Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS PHÚ LƯƠNG
--------
BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
DÀNH CHO GIÁO VIÊN THCS
MÔN: VẬT LÝ LỚP 9
TIẾT 19 – BÀI 19:
SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
( CÁC MÔN TÍCH HỢP:VẬT LÍ LỚP 7; VẬT LÍ LỚP 9;
CÔNG NGHỆ 8. ĐỊA LÍ LỚP 8; GDCD LỚP 6; MĨ THUẬT LỚP
6; TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG; GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG, TÍCH HỢP DẠY HỌC QUA DI SẢN…)
Họ và tên giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường PTDT Nội trú THCS Phú Lương
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
1
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
PHỤ LỤC II
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên
- Trường PTDT Nội trú THCS Phú Lương
Địa chỉ: Tiểu khu Lê Hồng Phong - Thị trấn Đu - Huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên
- Điện thoại:02803874101
- Email:
- Họ và tên giáo viên: Trịnh Thị Huệ - Sinh ngày 13/9/1987
- Điện thoại: 0984395835.
- Email:
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
2
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
PHỤ LỤC 3
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
DỰ ÁN: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG MÔN VẬT LÍ LỚP 9
CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
Dạy học tích hợp các môn học Vật Lý: Địa lí; Công Nghệ; Sinh Học; Tin học;
GDCD; Toán; Kĩ năng sống; Hoạt động ngoài giờ; Âm Nhạc.
Tiết 19 BÀI 19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là: Vật lí
9; Địa lí; Công Nghệ; Sinh Học; Tin học; GDCD; Toán; Kĩ năng sống; Hoạt động
ngoài giờ; Âm Nhạc…
- Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức liên môn: Địa lí; Công Nghệ; Sinh Học; Tin
học; GDCD; Toán; Kĩ năng sống; Hoạt động ngoài giờ; Âm Nhạc; Kĩ năng quan sát
cách sử dụng các dụng cụ điện và công việc sửa chữa điện; học được các quy tắc an
toàn điện và biết tiết kiệm điện năng vào các tiết học Hoạt động ngoài giờ…
1. Kiến thức bài học
- Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Nêu và thực hiện các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng
2. Kỹ năng bài học:
- Sử dụng dụng cụ điện an toàn; có kĩ năng và phương pháp tiết kiệm điện.
- Tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
- Lắng nghe tích cực.
- Hợp tác ứng xử, giao tiếp trong thảo luận.
* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC
- KN giao tiếp
- KN tư duy
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
3
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
- KN tự nhận thức
- KN trình bày, phản ánh thái độ tư tưởng
3.Thái độ :
- Có ý thức sử dụng điện an toàn, biết tiết kiệm điện năng.
- Biết bảo vệ môi trường, yêu quý lao động.
- Giáo dục các em sự yêu thích môn học, thái độ học tập nghiên túc, hăng say
và có tính sáng tạo.
4. Định hướng phát triển năng lực:
. Năng lực chung: Năng lực hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực tự
học, Năng lực giao tiếp, Năng lực ngôn ngữ, Năng lực tự quản lí...
. Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng dụng cụ điện an toàn và tiết kiệm.
* TÍCH HỢP LIÊN MÔN
- Vật Lý 7:
*Tiết 33 : An toàn khi sử dụng điện
1. Kiến thức:
- Học sinh biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
- Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng
điện.
2. Kĩ năng:
- An toàn khi sử dụng điện.
- Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
3. Thái độ:
- Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
- Nghiêm túc trong học tập.
- Vật Lý 9:
*Tiết 42 : Truyền tải điện năng đi xa.
1. Kiến thức:
- Lập được công thức tính năng lượng hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải
điện.
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
4
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
- Nêu được hai cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện và lý
do vì sao chọn cách tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây.
2. Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức đã học để đi đến kiến thức mới.
3. Thái độ:
- Trung thực, hợp tác trong học tập.
- Yêu thích bộ môn.
- Giáo dục công dân lớp 6:
Tiết 3- Bài 3: Tiết kiệm
1.Kiến thức:
- Hiểu những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm
(Tích hợp với môi trường).
