Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

THÓI QUEN ĂN UỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.03 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH TUẤN

THÓI QUEN ĂN UỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
NGUY CƠ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 60720117
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương
2. TS. Lê Vĩnh Giang

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biêt
ơn sâu sắc tới:
- Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, Viện đào tạo Y học dự
phòng và y tế công công, bộ môn Dịch tễ học trường Đại học Y Hà Nội đã
giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
- Các bác sỹ khoa ngoại, bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất giúp đỡ em trong suốt thu thập số liệu nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
- Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Vĩnh Giang,
PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương, những người thầy đã tận tình chỉ bảo, cung


cấp lý thuyết và phương pháp luận quý báu hướng dẫn em thực hiện đề tài
này.
- Em xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Bộ môn Dịch tễ - ĐH Y
dược Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn
thành chương trình học tập, nghiên cứu.
- Cuối cùng, em xin trân trọng cám ơn sự động viên khích lệ, quan tâm
sâu sắc của gia đình, bạn bè thân thiết và đồng nghiệp.
Luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết mong được các
thầy cô giúp đỡ, chỉ bảo.
Hà Nội, ngày tháng

năm

Học viên

Nguyễn Mạnh Tuấn


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – tự do – hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Phòng đào tạo sau đại học – Trường Đại học Y Hà Nội
- Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng
- Hội đồng bảo vệ luận văn năm 2017
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của tôi, toàn bộ số liệu
được thu thập và xử lý khách quan, trung thực và chưa được công bố trên bất
kỳ một tài liệu nào khác.
Hà Nội ngày


tháng

Học viên

Nguyễn Mạnh Tuấn

năm


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ASR
CR
IARC
K

Giải thích
Tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi (age-standardized rate)
Tỷ lệ mắc thô
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International
Agency for Research on Cancer)
Ung thư


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Bảng 1.1. Uớc tính tỉ lệ mắc, tử vong của ung thư đại trực tràng
trên toàn thế giới trong năm 2012
Bảng 1.2. 5 vị trí ung thư hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 1998-2012

Bảng 1.3. Tỷ lệ phát triển ung thư đại trực tràng sau 10, 20, 30 năm
ở Mỹ 2003-2005
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới, dân tộc của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ văn hóa và nghề nghiệp của đối
tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Thói quen hút thuốc lá ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4. Thói quen hút thuốc lào của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5. Thói quen sử dụng dầu mỡ của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.6. Thói quen sử dụng một số loại đồ ăn rán/chiên/ của đối
tượng nghiên cứu
Bảng 3.7. Thói quen sử dụng đồ ăn nướng/quay của đối tượng
nghiên cứu
Bảng 3.8. Thói quen ăn các loại thịt của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.9. Thói quen ăn một số rau/củ/quả ở nhóm bệnh và nhóm
chứng
Bảng 3.10. Thói quen ăn thực phẩm đậu/ đỗ ở nhóm bệnh và nhóm
chứng
Bảng 3.11. Thói quen ăn một số món ăn gạo, mỳ của đối tượng
nghiên cứu
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa ăn đồ rán và ung thư đại trực tràng
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa màu sắc của thức ăn rán/ nướng/
quay và ung thư đại trực tràng
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thói quen ăn thịt và ung thư đại trực
tràng
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thói quen tiêu thụ trứng, sữa đến
ung thư đại trực tràng
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thói quen ăn cá/tôm/cua và ung thư
đại trực tràng
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thói quen ăn rau và ung thư đại trực
tràng

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thói quen ăn hoa quả và ung thư đại
trực tràng

Trang
9
17
19
35
36
37
38
38
39
40
41
42
43
44
46
47
48
48
49
50
51


Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thói quen ăn các sản phẩm chế biến
từ gạo, mỳ với ung thư đại trực tràng
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và ung thư đại

trực tràng
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thói quen ăn đậu đỗ, các sản phẩm
chế biến và ung thư đại trực tràng
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thói quen ăn thực phẩm muối và
ung thư đại trực tràng
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và ung thư
đại trực tràng

52
52
53
53
54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ
Biểu đồ 1.1. Xu hướng mắc ung thư đại trực tràng ở nam giới tại
một số nước
Biểu đồ 1.2. Xu hướng mắc ung thư đại trực tràng ở nữ giới tại
một số nước
Biểu đồ 1.3. Xu hướng mắc và tử vong của ung thư đại trực tràng
tại Hoa Kỳ từ năm 1930 - 2010
Biểu đồ 3.1. Phân loại các trường hợp ung thư đại tràng theo vị trí
giải phẫu.

