnh Bắc Giang. Được sự nhất trí của nhà trường, lãnh đạo viện,
dưới sự hướng dẫn của Giảng viên Tiến Sĩ Trịnh Thành tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại phát sinh tại Khu công
nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở phương pháp luận quản lý môi trường tiên tiến (thiết lập chỉ số
môi trường dựa trên mô hình DPSIR (Driving – Pressures - State of the
Environment - Impacts - Response)), tiến hành tìm hiểu công tác quản lý chất thải
nguy hại trên thế giới, của Việt Nam và KCN Đình Trám, tỉnh Bắc Giang từ đó thiết
lập khung lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp (KCN) Đình
Trám, tỉnh Bắc Giang;
- Khảo sát và phân tích hiện trạng, dự báo được lượng CTNH phát sinh trên
địa bàn KCN Đình Trám, tỉnh Bắc Giang;
- Thiết lập các nhóm giải pháp thu gom, vận chuyển, trung chuyển phù hợp
với điều kiện của Khu công nghiệp Đình Trám.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Đình
Trám, tỉnh Bắc Giang.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp chỉ số môi trường: Dựa trên mô hình “Nguồn dẫn, áp lực,
trạng thái, tác động, đáp ứng”, báo cáo phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn,
đề xuất hệ thống các chỉ số áp dụng để làm căn cứ so sánh việc quản lý chất thải
nguy hại của KCN Đình Trám với các khu vực khác và trên thế giới.
- Phương pháp chuyên gia: Phối hợp và tham khảo ý kiến các chuyên gia có
kinh nghiệm về lĩnh vực chất thải nguy hại để xây dựng phương pháp thực hiện và
tổ chức nghiên cứu có hiệu quả.
- Phương pháp so sánh: So sánh với các khu vực đã nghiên cứu khác có
những đặc điểm tương đồng về quy mô, tính chất…. trên đó dựa vào các kết quả
nghiên cứu trước đó giúp cho việc đánh giá, dự báo các tác động môi trường do chất

thải nguy hại và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Phương pháp tổng hợp và kế thừa: Từ các số liệu, tài liệu và các thông tin
có được, tổng hợp và phân tích đưa ra các đánh giá về ảnh hưởng của chất thải rắn,
10

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

trong quá trình nghiên cứu có kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó trong khu
vực nghiên cứu.
5. Nội dung của luận văn
Bài luận văn gồm những nội dung sau
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về chất thải nguy hại và phương pháp quản lý
Chƣơng 2: Công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn KCN Đình
Trám, tỉnh Bắc Giang
Chƣơng 3: Đề xuất kế hoạch tổng thể quản lý chất thải nguy hại của khu
công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang
Kết luận và kiến nghị

11

Dương Thị Hòa


Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ PHƢƠNG PHÁP
QUẢN LÝ
1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại
1.1.1. Định nghĩa chất thải nguy hại
Hiện nay ở Việt Nam có hai văn bản pháp luật nêu định nghĩa về chất thải
nguy hại:
- “Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn,
dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác
gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người” [14].
Luật bảo vệ môi trường ban hành sau này nêu định nghĩa ngắn gọn hơn, rõ
ràng hơn và gần như là sự khái quát của định nghĩa trong Quy chế quản lý chất thải
nguy hại
- “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác” [10].
Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa đều có nội dung
tương tự nhau, giống với định nghĩa của các nước và các tổ chức trên thế giới, đó là
nêu lên đặc tính gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của chất thải
nguy hại.
1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách phân loại chất thải nguy hại: Theo tính
chất, cách quản lý, mức độc … Tuy nhiên để áp dụng cách phân loại nào thì còn phụ thuộc

vào các quốc gia khác nhau do các yếu tố xã hội – kinh tế, môi trường và sức khỏe cộng
đồng. Mục đích của phân loại chất thải nguy hại là để tăng cường thông tin. Tùy vào mục
đích sử dụng thông tin cụ thể mà có các cách phân loại sau:
- Hệ thống phân loại chung: Đây là hệ thống phân loại dành cho những người
có chuyên môn. Hệ thống phân loại nhằm đảm bảo tính thống nhất về các danh
pháp và thuật ngữ sử dụng. Hệ thống phân loại này dựa trên đặc tính của CTNH.
Theo cách phân loại này có hệ thống của UNEP, quy chế QLCTNH Việt Nam…
12

