Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Xây dựng mô hình hợp tác xã môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 113 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đoàn Thị Thái
Yên, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn, người luôn quan tâm, động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo của Viện
Khoa học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị
cho tôi những kiến thức bổ ích, thiết thực cũng như sự nhiệt tình, ân cần dạy bảo
trong những năm vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ủy ban nhân dân huyện Anh Sơn,
Chi cục Thông kê huyện Anh Sơn cùng các ban ngành, đoàn thể đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi có được những thông tin, tài liệu, tư liệu quý báu phục vụ cho quá trình xây
dựng và hoàn thiện Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè và tập thể các bạn đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm Luận văn.
Nghệ An, ngày 11 tháng 9 năm 2014
HỌC VIÊN

Trƣơng Thị Trà My

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ kỹ thuật : “Xây dựng mô hình Hợp
tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của TS.Đoàn


Thị Thái Yên. Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào.
Các số liệu, nguồn thông tin trong Luận văn là do tôi điều tra, trích dẫn, tính toán và
đánh giá.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày
trong Luận văn này.
Nghệ An, ngày 11 tháng 9 năm 2014
HỌC VIÊN

Trƣơng Thị Trà My

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
PHỤ LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................4

1.1. Các khái niệm ......................................................................................... 4
1.1.1. Chất thải rắn .................................................................................... 4
1.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt .................................................................... 4

1.1.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt........................................................ 4
1.1.4. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh .................................................. 4
1.1.5. Hệ số phát thải chất thải rắn sinh hoạt ............................................ 4
1.1.6. Hợp tác xã ....................................................................................... 4
1.1.7. Giá dự toán dịch vụ công ích đô thị ................................................ 4
1.1.8. Phí vệ sinh môi trường .................................................................... 5
1.1.9. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường .......................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện đề tài ............................................. 5
1.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội huyện Anh Sơn ...................... 5
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................... 5
1.2.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................ 5
1.2.1.1.2. Địa hình, địa mạo .............................................................. 7
1.2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết ............................................................... 7
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................... 9
1.2.1.2.1. Đơn vị hành chính và đặc trưng kinh tế ............................ 9
1.2.1.2.2. Dân số, cơ cấu dân số...................................................... 10
1.2.1.2.3. Phong tục, nếp sống và mức độ đô thị hóa ..................... 11
1.2.1.3. Đánh giá chung các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác
động đến hoạt động bảo vệ môi trường .............................................. 12
1.2.1.3.1. Thuận lợi ......................................................................... 12
1.2.1.3.2. Khó khăn và thách thức .................................................. 13
1.2.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Anh Sơn ........................................................................................ 14
1.2.2.1. Phương thức quản lý .............................................................. 14
1.2.2.2. Điều kiện quy hoạch và cơ sở hạ tầng quản lý ...................... 16
1.2.2.2.1. Quy hoạch ....................................................................... 16
HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

iii



1.2.2.2.2. Bãi xử lý chất thải rắn sinh hoạt ..................................... 22
1.2.2.3. Phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt............................. 23
1.2.3. Xã hội hóa dịch vụ công ích trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt .. 25
1.2.3.1. Các chính sách........................................................................ 25
1.2.3.2. Các hình thức dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt............... 27
1.2.3.2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn .......................................... 27
1.2.3.2.2. Công ty cổ phần .............................................................. 29
1.2.3.2.3. Hợp tác xã ....................................................................... 31
1.2.3.3. Tính phù hợp của hướng nghiên cứu, xây dựng mô hình Hợp
tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn huyện Anh Sơn ................................................................ 33
CHƢƠNG II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................36

2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .............................................. 36
2.2. Phương pháp thu thập tài liệu .............................................................. 36
2.3. Phương pháp phân tích định tính và định lượng .................................. 37
2.3.1. Mục tiêu áp dụng phương pháp .................................................... 37
2.3.2. Phương pháp tiến hành .................................................................. 37
2.4. Phương pháp dự báo............................................................................. 39
2.5. Phương pháp đánh giá chi phí lợi ích .................................................. 40
2.6. Phương pháp tổng hợp, đánh giá ......................................................... 40
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................41

3.1. Đánh giá nhu cầu quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................................ 41
3.1.1. Số liệu điều tra .............................................................................. 41
3.1.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt tồn đọng ............................................ 41
3.1.1.2. Hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .................................. 41
3.1.1.3. Phân nhóm đối tượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ......... 42