2. Kĩ năng:
- Biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm ra sao. Biết thực
hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của bản thân, gia đình và của tập thể.
3. Thái độ:
- Biết sống tiết kiệm, không sống xa hoa, lãng phí. Có ý thức rèn luyện tính
tiết kiệm. Học tập gương tiết kiệm của người khác. Phê phán lối sống xa hoa lãng
phí.
- Công nghệ 8:
*Tiết 32 – Bài 33: An toàn điện.(bai 34;48;49)
1. Kiến thức:
- Hiểu được những nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng
điện đối với cơ thể con người.
2. Kĩ năng:
- Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và trong đời sống.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, an toàn khi sử dụng điện.
* Tiết 43 – Bài 49: Thực hành tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.
1. Kiến thức:
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
5
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
- Học sinh tính toán được điện năng tiêu thụ trong gia đình.
2. Kĩ năng:
- Tính toán được toàn bộ điện năng trong một gia đình, một phòng học.
3. Thái độ:
- Có thể áp dụng trong thực tiễn gia đình, tính toán thành thạo.
- Có ý thức tiết kiệm điện năng.
- Sinh học 9:
* Tiết 56 – Bài 54: Ô nhiễm môi trường
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ đó có ý
thức bảo vệ môi trường sống.
- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
- Toán học 7
* Tiết 23 – Bài: Đại lượng tỉ lệ thuận
1. Kiến thức:
- Hiểu được định nghĩa về hai đại lượng tỉ lệ thuận. Hiểu được tính chất về hai
đại lượng tỉ lệ thuận.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được hai đại lượng tỉ lệ thuận hay không tỉ lệ thuận.
- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng
tỉ lệ thuận.
- Biết tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của
đại lượng kia.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tư duy suy luận lôgic.
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
6
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
- Âm nhạc:
- Học sinh biết các bài hát ca ngợi ngành điện lực
- Sinh học:
- Làm thay đổi sự cân bằng sinh thái
- Toán:
- Biết sử dụng công thức tính điện năng để tính điện năng tiêu thụ và biết tính
tiền điện phải trả hàng tháng.
- Địa lí:
- Biết được vị trí tầm quan trọng của các con song. Sự ảnh hưởng của sự thay
đổi địa lí.
- Hoạt động ngoài giờ:
- Nắm được các quy tắc an toàn điện và biết tiết kiệm điện năng vào các tiết
hoạt động ngoài giờ.
- Tích hợp Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng quan sát cách sử dụng các dụng cụ điện và công việc sửa chữa điện. Từ đó
giúp học sinh nắm vững kiến thức, có năng lực vận dụng những kiến thức của các
môn học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học, gắn liền với thực tiễn.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kĩ năng hợp tác, kĩ
năng đặt mục tiêu, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông
tin.
- Tích hợp giáo dục học tập qua di sản:
- Bằng việc chuẩn bị bài học trước khi tiến hành nghiên cứu chủ đề bài tích
hợp, học sinh có cơ hội nghiên cứu tìm hiểu về giá trị vai trò của các di sản ở Việt
Nam từ đó hình thành thái độ ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa tinh thần trong di sản đó.
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC:
- Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.
+ Số lượng: 31 em.
+ Số lớp thực hiện: 1 lớp
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
7
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
+ Khối lớp: 9. ( 9A)
- Một đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án.
+ Dự án mà tôi thực hiện là tiết học thứ 19 của chương trình Vật lý lớp 9 phần
Điện học, Đối tượng các em học sinh khối 9 đã trải qua hai năm học tập tìm hiểu
qua môn Vật lý lớp 7 và môn Công nghệ lớp 8, nên việc tiếp cận với kiến thức Vật
lý không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm
tra đánh giá mà các thầy cô giáo sẽ áp dụng trong quá trình giảng dạy.
4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC:
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời
sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn, thấy rõ trách nhiệm của bản
thân trong việc tiết kiệm điện.
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm điện năng cũng chính là
tiết kiệm cho bản thân và gia đình, cho đất nước và cho toàn thế giới. Góp phần bảo
vệ sự trong lành của môi trường chính là bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình,
cũng chính là góp phần duy trì điều kiện tồn tại lâu dài của loài người trên Trái Đất.
