Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nét đẹp trong lễ tết xíp xí của người thái trắng ở tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.94 KB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NÉT ĐẸP TRONG LỄ TẾT XÍP XÍ
CỦA NGƢỜI THÁI TRẮNG Ở TỈNH SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xh2b

Sơn La, tháng 05 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NÉT ĐẸP TRONG LỄ TẾT XÍP XÍ
CỦA NGƢỜI THÁI TRẮNG Ở TỈNH SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xh2b

Sinh viên thực hiện: Lò Văn Út
Lò Thị Văn
Trần Lệ Giang
Lò Văn Quyển
Chá A Khá

Giới tính: Nam
Giới tính: Nữ


Giới tính: Nữ
Giới tính: Nam

Dân tộc: Thái
Dân tộc: Thái
Dân tộc: Kinh
Dân tộc: Thái

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Mông

Lớp: K55 ĐHGD Chính trị B
Năm thứ 3/ Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Giáo dục chính trị

Khoa: Lý luận chính trị

Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Lò Văn Út
Người hướng dẫn: ThS. Đinh Thế Thanh Tú
Sơn La, tháng 05 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
khoa Lý Luận Chính Trị và các Phòng ban nhà trường đã tạo điều kiện động viên,
giúp đỡ, cung cấp những thông tin cần thiết về đề tài trong quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em xin chân thành cảm ơn ThS. Đinh Thế
Thanh Tú – Giảng viên hướng dẫn đề tài, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ đạo và
đóng góp nhiều bổ ích cho đề tài hoàn thành có chất lượng và hoàn thành đúng tiến độ.

Trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, chúng em đã được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cô, chú cán bộ Thư viện tỉnh Sơn La, Ban dân tộc tỉnh Sơn La, sở văn
hóa Huyện Quỳnh Nhai đã cung cấp tài liệu, tư liệu để chúng em có được những tư
liệu, tài liệu cần thiết khi thực hiện đề tài này.
Trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu cùng khả năng
nắm bắt tình hình của từng cá nhân còn hạn chế, nên thiếu sót trong đề tài là không
thể tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong được sự ủng hộ, chỉ bảo và đóng góp ý kiến của
Nhà Trường, các thầy cô và các bạn sinh viên cho đề tài của chúng em thêm hoàn
thiện và dầy đủ hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5, năm 2017
Nhóm tác giả
Lò Văn Út
Trần Lệ Giang
Chá A Khá
Lò Thị Văn
Lò Văn Quyển


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ......................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ....................................................................................4
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..........................................................4
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................5
7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................5
Chƣơng 1: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA NGƢỜI THÁI TRẮNG Ở SƠN LA ......6
1.1. Lý luận chung về văn hóa ..........................................................................................6

1.1.1. Khái niệm văn hóa .................................................................................................6
1.1.1.1. Quan niệm về văn hóa của các nhà nghiên cứu nước ngoài ...............................6
1.1.1.2. Quan niệm về văn hóa của các nhà nghiên cứu Việt Nam .................................6
1.1.1.3. Định nghĩa văn hóa của UNESCO ......................................................................7
1.1.2. Khái niệm giá trị văn hóa .......................................................................................8
1.1.2.1. Giá trị ...................................................................................................................8
1.1.2.2. Giá trị văn hóa....................................................................................................10
1.1.2.3. Văn hoá truyền thống ........................................................................................11
1.2. Đặc điểm người Thái ở Việt Nam ...........................................................................13
1.2.1. Nguồn gốc người Thái ở Việt Nam ......................................................................13
1.2.2. Dân số, địa bàn cư trú và các nhóm người thái ...................................................14
1.2.2.1. Dân số, địa bàn cư trú ........................................................................................14
1.2.2.2. Các nhóm người Thái ........................................................................................15
1.3. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở Sơn La ....................................................................16
1.3.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................16
1.3.1.1. Vị trí địa lí ..........................................................................................................16
1.3.1.2. Địa hình, khí hậu Sơn La ..................................................................................17
1.3.1.3. Đất đai, sông ngòi ..............................................................................................18
1.3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên .....................................................................................18
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................21
1.3.2.1. Điều kiện về kinh tế ...........................................................................................21


1.3.2.2. Đặc điểm về xã hội ............................................................................................22
1.3.3. Tìm hiểu về đồng bào dân tộc Thái Trắng ở tỉnh Sơn La. ...................................23
1.3.3.1. Về nguồn gốc và đặc điểm của người Thái Trắng ............................................23
Tiểu kết chương 1 ...........................................................................................................26
Chƣơng 2: TẾT XÍP XÍ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TRẮNG TỈNH SƠN
LA ...................................................................................................................................27
2.1. Văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái Trắng ........................................27

2.1.1. Phong tục tập quán................................................................................................27
2.1.2. Cấu trúc của xã hội ...............................................................................................29
2.1.2.1. Trong gia đình....................................................................................................29
2.1.2.2. Trong xã hội .......................................................................................................30
2.1.2.3. Hệ thống tín ngưỡng .........................................................................................30
2.1.2.4. Về văn học nghệ thuật .......................................................................................31
2.2. Tết Xíp xí của đồng bào dân tộc Thái Trắng ở Tỉnh Sơn La ..................................31
2.2.1. Nguồn gốc xuất xứ và mục đích của tục làm Tết Xíp xí .....................................31
2.2.1.1. Mục đích của tục làmTết Xíp xí .......................................................................31
2.2.1.2. Nguồn gốc xuất xứ của Tết Xíp xí ....................................................................31
2.2.2. Tết Xíp xí trong đời sống văn hóa của đồng báo Thái Trắng ở Sơn La .............32
2.2.2.1. Ý nghĩa Tết Xíp xí trong đời sống văn hóa ................................................32
2.2.2.2. Quá trình chuẩn bị cho Tết Xíp xí. ....................................................................33
2.2.3. Tính thiêng liêng trong Tết Xíp xí .......................................................................38
2.2.4. Ý nghĩa củaTết Xíp xí ..........................................................................................39
2.3. Thực trạng và tính chất Tết Xíp xí của đồng bào dân tộc Thái Trắng ..........................40
2.3.1. Thực trạng Tết Xíp xí của đồng bào dân tộc Thái Trắng.....................................40
2.3.2. Tính chất Tết Xíp xí của đồng bào dân tộc Thái Trắng .......................................42
2.4. Những biện pháp giữ gìn Tết Xíp xí của đồng bào dân tộc Thái Trắng .......................43
2.4.1. Trong quản lí .........................................................................................................43
2.4.2. Trong tuyên truyền giáo dục.................................................................................47
Tiểu kết chương 2 ...........................................................................................................51
C. KẾT LUẬN ...............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xã hội. Con