3.1.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ........................................ 43
3.1.1.5. Các điều kiện khác ................................................................. 45
3.1.2. Dự báo ........................................................................................... 48
3.1.2.1. Dự báo dân số......................................................................... 48
3.1.2.2. Dự báo chất thải rắn sinh hoạt ............................................... 49
3.2. Xây dựng mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn ................................... 50
3.2.1. Sơ đồ.............................................................................................. 50
3.2.2. Khái niệm ...................................................................................... 52
3.2.3. Mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn ....................................... 52
3.2.3.1. Căn cứ pháp lý cần thiết để xây dựng mô hình...................... 52
3.2.3.1.1. Khung pháp lý ................................................................. 52
HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

iv


3.2.3.1.2. Những đặc trưng cơ bản của Hợp tác xã Môi trường quản
lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh
Sơn................................................................................................... 56
3.2.3.2. Tổ chức quản lý ...................................................................... 58
3.2.3.2.1. Cơ cấu tổ chức................................................................. 58
3.2.3.2.2. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động ....................................... 62
3.2.3.3. Phương thức hoạt động .......................................................... 63
3.2.3.3.1. Phương thức giao dịch .................................................... 63
3.2.3.3.2. Phương thức huy động tài chính và đầu tư ..................... 64
3.2.3.3.3. Phương thức quản lý tài chính và phân phối thu nhập ... 66
3.2.3.3.4. Phương thức vận hành .................................................... 68

3.2.3.4. Dự toán chi phí xây dựng và vận hành .................................. 78
3.3. Đánh giá mô hình và áp dụng mô hình ................................................ 87
3.3.1. Đánh giá mô hình .......................................................................... 87
3.3.1.1. Những điểm nổi bật của Mô hình Hợp tác xã Môi trường quản
lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh
Sơn....................................................................................................... 87
3.3.1.2. Những khó khăn, thách thức khi áp dụng mô hình ................ 87
3.3.2. Cách thức áp dụng mô hình .......................................................... 88
3.3.2.1. Quy trình thiết lập .................................................................. 88
3.3.2.2. Hồ sơ dữ liệu cơ sở ................................................................ 90
3.3.3. Những lưu ý khi áp dụng mô hình ................................................ 90
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt

2. HTX:

Hợp tác xã


3. KCN:

Khu công nghiệp

4. QH:

Quy hoạch

5. TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

6. UBND:

Ủy ban nhân dân

7. VSMT:

Vệ sinh môi trường

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng hợp thông tin hiện trạng quy hoạch bãi tập kết, xử lý chất thải
trên địa bàn huyện Anh Sơn ............................................................................ 18

Bảng 3.1. Bảng thống kê phân nhóm đối tượng phát sinh chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn .................................................................... 42
Bảng 3.2. Tỷ lệ khối lượng thành phần theo nhóm CTRSH trên địa bàn huyện
Anh Sơn ........................................................................................................... 44
Bảng 3.3. Tổng hợp thông tin báo giá dụng cụ, thiết bị phục vụ hoạt động thu
gom chất thải rắn sinh hoạt (tháng 4/2014) .................................................... 47
Bảng 3.4. Dự báo dân số huyện Anh Sơn đến năm 2020 ............................... 48
Bảng 3.5. Dự báo chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Anh
Sơn đến năm 2020 ........................................................................................... 49
Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Anh Sơn đến năm 2020 ................................................................................... 50
Bảng 3.7. Tổng hợp chi phí công cụ, dụng cụ trong hoạt động thu gom và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................. 83
Bảng 3.8. Tổng hợp thu phí vệ sinh môi trường ............................................. 84

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An........................... 6
Hình 3.1. Tỷ lệ khối lượng thành phần theo nhóm CTRSH trên địa bàn huyện
Anh Sơn ........................................................................................................... 44
Hình 3.2. Sơ đồ Quy trình quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
theo mô hình hợp tác xã trên địa bàn huyện Anh Sơn .................................... 51
Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức Mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn .............................. 59
Hình 3.4. Sơ đồ Tổ chức hoạt động Mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý,

thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Anh Sơn ................................. 60
Hình 3.5. Nguồn tài chính của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn ................................... 64
Hình 3.6. Tài sản của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn ............................................... 68
Hình 3.7. Sơ đồ mô tả quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Anh .......................................................................................... 70
Hình 3.8. Phân vùng theo phương án thu gom, vận chuyển CTRSH ............. 72
Hình 3.9. Sơ đồ chi phí xây dựng và vận hành của mô hình Hợp tác xã quản
lý, thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Anh Sơn ............................ 81

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

viii


MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong hoạt động hàng ngày của con người.
Thực tiễn cho thấy, xã hội càng phát triển lượng chất thải này càng đa dạng, vì vậy
nếu không có biện pháp quản lý phù hợp rất dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát và
nhanh chóng tạo ra sức ép lớn đối với nhiều vấn đề kinh tế, văn hóa và xã hội.
Huyện Anh Sơn là một huyện trung du miền núi thuộc tỉnh Nghệ An, tuy
nhiên sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây đang tạo ra nhiều động
lực thay đổi kéo theo đó là những thách thức về môi trường do chưa có những giải
pháp quản lý đồng bộ. Một trong những thách thức môi trường hiện đang đặt ra cho
địa phương đó là bài toán về quản lý chất thải rắn sinh hoạt có tính phù hợp định
hướng phát triển kinh tế xã hội đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa con người và môi
trường. Trong khi đó, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại mỗi địa phương

