Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

NHÀ Ở CỦA NGƯỜI THÁI TRẮNG Ở XÃ MƯỜNG CHIÊN, HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.64 KB, 105 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

ĐIÊU THỊ NHẤT

NHÀ Ở CỦA NGƯỜI THÁI TRẮNG Ở XÃ
MƯỜNG CHIÊN, HUYỆN QUỲNH NHAI,
TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành : Dân tộc học
Mã số
: 60 31 03 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thị Song Hà

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố. Các thông tin,
tài liệu trình bày và trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Điêu Thị Nhất




LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành bản luận văn Thạc sĩ với đề tài “Nhà ở của người Thái
Trắng ở xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La”, ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, tấm lòng nhiệt thành
và truyền thống hiếu khách của đồng bào Thái Trắng ở xã Mường Chiên,
huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La và Phòng Dân tộc, Phòng Văn hóa và Thông
tin trong thời gian tôi điền dã, sưu tầm tư liệu cho bản luận văn này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến người hướng dẫn khoa
học là TS. Nguyễn Thị Song Hà, người đã giúp tôi rất nhiều về phương pháp
nghiên cứu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình tôi hoàn thành
bản luận văn cao học này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn các thầy, cô giáo thuộc khoa Dân tộc học, Học
viên Khoa học xã hội đã truyền đạt cũng như trang bị cho tôi những kiến thức
chuyên ngành bổ ích trong suốt quá trình học tập tại Học viện Khoa học xã hội.
Tôi trân trọng cảm ơn Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND; Văn
phòng HĐND và UBND huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La nơi tôi công tác đã
tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu để hoàn
thành khóa học và luận văn này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các anh, chi em, bạn bè đồng nghiệp,
cùng với gia đình tôi, những người đã động viên tôi, giúp đỡ tôi vượt qua mọi
khó khăn để đạt được kết quả công việc tốt đẹp./.
Tác giả luận văn

Điêu Thị Nhất


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cộng đồng các dân tộc nước ta, người Thái là một trong 8 dân
tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2009, người Thái có 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 ở
Việt Nam sau người Việt (Kinh) và người Tày.
Dân tộc Thái là một cộng đồng tộc người thiểu số cư trú chủ yếu vùng
núi phía Bắc nước ta. Người Thái có 2 nhóm chính được gọi là Tày khao
(Thái trắng) và Tày đăm (Thái đen). Hiện nay người Thái sinh sống ở hầu hết
tất cả các tỉnh thành trong cả nước, song tập trung đồng nhất ở các tỉnh thuộc
vùng núi Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và
miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái sinh sống ở vùng thung lũng,
trong những ngôi nhà dựng bên sườn đồi, bờ suối. Trong cuộc sống của mình
người Thái có cách ứng xử hài hòa với thiên nhiên, biết lợi dụng thiên nhiên,
biết khai phá, cải tạo đồng thời bảo vệ nguồn lợi tự nhiên nhằm phục vụ cho
đời sống của cộng đồng tộc người. Người Thái nói chung, Thái Trắng nói
riêng với những đặc điểm lịch sử, điều kiện tự nhiên, tri thức dân gian phong
phú, các phong tục, tập quán riêng biệt mang đậm nét văn hóa tộc người, giúp
cho người Thái khác với các tộc người thiểu số khác đang sinh sống trên đất
nước ta. Cùng với các tộc người anh em khác người Thái đã sáng tạo nên
những nét văn hóa độc đáo riêng của dân tộc mình góp phần làm cho nền văn
hóa Việt Nam ngày càng phát triển trong thống nhất và đa dạng.
Nhà ở là một trong các thành tố của văn hóa vật chất, nó là một phương
tiện phục vụ đời sống sinh hoạt của con người mà bất cứ tộc người nào cũng
có. Tùy theo điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng khác nhau mà mỗi tộc
người có ngôi nhà thể hiện đặc trưng riêng của tộc người mình. Nét riêng biệt,
đặc trưng của mỗi ngôi nhà thể hiện yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, trình
độ kỹ thuật và tính thẩm mỹ của một dân tộc.
1



Nhà ở của người Thái là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa
Việt Nam. Nghiên cứu về nhà ở của người Thái không chỉ cho chúng ta có
được cái nhìn về mặt vật chất của ngôi nhà, một trong những thành tố văn hóa
năng động, dễ biến đổi do các tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
và môi trường mà qua đó còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các phong tục, tập
quán liên quan đến ngôi nhà, từ đó nhận diện được những đặc trưng văn hóa
tiêu biểu, những yếu tố nhân sinh quan của cộng đồng tộc người cũng như
trình độ, khả năng tư duy, sự nhạy bén và trình độ văn minh của họ.
Trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là khi nước ta thực hiện công
cuộc Đổi mới (1986), văn hóa của cộng đồng người Thái nói chung, người
Thái ở tỉnh Sơn La nói riêng có nhiều biến đổi để phù hợp hơn với cuộc sống
mới điều này cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội, văn hóa, phong
tục, tập quán, trong đó có nhà ở truyền thống của người Thái.
Với người Thái Trắng ở xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn
La cũng vậy. Cùng với sự thay đổi của không gian và thời gian, vùng đất
Quỳnh Nhai đã có nhiều thay đổi, các giá trị truyền thống của người Thái
cũng dần biến đổi, mặc dù vậy, người Thái ở đây vẫn bảo tồn được những nét
văn hóa truyền thống độc đáo của tộc người như tập quán cư trú, các phong
tục tập quán, lễ nghi và tri thức dân gian của tộc người, đặc biệt là về kiến
trúc nhà ở, mà chỉ nhìn hình dáng bên ngoài có thể biết đó là ngôi nhà của tộc
người Thái Trắng.
Vì thế, việc nghiên cứu nhà ở của người Thái trong truyền thống và sự
biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay sẽ vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có
giá trị thực tiễn, nhất là đối với vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
của tộc người hướng tới phát triển bền vững. Có thể nói, nghiên cứu về nhà ở
của người Thái Trắng ở xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
hiện nay sẽ góp phần hiểu biết sâu sắc hơn về phương diện xã hội và văn hóa
của tộc người nơi đây, qua đó sẽ thấy được sự tương đồng và khác biệt của 2