người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ
văn hóa. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản
sắc dân tộc thể hiện trong hệ giá trị của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng
cho sự lựa chọn trong hành động của con người. Những giá trị văn hóa là thước đo
trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc “Một dân tộc thiểu số văn hóa
chưa phải là một dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân
tộc thì nền văn hóa ấy không có sức sống thật sự của nó” [34, tr.16].
Việt Nam là một quốc gia đa thành phần dân tộc được phân bố ở các vùng, miền
của tổ quốc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc
dân tộc Việt Nam. Do đặc điểm về điều kiện địa lí, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố
ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên các vùng văn hóa khác nhau, từ đó văn hóa
của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt và mang tính chất đặc thù. Mỗi dân tộc
có những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa riêng có, độc đáo
của mình.
Dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông thứ 3 trong 53 dân tộc ở nước ta. Cũng
như mọi dân tộc khác, người Thái đã sớm hình thành một nền văn hóa mang màu sắc
riêng và hết sức đặc sắc. Trong đó phải kể đến văn hóa truyền thống của đồng bào
dân tộc Thái Trắng ở Sơn La.
Hiện nay do cơ chế chính sách mở cửa của nhà nước ta, việc giao lưu những nét
văn hóa giữa các nước với nhau đã và đang trở thành một xu thế tất yếu. Bên cạnh
những mặt tích cực là làm giàu hay làm phong phú thêm cho nền văn hóa của dân tộc ta
thì sự tác động của nền văn hóa bên ngoài vào nền văn hóa dân tộc sẽ nảy sinh những
thời cơ và thách thức mới, những thuận lợi và khó khăn mà hệ quả là không những tác
động đến nền văn hóa dân tộc mà còn tác động đến sự phát triển tương Lai của đất nước.
Vì vậy, trong quá trình hội nhập chúng ta phải biết tiếp thu và phát huy những mặt tích
cực, nhận biết và ngăn chặn đẩy lùi những mặt tiêu cực của nền văn hóa bên ngoài.
Chính vì thế, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được coi là
nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

1



Văn hóa không phải giá trị cố định, bất biến mà văn hóa luôn luôn phát triển.
Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội và tồn tại dưới các
hình thức như: các công trình kiến trúc, vật dụng, ẩm thực, ngôn ngữ, tập quán, âm
nhạc, tôn giáo… Bản sắc văn hóa dân tộc là sắc thái gốc, là những đường nét, màu
sắc riêng biệt không thể trộn lẫn của một nền văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc
làm nên cốt lõi vững chắc giúp cho nên văn hóa luôn giữ được tính duy nhất, tính
nhất quán trong quá trình phát triển. Mỗi cá nhân với tư cách là một chủ thể sáng
tạo văn hóa luôn thống nhất cái riêng của bản thân mình và cái chung của dân tộc.
Vì vậy, bản sắc văn hóa dân tộc luôn chứa đựng cả tính nhân loại, cả tính khu vực
và tính dân tộc.
Thực trạng về giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
có những mặt tích cực được thể hiện ở ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Nhiều nét mới trong giá trị vǎn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước
được hình thành. Tính nǎng động và tính tích cực của công dân được phát huy, sở
trường và nǎng lực cá nhân được khuyến khích. Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến
thức mới và có ý chí vươn lên lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và luôn luôn
hướng về cội nguồn, Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế
hiện nay.
Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng, học thuật và thẩm mỹ
của dân tộc. Thông tin đại chúng ngày càng phát huy vai trò trong đời sống tinh thần
xã hội, giao lưu vǎn hóa với nước ngoài từng bước được mở rộng. Vì vậy để giữ gìn
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa là trách nhiệm của
tất cả mọi người của các tổ chức, cá nhân.
Để nhận thức rõ hơn về ý nghĩa nét đẹp trong lễ Tết Xíp xí và tầm quan trọng
trong lễ Tết Xíp xí của người Thái Trắng ở tỉnh Sơn La, nhóm muốn đóng góp một
phần công sức nhỏ bé vào mục tiêu của cả nước nói chung, và tỉnh Sơn La nói riêng,
nhóm chọn vấn đề “Nét đẹp trong lễ Tết Xíp xí của người Thái Trắng ở tỉnh Sơn
La” làm đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến thời điểm hiện tại đã có nhiều đề tài nghiên cứu về giữ gìn và phát huy
văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Cụ thể như:

2


“Nghệ thuật trang phục Thái”, Lê Ngọc Thắng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội,
1990. Nghiên cứu đặc sắc về trang phục của đồng bào dân tộc Thái. Những nét đẹp
trong trang phục áo cóm của đồng bào dân tộc Thái. Sự khác nhau giữa trang phục
của người Thái Đen và Thái Trắng. Đề cập đến giá trị vật chất và giá trị tinh thần
trong nghệ thuật trang phục của người Thái.
“Văn hóa Thái Việt Nam”, Cầm Trọng, Phan Hữu Dật, Nxb Văn hóa Dân tộc,
Hà Nội, 1995. Nghiên cứu về các lễ hội và ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái ở Việt
Nam. Giá trị của nó đối với văn hóa của cả dân tộc Việt Nam.
“Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam”, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội,
1996. Tìm hiểu lịch sử của người Thái gồm Thái Đen và Thái Trắng. Nét đẹp trong
văn hóa của dân tộc Thái.
“Nghiên cứu văn hóa bản dân tộc Thái Đen, trên cơ sở đó đề xuất nội dung,
giải pháp xây dựng mô hình bản văn hóa”, 1999, UBND tỉnh Sơn La. Tác phẩm
cũng đã nêu ra những nét văn hóa đặc trưng, cách thức sinh hoạt của đồng bào
dân tộc Thái Đen.
“Tìm hiểu văn hóa vùng các đân tộc thiểu số”, Lò Giàng Páo, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội, 1997.
Vì Trọng Liên, “Vài nét về người Thái ở Sơn La”, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà
Nội, 2002. Những nét độc đáo và riêng biệt của người Thái ở Sơn La. Sự giống nhau
và khác nhau giữa người Thái ở Sơn La với đồng bào dân tộc Thái trên cả nước.
“Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. Tác phẩm
đã giới thiệu chung về đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là sắc Thái văn hóa truyền
thống của người Thái ở Tây Bắc. Ngoài ra cũng có một số đề tài do sinh viên trường