Trang
10
10
12

37


MỤC LỤC


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại tràng đang là một trong những ung thư phổ biến và là
nguyên nhân tử vong chính trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức nghiên
cứu ung thư thế giới năm 2012, ở nam giới, ung thư đại-trực tràng đứng thứ 3
sau ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Ở nữ giới, loại ung thư này đứng
thứ hai sau ung thư vú. Tính chung cho cả hai giới, tử vong do ung thư đạitrực tràng đứng thứ tư sau ung thư phổi, gan và dạ dày [1]. Từ 3 thập kỷ qua,
tỷ lệ chẩn đoán mới của ung thư đại-trực tràng liên tục gia trên toàn thế giới,
với tỷ suất gia tăng khoảng 2,8%/năm ở nam giới và 2,2% năm ở nữ giới. Ở
giai đoạn khu trú, tỷ lệ sống sót trên 5 năm của của ung thư đại tràng là 90%,
nhưng khi đã di căn xa, tỷ lệ này là 10% [2].
Nguyên nhân gây bệnh ung thư đại tràng vẫn chưa được biết rõ. Tuy
nhiên các yếu tố nguy cơ của bệnh đã được chỉ ra ở nhiều nghiên cứu: tuổi
cao, yếu tố di truyền và một số yếu tố liên quan đến môi trường và lối sống
làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại-trực tràng. Phần lớn ung thư này được chẩn
đoán ở độ tuổi từ 50 trở lên, và tỷ lệ mắc mới tăng dần theo tuổi. Tiền sử mắc
polyp đại-trực tràng cũng là một yếu tố nguy cơ. Ngoài những yếu tố mang
tính cơ địa như tuổi, di truyền hay tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ từ môi
trường và lối sống cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát sinh của
ung thư đại tràng. Những yếu tố này bao gồm chế độ ăn uống nhiều chất béo
động vật, nhiều đồ rán, chế độ ăn nhiều thịt đỏ. Ngược lại, chế độ ăn nhiều
rau quả, tăng cường hoạt động thể lực và kiểm soát cân nặng được chứng
minh là có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Tuy nhiên, vẫn có sự

không thống nhất giữa các bằng chứng về nguy cơ gây bệnh của các yếu tố
này, và cần thêm nhiều nhiên cứu để có thể đưa ra những khuyến cáo trong
cộng đồng. Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu sau:


10

Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả một số thói quen ăn uống của bệnh nhân ung thư đại trực tràng
tại khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến ung thư đại trực tràng.


11

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu đại tràng [3]

Hình 1.1. Giải phẫu đại tràng
Đại tràng là phần dài nhất của ruột già, gấp khúc thành 4 đoạn lớn, tạo
thành một khung đại tràng ôm quanh tiểu tràng. Có thể mô tả chi tiết từng
phần như sau:
1.1.1. Đại tràng lên (colon ascendens)
* Vị trí, giới hạn, kích thước
Dài 15 cm, hẹp hơn manh tràng và tiếp theo manh tràng từ góc hồi
manh tràng đi lên, tới mặt dưới gan thì gấp lại thành góc đại tràng phải
(flexura coli dextra).
* Hình thể ngoài
Đại tràng lên cũng có những đặc tính như của ruột già nói chung: dải
sản đại tràng, bướu phình đại tràng và các mẩu phụ hay mẩu treo mạc nối.



12

Đại tràng lên có 3 dải sản là: dải sản trước hay dải sản tự do (taenia
libera), dải sau ngoài hay dải sản mạc nối (taenia omentalis) và dải sau trong
hay dải sản mạc treo đại tràng (taenia meso colica).
* Liên quan
Đại tràng lên nằm ở bờ phải ổ bụng, từ ngang mức mào chậu cho đến
ngang mức xương sườn X, trên đường nách giữa. Ở dưới, nó nằm tương đối
nông, gần thành bụng trước, càng lên cao thì càng sâu, lách giữa gan ở trước
và thận ở sau. Vậy đại tràng lên liên quan:
Ở sau: Với hố chậu phải và vùng bên bụng phải, nằm đè lên cơ chậu,
mạc chậu và cơ vuông thắt lưng.
Ở ngoài: với thành bụng bên, tạo cùng phúc mạc thành bụng bên một
rãnh cạnh đại tràng phải (theo đó dòng mủ từ gan có thể chảy xuống hố chậu
phải)
Ở trong: với các khúc ruột non ở dưới và phần xuống tá tràng ở trên
Ở trước: với thành bụng trước và với mặt tạng của thùy gan phải (góc
phải đại tràng ấn vào gan tạo thành một ấn đại tràng ở mặt tạng gan)
1.1.2. Góc đại tràng phải
Là góc gấp giữa đại tràng lên và đại tràng ngang, khoảng 60 – 800 mở
ra trước, xuống dưới và sang trái. Góc liên quan:
Ở sau: với phần dưới ngoài mặt trước thận phải.
Ở trước với thùy phải gan.
Ở trong với phần xuống tá tràng
Mặt sau không có phúc mạc phủ dính vào thành bụng sau, do đó liên
quan trực tiếp với mạc thân
1.1.3. Đại tràng ngang (colon transversum)