vừa có những đặc điểm chung vừa có nét đặc thù. Vì thế, để xây dựng một mô hình
có tính phù hợp phải dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn của địa phương đó.
Xuất phát từ nhu cầu về quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
thực tế, trên địa bàn huyện đã có một vài hộ gia đình, cá nhân đăng ký nhận thầu
với cơ sở địa phương cấp xã để tổ chức thu gom rác đồng thời góp phần tạo công
ăn việc làm, thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên việc thu gom rác theo hình thức
này còn rất nhiều hạn chế và chưa thực sự giải quyết được bài toán từ quản lý
chất thải rắn sinh hoạt đang đặt ra, đặc biệt trong khâu xử lý cũng như chưa có định
hướng lâu dài. Trên tinh thần các chính sách của Nhà nước khuyến khích các hoạt
động xã hội hoá trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng như phương diện quản lý
nhà nước nói chung, đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường nói riêng, nghiên cứu đề tài:
“Xây dựng mô hình Hợp tác xã Môi trƣờng quản lý, thu gom và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” có tính phù hợp cao
sẽ góp phần đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, huy động sức mạnh
và ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường sống đồng thời tạo công ăn việc
HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

1


làm ổn định cho các thành viên tham gia.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xây dựng mô hình quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An theo định hướng mô hình kinh tế Hợp tác xã
phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của địa bàn huyện Anh Sơn,
góp phần giải quyết các tồn tại trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa
phương.
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu cơ bản của Hợp tác xã Môi trường quản lý,
thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

giúp cho Sáng lập viên nhanh chóng tiếp cận mô hình làm cơ sở triển khai áp dụng
mô hình.
III. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu
Cách thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn theo
hướng xây dựng mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
- Đề tài nghiên cứu không đi chuyên sâu vào công nghệ xử lý chất thải được
áp dụng mà nghiên cứu việc sử dụng cách thức quản lý phù hợp để vận dụng các
công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong điều kiện thực tế tại huyện Anh Sơn,
tỉnh Nghệ An.
3. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng mô hình Hợp tác xã Môi trường
quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh
Nghệ An.
- Xây dựng mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

2


thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
- Xây dựng cơ sở tính toán khi thực hiện “mô hình Hợp tác xã Môi trường
quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn” làm
căn cứ đánh giá tính hiệu quả kinh tế của mô hình.

- Định hướng giai đoạn và cách thức áp dụng mô hình Hợp tác xã Môi
trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn,
tỉnh Nghệ An.

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

3


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Chất thải rắn
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải
rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
1.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ
gia đình, nơi công cộng.
1.1.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là các hoạt động quy hoạch, đầu tư xây dựng,
phân loại, thu gom, lữu giữ vận chuyển tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại của chất thải rắn sinh
hoạt đối với môi trường và sức khỏe con người.
1.1.4. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh
Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các
yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
1.1.5. Hệ số phát thải chất thải rắn sinh hoạt
Hệ số phát thải chất thải rắn sinh hoạt là lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh tính bình quân/người/ngày, thường tính theo đơn vị kg/người/ngày.

1.1.6. Hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do
ít nhất bảy (07) thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản
lý hợp tác xã [1]
1.1.7. Giá dự toán dịch vụ công ích đô thị
Giá dự toán dịch vụ công ích đô thị là chi phí xã hội cần thiết dự tính để hoàn
HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

4


thành một phần hoặc toàn bộ khối lượng sản phẩm dịch vụ theo qui trình kỹ thuật
đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở để thương thảo, xem xét, quyết
định giá dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao
kế hoạch cho tổ chức, cá nhân thực hiện các dịch vụ công ích đô thị [2]
1.1.8. Phí vệ sinh môi trƣờng
Phí vệ sinh môi trường là khoản phí bắt buộc theo quy định phải nộp hàng
tháng của các tổ chức, cá nhân được cung ứng dịch vụ vệ sinh, xả thải hoặc có hoạt
động làm phát sinh chất thải rắn trên địa bàn quản lý hành chính cụ thể.
1.1.9. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng
Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là việc huy động các nhân tố thị
trường và cộng đồng dân cư vào các mặt hoạt động trong lĩnh vực môi trường góp
phần thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện đề tài
1.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội huyện Anh Sơn
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên[3]
1.2.1.1.1. Vị trí địa lý

Anh Sơn là huyện trung du miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có
tọa độ địa lý từ 104055’ đến 105015’ kinh độ Đông, 18046’ đến 19010’ vĩ độ Bắc.
Địa giới hành chính của huyện được xác định:
- Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ và huyện Quỳ Hợp;
- Phía Nam giáp huyện Thanh Chương;
- Phía Đông giáp huyện Đô Lương;
- Phía Tây giáp huyện Con Cuông và Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào.
- Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện năm 2012 là 60.323,27 ha với 21 đơn vị
hành chính cấp xã gồm 01 thị trấn và 20 xã.
Huyện Anh Sơn cách thành phố Vinh khoảng 100 km về phía Tây Bắc, trên
địa bàn huyện có 02 tuyến đường giao thông chính là Quốc lộ 7A và đường mòn Hồ
Chí Minh nối liền các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ. Hệ thống giao