Đại học Tây Bắc cũng ngiên cứu về văn hóa người Thái:
“Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La hiện nay”, Lò
Minh Thảo, luận văn Thạc sỹ, Hà Nội, 2013. “Vai trò của Đảng đối với việc bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay”,
Lò Thị Mai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Tây Bắc, năm 2012. Đề
tài nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng thông qua những chủ trương, chính sách đúng
đắn, sáng suốt nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn
La trong giai đoạn hiện nay, để khẳng định vai trò của Đảng. “Kế thừa và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La hiện nay”, Lò Thúy Quỳnh, Khóa luận
3


tốt nghiệp, năm 2014. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để thấy được thực
trạng kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn
hiên nay.
Nhìn chung: Các công trình, tác phẩm đều đã đi sâu vào khai thác những đặc
điểm chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa của dân tộc
Thái ở nước ta. Tuy nhiên, tất cả những đề tài nghiên cứu trên đây đều mới chỉ nghiên
cứu về nét đẹp của đồng bào dân tộc Thái ở mức chung chung chưa đi sâu vào từng
mảng cụ thể và cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu về nét đẹp trong văn hóa truyền
thống Tết Xíp xí của người Thái Trắng Sơn La. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài này để đi
sâu vào nghiên cứu cụ thể: „„Nét đẹp trong Tết Xíp xí của người Thái Trắng ở tỉnh
Sơn La‟‟.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lễ Tết Xíp xí của người dân tộc Thái Trắng ở tỉnh Sơn La.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu người Thái Trắng Sơn La.
Do giới hạn về thời gian, không gian nghiên cứu và khả năng thực hiện nên đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu cụ thể: Phù yên, Quỳnh nhai, Mộc châu.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
Phương pháp quan sát.
Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
Phương pháp phân tích.
Phương pháp thu thập, phân tích xử lí tài liệu.
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5.1. Mục tiêu nghiên cứu
Sáng tỏ lý luận của lễ Tết Xíp xí của dân tộc Thái Trắng Sơn La.
Nêu được nét đẹp của lễ Tết Xíp xí của người dân tộc Thái Trắng Sơn La.
Tồn tại và giải pháp để bảo tồn những nét văn hóa của người Thái Trắng Sơn La.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ đạt ra:
Một là, làm rõ một số quan niệm, khái niệm, có liên quan đến đề tài.
4


Hai là, bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La.
Ba là, tìm hiểu điều kiện tự nhiên và xã hội ở Sơn La.
Bốn là, tìm hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc Thái Trắng ở tỉnh Sơn La.
Năm là, tìm hiểu lễ Tết Xíp xí của dân tộc Thái Trắng ở tỉnh Sơn La.
Sáu là, làm rõ vai trò và tính chất Tết Xíp xí của dân tộc Thái Trắng ở tỉnh Sơn La.
Bảy là, đề ra những biện pháp giữ gìn Tết Xíp xí của người Thái Trắng ở tỉnh
Sơn La.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài là tư liệu cần thiết giúp chúng ta hiểu sâu hơn về đời sống văn hóa và thấy
được nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái Trắng ở tỉnh Sơn La.
Đặc biệt, còn thấy rõ được vai trò và tầm quan trọng của lễ Tết Xíp xí của người
Thái Trắng ở Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài sẽ là tư liệu bổ ích cho sinh viên chuyên nghành chính trị tìm hiểu về văn

hóa dân tộc Thái Trắng trong cộng đồng các dân tộc Viêt Nam.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Đặc điểm văn hóa người Thái Trắng ở tỉnh Sơn La
Chương 2: Tết Xíp xí của đồng bào dân tộc Thái Trắng ở tỉnh Sơn La

5


Chƣơng 1
ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA NGƢỜI THÁI TRẮNG Ở SƠN LA
1.1. Lý luận chung về văn hóa
1.1.1. Khái niệm văn hóa
1.1.1.1. Quan niệm về văn hóa của các nhà nghiên cứu nước ngoài
Văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có
văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với
những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn
hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau
về Văn hóa.
Tômatxơ Định nghĩa văn hóa “văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của nhóm
người, các thiết chế, phong tục và phản ứng trong cách phản ứng của họ”; F. Merill “văn
hóa là cách ứng xử mà các thành viên xa hội học được” [51; 21].
Năm 1871, E.B. Tylor đã định nghĩa trong cuốn văn học nguyên thủy
(Primitive Culuture) xuất bản 1871 ở Luân Đôn: „„Văn hóa là một tổng thể phức tạp,
bao gồm tri thức, tín ngưỡng nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những
năng lực cũng như thói quen mà con người đạt được trong xã hội” .[51; 21]
F. Boas định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và
những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người
vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của
họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các

thành viên này với nhau” [51; 21].
Kơlinebecgiơ định nghĩa: “Văn hóa là toàn bộ nếp sống được xác định bằng môi
trường xã hội và thông qua các cá nhân với tư cách là một thành viên của xã hội ấy”.
[51; 21]
Phônxôn định nghĩa nhấn mạnh văn hóa là sản phẩm nhân tạo: “Văn hóa là tất
cả những gì do con người sản xuất ra: công cụ, biểu trưng, thiết chế, hoạt động, các
quan niệm, tín ngưỡng. Đó là những sản pẩm nhân tạo và được truyền đạt từ thế hệ
này qua thế hệ khác. [51; 21]
1.1.1.2. Quan niệm về văn hóa của các nhà nghiên cứu Việt Nam
Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
6


tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và
phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ
Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống
con người. [37; 234 -235].
Phạm Văn Đồng cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng
phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên
quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người
làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo
đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên
ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề khá ng và
sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”.[51; 25].
Theo Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ. Góc độ thứ nhất là góc
độ hẹp, mà ông gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn hóa sẽ là kiến thức
của con người và xã hội. Nhưng ông không mặn mà với cách hiểu này vì hiểu như thế

thì người nông dân cày ruộng giỏi nhưng không biết chữ vẫn bị xem là “không có văn
hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây là tiêu chuẩn kiến thức sách vở. Còn góc nhìn
thứ hai là “góc nhìn dân tộc học”. Với góc nhìn này, văn hóa được xem là toàn bộ
cuộc sống -cả vật chất, xã hội, tinh thần của từng cộng đồng; và văn hóa của từng
cộng đồng tộc người sẽ khác nhau nếu nó được hình thành ở những tộc người khác
nhau trong những môi trường sống khác nhau. Văn hóa sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi
sự kiểm soát của xã hội thông qua gia đình và các tổ chức xã hội, trong đó có tôn
giáo. [51; 27] .
1.1.1.3. Định nghĩa văn hóa của UNESCO
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước
ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO
đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng
và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng: thì “Văn hóa là một phức hệ tổng hợp các đặc trưng diện mạo
về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng
gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ
7


thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”[51; 27 – 28].
Theo nghĩa hẹp: thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu)
chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù
riêng”…[51; 27 – 28].
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa đề
cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Như định
nghĩa của Tylor và của Hồ Chí Minh thì xem văn hóa là tập hợp những thành tựu mà
con người đạt được trong quá trình tồn tại và phát triển, từ tri thức, tôn giáo, đạo đức,
ngôn ngữ âm nhạc, pháp luật… Còn các định nghĩa của F. Boas, Nguyễn Đức Từ Chi,
tổ chức UNESCO… thì xem tất cả những lĩnh vực đạt được của con người trong cuộc

