Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lý và xử lý vật liệu nạo vét trong các dự án đường thủy nội địa theo luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.77 MB, 111 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................. 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 8
Chƣơng 1. Tổng quan ................................................................................................. 10
1.1. Khái quát về hệ thống kết cấu hạ tầng đƣờng thủy nội địa Việt Nam ............... 10
1.2. Tổng quan về các dự án đƣờng thủy nội địa tại Việt Nam ................................ 11
1.2.1. Dựán Phát triển giao thông đồng bằng Bắc Bộ (Dựán WB6) .................... 13
1.2.2. Dựán phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đồng bằng sông Mê
Kong (Dự án WB5). ............................................................................................... 13
1.3. Các quy định pháp luật của Việt Nam về BVMT trong xây dựng kết cấu hạ
tầng đƣờng thủy nội địa ............................................................................................ 13
1.4.Tổng quan về các chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới đối với dự án ..... 15
1.5. So sánh yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng của Chính phủ Việt Nam và Ngân
hàng Thế giới. ........................................................................................................... 16
1.6. Các phƣơng pháp xử lý vật liệu nạo vét ............................................................ 19
1.6.1. Đặc điểm chung của vật liệu nạo vét .......................................................... 19
1.6.2. Các phương pháp xử lý vật liệu nạo vét ...................................................... 20
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 34
2.1.Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu ............................................................. 34
2.2. Tham vấn ý kiến chuyên gia .............................................................................. 34
2.3. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát .......................................................................... 35
2.4. Phƣơng pháp mô hình hóa ................................................................................. 35
2.5. Phƣơng pháp lấy mẫu, phân tích chất lƣợng trầm tích ...................................... 36
2.5.1. Phương pháp lấy mẫu.................................................................................. 36
2.5.2. Phương pháp bảo quản và phân tích mẫu................................................... 36
1



2.6. Phƣơng pháp lấy mẫu, phân tích chất lƣợng nƣớc mặt ..................................... 37
2.6.1. Phương pháp lấy mẫu.................................................................................. 37
2.6.2. Phương pháp bảo quản và phân tích mẫu................................................... 38
2.7. Phƣơng pháp khoan địa chất [5], [6] ................................................................. 40
2.7.1. Công tác định vị và xác định cao độ miệng lỗ khoan ................................. 40
2.7.2. Công tác chuẩn bị bè nổi để khoan trên sông ............................................. 40
2.7.3. Công tác khoan khảo sát ............................................................................. 42
2.7.4. Công tác lấy mẫu thí nghiệm ....................................................................... 43
2.7.5. Công tác thí nghiệm trong phòng thí nghiệm .............................................. 44
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 46
3.1. Đặc điểm và hiện trạng xử lý vật liệu nạo vét trong Dự án WB6 ..................... 46
3.1.1. Đặc điểm chung của vật liệu nạo vét .......................................................... 46
3.1.2. Hiện trạng xử lý và quản lý vật liệu nạo vét thuộc Dự án WB6. ................. 59
3.2. Đặc điểm và hiện trạng xử lý vật liệu nạo vét trong Dự án WB5 ..................... 68
3.2.1. Đặc điểm chung của vật liệu nạo vét .......................................................... 68
3.2.2. Hiện trạng xử lý và quản lý vật liệu nạo vét thuộc Dự án WB5 .................. 77
3.3. Yêu cầu về xử lý và quản lý theo quy định của Việt Nam và Ngân hàng Thế giới .... 78
3.3.1. Theo quy định của Việt Nam ....................................................................... 78
3.3.2. Theo quy định của Ngân hàng Thế giới ...................................................... 79
3.3.3. Hài hòa thủ tục giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới ............ 79
3.3.4. Yêu cầu về lựa chọn bãi đổ.......................................................................... 80
3.3.5. Quy cách bãi chứa bùn nạo vét ................................................................... 84
3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý .............................................................. 90
3.4.1. Đề xuất về công tác quản lý ........................................................................ 90
3.4.2. Đề xuất về kỹ thuật ...................................................................................... 97
Kết luận và Kiến nghị ............................................................................................... 100
Kết luận .................................................................................................................. 100
Kiến nghị ................................................................................................................ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 102

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi.Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh

3


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Ngô Kim Định–Phó Vụ
trƣởng, Vụ Môi trƣờng- Bộ GTVT, ngƣời đã tận tình quan tâm, tạo điều kiện và chỉ
bảo em hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này em cũng xin cám ơn các thầy, các cô và các cán bộ công tác tại
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trƣờng– Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã
giúp đỡ và huớng dẫn em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi cũng gửi lời cám ơn tới các đồng nghiệp tại Ban Quản lý các dự án
đƣờng thủy – Bộ GTVT, các đơn vị tƣ vấn liên quan đã giúp tôi rất nhiều trong việc
thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến đề tài.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới gia đình, cơ quan và bạn bè đã
động viên tích cực, luôn chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2015

Nguyễn Thị Thanh

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ GTVT

Bộ Giao thông vận tải

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

ODA

Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển
chính thức

OP

Operation Policy: Chính sách hoạt động (của Ngân
hàng Thế giới)