Hiểu đúng các thông tin mà giáo viên truyền tải.
- Đối với giáo viên để dạy được một bài tích hợp kiến thức liên môn trong bài
sử dụng và tiết kiệm điện đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực phấn đấu và quan tâm
nhiều hơn đến các kiến thức môn học khác từ đó dần hoàn thiện bản thân, tạo niềm
tin cho người học, góp phần vào thành công cho sự nghiệp giáo dục.
- Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên
môn vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức
cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc nội dung
chương trình môn mình dạy mà còn phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi kiến
thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống,
các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
5. THIẾT BỊ BÀI HỌC, HỌC LIỆU:
- Thiết bị: Máy chiếu, loa, laptop, tài liệu liên quan đến bài dạy (Sách giáo
khoa, sách giáo viên các môn: Vật Lí 9; Vật Lí 7; GDCD 6;Công nghệ 8;……
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
8
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Video các đoạn phim liên quan bài học,
Phim tư liệu, bản ghi âm, phần mềm cắt chỉnh sửa phim ảnh studio pro, phần mềm
đổi đuôi total video conveter.
- Dạy học tích hợp – Giáo sư Tiến sĩ Trần Bá Hoành.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Vật Lí THCS – Bộ giáo
dục và đào tạo.
- Bài giảng thư viện điện tử violet; bài giảng của giáo viên các đồng nghiệp.
- Tư liệu trên mạng Internet...
6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Mô tả cụ thể qua giáo án( phần sau) và bài giảng Powerpoint
- Do thời gian hạn chế sau đây tôi chỉ giới thiệu sản phẩm đã thiết kế đó là mô tả
hoạt động dạy và học qua bài giảng: Vật Lí 9 - Tiết 19:
SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
- Ðể dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học, đối với chủ đề vật lí, cụ thể là
đối với môn: Vật Lí 9 - Tiết 19: "Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng"
Tôi cần thêm một số nội dung của một số bài trong các môn: Vật lí 7; GDCD lớp 6;
Công nghệ 8; Các kiến thức về giáo dục môi trường, Giáo dục kĩ năng sống;Giáo
dục hoạt động ngoài giờ; Giáo dục qua di sản....
- Ðể nắm được nội dung bài học theo yêu cầu đó học sinh cần nắm được các
kiến thức liên môn đã nói trong phần tích hợp liên môn ở trên.
7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:
A. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HƯỚNG TỚI
* Nội dung:
1.Về kiến thức:
Ðánh giá ở 3 cấp độ :
- Nhận biết: Sau bài học, học sinh Nêu được:
+ Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể
người.
+ Nêu được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
9
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
- Thông hiểu:
+ Hiểu được quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- Vận dụng: (Cấp độ thấp, cấp độ cao)
+ Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng
an toàn điện.
+ Giải thích và thực hiện được việc sử dụng tiết kiệm điện năng.
Vận dụng kiến thức nội dung bài học vào việc thực hành học tập một số bài
liên quan thuộc lĩnh vực môn lịch sử, ngữ văn, Mĩ thuật, Âm nhạc…
2. Về kĩ năng:
- Hợp tác ứng xử, giao tiếp trong thảo luận. Ðánh giá khả năng:
- Sử dụng dụng cụ điện an toàn
- Kĩ năng và các biện pháp tiết kiệm điện hiệu quả.
3. Về thái độ:
Ðánh giá thái độ học sinh :
- Ý thức, tinh thần tham gia học tập.
- Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan.
- Có ý thức sử dụng điện an toàn, biết tiết kiệm điện năng.
- Biết bảo vệ môi trường, yêu quý lao động.
- Giáo dục các em sự yêu thích môn học, thái độ học tập nghiên túc, hăng say
và có tính sáng tạo.
- Tiếp thu tích cực các kiến thức liên môn đã sử dụng để giải quyết các vấn đề
trong bài học.
* Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. ( Phần sản phẩm của học sinh
trước khi tiến hành dự án).
- GV đánh giá kết quả, sản phẩm của học sinh. ( Đánh giá nội dung, hình thức
sản phẩm; ý thức tham gia của các thành viên trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị
cho dự án)
- HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau( các nhóm, tổ).