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

5


Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
thông đường thủy bao gồm: Sông Lam (là sông lớn nhất trên địa bàn chảy qua 17 xã
của huyện Anh Sơn với tổng chiều dài là 47 km); sông Giăng (tổng chiều dài chảy
HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

6


qua địa bàn huyện là 20 km) và sông Con (tổng chiều dài qua địa bàn huyện là 20
km) đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho huyện trong việc mở rộng giao lưu phát

triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
1.2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Anh Sơn có diện tích 603,23 Km2, địa hình của huyện Anh Sơn mang
đặc trưng của kiểu địa hình trung du miền núi thấp, đồi núi có xen kẽ với đồng bằng
nhỏ hẹp. Địa hình bị chia cắt bởi ba con sông lớn (sông Lam, sông Con và sông
Giăng) và các khe suối. Có thể chia địa hình của huyện Anh Sơn thành 3 dạng chính:
Dạng địa hình đồng bằng ven sông, dạng địa hình đồi và dạng địa hình núi thấp.
- Dạng đồng bằng ven sông: Chủ yếu nằm dọc hai bên sông Lam ở độ cao
30 - 40m; đặc trưng kiểu địa hình này ở các xã: Tam Sơn, Thạch Sơn, Vĩnh Sơn,
Long Sơn, chiếm khoảng 18% tổng diện tích tự nhiên, có khoảng 30% loại đất này
bị ngập lụt hàng năm (bãi bồi ven sông), còn lại là ít hoặc không bị ngập lụt.
- Dạng địa hình đồi: Phần lớn ở độ cao từ 100 - 200 m, chủ yếu là dạng đồi
lượn sóng, độ dốc không lớn từ 8 - 150. Đây là dạng địa hình có diện tích lớn nhất,
chiếm khoảng 56% tổng diện tích tự nhiên, có ở hầu hết các xã, nhưng tập trung
nhiều ở phía Nam và phía Tây của huyện; đặc trưng kiểu địa hình này ở các xã: Cao
Sơn, Khai Sơn, Tường Sơn.
- Dạng địa hình núi thấp: Chủ yếu ở dạng núi thấp 300 - 500 m, chiếm
khoảng 26% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Bắc và phía Tây Nam của huyện
Anh Sơn; đặc trưng kiểu địa hình này ở các xã: Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn,
Đỉnh Sơn và xã Phúc Sơn. Trong đó, những đỉnh cao nhất ở xã Thành Sơn là 400 m,
xã Phúc Sơn cao nhất là đỉnh Cao Vều 1.200 m.
1.2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Huyện Anh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang những
đặc điểm riêng của khí hậu khu vực miền Trung. Khí hậu được chia làm 02 mùa rõ
rệt: Mùa mưa, nóng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mùa lạnh từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau:

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường


7


a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm: 23,60C
- Nhiệt độ không khí cao nhất: 40 - 420C. (tháng 6, tháng 7)
- Nhiệt độ không khí thấp nhất: 4 - 60C. (tháng 12, tháng 1)
b. Độ ẩm không khí
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: 55%
- Độ ẩm không khí tháng lớn nhất (tháng 3): 95%
- Độ ẩm không khí tháng thấp nhất (tháng 7): 25%
c. Lượng nước bốc hơi
- Tổng lượng bốc hơi trung bình hàng năm là: 1.000 - 1.100 mm.
- Lượng bốc hơi tháng lớn nhất là : 172,2 mm (tháng 7)
- Lượng bốc hơi tháng nhỏ nhất là : 28,8 mm (tháng 2)
d. Lượng mưa
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.870 mm
- Lượng mưa năm lớn nhất:

3.500 mm

- Lượng mưa năm nhỏ nhất:

1.105 mm.

Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, lượng mưa lớn thường tập
trung vào tháng 8 và tháng 9 chiếm 75% - 80% lượng mưa cả năm; Tháng có lượng
mưa ít là tháng 2, tháng 3, tháng 7.
e. Nắng
Số giờ nắng trong năm: 1.668 giờ. Các tháng nắng nhiều là: tháng 5, tháng 6,

tháng 7, bình quân tới 7 đến 8 giờ/ngày. Tháng ít nắng nhất là tháng 2 bình quân có
1,6 giờ/ngày và thường có mưa phùn.
f. Gió
Hàng năm trên địa bàn huyện có 2 hướng gió chính:
- Gió Tây - Nam (gió Lào): Bắt đầu từ tháng 4 kết thúc vào tháng 8. Tập
trung cao nhất vào tháng 5, tháng 6. Đây là loại gió đặc trưng ở huyện Anh Sơn nói
riêng và khu vực Bắc miền Trung nước ta nói chung với độ ẩm thấp, khô nóng.