WB

Ngân hàng Thế giới


ĐTNĐ

Đƣờng thủy nội địa

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

EIA

Environmental Impact Assessment: báo cáo đánh giá
tác động môi trƣờng

EMP

Environmental Management Plan: Kế hoạch quản lý
môi trƣờng

SEMP

Site Environmental Management Plan: Kế hoạch quản
lý môi trƣờng tại hiện trƣờng

DMDP


Dredged Material Disposal Plan: Kế hoạch quản lý vật
liệu nạo vét

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

DWT

Dead Weight Tonnage: Tấn trọng tải

TNMT

Tài nguyên và Môi trƣờng

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1- 1: Phƣơng pháp xử lý, quản lý trầm tích .....................................................21
Bảng 2-1: Phƣơng pháp phân tích mẫu trầm tích .....................................................36
Bảng 2-2: Phƣơng pháp phân tích mẫu nƣớc mặt .....................................................38
Bảng 3- 1: Vị trí lấy mẫu trầm tích ...........................................................................46
Bảng 3- 2: Kết quả quan trắc môi trƣờng trầm tích hành lang 1 tháng 4,6/2010 .....49
Bảng 3- 3: Kết quả phân tích mẫu trầm tích tại khu vực cửa Lạch Giang [4] ..........51
Bảng 3- 4: Khối lƣợng nạo vét các vị trí thuộc dự án WB6 [7], [8], [9] ..................59
Bảng 3- 5: Thông số khu đổ vật liệu nạo vét ............................................................67
Bảng 3- 6: Vị trí và tọa độ lấy mẫu trầm tích kênh Nguyễn Văn Tiếp .....................69
Bảng 3- 7: Vị trí và tọa độ lấy mẫu trầm tích kênh Tri Tôn – Tám Ngàn ................69
Bảng 3- 8: Chất lƣợng trầm tích kênh Nguyễn Văn Tiếp ........................................71

Bảng 3- 9: Chất lƣợng trầm tích kênh Tri Tôn – Tám Ngàn ....................................72

6


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2-1. Sơ đồ ghép các thùng phi thành bè nổi ......................................................... 41
Hình 2-2: Thí nghiệm xuyên thấu SPT ......................................................................... 43
Hình 3- 1: Mặt bằng đổ đất nạo vét khu vực Bãi Than ................................................. 63
Hình 3- 2: Mặt bằng bãi đổ khu vực Lê Ninh ............................................................... 64
Hình 3- 3: Mặt bằng tổng thể khu vực cửa Lạch Giang................................................ 66
Hình 3- 4: Lƣu lƣợng dòng chảy các phƣơng án công trình và điều kiện hiện trạng ... 68
Hình 3- 5: Vị trí các khu vực nạo vét trên hành lang đƣờng thủy số 2 ......................... 76
Hình 3- 6: Mặt cắt tính toán dung tích bãi chứa bùn .................................................... 84
Hình 3- 7 : Mặt bằng bãi chứa bùn diện tích lớn .......................................................... 86
Hình 3- 8: Mặt cắt ngang bãi chứa bùn diện tích lớn.................................................... 86
Hình 3- 9: Mặt bằng bãi chứa bùn diện tích nhỏ .......................................................... 87
Hình 3- 10: Mặt cắt ngang bãi chứa bùn diện tích nhỏ ................................................. 87
Hình 3- 11: Đê bao - đê ngăn có thiết kế bao bọc bởi màng PVC ................................ 89
Hình 3- 12: Sơ đồ nguyên lý bãi đổ vật liệu nạo vét..................................................... 98

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về vận tải đƣờng thủy nội địa với hệ thống
sông ngòi dày đặc, tính kết nối giữa các vùng, các khu vực rất lớn.
Trong những năm gần đây Chính phủ nói chung, Bộ GTVT nói riêng rất
quan tâm đầu tƣ cho các dự án đƣờng thủy nội địa do các ƣu điểm rất lớn của loại

hình vận tải này nhƣ: chi phí vận tải thấp, thân thiện với môi trƣờng, tải lƣợng hàng
hóa lớn. Tuy nhiên một vấn đề rất lớn ảnh hƣởng đến tính khả thi của các dự án này
đó là vấn đề xử lý và quản lý các vật liệu nạo vét để đảm bảo an toàn môi trƣờng và
tiết kiệm tài nguyên.
Việc xử lý và quản lý loại vật liệu này chƣa đƣợc quy định cụ thể trong Luật
Môi trƣờng Việt Nam cũng nhƣ các văn bản luật và dƣới luật liên quan.Việc quan
tâm chƣa đúng mức tới việc quản lý các loại vật liệu nạo vét có thể gây ra các tác
động không nhỏ tới môi trƣờng. Đối với các dự án nạo vét, các dự án đƣờng thủy
nội địa do Ngân hàng thế giới tài trợ luôn có các yêu cầu rất khắt khe trong việc
quản lý và xử lý các loại vật liệu này nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác
động bất lợi tới môi trƣờng. Điều này đƣợc thể hiện qua các chính sách an toàn (OP
– Operational Policies) của Ngân hàng, đây là các chính sách bắt buộc phải tuân
theo đối với một dự án do Ngân hàng tài trợ.
Việc áp dụng hài hòa các yêu cầu của cả phía Việt Nam và Ngân hàng Thế
giới sẽ giúp quản lý tốt hơn các vật liệu nạo vét, góp phần giảm tác động tới môi
trƣờng, tiết kiệm tài nguyên và do đó tính khả thi của các dự án sẽ đƣợc nâng cao.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng xử lý các vật liệu nạo vét trong các dự án đƣờng thủy
nội địa nói chung và các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ nói riêng.
- Đề xuất giải pháp nhằm hài hòa các yêu cầu và thủ tục giữa Chính phủ Việt
Nam và Ngân hàng thế giới do sự khác biệt về các quy định và luật.
- Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý đối với các dựán tùy thuộc vào đặc
điểm vật liệu nạo vét.
8