sống là văn hóa.
Chúng tôi dựa trên các định nghĩa đã nêu để xác định một khái niệm văn hóa
cho riêng mình nhằm thuận tiện cho việc thu thập và phân tích dự liệu khi nghiên cứu.
Chúng tôi cho rằng, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình
Lao động (từ Lao động trí óc đến Lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường
(môn tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn
hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi
phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người
sẽ có những đặc trưng riêng.
Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là nấc thang
đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác; và văn hóa là sản phẩm do con
người tạo ra trong quá trình Lao động nhằm mục đích sinh tồn.
1.1.2. Khái niệm giá trị văn hóa
1.1.2.1. Giá trị
Như mọi người đều rõ, giá trị (Value) là một khái niệm của nhiều bộ môn khoa
học khác nhau, toán học, xã hội học, triết học, nghệ thuật, văn hoá học..., do vậy trong
mỗi bộ môn khoa học, khái niệm này mang những hàm nghĩa khác nhau. Chúng tôi
tiếp cận khái niệm “giá trị hay giá trị văn hoá truyền thống” từ góc độ văn hoá học,
một bộ môn nghiên cứu mang tính liên ngành, do vậy giá trị được hiểu theo những ý
nghĩa sau:

8


Theo quan điểm xã hội học: “Giá trị là quan niện và điều mong muốn đặc trưng
hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn các phương thức,
phương tiện hoặc mục tiêu của hành động”.[5; 156].
Theo giáo sư Phạm Tất Dong và TS.Lê Ngọc Hùng, thuật ngữ giá trị có thể
“Quy vào những mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, sở thích, nhũng bổn phận,
trách nhiệm, những ước muốn, nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn và nhiều hình

Thái khác nữa của những hướng lựa chọn‟‟ [5; 175].
Hai ông còn coi “Giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh
hưởng tới hành vi lựa chọn. Trong cách nhìn rộng rãi hơn thì bất cứ cái gì tốt, xấu
điều là giá trị hay giá trị là điều là quan tâm của chủ thể. Như vậy,mọi giá trị dường
như chứa đựng một yếu tố nhận thức. Chúng có tính hướng dẫn và lựa chọn. Chúng
cũng gồm một số những yếu tố tình cảm, vì chúng thể hiện những gì mà chúng ta thấy
cần bảo vệ. Khi được nhận thức một cách công khai, đầy đủ các giá trị trở thành tiêu
chuẩn cho sự yêu thích, lựa chọn và phán xét. Giá trị là cái mà ta cho là đã có, mà ta
thích, ta cho là quan trọng để hướng dẫn cho hành động của ta”. [5; 149].
Giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức... đều là sản phẩm của quá trình
tư duy, sản xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn hoá. Giá trị,
giá trị văn hoá là một hình thái của đời sống tinh thần, nó phản ánh và kết tinh đời
sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của con người. Cho nên, quan điểm cho
rằng văn hoá hay giá trị văn hoá chỉ là lĩnh vực đời sống tinh thần thôi thì chưa thật
thoả đáng.
Giá trị, trước nhất là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con
người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt, là
hay, là đẹp, nói cách khác đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện,
mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Do vậy, giá trị văn hoá nói ở đây là
giá trị xã hội, nó gắn bó mật thiết với hoạt động sống của con người, sự tồn tại và
phát triển của mỗi xã hội.
Giá trị là phạm trù riêng có của loài người, liên quan đến lợi ích vật chất cũng
như tinh thần của con người. Bản chất và ý nghĩa bao quát của giá trị là tính nhân văn.
Chức năng cơ bản nhất của giá trị là định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt
động của cá nhân và cộng đồng. Giá trị gắn liền với nhu cầu con người. Nhu cầu của
con người rất phong phú, đa dạng và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
9


Chính nhu cầu là động cơ thúc đẩy mạnh mẽ hành động của con người, giúp con

người tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần.
James People và Garrick Bailey cho rằng, "Giá trị là cái ý tưởng về các loại mục
đích hay các loại lối sống của một cá thể, nó được chia sẻ trong một nhóm hay trong
toàn xã hội, nó được cá thể, nhóm hoặc toàn xã hội mong muốn hay được coi là có ý
nghĩa. Đó là phẩm chất cơ bản cần phải có để đảm bảo con đường sống, các chuẩn tối
thượng chỉ đạo mọi hoàn cảnh thực tiễn. Có những giá trị có thể định lượng bởi một
giá, nhưng cũng có những giá trị không thể định giá - vô giá: lòng yêu nước, tình yêu,
tình bạn, các tác phẩm nghệ thuật...”[5; 150].
1.1.2.2. Giá trị văn hóa
Giá trị văn hoá (Cultural Value) do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hoá đã hình thành thì nó lại
có vai trò định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người
trong các xã hội ấy. Giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng (tộc người, quốc gia...) bao
giờ cũng tạo nên một hệ thống, với ý nghĩa là các giá trị ấy nảy sinh, tồn tại trong sự
liên hệ, tác động hữu cơ với nhau.
Giá trị văn hóa không phải là cái chủ quan hay bị áp đặt mà nó mang tính khách
quan, gắn liền với dân tộc giai cấp và nhân loại, cho nên, giá trị văn hóa cũng
mang tính phổ biến. Tuy nhiên, giá trị văn hóa cũng như giá trị, nó không phải là
cái cố định mà biến đổi cùng sự biến đổi của xã hội. Các giá trị văn hóa biểu hiện
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ tư tưởng, tình cảm, quan niệm, biểu
tượng, đạo đức thẩm mỹ, lối sống đến những giá trị tinh thần do con người sáng
tạo nên như nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc... Những giá trị văn hóa này
hình thành và được khẳng định trong quá trình tồn tại phát triển của con người và
xã hội. giá trị văn hóa luôn hiện hữu trong chương trình hành động của dân tộc, thể
hiện cốt cách của một dân tộc.
Những hành động của con người vì nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu trong quá trình
tồn tại của mình ẩn chứa các giá trị văn hóa. Khía cạnh trí tuệ, năng lực sáng tạo, khát
vọng nhân văn của con người biểu hiện trong hoạt động sống của cá nhân, cộng đồng,
dân tộc: ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp xã hội, giáo dục, tập quán, tín ngưỡng... tạo nên
nét đặc trưng của giá trị văn hóa. Nhu cầu của con người càng cao càng tạo điều kiện

