Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho cụm dân cư thuộc lưu vực sông cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHO CỤM DÂN CƯ
THUỘC LƯU VỰC SÔNG CẦU

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN TRỌNG CỬU

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HUỲNH TRUNG HẢI

HÀ NỘI- 2009


MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, chữ viết................................................................
Danh mục các bảng, biểu...................................................................................
Danh mục các hình.............................................................................................

Mở đầu........................................................................................................
Chương I. Tổng quan tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt..........
1.1. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt các nước..............................
1.1.1. Thực trạng về phát sinh chất thải rắn sinh hoạt các nước...........................
1.1.2. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt các nước trên thế giới ................
1.1.3. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................

1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam........................


1.2.1. Nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
1.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt của....................................
1.2.2.1.Chất thải rắn sinh hoạt đô thị ..........................................................
1.2.2.2. Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn.........................................................
1.2.3. Đánh giá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường liên quan đến chất thải rắn...............................................................
1.2.3.1. Những mặt tích cực........................................................................
1.2.3.2. Những mặt tồn tại...........................................................................
Chương II. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt các tỉnh thuộc
lưu vực sông Cầu.......................................................................................
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các tỉnh
thuộc lưu vực sông Cầu..............................................................................
2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu.......
2.2.1.Tỉnh Bắc Kạn......................................................................................
2.2.2.Tỉnh Bắc Ninh....................................................................................
2.2.3.Tỉnh Hải Dương..................................................................................
2.2.4.Tỉnh Thái Nguyên...............................................................................
2.4.5.Tỉnh Bắc Giang...................................................................................
2.4.6.Tỉnh Vĩnh Phúc...................................................................................
2.3. Các mô hình xử lý chất thải rắn các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu ......
2.3.1. Mô hình tự phát.................................................................................
2.2.3. Mô hình do địa phương tổ chức .............................................................
Chương III. Đề xuất các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt các
tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu.....................................................................

Trang
1
2
3
4

6
6
6
8
15
17
17
19
19
20
24
24
28
33
33
36
37
39
43
47
49
50
51
51
53
58


3.1. Phân vùng quản lý chất thải rắn theo các yếu tố điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội...............................................................................................

3.1.1.Vùng ven đô.......................................................................................
3.1.2.Vùng thuần nông................................................................................
3.1.3.Vùng có làng nghề .............................................................................
3.1.4.Vùng miền núi ...................................................................................
3.2. Đề xuất các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...........................
3.2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn cấp huyện............................................
3.2.1.1. Mô hình quản lý chất thải rắn phân tán cấp huyện..........................
3.2.1.2. Mô hình quản lý chất thải rắn tập trung cấp huyện..........................
3.2.2. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cấp xã/thị trấn....................
3.2.2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung cấp xã/thị trấn...
3.2.2.2. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt phân tán cấp xã.................
3.2.3. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt qui mô hộ gia đình..............
3.2.3.1. Hố rác di động................................................................................
3.2.3.2. Chôn lấp theo phương pháp ô chôn lấp luân chuyển
Chương IV. Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu
vực dân cư xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc ............................
4.1. Khái quát về xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh...........
4.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của xã Tam Giang................
4.3. Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho 03 thôn thuộc
xã Tam Giang.......................................................................................... ....
4.3.1. Lựa chọn mô hình quản lý chất thải rắn............................................
4.3.1.1.Cơ cấu tổ chức hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trường...................
4.3.1.2. Tập huấn, tuyên truyền phân loại chất thải rắn tại nguồn.......
4.3.1.3. Sơ đồ các tuyến thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
4.3.1.4. Sản xuất phân hữu cơ...................................................................
4.3.2.Tính toán thiết kê sơ bộ các hạng mục khu xử lý tập trung ...............
4.3.2.1. Khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt..................................
4.3.2.2. Các hạng mục khu sản xuất phân hữu cơ.......................................
4.3.3. Chi phí vận hành mô hình..................................................................
4.3.4. Đề xuất mức thu phí vệ sinh các hộ gia đình.....................................

Kết luận...............................................................................................................

Tài liệu tham khảo.....................................................................................
Phụ lục.................................................................................................................

59
59
60
61
62
63
63
63
66
69
69
72
73
73
74
76
76
81
86
86
88
89
95
97
101

101
103
106
107
109
111
114


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn thạc sĩ khoa học
chuyên ngành công nghệ môi trường, tôi đã nhận được rất nhiều sự dậy bảo,
hướng dẫn, góp ý của các thầy cô Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường,
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy, các cô Viện Khoa học
Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình dậy bảo
tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Huỳnh Trung Hải, Viện trưởng
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã
dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau đại học, trường
Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo nhiều điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành
tốt khóa học.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn Tổng cục Môi trường, Trung tâm
Tư vấn và Công nghệ môi tường, Sở TN&MT Bắc Ninh, Phòng TN&MT huyện
Yên Phong, UBND xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh... đã tạo
điều kiện cho tôi điều tra, khảo sát để có dữ liệu viết luận văn này.
Mặc dù tôi đã có rất cố gắng hoàn thành bản luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên thời gian và năng lực có hạn nên không thể

tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của
các thầy cô và các bạn.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn "Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý chất
thải rắn sinh hoạt cho cụm dân cư thuộc lưu vực sông Cầu" là công trình
nghiên cứu do tôi thực hiện.
Những số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu
được trình bầy trong luận văn chưa từng được công bố bất kỳ công trình nào
khác.
Hà Nội, tháng 11/2009
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Cửu