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Dựán Phát triển GTVT khu vực đồng bằng Bắc Bộ (Dự án WB6)
- Dựán Phát triển Cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (Dự
án WB5)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp tìm, phân
tích và tổng hợp tài liệu; phƣơng pháp tham vấn ý kiến chuyên gia; phƣơng pháp
điều tra, khảo sát; phƣơng pháp mô hình hóa.
Nội dung chính của luận văn đƣợc thể hiện trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan
Chƣơng 2: Các phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Các kết quả nghiên cứu

9


Chƣơng 1. Tổng quan
1.1. Khái quát về hệ thống kết cấu hạ tầng đƣờng thủy nội địa Việt Nam
Nƣớc ta có 392 sông lớn, chảy liên tỉnh đƣợc đƣa vào danh mục quản lý
(Theo quyết định số 1989 ngày 1-11-2010 của Thủ tƣớng Chính phủ). Trong đó,
191 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 6.734,6km đƣợc xem là tuyến đƣờng sông
quốc gia.
Hệ thống đƣờng thủy nội địa nƣớc ta có một số đặc điểm sau [13]:
- Mật độ sông, kênh trung bình trong cả nƣớc đạt 0,60 km/km2. Nơi có mật
độ sông thấp nhất là vùng Nam Trung Bộ. Khu vực đồng bằng sông Hồng có mật
độ 0,45km/km2. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có mật độ 0,68 km/km2.Dọc
bờ biển, trung bình cứ 23km lại có một cửa sông. Việt Nam có 112 cửa sông lạch
đổ ra biển.Các cửa sông lớn của Việt Nam thƣờng bắt nguồn từ nƣớc ngoài, phần
trung lƣu và hạ lƣu chảy trên đất Việt Nam.
- Tổng lƣu lƣợng nƣớc trung bình của các sông và kênh là 26.600 m³/s.
Trong đó, phần đƣợc sinh ra trên đất Việt Nam chiếm 38,5%; phần từ nƣớc ngoài
chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 61,5%. Hệ thống sông Mekong chiếm 60,4%, hệ
thống sông Hồng 15,1% và các con sông còn lại chiếm 24,5%.
- Cả nƣớc có 23 sông xuyên biên giới. Trong đó có những sông lớn nhƣ sông

Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Đà. Các dòng sông nƣớc ta chủ yếu chảy từ Tây
sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ đất liền ra biển Đông; nhƣng cũng có
những dòng sông chảy ngƣợc. Các sông ở sƣờn Tây dãy Trƣờng Sơn, điển hình nhƣ
Sê San (còn gọi là Krông Pơ Kô) và Sêrêpôk (còn gọi là Đắk Krô) hình thành ở khu
vực Tây Nguyên rồi chảy ngƣợc hƣớng Tây sang Camphuchia. Ở miền Bắc có sông
Kỳ Cùng hình thành ở tỉnh Lạng Sơn chảy ngƣợc theo hƣớng Đông Nam - Tây Bắc
sang Trung Quốc.
- Toàn quốc hiện có 108 cảng, bến thủy nội địa, các cảng này nằm rải rác
trên các sông kênh chính, nhƣng tập trung chủ yếu trên các lƣu vực sông Hồng,
sông Thái Bình (phía Bắc), Hệ thống sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) và hệ thống
sông Đồng Nai (Đông Nam Bộ). Lƣu lƣợng nƣớc của các sông và kênh là 26.600
10


m³/s, trong tổng lƣợng nƣớc này phần đƣợc sinh ra trên đất Việt Nam chiếm 38,5%,
phần từ nƣớc ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 61,5%. Lƣợng nƣớc không
đồng đều giữa các hệ thống sông: hệ thống sông Mê Công chiếm 60,4%, hệ thống
sông Hồng 15,1% và các con sông còn lại chiếm 24,5%.
- Các tuyến vận tải thủy chính: Gồm 45 tuyến. Trong đó:
Khu vực phía Bắc: có 17 tuyến.
Khu vực miền Trung: có 10 tuyến.
Khu vực phía Nam: Có 18 tuyến.
-Tuyến ven biển
Từng bƣớc phát triển tuyến ven biển để khai thác lợi thế tự nhiên của đất
nƣớc. Trƣớc mắt, khai thác vận tải phù hợp với thông số kỹ thuật luồng cửa sông
trong điều kiện hiện trạng, về lâu dài, cải tạo, chỉnh trị các luồng cửa sông đảm bảo
có độ sâu chạy tàu tƣơng đồng với cấp kỹ thuật của luồng tàu trong sông; tiến tới
xây dựng hoàn chỉnh hệ thống luồng cửa sông đáp ứng nhu cầu vận tải ven biển.
- Hệ thống cảng đƣờng thủy nội địa
Khu vực phía Bắc:

- Cảng hàng hóa: gồm 66 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 42,01
triệu tấn/năm.
- Cảng hành khách: gồm 20 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 5,52
triệu lƣợt khách/năm
Khu vực miền Trung: Gồm 7 cảng hàng hóa
Khu vực phía Nam:
- Cảng hàng hóa: gồm 56 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 32,6
triệu tấn/năm (trong đó có 11 cảng chính, công suất quy hoạch đến năm 2020 là
10,9 triệu tấn/năm và 45 cảng khác có công suất quy hoạch đến năm 2020 là 21,7
triệu tấn/năm). - Cảng hành khách: gồm 17 cảng, công suất quy hoạch đến năm
2020 là 29 triệu lƣợt hành khách/năm.
1.2. Tổng quan về các dự án đƣờng thủy nội địa tại Việt Nam

11


Mặc dù có các ƣu điểm nổi bật về vận tải, tuy nhiên trƣớc đây hoạt động vận
tải thủy vẫn dựa vào các điều kiện thiên nhiên là chủ yếu. Việc đầu tƣ cải tạo luồng
lạch còn chƣa đƣợc Chính phủ quan tâm đúng mức do hạn chế về nguồn vốn và kỹ
thuật.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây phƣơng thức vận tải này ngày càng
đƣợc quan tâm chú ý. Theo [1], quy hoạch đến năm 2020 tổng vốn đầu tƣ cần thiết
cho các dự án đƣờng thủy là hơn 16 nghìn tỷ đồng. Trong đó riêng cho 3 dự án đang
thực hiện thì nguồn vốn cần đến năm 2015 là 8,8 nghìn tỷ đồng và 14 dự án đang
chuẩn bị đầu tƣ là hơn 7 nghìn tỷ đồng.
Các dự án về đƣờng thủy nội địa thƣờng bao gồm các hạng mục chính sau:
- Kè hƣớng dòng (kè chỉnh trị)
- Kè bảo vệ bờ
- Nạo vét luồng
- Chỉnh trị luồng ( bạt mom, cắt cong để cải tạo các đoạn có bán kính cong

nhỏ)
- Các công trình kết nối đƣờng thủy nội địa nhằm kết nối hệ thống đƣởng
thủy nội địa với hệ thống đƣờng bộ, các cảng bến bốc xếp tạo thành mạng lƣới
logistic hoàn chỉnh.
Hiện nay các dự án đƣờng thủy nội địa chủ yếu đƣợc đầu tƣ tại khu vực phía
Bắc và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại các tỉnh miền Trung do sông ngòi
ngắn và dốc nên mực nƣớc không đảm bảo độ sâu chạy tàu. Do vậy vận tải thủy nội
địa tại khu vực này cũng rất hạn chế, chủ yếu là vận tải ven biển nên khối lƣợng vật
liệu nạo vét là rất nhỏ.
Tại phía Bắc và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với mạng
lƣới sông ngòi dày đặc cùng các ƣu việt của loại hình vận tải thủy nội địa nên ngày
càng đƣợc quan tâm đầu tƣ. Đối với tất cả các hạng mục công trình này thì luôn bao
gồm việc đào đất và nạo vét. Việc quản lý và xử lý các loại vật liệu sau khi đƣợc
đào/nạo vét lên luôn là một vấn đề lớn đối với tất cả các dự án đƣờng thủy. Dƣới

12


đây là 2 dự án điển hình với các hạng mục công việc chính đã và đang đƣợc thi
công:
1.2.1. Dựán Phát triển giao thông đồng bằng Bắc Bộ (Dựán WB6)
Quy mô đầu tƣ:
Hành lang đƣờng thủy số 1(Quảng Ninh-Việt Trì qua sông Đuống)
- Đầu tƣ toàn tuyến hành lang đƣờng thủy số 3 (Hà Nội – Lạch Giang, tỉnh
Nam Định), gồm: Các công trình chỉnh trị sông, ổn định luồng (kè chắn, kè hƣớng
dòng, kè bảo vệ bờ, cắt cong, bạt mom…) và luồng tàu qua cửa Lạch Giang gồm
luồng ngoài, luồng trong và kênh tránh cho tàu.
- Ngoài ra dự án còn đầu tƣ một số cảng và bến phà khách ngang sông tại các
tỉnh, hỗ trợ kỹ thuật cho Cục ĐTNĐ Việt Nam.
1.2.2. Dựán phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đồng bằng sông Mê Kong

(Dự án WB5).
Hành lang đƣờng thủy quốc gia số 2 ( Hành lang phía Bắc xuyên Đồng Tháp
Mƣời và Tứ giác Long Xuyên): bao gồm các công trình chỉnh trị sông, nạo vét, cắt
cong v.v… Đây là hạng mục đƣờng thủy chính của dự án.
Ngoài ra dự án còn đầu tƣ nâng cấp các tuyến quốc lộ số 53, 54 và 91, các
tuyến đƣờng tỉnh và đƣờng bộ địa phƣơng nhằm tạo thành mạng lƣới vận tải đa
phƣơng thức hoàn chỉnh.
1.3. Các quy định pháp luật của Việt Nam về BVMT trong xây dựng kết cấu hạ
tầng đƣờng thủy nội địa
Hệ thống pháp luật của Việt Nam đã và đang đƣợc hoàn thiện nhằm đảm bảo
hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Trong xây dựng kết
cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thôngđƣờng thủy nội địa nói riêng, một hệ
thống các văn bản luật và dƣới luật đã đƣợc ban hành đảm bảo tính thống nhất trong
quản lý và vận hành hệ thống. Cụ thể nhƣ sau:
 Luật bảo vệ môi trƣờng số 52/2005/QH11 do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005.