13

* Vị trí, giới hạn, kích thước
Dài khoảng 50cm, bắt đầu từ góc đại tràng phải, chạy ngang qua bụng
sang vùng hạ sườn trái, tới đầu trước của tỳ thị quặt xuống dưới và ra sau, tạo
thành góc đại tràng trái (flexura coli sinistri)
Trên đường đi qua bụng đại tràng ngang trĩu xuống theo hình cung lõm
lên trên và ra sau.
Vị trí đối chiếu lên thành bụng rất khó xác định vì rất thay đổi theo
từng người và theo tư thế. Điểm thấp nhất ở cùng một người có thể thay đổi
tới 17cm tùy tư thế đứng hay nằm. Chỗ trũng nhất ở đường giữa có khi ở trên
rốn, có khi xuống tận xương mu, nằm sát thành bụng trước. Còn 2 góc thì ở
khá sâu, góc trái cao hơn góc phải, có khi lên đến tận xương sườn 10-11.
* Hình thể ngoài và liên quan
Đại tràng ngang cũng có những tính chất chung như các đoạn đại tràng
khác.
Ba dải sản đại tràng ở đây được gọi tên theo chỗ bám của các nếp phúc
mạc trung gian, là: dải sán mạc nối (ở trước), dải sản mạc treo (ở sau trên) và
dải sản tự do (ở dưới).
Mặt trước và trên đại tràng ngang có mạc nối lớn hay dây chằng vị đại
tràng che phủ và dính vào. Có thể bóc mạc nối lớn khỏi đại tràng ngang và
mạc treo của nó để vào túi mạc nối. Qua mạc nối lớn, mặt trên đại tràng
ngang liên quan lần lượt từ trái sang phải với gan, túi mật, bờ cong vị lớn và
đầu dưới của tỳ.
Mặt sau của 1/3 phải đại tràng ngang là đoạn cố định, dính vào mặt
trước thận phải và phần xuống tá tràng, 2/3 trái còn lại là đoạn di động, được
bọc toàn bộ bởi phúc mạc và được treo vào đầu tụy và bờ trước thân tụy bởi
mạc treo đại tràng ngang.



14

Mặt dưới đại tràng ngang liên quan với các quai ruột non.
1.1.4. Góc đại tràng trái
Là góc gấp khúc giữa đại tràng ngang và đại tràng xuống, liên quan ở
trên với đầu trước của tỳ và đuôi tụy, và ở phần trước với thận trái
Góc thường hẹp khoảng 40-500, thậm chí đôi khi hẹp đến nỗi 2 đầu của
2 đoạn đại tràng áp sát vào nhau
Góc đại tràng trái thường cap hơn và ở sâu hơn góc đại tràng phải. Nó
được cột vào cơ hoành, đối diện với các xương sườn thứ 10 và 11, bởi một
nếp phúc mạc gọi là dây chằng hoành đại tràng, căng như một chiếc võng ở
dưới đầu trước tỳ.
1.1.5. Đại tràng xuống
* Vị trí, giới hạn và kích thước
Từ góc đại tràng trái ở vùng hạ sườn trái đi xuống qua vùng bụng bên,
tới mào chậu thì cong xuống dưới và vào trong, tận hết ở bờ trong cơ thắt
lưng chậu bởi đại tràng sigma. Dài khoảng 25 cm (theo Gray).
* Hình thể ngoài
Khác hẳn đại tràng lên (to và ngắn, căng phồng, rất dễ thấy), đại tràng
xuống dài và nhỏ hơn, thường trống rỗng, càng xuống càng hẹp, phải tìm ở
sát thành bụng sau mới thấy. Đại tràng xuống không không có bướu, trông
như một ống tròn bẹt, to bằng ngón chân cái. Theo Gray, 3 dải sán ở vị trí
tương tự như đại tràng lên: dải tự do ở trước, dải mạc treo ở sau trong, dải
mạc nối ở sau ngoài.
* Liên quan: Đại tràng xuống nằm rất sâu lọt trong rãnh giữa thận trái và
thành bụng bên, rồi giữa cơ thắt lưng to và cơ vuông thắt lưng, bị các khúc
ruột non che phủ ở phía trước.