Luận văn cao học CNMT 2007-2009

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BVMT
CP
CEETIA
CTR
CTNH
CT-TW

Bảo vệ môi trường
Chính phủ
Trung tâm môi trường công nghiệp và khu đô thị

Chất thải rắn
Chất thải nguy hại
Chỉ thị Trung ương

EC
EM
GDP
HTX

Cộng đồng chung Châu Âu
Chế phẩm vi sinh vật
Tổng sản phẩm nội địa
Hợp tác xã

JICA
KH&CN
LVS
MTĐT

NQ
OECD
ODA
PGS.TS
QĐ-TTg
TNHH
TN&MT
URENCO
VSV
XHCN
3R


Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Khoa học và công nghệ
Lưu vực sông
Môi trường đô thị
Nghị định
Nghị quyết
Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
Hỗ trợ phát triển chính thức
Phó Giáo sư, tiến sĩ
Quyết định Thủ tướng
Trách nhiệm hữu hạn
Tài nguyên và Môi trường
Công ty môi trường đô thị
Vi sinh vật
Xã hội chủ nghĩa
Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng

Nguyễn Trọng Cửu


2

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục
Bảng 1.1. Thành phần và khối lượng chất thải rắn ở Việt Nam..........................
Bảng 1.2. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở một số huyện........................................
Bảng 1.3.Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở một số thị trấn.......................

Bảng 1.4. Thống kê các biện pháp xử lý chất thải rắn ở một số thị trấn.............
Bảng 1.5. Thống kê các biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt một số xã........
Bảng 2.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh tỉnh Bắc Kạn
Bảng 2.2.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đô thị tỉnh Bắc Kạn......................
Bảng 2.3. Khối lượng chất thải rắn thu gom các tại các huyện thị của tỉnh Bắc
Ninh.....................................................................................................................
Bảng 2.4. Thành phần trung bình của chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Bắc
Ninh.....................................................................................................................
Bảng 2.5. Khối lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh của tỉnh Hải Dương.......
Bảng 2.6. Thành phần trung bình của chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Hải
Dương..................................................................................................................
Bảng 2.7. Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn của tỉnh
Thái Nguyên năm 2007......................................................................................
Bảng 4.1. Tình hình biến động dân số và lao động xã Tam Giang giai đoạn
2005 – 2008.........................................................................................................
Bảng 4.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại xã Tam Giang.........
Bảng 4.3. Thành phần trung bình của chất thải rắn sinh hoạt xã Tam Giang
Bảng 4.5. Lượng chất thải rắn phát năm sinh năm 2009 và dự kiến các năm
2015 và 2020.......................................................................................................
Bảng4.5. Tổng hợp chi phí thường xuyên...........................................................

Trang
18
21
22
23
24
37
38
40

41
43
44
47

78
82
83
102
107

Nguyễn Trọng Cửu


3

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

DANH MỤC HÌNH
Danh mục
Hình 1.1. Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt................................................
Hình 1.2. Sơ đồ mô hình quản lý chất thải sinh hoạt............................................
Hình 1.3. Biểu đồ mô tả về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại
15 nước Châu Âu..................................................................................................
Hình 3.1. Mô hình quản lý chất thải rắn phân tán cấp huyện...............................
Hình 3.2. Sơ đồ mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung cấp huyện.....
Hình 3.3. Sơ đồ mô hình quản lý chất thải rắn tập trung cấp xã không phân loại
tại nguồn................................................................................................................
Hình 3.4. Sơ đồ mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung cấp xã phân
loại tại nguồn........................................................................................................

Hình 3.5. Sơ đồ mô hình quản lý chất thải rắn phân tán cấp xã...........................
Hình 3.6. Sơ đồ mô hình xử lý chất thải rắn bằng phương pháp luân chuyển
Hình 4.1. Bãi rác thôn Nguyệt Cầu nằm ngay sát khu dân cư..............................
Hình 4.2. Bãi rác thôn Đoài nằm ngay cạnh đê sông Cầu ...................................
Hình 4.3. Bãi rác thôn Như Nguyệt nằm cạnh khu vực dân cư và đê sông Cầu
Hình 4.4. Sơ đồ mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng cho cụm dân
cư 3 thôn xã Tam Giang.......................................................................................
Hình 4.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức HTX vệ sinh môi trường.....................................
Hình 4.6. Sơ đồ hướng dẫn phân loại CTR tại hộ gia đình...................................
Hình 4.7. Tờ rơi phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình.........................................
Hình 4.8 Thùng chứa CTR tại các hộ gia đình.....................................................
Hình 4.9. Quy trình sử dụng thùng nhựa đựng chất thải rắn có rọ lọc chất lỏng
Hình 4.10. Xe thu gom chất thải rắn....................................................................
Hình 4.11. Sơ đồ công nghệ sản xuất phân hữu cơ..............................................
Hình 4.12. Sơ đồ mặt bằng khu xử lý chất thải rắn hữu cơ ................................