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

- Hệ thống phân loại dùng cho công tác quản lý: Nhằm đảm bảo nguyên tắc
chất thải được kiểm soát từ nơi phát sinh đền nơi thải bỏ, xử lý cuối cùng. Hệ thống
này tập chung xem xét con đường di chuyển của CTNH và nguồn phát sinh của nó.
Trong số này bao gồm:
+ Hệ thống phân loại theo nguồn phát sinh;
+ Hệ thống phân loại theo đặc điểm.
- Hệ thống phân loại để đánh giá khả năng tác động đến môi trường:
+ Phân loại theo độc tính;
+ Phân loại theo mức độ nguy hại.
- Hệ thống phân loại kĩ thuật: Đây là hệ thống phân loại đơn giản và dễ sử
dụng đặc biệt cho những người không có chuyên môn về CTNH. Tuy nhiên hệ
thống này có giớ hạn là không cũng cấp thông tin đầy đủ về chất thải, khó sử dụng

trong trường hợp chất thải không có trong danh mục.
Các hệ thống phân loại:
* Phân loại theo tổ chức y tế thế giới (WHO):
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra danh mục các chất thải được coi là
các chất thải nguy hại từ rất sớm. Danh mục các chất thải nguy hại được liệt kê
trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Danh mục chất thải nguy hại [19]
STT

Tên chất thải nguy hại

STT

Tên chất thải nguy hại

1

Asen (As) và các hợp chất

8

Beryli (Be) và các hợp chất

2

Thủy ngân và các hợp chất

9

Các hợp chất chứa phenol


3

Cadimi (Cd) và các hợp chất

10

Các hợp chất chứa xianua (CN)

4

Tali (Tl) và các hợp chất

11

Hợp chất halogen hữu cơ

5

Crom (Cr) và các hợp chất

12

Các hợp chất đồng hòa tan

6

Chì (Pb) và các hợp chất

13


Các chất phóng xạ

7

Antimon (Sb) và các hợp chất

Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới trong bảng 1.1 cho thấy chất thải
nguy hại chủ yếu phân loại theo các chất hóa học có tính độc hại. Cách phân loại
này cụ thể theo chất hóa học và hợp chất hóa học.
13

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

*Phân loại dựa trên những mối nguy hại và những tính chất chung [3]
Chia làm 9 nhóm dựa trên những mối nguy hại và những tính chất chung.
Dùng một số quốc tế (UN) làm số chỉ định duy nhất cho chất đó.Vd: Butan, Nhóm
2, Khí dễ cháy-UN No 1011.
Nhóm 1: Chất nổ
Nhóm này bao gồm:
- Các chất dễ nổ, ngoại trừ những chất quá nguy hiểm trong khi vận chuyển
hay những chất có khả năng nguy hại thì được xếp vào loại khác.
- Vật gây nổ,ngoại trừ những vật gây nổ mà khi cháy nổ không tạo ra khói,

không văng mảnh, không có ngọn lửa hay không tạo ra tiếng nổ ầm ĩ.
Nhóm 2: Các chất khí nén, hóa lỏng hay hòa tan có áp
Nhóm này bao gồm những loại khí nén, khí hóa lỏng, khí trong dung dịch,
khí hóa lỏng do lạnh, hỗn hợp một hay nhiều khí với một hay nhiều hơi của những
chất thuộc nhóm khác, những vật chứa những khí, như tellurium và bình phun khí
có dung tích lớn hơn 1 lít.
Nhóm 3: Các chất lỏng dễ cháy
Nhóm 3 bao gồm những chất lỏng có thể bắt lửa và cháy, nghĩa là chất lỏng
có điểm chớp cháy lớn hơn hoặc bằng 61oC.
Nhóm 4: Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những chất
khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy
- Phân nhóm 4.1: Các chất rắn dễ cháy gồm:
+ Chất rắn có thể cháy
+Chất tự phản ứng và chất có liên quan
+ Chất ít nhạy nổ
- Phân nhóm 4.2 Chất có khả năng tự bốc cháy gồm:
+ Những chất tự bốc cháy
+ Những chất tự tỏa nhiệt
- Phân nhóm 4.3 Những chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy
14