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

8


- Gió Đông - Bắc: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gây mưa phùn và rét,
thỉnh thoảng có xuất hiện sương mù và sương muối.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời
tiết cực đoan như bão thường xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9 hàng năm đặc biệt
gây lũ lụt nặng tại một số địa bàn xã giáp sông.
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội [3]
1.2.1.2.1. Đơn vị hành chính và đặc trƣng kinh tế
* Đơn vị hành chính
Huyện Anh Sơn là huyện trung du miền núi thuộc tỉnh Nghệ An, gồm 21 đơn
vị hành chính cấp xã, gồm: 01 thị trấn (Thị trấn Anh Sơn); 04 xã miền núi cao

(gồm các xã: Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn và Tam Sơn); 16 xã miền núi
thấp (gồm các xã: Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Hùng Sơn, Tường Sơn, Đức Sơn, Hội
Sơn, Hoa Sơn, Thạch Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn, Khai Sơn, Cao Sơn, Tào Sơn,
Vĩnh Sơn, Lĩnh Sơn và Lạng Sơn).
* Giá trị tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế huyện Anh Sơn liên tiếp tăng trưởng:
- Giá trị sản xuất (theo giá cố định 94) năm 2000 đạt 454.891 triệu đồng;
năm 2005 đạt 866.892 triệu; năm 2010 đạt 1.542.715 triệu đồng
- Giá trị tăng thêm (theo giá hiện hành) năm 2000 là 303.327 triệu; năm 2005
đạt 412.914 triệu; năm 2010 đạt 868.321 tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn
2001 - 2005 là 13,23%, giai đoạn 2006 - 2010 là 19,36%
* Thu nhập bình quân đầu người: 19,418 triệu đồng/người/năm
* Cơ cấu kinh tế
Tỉ trọng các nghành năm 2010 là:
+ Ngành nông-lâm-ngư nghiệp là 50,98%
+ Ngành công nghiệp xây dựng là 24,57%
+ Ngành dịch vụ là 24,45%
* Định hướng phát triển kinh tế, xã hội năm 2020
HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

9


- Chỉ tiêu kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm: 13,0 - 14,0% năm;
+ Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng: 36,0 - 37,0%; Nông nghiệp: 32 34%; Thương mại - dịch vụ: 30 - 31%;
- Văn hoá - xã hội:
+ Phấn đấu không có hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn: 5 - 6%;
+ Tốc độ tăng dân số dưới 0,7%;
+ Tạo việc làm hàng năm: 2.000 người;
+ Tỷ lệ đô thị hoá 10 - 12%;
+ Tỷ lệ đơn vị đạt chuẩn văn hoá: 75%;
+ Tỷ lệ thu gom rác thải đô thị: 90%.
- Định hướng phát triển kinh tế vùng: 06 vùng phát triển kinh tế trọng điểm

của huyện Anh Sơn
+ Vùng thị trấn Anh Sơn gắn với các xã Hội Sơn, Phúc Sơn: Phát triển đô thị
mới có công thương nghiệp phát triển toàn diện gắn với vành đai công nghiệp xung
quanh đô thị. Các ngành chủ yếu: May mặc, cơ khí, các dịch vụ thương mại.
+ Vùng Đỉnh Sơn, Cẩm sơn: Tập trung phát triển công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng, đường, chè búp khô... và các dịch vụ thương mại.
+ Vùng Khai sơn: Quy hoạch xây dựng thị trấn Tri lễ phát triển mạnh công
nghiệp đa ngành; Xây dựng khu công nghiệp 200 ha.
+ Vùng nguyên liệu mía gồm các xã: Thọ Sơn, Bình Sơn, Thành Sơn, Hoa
Sơn, Hội Sơn.
+ Vùng trồng cây nguyên liệu chè gồm các xã: Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Hùng
Sơn, Đức Sơn, Bình Sơn, Lạng Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn, Khai Sơn.
+ Vùng nguyện liệu cao su xã Phúc sơn.
1.2.1.2.2. Dân số, cơ cấu dân số
Dân số huyện Anh Sơn tính đến ngày 01/01/2013:
Dân số Huyện Anh Sơn năm 2013 là 102.604 người đứng thứ 12 trong 20

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

10


huyện, thị, thành của tỉnh Nghệ An. Dân số chủ yếu là dân tộc kinh với 94.703
người chiếm 92,3% tổng dân số; Đồng bào dân tộc là 7.901 người với 1.665 hộ.
Dân số chủ yếu sống ở khu vực nông thôn với 947.580 người chiếm 95,1% tổng dân
số (dân số đô thị là 5.024 người)
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,9 %o. Số người trong độ tuổi lao động có
khả năng lao động: 62.277 người chiếm 60,7%, trong đó: Số người có việc làm
52.264 người chiếm 83,4%; Số người thất nghiệp: 10.013 người;