cho việc hình thành các giá trị văn hóa.
10


Giá trị văn hóa là cái hình thành trong quá trình vận động của các cá nhân, nhóm
và cộng đồng xã hội vươn tới thỏa mãn nhu cầu của mình. Do vậy, nói tới giá trị văn
hóa là nói tới những thành tựu của một cá nhân hay một dân tộc đã đạt được trong
quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và trong sự phát triển bản thân mình; nói tới giá trị
văn hóa cũng là nói tới Thái độ, trách nhiệm và những quy tắc ứng xử của mỗi người
trong quan hệ của bản thân với gia đình, xã hội và thiên nhiên; nói tới giá trị văn hóa
cũng là nói tới những biểu tượng cho cái chân - thiện - mỹ. Cho nên, có ý kiến cho
rằng, "Chỉ những hoạt động nào thể hiện được những sức mạnh bản chất của con
người, những sức mạnh biểu trưng cho chân - thiện - mỹ mới hiện diện như những giá
trị văn hóa".
1.1.2.3. Văn hoá truyền thống
Có thể nói văn hóa truyền thống hay văn hóa dân gian ra đời và phát triển
cùng với sự ra đời, phát triển của xã hội. Dù trong xã hội nào văn hóa dân gian vẫn
mang nét đặc trưng vốn có và ý nghĩa nhất định.
Văn hóa dân gian có vai trò như thế nào trong đời sống hiện đại, Là đất phát tích
cội nguồn dân tộc Việt Nam còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa độc đáo từ thời kỳ
dựng nước. Người ta thường nói văn hóa dân gian là “cội nguồn của văn hóa dân tộc”
là "văn hóa gốc", "văn hóa mẹ". Điều đó hàm nghĩa văn hóa dân gian gắn với lịch sử
lâu đời của dân tộc, là nguồn sinh và nuôi dưỡng văn hóa dân tộc.
Thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ hình thành nền văn hóa dân tộc, thì trước hết đó là
văn hóa của nhân dân lao động - họ "tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của
mình". Vì thế sự ra đời và định hình của văn hóa dân gian gắn với những giai đoạn sớm
nhất của lịch sử dân tộc. Đó là thời kỳ văn hóa Đông Sơn - Hùng Vương dựng nước, thời
kỳ mở đầu của lịch sử dân tộc, lịch sử Quốc gia và lịch sử văn hóa Việt Nam.
Văn hóa dân gian Việt Nam với điểm đặc trưng là văn hóa tín ngưỡng thờ cúng
ông bà tổ tiên, luôn biết ơn những người đi trước để nhân lên truyền thống “uống

nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự
hào dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam.
Văn hóa dân gian Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp lúa nước nên phản ánh
rõ nét tinh thần cộng đồng, đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Qua
nhiều biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử, văn hóa dân gian tất yếu sẽ tự nó
thay đổi cho phù hợp với thời đại. Song, bên cạnh đó cũng cần có sự tác động của bàn
11


tay con người để văn hóa dân gian có thể phát triển một cách toàn diện hơn. Như
chúng ta cũng đã biết, xã hội phát triển từ hình thái thấp lên cao, kéo theo đó sẽ là sự
thay đổi của văn hóa; bởi xét cho cùng văn hóa là tấm gương phản chiếu xã hội.
Trong quá trình phát triển xã hội, văn hóa truyền thống sẽ tự “mài dũa” để giữ
lại những giá trị cốt lõi và loại bỏ những nhân tố cũ, lạc hậu không còn phù hợp để
thay vào đó là những nhân tố mới, tiến bộ và ưu việt hơn. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh ta,
đã có rất nhiều nét văn hóa dân gian được thay đổi, “hiện đại hóa” theo hướng tích
cực cho phù hợp với thời đại và tâm lý xã hội. Lễ hội là biểu tượng đặc trưng của nền
văn hóa dân gian, hiện nay, có khoảng hơn 200 lễ hội lớn nhỏ. Để phù hợp với thời
đại mới, trong các lễ hội trên địa bàn tỉnh, phần lễ đã được tinh giản nhưng vẫn đảm
bảo đầy đủ giá trị truyền thống và tâm linh; bên cạnh đó phần hội được tổ chức đặc
sắc với nhiều trò chơi tập thể, lôi cuốn được nhiều người dân tham gia, giúp họ đạt
mục đích tâm linh và mang lại niềm vui, sự hứng khởi.
Trong mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, nghi thức Hát Xoan luôn được chú ý và
quan tâm, nhưng để tránh sự nhàm chán, ngoài nghi thức lễ bắt buộc, Hát Xoan đã
được lồng ghép vào các chương trình trong lễ hội vừa đảm bảo việc giới thiệu nét văn
hóa vùng Đất Tổ vừa làm phong phú hơn các hoạt động phục vụ du khách. Hiện nay
văn hóa Việt Nam đã và đang phấn đấu xây dựng để trở thành thành phố lễ hội về với
cội nguồn, đây là không gian văn hóa - nơi có thể biểu đạt, giới thiệu đầy đủ các nét
văn hóa dân gian trên cả nước. Bảo tồn giá trị văn hóa dân gian trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế là sự khẳng định vai trò và vị trí xứng đáng của nó trong

đời sống xã hội hiện đại.
Vậy chúng ta cần làm gì để bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian đã có, Có thể
nói, đến thời điểm này, đát nước đã rất chú trọng, quan tâm tới công tác bảo tồn, phát
huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa dân gian gắn với phát triển bền vững, trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục kiên
trì, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về văn hóa dân gian, đặc biệt là đối
tượng thanh thiếu niên gắn với việc thường xuyên rà soát, điều chỉnh chính sách, cơ
chế về bảo vệ di sản. Đồng thời, để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác
bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh, việc cần thiết và cơ bản
chính là đưa những di sản văn hóa này trở lại với cộng đồng sinh hoạt văn hóa, bằng
12


cách khơi dậy tình yêu, lòng tự hào đối với truyền thống của dân tộc trong mỗi người
dân tới toàn cộng đồng.
Bên cạnh đó, đưa di sản văn hóa phi vật thể vào bảo quản trong các kho tư liệu,
vào giảng dạy trong nhà trường, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng hay tại các bảo
tàng và có chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các nghệ nhân, những “báu vật
nhân văn” đã có công sức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ tâm lý của từng đối tượng người dân cho
phù hợp với từng hoạt động; định hướng, vận động họ tham gia vào các hoạt động
cộng đồng, để họ thêm hiểu, yêu thích và bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc.
Văn hoá truyền thống hay giá trị văn hoá truyền thống được hiểu như là văn hoá
và giá trị gắn với xã hội tiền công nghiệp, phân biệt với văn hoá, giá trị văn hoá thời
đại công nghiệp hoá. Tất nhiên, khái niệm truyền thống (Tradition) để chỉ những cái
gì đã hình thành từ lâu đời, mang tính bền vững và được trao truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
1.2. Đặc điểm ngƣời Thái ở Việt Nam