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường


Những chất khi tiếp xúc với nước sẽ giải phóng những khí dễ cháy có thể tạo
thành những hỗn hợp cháy nổ với không khí. Những hỗn hợp như thế có thể bắt
nguồn từ bất cứ ngọn lửa nào như ánh sáng mặt trời, dụng cụ cầm tay phát tia lửa
hay những ngọn đèn không bao bọc kĩ.
Nhóm 5: Những tác nhân oxy hóa và các peroxit hữu cơ
Nhóm 5 được chia thành các phân nhóm:
- Phân nhóm 5.1: Tác nhân oxy hóa
- Phân nhóm 5.2: Các peroxit hữu cơ
Nhóm 6: Chất độc và chất gây nhiễm bệnh
Nhóm 6 được chia thành các phân nhóm:
- Phân nhóm 6.1: Chất độc
- Phân nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh: Những chất phóng xạ
Bao gồm những chất hay hợp chất tự phát ra tia phóng xạ. Tia phóng xạ có
khả năng đâm xuyên qua vật chất và có khả năng ion hóa.
Nhóm 8: Những chất ăn mòn
Bao gồm những chất tạo phản ứng hóa học khi tiếp xúc với các mô sống, phá
hủy hay làm hư hỏng hàng hóa, công trình.
Nhóm 9: Những chất khác
Bao gồm những chất và vật liệu mà trong quá trình vận chuyển có biểu hiện
mối nguy hại không được kiểm soát theo tiêu chuẩn các chất liệu thuộc nhóm khác.
Nhóm 9 bao gồm một số chất và vật liệu biểu hiện sự nguy hại cho phương tiện vận
chuyển cũng như cho môi trường, không đạt tiêu chuẩn của nhóm khác.
*Phân loại theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): Hệ thống này phân loại theo các
đặc tính của chất thải.
Nhóm các loại chất thải nguy hại được phân loại theo tiêu chuẩn Việt Nam
được trình bày trong bảng 1.2.

15

Dương Thị Hòa


Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

Bảng 1.2. Nhóm chất thải nguy hại và đặc trưng [18]
STT

Mã số
Loại chất thải
TCVN
6706-2000
Chất thải lỏng
dễ cháy

1.1

Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy dưới
60 độ.

Chất thải dễ
cháy

1.2

Chất thải không là chất lỏng, bốc cháy khi
bị ma sát hoặc ở điều kiện áp suất khí

quyển

1.3

Chất thải có khả năng tự bốc cháy do tự
nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình
thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với
không khí và có khả năng bốc cháy

1.4

Chất thải khi gặp nước, tạo ra phản ứng
giải phóng khí dễ cháy hoặc tự cháy.

1. Chất thải
dễ bắt lửa dễ
cháy
Chất thải có
thể tự cháy

Chất thải tạo
ra khí dễ cháy
Chất thải có
tính axit
2. Chất thải
gây ăn mòn

STT

3. chất thải

dễ nổ

Mô tả tính nguy hại

Chất thải có
tính ăn mòn

2.1

2.2

Chất thải lỏng có thể ăn mòn thép với tốc
độ > 6,35mm/năm ở 55o C

Mã số
Loại chất thải
TCVN
6706-2000

Chất thải dễ nổ 3

Mô tả tính nguy hại

Là chất thải rắn hoặc lỏng hoặc hỗn hợp rắn
lỏng tự phản ứng hoá học tạo ra nhiều khí, ở
nhiệt độ và áp suất thích hợp có thể gây nổ.