- Phiếu nhận xét và đánh giá kết quả, sản phẩm của HS.
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
10
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
B. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG BÀI HỌC
* KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH.
Ngoài việc kiểm tra đánh giá sản phẩm, quá trình tham gia chuẩn bị cho dự án
của học sinh trước khi tiến hành nghiên cứu dự án trên lớp giáo viên cần xác định rõ
các năng lực cần phát triển cho học sinh để nghiên cứu, tìm nguồn tài liệu tham khảo
, biên soạn hệ thống câu hỏi phù hợp để phát triển năng lực cho học sinh, phát huy
tính tự giác, hăng hái tham gia vào hoạt động dạy và học, phát huy vốn kiến thức
liên môn của học sinh trong việc giải quyết một số tình huống thực tế.
Ngoài các câu hỏi hướng tới hình thành các năng lực chung như: Năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác... giáo
viên cần chú ý đến hệ thống các câu hỏi hình thành các năng lực chuyên biệt của
môn Vật lí như: Năng lực sử dụng kiến thức Vật lí. Ví dụ:
Câu 1: Quan sát một số hình ảnh :
- Câu hỏi
phát
triển
năng lực
sử dụng
kiến thức
Vật lí
Năng
lực
sử
dụng
kiến
thức
Vật lí bao
gồm: Trình
bày
được
các
kiến
thức về các
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
11
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
hiện tượng
vật
lí;
Trình
bày
được
mối
quan
hệ
giữa
các
kiến
thức
Vật lí; Sử
dụng được
kiến
thức
Vật lí để
thực
hiện
các nhiệm
vụ học tập;
Vận
dụng
các
kiến
thức Vật lí
vào
tình
huống thực
tiễn.
? Em hãy cho biết qua những hình ảnh trên những nguyên nhân chủ yếu
nào có thể gây tai nạn về điện?
Câu 2: Quan sát hình ảnh:
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
12
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
Qua những hình ảnh trên em hãy cho biết các hậu quả của việc sử dụng
điện không an toàn?
- Câu hỏi phát triển năng lực phân tích
Năng lực phân tích là trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng,
định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.
Năng lực trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.
Năng lực sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực vận dụng ( giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá
giải pháp …) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn
Ví dụ câu hỏi: Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc như thế nào?
Hay: Cần mắc thiết bị gì cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản
mạch?
Ngoài hệ thống câu hỏi phát triển năng lực trên, khi triền khai bài học giáo
viên đưa ra nhiều dạng câu hỏi và học sinh vận dụng kiến thức môn Vật lí và các
môn học khác trả lời.
- Câu hỏi trắc nghiệm khách
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Ví dụ: Trong phần vận dụng sử dụng
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
13
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
quan.
câu hỏi trắc nghiệm:
Trong quá trình kiểm tra đánh giá,
- Chọn câu trả lời đúng:
giáo viên phải kết hợp rất nhiều hình
Không nên tự mình tiếp xúc với mạng điện
thức như: Vấn đáp; Trắc nghiệm
gia đình vì lí do nào sau đây?
khách quan,...trong đó kiến thức liên A. Vì trong gia đình sử dụng quá nhiều các
môn được áp dụng ở mức độ nhất định
dụng cụ điện.
để học sinh vận dụng trả lời.
B. Vì nó rất nguy hiểm.
C. Vì mạng điện dễ bị hỏng.
D. Vì các dây dẫn dễ bị đứt.
Học sinh thực hành trình bày
kết quả hoạt động nhóm tìm
hiểu thêm những lợi ích khác
của việc sử dụng tiết kiệm điện
năng? Đây là hình thức kiểm tra
đánh giá tương đối toàn diện góp
phần giáo dục các kĩ năng sống
cho học sinh như kĩ năng nói,
thuyết trình, giao tiếp... Học sinh
được tự trình bày kiến thức theo ý
hiểu và phong cách riêng của
mình.