15

1.1.6. Đại tràng sigma (colon sigmoideum)
* Vị trí, giới hạn, kích thước
Bắt đầu từ hố chậu trái ở bờ trong cơ thắt lưng chậu, uốn thành một
quai hình chữ sigma, rất thay đổi về chiều dài (trung bình 40cm, song có thể
dài tới 80cm), do đó có thể nằm trong chậu hông, hoặc vượt lên trên ổ bụng.
Quai sigma thường gồm 3 đoạn: đoạn đầu đi xuống ở sát thành chậu
trái, đoạn thứ 2 chạy ngang qua chậu hông ở giữa trực tràng và bàng quang ở
nam hay giữa trực tràng và tử cung ở nữ, đoạn thứ 3 uốn cong ra sau để tới
đường giữa ở ngang mức đốt sống cùng 3, rồi từ đó quặt xuống dưới liên tiếp
với trực tràng
Song thực tế, vị trí và hình thể của đại tràng sigma rất thay đổi, phụ
thuộc vào nhiều điều kiện, tùy theo: chiều dài của nó, chiều dài và độ tự do
của mạc treo của nó, điều kiện vơi đầy của bản thân nó và của các cơ quan lân
cận: trực tràng, bàng quang và tử cung ở nữ (khi các cơ quan này căng đầy thì
đại tràng sigma bị đẩy lên và ngược lại), biến đổi theo nòi giống cũng đã được
Lisowski nói đến: ở một số dân tộc đặc biệt tỷ lệ quai sigma dài lên trên chậu
hông có thể tới một tỷ lệ xoắn ruột cao
* Hình thể ngoài
Đại tràng sigma không có bướu, có nhiều mẩu phụ mạc nối.
* Liên quan
Đại tràng sigma di động và chiều dài thay đổi nên vị trí và liên quan
cũng có nhiều thay đổi
Ở ngoài: Với các mạch chậu ngoài, dây thần kinh bịt, buồng trứng ở nữ,
ống dẫn tinh ở nam và thành chậu bên.
Ở sau: với các mạch chậu trong, niệu quản, cơ hình quả lê và đám rối
thần kinh cùng ở bên trái



16

Ở dưới: với bàng quang ở nam và tử cung ở nữ
Ở trên: với các quai hồi tràng
1.2. Tình hình ung thư đại tràng trên thế giới
Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International
Agency for Research on Cancer) trong năm 2008 ung thư đại trực tràng đứng
thứ 3 ở nam giới và thứ 2 ở nữ giới. Ước tính có khoảng 1,2 triệu trường hợp
mới mắc trong năm 2008. Tỷ lệ mắc cao nhất là ở Bắc Mỹ, Úc, New Zealand,
châu Âu và Nhật Bản. Châu Phi và Nam Á là khu vực có tỷ lệ mắc thấp. Tử
vong: 608.700 ca tử vong do ung thư đại trực tràng xảy ra trong năm 2008
trên toàn thế giới, chiếm 8% các ca tử vong do ung thư [4]. Đến năm 2012, số
trường hợp mắc ung thư đại trực tràng là 1.361.000 trường hợp và là ung thư
phổ biến thứ ba ở nam giới (746.000 trường hợp, 10,0% trong tổng số mắc
ung thư), thứ hai ở nữ giới (614.000 trường hợp, 9,2% của tổng số) [5]. Bắc
Mỹ, Úc, New Zealand tiếp tục là các nước đứng đầu, ngoài ra Châu Âu và
Hàn Quốc cũng là nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao, số ca tử vong đã tăng cao hơn so
với năm 2008 (693.900 trường hợp) [5].
Tỷ lệ mắc bệnh có sự khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Trong
đó gần 55% các trường hợp xảy ra ở các nước phát triển hơn. Tỷ lệ ước tính
cao nhất ở Úc / New Zealand (ASR 44,8 và 32,2 trên 100.000 ở nam giới và
phụ nữ), và thấp nhất ở Tây Phi (4,5 và 3,8 trên 100.000). Tỷ lệ tử vong thấp
hơn (694.000 người chết, 8,5% trong tổng số) với 52% trong các vùng kém
phát triển của thế giới. Tỷ lệ ước tính cao nhất ở cả hai giới ở Trung và Đông
Âu (20,3 trên 100.000 đối với nam, 11,7 trên 100.000 đối với nữ) và thấp nhất
ở Tây Phi (3.5 và 3.0, tương ứng) [6].