16

Dương Thị Hòa


Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Chất thải chứa
các tác nhân
oxy hoá vô cơ

Quản lý tài nguyên và môi trường

4.1

Chất thải có chứa clorat, pecmanganat,
peoxit vô cơ…

4.2

Chất thải hữu cơ chứa cấu trúc phân tử 0-0- không bền với nhiệt nên có thể bị
phân huỷ và tạo nhiệt nhanh

Chất thải gây
độc cấp tính

5.1

Chất thải có chứa chất độc có thể gây tử
vong hoặc tổn thương trầm trọng khi tiếp
xúc.


5. Chất thải
Gây độc cho Chất thải gây
độc mãn tính
người và
sinh vật

5.2

4. Chất thải
dễ bị ôxi
hoá
Chất thải chứa
peoxyt hữu cơ

Chất thải sinh
ra khí độc

STT

5.3

Chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp
xúc với không khí hoặc nước thì giải
phóng ra khí độc

Mã số
Loại chất thải
TCVN
6706-2000


6. Chất độc
cho HST

Chất độc cho
hệ sinh thái

6

7.Chất thải
lây nhiễm

Chất thải lây
nhiễm bệnh

7

Mô tả tính nguy hại
Chất thải có chứa các thành phần có thể
gây ra các tác động có hại đối với môi
trường thông qua tích luỹ sinh học hoặc
gây ảnh hưởng cho hệ sinh thái.
Chất thải có chứa các vi sinh vật sống
hoặc độc tố của chúng có chứa các mầm
bệnh

* Phân loại theo nguồn phát sinh
Nguồn chất thải từ sản xuất công nghiệp: Các ngành công nghiệp phát sinh
chất thải nguy hại được trình bày trong bảng 1.3.


17

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

Bảng 1.3. Danh mục các ngành công nghiệp phát sinh chất thải nguy hại [5]
STT

Ngành CN phát sinh CTNH

STT

Ngành CN phát sinh CTNH

1

Chế biến gỗ

7

Kim loại đen

2


Chế biến cao su

8

Lọc dầu

3

Công nghiệp cơ khí

9

Sản xuất thép

4

Sản xuất xà phòng và bột giặt

10

Nhựa và vật liệu tổng hợp

5

Khai thác mỏ

11

Sản xuất sơn và mực in


6

Công nghiệp sản xuất giấy

12

Hóa chất BVTV

* Phân loại theo đặc điểm chất thải nguy hại [20]
1.1. Phân loại dựa vào dạng hoặc pha phân bố (rắn, lỏng, khí )
1.2 Chất hữu cơ hay chất vô cơ
1.3 Nhóm hoặc loại chất (dung môi hay kim loại nặng ).
* Phân loại theo mức độ độc hại: Dựa vào giá trị liều gây chết 50% số động vật
thực nghiệm (LD50).
Danh mục các loại chất thải nguy hại được phân loại theo mức độ độc hại
của từng loại chất dựa vào giá trị LD50 được trình bày trong bảng 1.4.

18

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

Bảng 1.4. Danh mục chất thải nguy hại theo mức độ độc hại [19]
LD50 đối với chuột lang (mg/kg cân nặng)

Cấp độc

Qua miệng
Dạng rắn

Qua da

Dạng lỏng

Dang rắn

Dạng lỏng

<10

<40

1A (rất độc )

<5

I B (độc cao)

5-20

20-200

10-100

40-400


50-500

200-2000

100-1000

400-4000

>500

>2000

>1000

>4000

II(độctrung bình)
III (ít độc )

<20

*Phân loại theo mức độ gây hại [20]
Cách phân loại này dựa vào thành phần, nồng độ, độ linh động, khả năng
toàn lưu, lan truyền, con đường tiếp xúc, và liều lượng chất thải.
*Hệ thống phân loại kĩ thuật
Phân loại theo hệ thống này đơn giản nhưng có hiệu quả đối với các mục
đích kĩ thuật. Bảng 1.5 trình bày các loại chất thải cơ bản của hệ thống. Hệ thống
này thường được sử dụng trong nhiều trường hợp nghiên cứu để xác định các
phương tiện xử lý, tiêu huỷ phù hợp. Hệ thống này có thể mở rộng.