Ví dụ: Đại diện các nhóm lên giới thiệu trình
bày kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm theo
kết quả đã tìm hiểu nghiên cứu trước khi tiến
hành bài học trên lớp:
- Nhóm 1: Vì sao phải sử dụng tiết kiệm điện
năng.
- Nhóm 2: Các biện pháp sử dụng tiết kiệm
điện năng?
Dù là những biểu hiện nhỏ trong việc vận
- Giáo viên động viên tinh thần
dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề
học sinh trong giờ học
bài học cũng rất cần sự động viên khích lệ
của giáo viên, vì vậy giáo viên cần có những
ngôn ngữ, cử chỉ khích lệ phù hợp để phát
huy vai trò của học sinh trong giờ học.
8. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH:
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
14
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
Hiểu được mục tiêu: Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ nhiều môn học để giải
quyết các tình huống thực tế trong bài học. Yêu cầu học sinh cần nắm rõ về thể loại
truyền thuyết, nội dung ý nghĩa của từng truyện cụ thể, gắn kết tác phẩm văn học với
thực tế sinh hoạt của nhân dân Việt Nam trên các lĩnh vực: Đời sống văn hóa tinh
thần, phong tục tập quán.....góp phần phát triển trí tuệ, hình thành tình yêu quê
hương đất nước, ý thức trách nhệm trong việc gìn giữ, bảo vệ giá trị văn hóa tinh
thần, thuần phong mĩ tục của dân tộc. Nêu lòng tự hào dân tộc, phát huy tính tự giác
sáng tạo của người học nên các sản phẩm của học sinh được hoàn thành đều dựa trên
tinh thần trách nhiệm tự giác, tìm tòi khám phá, vận dụng tối đa kiến thức liên môn
để giải quyết các vấn đề, yêu cầu định hướng hoạt động của giáo viên
Trong quá trình học sinh nghiên cứu thực hiện yêu cầu thảo luận nhóm chuẩn
bị trước khi nghiên cứu bài học, giáo viên luôn cần sát sao hướng dẫn, định hướng
hoạt động cho các em. Kịp thời giúp đỡ giải đáp thắc mắc và cùng các em tháo gỡ
khó khăn trong quá trình thực hiện góp phần giúp các em chủ động chuẩn bị chiếm
lĩnh kiến thức trước khi học trên lớp.
A. SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN NHÓM CỦA HỌC SINH
CHUẨN BỊ CHO DỰ ÁN.
Phiếu học tập số 1: * NHÓM I: (nhóm Đèn Compắc)
Yêu cầu: Vì sao phải sử dụng tiết kiệm điện năng
Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, bài toán về điện năng đang
làm đau đầu ngành năng lượng Việt Nam. Không ai một ngày lại không sử dụng ít
nhiều đến điện, do đó việc tìm lời giải cho bài toán tiết kiệm điện năng không thể là
trách nhiệm của riêng Chính Phủ và những nhà chức trách mà nó phải là trách nhiệm
của toàn xã hội. Từ gia đình đến doanh nghiệp và những người trong cuộc cầ phải có
những cách thức để tiết kiệm điện năng hợp lý để nhanh chóng hoá giải được bài
toán đau đầu.
Điện được tạo ra từ nước, than, dầu khí...vì vậy nếu không tiết kiệm điện,
năng luợng thì dẫn đến việc các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt nhanh
chóng. Phần lớn điện năng được sản xuất từ than đá, dầu mỏ, và ga là những nguồn
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
15
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
năng lượng quý giá nhất của hành tinh. Khí thải từ các nhà máy điện là nguồn gây ô
nhiễm lớn nhất. Cứ 1Kwh điện được phát ra tương đương với 0,7 đến 1kg khí CO 2
thải ra môi trường. Khí CO 2 là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng dần lên
của Trái Đất. Tiết kiệm điện năng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường.
- Tiết kiệm điện năng giúp các gia đình, doanh nghiệp giảm bớt được chi phí
sinh hoạt hàng tháng, tăng lợi nhuận.
- Các dụng cụ và thiết bị được sử dụng lâu bền hơn.
- Tiết kiệm điện năng không phải vì thiếu mà quan trọng là để bảo vệ môi
trường.
Băng rôn được treo khắp mọi nơi để kêu gọi các tổ chức, cá nhân tiết kiệm điện.