13


 Luật bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 23/6/2014;
 Luật Giao thông đƣờng thủy nội địa số 23/2004/QH11 đƣợc Quốc hội
nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15
tháng 6 năm 2004;
 Luật Giao thông đƣờng thủy nội địa số 48/2014/QH13 ngày 17/6/2014 do
Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành;
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng;
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng;
 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủquy định về
đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi
trƣờng;
 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/04/2007
về quản lý chất thải rắn;
 Thông tƣ số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ TN và MT quy
định một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính
phủquy định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam
kết bảo vệ môi trƣờng;
 Thông tƣ liên tịch số 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT ngày 22/8/2013
của Bộ GTVT và Bộ TNMT về việc hƣớng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trƣờng
trong hoạt động giao thông đƣờng thủy nội địa;
 Thông tƣ số 13/2012/TT-BGTVT ngày 24/4/2012 sửa đổi bổ sung một số
điều của Thông tƣ số 09/2012/TT-BGTVT ngày 6/4/2010 của Bộ trƣởng Bộ GTVT
quy định về bảo vệ môi trƣờng trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
 Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng về việc Quy định về quản lý chất thải nguy hại;
14


 Các thông tƣ ban hành TCVN, QCVN liên quan đến việc lấy mẫu, bảo
quản, vận chuyển và phân tích mẫu nƣớc mặt, mẫu trầm tích.
 QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạnh cho
phép của kim loại nặng trong đất;
 QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngƣỡng chất
thải nguy hại;
 QCVN 43: 2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng
trầm tích

 Các TCVN và QCVN khác liên quan.
1.4.Tổng quan về các chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới đối với dự án
Hệ thống chính sách hoạt động của Ngân hàng thế giới (Operation Policies –
OPs) là các quy định mang tính chất định hƣớng và bắt buộc đối với các bên vay
vốn của Ngân hàng cho tất cả các loại dự án trong đó có các dự án xây dựng đƣờng
thủy nội địa tại Việt Nam (Dự án WB5 và Dự án WB6). Các chính sách an toàn của
Ngân hàng Thế giới (NHTG) bao gồm:
-

Các chính sách an toàn môi trƣờng

 OP/BP 4.01: Đánh giá môi trƣờng (1999, cập nhật lần cuối tháng 2/2011)
 OP/BP 4.04: Môi trƣờng sống tự nhiên (2001, cập nhật 2004)
 OP/BP 4.36: Rừng (2002, cập nhật lần cuối tháng 8/2004)
 OP/BP 4.09: Quản lý vật hại (1998, cập nhật lần cuối tháng 8/2004)
 OP/BP 4.11: Tài nguyên văn hóa vật thể (2006, cập nhật tháng 3/2007)
 OP/BP 4.37: An toàn đập (2001)
-

Các chính sách an toàn xã hội

 OP/BP 4.12: Tái định cƣ không tự nguyện (2001, cập nhật lần cuối
2/2011)
 OP/BP 4.10: Ngƣời dân tộc thiểu số (2005)
-

Các chính sách an toàn pháp lý

 OP/BP 7.50: Dự án trên đƣờng thủy quốc tế (2001, cập nhật tháng
8/2004)

15


 OP/BP 7.60: Dự án trong khu vực tranh chấp (2001, cập nhật tháng
8/2004)
-

Hai chính sách khác

 Chính sách tiếp cận thông tin (2010)
 Chính sách thí điểm sử dụng hệ thống quốc gia (2005)
1.5. So sánh yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng của Chính phủ Việt Nam và Ngân
hàng Thế giới.
- Yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới có nhiều điểm tƣơng
đồng, bên cạnh đó có một số khác biệt cần sự đàm phán trong quá trình thực hiện.
- Giống nhau:
+ Phê duyệt các thủ tục về môi trƣờng trƣớc khi phê duyệt dự án đầu tƣ.
+ Giám sát trong thi công và sau thi công.
+ Nội dung của báo cáo ĐTM và EIA cơ bản giống nhau.
- Khác nhau:
+ Phía Việt Nam: Lập và phê duyệt báo cáo ĐTM trƣớc khi phê duyệt dự án
đầu tƣ. Nội dung và hình thức báo cáo ĐTM tuân thủ yêu cầu trong các nghị định
và thông tƣ liên quan. Trong quá trình thực hiện dự án, tất cả các biện pháp giảm
thiểu tác động, chƣơng trình quan trắc thực hiện theo đúng báo cáo ĐTM đƣợc phê
duyệt.
+ Phía WB: Trƣớc khi phê duyệt dự án (ký hiệp định) báo cáo EIA và EMP
phải đƣợc thực lập và phê duyệt. Hình thức báo cáo EIA theo yêu cầu của WB cần
phải sàng lọc các tác động để xác định mức độ tác động tiêu cực. EMP là một báo
cáo theo yêu cầu riêng của WB. Giai đoạn thiết kế chi tiết, EIA và EMP cần đƣợc

cập nhật theo thiết kế chi tiết. Đối với dự án nạo vét thì một kế hoạch quản lý vật
liệu nạo vét (Dredged Material Disposal Plan – DMDP) phải đƣợc lập và trình WB
chấp thuận.Trong giai đoạn thi công, mỗi nhà thầu thi công phải lập Kế hoạch quản
lý môi trƣờng tại hiện trƣờng (Site Environmental Management Plan – SEMP) trình
WB chấp thuận trƣớc khi thi công. Chƣơng trình quan trắc sẽ đƣợc thực hiện
16