Về phân bố dân cư: Dân số bình quân là 102.604 người, phân bố trên địa bàn
21 xã, thị trấn (gồm thị trấn Anh Sơn và 19 xã) trong đó có 3 xã thuộc diện xã miền
núi khó khăn, tập trung dân tộc thiểu số của toàn huyện là xã Bình Sơn, xã Thành
Sơn và xã Tam Sơn. Mật độ dân số trung bình toàn huyện 170 người/km2, trong đó
mật độ dân số thấp nhất (tại xã Phúc Sơn) là 50 người/km2, mật độ dân số cao nhất
(tại thị trấn Anh Sơn) 1955 người/km2
1.2.1.2.3. Phong tục, nếp sống và mức độ đô thị hóa
Thị trấn Anh Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của huyện,
diện tích tự nhiên 2,59 ha chiếm 0,04% diện tích tự nhiên toàn huyện. Dân số thị trấn
Anh Sơn năm 2013 có 5.024 người. Thị trấn là nơi tập trung các cơ quan hành chính,
kinh tế, các công trình phúc lợi công cộng chính của huyện. Tuy nhiên, xét về cơ sở
hạ tầng và sự phát triển chung so với các thị trấn của các huyện, thị xã trong khu vực
tỉnh Nghệ An thì thị trấn Anh Sơn còn nhiều hạn chế, mức độ phát triển chỉ xếp vào
hạng trung bình. Mặt khác, tại thị trấn Anh Sơn đã hình thành 10 khối dân cư đô thị,
tuy nhiên tồn tại sự phát triển không đều, lối sống đô thị và nếp sống hiện đại phần
lớn tập trung tại các cụm, khối dân cư gần các điểm trung tâm dọc đường Quốc lộ 7
gần các cơ quan hành chính, chợ, trường học,... Phong tục, nếp sống các khối dân cư
còn lại có tính tương đồng với dân cư khu vực nông thôn gắn với hoạt động sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu.
Xét chung tại địa bàn 20 xã còn lại, phong tục, nếp sống tại khu vực nông thôn
huyện Anh Sơn mang đặc trưng chung của phong tục, nếp sống nông thôn Việt Nam

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

11


gắn với các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt văn hoá cộng đồng dân cư làng xã,
thôn bản, đang từng bước hạn chế, loại bỏ các tập tục hủ tục tiêu cực hướng tới việc

xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, duy trì và bảo tồn những tập quán, lễ hội
lành mạnh. Người dân khu vực nông thôn sống thân thiện, hoà đồng, có tinh thần
đoàn kết gắn bó cộng đồng.
Mức độ đô thị hóa tại khu vực nông thôn huyện Anh Sơn thể hiện thông qua
những thay đổi căn bản như: cơ sở hạ tầng được nâng cấp, cải tạo, tạo tiền đề cho
những chuyển biến tích cực về kinh tế, xã hội; quá trình chuyển dịch cơ cấu tăng tỷ
trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tạo những bước đổi mới trong đời
sống nhân dân, thu hút, giải quyết việc làm, khả năng được tiếp cận, thụ hưởng các
dịch vụ đô thị mở rộng; hình thành nhiều cụm dân cư tập trung mật độ cao, phát triển
kinh tế có định hướng như khu vực quy hoạch thị tứ Cây Chanh tại xã Đỉnh Sơn, thị
tứ Tri Lễ tại xã Khai Sơn, thị tứ Cầu Trù tại xã Lĩnh Sơn, ...
Nhìn chung về phong tục, nếp sống của người dân tại huyện Anh Sơn, tỉnh
Nghệ An vẫn đang trong thời kỳ giao thoa giữa nếp sống nông thôn-nông nghiệp gắn
với văn hoá sinh hoạt làng xã xưa và nếp sống chịu sự ảnh hưởng của mức độ đô thị
hoá ngày càng tăng. Xét trên góc độ quản lý môi trường cho thấy phong tục, nếp sống
và tốc độ đô thị hóa có nhiều ảnh hưởng đến cách ứng xử của người dân đối với các
hoạt động bảo vệ môi trường vì vậy để thực hiện tốt các mục tiêu trong công tác này
cần có sự nghiên cứu, đánh giá cụ thể từng khu vực dân cư làm cơ sở xây dựng các
phương án quản lý môi trường tương thích.
1.2.1.3. Đánh giá chung các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động đến
hoạt động bảo vệ môi trƣờng
1.2.1.3.1. Thuận lợi
- Qũy đất có khả năng đảm bảo được nhu cầu về quy hoạch các khu vực xử
lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn sinh hoạt nói riêng cho khu vực huyện hiện
tại và tương lai.
- Lợi thế về mặt địa hình khi có các con sông lớn chảy qua chính là tạo điều