Nhưng để mọi người hiểu và thực hiện được thì không phải là chuyện dễ...Thí dụ
như:
Đèn chiếu bảng hiệu của các công ty vẫn sáng cả khi cổng đã đóng, then đã cài,
nhân viên làm việc đã say giấc mộng ở nhà của họ. Đó là hiện tượng rất phổ biến ở
các thành phố lớn.
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
16
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
Đến các cửa hàng, trung tâm mua sắm, siêu thị, khu giải trí – vui chơi vẫn hát
vang bài ca: “ Nào ta cùng thắp sáng” ... hệ thống thắp sáng khổng lồ luôn hoạt động
hết công suất có thể đã lãng phí rất lớn nguồn năng lượng và rất nhiều nữa mà
chúng ta không kể hết...Vậy chúng ta cần phải làm gì để tiết kiệm điện năng?
- Tắt các thiết bị không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc, cắt
hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị khi hết giờ làm việc. Ngắt điện
khi không sử dụng và khi rời khỏi nhà tránh sự cố gây tai nạn và thiệt hại do
dòng điện gây ra.
- Bạn cần xem lại cách bố trí các dụng cụ điện trong nhà để có thể tiết kiệm
điện một cách tối đa, ví dụ như lò nướng không đặt gần tủ lạnh vì bên ngoài
nhiệt độ cao cũng làm tủ lạnh tốn điện hơn...Sử dụng các thiết bị có công suất
nhỏ để tiết kiệm điện năng...
- Tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số
người làm việc trong phòng giảm.
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
17
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
- Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải,
đặc biệt trong những giờ cao điểm. Góp phần đảm bảo nhu cầu sử dụng điện ổn
định, hạn chế cắt điện luân phiên tại mỗi khu vực dân cư.
- Chỉ sử dụng điều hoà nhiệt độ khi cần thiết và để ở chế độ 250C trở lên. Tắt
điều hoà trước khi nghỉ làm việc 30 phút. Dùng quạt điện thay thế điều hoà khi
thời tiết không quá nóng và để với tốc độ hợp lý.
- Thay các đoạn dây bị quá tải (nếu có) bằng dây dẫn có tiết diện lớn hơn.
Thay các đoạn dây cũ nát, sửa chữa các mối nối, các chỗ tiếp xúc ở cầu dao, cầu
chì, phích cắm bị phát nóng quá mức... Dành phần điện năng tiết kiệm được cho
sản xuất, xuất khẩu điện góp phần tăng thu nhập cho đất nước.
- Giảm bớt việc xây dựng các nhà máy điện, góp phần giảm ô nhiễm môi
trường.
“ Giờ Trái Đất” là một sự kiện toàn cầu do Quỹ Quốc Tế bảo vệ thiên nhiên
(WWF) tổ chức diễn ra vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm, kêu gọi
các hộ gia đình và doanh nghiệp tắt các thiết bị điện không cần thiết trong vòng một
giờ nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu. Vào những
ngày này, hầu hết hệ thống chiếu sáng trên thế giới được nghỉ ngơi trong khoảng một
tiếng, mọi người cùng nhau ra đường để hưởng ứng...
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
18
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
Ngoài Giờ Trái Đất các bạn có thể làm gì để tạo ra sự thay đổi đối với ngôi
nhà chung của chúng ta?
Nhóm học sinh thực hiện
1. Hà Huy Hoàng ( Nhóm trưởng)
9. Đào Thị Mỹ Hạnh
2. Nguyễn Thị Trang
10. Dương Thị Thanh Trúc
3. Triệu Thị Anh Đài
11. Lê Ngọc Hà
4. Vy Thanh Huyền
12. Vũ Đức Hạnh
5. Hoàng Ngọc Hiệp
13. La Văn Huynh
6. Triệu Thị Thanh Trúc
14. Ma Thị Minh Hậu
7.Ma Thị Phương Thư
15.Ma Nguyễn Ngọc Anh
8.Liêu Thị Lan Chi
16.Nguyễn Thị Lan Anh
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
19
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
Phiếu học tập số 2: * NHÓM II: (nhóm Không gian xanh)
Yêu cầu: "Các biện pháp tiết kiệm điện năng"
Điện năng - Nguồn tài nguyên vô giá của đất nước đang bị sử dụng một cách
lãng phí. Ngành điện đã và đang tiến hành nhiều giải pháp để đối phó với tình trạng
trên, trong đó việc sử dụng điện một cách hợp lý là một biện pháp rất quan trọng...