2


nhóm Thái Trắng và Thái Đen cũng như người Thái ở các địa phương khác.
Đồng thời nghiên cứu cũng sẽ cho thấy được sự giao lưu, tiếp thu và ảnh
hưởng của những yếu tố văn hóa mới trong sự biến đổi hiện nay. Nghiên cứu
về nhà ở cũng sẽ cho chúng ta thấy được những mặt tích cực của những yếu
tố không còn phù hợp với những điều kiện sinh hoạt của đời sống văn hóa
mới góp phần làm cơ sở khoa học cho các cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương thực hiện tốt chính sách dân tộc, từng bước góp phần bảo lưu, giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương
Đảng khóa VIII, kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) của BCH Trung
ương Đảng về "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc" và Nghị quyết 33, Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (Khóa XI) của Đảng.
Bên cạnh đó, tôi là người con của dân tộc Thái Trắng, sinh ra và lớn lên
trên mảnh đất Quỳnh Nhai, Sơn La được sống, làm việc và cống hiến trên quê
hương của mình, bản thân tôi luôn tự hào về những di sản văn hóa to lớn của
dân tộc và có mong muốn được góp sức mình vào việc bảo lưu, giữ gìn và
phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, của quê hương Bởi vậy,
với những yêu cầu khoa học và thực tiễn nói trên, tôi đã chọn đề tài "Nhà ở
của người Thái Trắng ở xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn
La" làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Dân tộc học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ trước đến nay, hướng đề tài nghiên cứu về "Nhà cửa" của các
tộc người thiểu số luôn dành được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa
học thuộc các lĩnh vực khác nhau như Dân tộc học/Nhân học, Văn hóa
học, Mỹ thuật, bởi ngôi nhà là một lĩnh vực văn hóa chứa đựng những giá
trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng.
Đã có một số học giả nước ngoài đã tập trung nghiên cứu về nhà ở
truyền thống của các cộng đồng tộc người thiểu số ở Việt Nam để giúp người

đọc thấy được tổng thể các dạng thức nhà của Việt Nam, có thể kể đến công
3


trình Vietnam Traditional Folk Houses (Nhà ở cổ truyền Việt Nam); Công
trình House forms and culture (Các dạng thức nhà và văn hóa) của tác giả
Rapoport, A do Prentce - hall, tác giả đã cuốn sách này cho rằng văn hóa
chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc định hình và xác định những
nguyên tắc hình thức trong kiến trúc nhà dân gian. Để khẳng định được điều
đó, tác giả đã dựa trên nhiều dữ liệu về kiến trúc dân gian của nhiều nước trên
thế giới từ Châu Á, Châu Phi, Châu Âu. Các công trình nghiên cứu của các
học giả nước ngoài nghiên cứu về kiến trúc nhà ở nói chung và kiến trúc nhà
ở dân gian của Việt Nam nói riêng có đóng góp quan trọng trong quá trình
nghiên cứu về nhà ở.
Đối với các học giả ở Việt Nam, đề tài nhà ở cũng là một vấn đề được
các nhà nghiên cứu quan tâm sâu sắc. Cuốn sách "Nhà ở cổ truyền của các
dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Khắc Tụng đã khảo tả khá chi tiết các
loại nhà ở truyền thống của 22 dân tộc thuộc 5 nhóm ngôn ngữ, trong đó có
đề cập đến nhà của của nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Trong cuốn sách này tác
giả chủ yếu tập trung giới thiệu khái quát một ngôi nhà cổ truyền về mặt kỹ
thuật dựng và cách bố trí không gian sinh hoạt còn các yếu tố về sinh hoạt văn
hóa, tuy nhiên các nghi thức, nghi lễ liên quan đến dựng nhà và các hoạt động
của thành viên trong gia đình diễn ra trong ngôi nhà tác giả Nguyễn Khắc
Tụng ít đề cập đến.
Tác phẩm "Nhà sàn truyền thống của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt
Nam" xuất bản năm 2004 của tác giả Ma Ngọc Dung không chỉ đề cập đặc
điểm về môi trường, tự nhiên ở vùng Đông Bắc, để từ đó hình thành nên
những ngôi nhà sàn truyền thống của Tày gắn với cảnh quan của vùng Đông
Bắc Việt Nam. Thông qua tác phẩm này Ma Ngọc Dung đã cho người đọc
thấy được đặc trưng của vùng người Tày cư trú đồng thời qua đó cho thấy

một số đặc điểm văn hóa của tộc người Tày.

4


Tác giả Lê Thị Thúy Hoàn về Nhà sàn truyền thống của cư dân Tày ở
Chiêm Hóa (Tuyên Quang) (2010) đã thể hiện rõ môi trường tự nhiên, kỹ
thuật, môi trường văn hóa, xã hội của ngôi nhà truyền thống của người Tày ở
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Công trình nghiên cứu "Ngôi nhà của
người Tày trong khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam" năm 2010 của tác giả La Công Ý, đã cho chúng ta thấy được bức tranh
về đặc điểm của ngôi nhà sàn, quá trình dựng nhà, các nghi lễ và ẩm thực, âm
nhạc có liên quan đến các hoạt động diễn ra trong ngôi nhà của người Tày tại
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Luận án tiến sĩ ngành Nhân học Nhà ở của
người Dao Áo Dài tỉnh Hà Giang của Phạm Minh Phúc cũng đã thể hiện khá
chi tiết về các loại hình nhà ở, các phong tục tập quán diễn ra trong ngôi nhà
của người Dao và sự biến đổi của nó trong những năm gần đây. Hay như đề
tài luận văn "Nhà ở của người Tày tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang" (2012) của Phan Thị Nhạ là công trình nghiên cứu mang tính
hệ thống chuyên sâu về nhà ở truyền thống của người Tày tại xã Tân Trào,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và quá trình biến đổi của bối cảnh hiện
nay. Năn 2010, tác giả Phạm Văn Lợi cũng cho ra mắt bạn đọc cuốn sách nhà
ở của người S.Triêng ở Việt Nam trên cơ sở bổ sung tư liệu từ luận án tiến sĩ
ngành Dân tộc học được tác giả bảo năm 2008. Công trình đã giúp người đọc
thấy được đặc điểm, kĩ thuật không gian của ngôi nhà người S.Triêng - một
trong nhóm của cư dân thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ Me. Ngoài ra, nhà ở của
các dân tộc thiểu số nói chung còn được đề cập đến trong nhiều công trình,
nhiều bài nghiên cứu công bố trên các báo, tạp chí như: Vài nét về sự thay đổi
cấu trúc nhà sàn người Tày ở Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang của Lê Thị Thúy
Hoàn đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian. Vấn đề nghiên cứu về nhà ở của