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường


12


kiện tiếp nhận cho hệ thống xử lý nước thải, giảm được khả năng ô nhiễm cục bộ.
- Về điều kiện khí hậu thời tiết mang đặc trưng của kiểu khí hậu nhiệt đới gió
mùa là một thuận lợi cho người quản lý trong việc lựa chọn đa dạng các phương
pháp xử lý chất thải rắn hiện đang được áp dụng ở nước ta đồng thời có lợi thế khi
tiếp cận những kinh nghiệm trong quá trình áp dụng các phương pháp, công nghệ
xử lý này.
- Điều kiện về kinh tế, văn hóa và xã hội tại huyện Anh Sơn cho thấy, đây
vẫn là một huyện miền núi, có sự phát triển rõ nét qua từng năm, có nhiều tiềm lực
cho sự phát triển đồng thời vấn đề ô nhiễm môi trường chưa trở nên nghiêm trọng.
Đây là một thuận lợi quan trọng, giúp các nhà quản lý có cơ sở xây dựng những kế
hoạch, phương án nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế “thân thiện” với môi trường
ngay từ bây giờ.
- Tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 50,98% trong cơ cấu kinh tế
cho thấy nhu cầu cao về phân bón cho cây trồng, đây là một điều kiện tốt nếu kết
hợp sử dụng phân compost (sản phẩm từ rác thải hữu cơ) trong sản xuất tạo thị
trường cho nhóm sản phẩm này cũng như động lực cho phát triển dịch vụ môi
trường đi kèm.
- Trên cơ sở cơ cấu kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người cho thấy
khả năng thu hút nguồn lao động tham gia vào một số dịch vụ môi trường như: thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt....góp phần tăng thu nhập cho người lao
động đặc biệt đối với nguồn nhân lực từ hoạt động nông nghiệp tiềm năng lớn.
- Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thể hiện sự quan tâm của cấp
chính quyền đối với công tác bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho các hoạt động
trong công tác bảo vệ môi trường nói chung, hoạt động xử lý chất thải rắn nói riêng
được triển khai.
1.2.1.3.2. Khó khăn và thách thức
- Diện tích địa hình dạng đồi, núi chiếm 82% diện tích tự nhiên, mặt khác địa

hình của huyện Anh Sơn bị chia cắt nhiều, thường xuyên chịu ảnh hưởng bất lợi của

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

13


điều kiện tự nhiên (đặc biệt là lũ) gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất, sinh
hoạt của người dân cũng như các hoạt động quản lý môi trường.
- Điều kiện khí hậu tại huyện Anh Sơn mang những nét đặc trưng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý môi
trường tại địa bàn này cần quan tâm đến sự tương tác giữa các điều kiện thời tiết
theo mùa với các phương thức xử lý chất thải, đặc biệt phải tính đến các hiện tượng
thời tiết cực đoan như bão, lũ, hạn hán,.... để các phương án phòng ngừa và ứng phó
nhằm hạn chế tối đa các sự cố môi trường.
- Năng lực tiếp cận các công nghệ xử lý môi trường, khả năng đáp ứng về kết
cấu hạ tầng phục vụ việc quản lý, xử lý chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt nói chung
còn nhiều hạn chế.
- Mật độ dân cư thấp cùng với các nhu cầu dịch vụ chiếm tỉ trọng còn thấp do
đời sống của nhân dân còn khó khăn, có ít cơ hội phát triển các dịch vụ về môi trường
do đó không thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia trong hoạt động này.
- Bên cạnh đó là lối sống đô thị hóa đang ảnh hưởng, làm thay đổi nhiều thói
quen, nếp sống vốn mang đậm nét lối sống nông thôn miền núi. Lối sống đô thị hóa
có cả tính tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển chung, do đó đặt ra những thách
thức về quản lý, yêu cầu cần có sự cân nhắc và điều chỉnh phù hợp để hướng người
dân xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh lành mạnh đối với môi trường.
Việc nắm bắt được những đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa
và xã hội, đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và những thách thức là cơ sở lý luận
quan trọng cho việc hoạch định, xây dựng mô hình quản lý nói chung và lĩnh vực

môi trường cụ thể nói riêng phù hợp thực tiễn.
1.2.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Anh Sơn
1.2.2.1. Phƣơng thức quản lý
Trên địa bàn huyện Anh Sơn đến nay chưa có tổng hợp điều tra đánh giá
thống kê chính thức về số lượng chất thải rắn sinh hoạt do đó việc quản lý có nhiều

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

14


hạn chế. Trên cơ sở thực tế cho thấy, việc thực hiện công tác quản lý ở cấp địa
phương phần lớn dựa vào một số phong trào do các tổ chức chính trị xã hội hoặc tổ
chức xã hội tại địa phương như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên phát
động các chương trình vệ sinh môi trường. Tuy đây là những phong trào có tính
quần chúng, sát thực nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả cao và thiếu tính bền vững do
nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến các vấn đề về tổ chức và tài chính cho các
hoạt động này.
Tại khu vực đô thị là địa bàn thị trấn Anh Sơn đã có hình thức đấu thầu cho
một số hộ dân tham gia hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt, tiến hành thu
gom tại địa bàn 3 khối dân trên tổng số 10 khối dân thuộc thị trấn Anh Sơn. Đây là
hình thức thể hiện sự đang dạ trong cách thức quản lý và tạm thời giải quyết được
nhu cầu thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn 3 khối dân với khoảng 1.200 hộ
dân là các khối dân tập trung khu vực đô thị trung tâm, ước tính tỉ lệ thu gom tập
trung xét trên toàn địa bàn thị trấn Anh Sơn đạt khoảng 24%. Tuy nhiên hình thức
này đang bộc lộ nhiều hạn chế do mang tính tự phát, chưa có định hướng, cụ thể
như quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện chưa hoàn thiện, chưa có hoạch
định lâu dài, chưa có chế độ tài chính phù hợp.v.v., đặc biệt việc tập kết rác tại bãi