Để tiết kiệm điện năng sử dụng, các bạn nên làm theo các cách sau:
• Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện
Các thiết bị điện, thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi chọn
lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt...), bạn nên chọn động cơ có
nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Với bóng đèn, bạn nên
sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn trò, vì bóng đèn tròn tiêu thụ
điện gấp 3-4 lần… Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các thiết bị sử dụng nguồn năng
lượng tự nhiên như bình năng lượng mặt trời, pin mặt trời, đèn điện từ, máy bơm
nước sử dụng năng lượng mặt trời để hạn chế sử dụng nguồn điện năng.
• Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
20
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
Biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Ví dụ máy bơm đặt ở vị trí
thích hợp sẽ giúp bể nước của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà nên quét vôi hoặc lăn
tường bằng màu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng
điện. Bạn nên lắp đặt quạt trần, vì khi quạt trần hoạt động, sẽ phả gió xuống sàn, gió
từ dưới sàn sẽ lan tỏa ra xung quanh, đập vào tường và tỏa ra khắp phòng, mát và
tiết kiệm hơn so với quạt cây.
• Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình
Bạn nên hạn chế mở tủ lạnh để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để
ở chế độ 3-6 độ C. Với chế độ đông lạnh, bạn để -15 độ C đến -18 độ C. Cứ lạnh
hơn 100C là tốn thêm 25% điện năng. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra gioăng
cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều nên rất tốn
điện.
Đối với máy điều hoà nhiệt độ, bạn chỉ để ở mức trên 250C. Cứ cao hơn 100C
là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu bạn thường xuyên lau chùi bộ phận lọc
sẽ tiết kiệm được 5-7% điện năng. Nếu đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm 20-25%
điện năng. Bạn nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà một giờ trở lên và nên sử
dụng cùng với chiếc quạt trần để tiết kiệm điện hơn nữa.
Bạn nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện, vì quạt càng chạy
nhanh càng tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử
dụng.
Màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm thì càng tốn điện. Nên
tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ
tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm
được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy
(down-time).
Không dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo
còn ướt. Bạn nên lau sạch bề mặt kim loại của bàn giúp hoạt động có hiệu quả hơn.
Sau khi tắt điện, bạn còn có thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt của bàn là giảm
chậm.
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
21
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
Bạn chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt
nước nóng khi thật cần thiết. Đối với lò vi sóng, bạn không bật trong phòng có điều
hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt
động của các đồ điện này.
Với TiVi, bạn không nên để màn hình ở chế dộ sáng quá để đỡ tốn điện. Không
nên tắt TiVi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy; không xem
TiVi khi đang nối với đầu video. Bạn nên chọn kích cỡ TiVi phù hợp với diện tích
nhà bạn vì TiVi càng to càng tốn điện.
Các thiết bị như điện thoại di động, iPad, máy MP3, bạn nên tắt hết chương
chình khi không sử dụng để tránh tiêu hao năng lượng của pin.
Ngoài ra, hộ gia đình nào sử dụng Biogas, có thể sử dụng vào việc nấu nướng,
thắp sáng để đỡ tốn điện năng. Một gia đình có 4-6 người nếu đun bằng gas công
nghiệp thì trong một năm sử dụng hết 72 kg khí gas, nếu dùng điện thì mức tiêu thụ
là 2.400 Kwh điện năng, còn nếu sử dụng thiết bị biogas thì tiết kiệm được 100%
chất đốt.
• Tiết kiệm điện khi không có nhu cầu sử dụng các thiết bị
Hãy tập thói quen tắt tất cả các thiết bị điện không cần sử dụng trước khi ra
khỏi nhà như bóng điện, máy quạt , máy lạnh, máy tính, …
Không nên cắm cục sạc pin các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại để sẵn
khi nào cần thì dùng đến, chúng sẽ khiến bạn tiêu tốn một phần điện năng đáng kể
đấy.