các dân tộc (đặc trưng và mối quan hệ văn hóa) (1986) của Ngô Đức Thịnh,
Chu Thái Sơn đăng trên tạp chí Dân tộc học cũng đã thể hiện rõ được các đặc

5


trưng văn hóa và mối quan hệ của con người với con người trong các ngôi nhà
của một số tộc người thiểu số ở nước ta.
Có thể nói những công trình nghiên cứu về nhà ở nêu trên là nguồn tư liệu
vô cùng phong phú để tác giả luận văn này kế thừa, phát huy, học hỏi, để từ đó
có cái nhìn tổng quát, góp phần bổ sung cách tiếp cận để làm mới cho luận văn
của mình. Tác giả luận văn cũng cho rằng, nghiên cứu về nhà ở của người Thái ở
một địa bàn cụ thể của tỉnh Sơn La với các dạng thức văn hóa khác nhau trong
truyền thống và quá trình biến đổi hiện nay vẫn chưa có một công trình nào được
công bố với chỉnh thể là một công trình nghiên cứu từ truyền thống đến biến đổi,
từ nghiên cứu vật chất đến nghiên cứu văn hóa tinh thần thông qua nhà ở. Đây
cũng là lý do để tác giả lựa chọn tên đề tài luận văn thạc sĩ cho mình là "Nhà ở
của người Thái Trắng ở xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La".
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở bước đầu nghiên cứu, khảo tả, phân tích ý nghĩa các vấn
đề như điều kiện tự nhiên, xã hội, kỹ thuật xây dựng nhà truyền thống, không
gian kiến thúc, các nghi lễ có liên quan đến ngôi nhà truyền thống, sự biến đổi
các dạng thức nhà ở của người Thái tại xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai,
tỉnh Sơn La, luận văn tập trung làm rõ các mục tiêu sau:
- Cung cấp một cách có hệ thống tư liệu về quá trình chuẩn bị vật liệu
làm nhà, kỹ thuật dựng nhà, kiến trúc, kết cấu, trang trí ngôi nhà, các nghi lễ
dựng nhà ngôi nhà truyền thống và các nghi lễ diễn ra trong ngôi nhà của
người Thái Trắng ở xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
- Làm rõ các giá trị về văn hóa, kỹ thuật, mỹ thuật của ngôi nhà sàn
trong đời sống xã hội truyền thống và hiện đại của người Thái Trắng.

- Tìm hiểu sự biến đổi các dạng thức về nhà ở của người Thái Trắng tìm
ra các nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó để từ đó bước đầu đưa ra một số
khuyến nghị nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể của người Thái Trắng nói riêng, của người Thái nói chung.
6


4. Đối tượng, phạm vi, địa bàn nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là nhà ở của người Thái
Trắng ở xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận văn là các yếu tố vật chất, không
gian kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường hình thành nên ngôi nhà của người Thái.
Nghiên cứu về các yếu tố phong tục tập quán, nghi lễ liên quan đến ngôi nhà
đồng thời tìm hiểu, đưa ra những giá trị văn hóa tộc người thể hiện qua ngôi
nhà của người Thái. Luận văn cũng nêu lên sự biến đổi về nhà ở của người
Thái Trắng từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
(1986) đến nay.
4.3. Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu chính để chúng tôi thực luận văn này là xã Mường
Chiên huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, là nơi người Thái Trắng cư trú tập
trung; đồng thời nơi đây và nhà ở truyền thống của người Thái còn nhiều và
cũng có sự biến đổi mạnh về nhà ở của đồng bào dân tộc qua thời gian.
5. Nguồn tư liệu, Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện luận văn, tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu sau đây:
- Tư liệu điều tra điền dã: Thông qua quan sát trực tiếp, quan sát tham
dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm được chúng tôi tiến hành tại công đồng
người Thái Trắng ở xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La từ
tháng 9 đến tháng 11 năm 2015.

- Nguồn tài liệu thứ cấp: Những công trình nghiên cứu, các cuốn
sách, các ấn phẩm đã công bố về kiến trúc nhà ở các dân tộc Việt Nam, về
văn hóa dân tộc Thái được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Học
viện Khoa học xã hội, Thư viện Viện Dân tộc học, Viện Nghiên cứu Văn