1.2.1. Nguồn gốc người Thái ở Việt Nam
Dựa trên các chứng cứ về di truyền, Jerold A. Edmondson cho rằng tổ tiên của
các cư dân nói ngôn ngữ Tai-Kadai di cư từ Ấn Độ tới Myanmar, rồi sau đó tới Vân
Nam (Trung Quốc) khoảng 20.000 - 30.000 năm trước. Từ đó họ đến đông bắc Thái
Lan và sau đó di cư dọc vùng duyên hải Hoa Nam lên phía bắc đến cửa sông Trường
Giang, gần Thượng Hải khoảng 8-10.000 năm trước. Vào thời kỳ vương quốc Nam
Chiếu và Đại Lý tồn tại từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XIII, cũng như sau đó, họ từ đó
chiếm lĩnh Thái Lan và Lào.
Theo David Wyatt, trong cuốn "ThaiLand: A short history (Thái quốc: Lịch sử
tóm lại)", người Thái xuất xứ từ phía nam Trung Quốc, có cùng nguồn gốc với các
nhóm dân ít người bây giờ như Choang, Tày, Nùng. Dưới sức ép của người Hán và
người Việt ở phía Đông và Bắc, người Thái dần di cư về phía Nam và Tây Nam.
Người Thái di cư đến Việt Nam trong thời gian từ VII đến thế kỉ XIII Trung tâm của
họ khi đó là Điện Biên Phủ (Mường Thanh). Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ở Đông Nam
Á bây giờ như Lào, Thái Lan, Bang Shan ở Miến Điện và một số vùng ở Đông Bắc
Ấn Độ cũng như nam Vân Nam.
13


Theo sách sử Việt Nam, vào thời nhà Lý, Đạo Đà Giang, Man Ngưu Hống (tức
người Thái) đến từ Vân Nam, đã triều cống lần đầu tiên vào năm 1067. Trong thế kỷ
XIII, người Ngưu Hống kết hợp với người Ai Lao chống lại nhà Trần và bị đánh bại
năm 1280, lãnh tụ Trịnh Giác Mật đầu hàng, xứ Ngưu Hống bị đặt dưới quyền quản
lý trực tiếp của quan quân nhà Trần. Năm 1337 lãnh tụ Xa Phần bị giết chết sau một
cuộc xung đột, xứ Ngưu Hống bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt và đổi tên thành
Mương Lễ, hay Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay) và giao cho họ Đèo cai quản. Năm
1431 lãnh tụ Đèo Cát Hãn, người Thái Trắng tại Mương Lễ, nổi lên chống triều đình,
chiếm hai lộ Qui Hóa (Lào Cai) và Gia Hưng (giữa sông Mã và sông Đà), tấn công
Mương Mỗi (Sơn La), Đèo Mạnh Vương (con của Đèo Cát Hãn) làm tri châu. Năm
1466, lãnh thổ của người Thái được tổ chức lại thành vùng (Thừa Tuyên) Hưng Hóa,

gồm 3 phủ: An Tây (tức Phục Lễ), Gia Hưng và Qui Hóa, 4 huyện và 17 châu.
Những lãnh tụ Thái được gọi là “Phìa tạo”, được phép cai quản một số lãnh địa
và trở thành giai cấp quý tộc của vùng đó, như dòng họ Đèo cai quản các châu Lai,
Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn
La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châu Mộc; dòng họ Hà cai
quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận; họ Hoàng ở châu Việt...
Năm 1841, trước sự đe dọa của người Xiêm La, triều đình nhà Nguyễn kết hợp
ba châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu bên bờ tả ngạn sông Mekong thành phủ
Điện Biên. Năm 1880, phó lãnh sự Pháp là Auguste Pavie nhân danh triều đình Việt
Nam phong cho Đèo Văn Trị chức tri phủ cha truyền con nối tại Điện Biên; sau khi
giúp người Pháp xác định khu vực biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào,
Đèo Văn Trị được cử làm quan của đạo Lai Châu, cai quản một lãnh thổ rộng lớn từ
Điện Biên Phủ đến Phong Thổ, còn gọi là xứ Thái. Tháng 3, năm 1948 lãnh thổ này
được Pháp tổ chức lại thành Liên bang Thái tự trị, quy tụ tất cả các sắc tộc nói tiếng
Thái chống lại Việt Minh.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, để lấy lòng các sắc tộc thiểu số miền Bắc,
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Khu tự trị Thái Mèo ngày 29 tháng
4 năm 1955, Khu tự trị Tày Nùng và vùng tự trị Lào Hạ Yên, nhưng tất cả các khu
này đều bị giải tán năm 1975.
1.2.2. Dân số, địa bàn cư trú và các nhóm người thái
1.2.2.1. Dân số, địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2015, người Thái ở Việt Nam có dân
số khoảng 1.657.000 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, có mặt trên
14


tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh: Sơn La, Nghệ An,
Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu… trong đó người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh:
Sơn La (1.372.441 người, chiếm 53,2% dân số toàn tỉnh và 36,9% tổng số người Thái
tại Việt Nam), Nghệ An (595.132 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh và 19,0% tổng

số người Thái tại Việt Nam), Thanh Hóa (425.336 người, chiếm 6,6% dân số toàn
tỉnh và 14,5% tổng số người Thái tại Việt Nam), Điện Biên (386.270 người, chiếm
38,0% dân số toàn tỉnh và 12,0% tổng số người Thái tại Việt Nam), Lai Châu (
Mường Lay ) (319.805 người, chiếm 32,3% dân số toàn tỉnh và 7,7% tổng số người
Thái tại Việt Nam), Yên Bái (83.104 người), Hòa Bình (51.386 người), Đắk Lắk
(27.135 người), Đắk Nông (15.311 người)...
1.2.2.2. Các nhóm người Thái
Người Thái chia ra hai nhóm chính là Thái Đen và Thái Trắng trong đó:
Nhóm Thái Đen (Táy Đăm) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên .Các
nhóm Tày Thanh, Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An cũng mới
từ mạn Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa
và nhân chủng của cư dân địa phương và Lào. Nhóm Tày Thanh từ Mường Thanh
(Điện Biên) đi qua Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm
năm, nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng văn
hóa Lào.
Dân số của nhóm Thái Đen tại Việt Nam năm 2015 ước tính khoảng 1.657.000
người trong tổng số 2.398.950 người Thái Đen trên toàn thế giới. Ngoài ra còn có
khoảng 80.000 người Thái Đen hay Tày Mười sinh sống tại tỉnh Khammouan, Lào
(số liệu 2015); 10.000 người Thái Đen (một phần của dân tộc Thái theo phân loại của
CHND Trung Hoa) sinh sống tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (số liệu 2015) và 1053
người Thái Đen sinh sống tại tỉnh Loei, Thái Lan (số liệu 2015, nhóm này đến Thái
Lan vào năm 1885).
Nhóm Thái Trắng (Táy Đón/Táy Khao) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện
Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên). Đà Bắc thuộc
tỉnh Hòa Bình, có nhóm tự nhận là Táy Đón, được gọi là Thổ. Ở xã Dương Quỳ,
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng chịu ảnh hưởng đậm của văn hóa
Tày. Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày hóa. Người Thái Trắng đã có
mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu, Điện Biên từ thế kỷ XIII và làm chủ
15