17


Bảng 1.1. Uớc tính tỉ lệ mắc, tử vong của ung thư đại trực tràng
trên toàn thế giới trong năm 2012
Ước tính (nghìn trường hợp)
Toàn thế giới
Nước phát triển
Nước kém phát triển
Châu Phi
Châu Mỹ
Đông Địa Trung Hải
Châu Âu
Đông Nam Á
Tây Thái Bình Dương
Thành viên IARC (24 quốc gia)
Chủng Quốc Hoa Kỳ
Trung Quốc
Ấn Độ
Liên minh châu Âu (EU-28)
* Nguồn: Globocan 2012 (IARC)

Nam
Nữ
Cả 2 giới
Tử
Tử
Tử
Mắc
Mắc
Mắc
vong
vong

vong
746 374 614
320 1361
694
399 175 338
158
737
333
347 198 276
163
624
361
16
11
15
11
31
22
125
57 121
55
246
112
18
12
15
10
33
21
255 120 216

108
471
228
68
48
52
37
120
85
264 125 195
100
460
225
418 187 351
167
769
353
69
29
65
27
134
55
147
79 107
60
253
139
37
28

27
21
64
49
193
83 152
69
345
152


18

Biểu đồ 1.1. Xu hướng mắc ung thư đại trực tràng ở nam giới tại một số nước
* Nguồn: Globocan 2012 (IARC)
Biểu đồ 1.2. Xu hướng mắc ung thư đại trực tràng ở nữ giới tại một số nước
Biểu đồ 1.1 và 1.2 thể hiện xu hướng mắc bệnh qua các thời kỳ ở nam
và nữ tại một số quốc gia trên thế giới. Số liệu được ghi nhận từ năm 1975
đến năm 2010, có thể thấy rằng giữa các nước trong cùng khu vực có sự khác
nhau giữa xu hướng phát triển của bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở một số quốc
gia phát triển như Australia, New Zealand, Mỹ, Canada lại đang có xu hướng
giảm trong những năm gần đây ở cả hai giới. Ngược lại, Nhật Bản, Trung
Quốc, Thái Lan, Singapore là những nước đang có sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Ngoài ra nữ giới tại các quốc gia này ngày càng mắc ung thư đại trực tràng
nhiều hơn trước.
Tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng đang gia tăng ở một số quốc gia nơi có

nguy cơ thấp trong lịch sử như Nhật Bản [7]. Ở các nước có nguy cơ cao / thu
nhập cao hơn xu hướng hoặc là tăng dần (Phần Lan, Na Uy), hoặc ổn định
(Pháp, Úc), hoặc suy giảm (Hoa Kỳ) theo thời gian. Sự gia tăng tỷ lệ mắc ung

thư đại trực tràng nhiều nhât là ở châu Á (Nhật Bản, Kuwait, Israel) và Đông
Âu (Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia). Trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh ở nam


19

giới tại Cộng hòa Séc, Slovakia, và Nhật Bản đã vượt quá tỷ lệ cao nhất quan
sát thấy ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada, và Australia và vẫn đang
tiếp tục gia tăng [7]. Ngược lại với sự ổn định được quan sát thấy ở hầu hết
các nước phương Tây và Bắc Âu, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng tương đối nhiều tại
Tây Ban Nha, có thể liên quan đến sự phổ biến của bệnh béo phì trong những
năm gần đây tại quốc gia này [8]. Việc giảm tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ở
Mỹ phần nào phản ánh sự gia tăng trong việc phát hiện và loại bỏ các tổn
thương tiền ung thư [9]. Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng ở một số nước Châu Âu,
Châu Á và Đông có thể phản ánh những thay đổi của các yếu tố nguy cơ ung
thư đại trực tràng có liên quan đến lối sống tây hóa như chế độ ăn, thừa cân,
béo phì và hút thuốc lá [7].
Ngược lại với xu hướng gia tăng tỷ lệ mắc, xu hướng giảm tỷ lệ tử
vong do ung thư đại trực tràng đã được quan sát tại phần lớn các quốc gia trên
toàn thế giới và có thể do việc tầm soát ung thư đại trực tràng và điều trị được
cải thiện. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ lệ tử vong vẫn đang xảy ra ở những nước,
bao gồm cả Mexico và Brazil ở Nam Mỹ và Romania và Nga ở Đông Âu [7].
Tại Hoa Kỳ, tính riêng trong năm 2016, số mới mắc bệnh là 134.490
trường hợp, chiếm 8,0% trong tổng số các loại ung thư, số trường hợp tử vong
là 49.190, tức là hơn 1/3 số người mắc bệnh và tỷ lệ sống sót sau 5 là 65,1%.
Độ tuổi có tỷ lệ chuẩn đoán cao nhất là từ 65-74 tuổi, có đến 24% bệnh nhân
được phát hiện trong độ tuổi này, điều này dẫn đến tỷ lệ tử vong cao nhất xảy
ra ở nhóm tuổi từ 75-84 tuổi [11].