Bảng 1.5: Các loại chất thải nguy hại [8]
Các loại chính

Đặc tính

Ví dụ

Nước thải chứa chất vô


Thành phần chính là nước
nhưng có chứa kiềm/axit
và các chất vô cơ độc hại

Axit sunphuric thải từ mạ kim
loại. Dung dịch amoniac trong sản
xuất linh kiện điện tử. Nước bể
mạ kim loại.

Nước thải chứa chất
hữu cơ

Nước thải chứa dung dịch
các chất hữu cơ nguy hại.

Nước rửa từ các chai lọ thuốc trừ
sâu.

Chất hữu cơ lỏng


Chất thải chứa thành phần
là dầu

Cặn dầu từ quá trình xúc rửa tàu
dầu hoặc bồn chứa dầu.

Bùn, bụi,chất rắn và các

Bùn xử lý nước thải có chứa kim
loại nặng. Bụi từ quá trình xử lý

Bùn, chất thải vô cơ

chất thải rắn chứa chất vô
19

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

khí thải của nhà máy sản xuất sắt
thép và nấu chảy kim loại. Bùn

cơ nguy hại.


thải từ lò nung vôi Bụi từ bộ phận
đốt trong công nghệ chế tạo KL.
Bùn từ khâu sơn

Chất rắn/bùn hữu cơ

Bùn,chất rắn và các chất
hữu cơ không ở dạng lỏng

Hắc ín từ SX thuốc nhuộm
Hắc ín trong tháp hấp thụ phenol
Chất rắn trong quá trình hút chất
thải nguy hại đổ tràn.
CR chứa nhũ tương dạng dầu.

* Hệ thống phân loại theo danh sách
US-EPA đã liệt kê theo danh mục hơn 450 chất thải được xem là chất thải
nguy hại. Trong các danh mục này, mỗi chất thải được ấn định bởi một kí hiệu nguy
hại của US-EPA bao gồm một chữ cái và ba chữ số đi kèm. Các chất thải được chia
theo bốn danh mục: F,K, P,U.
Danh mục được phân chia như sau [4]:
Danh mục F- Chất thải nguy hại thuộc các nguồn không đặc trưng. Đó là các
chất được tạo ra từ sản xuất và các qui trình công nghệ. Ví dụ halogen từ các quá
trình tẩy nhờn và bùn từ quá trình xử lý nước thải của ngành mạ điện.
Danh mục K- chất thải từ nguồn đặc trưng. Đó là chất thải từ các nghành
công nghiệp tạo ra sản phẩm độc hại như: Sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật, chế
biến gỗ, sản xuất hoá chất. Có hơn 100 chất được liệt kê trong danh sách này. Ví dụ
cặn từ đáy tháp chưng cất aniliene, dung dịch ngâm thép từ nhà máy sản xuất thép,
bụi lắng trong tháp xử lý khí thải, bùn từ nhà máy xử lý nước thải…
Danh mục P và U: Chất thải và các hoá chất thương phẩm nguy hại. Nhóm

này bao gồm các hoá chất như clo, các loại axit, bazơ, các loại hoá chất bảo vệ thực
vật…
1.1.3. Nguồn gốc và thành phần chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại sinh ra từ 3 nguồn:
- Công nghiệp: Hầu hết các chất thải đều có nguồn gốc từ các loại nguyên
nhiên liệu mà chúng ta cần sử dụng cho công nghiệp.
20