Mường Lay (địa bàn chính là huyện Mường Chà ngày nay) thế kỷ XIV, một bộ phận
di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hóa thế kỷ XV. Có thuyết cho rằng họ là con cháu
người Bạch Y ở Trung Quốc. Dân số của nhóm Thái Trắng tại Việt Nam năm 2015
ước tính khoảng 780.000 người trong tổng số 1.505.000 người Thái Trắng trên toàn
thế giới. Ngoài ra còn có khoảng 396.000 người Thái Trắng sinh sống tại Lào (thống
kê năm 2015); 19.000 người Thái Trắng (một phần của dân tộc Thái theo phân loại
của CHND Trung Hoa) sinh sống tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (số liệu 2015).
Những đặc điểm nhận dạng dân tô ̣c Thái Trắ ng và Thái Đen ở miề n Tây Bắ c
tỉnh Sơn La được phân biệt với các nhóm khác chủ yếu ở áo quần của phụ nữ . Nhìn
chung, phụ nữ Thái Trắng mặc áo màu trắng và có cổ hình chữ V còn người Thái Đen
là cổ đứng . Khăn đô ̣i đầ u có màu trắ ng trơn để phân biê ̣t với phu ̣ nữ Thái Đen , khăn
đô ̣i đầ u của Thái Đen có trang trí công phu hơn . Phụ nữ Thái Trắng mặc váy quấn ,
Đen trơn và có thắ t lưng làm bằ ng cố t tông hoă ̣c tơ tằ m màu xanh hoă ̣c màu tim
́ nha ̣t.
Túi đeo vai của người Thái Trắng khác với Thái Đen, nó được làm bằng cốt tông
trắ ng và pha lẫn những đường kẻ xo ̣c màu tố i hê ̣p. Ở các tỉnh Sơn La và Yên Bái, phụ
nữ Thái Trắng cũng mă ̣c váy quấ n giố ng như phu ̣ nữ Thái Đen. Váy dài, có màu xanh
chàm đậm hoặc Đen với cạp quấn màu trắng, màu xanh hoặc màu đỏ.
Phụ nữ Thái Trắng sau khi lấy chồng không phải tẳng cẩu mà chỉ búi tóc lại sau
gáy, khác với phụ nữ Thái Đen sau khi họ lấy chồng phải tẳng cẩu lên.
Nhà sàn của Thái Đen thường có “Khau cút” giải thích về biểu tượng này có
nhiều ý kiến khác nhau như: Đó là cặp sừng trâu cách điệu, biểu tượng của một nền
văn minh lúa nước, hoặc đó là những búp cây guột - "cút lo ngong" có nhiều ở Tây
Bắc, hay gắn với cuộc thiên di tìm miền đất hứa của người Thái, anh em luôn nhớ về
nhau… Dù có cách giải thích thế nào, thì khi bắt gặp hình "khau cút" trên nóc nhà
sàn, là mỗi người Thái Đen Tây Bắc lại thêm ấm lòng, nhớ về anh em, bản mường
yêu dấu. Còn nhà sàn của người Thái Trắng thì không có biểu tượng này.
1.3. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở Sơn La
1.3.1. Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1. Vị trí địa lí
Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Phú
Thọ và Hoà Bình. Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và
nước Lào. Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Sơn La nằm trong toạ độ địa lý từ
16


20039‟ - 22002‟ vĩ độ Bắc và 103011‟ - 105002‟ kinh độ Đông. Đây là một trong
những tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta nhưng cũng đồng thời là trong số
các tỉnh mật độ dân số thấp của cả nước. Sơn La là tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ
số 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên. Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch của
vùng Tây Bắc. Sơn La giáp với tỉnh Hòa Bình có vị trí nằm án ngữ cửa ngõ Tây Bắc
của thủ đô Hà Nội, lại có đường ranh giới với Lào dài 250 km nên có một vị trí địa lí
quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.
1.3.1.2. Địa hình, khí hậu Sơn La
Địa hình
Lịch sử phát triển kiến tạo địa chất đã tạo cho địa hình của tỉnh Sơn La chia
thành những vùng đất có đặc trưng sinh Thái khác nhau. Nhìn chung, địa hình của
tỉnh mang tính chất đồi núi thấp, độ cao trung bình khoảng 600 - 700m. Các hệ thống
núi lớn trong tỉnh đều chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và cùng với dải Hoàng
Liên Sơn ở phía Bắc kẹp lấy một dải cao nguyên đá vôi ở giữa. Địa hình núi cao xen
lẫn cao nguyên này đã chia lãnh thổ Sơn La thành hai lưu vực sông lớn là lưu vực
sông Đà và lưu vực sông Mã.
Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản.
Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050m so với mực nước biển, mang đặc
trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây
chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa.
Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 800m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất
đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài, nhãn, dứa…
Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu

và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, địa hình tương đối
bằng phẳng.
Điểm đặc biệt của địa hình Sơn La là độ dốc lớn và mức độ chia cắt sâu, chia cắt
ngang mạnh.Trên 87% diện tích đất tự nhiên của tỉnh có độ dốc từ 25 0 trở lên. Điều
này làm cho các đồng ruộng của tỉnh rất nhỏ hẹp, chủ yếu là ruộng bậc thang. Sơn La
cũng là tỉnh có diện tích đất trống đồi trọc khá lớn.
Địa hình Sơn La có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, địa hình
núi phức tạp cũng gây nhiều trở ngại cho các hoạt động sản xuất và đời sống, đặc biệt
đối với ngành giao thông vận tải.
17