20

* Nguồn: SEER
Biểu đồ 1.3. Xu hướng mắc và tử vong của ung thư đại trực tràng tại Hoa Kỳ
từ năm 1930 - 2010
Số liệu thống kê của Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ mắc
ung thư đại tràng tăng lên từ năm 1975 đến giữa những năm 1980, nhưng kể
từ đó giảm dần ngoại trừ sự gia tăng nhẹ vào năm 1996 – 1998 (biểu đồ 1.3).
Từ năm 2000 đến nay tỷ lệ này giảm mạnh, hơn 4% mỗi năm ở cả nam và nữ.
Mức độ giảm nhiều hơn trong thập kỷ qua được cho là do việc phát hiện sớm
và loại bỏ các polyp tiền ung thư [9,12].
Tại Israel, từ năm 1988-1996, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng đã tăng
đến 190% ở nam giới và 140% ở nữ giới, trong đó chủ yếu là ung thư đại
tràng (tăng 270% ở nam và 185% ở nữ), trong khi ung thư trực tràng có xu
hướng giảm và ổn định hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trên cùng một
chủng tộc nhưng sinh sống ở các điều kiện khác nhau có nguy cơ mắc bệnh
khác nhau, có thể do ảnh hưởng của thói quen và lối sống [13].
Ung thư đường tiêu hóa đang gia tăng nhanh chóng tại các quốc gia
thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tương tự như các nước phương Tây,


21

nguyên nhân là do sự thay đổi lối sống và già hóa dân số [14,15]. Trong đó
ung thư đại trực tràng là phổ biến tại khu vực này. Tỷ lệ mắc và tử vong cao
do ung thư đại trực tràng đã được nghiên cứu rộng rãi tại các nước phương
Tây, tuy nhiên trong những thập kỷ qua nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cao ở
các nước mới phát triển, các nước tại khu vực Châu Á. Ung thư đại trực tràng
là ung thư phổ biến thứ ba cả ở nam và nữ tại châu Á Thái Bình Dương [15].
Tỷ lệ mắc cao nhất ở Úc và các nước Đông Nam Á, thấp nhất tại Nam Á. Dữ

liệu từ IARS cho thấy tỷ lệ mắc ung thư đại tràng tại Châu Á là 13,7/100.000
dân và tỷ lệ tử vong là 7,2/100.000 dân [1]. Mặc dù tỷ lệ mắc và tử vong còn
thấp hơn ở các nước phương tây nhưng tỷ lệ chết/ mắc tại khu vực này cao
hơn, thể hiện sự kém phát triển về kinh tế, xã hội tại các quốc gia này. Tại một
số nước Trung Quốc, Hàn Quốc, tỷ lệ mắc bệnh tăng từ 2-4 lần [15], ung thư
đại trực tràng là loại ung thư có sự gia tăng nhanh nhất tạo Trung Quốc từ
năm 1991-2005, xu hướng tương tự cũng xảy ra ở Đài Loan và Nhật Bản
[16,17,18] . Tại Trung Đông, một số quốc gia như Iran, A rập, Jordan, tỷ lệ
mắc bệnh cũng ngày một nhiều hơn [19,20,21,22].
Tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng cũng tăng lên tại khu vực này
ngoại trừ Nhật Bản và Singapore. Tuy nhiên, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản
lại là các quốc gia có tỷ lệ tử vong do bệnh cao hơn các nước khác trong khu
vực [15]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ tử vong tại Hồng Kông, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapore đã bắt đầu giảm, đặc biệt ở nhóm tuổi trẻ [23].
Ngược lại, tại Trung Quốc, dữ liệu từ các hệ thống báo cáo tử vong định kỳ
chỉ ra rằng, tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng đã tăng lên qua nhiều thập
kỷ gần đây [24]. Thống kê tại Iran cũng cho thấy một xu hướng tăng nhẹ đối
với tỷ lệ tử vong, và tỷ lệ tử vong này cao hơn ở nhóm tuổi già và nam giới
[25,26].