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

- Hoạt động sinh hoạt của cong người, trong nông nghiệp, thương nghiệp,
dịch vụ.
- Từ thiên nhiên: Chất thải nguy hại có khả năng sản sinh ra từ các quá trình
trao đổi chất trong tự nhiên, có hoặc không có vai trò của con người.
Các ngành sản xuất công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn
nhất và đang là mối quan tâm lớn hiện nay. So với các nguồn phát sinh khác, nguồn
công nghiệp mang tính thường xuyên và ổn định nhất, các nguồn từ dân dụng hay
sinh hoạt không nhiều, tương đối nhỏ. Nguồn thải nguy hại của một số ngành công
nghiệp tiêu biểu như sau:
+ Ngành công nghiệp hóa chất: Dung môi thải, dung môi công nghiệp dùng
để hòa tan để tổng hợp các chất mới và dung môi giúp truyền nhiệt tốt, các chất này
có tính chất dễ cháy nổ, dễ tham gia các phản ứng thế, độ bay hơi thấp… hầu hết có
khả năng ức chế emzime, cản trở gen, ngăn cản sự phân hóa tế bào dẫn đến bệnh

tật…
+ Các chất dễ cháy, các sản phẩm từ dầu mỏ, các chất thải chứa a xít, ba zơ
mạnh, các chất thải có hoạt tính cao: Hoạt chất chứa natri, hợp chất H2O2, hợp chất
sunfit, NaS2: Sinh ra từ ngành công nghiệp hóa chất cơ bản. Chất xúc tác công
nghiệp, các chất lấy ra từ bùn công nghiệp…
+ Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng
+ Ngành công nghiệp chế biến sơn: Chứa dung môi hữu cơ (mạch vòng có
benzene)
+ Ngành sản xuất và gia công kim loại: Lò luyện gang, thép, tái chế kim loại
đồng, chì … Chất thải là các loại khí trong quá trình đốt như Dioxin, furan, PCB.
Chất thải xi mạ như kim loại nặng, a xít, ba zơ mạnh…
+ Ngành gia công trên bề mặt kim loại: Nhớt, mỡ
+ Ngành công nghiệp giấy: Dung môi hữu cơ chứa clo như CH3Cl, CH2Cl2;
Chất thải ăn mòn: a xít vô cơ, sơn phế thải (tạo màu cho giấy)….
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đến con người và môi trường
Do đặc tính dễ cháy, dễ nổ, ăn mòm, phản ứng mà chất thải nguy hại có thể
tác động xấu đến sức khỏe con người, các sinh vật, gây nguy hiểm cho các công
21

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

trình xây dựng và phá hủy môi trường sống tự nhiên. Các tác động lên sinh vật, con
người hoặc môi trường được chia làm hai loại:

+ Tác động tức thời: Do sự giải phóng CTNH ra môi trường bởi sự cố bất
thường hoặc do tình trạng quản lý không tốt.
+ Tác động lâu dài: Do sự xâm nhập và tích lũy của chất nguy hại trong cơ
thể người, sinh vật và môi trường.
Chất thải nguy hại cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra những
sự cố môi trường nghiêm trọng trên thế giới:
+ Bệnh minamata ở Nhật Bản [17]: Căn bệnh gây ra khi ăn một lượng lớn
cá và sò trong vùng biển bị ô nhiễm nặng vì methyl thủy ngân thải ra vịnh
Minamata. Căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên tại Minamata thuộc tỉnh
Kumamoto và0 năm 1956, và năm 1968, chính phủ Nhật bản đã chính thức tuyên
bố, căn bệnh này do công ty Chisso (Một công ty sản xuất hóa chất) gây ra vì đã
làm ô nhiễm môi trường. Những bệnh nhân đầu tiên ở Minamata đã bị điên, bất tỉnh
và chết một tháng sau khi bị mắc bệnh. Hiện nay chưa có biện pháp để chữa căn
bệnh Minamata, nhưng có thể làm giảm bớt những triệu chứng trên bằng những
biện pháp tập luyện, trị liệu. Đến ngày 30/4/1997, số người trong hai tỉnh
Kumamoto và Kagoshima được phát hiện là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn
người. Trong đó có 2.265 (trong đó 1.484 người đã qua đời cho đến 31/1/2003) đã
được chính phủ công nhận. 10.625 người sau khi được chứng nhận là bệnh nhân
Minamata đã được Chính phủ bồi thường. Như vậy, theo Chính phủ Nhật thì có
tổng cộng 12.890 người đã mắc bệnh cho đến nay.
+ Sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl [17]: Vụ tai nạn ngày 26/4/1986 tại
nhà máy điện Chernobyl đã gây ra thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế
giới. Sai lầm trong thiết kế và điều khiển tạo thành vụ nổ mạnh đến mức thổi bay cả
phần nóc nặng nghìn tấn của lò phản ứng số 4, phát tán vô số chất phóng xạ vào
môi trường sống. Ước tính 4.000 người khác có thể cũng chết sau đó do nhiễm
phóng xạ. Tuy nhiên, tổ chức Hoà bình Xanh cho rằng, con số này cao hơn nhiều và
lên đến 93.000 người. Một khối bê tông cốt thép khổng lồ đã được xây lên để lấp
chiếc lò phản ứng bị nổ. Nhưng trước khi nó được xây lên thì chất phóng xạ đã kịp
lan từ Ukraina sang nước láng giềng Belarus và nhiều nơi khác ở châu Âu.
+ Sự cố Bhopal [17]: Thảm họa Bhopal là một thảm họa công nghiệp xảy ra

tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu được sở hữu và điều hành bởi Union Carbide
22

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

(UCIL) ở Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ ngày 3 tháng 12 năm 1984. Khoảng 12
giờ trưa, nhà máy rò rỉ ra khí Methyl isocyanate (MIC) và các khí độc khác, gây ra
phơi nhiễm trên 500 người. Những đánh giá về số lượng người chết có sự không
thống nhất. Đánh giá chính thức ban đầu về số người chết là 2,259, phía chính
quyền bang Madhya Pradesh đã xác nhận tổng số 3737 cái chết liên quan đến vụ rò
rỉ khí ga này. Các cơ quan chính quyền khác ước tính khoảng 15,000 người chết.
Một số tổ chức đưa ra con số khoảng 8000 đến 10,000 người chết trong 72 giờ đầu
và 25,000 người chết vì các căn bệnh liên quan đến khí ga rò rỉ.
+ Thảm họa dầu mỏ tại Kuwait năm 1991 [17]: Trong chiến tranh vùng
vịnh năm 1991, khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả các van của
giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội
Mỹ.Kết quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử đã phủ lên Vịnh Ba tư. Ước
tính, số dầu loang tương đương 240 - 336 triệu gallonn dầu thô. Diện tích dầu loang
có kích thước tương đương đảo Hawai. Tuy nhiên, mọi cố gắng phục hồi đều phải
đợi chiến tranh kết thúc. Để bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn, họ đã phải huy động
khoảng 40 km thanh hút dầu nổi trên mặt nước và 21 máy tách dầu khỏi nước. Cùng
với hàng loạt xe hút dầu, họ đã thu lại được 58,8 triệu gallon dầu.
1.2. Công tác quản lý chất thải nguy hại trên thế giới

1.2.1. Hiện trạng phát sinh và xử lý chất thải nguy hại
Ở các nước phát triển trên thế giới, công nghiệp phát triển kéo theo lượng
chất chất thải nguy hại phát sinh tăng. Tuy nhiên công tác quản lý và xử lý chất thải
nguy hại ở các nước phát triển này (các biệt là các quốc gia Châu Âu) đã được quan
tâm từ rất sớm. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh, lượng rác bình quân trên 1
người và cách thức quản lý, xử lý chất thải nguy hại của một số nước trên thế giới
được thể hiện trong bảng 1.6.

23

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

Bảng 1.6. Lượng CTNH và cách thức xử lý của một số nước trên thế giới [6]
Country

Năm

Tổng số
CTNH

Lượng
rác bình


Lượng
lưu kho

( Tấn)

quân trên
1 người (

thường
xuyên

kg)

(%)

Đốt
(%)