7


hóa, và một số luận án, luận văn tốt nghiệp của các sinh viên chuyên ngành
Văn hóa học, Dân tộc học, Nhân học.
- Một số tài liệu về địa lý dân cư, báo cáo tình hình kinh tế kinh tế, xã
hội và những số liệu về dân số, dân tộc của tỉnh Sơn La.
5.2. Phương pháp luận
Đề tài căn cứ vào những lý thuyết nghiên cứu, quan điểm duy vật lịch
sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; Quan điểm của Đảng,
Nhà nước ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa văn hóa truyền thống; về xây dựng đời sống văn hóa mới tại địa phương...
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu nhà ở của người Thái từ góc độ Dân
tộc học/ Nhân học nhằm xem xét các yếu tố có liên quan hữu cơ với nhau
trong một chỉnh thể để hiểu được cấu trúc, chức năng giá trị của ngôi nhà và
nhận thức được sự biến đổi của nó theo thời gian.
- Phương pháp điền dã dân tộc học nhằm khảo sát, đánh giá đối tượng
nghiên cứu, tập hợp những tư liệu cơ bản trong nghiên cứu. Đây là phương
pháp nghiên cứu cơ bản để thực hiện luận văn. Phương pháp này bao gồm
những nội dung cơ bản sau:
- Quan sát tham dự: Việc quan sát được thực hiện trong suốt quá trình
nghiên cứu điền dã với các đối tượng chủ yếu là điều kiện nơi cú trú, điều
kiện kinh tế và xã hội, các hoạt động sinh hoạt văn hóa của cư dân nơi đây.
- Phỏng vấn sâu: Công cụ này được áp dụng với nhiều đối tượng.

Những người được phòng vấn sâu khác nhau về giới, độ tuổi, nghề nghiệp và
địa vị xã hội. Trong đó đối tượng mà tác giả chú ý quan tâm lựa chọn Là
những người cao tuổi ( từ 60 tuổi trở lên còn minh mẫn, am hiểu về phong tục
tập quán của dân tộc, có kinh nghiệm về tập quá, kỹ thuật dựng nhà cũng như
các nghi lễ tập tục khác có liên quan đến ngôi nhà sàn của người Thái Trắng).

8


Bên cạnh đó, tác giả cũng lưu ý phỏng vấn cả những người trẻ tuổi để thấy rõ
xu hướng thay đổi về nhà ở của người Thái trắng hiện nay.
- Thảo luận nhóm: Để có được những nhận định, đánh giá về đặc điểm,
giá trị và sự biến đổi về ngôi nhà truyền thống của người Thái Trắng.
- Chụp ảnh khảo tả, đo vẽ kỹ thuật: Nhằm có được những tài liệu sinh
động góp phần làm sáng tỏ nội dung khó học của luận văn.
- Phương pháp so sánh:
+ So sánh lịch đại: So sánh nhà của người Thái hiện nay với nhà của
người thái trước thời điểm 1986 nhằm tìm ra sự biến đổi trong tập quán cư trú
của người Thái trong thời điểm hiện tại và trước thời ký đổi mới.
- So sánh đồng đại: So sánh nhà sàn của Thái trắng với nhà sàn của
người Thái trắng ở địa phương khác trong khu vực cũng như các khu vực phụ
cận, nhằm tìm ra sự giống và khác nhau trong cách bố trí, sắp xếp không gian
sinh hoạt và tập quán cư trú của người Thái trắng với một số tộc người khác
trong khu vực.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Là công trình có tính hệ thống chuyên sâu về nhà ở của người Thái
Trắng ở xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; ngoài việc đi sâu
mô tả nhà ở của người Thái, qua đó góp phần tư liệu cho việc nghiên cứu về
kiến trúc dân gian, lịch sử văn hóa của dân tộc Thái.
6.2. Luận văn bước đầu xác định những giá trị cơ bản của nhà sàn Thái

Trắng ở Mường Chiên (Quỳnh Nhai, Sơn La) trong mối quan hệ với điều kiện tự
nhiên, kỹ thuật, truyền thống văn hóa và phong tục tập quán của dân tộc này.
6.3. Những kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học bước
đầu cho việc nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày tài liệu hiện vật có liên quan
đến ngôi nhà sàn Thái Trắng ở Mường Chiên trong bảo tàng và việc giữ
gìn, kế thừa yếu tố dân gian truyền thống trong xã hội đương đại; góp phần
định hướng tạo tiềm năng du lịch cho du lịch sinh thái tại địa phương nói
9


riêng và du lịch của Việt Nam nói chung; góp phần giữ gìn và bảo tồn giá
trị văn hóa truyền thống của tộc người.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhà ở và khái quát địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Tri thức dân gian về xây dựng nhà ở và bố trí mặt bằng
sinh hoạt trong nhà ở của người Thái Trắng.
Chương 3: Các tập quán, nghi lễ diễn ra trong ngôi nhà và một số biến
đổi về nhà ở của người Thái Trắng hiện nay.

10


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÀ Ở VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
+ Theo từ điển Tiếng Việt {72, 699}: Nhà là công trình xây dựng có
mái, có tường vách để ở hay để dùng vào việc nào đó: Nhà , nhà ngói, nhà cao

tầng, nhà kho… {72, 699}
+ Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa nhà cửa là nhà ở {72, 700}.
+ Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: Nhà là tập hợp công
trình xây dựng, hình thành một tổ hợp những không gian nhân tạo để phục vụ
sinh hoạt và sản xuất của con người. Nhà có thể làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, lợp
tranh... hoặc làm bằng gạch, bê tông cốt thép, đất dẻo. Tùy theo chức năng sử
dụng, có thể chia ra: Nhà ở, nhà máy, nhà bảo tàng, nhà hát... {??? trang 207}
Từ điển Bách khoa Việt Nam.
+ Theo Điều 1 của Luật Nhà ở (Luật số 56/2005/QH11 của Quốc hội,
ngày 29 tháng 11 năm 2005) định nghĩa: “Nhà ở là công trình xây dựng với
mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân”.
Theo nhà dân tộc học Chu Thái Sơn "nhà ở là một công trình kiến trúc,
một dạng tồn tại của văn hóa vật chất gắn bó mật thiết với đời sống hàng
ngày của mỗi gia đình và mỗi con người. Ngôi nhà để ở, sản phẩm lao động
của mỗi dân tộc là một công trình văn hóa mang tính tổng hợp, mang những
sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, một tiên nghi thích hợp với đặc điểm
môi trường thiên nhiên, một trung tâm của mọi hoạt động sản xuất, một biểu
hiện của cơ cấu xã hội và của tổ chức gia đình”. {48, 7}.
Như vậy, có thể nói nhà ở vừa là nơi con người trú ngụ, vừa là chỗ cất
giữ hạt giống lương thực, thực phẩm … sau đó con người đã sáng tạo ra nhiều
11


loại nhà với các công dụng khác nhau: Nhà ở, nhà kho, nhà công cộng, nhà
phục vụ cho các nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng … của tộc người.
Nhà ở của các dân tộc dù với các kiểu kiến trúc khác nhau nhưng đều là
sản phẩm do bàn tay, khối óc con người sáng tạo. Kết cấu ngôi nhà, cách bài
trí không gian sinh hoạt … trong đó cấu trúc của ngôi nhà tùy thuộc vào sở
thích, thói quen, nhu cầu sử dụng của mỗi tộc người để từ đó tạo ra các yếu tố
mang tính tộc người và những yếu tố mang tính địa phương.