Trang
7
9
12
64
67
70
71
73
75
84
85
85
87

89
91
92
93
94
97
99
105

Nguyễn Trọng Cửu


4

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

MỞ ĐẦU
Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn,
lượng phát sinh chất thải rắn của Việt Nam lên đến 15 triệu tấn mỗi năm, trong
đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả
nước. Theo ước tính đến năm 2010 tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
sẽ tăng lên 60%, nếu không có biện pháp quản lý tốt loại chất thải này sẽ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong các năm qua
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho việc quản lý
chất thải rắn sinh hoạt, tuy vậy thực tế mới tập trung đầu tư chủ yếu cho khu vực
thành phố, đô thị. Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn chưa được quan tâm
nhiều, trong khi đó dân số nông thôn chiếm đến 76% dân số cả nước, hầu hết
khu vực nông thôn hiện chưa có quy hoạch bãi rác, chất thải rắn sinh hoạt phần
lớn không được thu gom, xử lý, đổ cả ra đường làng, ngõ, xóm, ao hồ... gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt

nông thôn hiện cũng đang là vấn đề nổi côm, rất cần sự quan tâm của các cấp,
các ngành.
Luận văn thạc sĩ khoa học "Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý chất thải
rắn sinh hoạt cho cụm dân cư thuộc lưu vực sông Cầu" được thực hiện nhằm
mục tiêu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp
cho các cụm dân cư nông thôn thuộc LVS Cầu nhằm cải thiện chất lượng môi
trường nông thôn.
Nội dung chính của luận văn thể hiện trong 4 chương
Chương I. Tổng quan tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Nguyễn Trọng Cửu


5

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

Chương II. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt các tỉnh thuộc lưu vực
sông Cầu
Chương III. Đề xuất các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt các tỉnh
thuộc lưu vực sông Cầu
Chương IV. Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực dân cư
xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc

Nguyễn Trọng Cửu


6

Luận văn cao học CNMT 2007-2009


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt các nước trên thế giới
1.1.1. Thực trạng về phát sinh chất thải rắn sinh hoạt các nước
Dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển là vấn đề được quan tâm
nhiều nhất của xã hội hiện nay. Để đáp ứng được nhu cầu trong cuộc sống, con
người luôn mong muốn được phát triển nền kinh tế của mình. Nền kinh tế phát
triển, đời sống người dân được nâng cao đã kéo theo sự gia tăng chất thải rắn
sinh hoạt một cách đáng kể. Ví dụ như tại Mỹ, năm 1970 tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt đô thị phát sinh ước tính là 121,1 triệu tấn, trong khi đó năm 2007,
tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh tại Mỹ vào khoảng 254 triệu tấn, tăng
gấp 2,1 lần so với năm 1970 [1].
Châu Á có mức tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh trong vài thập kỷ
qua. Vấn đề chất thải rắn là một trong những thách thức môi trường mà các nước
trong khu vực phải đối mặt. Lượng phát sinh chất thải đô thị một số nước Châu
Á vào khoảng từ 0,2 kg đến 1,7 kg/người/ngày (xem đồ thị hình 1.1) [2].
Theo Ngân hàng Thế giới, các khu vực đô thị của châu Á mỗi ngày phát
sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, con số này sẽ tăng
tới 1,8 triệu tấn/ngày (World Bank, 1999). Tỷ lệ chất thải gia đình trong dòng
chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa các nước. Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm
tới 60-70% ở Trung Quốc, 78% ở Hồng Kông (kể cả chất thải thương mại), 48%
ở Philipin và 37% ở Nhật Bản. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World
Bank, 1999) , các nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25-35 % chất thải gia đình

trong toàn bộ dòng chất thải rắn đô thị.
Nguyễn Trọng Cửu


Kg/ngày/người


7

1,8
1,6
1,4
1,2
1,0
0,8
0,6
0,4
0,2
0

Trung Quốc

Ấn Độ

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

Sri Lan ca

Thái Lan

Hình 1.1. Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt một số nước Chấu Á [ 2]
Theo nguyên tắc thì các nước có thu nhập cao có lượng phát sinh chất thải
rắn đô thị cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây ở các nước đang phát triển cho
thấy, tỷ lệ phát sinh chất thải tính theo các mức thu nhập khác nhau lại không
theo nguyên tắc này. Theo kết quả nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA, 1997), tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị ở Philipin theo các nhóm