22

Theo số liệu thống kê năm 2008 tại các nước khu vực ASIAN, số mới
mắc ung thư là 724.699 trường hợp, trong đó ung thư đại trực tràng là ung thư
có số trường hợp mắc nhiều thứ 3 nam giới, thứ 3 ở nữ giới và đứng thứ 4 nếu
tính chung cả hai giới với 68.811 ca mới mắc, số ca tử vong là 44.280, tức là
chiếm khoảng 2/3. Singapore là nước có tỷ lệ mắc cao nhất ở cả nam và nữ
(ASR: 41,6/100.000 và 28,3/100.000 dân). Một số nước khác có tỷ lệ mắc
bệnh cao là Brunei (38,3/100.000 ở nam và 10,2/100.000 ở nữ), Indonesia

(19,1/100.000 và 15,6/100.000), Malaysia (19,6/100.000 và 15,5/100.000). Tỷ
lệ tử vong cao nhất cũng là tại Singapore (14,2), Brunei (13,4), Malaysia
(11,5) và Indonesia (12,9), so với tại Việt Nam (4,8), Thailand (6,5),
Philippines (3,9), Laos (5,4) [27].
1.3. Tình hình bệnh ung thư đại trực tràng tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển trong khu vực.
Theo số liệu thống kê dân số cho thấy Việt Nam đang ở cuối của thời kỳ quá
độ dân số với ba đặc trưng rõ rệt, đó là tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và
tuổi thọ tăng. Kết quả là dân số trẻ em có xu hướng giảm nhanh, dân số trong
độ tuổi lao động tăng nhanh và dân số cao tuổi cũng tăng. Dự báo dân số của
Tổng cục Thống kê năm 2010 (GSO, 2010) cho thấy tỷ lệ dân số từ 60 tuổi
trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017, tức là
dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017.Tiếp
đó, cũng theo dự báo này thì chỉ sau hai thập kỷ nữa dân số Việt Nam sẽ bước
vào giai đoạn “già” khi mà chỉ số già hóa tăng từ 35,5 năm 2009 lên hơn 100
vào năm 2032. Xu hướng và tốc độ biến động dân số theo hướng già hóa đang
đặt ra những cơ hội và thách thức lớn cho Việt Nam, điển hình là việc thay đổi
trong mô hình bệnh tật [28]. Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép,
ngoài việc vẫn phải đối mặt với bệnh lây nhiễm, thì bệnh không lây nhiễm
như ung thư, đái tháo đường, tim mạch… cũng đang có xu hướng gia tăng


23

nhanh chóng. Trong đó, ung thư là gánh nặng bệnh tật cao nhất (chiếm 19,2%
tổng số tính theo YLL và 11,0% tính theo DAILY) [29]. Số người mới mắc
ung thư một năm ở Việt Nam ước tính là 125.036 theo Globocan năm 2012
[30] và 126.307 theo số liệu ước tính từ hệ thống ghi nhận ung thư từ 6 tỉnh,
thành phố năm 2010 [31]. Dự báo vào năm 2020 sẽ có ít nhất 189.344 ca ung
thư mới mắc [29].

Xu hướng mắc ung thư đại trực tràng tại Việt Nam: Dữ liệu của Viện
nghiên cứu ung thư quốc gia cho thấy ung thư đại tràng có xu hướng gia tăng
từ năm 1993-2007 ở cả nam và nữ. Tỷ lệ mắc bệnh qua ba thời kỳ: 19931998, 2001-2004, 2006-2007 ở nam lần lượt là 6,49; 8,75 và 10,15 (/100.000
dân) và ở nữ là 4,12; 5,85 và 8,5 [32]. Theo Globocan 2012, số trường hợp
mắc ung thư đại trực tràng ở nam giới là 4561, chiếm 6,5% trong tổng số
(ASR: 11,5). ở nữ giới có 4207 trường hợp mắc bệnh, chiếm 7,7% trong tổng
số và ASR là 9,0 [30].
Hà Nội:
Trung tâm ghi nhận ung thư đầu tiên tại Hà Nội được thành lập vào
năm 1987 tại Bệnh viện K. Kết quả ghi nhận các trường hợp ung thư từ năm
1988-1990 cho thấy ung thư đại trực tràng đứng thứ 4 trong các vị trí ung thư
phổ biến ở nam giới (CR: 5,7; ASR: 6,7) và thứ 3 ở nữ (CR: 3,6; ASR: 5,0).
Trong đó nếu tính riêng ung thư đại tràng thì tỷ lệ mắc thô ở nam giới là
2,8/100.000 dân, tỷ lệ chuẩn hóa là 3,3/100.000 dân, ở nữ giới tỷ lệ mắc lần
lượt là 2,5 và 2,8. So sánh với các nghiên cứu tại một số nước khác trong khu
vực là Singapore, Trung Quốc, Philippines và Thái Lan thì tỷ lệ mắc ung thư
đại trực tràng ở nước ta thấp hơn khá nhiều [35].
Báo cáo của trung tâm ghi nhận ung thư Hà Nội năm 1996, tỷ lệ mắc
ung thư đại trực tràng chuẩn hóa theo tuổi ở nam và nữ lần lượt là 13,3 và 8,0.