Dù có nhiều định nghĩa về nhà, nhà ở của nhiều tác giả khác nhau,
song, cơ bản họ đều có quan điểm thống nhất cho rằng: Nhà ở không chỉ là
một không gian nhân tạo dùng để cư trú mà còn là không gian sinh hoạt văn
hóa, sáng tạo văn hóa của con người. Vì thế nhà ở thường biến đổi theo sự
phát triển của văn hóa và sự thay đổi của môi trường sinh thái, biến đổi về
môi trường xã hội.
Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: nhà sàn là nhà có sàn để ở, làm ở
lưng chừng cột cách mặt đất hay mặt nước một khoang, thường thấy ở miền
rừng núi hay trên các mặt hồ rộng {72, tr. 70}. Còn theo từ điển Bách khoa
Việt Nam: Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc dử dụng
vào các mục đích khác nhau. Mặt sàn được xây cất bằng gỗ, tre, liên kết ở
lưng chừng các hàng cột, gầm sàn là kho chứa củi, nông cụ, nuôi thả gia súc
gia cầm {tr. 219}.
+ Văn hóa (cultura) là khái niệm mang nội hàm rộng rất nhiều cách hiểu
khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Theo từ điển Tiếng Việt {72,tr.1100}: “Văn hóa là tổng thể nói chung những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”.
Theo định nghĩa của UNESCO năm 2002: Văn hóa nên đề cập đến như
là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trí thức và xúc cản
của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn

12


hóa và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị
truyền thống và đức tin.
Khi nghiên cứu về văn hóa các nhà Dân tộc học thường chia văn hóa
thành ba lĩnh vực: Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội.
- Văn hóa vật chất (material culture): Theo định nghĩa rộng là tổng hòa
tất cả các sản phẩm vật chất, hữu hình do lao động sáng tạo của con người tạo

nên trong một xã hội nhất định (cơ sở tôn giáo, nhà ở, trang phục, ẩm thực …).
- Văn hóa tinh thần (spiritual culture): Văn hóa tinh thần hội tụ những
khía cạnh thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng phong tục tập quán (liên quan đến đời
sống kinh tế, xã hội … ), các loại hình sân khấu, văn học dân gian, nghệ thuật,
lễ hội …
- Văn hóa xã hội (social culture): Văn hóa xã hội bao gồm những ứng
xử trong gia đình cộng đồng, xã hội, các quy tắc xã hội về hôn nhân, tang lễ,
các thiết chế văn hóa, xã hội …
- Văn hóa tộc người: Theo Ngô Đức Thịnh: Văn hóa tộc người là tổng
thể các yếu tố văn hóa mang tính đặc thù tộc người, nó thực hiện chức năng
cố kết tộc người và phân biệt tộc người này với tộc người khác. Trong văn
hóa tộc người, các yếu tố đầu tiên được nhận diện là ngôn ngữ, trang phục,
các tín ngưỡng và nghi lễ, vốn văn học dân gian, trí thức dân gian về tự nhiên
xã hội, về bản thân con người và trí thức sản xuất, khẩu vị ăn uống, tâm lý
dân tộc …
Trong nhiều trường hợp, văn hóa tộc người được quan niệm là: toàn
bộ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do các cộng đồng tộc người
sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn và phát triển, gắn với môi trường tự
nhiên và xã hội; nó phản ánh những đặc điểm trong tư duy và lao động
sáng tạo của các tộc người trong các giai đoạn phát triển với các thông tin
về nội hàm và ngoại hàm phản ánh sự vận động nội tại và trong mối quan
hệ văn hóa với các tộc người khách nhau và với văn hóa quốc gia. Có thể
13


nói, văn hóa tộc người thường mang đậm những bản sắc riêng, đó là những
yếu tố tốt đẹp tạo nên tính chất đặc thù, cá tính riêng là các thuộc về bản
chất mang màu sắc có thể phân biệt được với tộc người khác.
- Truyền thống: Theo từ điển Tiếng Việt truyền thống là thói quen hình
thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang

thế hệ này sang thế hệ khác. {72,tr.1053}
- Biến đổi: Theo từ điển Tiếng Việt {72,tr.64}, biến đổi là sự thay đổi
thành khác trước (quang cảnh biến đổi, những biến đổi sâu sắc trong xã hội).
Cũng giống như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi. Biến đổi xã hội
là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ
xã hội, các thiết chế xã hội các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo
thời gian.
Ngôi nhà sàn của người Thái Trắng là sản phẩm văn hóa vật thể mang
tính trí tuệ, sáng tạo của cộng đồng người nó được hình thành trải qua quá
trình lịch sử lâu dài. Nghiên cứu ngôi nhà sàn là nghiên cứu về giá trị văn hóa
vật chất (vật thể) là ngôi nhà và văn hóa tinh thần (phi vật thể) bao gồm các
sản phẩm tinh thần như phong tục tập quán, tri thức dân gian và các yếu tố
tinh thần khác chứa đựng trong ngôi nhà.
1.2. Cơ sở lý thuyết
+ Lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa
Được trường phái nhân học Anglo Saxon đưa vào Mỹ cuối thế kỷ XIX
để chỉ sự tiếp xúc rộng rãi lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và hậu quả
của sự tiếp xúc này là sự thay đổi hay biến đổi của một số loại hình văn hóa
của cả hai nền văn hóa đó {64, tr.12}. Theo các nhà Nhân học Mỹ, sự giao
lưu, tiếp biến văn hóa là quá trình một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng của
một nền văn hóa bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của một nền văn
hóa ấy. Vì thế sự giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến

14


đổi văn hóa, đó là sự trao đổi của những đặc tính văn hóa nảy sinh các cộng
đồng tiếp xúc trực diện và liên tục.
Từ điển Nhân học cho rằng: Tiếp biến văn hóa còn có thể được cấu trúc
rõ ràng về mặt xã hội như trong trường hợp xâm lược hay trong các tình trạng

bất bình đẳng về mặt xã hội hoặc chính trị khác định hướng dòng chảy của
các yếu tố văn hóa. Tiếp biến văn hóa bao gồm các quá trình khác nhau, gồm
khuyết tán, thích nghi mang tính ứng phó, các loại hình thái tổ chức xã hội và
văn hóa khác nhau sau tiếp và giải văn hóa hay phân giải văn hóa. Một loại
các điều chỉnh phát sinh, gồm việc có được sự tự trị đáng kể văn hóa hay điển
hình hơn, là sự đồng hóa của nhóm tiếp xúc yếu hơn bởi nhóm tiếp xúc mạnh
hơn, là sự đồng hóa của nhóm tiếp xúc yếu hơn bởi nhóm tiếp xúc mạnh hơn
và sự hỗn dung văn hóa, nhờ đó hai văn hóa có thể trao đổi đủ các yếu tố để
sau đó tạo ra một văn hóa riêng{64, tr.12}.
Như vậy lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa cho thấy, biến đổi là tất
yếu của mọi sự vật, hiện tượng, trong đó có văn hóa tộc người. Ngày nay,
dưới tác động của quá trình phát triển, toàn cầu hòa và hội nhập đang diễn ra
mạnh mẽ, sự giao lưu biến đổi của các tộc người, các nền văn hóa là không
tránh khỏi. Do đó về mặt phương pháp luận, khi nghiên cứu văn hóa tộc
người, trong đó có nghiên cứu về tập quán cư trú của người Thái Trắng và tập
quán cư trú của người Thái và ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái
Trắng thì cần xem xét và đánh giá sự biến đổi là một xu thế tất yếu.
+ Lý thuyết sinh thái văn hóa
Được ra đời vào năm 1950 và gắn với tên tuổi của nhà nhân học người
Mỹ Julian Steward. Lý thuyết sinh thái văn hóa tập trung nghiên cứu mối
quan hệ giữa con người - môi trường - văn hóa. Lý thuyết sinh thái văn hóa
đưa ra phương pháp nghiên cứu đòi hỏi phải làm rõ quan hệ giữa văn hóa và
môi trường, từ quan điểm con người là chủ thể tồn tại thích ứng với môi
trường thông qua văn hóa, còn văn hóa chịu ảnh hưởng lớn của các tài nguyên
15


môi trường mà con người sử dụng. Trong những khu vực khác nhau nhưng có
môi trường giống nhau và phương pháp khai thác môi trường giống nhau thì
có khả năng có những nền văn hóa song hành.

Khi thuyết sinh thái văn hóa ra đời, nó đã được vận dụng khá rộng rãi ở
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có khá nhiều nghiên cứu ở Việt Nam.
A.Terry Rambo, trong công trình nghiên cứu của mình là: "Văn hóa như là
một hệ thống thích nghi" đã dựa vào lý thuyết sinh thái văn hóa để phân tích
và làm rõ được mối quan hệ giữa bệnh sốt rét với tái định cư và phong tục nhà
ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
Khi nghiên cứu về nhà ở, Chu Thái Sơn - nhà Dân tộc học Việt Nam đã
viết "Nhìn chung mỗi dân tộc đều có một kiểu nhà để ở. Kiểu nhà đó phụ
thuộc vào địa hình của nơi cư trú, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu xây dựng
có sẵn ở địa phương và trình độ kĩ thuật của dân cư, vào phương thức sinh
hoạt kinh tế của cộng đồng, vào thang bậc của chế độ xã hội mà cư dân đạt
tới, vào hình thức tổ chức của gia đình, vào khiếu thẩm mỹ, vào khả năng
kinh tế và nhất là các truyền thống văn hóa của mỗi tộc người". { Tài liệu
TK???, tr 71}.
Đối với luận văn này, khi nghiên cứu về nhà ở chúng tôi thấy rằng áp
dụng lý thuyết về sinh thái văn hóa là tương đối phù hợp, bởi nó sẽ giải
thích được vì sao người Thái lại lựa chọn cho mình khu vực cư trú, cấu trúc
ngôi nhà cũng như các tập quán, nghi lễ và sinh hoạt văn hóa của họ trong
các ngôi nhà ấy.
+ Lý thuyết cấu trúc - chức năng
A. Radchiffe Brown là người tiêu biểu cho trường phái cấu trúc - chức
năng ở Anh. Theo ông, khi tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, cần phải
nghiên cứu văn hóa của họ từ bên trong, có ý thức đối với giá trị của các nền
văn hóa khác. Chính vì vậy, thuyết cấu trúc - chức năng có một ý nghĩa đối
với Nhân học ở chỗ: Bất cứ nền văn hóa nào cũng được các nhà khoa học
16


nghiên cứu dưới cái nhìn hiện thực các chức năng khác nhau. Khái niệm văn
hóa thường đồng nhất với tổng thể các chức năng của nó, vì không chỉ có nền