người có thu nhập khác nhau là: thu nhập cao: 0,37- 0,55 kg/người/ngày, thu
nhập trung bình: 0,37-0,60 kg/người/ngày và thu nhập thấp: 0,62-0,90
kg/người/ngày. Tương tự, các kết quả phân tích tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô
thị theo GDP tính trên đầu người của các nước thuộc OECD, Hoa Kỳ và
Ôxtrâylia được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ phát sinh cao; nhiều nước thuộc
Liên minh châu Âu được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh trung bình và Thuỵ
Điển, Nhật Bản được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh thấp [3].
Có nhiều nguyên nhân để giải thích các trường hợp này. Thứ nhất là,
không thống kê được đầy đủ tổng lượng chất thải được tái chế do các hoạt động
của khu vực tái chế không chính thức hoặc do phương thức tự tiêu huỷ chất thải
ở các nước đang phát triển. Khu vực tái chế không chính thức ở các nước đang

Nguyễn Trọng Cửu


8

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

phát triển đã góp phần đáng kể giảm thiểu tổng lượng chất thải phát sinh và thu
hồi tài nguyên thông qua các hoạt động tái chế. Thứ hai là, năng lực thu gom của
các nước đang phát triển còn thấp. Ví dụ, năng lực thu gom chất thải rắn độ thị
của Ấn Độ là 72,5%; Malaixia: 70%; Thái Lan: 70-80%; và Philipin: 70% ở đô
thị và 40% ở nông thôn [4]. Ngoài ra, tại một số nước có nền kinh tế phát triển,
ví dụ như Nhật Bản, mặc dù thành công trong tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn duy
trì được tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị thấp so với nhiều nước có GDP cao.
Từ năm 2000, Nhật Bản mới bắt đầu áp dụng khái niệm mới về xây dựng một
“Xã hội tuần hoàn vật chất hợp lý” hay còn gọi là 3R, nhưng từ những năm
1980, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị của Nhật Bản đã ổn định ở mức khoảng
1,1 kg/người/ngày [5].

1.1.2. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt các nước
Khái niệm về hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị (ngăn
ngừa/giảm thiểu, tái chế, đốt và chôn lấp) đã được đúc rút từ nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Hiện nay, việc quản lý chất
thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt đô thị nói riêng ở các nước trên thế
giới, được áp dụng mô hình chung tại hình 1.2.
Tuy vậy, mục tiêu của các chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt được
thực hiện đối với mỗi vùng, mỗi quốc gia không hoàn toàn giống nhau, tùy thuộc
vào nhiều yếu tố như địa hình, mật độ dân cư, hệ thống giao thông, tình hình
kinh tế - xã hội và các quy định về môi trường của từng vùng và quốc gia đó.
Ở các nước phát triển, điển hình như Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu,
năng lực quản lý chất thải rắn đã ở mức cao từ việc phân loại rác tại nguồn, thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải đã được tổ chức tốt từ các chính sách pháp
Nguyễn Trọng Cửu


9

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

luật, công cụ kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn kinh phí cao và có sự tham gia của
nhiều thành phần xã hội. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt công tác thu gom, phân
loại CTR sinh hoạt tại nguồn, trình độ dân trí của cộng đồng dân cư cũng đóng
vai trò quan trọng. Điều này cũng được thể hiện bằng việc thay đổi thói quen của
cộng đồng đối với tiêu dùng, nhấn mạnh đến việc sử dụng các sản phẩm có chất
lượng tốt, bền và thân thiện với môi trường.

Nguồn thải

Thu gom


Vận chuyển

Tái xử dụng/
tái chế

Xử lý

Sản xuất phân
vi sinh

Chôn lấp

Tiêu hủy

Đốt hu hồi năng lượng

Hình 1.2. Sơ đồ mô hình quản lý chất thải sinh hoạt [3]
Nguyễn Trọng Cửu


10

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

Ở các nước Châu Âu, tỷ lệ chất thải được chôn lấp chiếm tỷ lệ khá cao,
chiếm từ 40% đến 90% lượng chất thải rắn đô thị phát sinh. Điển hình là Hy Lạp
với tỷ lệ chất thải được chôn lấp trên 90%, còn tại Bồ Đào Nha, Anh, Ai Len,
Phần Lan, Italia tỷ lệ chôn lấp chiếm trên 60% [6]. Tuy nhiên những năm gần
đây, với các chính sách pháp luật, tiêu chuẩn quy định liên quan tới quản lý chất