Khí hậu
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến của vùng núi phía Bắc. Tuy
nhiên, đai khí hậu của Sơn La cũng có những nét đặc thù. Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn
chắn gió nên gió mùa Đông Bắc cùng các Đông cực đới không ảnh hưởng trực tiếp
đến vùng. Vì vậy, đặc điểm quan trọng nhất của khí hậu Sơn La là có một mùa đông
tương đối ấm và suốt mùa đều có tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu gió mùa.
Do địa hình cao nên khí hậu mang tín chất á nhiệt đới rõ rệt với nhiệt độ nóng
nhất là khoảng 250C và nhiệt độ lạnh nhất khoảng 140C. Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 210C. Chế độ nhiệt thay đổi theo mùa và phân hoá theo độ cao. Lượng mưa
trung bình hàng năm 1.200 - 1.600mm, trung bình hàng năm có ngày mưa, độ ẩm
không khí bình quân là 81%.
Do đặc điểm địa hình nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát
triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Tuy nhiên, tỉnh cũng thường
xảy ra tình trạng sương muối, mưa đá, lũ quét. Đây cũng là những nhân tố gây bất lợi
cho sản xuất, đời sống.
1.3.1.3. Đất đai, sông ngòi
Do địa hình phân cắt, Sơn La có mạng lưới sông, suối khá dày: 1,8 km/km2.
Trên địa bàn tỉnh có 2 con sông lớn chảy qua: sông Đà và sông Mã cùng 35 con suối

lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước. Đây là nguồn
thủy năng to lớn để xây dựng thêm nhiều trạm thủy điện vừa và nhỏ, bên cạnh công
trình thủy điện Sơn La.
Hiện tại, Sơn La có gần 9.000 ha mặt nước (hồ chứa của thủy điện Hòa Bình),
trong đó có gần 8.000 ha có khả năng khai thác, nuôi trồng thủy sản. Sau khi xây
dựng xong thủy điện Sơn La, diện tích hồ chứa trên địa bàn tỉnh Sơn La sẽ đạt gần 2
vạn ha, tiềm năng lớn cho khai thác, nuôi trồng thủy sản
1.3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tỉnh Sơn La có tổng diện tích tự nhiên là 1.40.5500 ha, trong đó 39,08%
(549.273 ha) đang được sử dụng. Đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày với nhiều loại
thổ nhưỡng khác nhau cho phép phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị
kinh tế cao.

18


Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 856.227 ha, chiếm 60,92% diện tích
tự nhiên, trong đó có 734.018,29 ha phân bổ ở độ cao cần được phủ xanh bằng việc
trồng cây rừng, cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày.
Quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế. Diện tích bình quân đầu người là 0,2 ha, trong
đó quỹ đất dành cho sản xuất cây lương thực là 0,16 ha. Quỹ đất để phát triển cây
công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cây ăn quả là 23.520 ha. Quỹ đất để phát triển
đồng cỏ phục vụ chăn nuôi là 1.167 ha.
Quỹ đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là 1.627 ha, song chưa được khai
thác triệt để, và chỉ có 991 ha (60,9%) được đưa vào sử dụng. Nếu công trình thuỷ
điện Sơn La hoàn thành, ước tính sẽ có thêm 25.000 ha mặt nước hồ cho phát triển
nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
Tài nguyên Rừng
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn, chiếm 73% diện

tích đất tự nhiên. Đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống
rừng phòng hộ và tạo nhiều vùng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng có nhiều
nguồn động thực vật quý hiếm, có các khu rừng đặc dụng phục vụ nghiên cứu khoa
học và du lịch sinh Thái.
Diện tích rừng của Sơn La là 357.000 ha, trong đó rừng trồng là 25.650 ha. Độ
che phủ của rừng rất thấp khoảng trên 25% (con số này của cả nước là 35,17% và của
vùng miền núi trung du phía Bắc là 36,58%)
Bên cạnh diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, Sơn La còn 340.000 ha
rừng sản xuất, trong đó diện tích rừng mới là 72.900 ha, trên 26.700 ha đất rừng cần
được trồng, khoanh nuôi phục hồi theo hướng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến giấy các tông bao bì, bột giấy, gỗ xuất khẩu. Đây là một thế mạnh để phát
triển kinh tế - xã hội của Sơn La.
Theo số liệu điều tra, rừng tự nhiên của Sơn La có trữ lượng gần 87,053 triệu
m3 và 554,9 triệu cây tre nứa. Rừng trồng có trữ lượng là 154,0 nghìn m3 gỗ và 221
nghìn cây tre nứa.
Tài nguyên khoáng sản
Sơn La có nhiều loại khoáng sản khác nhau, nhưng chủ yếu là mỏ nhỏ, phân bổ
rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, điều kiện khai thác không thuận lợi.

19


Toàn tỉnh có trên 150 mỏ và điểm khoáng sản. Trong đó có những mỏ
khoáng sản quý như: niken, đồng Bản Phúc – Mường Khoa (Bắc Yên); bu tan Tà
Phù (Mộc Châu); manhêzit Bản Phúng (Sông Mã); than Suối Bàng (Mộc Châu),
than Quỳnh Nhai và những khoáng sản quý khác như vàng, thủy ngân, sắt… có thể
khai thác và phát triển công nghiệp khai khoáng trong tương Lai gần.
Đặc biệt nguồn đá vôi, sét, cao Lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt cho phép Sơn
La có thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng có lợi thế như xi măng, cát
chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung, đá ốp lát…

Dưới đây là trữ lượng một số khoáng sản chủ yếu của Sơn La:
Than: Có đủ các loại, bao gồm than mỡ, than gầy, than bùn, than nâu với trữ
lượng tiềm năng trên 40 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã thăm dò trên 3 triệu tấn. Các
mỏ than tương đối lớn là mỏ than Suối Bàng – Mộc Châu, mỏ than Quỳnh Nhai, mỏ
than Hang Mon – Yên Châu, mỏ than Mường Lựm – Yên Châu, mỏ than Suối Lúa –
Phù Yên. Dự kiến sản lượng than khai thác trên địa bàn tỉnh Sơn La trong vài năm tới
đạt 2 – 3 vạn tấn/ năm.
Đá vôi và sét: Trữ lượng khá lớn, phân bổ tương đối rộng, cho phép phát triển
sản xuất xi măng, gạch ngói phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xây dựng công trình thuỷ
điện Sơn La. Mỏ sét xi măng Nà Pó là lớn nhất với trữ lượng 16 triệu tấn, kế tiếp là
mỏ sét xi măng Chiềng Sinh với trữ lượng 760 nghìn tấn.
Ni ken đồng: Có 8 điểm quặng và mỏ là Bản Mòng, Bản Khoa, Bản Phúc, Bản
Chang, Vạn Sài, Suối Ba, Suối Đơn và Hua Păng. Lớn nhất là mỏ Bản Phúc (Huyện
Bắc Yên) có trữ lượng 984 nghìn tấn với hàm lượng niken là 3,55% và đồng là 1,3%.
Vàng: Có 4 sa khoáng và 3 điểm vàng gốc thuộc loại mỏ nhỏ có triển vọng là sa
khoáng vàng Pi Toong (huyện Mường La) và Mu Lu (huyện Mai Sơn).
Bu tan: Có nhiều điểm mỏ, đáng kể là mỏ Tà Phú (huyện Mộc Châu) với trữ
lượng 2,3 vạn tấn có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Động thực vật trên địa bàn tỉnh Sơn La
Rừng Sơn La có nhiều nguồn gen động thực vật quí hiếm và các khu rừng đặc
dụng có giá trị nghiên cứu khoa học như Sốp Cộp, Xuân Nha (Mộc Châu), Tà Xùa
(Bắc Yên), Co Pia (Thuận Châu).

20


×