văn hóa cơ sự dập khuôn với một cấu trúc đẳng cấp, bao gồm các tiểu hệ
thống chức năng của mộ cộng đồng văn hóa tộc người {64, tr.26}.
Thuyết cấu trúc - chức năng đòi hỏi nhà nghiên cứu văn hóa tộc người,
trong đó có nghiên cứu về tập quán cư trú của một tộc người phải thấy được ý
nghĩa giá trị văn hóa bên trong, những ý nghĩa sâu sắc, những quan niệm tập tục,
về trí thức dân gian, về thế giới quan nhân sinh quan của một tộc người được thể
hiện qua kỹ thuật, phong tục làm nhà truyền thống cũng như cách thức sử dụng
mặt bằng sinh hoạt, các ghi thức, ghi lễ có liên quan trong ngôi nhà.
Việc vận dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng đối với các đề tài này để
thấy được nhà ở của người Thái là sản phẩn mang tính nghệ thuật của kiến
trúc dân gian, có cấu trúc độc đáo mang đặc trưng của văn hóa tộc người. Nhà
sàn của người Thái không chỉ có chức năng là nơi trú ngụ, che mưa, che nắng
cho con người mà đó là một kiến trúc văn hóa đặc sắc nơi thể hiện quan niệm,
ý thức, nhân sinh quan, vũ trụ quan của người Thái, là nơi hội họp, giao lưu
gặp gỡ và tổ chức các buổi sinh hoạt mang tính chất cộng đồng, làng xóm.
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Khái quát về tỉnh Sơn La
Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc, có tọa độ địa
lý 20039’- 22002 vĩ độ Bắc, 103011’- 105002’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp
tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Đông giáp tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh
Thanh Hóa và Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Sơn La có Thành phố
Sơn La cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc. Diện tích tự nhiên toàn
tỉnh 14.055km2, chiếm 4,27% diện tích cả nước.
Địa hình tỉnh Sơn La chia cắt sâu và mạnh, vùng núi chiếm 85% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh. Sơn La có hai cao nguyên tương đối bằng phẳng đó là:
cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản, phần còn lại là các bãi bằng
17


nhỏ hẹp xen kẽ núi cao với độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển,

điểm cao nhất là 2.879m so với mặt biển, điểm thấp nhất là 70m so với mặt
biển.
Sơn La có công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, công trình dự án
thủy điện Sơn La nằm ở địa bàn huyện Mường La đã có ảnh hưởng và tác
động.
Tài nguyên rừng có 310.135 ha rừng hiện có, tỷ lệ che phủ rừng đạt
22,1%; tài nguyên khoáng sản có hai nguồn nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu
là đá vôi và sét với trữ lượng khá lớn phân bố tương đối rộng trên địa bàn
toàn tỉnh.
Với điều kiện đất đại, khí hậu, thổ nhưỡng và độ ẩm thích hợp nên
thiên nhiên đã ưu đãi cho núi rừng Sơn La nhiều loại lâm thổ sản và muông
thú quý hiếm đã góp phần tạo nên những nét đặc trưng cơ bản cho những ngôi
nhà sàn ở tỉnh Sơn La.
Khi nói đến địa danh Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai là nhắc đến
vùng đất lâu đời về văn hóa, lịch sử của người Thái. Theo huyền sử thì “Tổ
tiên của họ là tạo Xuông, tạo Ngần bay từ mường trời xuống và phải qua con
sông rộng, lắm sóng dữ, ghềnh thác,…” để đến vùng Tây Bắc: Theo “Quam
tô mương” (Kể chuyện bản mường): Ngành Thái Trắng chia làm hai ngả vào
Tây Bắc Việt Nam: Một ngả từ đầu nguồn sông Đà (Nặm Te), sông Nặm Na
di cư xuống và lập mường ở các địa phương thuộc Điện Biên, Lai Châu và ở
Mường Chiên - Quỳnh Nhai, Mường Trai và Ngọc Chiến - Mường La. Một
nhóm Thái Trắng khác từ Lào sang lập nghiệp ở các địa bàn: Mường Sang
(Mộc Châu), Phù Yên, Bắc Yên và một số nơi thuộc Văn Chấn (Nghĩa Lộ cũ)
tỉnh Yên Bái. Còn theo truyện lịch sử “Táy pú xớc” (Theo bước đường chinh
chiến của ông cha) và một số truyện dã sử, huyền sử của người Thái kể lại,
quá trình mở mang địa bàn cư trú vùng Tây Bắc như sau: cháu của tạo Ngần
là Lạng Chượng cầm binh đánh các bộ tộc Nam Á từ Nghĩa Lộ qua Sơn La
18



tới Điện Biên. Trong đó có nói tới sự kiện giao tranh với “quân Xá” (quân của
các cư dân bản địa Nam Á), “Quân Xá” thua trận, mất đất đai và phải dâng
trống đồng cho quân Thái. Từ đây các bộ tộc bản địa suy thoái dần mở ra thời
kỳ người Thái làm chủ nhân của miền đất Tây Bắc. Vì vậy, với người Thái
Mường Chiên được hiểu là nơi bắt đầu, khởi nguồn của cả vùng người Thái
của huyện Quỳnh Nhai xưa. Mọi phong tục tập quán, nét văn hóa đặc sắc của
đồng bào Thái dọc hai bên bờ sông Ðà cũng bắt nguồn từ đây, là nơi lưu giữ
nhiều sự tích, truyền khẩu nhiều truyền thuyết từ rất lâu đời. Đồng thời, địa
danh Mường Chiên là ký ức của Trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai trong lịch
sử, nơi khởi nguồn của Đền thờ, nhân vật huyền thoại Nàng Han và Linh Sơn
từ tại trung tâm huyện Quỳnh Nhai hiện nay.
1.3.2. Khái quát về người Thái tại Sơn La và người Thái Trắng ở xã
Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai.
1.3.2.1. Vài nét về lịch sử tộc người
Từ rất sớm trong lịch sử vùng đất Sơn La - Tây Bắc đã hội tụ được cư
dân trong vùng và cư dân từ những nơi khác thiên di đến làm ăn sinh sống
trên mảnh đất này. Cho đến nay Tây Bắc là địa bàn sinh sống lâu đời của 23
dân tộc anh em gồm: Thái, H’Mông, Lự, Hoa, Kinh, La Ha, Khơ Mú, Kháng,
Xinh Mun, Tày, Nùng, Dao, Mường … trong đó dân tộc Thái là dân tộc thiểu
số có số dân đông nhất, chiếm 51% dân số trong vùng (số liệu thống kê ngày
01/9/2009).
Người Thái chủ yếu sinh sống ở các vùng thấp, vùng giữa nơi có đất
đai màu mỡ, gần nguồn nước, giao thông đi lại thuận tiện. Hiện nay, người
Thái tập trung sinh sống đông nhất ở các vùng Mường Thanh, Mường Lay
(Điện Biên); Sìn Hồ, Phong Thổ (Lai Châu); Thuận Châu, Mường La, Mộc
Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Phù Yên, Quỳnh Nhai (Sơn La), Mường Lò (Yên
Bái), Than Uyên (Lào Cai) …