thải rắn sinh hoạt đô thị tương đối đầy đủ, chặt chẽ và chi tiết của EC đã giúp cải
thiện tình hình này. Điều này được thể hiện qua các Chỉ thị đã được ban hành
liên quan đến quản lý chất thải của Cộng đồng châu Âu. Cụ thể như:
Trong Chỉ thị 91/156/EEC (CEC 1991) có sửa đổi từ Chỉ thị số
75/442/EEC cũng nêu rõ: trong các hoạt động thu hồi, chất thải cần được sử
dụng làm nhiên liệu hay ở các dạng khác để tái sinh năng lượng.
Chỉ thị số 1999/31/EC về bãi chôn lấp đã có tác động trực tiếp tới công tác
quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Chỉ thị này nêu rõ kể từ năm 2006 cần phải
giảm dần lượng chất thải có khả năng phân huỷ sinh học đưa tới bãi chôn lấp.
Theo chỉ thị này, sự cần thiết tìm ra các biện pháp xử lý khác đối với phần chất
thải đô thị. Các nước thành viên sẽ phải thực hiện việc phân loại chất thải sinh
hoạt tại nguồn, hoặc là xây dựng các nhà máy phân loại chất thải để tách phần
chất thải có khả năng phân huỷ sinh học ra khỏi chất thải rắn sinh hoạt đô thị,
hoặc xử lý sơ bộ phần chất thải còn lại. Phần còn lại từ các nhà máy phân loại có
thể được xử lý một cách đặc biệt, chuyển thành nhiên liệu đốt và được sử dụng
trong các quá trình đốt công nghiệp. Điều này lý giải tại sao việc sản xuất nhiên
liệu tái chế từ chất thải ở các nước được xem như một trong các chiến lược quản
lý chất thải.

Nguyễn Trọng Cửu


11

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

Ngoài ra, một văn bản pháp luật quan trọng khác của Cộng đồng châu Âu
là Chỉ thị đốt chất thải mới số 2000/76/EC (New Waste Incineration Directive
2000/76/EC). Chỉ thị này đưa ra những yêu cầu chặt chẽ hơn đối với việc đốt
chất thải phải kết hợp thu hồi năng lượng. Tuy nhiên, nó cũng có sự phân biệt

giữa hai quá trình này về giới hạn phát thải. Cụ thể là giá trị giới hạn phát thải
của bụi, NOx và SOx đối với các nhà máy xi măng thì ít nghiêm ngặt hơn so với
các lò đốt chất thải. Nhìn chung lại, Chỉ thị số 2000/76/EC đã có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới việc tăng cường tiền xử lý chất thải, đặc biệt là việc phân loại chất
thải sinh hoạt đô thị tại nguồn. Bên cạnh đó, các nước đều có các chính sách
pháp luật riêng liên quan tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, phù hợp với
các quy định chung của Cộng đồng châu Âu. Tại Đan Mạch và Hà Lan, luật cấm
chôn lấp chất thải rắn đô thị đã được áp dụng. Tuy vậy, một phần chất thải rắn đô
thị, chất thải sinh khối, vẫn được chôn lấp tại Đan Mạch và điều này cũng xảy ra
tại Hà Lan do các lò đốt kết hợp không đủ khả năng xử lý. Luật cấm chôn lấp
chất thải được áp dụng từ năm 2005 ở tại Đức và Áo.
Tại Thụy Điển, luật cấm chôn lấp phần chất thải được áp dụng từ năm
2002. Trong khi đó, ở Pháp, luật hạn chế việc chôn lấp chất thải được thực hiện
từ năm 2002. Còn tại Phần Lan, luật cấm chôn lấp chất thải rắn đô thị được áp
dụng từ năm 2005 [6]. Tình hình quản lý CTR sinh hoạt đô thị của 15 nước Châu
Âu được trình bầy trên hình 1.3.

Nguyễn Trọng Cửu


12

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

Hình 1.3. Biểu đồ mô tả về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
tại 15 nước Châu Âu [6]
Đối với các nước Châu Á, chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ biến
vì chi phí rẻ. Trung Quốc và ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90% [4]. Các bãi chôn
lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi đổ hở hay lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ
sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Chất lượng của các bãi chôn

lấp chất thải liên quan mật thiết với GDP. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường
thấy ở các nước có thu nhập cao, trong khi đó các bãi đổ hở phổ biến ở các nước
đang phát triển. Tuy vậy, các nước đang phát triển đã có nỗ lực cải thiện chất
lượng các bãi chôn lấp, như Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm các bãi đổ hở năm 1991 và Ấn
Độ đã hạn chế chôn lấp các loại chất thải khó phân huỷ sinh học, chất thải trơ và
các loại chất thải có thể tái chế.
Tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore trong chiến lược quản lý
chất thải rắn sinh hoạt rất chú trọng đến hoạt động 3R.