24

(/100.000 dân) [34], tức là cao hơn so với các nghiên cứu tại Thái Lan và vẫn
thấp hơn Singapore, Trung Quốc, Philippines [35].
Đến năm 1998, số liệu thống kê cho thấy ung thư đại trực tràng tiếp tục
là ung thư phổ biến thứ 4 ở cả nam và nữ, tỷ lệ mắc là 9,5/100.000 ở nam và
6,4/100.000 ở nữ [36].
Từ năm 2001-2005, Hà Nội đã ghi nhận 1540 trường hợp ung thư đại
trực tràng, chiếm 7,6% trong tổng số các trường hợp ung thư, tỷ lệ mắc chuẩn

hóa ở nam và nữ lần lượt là 13,5 và 9,8 (/100.000 dân) [37].
Thành phố Hồ Chí Minh:
Dữ liệu ghi nhận quần thể tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 19951996 cho thấy tổng số ca mắc ung thư là 4.080 ca ở nam và 4.338 ca ở nữ.
Trong đó số ca ung thư đại tràng ở nam và nữ lần lượt là 119 và 199 ca (ASR:
5,9 ở nam và 4,7 ở nữ). Tỷ lệ mắc ở nam giới tương đương với Hà Nội trong
cùng thời kỳ, cao hơn ở Thái Lan và thấp hơn một số nước khác trong khu
vực. Trong khi đó tỷ lệ ở nữ giới cao hơn so với Hà Nội [38].
Năm 1998, ung thư đại trực tràng đứng thứ 4 trong các vị trí ung thư
thường gặp ở nam giới với tỷ lệ mắc là 14,8 và đứng thứ 3 ở nữ (tỷ lệ mắc
10,0) [36].
Đến năm 2003-2004, số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ mắc ung thư đại
trực tràng đã tăng lên 15,3 ở nam, ngược lại, tỷ lệ mắc ở nữ giới lại giảm so
với thời kỳ trước đó (ASR: 8,5) [39].
Giai đoạn 2008-2012, số ca mắc bệnh ở nam giới là 2144 ca và ở nữ
giới là 1802 ca, tỷ lệ mắc tăng lên ở cả nam và nữ, đứng thứ 3 ở nam (ASR:
18,4) và thứ 3 ở nữ (ASR: 11,3) [40].
Bảng 1.2. 5 vị trí ung thư hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 1998-2012 [39,40].


25

Nam
Vị trí
1998 - 1999
1 Phổi
2 Gan
3 Dạ dày
4 Đại trực tràng
5 Thanh quản

2003 - 2004
1 Phổi
2 Gan
3 Đại trực tràng
4 Dạ dày
5 Thanh quản
2008 - 2012
1 Phổi
2 Gan
3 Đại trực tràng
4 Dạ dày
5 Vòm hầu

Nữ
ASR

Vị trí

ASR

27,9
25,5
17,6
14,2
5,3

1
2
3
4

5

Cổ tử cung

Phổi
Đại trực tràng
Dạ dày

27,4
17,7
10,5
9,9
8,3

27,8
25,3
15,3
14,1
4,5

1
2
3
4
5


Cổ tử cung
Phổi
Đại trực tràng

Gan

19,7
16,0
11,4
8,5
5,9

26,1
21,0
18,4
9,4
4,0

1
2
3
4
5


Cổ tử cung
Đại trực tràng
Phổi
Tuyến giáp

23,9
15,0
11,3
9,0

8,5

Một số tỉnh thành khác:
Cần Thơ: ghi nhận từ năm 2001 – 2004 tại Cần Thơ đã có 6804 trường
hợp mắc ung thư các loại, trong đó ung thư đại trực tràng đứng thứ 4 ở nam
giới (ASR: 15,3) và đứng thứ 3 ở nữ giới (ASR: 10,9) [41].
Huế: Tỷ lệ mắc ung thư đại tràng ở nam giới trong thời gian từ 20012009 là 6,4/100.000 dân (ASR), đứng thứ 6 trong các loại ung thư thường gặp
ở nam, trong khi đó ở nữ giới ít gặp hơn [42].
Nghiên cứu tại Thái Nguyên từ 2013-2014 cho thấy ung thư đại tràng là
ung thư phổ biến thứ 3 ở nam giới (ASR: 25,0) và thứ 2 ở nữ giới (ASR:
22,2). Một số nghiên cứu khác tại Quảng Nam [43] và Hải Phòng [44] cũng
chỉ ra ung thư đại tràng luôn là một trong những vị trí ung thư thường gặp
nhất ở cả 2 giới.


×