theoyêu cầu trong hồ sơ mời thầu với tần suất lớn hơn rất nhiều so với yêu cầu trong
báo cáo ĐTM.
- Hài hòa yêu cầu của hai phía:
+ Hình thức và nội dung của báo cáo ĐTM và báo cáo EIA: mỗi báo cáo
đƣợc lập theo hình thức riêng biệt, các nội dung chính là giống nhau.
+ Lập EMP, DMDP: Đƣa yêu cầu vào hồ sơ mời thầu khi tuyển chọn tƣ vấn
thiết kế với sự chấp thuận của Bộ GTVT trƣớc khi triển khai.
+ Lập SEMP: Đƣa yêu cầu lập SEMP vào hồ sơ mời thầu xây lắp, trình Bộ
GTVT, WB đồngchấp thuận trƣớc khi triển khai.
+ Tần suất quan trắc trong giai đoạn thi công: Yêu cầu cụ thể về tần suất
quan trắc (thƣờng nhiều hơn so với yêu cầu trong báo cáo ĐTM) sẽ đƣợc đƣa ra
trong hồ sơ mời thầu xây lắp. Hồ sơ này phải đƣợc Bộ GTVT và WB đồngchấp
thuận trƣớc khi triển khai. Trong giai đoạn thi công nhà thầu phải chịu trách nhiệm
thực hiện chƣơng trình quan trắc theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (không phải báo
cáo ĐTM). Ngoài ra một chƣơng trình quan trắc theo báo cáo ĐTM sẽ do một đơn
vị độc lập thực hiện và báo cáo quan trắc sẽ đƣợc gửi đến các cơ quan liên quan.
Sơ đồ dƣới đây trình bày sự khác biệt trong yêu cầu của hai phía về bảo vệ
môi trƣờng trong từng giai đoạn của dự án.

17



Yêu cầu của Việt Nam

Quy trình chung
của dự án

Yêu cầu của WB

Xác định dự án

Sàng lọc để đánh giá sự cần
thiết và yêu cầu về các biện
pháp an toàn

Lập ĐTM chi tiết

Nghiên cứu tính khả
thi của dự án

Lập EIA, EMP

Phê duyệt ĐTM

Thẩm định, phê duyệt
dự án

Phê duyệt EIA, EMP

Nhận diện các tác động

Thiết kế chi tiết

Thực hiện các biện
pháp giảm thiểu,
biện pháp quản lý,
chƣơng trình quan
trắc theo ĐTM đƣợc
phê duyệt

Giám sát sau thi công

Thi công xây lắp

Vận hành dự án

Cập nhật EIA, EMP
Lập DMDP

Lập SEMP, Thực hiện các
biện pháp giảm thiểu, quản
lý đã đƣợc phê duyệt.
Chƣơng trình quan trắc sẽ
đƣợc đƣa ra trong SEMP
với tần suất cụ thể

Giám sát sau thi công

ơ đồ so sánh yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng của Chính phủ Việt Nam và Ngân
hàng Thế giới đối với dự án vốn tài trợ của W
18



1.6. Các phƣơng pháp xử lý vật liệu nạo vét
1.6.1. Đặc điểm chung của vật liệu nạo vét
Vật liệu nạo vét tại các sông, kênh đƣờng thủy nội địa thƣờng có thành phần
bao gồm từ cát thô đến cát mịn, sét và bùn nói chung. Đối với vật liệu nạo vét mà
hàm lƣợng cát thô, cát mịn và sét chiếm tỷ lệ cao thƣờng đƣợc tái sử dụng làm vật
liệu xây dựng.Việc xử lý vật liệu nạo vét chủ yếu tập trung vào bùn.
Bùn là một dạng đất nằm dƣới đáy của hồ, cửa sông, sông hay biển chứa một
lƣợng lớn thành phần khoáng và chất hữu cơ.Bùn đáy bao gồm chất hữu cơ tự
nhiên, ôxít sắt, cacbonat, sunfit và nƣớc. Chất hữu cơ tự nhiên bao gồm các hợp
chất humid, các chất phân hủy từ thực vật, động vật và một số thành phần khác nhƣ
tảo, giun, các loài giáp xác sống ở dƣới đáy các vực nƣớc. Các thành phần khác nhƣ
gỗ, thực vật sống dƣới nƣớc, rác, xác sinh vật… cũng có thể là thành phần chính
của bùn đáy.Bùn đáy là một hỗn tạp và đƣợc phân loại bởi kích cỡ hạt, tỷ trọng, độ
ẩm và thành phần hữu cơ tự nhiên trong bùn.Chất ô nhiễm có khuynh hƣớng hấp
phụ vào những hạt bùn có kích cỡ nhỏ nhƣng có tỷ lệ diện tích bề mặt trên thể tích
cao và có thành phần hữu cơ tự nhiên chiếm tỉ lệ cao.
Qua nghiên cứu cho thấy đối với bùn sông và kênh rạch, bùn thải đƣợc chia
làm hai loại [2]:
- Bùn lớp bề mặt có bề dày (0,3 – 0,5) m (chiếm khoảng 30%) tiếp xúc với
nƣớc, độ ẩm trung bình của bùn này khoảng 68%, thành phần vô cơ trong bùn
chiếm khoảng 25% và hữu cơ chiếm khoảng 75%. Ngoài ra, do hoạt động dân sinh
hai bên bờ nên trên lớp bùn này có chứa lƣợng lớn rác sinh hoạt nhƣ bao nilon, lon,
đồ hộp, nhựa, xốp, sành sứ, cành cây,...
- Bùn đáy (chiếm khoảng 70%) là lớp đất, đá phía dƣới lớp bùn mặt, thành
phần hữu cơ chiếm (5 – 10)%, độ ẩm của lớp bùn này thấp, thành phần còn lại chủ
yếu là cát, đá có thể sử dụng trực tiếp làm đất san lấp nền.
Vật liệu nạo vét nói chung thƣờng đƣợc phân loại dựa vào kích thƣớc hạt của
vật liệu. Tại Liên Xô cũ, Nga và cả Việt Nam hiện nay, ngƣời ta chấp nhận hệ thống
phân loại do N.A. Kachinskii đề ra nhƣ sau [15].
19