Nguyễn Trọng Cửu


13

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

Việc giảm thiểu CTR bao gồm việc sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và
nâng cao vòng đời của sản phẩm. Ví dụ, đối với các chai lọ, cần phải sản xuất
các loại chai lọ mỏng hơn, từ đó sẽ giảm từ 10 - 40% trọng lượng [5]. Các thiết
bị, sản phẩm gia dụng được làm nhẹ hơn nhờ vào việc giảm số lượng các chi tiết
hay sử dụng các vật liệu thay thế nhẹ hơn. Đối với xe máy, nhôm được sử dụng
nhiều hơn, các loại đĩa được làm bằng thép chịu áp lực cao, và làm cho thân xe
nhẹ hơn. Với những nỗ lực làm tăng vòng đời sản phẩm bao gồm kéo dài tuổi
thọ của các sản phầm: màn hình tinh thể lỏng, đĩa cứng đối với máy tính cá nhân.
Tái sử dụng là một trong ba nội dung của hoạt động 3R. Tái sử dụng có ưu
điểm hơn tái chế bởi vì giảm chi phí xử lý và ít gây sự phát thải ra môi trường
hơn.
Bên cạnh giảm thiêu phát sinh chất thải và tái sử dụng các sản phẩm, chất
thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý và tái chế, bao gồm các chai lọ, bao gói,
giấy, kim loại, nhựa, thức ăn thừa ...

Nhật Bản và Hàn Quốc còn rất chú trọng đến việc phân loại CTR tại nguồn. Ở
những nơi công cộng và các tuyến phố rộng thoáng người ta sử dụng thùng 4
hoặc 5 ngăn để thu gom phân loại CTR từ khách du lịch, khách vãng lai và khu
vực lân cận.
Tại các khu đô thị mới của Nhật Bản và Hàn Quốc, việc thu gom và phân
loại CTR sinh hoạt tại các nhà cao tầng do các gia đình đưa đến điểm tập kết ở
mỗi khu nhà theo giờ quy định. Hàng tuần các Công ty quy định ngày thu chất
thải vô cơ riêng, chất thải hữu cơ riêng. Vì vậy, khi ý thức người dân cao, các
khu nhà cao tầng không cần xây dựng hệ thống thu gom rác mà ở mỗi khu đô thị
cứ 2 đến 3 dãy nhà chung cư cao tầng cần thiết kế một điểm tập kết thu gom
Nguyễn Trọng Cửu


14

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

CTR là hợp lý. Việc quản lý thu gom CTR ở các khu đô thị mới do Ban quản lý
khu đô thị đảm nhận [4].
Việc thu gom vận chuyển được tiến hành riêng cho từng loại CTR theo
thời gian khác nhau. Sau khi phân loại, các phương tiện vận chuyển sẽ thu gom
từng loại đến nơi xử lý. Đối với các loại chất thải là vỏ hộp, chai lọ, giấy thải
được tái chế thành các sản phẩm phục vụ cuộc sống, còn các chất hữu cơ dễ phân
huỷ như các thực phẩm thừa được sản xuất thành phân bón hay chôn lấp an toàn.
Các cách phân loại này đã được các nước áp dụng từ những năm 70 của thế kỷ
trước và đến nay đã góp phần không nhỏ trong việc tạo cho môi trường trong
sạch và quản lý tốt chất thải.
Nhìn chung, mô hình quản lý CTR sinh hoạt đô thị ở Hàn Quốc và Nhật
Bản có tính xã hội hóa cao, tuy vậy vẫn cần có sự quan tâm hỗ trợ ưu đãi của
Nhà nước (ở cả cấp Trung ương và địa phương).

Chiến lược xử lý chất thải CTR sinh hoạt của các nước tiên tiến là ưu tiên
phát triển theo hướng tái chế, tái sử dụng tiết kiệm tài nguyên, hạn chế chôn lấp
chất thải. Phát triển công nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải và việc xã hội hóa
vấn đề này là xu thế tất yếu của các quốc gia.
Tập trung đầu tư các trung tâm tái chế, tái sử dụng khu chôn lấp mang tính
trọng điểm (không dàn trải), chỉ nhập một số dây chuyền công nghệ có tính chất
hiện đại, đầu tư phát triển bổ sung một số thiết bị phụ trợ ở trong nước nhằm
thúc đẩy phát triển tiềm năng khoa học công nghệ ở trong nước tạo mô hình
chuẩn mực. Sau đó từ mô hình chuẩn mực đó đầu tư nhân rộng trên phạm vi
rộng.

Nguyễn Trọng Cửu


15

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

Hàn Quốc và Nhật Bản là một nước phát triển, công tác quản lý môi trường
đã đi vào nề nếp, hàng năm Chính phủ, chính quyền địa phương vẫn rất quan tâm
tới định hướng chiến lược phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Nhà
nước định hướng và quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp môi trường (quy
hoạch định hướng phát triển các nhà máy tái chế, tái sử dụng với sự bảo hộ về
phân vùng lãnh thổ hoạt động, hướng phát triển sản xuất và đầu tư công nghệ).
Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn đã được xã
hội hóa ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên vẫn có những công việc, những nội
dung phải tập trung quyền lực quản lý của Bộ Môi trường, không phân cấp cho
các Bộ, ngành và địa phương khác.
1.1.3. Bài học kinh nghiệm
Từ việc nghiên cứu tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt các nước trên