Rút phích cắm các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng như ti vi, máy
quạt, … là cách tiết kiệm điện năng hiệu quả; việc bạn không sử dụng nhưng vẫn để
nguyên phích cắm thì tình trạng tiêu tốn điện năng vẫn xảy ra.
Lựa chọn sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có công suất phù hợp.
Chỉ sử dụng đồ dùng điện trong thời gian cần thiết.
Nhóm thực hiện dự án:
1. Ma Thị Ngọc Tình ( Nhóm trưởng)
9. Ma Hoàng Hiếu
2. Hoàng Thu Trà
10. Phạm Thu Hằng
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
22
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
3. Trần Minh Quyết
11. Ma Bình Dương
4. Lầu Thị Mai
12. Hà Thị Duyên
5. Hoảng Thị Liên
13. Trần Đức Cường
6. Hầu Ngọc Lâm
14. Hà Kiều Anh
7. Vy Thanh Huyền
15. Nông Thị Phương Thanh
8. Lý Quốc Huy
B. SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN.
- Ðánh giá kết quả (cả lớp):
+ 7 học sinh đạt: 9
+ 10 học sinh đạt: 8.
+ 9 học sinh đạt: 7
+ 5 học sinh đạt: 6.
Phú Lương, ngày 22 tháng 12 năm 2016
NGƯỜI THỰC HIỆN DỰ ÁN
GIÁO VIÊN
Trịnh Thị Huệ
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
23
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
Ngày soạn:
Ngày giảng:
CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
Dạy học tích hợp các môn học Vật Lý: Địa lí; Công Nghệ; Sinh Học; Tin học;
GDCD; Toán; Kĩ năng sống; Hoạt động ngoài giờ; Âm Nhạc.
Tiết 19 BÀI 19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là: Vật lí
9; Địa lí; Công Nghệ; Sinh Học; Tin học; GDCD; Toán; Kĩ năng sống; Hoạt động
ngoài giờ; Âm Nhạc…
- Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức liên môn: Địa lí; Công Nghệ; Sinh Học; Tin
học; GDCD; Toán; Kĩ năng sống; Hoạt động ngoài giờ; Âm Nhạc; Kĩ năng quan sát
cách sử dụng các dụng cụ điện và công việc sửa chữa điện; học được các quy tắc an
toàn điện và biết tiết kiệm điện năng vào các tiết học Hoạt động ngoài giờ…
1. Kiến thức bài học
- Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Nêu và thực hiện các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng
2. Kỹ năng bài học:
- Sử dụng dụng cụ điện an toàn; có kĩ năng và phương pháp tiết kiệm điện.
- Tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
- Lắng nghe tích cực.
- Hợp tác ứng xử, giao tiếp trong thảo luận.
* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
24
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lý lớp 9
- KN giao tiếp
- KN tư duy
- KN tự nhận thức
- KN trình bày, phản ánh thái độ tư tưởng
3.Thái độ :
- Có ý thức sử dụng điện an toàn, biết tiết kiệm điện năng.
- Biết bảo vệ môi trường, yêu quý lao động.
- Giáo dục các em sự yêu thích môn học, thái độ học tập nghiên túc, hăng say
và có tính sáng tạo.
4. Định hướng phát triển năng lực:
. Năng lực chung: Năng lực hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực tự
học, Năng lực giao tiếp, Năng lực ngôn ngữ, Năng lực tự quản lí...
. Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng dụng cụ điện an toàn và tiết kiệm.
* TÍCH HỢP LIÊN MÔN
- Vật Lý 7:
*Tiết 33 : An toàn khi sử dụng điện
1. Kiến thức:
- Học sinh biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
- Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng
điện.
2. Kĩ năng:
- An toàn khi sử dụng điện.
- Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
3. Thái độ:
- Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
- Nghiêm túc trong học tập.
- Vật Lý 9:
*Tiết 42 : Truyền tải điện năng đi xa.
1. Kiến thức:
Giáo viên: Trịnh Thị Huệ
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương
25