Giá trị giới hạn, mm

Tên gọi hạt

Tới 0,001

Bùn

0,001 - 0,005

Bụi nhỏ

0,005 - 0,01

Bụi trung bình

0,01 - 0,05

Bụi lớn

0,05 - 0,25

Cát nhỏ

0,25 - 0,5

Cát trung bình


0,5 - 1

Cát lớn

Vật liệu nạo vét từ hệ thống đƣờng thủy nội địa chủ yếu bao gồm cát, sét và
bùn.Đặc điểm vật liệu nạo vét là khác nhau trên từng đoạn sông, nó phụ thuộc vào
đặc điểm địa hình, địa chất của đoạn sông đó.
Đặc điểm của vật liệu nạo vét có sự khác nhau đáng kể giữa các sông, kênh
tại miền Bắc và miền Nam Việt Nam.Đối với từng loại vật liệu nạo vét khác nhau,
chúng ta cần xem xét và lựa chọn biện pháp, thiết bị thi công phù hợp. Biện pháp xử
lý vật liệu nạo vét cũng cần đƣợc cân nhắc lựa chọn dựa trên nhiều yếu tố nhƣ kỹ
thuật, kinh tế và môi trƣờng.
1.6.2. Các phương pháp xử lý vật liệu nạo vét
Có rất nhiều phƣơng pháp xử lý vật liệu nạo vét khác nhau với các ƣu nhƣợc
điểm riêng biệt.Việc lựa chọn phƣơng pháp xử lý vật liệu nạo vét phù hợp sẽ quyết
định đến việc thành công của dự án.Để lựa chọn đƣợc phƣơng pháp xử lý tối ƣu cần
xem xét đến nhiều khía cạnh bao gồm khía cạnh về kỹ thuật, kinh tế và môi
trƣờng.Bảng 1-1 dƣới đây tóm tắt các ƣu và nhƣợc điểm chính của một số biện pháp
xử lý phổ biến hiện nay [14].

20


Bảng 1- 1: Phƣơng pháp xử lýtrầm tích

I

Phƣơng
pháp xử
Chi tiết

lý và
quản lý
Đổ/lƣu giữ trầm tích tại chỗ

1

Không

Đổ/lƣu giữ trầm tích tại

Phƣơng pháp này thích hợp - Chi phí thấp

xử lý

chỗ

khi nguồn phát sinh ô

- Nguy cơ lan truyền

dụ nhƣ đặc điểm ban đầu của

nhiễm từ trầm tích đã đƣợc

các chất ô nhiễm thấp

trầm tích không ô nhiễm và sự

STT


Điều kiện thích hợp

Ƣu điểm

Nhƣợc điểm

- Dựa vào quá trình tự nhiên, ví

kiểm soát, các quá trình

kết hợp của chúng với các chất ô

chôn lấp hoặc pha loãng

nhiễm tại chỗ thông qua quá

đƣợc hoàn lại, trầm tích

trình phân tán, hòa trộn, chôn lấp

không bị khuấy động lại

và quá trình thoái hóa sinh học

bởi các hoạt động của tự

- Yêu cầu chƣơng trình quan trắc

nhiên và con ngƣời, và các


chất lƣợng nƣớc

tác động môi trƣờng của
việc xử lý gây ra các phá
hủy/thiệt hại hơn là việc
lƣu giữ trầm tích tại chỗ
21


2

Phục hồi

- Lƣu giữ trầm tích tại

- Các quá trình sau rất quan - Chi phí thấp.

- Trầm tích ô nhiễm đƣợc lƣu

môi

chỗ

trọng cho việc Phục hồi

- Tránh phá hủy môi

giữ trong môi trƣờng nƣớc trong

trƣờng tự


- Dựa vào quá trình tự

môi trƣờng tự nhiên: chôn

trƣờng nƣớc

thời gian mà các quá trình tự

nhiên

nhiên để giảm hoặc kìm lấp và pha loãng tại chỗ sau

nhiên diễn ra nhằm giảm thiểu

nén sự khả dụng sinh

lắng đọng trầm tích sạch và

các nguy cơ, và khả năng phá

học hoặc độc tính của

phân hủy sinh học hoặc các

hủy trong tƣơng lai của các chất

trầm tích đƣợc lƣu giữ

quá trình chuyển đổi phi


ô nhiễm bị chôn lấp bởi các cơn

tại chỗ

sinh học. Đây là các quá

bão, lũ lụt, hoặc các sự kiện

- Không giống nhƣ

trình nhằm chuyển đổi các

khác.