19



Về sự có mặt của người Thái ở các tỉnh trong vùng Tây Bắc, cho đến
ngày nay tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà nghiên
cứu đều thống nhất cho rằng: cư dân thuộc nhóm tiếng Tày - Thái vốn sinh
sống ở vùng cao nguyên Thanh Tạng (Tây Tạng - Trung Quốc), do không
chịu thần phục chính sách đồng hóa thôn tính của các triều đại phong kiến
Hán tộc nên vào thời điểm cuối thiên niên kỷ thứ nhất đầu thiên nhiên kỷ thứ
hai sau công nguyên họ đã ồ ạt tìm đường thiên di xuống phía Nam theo
đường sông Mê Công và sông Hồng (người Thái gọi là Nặm Tao) đổ bộ lên
Myanma, Lào vào vùng Tây Bắc Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ
XIV ở Tây Bắc đã xuất hiện ba trung tâm Thái: điểm cực Nam và Tây Nam là
Mộc Châu (trung tâm của người Thái trắng), điểm cực Bắc và Tây Bắc là
Mường Lay (trung tâm của người Thái trắng), giữa vùng là Mường Muổi
(trung tâm của người Thái đen thuộc Thuận Châu ngày nay).
Trong lịch sử của quá trình phát triển, ba trung tâm người Thái ở Mộc
Châu, Mường Lay, Mường Muổi (Thuận Châu), thường xuyên xung đột, lấn
chiếm lẫn nhau. Dưới thời tạo Ngần (thế kỷ XIV), do chú ý đến việc chăm lo
phát triển kinh tế, xây dựng bản mường, nên dần dần thế lực của Tạo Ngần ở
Mường Muổi trở nên cường thịnh, thu phục được hai trung tâm người Thái ở
Mộc Châu, Mường Lay và các tộc người khác ở Tây Bắc, xóa đi tình trạng
phân tán cắt cứ và dần thống nhất được Tây Bắc thành một vùng. Dân tộc Thái
chính thức ổn địa bàn cư trú trong các thung lũng, đất đai bằng phẳng màu mỡ
gần nguồn nước, tiện lợi giao thông và từ đó các bản mường của người Thái
tập trung sinh sống bắt đầu xuất hiện. Từ đây lịch sử xã hội Thái nói chung,
văn Thái nói riêng có những bước phát triển quan trọng và sớm hình thành cho
mình một bản sắc văn hóa riêng biệt nổi bật ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
1.3.2.2. Một số đặc điểm văn hóa, kinh tế, xã hội
* Đời sống kinh tế
Trải qua xây dựng và phát triển, bằng sức lao động cần cù, nhân dân
20



các dân tộc tỉnh Sơn La nói chung, dân tộc Thái trắng ở xã Mường Chiên nói
riêng không ngừng cải tạo tự nhiên, biến những đồi cằn, núi hoang, gò bãi
đầm lầy ... thành các tràn ruộng, cánh đồng, ao cá vườn cây phục vụ đời sống
con người. Người Thái trắng ở đây chủ yếu sinh sống bằng phương thức trồng
trọt, chăn nuôi. Người ta khai phá nương rẫy từ rừng tự nhiên rất màu mỡ
thích hợp với từng loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, vừng ... Hiện
nay đồng bào còn nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La, ngoài ra
còn khai thác trên rừng, dưới sông, suối, trong lòng đất, và đó cũng là nguồn
thu nhập quan trọng đảm bảo đời sống của tộc người Thái. Không chỉ giỏi về
chăn nuôi, trồng trọt, các tộc người tỉnh Sơn La nói chung, người Thái Trắng
nói riêng còn làm các nghề thủ công truyền thống như khai thác, chế biến
nông sản và dược liệu; thêu dệt các vật liệu và mặt hàng sợi bông, sợi lanh và
vải nhuộm, sáng chế ra các công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt và các đồ
trang sức. Đã từ lâu, các sản phẩm thủ công truyền thống của người Thái ở
tỉnh Sơn La được biết đến, được đánh giá cao bởi chất lượng cũng như độ tinh
xảo, được nhiều khách tham quan, du lịch ưa chuộng.
* Đời sống xã hội
Đơn vị cư trú của người Thái tương đương với một làng của người
Kinh gọi là bản, bản người Thái Trắng ở Mường Chiên cạnh các sườn núi,
ven sông, ngọn đồi thấp dọc theo sống suối. Trước đây, mỗi bản người Thái ở
xã Mường Chiên có từ 50- 70 nóc nhà, hiện nay các bản lớn hơn và mật độ cư
trú đông hơn khoảng 90 - 100 nóc nhà. Có những bản cư trú phân tán thành
từng cụm, mỗi cụm 6 - 9 nhà, cụm nọ cách cụm kia một con suối, một con
đường hay một cánh đồng hay một quả đồi. Ở những nơi đồng ruộng phì
nhiêu, dân cư đông đúc, bản người Thái tập trung đông nhà hơn. Quan hệ xã
hội giữa những người cùng sống trong bản làng người Thái thân tình, cởi mở,
đoàn kết, tương thân, tương ái. Trong mối quan hệ với cộng đồng người Thái
sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gia đình nào có việc lớn như:

21


×