thế giới ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Công tác quản lý CTR sinh hoạt đô thị ở các nước phát triển trên thế giới và
trong khu vực có tính xã hội hóa rất cao. Công tác này thường được thực hiện
bởi các tập đoàn, các công ty mẹ. Dưới tập đoàn, công ty mẹ là các công ty con.
Mặc dù vậy, do công tác này có tính xã hội, công ích cao nên phần lớn ở các
nước vẫn có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước từ các khâu quy định các chính
sách vĩ mô đến các vấn đề quy hoạch tổng thể hoặc lộ trình phát triển các mô
hình quản lý CTR sinh hoạt cho các đô thị.
Để quản lý tốt chất thải, việc kiểm tra giám sát phải được thực hiện chặt
chẽ trong từng khâu, từ phân loại, đến thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý. Xu
thế chung công tác quản lý CTR sinh hoạt đô thị của các nước là: giảm dần tỷ lệ
chôn lấp, từng bước đi đến việc cấm chôn lấp chất thải; tăng cường việc giảm
Nguyễn Trọng Cửu


16

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

thiểu chất thải tại nguồn, phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải hoặc
kết hợp việc thiêu đốt chất thải khai thác năng lượng. Xu thế này đã và đang trở
thành mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới.
Việc phân loại chất thải tại nguồn có ý nghĩa quyết định và góp phần to
lớn trong việc phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải, giảm thiểu chôn
lấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Vấn đề tái chế, tái sử
dụng CTR sinh hoạt phải được nhận thức sâu rộng từ các cấp lãnh đạo tới từng
người dân. Ý thức cộng động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý CTR
sinh hoạt nói chung và trong công tác phân loại chất thải tại nguồn nói riêng.
Việc thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt ở mỗi một
đô thị không phải chỉ do một Công ty nào đó phụ trách hoặc chịu trách nhiệm mà

có thể do nhiều công ty khác nhau thực hiện. Có như vậy mới tạo sức cạnh tranh
và tìm ra được những công ty hợp lý nhất, tốt nhất.
Đối với bất cứ một quốc gia nào, việc lựa chọn vị trí cho khu xử lý chất
thải cũng gặp nhiều khó khăn, rào cản từ cộng đồng dân cư. Song, các dự án xử
lý chất thải vẫn thành công, thậm chí nằm ngay trung tâm các đô thị là nhờ một
phần không nhỏ trong khâu đảm bảo không ô nhiễm môi trường xung quanh.
Một mô hình ở các nước phát triển này áp dụng là các nhà máy sản xuất
phân vi sinh được đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, các loại phân sản xuất ra ngoài
mục đích sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp còn hỗ trợ cho các địa phương
phục vụ mục đích cải tạo đất ở những vùng đồi núi, những nơi đất khô cằn, bạc
màu.
Để có được công tác quản lý chất thải một cách hiệu quả, từng bước ở các
nước đã ban hành các luật và cơ chế chính sách đi kèm, như luật cấm chôn lấp
Nguyễn Trọng Cửu


17

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

chất thải, hoặc chỉ thị đốt chất thải…Đây chính là những bài học quý giá có thể
áp dụng phù hợp trong điều kiện nước ta hiện nay.
1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
1.2.1. Nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, mỗi năm nước ta có
hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Khoảng hơn
80% (tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là chất thải rắn sinh hoạt. Tổng lượng
chất thải rắn công nghiệp khoảng 2,6 triệu tấn/năm (chiêm 17%). Khoảng
160.000 tấn/năm (chiêm 1%) lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam được coi
là CTNH.

Dân số đô thị chỉ có khoảng 24% nhưng môi năm phát sinh khoảng 6 triệu
tấn chất thải rắn sinh hoạt (chiếm tới xấp xỉ 50% lượng chất thải sinh hoạt trong
cả nước), do đô thị có mức sống cao hơn, có nhiều hoạt động thương mại hơn,
chất thải ở vùng đô thị thường có thành phần nguy hại lớn như các loại pin, các
loại dung môi trong gia đình, và các loại chất không phân hủy như nhựa, kim
loại, thủy tinh... Ngược lại chất thải sinh hoạt nông thôn trung bình trên đầu
người chỉ bằng gần một nửa của đô thị (0,3 kg/người/ngày so với 0,7
kg/người/ngày), thành phần chủ yếu chất thải nông thôn là chất hữu cơ dễ phân
hủy (đối với chất thải nông nghiệp 99%; đối với chất thải sinh hoạt gia đình ở
nông thôn là 65% trong khi đó thành thị là 50%) [7]. Thành phần và khối lượng
chất thải rắn của nước ta được trình bầy trong bảng 1.1.