phƣơng pháp ”không

chất ô nhiễm thành các

- Yêu cầu chƣơng trình quan trắc

xử lý”, cần có kiểm

dạng ít độc hơn.

chất lƣợng nƣớc dài hạn

soát nguồn và một
chƣơng trình quan trắc
thích hợp để bảo đảm

tính hiệu quả của các
quá trình đƣợc yêu cầu
II

Xử lý tại chỗ

1

Bao phủ

- Lƣu giữ trầm tích tại

- Không có các phƣơng
22

- Chi phí thấp

- Mâu thuẫn do các mục đích sử


dƣới

chỗ nhƣng đậy (bao

ánxử lý đủ để bảo vệ các

- Nguy cơ lan truyền

dụng ví dụ nhƣ giao thông thủy


nƣớc

phủ) trầm tích bị ô

lớp trầm tích.

ô nhiễm thấp

có thể dẫn tới việc trầm tích ô

nhiễm tại các vị trí cũ

- Các nguồn thải điểm

nhiễm sẽ di chuyển tới vị trí cũ

của nó.

ngừng hoạt động.

của nó.

- Việc bao phủ dƣới

- Chi phí và các ảnh hƣởng

- Yêu cầu chƣơng trình quan trắc

nƣớc các trầm tích bị ô


tới môi trƣờng của việc vận

chất lƣợng nƣớc.

nhiễm bằng các trầm

chuyển/xử lý trầm tích ô

tích sạch, ít ô nhiễm

nhiễm lớn.

hơn có hoặc không có

- Vật liệu bao phủ phù hợp

các tƣờng biên bao

là có sẵn.

quanh.

- Các điều kiện thủy văn sẽ

- Kết cấu lớp phủ có thể không bị xáo trộn tại hiện
đƣợc xây dựng bằng

trƣờng.

trầm tích sạch, cát, sỏi,


- Đáy sông sẽ hỗ trợ cho

hoặc có thể là một thiết

việc bao phủ.

kế phức tạp hơn với vải

- Khu vực có khả năng nạo

địa, bao đựng vật liệu

vét.

và các lớp phức tạp.
23


2

Đóng

- Cố định trầm tích và

- Việc di chuyển khỏi vị trí

- Giảm sự di chuyển

- Sự không chính xác trong việc


rắn/ổn

chất ô nhiễm bằng việc

cũ của trầm tích bị ô nhiễm

của các chất ô nhiễm.

sắp xếp chất phản ứng, xói lở,

định

xử lý chúng với các

là không thích hợp.

yêu cầu quan trắc dài hạn, hạn

chất phản ứng để hóa

chế trong việc loại bỏ/khử độc

rắn hoặc cố định chúng

chất ô nhiễm, khó khăn trong
việc điều chỉnh các hợp chất
đóng rắn/tác nhân cho việc lắng
đọng dƣới nƣớc.
- Không khả thi tại bất cứ khu

vực nào mà các khối đóng rắn
không thể ổn định (ví dụ việc
nạo vét hoặc xây dựng trong
tƣơng lai).

3

Xử lý

- Xử lý trầm tích bị ô

- Trầm tích ô nhiễm trong

- Một phạm vi lớn các - Khả năng ô nhiễm thứ cấp (ví

hóa học

nhiễm bằng các biện

các dòng chảy có thể đổi

chất ô nhiễm hữu cơ

dụ bản thân các tác nhân xử lý là

có thể đƣợc xử lý

chất độc, hoặc nhƣ là kết quả của

pháp nhƣ trung hòa, kết hƣớng trong suốt thời gian

tủa, oxi hóa và khử clo

các sản phẩm thoái hóa chất độc

xử lý.

hóa học

tiềm tàng).
24


- Khó để đảm bảo rằng các tác
nhân xử lý đƣợc hòa trộn hoàn
toàn với các vật liệu bị ô nhiễm.
- Gƣợng ép các điều kiện hiện
trƣờng, nghĩa là chỉ có thể đƣợc
áp dụng tại các dòng có thể
chuyển hƣớng dòng chảy.
4

Xử lý

- Đƣợc phát triển bởi

- Có khả năng xử lý lớp

- Hiệu quả loại bỏ

- Yêu cầu thiết bị phun hóa chất


trầm tích

Viện nghiên cứu nƣớc

trầm tích ở độ sâu khoảng

PAHs và TPHs tƣơng

đặc biệt.

tại chỗ

quốc gia của Viện Môi

0,5m.

ứng là trên 60% và

- Hiệu quả loại bỏ của việc xử lý

- Sự phân hủy sinh học của

80%.

phạm vi đầy đủ các trầm tích ô

sử dụng thiết bị đƣợc

các chất ô nhiễm hữu cơ


- Oxi hóa trầm tích có

nhiễm PAHs và TPHs nặng là

thiết kế đặc biệt để đƣa

đơn giản bao gồm PAHs,

thể kiểm soát các vấn

không đƣợc biết đến đầy đủ

các chất hóa học trực

BTXs và các Hydrocacbon

đề của trầm tích thiếu

trong giai đoạn này.

tiếp vào trầm tích bị ô

dầu mỏ.

khí nhƣ việc phát thải

Limnofix trƣờng Canada. LIST
(LIST)


nhiễm, điều này sẽ tăng

khí thơm, chất dinh

cƣờng hoạt động của vi

dƣỡng và các chất độc

khuẩn và do đó dẫn đến

gốc sunphit.
25


×