ngay trong khu vực nội thị nhưng không được xử lý hoặc xử lý không có quy trình,
quy định cụ thể, hiện đã và đang phát sinh nhiều vấn đề về môi trường cục bộ ngay
tại điểm tập kết do không đạt yêu cầu vệ sinh môi trường. Đánh giá sơ bộ trên cơ sở
môi trường nền và khả năng xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo phương thức hiện tại,
khả năng tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn khoảng 60% so với
tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực này.
Tại khu vực nông thôn, chất thải rắn sinh hoạt đang có chiều hướng gia tăng
và đa dạng về thành phần cùng với mức độ đô thị hoá tăng trong các năm trở lại đây.
Mặt khác, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu thông qua các hoạt động
cộng đồng như vệ sinh đường làng ngõ xóm, phong trào dọn vệ sinh hàng tháng của
các đoàn, hội, tổ chức chính trị xã hội cấp xã không thể giải quyết được hết nhu cầu

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

15


thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đồng thời với việc xử lý thô sơ chất thải rắn
sinh hoạt bằng cách chôn, đốt đồng loạt đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ môi trường do
không kiểm soát được các chất độc hại sơ cấp và thứ cấp có thể phát sinh theo đó.
Tuy nhiên, trên cơ sở môi trường nền và khả năng xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo
phương thức hiện tại có thể đánh giá sơ bộ khả năng tồn đọng đối với nguồn chất
thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn là khoảng 50% so với tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực này.
Đối với nguồn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các bệnh viện, trạm xã
hiện đã được thu gom tập trung và thực hiện đốt tại lò đốt chuyên dụng đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn môi trường. Đây là hưởng lợi từ dự án xử lý chất thải y tế trên địa
bàn huyện Anh Sơn từ năm 2010.
Đánh giá tổng thể cho thấy phương thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại

huyện Anh Sơn nhìn chung hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, chưa
có hệ thống và cách thức phù hợp với nhu cầu thực tế, khả năng tồn đọng chất thải
rắn sinh hoạt khoảng 55% so với tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu
vực nông thôn và thị trấn Anh Sơn. Riêng nhu cầu xử lý đối với chất thải rắn sinh
hoạt tại các bệnh viện, trạm xã trên địa bàn về cơ bản đã được giải quyết, điều này
góp phần giảm được áp lực do lẫn tạp chất thải y tế và chất thải rắn sinh hoạt khi tổ
chức thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
1.2.2.2. Điều kiện quy hoạch và cơ sở hạ tầng quản lý
1.2.2.2.1. Quy hoạch
Căn cứ nguồn số liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011 - 2015) của huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An và phân bổ
quy hoạch tại địa bàn 21 xã, thị trấn và nguồn số liệu điều tra thực trạng quy hoạch
sử dụng đất thuộc huyện Anh Sơn,
Việc phân bổ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho mục đích làm bãi tập kết,
xử lý chất thải (trong đó chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt) và hiện trạng khu vực
quy hoạch được thể hiện tại Bảng 1.1.Tổng hợp thông tin hiện trạng quy hoạch bãi

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

16


tập kết, xử lý chất thải trên địa bàn huyện Anh Sơn
Trên cơ sở thông tin tổng hợp tại Bảng 1.1 về quy hoạch, hiện trạng thực
hiện quy hoạch sử dụng đất liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn huyện Anh Sơn cho thấy về cơ bản đã có tiền đề về quy hoạch thuận lợi,
có 100% địa bàn cấp xã thuộc huyện Anh Sơn đã có phân bổ quy hoạch sử dụng đất
vào mục đích làm bãi tập kết và xử lý chất thải rắn sinh hoạt với tổng diện tích quy
hoạch 6,41 ha. Tuy nhiên, diện tích được xây dựng, thiết kế chi tiết được phê duyệt

đưa vào sử dụng đúng mục đích này mới chỉ đạt 1/26 vùng quy hoạch với 7,3 ha
(đạt 11,4% trên tổng diện tích quy hoạch) là rất thấp. Phần diện tích còn lại đang để
hoang hóa, hoặc tập kết rác thải bừa bãi không được quản lý gây lãng phí quỹ đất và
tạo điều kiện cho các nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu gặp các điều kiện bất lợi của
thời tiết.

HV. Trương Thị Trà My – Lớp 2012BQLMT-VH
Chuyên ngành Quản lý môi trường

17


×