Tái
chế

Đốt tại
nhà

(%)

máy

Áo


1999

970.000

120

-

11

-

2

Bỉ

1997

2.030.000

199

39

7

-

3


Đan Mạch

1996

270.000

51

33

37

-

2

Phần Lan

1997

570.000

111

49

18

-


1

Pháp

1997

7.000.000

119

11

11

-

20

Đức

2000

9.170.000

111

29

9


-

31

1995

350.000

33

-

-

-

0

Ireland

1995

230.000

64

13

13


-

11

Italy

1997

3.400.000

59

24

3

-

6

Luxembourg

1995

140.000

346

-


-

-

0

Hà Lan

2002

2 700.000

168

22

10

-

1

Bồ Đào Nha

2001

250.000

25


-

-

-

0

Tây Ban
Nha

1997

2.000.000

50

70

2

-

1

Thụy Điển

1999

270.000


30

-

37

-

1

Hy Lạp

Ghi chú: Dấu “-“: Không xác định được.
Như vậy từ bảng 1.6 cho thấy chất thải nguy hại ở các quốc gia phát triển đã
được thống kê từ rất sớm, khối lương rác trung bình trên 1 người tương đối lớn từ
25 – 346 kg/năm. Lượng chất thải nguy hại được tại thời điểm những năm 1995 đến
năm 2001 vẫn chưa được thống kê làm rõ. Chất thải ngu hại tại thời điểm này chủ
yếu là được lưu kho, một phần được đem đi đốt hoặc đốt tại nhà máy. Công tác
quản lý chất thải nguy hại của một số nước trên thế giới được trình bày cụ thể dưới
đây:
* Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Thổ Nhĩ Kỳ [6]
Lượng phát sinh chất thải hàng năm của ngành công nghiệp sản xuất ở Thổ
Nhĩ kỳ là 11,980 triệu tấn và nó tăng lên 17.497.000 tấn vào năm 2004. Trong đó
24

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B



Luận văn thạc sĩ

Quản lý tài nguyên và môi trường

Ngành công nghiệp luyện kim chiếm nhiều nhất 44%. Ngành Thực phẩm, đồ uống,
thuốc lá 25%. Ngành hóa chất, than đá, cao su và các sản phẩm nhựa chiếm 12%.
Còn lại là các ngành khác. Từ năm 2000 đến năm 2004 tại Thổ Nhĩ Kỳ có
3.600.000 tấn chất thải nguy hại được tạo ra nhưng chỉ có khoảng 400.000 tấn (
chiếm 11%) được tái chế còn lại là xử lý bằng phương pháp khác ( lưu kho, thải bừa
bãi, chôn lấp, ném xuống biển hoặc sông,…). Theo thông tin của Viện Khảo sát
phát triển Công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ thì tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh năm
2004 khoảng 1,2 triệu tấn ( 370 cơ sở). Tuy nhiên đây chỉ là số liệu không hoàn
toàn chính xác bởi vì nó chỉ dựa trên khảo sát của 1 phần các tỉnh và các ngành
công nghiệp tạo ra chất thải. Thực tế lượng chất thải nguy hại có thể cao hơn rất
nhiều. Khối lượng các loại chất thải nguy hại và cá phương pháp xử lý chất thải
nguy hại ở Thổ Nhĩ Kỳ được trình bày trong bảng 1.7.
Bảng 1.7. Mô hình xử lý CTNH ở Thổ Nhĩ Kỳ [6]
Lượng
CTNH
tạo ra
Loại
thải

Tái chế

Xử lý

Chôn
lấp


Đốt

Sử dụng Các biện
làm phân pháp
bón
khác

Số lượng ( 1000 tấn)

chất

Chất thải 1250
rắn
nguy
hại

400

850

40

100

Bùn
thải 2400
nguy hại

0


2400

345

55

185

1815

Tổng số

400

3250

385

15

185

2515

3650

710

Như vậy từ thống kê tại bảng 1.7 cho thấy lượng và loại chất thải nguy hại ở

Thổ Nhĩ Kỳ nhiều hơn hẳn các nước phát triển do trình độ sản xuất còn lạc hậu,
công nghệ sản xuất với hiệu suất kém tạo ra nhiều chất thải. Các hình thức xử phạt
chưa đủ sức răn đe các cơ sở vi phạm. Các cơ sở xử lý và tái chế không đủ công
suất để xử lý các chất thải nguy hại tạo ra.

25

Dương Thị Hòa

Khóa 2012B


×