Nguyễn Trọng Cửu


18

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

Bảng 1.1. Thành phần và khối lượng chất thải rắn ở Việt Nam [7]
Phân loại

Nguồn

Thành phần

Lượng phát sinh (tấn/năm)
Đô thị

Chất thải


Các khu

sinh hoạt

thưong mại nhựa, giấy,
gần khu

Thức ăn,

Nông thôn

Tổng cộng

6.400.000

6.400.000

12.800.000

126.000

2.400

128.400

-

-


21.500

8.266.000

7.172.000

15.459.900

thủy tinh

dân cư
Chất thải

Các cơ sở

Xăng, dầu,

công

công

bùn thải, xỉ

nghiệp

nghiệp

thải, các

nguy hại

Các chất
thải y tế

chất hữu cơ
Bệnh viện

Mô, mẫu
máu, bơm
kim tiêm

Chất thải
phi nông
nghiệp

Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004

Nguyễn Trọng Cửu


19

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

1.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam
1.2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Hiện nay mới chỉ có gần 3/4 CTR đô thị Việt Nam được thu gom. Các đô
thị có tỉ lệ thu gom chất thải cao là các đô thị đã thực hiện tốt việc xã hội hóa
trong thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt. Cả nước hiện có khoảng 150 đơn vị
hoạt động tổng hợp hoặc chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn ở 93
thành phố và thị xã, trong đó chỉ có một số doanh nghiệp tư nhân còn lại là các

doanh nghiệp công ích và đơn vị sự nghiệp hành chính có thu.
Thành phố Hồ Chí Minh được coi là 1 trong 2 thành phố đi đầu trong cả
nước về xã hội hóa công tác thu gom vận chuyển chất thải. Thu gom vận chuyển
chất thải rắn do Công ty môi trường đô thị quản lý chung. Công ty thu gom 5560% lượng chất thải rắn. Còn lại là các đơn vị môi trường đô thị của các quận
huyện thu gom khoảng 20% và các hợp tác xã vận tải thu gom khoảng 20-25%.
Tỷ lệ tham gia vào công tác thu gom vận chuyển chất thải sinh hoạt giữa các
thành phần tư nhân và nhà nước ở Tp. Hồ Chí Minh là 40% và 60% [8].
Ở Hà Nội, ngoài Công ty TNHH Nhà nước một thành viên (URENCO Hà
Nội) chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt đô thị, còn có một số
công ty tư nhân như: Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long; Công ty
cổ phần Tây Đô; Công ty cổ phần Xanh; Hợp tác xã Thành Công. Đặc biệt, Cơ
quan Hợp tác Quốc tế của Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ cho Hà Nội triển khai
Dự án phân loại rác tại nguồn 3R.
Mặc dù trong những năm qua Nhà nước đã quan tâm và đầu tư nhiều cho
các đô thị về quản lý chất thải rắn. Một số đô thị đã có những dự án lớn sử dụng
nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách để thực hiện các dự án phân loại CTR tại
Nguyễn Trọng Cửu


20

Luận văn cao học CNMT 2007-2009

nguồn, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tuy vậy công tác quản lý chất
thải rắn đô thị còn tồn tại một số vấn đề lớn như sau:
Các dự án mới chỉ tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách nhất như thu
gom, vận chuyển và xử lý sơ bộ chất thải rắn sinh hoạt...do thiếu cơ chế và thể
chế trong lĩnh vực quản lý và kiểm soát ô nhiễm, nguồn vốn hạn hẹp nên tính
đồng bộ và thống nhất của các dự án không cao, nhất là sự phối hợp giữa các các
dự án trong cùng khu vực liên quan đến một vùng lãnh thổ

Các hoạt động quản lý chất thải rắn ở các đô thị chưa thống nhất, mới chỉ
ở trong giai đoạn thí điểm và thiếu sự phối hợp, khác biệt về lựa chọn công nghệ,
phương pháp điều hành, chưa được tổng kết đánh giá để nhân rộng ra nhiều địa
phương.
Hiện nay, hầu hết các công ty môi trường đô thị các tỉnh vẫn phụ thuộc rất
nhiều vào các nguồn bao cấp từ ngân sách của Chính phủ, sản xuất, kinh doanh
thụ động, hiệu quả chưa cao, năng lực thu gom, xử lý CTR sinh hoạt còn thấp.
Chi phí cho dịch vụ quản lý chất thải rắn còn thấp. Tổng chi phí cho cơ sở
hoạt động quản lý chất thải rắn chủ yếu là chi cho hoạt động thu gom và vận
chuyển chất thải. Chi phí tiêu huỷ chất thải tương đối thấp. Khó khăn chủ yếu
đối với việc đảm bảo tính bền vững của các hoạt động đầu tư chủ yếu vẫn là chi
phí tài chính để vận hành các hệ thống quản lý chất thải.
1.2.2.2. Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn
Hiện nay Nhà nước mới chủ yếu đầu tư quản lý chất thải rắn đô thị, việc
quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn còn thiếu nhiều khâu từ cơ chế, chính
sách đến trang thiết bị, cơ sở hạ tầng. Đã xuất hiện một số mô hình về quản lý

Nguyễn Trọng Cửu


×